Tài liệu Một số vấn đề về bảo trợ xã hội tại Việt Nam từ góc độ nhân khẩu học: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 1 (93), 2006 35
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số vấn đề về bảo trợ xã hội tại Việt Nam
từ góc độ nhân khẩu học
nguyễn thanh liêm
đặng nguyên anh
1. Tỡnh hỡnh kinh tế - xó hội và nhu cầu bảo trợ xó hội
Hơn bao giờ hết, bảo trợ xó hội đang ngày càng trở nờn quan trọng và được quan
tõm nhiều ở Việt Nam. Tầm quan trọng của bảo trợ xó hội bắt nguồn từ những nhu cầu
thực tế trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế xó hội đang diễn ra hết sức sụi động ở nước ta
trong thời gian qua, đặc biệt từ khi thực hiện chớnh sỏch Đổi mới. Những chuyển biến tớch
cực của nền kinh tế trong suốt hai thập kỷ qua đó giỳp Việt Nam đạt được những thành
tựu đỏng kể. Giai đoạn mười năm sau ngày thống nhất đất nước là một thời kỳ hết sức
khú khăn: mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 5 năm sau thống nhất chỉ bằng nửa
mức tăng trưởng dõn số, sản lượng nụng nghiệp chỉ đạt mức an ninh lương thực vừa đủ
trong suốt thời kỳ đú đến giữa ...
10 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về bảo trợ xã hội tại Việt Nam từ góc độ nhân khẩu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X· héi häc thùc nghiÖm X· héi häc sè 1 (93), 2006 35
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
Mét sè vÊn ®Ò vÒ b¶o trî x· héi t¹i ViÖt Nam
tõ gãc ®é nh©n khÈu häc
nguyÔn thanh liªm
®Æng nguyªn anh
1. Tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu bảo trợ xã hội
Hơn bao giờ hết, bảo trợ xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng và được quan
tâm nhiều ở Việt Nam. Tầm quan trọng của bảo trợ xã hội bắt nguồn từ những nhu cầu
thực tế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đang diễn ra hết sức sôi động ở nước ta
trong thời gian qua, đặc biệt từ khi thực hiện chính sách Đổi mới. Những chuyển biến tích
cực của nền kinh tế trong suốt hai thập kỷ qua đã giúp Việt Nam đạt được những thành
tựu đáng kể. Giai đoạn mười năm sau ngày thống nhất đất nước là một thời kỳ hết sức
khó khăn: mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 5 năm sau thống nhất chỉ bằng nửa
mức tăng trưởng dân số, sản lượng nông nghiệp chỉ đạt mức an ninh lương thực vừa đủ
trong suốt thời kỳ đó đến giữa những năm 1980 (Dollar và Litvack, 1998; Bùi, 2000).
Trong giai đoạn này, có thể nói Việt Nam vẫn chưa thể nghĩ đến bảo trợ xã hội vì trên
thực tế tất cả mọi người dân trong xã hội đều rất cần được sự bảo trợ.
Đại hội Đảng lần thứ VI đã tạo nên một bước ngoặt cho phát triển kinh tế xã hội
với đường lối Đổi mới, chuyển đổi nền cơ chế kinh tế từ bao cấp sang thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Song, chỉ đến đầu những năm 1990, những đổi mới chính
sách mới có hiệu quả thực sự đối với tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 1992-1996,
điều kiện sống của cả những hộ nghèo nhất cũng đã được cải thiện rõ rệt. Tăng trưởng
GDP đạt mức trung bình 8,9% một năm, và đến năm 1996 lạm phát được kiềm chế ở mức
4,5% (PWG, 1999). Tuy tốc độ phát triển có chững lại trong vài năm tiếp theo do ảnh
hưởng của thiên tai và khủng hoảng tài chính khu vực châu Á, tăng trưởng kinh tế trong
nước vẫn giữ ở mức cao.1 Bước sang thế kỷ 21, tăng trưởng được phục hồi và Việt Nam
đang trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.2
Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước
nghèo nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, cùng với những thành tựu đạt được trong công tác
xoá đói giảm nghèo, bất bình đẳng có xu hướng ngày càng gia tăng (PWG, 1999; GSO,
1 Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đạt 9,3% năm 1996; 8,2% năm 1997; 5,8% năm 1998; và 4,8%
năm 1999 (GSO, 2000a)
2 Tăng trưởng kinh tế đạt 6,8% năm 2001 và 7,1% năm 2002 - tốc độ tăng trưởng cao thứ hai châu Á, chỉ
sau Trung Quốc (WDI, 2003). Tốc độ tăng trưởng năm 2005 đạt 8,4% và nền kinh tế tiếp tục chuyển đổi
theo hướng gia tăng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng (GSO, 2005).
Mét sè vÊn ®Ò vÒ b¶o trî x· héi t¹i ViÖt Nam tõ gãc ®é nh©n khÈu häc 36
2000b).3 Bất bình đẳng không chỉ xảy ra giữa các nhóm xã hội có thu nhập khác nhau mà
còn xảy ra giữa các nhóm dân tộc, các nhóm xã hội có hoàn cảnh khác nhau, giữa các
vùng, miền của đất nước. Khác biệt giữa nông thôn và thành thị gia tăng mạnh do tập
trung nguồn lực đầu tư ở khu vực thành thị, đặc biệt là các trung tâm đô thị lớn như thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng (Bolay và đồng sự, 1997; UNDP,
1998; GSO, 2001; Đặng and Meyer, 1999). So với bất bình đẳng tại khu vực nông thôn,
bất bình đẳng ở đô thị là nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng xã hội nói chung. Các
khác biệt theo vùng cũng được ghi dấu đậm nét: tỉ lệ hộ nghèo tại các tỉnh miền nam
thường thấp hơn các tỉnh khác, vùng Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân đầu người cao
khoảng gấp đôi các vùng núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là ba vùng
có mức sống thấp nhất (Minot và Baulch, 2002; Dollar và Paul, 1998). Các số liệu chính
thức được báo cáo cũng cho thấy 83% của gia tăng bất bình đẳng được tạo ra trong giai
đoạn 1993-1998 là do sự khác biệt giữa các vùng và chỉ 17% còn lại được tạo ra do sự
khác biệt trong nội bộ vùng (GSO, 2000b). Báo cáo PWG (1999) cũng chỉ ra rằng nghèo
đói là một khái niệm phức tạp và các số liệu hiện có về nghèo đói ở khu vực đô thị có thể
thấp hơn nhiều so với mức thực tế với lý do lao động và dân số di cư đến các khu vực đô
thị vẫn chưa được tính đến trong các chỉ tiêu giảm nghèo (Đặng, 2005).
Bối cảnh biến đổi mạnh mẽ nói trên đã đặt công tác bảo trợ xã hội lên một ví trí
quan trọng như một công cụ điều chỉnh nhằm đảm bảo công bằng và ổn định xã hội - là
mục tiêu hàng đầu mà Đảng và Nhà nước đã cam kết trong chính sách phát triển.
Tuy nhiên, các chiều cạnh cũng như các vấn đề của bảo trợ xã hội trong hiện tại
và tương lai còn chưa được xác định rõ ràng. Do quá trình biến đổi kinh tế xã hội tại nước
ta trong thời gian qua diễn ra quá nhanh và do trước đây việc ưu tiên nhóm cần nhận
được sự bảo trợ xã hội thời kinh tế bao cấp là không bức xúc cho nên Việt Nam chưa có
được mô hình phù hợp về bảo trợ xã hội. Việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác và
việc áp dụng các bài học kinh nghiệm quốc tế gặp phải những hạn chế lớn do những khác
biệt đáng kể trong trình độ phát triển kinh tế, bản chất xã hội, cơ chế chính sách, và trình
độ phát triển giữa nước ta và các nước khác. Chẳng hạn, dù biết rằng sớm hay muộn
chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân cư và bảo trợ xã hội cho người cao tuổi
giống như những gì đã và đang diễn ra ở các quốc gia công nghiệp phát triển, song chúng
ta cũng còn chưa rõ liệu đây có phải là nhiệm vụ ưu tiên số một của bảo trợ xã hội hiện
nay hay không?
Là một trong những quốc gia có cơ cấu dân số trẻ với mức sinh cao trong quá
khứ, với trên 50% dân số ở độ tuổi dưới 25 thì có lẽ bảo trợ cho người cao tuổi chưa thể
trở thành ưu tiên hàng đầu trong nhu cầu bảo trợ xã hội hiện nay. Nếu vậy, các câu hỏi
tiếp theo là đến thời điểm nào Việt Nam sẽ cần phải quan tâm đến bảo trợ người già? Và
nếu không phải là người già thì các nhóm dân số nào khác cũng cần nhận được sự ưu tiên
trong bối cảnh phát triển hiện nay? Tiếp cận nghiên cứu bảo trợ xã hội từ góc độ nhân
khẩu học sẽ giúp xác định các nhóm đối tượng cần được ưu tiên trong bảo trợ xã hội qua
từng giai đoạn cũng như đưa ra một số vấn đề cần quan tâm trong bảo trợ xã hội.
3 Trong giai đoạn 1993-1998, hệ số Gini tăng lên đáng kể từ 0.330 lên 0.354 (GSO, 2000b).
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
NguyÔn Thanh Liªm & §Æng Nguyªn Anh 37
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu các tác động của biến động dân số
lên nhu cầu bảo trợ xã hội. Cụ thể, chúng tôi sẽ phân tích và tìm câu trả lời cho hai câu
hỏi cơ bản sau: 1) Bảo trợ cho ai hay chính xác hơn là ai cần được bảo trợ trong xã hội?
và 2) Nhu cầu bảo trợ là gì hay đâu là các vấn đề cần được ưu tiên trong bảo trợ xã hội?
Để trả lời được hai câu hỏi này từ góc độ nhân khẩu học, trước hết cần đánh giá được bối
cảnh biến động dân số. Đây là nội dung của phần đầu bài viết. Các hệ quả chính sách và
hướng cần triển khai để làm rõ thêm mối quan hệ giữa hai biến số này sẽ được trình bày
trong phần cuối của bài viết.
2. Biến động dân số ở Việt Nam
Có thể nói, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác dân số
trong điều kiện của một nước nghèo nàn và lạc hậu. Quá độ dân số tại nước ta đã đi vào
thời kỳ cuối mà ở đó mức chết đã rất thấp và mức sinh đã gần đạt mức sinh thay thế.
C¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu vÒ t×nh h×nh tö vong trong d©n sè cho thÊy tû lÖ tö vong ®·
gi¶m ®Õn møc thÊp vµ kh¸ æn ®Þnh. Tû suÊt chÕt s¬ sinh cña c¶ n−íc lµ 17,8 phÇn ngh×n vµ tû
suÊt chÕt th« lµ 5,3 phÇn ngh×n (Tæng côc Thèng kª, 2005a) - vµo lo¹i thÊp trªn thÕ giíi
(NguyÔn, 2003). Tuy nhiªn ë n«ng th«n, tû suÊt nµy cßn cao gÊp 1,4 lÇn thµnh thÞ. So víi c¸c
n−íc trong khu vùc, n−íc ta thuéc nhãm n−íc cã møc ®é chÕt gi¶m nhanh, chØ chËm h¬n so
víi tèc ®é cña Th¸i Lan vµ In-®«-nª-xia.
Tû suÊt chÕt trong d©n sè gi¶m nhanh chñ yÕu lµ do chÕ ®é dinh d−ìng ®−îc n©ng
cao, ®iÒu kiÖn sèng ®−îc c¶i thiÖn. Tr×nh ®é y tÕ, m¹ng l−íi kh¸m ch÷a bÖnh ë céng ®ång,
ch¨m sãc søc khoÎ sinh s¶n cã chÊt l−îng sÏ t¹o kh¶ n¨ng gi¶m tö vong trong d©n c−. C«ng
t¸c tiªm chñng vµ c¸c ho¹t ®éng y tÕ dù phßng ®· h¹n chÕ ®−îc nh÷ng nguy c¬ tö vong do
dÞch bÖnh g©y ra. Bªn c¹nh ®ã, c¸c ch−¬ng tr×nh nh»m c¶i thiÖn chÕ ®é dinh d−ìng, cung cÊp
l−¬ng thùc, thùc phÈm cßn h−íng ®Õn ®èi t−îng trÎ em, ng−êi nghÌo song song víi c¸c nç lùc
c¶i thiÖn ®iÒu kiÖn y tÕ, kh¸m ch÷a bÖnh. TrÎ em, ng−êi cao tuæi, phô n÷ mang thai lµ nh÷ng
®èi t−îng lu«n cÇn cã sù quan t©m ®Æc biÖt trong c¸c ch−¬ng tr×nh.
Các đánh giá tổng quan gần đây về tình hình thực hiện chiến lược dân số (Knowles,
2005; Haub và Phuong, 2003) cho thấy mức sinh ở nước ta đang trên đường suy giảm bền
vững. Theo nh÷ng kÕt qu¶ míi nhÊt cã ®−îc tõ cuéc §iÒu tra BiÕn ®éng d©n c− n¨m 2005,
møc sinh ë n−íc ta tiÕp tôc gi¶m theo xu h−íng tõ h¬n 10 n¨m qua (Tæng côc Thèng kª,
2005a). TÝnh ®Õn thêi ®iÓm hiÖn nay, tû suÊt sinh chung ®· gÇn nh− ®¹t møc thay thÕ (2,11
con tÝnh trung b×nh cho mét phô n÷). So víi c¸c n−íc trong khu vùc, møc sinh cña ViÖt Nam
thÊp h¬n nhiÒu so víi møc sinh cña khu vùc §«ng Nam ¸ (2,7 con) vµ hiÖn chØ ®øng sau
Singapore (1,3 con) vµ Th¸i Lan (1,7 con) lµ c¸c n−íc qu¸ ®é d©n sè diÔn ra ®· tõ l©u.
Các đánh giá tổng quan trên cũng cho thấy tuy chúng ta đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong giảm sinh ở các vùng có mức sinh cao (Tây Bắc, Tây Nguyên, và Bắc Trung
Bộ), mức sinh ở các vùng này vẫn cao hơn đáng kể so với các vùng còn lại, đặc biệt là Tây
Nguyên (Tổng cục Thống kê, 2005a). Tuy nhiªn, sù kh¸c biÖt vÒ tû suÊt sinh chung gi÷a thµnh
thÞ vµ n«ng th«n hiÖn nay lµ kh«ng lín (1,7 con vµ 2,3 con). So víi mÆt b»ng chung, møc sinh
cña hai vïng ®ång b»ng s«ng Hång vµ §«ng Nam Bé ®· thÊp h¬n møc sinh thay thÕ, ®Æc biÖt ë
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
Mét sè vÊn ®Ò vÒ b¶o trî x· héi t¹i ViÖt Nam tõ gãc ®é nh©n khÈu häc 38
c¸c tØnh §«ng Nam Bé lµ khu vùc cã møc ®é c«ng nghiÖp ho¸ cao (1,85 con/phô n÷). Cïng víi
nh÷ng bÊt b×nh ®¼ng g¾n liÒn víi t×nh tr¹ng ph¸t triÓn kh«ng ®ång ®Òu gi÷a c¸c vïng miÒn, c¸c
yÕu tè nh©n khÈu sÏ liªn quan trùc tiÕp vµ cã ¶nh h−ëng quan träng ®Õn nhu cÇu an sinh x· héi.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước có cấu trúc dân số trẻ và phần đáy tháp dân
số mới bắt đầu thu hẹp trong khoảng 15 năm trở lại đây. Hình 1 trình bày tháp dân số
Việt Nam hiện tại và dự đoán cho 10, 20 và 30 năm sau. Có thể dễ dàng nhận thấy sự mất
cân bằng giới được thể hiện rõ với tỉ lệ nam nhiều hơn nữ ở các đoàn hệ trong phần đáy
tháp và ngược lại ở các đoàn hệ người già.
Hình 1: Tháp dân số Việt Nam hiện tại và dự đoán cho 10, 20, và 30 năm sau
Nguồn: Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ, nguồn Dữ liệu Quốc tế, 2006
Các bằng chứng hiện có đều cho thấy quá độ dân số nước ta đang bước vào giai
đoạn cuối của quá độ dân số với đặc trưng mức sinh và mức chết đều thấp. Tuy nhiên,
một trong những điểm nổi bật của biến động dân số ở nước ta là sự biến động không đồng
đều giữa nông thôn và thành thị cũng như giữa các vùng địa lý. Bên cạnh đó, di dân và đô
thị hóa cũng đang ngày một sôi động hơn và làm cho các nhóm dân cư hiện có thêm đa
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
NguyÔn Thanh Liªm & §Æng Nguyªn Anh 39
dạng. Các đặc trưng nhân khẩu và biến động dân số trên đã tạo ra những tác động đáng kể
đến nhu cầu bảo trợ xã hội.
Bên cạnh tốc độ giảm sinh nhanh, di dân và đô thị hóa đang đóng góp rất đáng kể
vào bức tranh biến động dân số tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê Tổng điều tra Dân số
và Nhà ở năm 1999, dân số di cư được thống kê chính thức chiếm gần 4,5 triệu người.
Trong số khoảng 2,3 triệu người di chuyển hướng đến thành thị. Số lượng người di dân
đến các đô thị lớn trên thực tế còn cao hơn rất nhiều lần do các số liệu thống kê chính
thức thường không bao gồm những đối tượng tạm trú, không đăng ký, trong đó có rất
nhiều lao động di dân con lắc và đi làm ăn theo mùa vụ.
3. Tác động của biến động dân số lên bảo trợ xã hội
Trước khi tìm hiểu các tác động của biến động dân số lên bảo trợ xã hội, cần làm
rõ một vấn đề mang tính cơ bản liên quan đến khái niệm về bảo trợ xã hội. Chúng tôi cho
rằng đây là một việc làm cần thiết do hiện nay có quá nhiều định nghĩa khác nhau về bảo
trợ xã hội và hiện chưa có sự thống nhất trong cách sử dụng ngôn từ trong các tài liệu
hiện có.
Định nghĩa bảo trợ xã hội
Tính phổ cập của thuật ngữ “bảo trợ xã hội” có thể thấy qua những tài liệu mới
đây và qua các cuộc tranh luận chính sách. Với chừng mực này hay chừng mực khác, nền
tảng khái niệm bảo trợ xã hội cần được phân tích (Conway và Norton, 2002). Mặc dù bảo
trợ xã hội được đề cập rộng rãi ở các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển
(Norton, Conway và Foster, 2002), khái niệm này vẫn còn khá khó hiểu, chủ yếu là do có
nhiều cách định nghĩa và cách giải thích.
Mặc dù các tổ chức quốc tế khác nhau sử dụng sự bảo trợ xã hội theo nhiều ý
nghĩa và điểm trọng tâm khác nhau. Nhìn chung, sự nhấn mạnh khái niệm của một tổ
chức phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến sứ mạng của tổ chức đó đối với các
vấn đề và cách mà cuộc bàn luận về bảo trợ xã hội diễn ra trong tổ chức đó. Đa số các tổ
chức chọn cách tiếp cận hành động đối với các chính sách bảo trợ xã hội, coi đây như là
một tổng hoà các biện pháp kiềm chế nguy cơ và cải thiện hoặc bảo vệ sinh kế.
Hầu hết các định nghĩa trên đây đều mang tính hai mặt, đề cập cả bản chất của sự
bảo trợ xã hội và hình thức của phản ứng chính sách. Chẳng hạn, trong định nghĩa của
Ngân hàng Thế giới, tính dễ tổn thương được nhìn nhận theo những nguy cơ liên quan
đến sự mất ổn định thu nhập và tiêu dùng. Còn Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì có xu
hướng định nghĩa sự bảo trợ xã hội theo mức sống và quyền con người. Cơ quan này
thiên về dựa vào những giả thiết gắn với điều kiện lao động. Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) thì chú trọng vào tính dễ tổn thương về y tế và thể chất trong tương quan với sự
tiêu dùng khi có những biến động. Cơ quan Quốc tế Phát triển Hải ngoại (ODI) thì nhấn
mạnh những quan điểm mang tính quy chuẩn, kêu gọi phải có những hành động chung
nhằm đối phó với các cấp độ dễ tổn thương và sự bần cùng hóa, những cái không thể
chấp nhận.
Cho dù với định nghĩa nào thì gắn liền với bảo trợ xã hội là tính dễ bị tổn thương.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
Mét sè vÊn ®Ò vÒ b¶o trî x· héi t¹i ViÖt Nam tõ gãc ®é nh©n khÈu häc 40
Những khái niệm nền tảng về sự bảo trợ xã hội và các hệ luỵ chính sách đều nhằm tập
trung vào việc giảm bớt nguy cơ tổn thương trong sinh kế, cung cấp lưới bảo vệ cho
những đối tượng “nghèo”, “dễ tổn thương” và “bị gạt ra ngoài lề” hoặc “bị bỏ quên”.
Nghèo đói, cũng như nguy cơ bị gạt ra ngoài lề xã hội, có thể làm trầm trọng thêm tính dễ
tổn thương song không nhất thiết là yêu cầu đầu vào của các chính sách bảo trợ xã hội.
Ngân hàng Thế giới (WB)
- Những thước đo công khai nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng
trong việc kiềm chế nguy cơ về thu nhập sao cho giảm được khả năng bị tổn thương và
những bấp bênh về thu nhập.
- Nhấn mạnh khái niệm: Sự kiềm chế nguy cơ giúp điều chỉnh sự bảo trợ xã hội với
tư cách vừa là mạng lưới an toàn vừa là bàn đạp thông qua sự phát triển yếu tố con nguời.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
- Định nghĩa: Sự cung cấp các phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua các
cơ chế Nhà nước và tập thể nhằm bảo vệ chống giảm sút mức sống hoặc mức sống thấp.
- Sự nhấn mạnh khái niệm chủ yếu về bảo hiểm và mở rộng sự cung cấp ra cho
những đối tượng ở khu vực không chính thức.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
- Định nghĩa: Sự bảo trợ xã hội đề cập một tập hợp các chính sách công nhằm
giảm nhẹ tác động của những biến động bất lợi lên hộ gia đình và cá nhân.
- Nhấn mạnh khái niệm: Con người dễ bị tổn thương nếu không có bảo trợ xã hội;
tác hại của sự thiếu bảo trợ xã hội đối với vốn con người.
Cơ quan Quốc tế Phát triển Hải ngoại (ODI)
- Định nghĩa: Sự bảo trợ xã hội đề cập những hành động chung đáp lại các cấp độ
dễ bị tổn thương, nguy cơ và sự bần cùng hóa, những cái được coi là không thể chấp nhận
được về mặt xã hội.
- Nhấn mạnh khái niệm: Sự hiểu biết cụ thể tùy theo bối cảnh về tính dễ tổn
thương và sự bần cùng hóa. Sự bảo trợ xã hội được hướng vào những người nghèo nhất,
dễ bị tổn thương nhất hoặc khó khăn nhất, là những người ở tầng lớp không ai mong
muốn về mặt xã hội.
Nguồn : Chỉnh lý theo Conway và Norton (2002)
Bảo trợ cho ai hay ai cần được bảo trợ và nhu cầu bảo trợ gì?
Đối tượng của bảo trợ xã hội thường bao gồm các nhóm yếu thế, có hoàn cảnh
khó khăn, và thông thường bao gồm phụ nữ, người già cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Dù ở Việt Nam hay bất cứ đâu, nhóm đối tượng nhận
được sự quan tâm nhiều nhất của bảo trợ xã hội luôn là người nghèo vì xoá đói giảm
nghèo là động lực cao nhất của bảo trợ xã hội.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
NguyÔn Thanh Liªm & §Æng Nguyªn Anh 41
Một trong những cách được dùng để xác định đối tượng cần được ưu tiên trong
bảo trợ xã hội là sử dụng tháp dân số. Các nước đã phát triển thường có cơ cấu dân số già
và vì vậy vấn đề bảo trợ người già được đặt lên hàng đầu. Với các nước đang phát triển
có cấu trúc dân số trẻ, bảo trợ trẻ em thường nhận được sự ưu tiên lớn hơn do tỉ trọng khá
lớn của trẻ em trong dân số. Từ các tháp dân số của nước ta nêu trong phần trên, chúng ta
có thể đưa ra một số nhận định sau về nhu cầu bảo trợ xã hội ở Việt Nam. Thứ nhất, cấu
trúc dân số của nước ta về cơ bản vẫn mang đặc trưng của một nước đang phát triển với
cấu trúc trẻ. Vì vậy, bảo trợ cho trẻ em cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn
hiện nay và kể cả những giai đoạn tới.
Trước hết, tháp dân số dự đoán cho thấy, đến năm 2025 cơ cấu tuổi của dân số
nước ta vẫn tương đối trẻ và vì vậy nhu cầu ưu tiên này cần đặt ra cho trong không chỉ 5
hay 10 năm mà 20 năm nữa. Hơn nữa, ưu tiên bảo trợ trẻ em - thế hệ tương lai của đất
nước - càng cần được củng cố thêm với định hướng chiến lược nâng cao chất lượng dân
số như hiện nay.
Thứ hai, với quy mô dân số còn tiếp tục gia tăng trong vài thập niên nữa, cần lưu
ý đến sự đa dạng trong nhóm người cao tuổi và các đặc trưng riêng của nước ta để có
được cái nhìn chính xác hơn. Biến đổi xã hội nhanh chóng trong thời kỳ qua đã tạo ra
những tác động đáng kể đến người cao tuổi. Do đơn vị bảo trợ xã hội cơ bản hiện nay vẫn
chủ yếu là gia đình, người già ở nông thôn có khả năng nhận được nhiều sự trợ giúp từ
gia đình người thân hơn người già đô thị do quy mô gia đình nhỏ ở thành phố và mạng
lưới xã hội ở nông thôn thường rộng lớn hơn so với mạng lưới xã hội ở đô thị. Vì vậy, so
với nông thôn, từ góc độ nhân khẩu học xã hội thì nhu cầu được bảo trợ của người già ở
khu vực đô thị dường như mạnh hơn.
Thứ ba, có thể nhận thấy từ các tháp dân số sự mất cân đối đáng chú ý giữa nam
và nữ trong một số đoàn hệ. Ở những đoàn hệ trẻ em (dưới 15 tuổi), tỉ trọng trẻ em nam
cao hơn trẻ em nữ. Trong khi đó, điều ngược lại xảy ra với các đoàn hệ người già (trên 60
tuổi), trong đó tỉ trọng các cụ bà cao hơn tỷ trọng các cụ ông do tuổi thọ trung bình khác
nhau giữa hai giới. Bài toán bảo trợ, do đó, không nên và không thể áp đặt ngang bằng
nhau giữa các nhóm nhân khẩu.
Tuy tháp dân số tuy đã đưa ra được những đóng góp đáng kể nhằm xác định rõ
ràng hơn các nhu cầu của bảo trợ xã hội trong dân cư, song do đặc điểm quá đơn giản của
mô hình tháp dân số nên nó không thể thể hiện tất cả các ảnh hưởng của biến động dân số
đối với bảo trợ xã hội. Do vậy, vấn đề tiếp theo có liên quan đến sự mất cân bằng giới
nhưng không thể hiện trong tháp dân số là sự tập trung các lao động cùng giới - mà chủ
yếu là lao động nhập cư - tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tình trạng này có thể đã
dẫn đến các hệ quả xã hội phức tạp và các vấn đề xã hội cần quan tâm như tình trạng độc
thân, mại dâm, tình dục đồng giới, sức khoẻ sinh sản và mất cân bằng tâm sinh lý. Các hệ
quả này cho thấy tình trạng tổn thương của các nhóm lao động đồng giới với quy mô rất
lớn này, từ đó đặt ra nhu cầu bảo trợ cho những nhóm này.
Thứ năm, những khác biệt trong biến động dân số giữa nông thôn và đô thị đã đặt
ra những vấn đề bảo trợ rất khác nhau cho khu vực nông thôn và đô thị. Tại nông thôn
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
Mét sè vÊn ®Ò vÒ b¶o trî x· héi t¹i ViÖt Nam tõ gãc ®é nh©n khÈu häc 42
miền núi, mức sinh vẫn ở mức cao trong khi mức sinh tại các khu vực đô thị, đặc biệt là
các thành phố lớn, đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế. Số liệu thống kê cho thấy Tây
Nguyên vẫn là vùng cần quan tâm khi cả tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của vùng này vẫn ở
mức cao. Do vậy, bên cạnh các chính sách bảo trợ đại trà theo chiều rộng, bảo trợ xã hội
theo các vùng trọng điểm vẫn cần được quan tâm xem xét.
Thứ sáu, khi mức sinh đang tiệm cận mức sinh thay thế, gia đình sẽ có quy mô
nhỏ hơn trong tương lai. Cùng với những thay đổi hành vi theo hướng sống độc lập hơn
của thanh niên hiện nay thì chỗ dựa bảo trợ vào gia đình sẽ trở nên ngày càng hạn chế.
Thách thức đối với bảo trợ xã hội từ ngoài gia đình và nhu cầu tự bảo trợ càng lớn hơn.
Do vậy, cần tiên lượng được các nguồn lực thay thế cho bảo trợ của gia đình, vốn cũng đã
quá tải, cũng như khả năng tài chính cho bảo trợ xã hội từ nguồn này. Nhu cầu tự bảo trợ
cũng đồng nghĩa với việc người dân có nguồn tiết kiệm lúc cần thiết, có khả năng độc lập
khi gặp khó khăn. Nhu cầu này sẽ được trình bày rõ hơn trong nhận định tiếp theo.
Thứ bảy, bảo trợ cho người già và trẻ em thường nhận được sự quan tâm hàng đầu
song việc bảo trợ cho nhóm thanh niên và trung niên không thể coi nhẹ, bởi chính nhóm
thanh niên và trung niên này đang là những người trong độ tuổi lao động, tạo ra nhiều của
cải vật chất, là nguồn lực đóng góp chính cho bảo trợ xã hội. Hơn nữa, cũng chính họ sẽ
trở thành nhóm người cần được nhận bảo trợ chỉ trong vài thập niên sau nữa.
Trong điều kiện trình độ phát triển còn ở mức thấp, việc huy động được các nguồn
tài chính cho bảo trợ xã hội sẽ gặp nhiều hạn chế. Chúng ta cần nghĩ đến việc huy động
nội lực trong xã hội, giúp cho người dân có khả năng tự bảo trợ cho chính mình. Bảo trợ
xã hội không phải kêu gọi bằng “lòng hảo tâm” và càng không thể bằng “lòng tốt” được.
Điều đó chỉ có thể thực hiện khi người dân có được những khoản tiết kiệm nhất định, đủ
sức giảm thiểu tính bị tổn thương. Trên bình diện này, phát triển kinh tế và bảo hiểm xã
hội chính là một trong những giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo khả năng bảo trợ xã hội và
tự bảo trợ trong dân cư. Chính sách bảo trợ vì vậy cần được xây dựng dựa trên không chỉ
các mục tiêu trước mắt mà còn cần dựa trên cả các mục tiêu chiến lược; và cần có sự linh
hoạt theo các nhóm đối tượng.
Quá trình di dân đang diễn ra nhanh mạnh như hiện nay đã đặt ra bài toán bảo trợ
cho lao động di cư nghèo từ nông thôn đi làm ăn xa ở mọi miền đất nước. Trên thực tế,
lao động di cư đang có những đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế và ổn
định đất nước (Tổng cục Thống kê, 2005b). Song trong bối cảnh hiện nay, họ dường như
chưa nhận được bảo trợ tại địa phương nơi kiếm sống và làm việc, mặc dù quy mô dân số
di cư đang ngày càng tăng lên. Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy điều kiện sống và
bảo trợ xã hội là một trong những nhu cầu bức xúc nhất của lao động di cư tại các khu
vực đô thị, các khu công nghiệp nước ta (Đặng và Nguyễn, 2006). Đây chính là hai vấn
đề cần nhận được sự quan tâm trong các chính sách hỗ trợ và bảo vệ cho nhóm dân cư
năng động này. Trên thực tế, do tính di động cao của lao động di cư, các giải pháp bảo trợ
không giới hạn theo khu vực địa lý, không ràng buộc với đăng ký cư trú (chẳng hạn như
việc chấp nhận thẻ bảo hiểm y tế trên toàn quốc thay vì tại địa phương đăng ký nhân khẩu
thường trú) cũng cần được xem xét cân nhắc.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
NguyÔn Thanh Liªm & §Æng Nguyªn Anh 43
Bảo trợ xã hội cho nhóm dân bị di dời tái định cư đã được nói đến gần đây song
các giải pháp được đưa ra hiện có nhiều vấn đề. Chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh
trong 5 năm qua, gần 54 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng, cuộc sống bị tổn thương do giải
phóng mặt bằng (Báo Lao động, 2006). Theo cùng nguồn tin, 92,9% dân tái định cư đã
bán lại nhà tái định cư để tìm nơi ở có điều kiện kiếm sống. Tỷ lệ thất nghiệp trong các
hộ gia đình tái định cư tăng từ 15,1 lên 46,7% ở các thành phố lớn. Đây thực sự là những
con số đáng quan tâm. Vấn đề cơ bản không phải là mức giá đền bù thỏa đáng hay không,
mà quan trọng hơn là người dân “bị tách rời khỏi môi trường sống quen thuộc với ruộng
vườn, khu chợ ... họ không còn biết làm gì để sinh sống”. Điều này đang diễn ra không
chỉ ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh mà còn phổ biến ở vùng ngoại ô tại các thành
phố thị xã khác đang trong quá trình “chỉnh trang” đô thị. Bài học nhận thấy ở đây cho
bảo trợ xã hội là nếu nhà hoạch định chính sách không cung cấp đúng những gì người dân
cần được bảo trợ thì sẽ tạo ra một sự lãng phí nguồn lực và sự làm gia tăng nguy cơ tổn
thương và hình thành nên những mâu thuẫn trong xã hội. Nghiên cứu tìm hiểu tác động
xã hội của các chương trình tái định cư và hậu tái định cư có thể sẽ mang lại những phát
hiện quý báu về bảo trợ xã hội nói riêng và phát triển xã hội nói chung.
Nhìn chung, Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển nhanh, mạnh với
nhiều vấn đề mới nảy sinh và nhu cầu bảo trợ xã hội đang ngày càng hiện lên rõ nét. Sự
thu nhỏ của quy mô gia đình và các mối liên hệ trong đó đã và sẽ làm giảm khả năng bảo
trợ từ gia đình - nguồn bảo trợ truyền thống và tương đối hiệu quả - và đặt ra nhu cầu lớn
hơn với bảo trợ từ ngoài gia đình hay bảo trợ xã hội như một nguồn thay thế. Với những
thành tựu kinh tế đã đạt được, Việt Nam đang trên đường thoát khỏi nghèo đói nhưng
đồng thời các khác biệt giữa các vùng miền, giữa nông thôn và đô thị, giữa các nhóm xã
hội đang ngày càng gia tăng. Những khác biệt này cùng với việc gia tăng và nảy sinh các
vấn đề mới, chẳng hạn những biến động của nhóm dân di cư, và những khác biệt trong
các đoàn hệ tuổi đã tạo ra sự đa dạng trong nhu cầu bảo trợ xã hội. Chúng tôi cho rằng,
các chính sách bảo trợ xã hội cần được xây dựng dựa trên sự đa dạng này của nhu cầu bảo
trợ xã hội để đạt được hiệu quả cao trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. Hơn nữa,
nhằm đạt được tính bền vững của bảo trợ xã hội, chúng ta cũng cần tính đến các cơ chế
tạo ra khả năng tự bảo trợ của người dân hơn là chỉ tính đến việc tìm ra các nguồn lực bảo
trợ xã hội từ bên ngoài.
Tài liệu tham khảo
1. Báo Lao Động (2006), “92,9 % đã bán lại nhà: Nhức nhối chuyện hậu giải toả”, số 70/2006, Chủ nhật
ngày 12 tháng 3.
2. Bolay, Jean-Claude, Sophie Cartoux, Antonio Cunha, Thai Thi Ngoc Du, và Michel Bassand (1997),
“Sustainable Development and Urban Growth: Precarious Habitat and Water Management in Ho Chi
Minh City, Vietnam”, HABITAT International, Vol. 21(2), trang 185-197, Pergamon, Elsevier Science
Ltd, Exeter, UK.
3. Bùi, Thắng Tất (2000), “After the War: 25 Years of Economic Development in Vietnam”, NIRA
Review Spring 2000, Vol. 7 (2), trang 21-25.
4. Conway, T và A. Norton, 2002, “Lưới, dây thừng, thang và bạt: vị trí của sự bảo trợ xã hội trong các
cuộc tranh luận hiện nay về công cuộc giảm nghèo” Tạp chí Chính sách Phát triển, 20 (5), tháng 11.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
Mét sè vÊn ®Ò vÒ b¶o trî x· héi t¹i ViÖt Nam tõ gãc ®é nh©n khÈu häc 44
5. Đặng, Anh N. (2005), “Di dân trong nước: Vận hội và thách thức đối với công cuộc Đổi mới và phát
triển ở Việt Nam” NXB Thế giới, Hà Nội.
6. Đặng, Anh N. và David R. Meyer (1999), “Impact of Human Capital on Joint-Venture Investment in
Vietnam”, World Development, Vol. 27 (8), trang 1413-1426.
7. Đặng, Anh N. và Nguyễn T. Liêm (2006), “Di dân và các sự kiện vòng đời: báo cáo chuyên đề phân
tích Điều tra Di dân 2004”, báo cáo nộp Tổng cục Thống kê và UNFPA, Hà Nội.
8. Dollar, David và Jennie Litvack (1998), “Macroeconomic Reform and Poverty Reduction in Vietnam”,
trong Dollar, David, Paul Glewwe, và Jennie Litvack (chủ biên), Household Welfare and Vietnam’s
Transition, Hanoi: The World Bank, trang 1-28.
9. Dollar, David và Paul Glewwe (1998), “Poverty and Inequality in the Early Reform Perios”, trong
Dollar, David, Paul Glewwe, và Jennie Litvack (chủ biên), Household Welfare and Vietnam’s
Transition, The World Bank, trang 29-60.
10. GSO (2000a), Statistical Data of Vietnam Socio-economy 1975-2000, Hue: Statistical Publishing
House, 641 trang.
11. GSO (2000b), Vietnam Living Standards Survey 1997-1998, Hanoi: Statistical Publishing House, 448
trang.
12. GSO (2001), Census Monograph on Internal Migration and Urbanization in Vietnam, Hanoi:
Statistical Publishing House, 123 trang.
13. GSO (2005), Press lease on socioeconomic indicators of Vietnam in 2005.
14. Haub, Carl và Phuong Thi Thu Huong (2003), “An Overview of Population and Development in
Vietnam”, Population and Development in Vietnam, report by Population Reference Bureau (PRB) and
the Vietnam National Committee for Population and Family Planning.
15. Knowles, James C. (2005), “Review of Vietnam Population Strategy Implementation: Phase 2001-
2005: An International Perspective”, Report to UNFPA, Hanoi – December.
16. Minot, Nicholas và Bob Baulch (2002), The Spatial Distribution of Poverty in Vietnam and the
Potential for Targeting, MSSD Discussion Paper No. 42, 54 trang.
17. Nguyễn, Liêm T. (2003), “Regional inequality and infant mortality in Vietnam”, bài trình bày tại hội
thảo thường niên của Hiệp hội Dân số Hoa Kỳ, Minneapolis.
18. Norton, A.T., Conway và M. Foster, 2002, “Bảo trợ xã hội: Xác định phạm vi hành động và chính
sách”, Tạp chí Chính sách Phát triển, 20 (5).
19. PWG (1999), Attacking Poverty, Vietnam Development Report 2000 by Poverty Working Group.
20. Tổng cục Thống kê (2005a), “Các kết quả chủ yếu: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia
đình 1 tháng 4 năm 2005”, Hà Nội.
21. Tổng cục Thống kê (2005b), “Các kết quả chủ yếu: Điều tra di dân 2004”, Hà Nội.
22. UNDP (1998), The Dynamics of Internal Migration in Vietnam, UNDP Discussion Paper 1, Hanoi,
Vietnam, 40 trang.
23. WDI (2003) – World Development Indicators, CD-ROM.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so1_2006_nguyenthanhliem_7598.pdf