Một số vấn đề từ quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La - Chu Thị Vân Thương

Tài liệu Một số vấn đề từ quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La - Chu Thị Vân Thương: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ngày nhận bài: 22/4/2018; Ngày phản biện: 10/5/2018; Ngày duyệt đăng: 20/5/2018 (1) Đại học Văn Hóa Hà Nội; e-mail: cvyen3009@gmail.com (2) Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HN; e-mail: nguyenchieu5579@yahoo.com Số 22 - Tháng 6 năm 2018 1. Đặt vấn đề Hôn nhân xuyên biên giới là hiện tượng xã hội tất yếu,“xảy ra ở những vùng lãnh thổ được phân định bởi các biên giới quốc gia, biên giới vùng hoặc lãnh thổ”1. Hôn nhân xuyên biên giới đã xuất hiện, tồn tại, phản ánh quan hệ tộc người, sinh kế, văn hoá và các quan hệ xã hội khác của cư dân sinh sống ở hai bên biên giới. Ở Việt Nam, vùng biên giới Việt Nam – Lào, với chiều dài 2.337,459 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam với 10 tỉnh của Lào, là khu vực có địa hình hiểm trở “núi liền núi, sông liền sông”, đã tạo nên mối quan hệ tộc người xuyên biên giới khá đậm nét. Đây cũng là khu vực biên giới có lịch sử cư trú khá ổn định của ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề từ quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La - Chu Thị Vân Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ngày nhận bài: 22/4/2018; Ngày phản biện: 10/5/2018; Ngày duyệt đăng: 20/5/2018 (1) Đại học Văn Hóa Hà Nội; e-mail: cvyen3009@gmail.com (2) Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HN; e-mail: nguyenchieu5579@yahoo.com Số 22 - Tháng 6 năm 2018 1. Đặt vấn đề Hôn nhân xuyên biên giới là hiện tượng xã hội tất yếu,“xảy ra ở những vùng lãnh thổ được phân định bởi các biên giới quốc gia, biên giới vùng hoặc lãnh thổ”1. Hôn nhân xuyên biên giới đã xuất hiện, tồn tại, phản ánh quan hệ tộc người, sinh kế, văn hoá và các quan hệ xã hội khác của cư dân sinh sống ở hai bên biên giới. Ở Việt Nam, vùng biên giới Việt Nam – Lào, với chiều dài 2.337,459 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam với 10 tỉnh của Lào, là khu vực có địa hình hiểm trở “núi liền núi, sông liền sông”, đã tạo nên mối quan hệ tộc người xuyên biên giới khá đậm nét. Đây cũng là khu vực biên giới có lịch sử cư trú khá ổn định của một số cộng đồng tộc người như Thái, Mông, Khơ mú, Chứt, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, v.v. Do có vị trí địa lý đặc thù, địa bàn rộng, tuyến biên giới dài và khu vực đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào (chiếm 1/5 toàn tuyến biên giới của tỉnh Sơn La, với hơn 50 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn của Lào), xã Mường Lạn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Trong đó, đồng bào dân tộc Mông cư trú và phân bố ở 7/16 bản, với khoảng gần 6 nghìn nhân khẩu, chiếm hơn 70% dân số của toàn xã. Những năm gần đây, dù điều kiện kinh tế - xã hội đã có sự thay đổi đáng kể nhưng nhìn chung đời sống của đồng bào dân tộc Mông nói riêng và xã Mường Lạn nói chung vẫn còn nhiều khó khăn: Toàn xã vẫn còn 5/16 bản và 02 cụm dân cư chưa có điện lưới quốc gia, số trẻ đến trường đúng độ tuổi mới chỉ đạt 93%, tỷ lệ nghèo đói đã giảm nhưng vẫn còn tới 39% hộ nghèo, 1/3 số bản chưa được bê tông hóa đường biên giới2, v.v. Tuy sống ở hai đất nước Việt – Lào, nhưng dân tộc Mông ở xã Mường Lạn và người Mông ở Lào đã có quan hệ dân tộc, hôn nhân xuyên biên giới từ nhiều thế hệ trước đó. Trong bối cảnh hội nhập, giao 1. Đặng Thị Hoa, Nguyễn Hà Đông, Hôn nhân xuyên biên giới ở các tỉnh miền núi Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 8/2015, tr49-50. 2. Ủy ban nhân dân xã Mường Lạn, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng kế hoạch nhiệm vụ năm 2018. lưu nhân dân, quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở Mường Lạn vừa có những đặc điểm riêng, vừa đặt ra những vấn đề chung cần phải quan tâm nhằm góp phần vào việc đảm bảo ổn định, an ninh biên giới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng biên cương Tổ quốc. 2. Quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn Các kết quả nghiên cứu dân tộc học cho thấy, đặc điểm nổi bật trong quan hệ hôn nhân xuyên biên giới ở biên giới Việt – Lào nói chung của người Mông “chủ yếu diễn ra trong nội bộ tộc người và hầu như không đăng ký với chính quyền địa phương”3. Đặc trưng này cũng tương đồng với tình hình kết hôn xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn hiện nay. Có thể thấy, người Mông ở Mường Lạn chủ yếu kết hôn với người Mông của một số địa phương thuộc tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Hiện tượng này đã diễn ra phổ biến từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Theo thống kê và quản lý của Ủy ban nhân dân xã Mường Lạn, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2017, có 47 người Mông ở xã Mường Lạn đã kết hôn với người Mông ở Lào. Trong đó, có 20 cặp đã làm các thủ tục đăng ký kết hôn và đã được Chủ tịch nước ra quyết định công nhận quốc tịch đối với vợ/chồng; có 19 cặp vợ/chồng đã làm thủ tục kết hôn nhưng chưa được Chủ tịch nước ra quyết định công nhận quốc tịch đối với vợ/ chồng; còn 8 cặp vợ/chồng đã kết hôn và chưa làm thục tục đăng ký kết hôn và nhập quốc tịch4. Đặc biệt, các trường hợp có quan hệ hôn nhân nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn đều đã có con chung, tài sản chung và một số trường hợp là công dân Lào đã sinh sống ổn định lâu dài tại Việt Nam. Có thể thấy, mặc dù số lượng người Mông ở Mường Lạn kết hôn với người Mông ở Lào chưa 3. Lý Hành Sơn, Trần Thị Mai Lan (2017), Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng miền núi phía Bắc, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.146. 4. Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Mường Lạn, ngày 30/6/2017 về Rà soát kết hôn không giá thú trên địa bàn xã Mường Lạn. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ QUAN HỆ HÔN NHÂN XUYÊN BIÊN GIỚI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở XÃ MƯỜNG LẠN, HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA* Chu Thị Vân Thương(1) Nguyễn Văn Chiều(2) Thực tế nghiên cứu cho thấy có những đặc điểm chung của quan hệ hôn nhân xuyên biên giới giữa người Mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La với người Mông ở Lào. Quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở đây chủ yếu diễn ra tự phát, thiếu sự quản lý và có nhiều rủi ro đối với chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng vùng biên giới. Để quản lý hoạt động hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn đòi hỏi cần phải nâng cao nhận thức của đồng bào, tăng cường trợ giúp, phối hợp trong công tác quản lý và năng lực quản lý dân cư của chính quyền cơ sở. Từ khóa: Hôn nhân xuyên biên giới; người Mông; xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 23Số 22 - Tháng 6 năm 2018 phải là con số quá lớn nhưng lại mang những đặc điểm chung của quan hệ hôn nhân xuyên biên giới ở vùng biên giới: Hôn nhân đồng tộc, không đăng ký kết hôn và làm phát sinh nhiều vấn đề chính trị - xã hội, an ninh trật tự, v.v. Trước hết, hôn nhân xuyên biên giới của người Mông nói chung, ở Mường Lạn nói riêng mang đậm yếu tố văn hóa tộc người, phong tục tập quán và mạng lưới xã hội. Những mối quan hệ tộc người, quan hệ gia đình vùng biên giới là những yếu tố cốt lõi thúc đẩy các hoạt động kết hôn xuyên biên giới của người Mông. Do cả vợ/ chồng người Mông đều thông thạo tiếng mẹ đẻ và tiếng Lào nên hoàn cảnh làm quen, nảy sinh tình cảm dẫn đến hôn nhân chủ yếu bắt nguồn khi đi thăm thân, chơi tết, quan hệ buôn bán bên kia biên giới. Ranh giới về địa lý chưa bao giờ là một rào cản trong việc kết nối cộng đồng tộc người của người Mông. Họ thường vượt qua các giới hạn của nhà nước để thiết lập các quan hệ tộc người, trong đó có quan hệ hôn nhân xuyên biên giới. Thứ hai, bên cạnh những đặc điểm tộc người, chính sách biên giới hữu nghị và thông thoáng giữa hai nước Việt Nam – Lào cũng chính là một nhân tố góp phần tăng cường quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội và hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở Mường Lạn. Do đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cao, việc sử dụng điện thoại di động, xe máy trở nên phổ biến đã góp phần tạo sự thuận lợi cho hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế, gặp gỡ của người Mông ở Mường Lạn với người Mông ở Lào. Các cặp vợ/chồng sau khi kết hôn đều vẫn giữ mối liên lạc với người thân của mình. Chính họ đã trở thành một cầu nối thông tin quan trọng trong việc kết nối, hình thành các quan hệ hôn nhân khác giữa người Mông ở 2 bên biên giới Việt - Lào. Thứ ba, trong những năm gần đây, quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở Mường Lạn còn tăng lên bởi sự thay đổi của sinh kế tộc người. Do dân số tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng nên quỹ đất canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Mông nói riêng ở Mường Lạn ngày càng bị thu hẹp. Trong khi đó, ở bên kia biên giới Lào, đất rộng, người thưa, đất đai màu mỡ bỏ hoang nhiều, vì thế, mục tiêu thuê đất canh tác, xâm canh xâm cư đã trở thành động cơ kết hôn của một bộ phận người Mông ở Mường Lạn với người Mông ở Lào. Chính những hoạt động kinh tế biên mậu này đã tạo môi trường cho các quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở Mường Lạn. Ngoài ra, dù kinh tế hộ gia đình người Mông ở Mường Lạn còn nhiều khó khăn nhưng do được hưởng lợi từ các chính sách phát triển kinh tế, chính sách dân tộc cho vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa đã làm cho nhân dân vùng núi phía Bắc ngày một phát triển hơn, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo và từng bước vươn lên khá giả; các tệ nạn về ma túy, mại dâm từng bước được giảm dần ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những lý do mà nhiều cô gái Mông ở Lào quyết định sang Việt Nam lấy chồng để có cuộc sống ổn định và tốt hơn trong tương lai. Điều này càng được thúc đẩy khi mà sự quản lý của nhà nước, chính quyền địa phương về hoạt động kết hôn xuyên biên giới còn nhiều khó khăn và chưa hiệu quả. Dưới góc độ phát triển xã hội, hôn nhân xuyên biên giới nói chung và của người Mông ở Mường Lạn nói riêng đã tạo ra cả những tác động tích cực và tiêu cực đối với sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, biến đổi văn hóa tộc người. Trước hết có thể thấy, quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở Mường Lạn là một minh chứng rõ nét nhất thể hiện quan hệ giao lưu hữu nghị giữa nhân dân 2 nước ở khu vực biên giới Việt Nam – Lào. Quá trình giao lưu này đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa giữa nhân dân hai bên biên giới, nâng cao tình đoàn kết và tương trợ thông qua các quan hệ kinh tế biên mậu, thắt chặt và làm giàu thêm tình cảm giữa các tộc người biên giới. Mối quan hệ giữa họ hàng gia đình vợ/chồng hai bên biên giới còn góp phần mở rộng và tăng cường mạng lưới xã hội, vốn xã hội của người Mông trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Qua đó giảm thiểu xung đột do thiếu hiểu biết lẫn nhau hoặc do khác biệt, từ đó giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở 2 bên biên giới ổn định và bền vững. Ngoài những tác động tích cực, quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở Mường Lạn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần xử lý cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Phần lớn các cặp hôn nhân Mông (Việt- Lào) tại xã Mường Lạn đều không đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức theo lễ cưới truyền thống tộc người. Bởi lẽ, theo quan niệm của người Mông, thủ tục pháp lý không phải là yếu tố quyết định đến việc kết hôn. Bên cạnh đó, do trình độ nhận thức còn hạn chế, trong khi các thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài còn phức tạp nên dẫn đến tâm lý “ngại” đăng ký kết hôn. Việc không đăng ký kết hôn của các cặp người Mông có quan hệ hôn nhân xuyên biên giới đã làm nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp về mặt chính trị - kinh tế - xã hội. Do cha mẹ không đăng ký kết hôn, sau khi kết hôn lại không làm thủ tục đăng ký và nhập quốc tịch cho vợ/chồng nên con cái của họ không đăng ký khai sinh, không có hộ khẩu, không giấy tờ tùy thân nên đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu của địa phương. Trẻ em do không có giấy khai sinh, không có hộ khẩu nên không được hưởng những chính sách ưu đãi vềgiáo dục, y tế, dạy nghề và nhiều quyền lợi an sinh xã hội khác. Bên cạnh đó, do đặc thù về địa hình rừng núi hiểm trở, phần lớn cư dân qua lại hai bên biên giới thăm thân bằng con đường tiểu ngạch. Vì vậy, chính quyền hai bên rất khó kiểm soát về mặt nhân khẩu, hộ khẩu. Về khía cạnh xã hội, đi kèm với việc hình thành các mạng lưới xã hội là sự xuất hiện của những mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia, lợi dụng mối quan hệ hôn nhân xuyên biên giới để tạo các cơ sở buôn bán ma túy, đưa người vượt biên, truyền đạo trái phép, chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ tộc người, gây mất trật tự, an ninh – an toàn xã hội vùng biên giới. Các lực lượng chống đối nhà nước, chính quyền5 lợi dụng quan hệ hôn nhân xuyên biên giới để tổ chức các hoạt động tuyên 5. Theo Phạm Quang Hoan (chủ nhiệm), Nghiên cứu dân tộc Mông vùng biên giới Việt – Lào, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ năm 2011, tr.147; Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 24 Số 22 - Tháng 6 năm 2018 truyền nhằm xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và quan hệ hữu nghị giữa quốc gia Việt Nam và Lào. Trên bình diện thống nhất lãnh thổ và dân tộc, nguy cơ lớn nhất đến từ quan hệ hôn nhân xuyên biên giới không được quản lý gắn với yếu tố ly khai, tự trị. Dưới tác động của các yếu tố này, quan hệ hôn nhân xuyên biên giới có thể dẫn tới tình trạng ý thức tộc người nổi trội hơn ý thức quốc gia, phai nhạt ý thức về Tổ quốc của đồng bào và về lâu dài, có thể làm tổn hại đến tính thống nhất của quốc gia dân tộc Việt Nam. Hôn nhân xuyên biên giới với những đặc trưng văn hoá của tộc người Mông ở Mường Lạn cho đến nay vẫn tiếp tục diễn ra và có xu hướng gia tăng theo cả hai chiều. Đây là “vấn đề diễn ra trong nhiều năm qua mà hiện nay vẫn chưa thể khắc phục triệt để gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng”6 ở địa phương. Trong những năm gần đây, dù hai nước Việt Nam và Lào đã đưa ra nhiều giải pháp, tạo điều kiện về mặt pháp lý nhằm giảm thiểu tình trạng qua kết hôn xuyên biên giới được hợp thức hóa nhưng tình trạng này cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết một các hiệu quả. 3. Giải pháp tăng cường quản lý quan hệ hôn nhân xuyên biên giới Quan hệ hôn nhân xuyên biên giới ở khu vực biên giới nói chung và của người Mông ở Mường Lạn nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức trân trọng, quan tâm và tạo điều kiện. Trong phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là “giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng ở các địa bàn xung yếu vùng sâu, biên giới, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đoàn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định xã hội”7. Trong đó, để các quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông nói chung và ở Mường Lạn nói riêng được diễn ra theo đúng pháp luật, tạo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt - Lào cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau: Một là, tăng cường các biện pháp thay đổi nhận thức của đồng bào về quan hệ hôn nhân xuyên biên giới Bởi lẽ, hôn nhân xuyên biên giới là “một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự xã hội, đối ngoại”8. Để thay đổi nhận thức và việc chấp hành pháp luật của người Mông về quan hệ hôn nhân xuyên biên giới cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để họ hiểu và tự giác thực hiện. Trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về quan hệ hôn nhân xuyên biên giới cho đồng bào người Mông. Các cơ quan nhà nước có liên quan cần biên 6. Lý Hành Sơn, Trần Thị Mai Lan (2017), Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng miền núi phía Bắc, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.191; 7. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nghị quyết số 24/NQ-TƯ về Công tác dân tộc; 8. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày 25-02-2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài soạn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, tài liệu hướng dẫn, tư vấn các vấn đề về hộ tịch, quốc tịch của Việt Nam và Lào bằng cả hai thứ tiếng Mông và tiếng Lào nhằm giúp cho các bên kết hôn nhận thức đúng và thực hiện đúng quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài. Tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức quốc gia dân tộc. Phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín để vận động, thuyết phục đồng bào chấp hành quy định của pháp luật về hôn nhân nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội gia đình và địa phương. Tuyên truyền, vận động người Mông nâng cao ý thức quốc gia trong việc bảo vệ đường biên giới, củng cố các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển của các cộng đồng dân cư ở hai bên biên giới, xây dựng các bản kết nghĩa của hai nước tạo sự đoàn kết, hài hòa giữa văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia. Hai là, đẩy mạnh hoạt động trợ giúp các gia đình người Mông có quan hệ hôn nhân xuyên biên giới Nghiên cứu thành lập một tổ chức có vai trò tư vấn, hỗ trợ pháp lý về hôn nhân xuyên biên giới tại những địa bàn trọng yếu. Mục đích là nhằm giúp đỡ các bên kết hôn tìm hiểu các vấn đề về hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội của mỗi bên và các vấn đề như pháp luật, văn hóa, phong tục tập quán, các thông tin khác có liên quan của nước sở tại cho những người có ý định kết hôn với người nước ngoài, tạo điều kiện để họ tiến tới hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, một vợ, một chồng. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người Mông giữ gìn văn hóa truyền thống, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; hỗ trợ người Mông thuộc diện hộ nghèo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; phát huy vai trò của cộng đồng trong việc giúp đỡ các gia đình người Mông kết hôn xuyên biên giới trong phát triển kinh tế - xã hội. Hỗ trợ các cặp hôn nhân kết hôn không giá thú tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, nhập quốc tịch Việt Nam hoặc nhập quốc tịch Lào nếu định cư trên đất Lào. Thực hiện nghiêm túc quy định không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba cũng như các quy định khác về hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhằm góp phần loại trừ những trường hợp kết hôn không bảo đảm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Ba là, tăng cường sự phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý dân cư biên giới Tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý của Lào thực hiện các điều khoản trong thỏa thuận cam kết trong đề án thực hiện “Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú vùng biên giới hai nước”. Bên cạnh đó, tháo gỡ các thủ tục pháp lý theo hướng đơn giản hóa, có tính đến đặc thù văn hóa, trình độ, tâm lý tộc người để khuyến khích đồng bào đăng ký kết hôn với chính quyền địa phương. Tạo điều kiện cấp các giấy tờ tùy thân, hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh để những cặp vợ/chồng người Mông có quan hệ hôn nhân xuyên biên giới nhưng chưa đăng Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 25Số 22 - Tháng 6 năm 2018 ký kết hôn sớm ổn định cuộc sống. Có biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ đăng ký khai sinh cho trẻ em trong những gia đình người Mông không đăng ký kết hôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa bàn. Chính quyền cấp cơ sở cần tiếp tục rà soát, đánh giá, tổng hợp số liệu chính thức về thực trạng quan hệ hôn nhân của người Mông tại địa phương để có phương án giải quyết hiệu quả. Phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc thường xuyên kiểm soát khu vực biên giới, quản lý dân cư, quản lý hôn nhân xuyên biên giới, kiên quyết xử lý những vi phạm, đặc biệt là các hoạt động môi giới kết hôn bất hợp pháp. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan nhà nước cần có biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời tổ chức, cá nhân sai phạm, chấm dứt ngay tình trạng môi giới kết hôn bất hợp pháp, làm lành mạnh hoá các quan hệ hôn nhân, bảo đảm thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; tôn trọng, giữ gìn những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Mông, qua đó góp phần bảo vệ uy tín của Việt Nam và của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Bốn là, nâng cao năng lực và vai trò quản lý của chính quyền cơ sở về quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác quốc tịch, bảo đảm điều kiện cần thiết để giải quyết kịp thời các yêu cầu khi kết hôn với người nước ngoài. Bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn, am hiểu ngôn ngữ, văn hóa tộc người làm công tác hướng dẫn đăng ký kết hôn cho đồng bào. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn, kiên quyết xóa bỏ các hoạt động môi giới kết hôn bất hợp pháp, chấm dứt tình trạng kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, vi phạm truyền thống văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào.Ủy ban nhân dân các cấp ở khu vực biên giới cần tăng cường kiểm soát khu vực biên giới, đẩy mạnh công tác quản lý dân cư để ngăn ngừa, chấm dứt tình trạng kết hôn không đăng ký. Thực hiện chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức các đường dây, tụ điểm môi giới kết hôn bất hợp pháp, tổ chức mua bán người. Đẩy mạnh công tác phòng, chống mua bán người, tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Mông Việt Nam ở Lào phù hợp với pháp luật của Lào tại và quy ước, pháp luật quốc tế. * Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài “Một số vấn đề cơ bản, cấp bách về DTTS ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và những tác động đến Việt Nam” thuộc Chương trình KH&CN giai đoạn 2016 - 2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, mã số: CTDT 03.16/16-20. Tài liệu tham khảo [1] Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nghị quyết số 24/NQ-TƯ về Công tác dân tộc; [2] Báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Mường Lạn, ngày 30/6/2017 về Rà soát kết hôn không giá thú trên địa bàn; [3] Báo cáo số 190/BC-UBND của Ủy ban nhân dân xã Mường Lạn về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018; [4] Đặng Thị Hoa, Nguyễn Hà Đông, Hôn nhân xuyên biên giới ở các tỉnh miền núi Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 8/2015; [5] Phạm Quang Hoan (chủ nhiệm), Nghiên cứu dân tộc Mông vùng biên giới Việt – Lào, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ năm 2011; [6] Lý Hành Sơn, Trần Thị Mai Lan (2017), Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng miền núi phía Bắc, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội; [7] Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/2005/ CT-TTg ngày 25-02-2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài SOME ISSUES FROM CROSS-BORDER MARRIAGE RELATIONS OF MONG PEOPLE IN MUONG LAN COMMUNE, SOP COP DISTRICT, SON LA PROVINCE Chu Thi Van Thuong Nguyen Van Chieu Abstract: There are common characteristics of cross-border marriage between the Mong people in Muong Lan village, Sop Cop district, Son La province, Vietnam and the Mong people in Laos. Cross- border marriages in The Mong community are generally formed by themselves, lack good management and hide a lot of risks to politic, social, security in border zone. To manage cross-border marriage activities in The Mong community between Muong Lan village (Vietnam) and Laos, we need to improve their knowledge, support population management ability of local government. Keywords: Cross-border marriage; the Mong people; Muong Lan commune, Sop Cop district, Son La province.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf121_542_1_pb_4128_2132995.pdf