Một số vấn đề trong xây dựng hệ thống đo đa kênh rung động trên tổ hợp diesel lai máy phát điện 110 kw tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Tài liệu Một số vấn đề trong xây dựng hệ thống đo đa kênh rung động trên tổ hợp diesel lai máy phát điện 110 kw tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam: CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 50 - 4/2017 5 KHOA HỌC - KỸ THUẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐO ĐA KÊNH RUNG ĐỘNG TRÊN TỔ HỢP DIESEL LAI MÁY PHÁT ĐIỆN 110 KW TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM PROBLEMS IN MAKING THE MULTI-CHANNEL VIBRATION MEASUREMENT SYSTEM ON THE D-G SET 110 KW IN VIETNAM MARITIME UNIVERSITY ĐỖ ĐỨC LƯU1, LẠI HUY THIỆN1, HOÀNG VĂN SĨ2, CAO ĐỨC HẠNH1 1Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam 2Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài báo đề cập đến một số vấn đề trong xây dựng hệ thống đa kênh đo rung động đa năng hiện đại (MVMS-VMU01), được triển khai trên tổ hợp D-G 110 kW tại Viện NCPT, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Cấu hình MVMS-VMU01 gồm hai hệ thống con độc lập: hai kênh đo và truyền tin WiFi biến dạng rung động xoắn và dọc trục từ các tem biến dạng đến bộ thu thập dữ liệu của NI (DAQ-NI 9237); 5 kênh rung động thẳng gia tốc, 2 kênh đo góc xoắn của hai...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề trong xây dựng hệ thống đo đa kênh rung động trên tổ hợp diesel lai máy phát điện 110 kw tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 50 - 4/2017 5 KHOA HỌC - KỸ THUẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐO ĐA KÊNH RUNG ĐỘNG TRÊN TỔ HỢP DIESEL LAI MÁY PHÁT ĐIỆN 110 KW TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM PROBLEMS IN MAKING THE MULTI-CHANNEL VIBRATION MEASUREMENT SYSTEM ON THE D-G SET 110 KW IN VIETNAM MARITIME UNIVERSITY ĐỖ ĐỨC LƯU1, LẠI HUY THIỆN1, HOÀNG VĂN SĨ2, CAO ĐỨC HẠNH1 1Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam 2Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài báo đề cập đến một số vấn đề trong xây dựng hệ thống đa kênh đo rung động đa năng hiện đại (MVMS-VMU01), được triển khai trên tổ hợp D-G 110 kW tại Viện NCPT, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Cấu hình MVMS-VMU01 gồm hai hệ thống con độc lập: hai kênh đo và truyền tin WiFi biến dạng rung động xoắn và dọc trục từ các tem biến dạng đến bộ thu thập dữ liệu của NI (DAQ-NI 9237); 5 kênh rung động thẳng gia tốc, 2 kênh đo góc xoắn của hai đĩa gắn trên trục (kiểu điện từ), và 1 kênh đo pha kết nối với bộ thu thập dữ liệu của NI (DAQ-NI 9234, 8 kênh). Một số vấn đề đồng bộ hóa tín hiệu đa kênh, đo và lưu trữ, hiển thị nhanh các kênh rung động, đọc dữ liệu đã lưu trữ cho xử lý dữ liệu đa kênh đã được giải quyết. Các vấn đề công nghệ đều liên quan đến NI và LabView. Từ khóa: Hệ thống đo rung động đa kênh; Đo rung động kiểu biến dạng; Đo rung động xoắn; Đo rung động dọc; MVMS-VMU01. Abstract The article refers to solving problems in making the general-purpose multi-channel vibro- measurement system at VietNam Maritime University (MVMS-VMU01), applied to study vibrations on the D-G set 110 kW, in the IRD - VMU. The system consists of two sub- systems: The first one includes 2 non-contact measured sensors for torsional and axial vibrations (type strain gauge) with WiFi transfer of the data from the layed sensors on the rotated shaft to DAQ-NI 9237; The second one - 5 channel acceleration measurement, 2 channel position torsions (phases) of the two disks (electro-magnetic) on the shaft, and 1- channel trigger (phase) measurement with cable connection beetwen the sensors and DAQ-NI 9234 (8 channels). In the paper, the authors solve problems regarding to the comprehensive measurements of the two sub-channels and the measured signals with the phases of working cylinders of the diesel, express monitoring, saving and reading the measured data. The technical problems are related with NI and LabView (National Instruments, USA). Keywords: Multi-channel vibro-measurement system, vibration measurement by strain gauges, torsional vibration measurement; axial vibration measurement, MVMS-VMU01. 1. Đặt vấn đề Nhằm nghiên cứu rung động, giám sát và chẩn đoán bằng rung động cho hệ động lực diesel nói chung và diesel lai máy phát điện nói riêng, cần có hệ thống đo hiện đại, đa kênh. Nhóm tác giả đã nghiên cứu, xây dựng cấu hình và triển khai xây dựng hệ thống đo rung động dạng di động (xách tay) trên nền tảng công nghệ NI và LabView. Lựa chọn phù hợp với mục đích nghiên cứu phát triển đáp ứng nhu cầu nội địa hóa sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam, tiết kiệm trong chế tạo thiết bị đo và trong nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm cũng như đo trên hiện trường tại các nhà máy sản xuất, chúng tôi đề xuất cấu hình hệ thống đo đa kênh, tích hợp công nghệ theo dạng mô đun cho đo và truyền tín hiệu không dây các dạng rung động trên trục quay (xoắn và dọc trục). Từ yêu cầu truyền tín hiệu không dây, với công nghệ hiện nay qua WiFi, chúng tôi lựa chọn sản phẩm công nghệ của hãng National Instruments (NI, USA) và phát triển, xây dựng phần mềm tương ứng trên LabView (NI). Bộ thu thập dữ liệu với cấu hình chuẩn 4 kênh, song hiện tại nghiên cứu chúng tôi mới dùng 02 kênh cho đo xoắn và rung động dọc trục, sử dụng các tem biến dạng (train gauges). Bộ DAQ gồm: Chasis (khung) cDAQ 9191, có 1 khe cắm chuẩn 802.11G, DAQ-NI 9237 (có thể mở rộng tới 04 kênh). CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 50 - 4/2017 6 Nhóm các rung động thẳng, góc có thể đo và truyền trực tiếp qua các đường truyền dây được nhóm thành một hệ thống độc lập đa kênh. Chúng tôi lựa chọn chasis 4 slot (khe cắm) cDAQ NI - 9184 cho 04 DAQ-NI 9234, song mới sử dụng 2 NI-9234 vào nghiên cứu 8 kênh, trong đó 1 kênh cho xác định pha công tác của diesel (tương ứng vị trí điểm chết trên của xy lanh thứ nhất); 02 kênh - đo rung động xoắn của trục theo phương pháp quang hoặc điện từ; còn lại 05 kênh cho đo rung động gia tốc tại các vị trí cần thiết. Tuy nhiên, với cấu hình xây dựng, chúng ta có thể dùng tới 08 kênh chỉ đo các dạng rung động, cần đủ 08 sensors phù hợp mục đích nghiên cứu. Sơ đồ nguyên lý hệ thống đo được thiết kế, xây dựng và chỉ ra trên hình 1. Trên hình 1, S1 - sensor đo biến dạng xoắn; S2 - sensor đo biến dạng dọc trục; S3÷S10 gồm: 01 sensor đo pha công tác của diesel; 02 sensors đo vị trí góc của hai vành đĩa gắn trên đoạn trục; 05 sensors rung động gia tốc thẳng. Bộ thu thập dữ liệu 02 kênh có anten phát WiFi để truyền dữ liệu tới CPU. Bộ thu thập dữ liệu thứ hai 08 kênh đo (có thể mở rộng tới 16 kênh) kết nối với các sensors bằng cáp truyền dữ liệu, còn từ DAQ tới CPU qua Ethernet. Máy tính dùng cho xây dựng hệ thống đủ mạnh, có FiWi để tự nhận và kết nối với đường truyền mạng từ thiết bị DAQ - FiWi. Trong thị trường IT hiện nay, các máy tính laptop với cấu hình thường đủ mạnh về tốc độ xử lý và dung lượng lưu trữ, có đường kết nối mạng WiFi và mạng LAN, nên không gặp vấn đề gì khó khăn. Do đặc tính của hai DAQ không có cùng tần số trích mẫu, do vậy nảy sinh một số vấn đề cần được giải quyết. Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến các vấn đề sau đây: - Tích hợp hai hệ thống con trên cùng một máy tính, CPU; - Đo đủ số lượng mẫu để ghi đúng vào các địa chỉ của file mềm trên đĩa từ máy tính cho xử lý tín hiệu sau này; - Các tín hiệu đo được phải đồng bộ hóa từ thời điểm bắt đầu ghi cho đến khi kết thúc ghi, đảm bảo cho vừa đủ chu kỳ công tác của diesel nghiên cứu; - Mỗi một chế độ đo, cần lưu lại tại một số chu kỳ đo, có ý nghĩa lặp lại các thí nghiệm, số lần lặp từ 5-10 lần; - Đọc được, đọc đúng dữ liệu đã đo và ghi tại địa chỉ các file đã lưu trữ. 2. Nghiên cứu giải quyết các vấn đề công nghệ 2.1. Tích hợp đồng thời hai hệ thống đo trên cùng một trung tâm xử lý Với hai hệ thống con thành phần ta cần đo cho cùng một chế độ hoạt động của động cơ, thông thường phải tách chúng thành hai quá trình độc lập, đo trên hai máy tính (PC, laptop) khác nhau. Tuy nhiên, nếu đo trên hai máy tính khác nhau, thậm chí trên 01 máy tính, song tiến hành trong hai khoảng thời điểm khác nhau thì hoàn toàn bất lợi về thời gian, kinh phí cũng như về kết quả dữ liệu đo được sau này không được đồng bộ để thể hiện hết bản chất của các quá trình về mặt học thuật, khoa học. Chính vì vậy chúng cần được tiến hành đo, lưu trữ đồng thời cùng một lúc, trên cùng một máy tính cho tất cả các dạng tín hiệu đo được trong hai kênh đo có tính độc lập tương đối với nhau. Từ kinh nghiệm đo tín hiệu rung động xoắn bằng tem biến dạng qua thiết bị cùng loại trên hệ trục tàu M/V “Binh An - Valiant”, PGS. TSKH. Đỗ Đức Lưu và ThS. Hoàng Văn Sĩ đã phát hiện sự không ổn định trong thu thập dữ liệu và phát sóng WiFi ở chế độ vòng quay lớn trên 1000 v/phút: đường truyền chậm, không ghi được lượng mẫu cao trong khi chỉ đo 01 kênh rung động xoắn độc lập trên 01 máy tính xách tay, tốc độ cao. Khoảng cách giữa máy tính và đoạn trục đo khá gần (khoảng 1 m). Chính vì vậy, khi đặt mục tiêu đo trên động cơ Hình 1. Sơ đồ khối MVMS-VMU01 Hình 2. Sơ đồ hoàn thiện MVMS-VMU01 CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 50 - 4/2017 7 diesel lai máy phát điện, vòng quay khai thác định mức 1500 v/phút cần phải khắc phục tốc độ đường truyền và đặc biệt quan tâm đối với hệ thống đa kênh (2 đến 4 kênh). Qua trao đổi với chuyên gia công nghệ của NI - Singapore tại Việt Nam, chúng tôi đã cải thiện tốc độ đường truyền, khắc phục nhược điểm của máy tính có bộ thu WiFi hạn chế bằng giải pháp kết nối các kênh đo từ các DAQ qua bộ WiFi Router. Tất cả 12 kênh tín hiệu được thu thập và tới 01 máy tính cùng một lúc qua đường truyền Ethernet, hình 2. Ưu điểm của giải pháp đưa ra có thể được xem xét theo góc độ đồng bộ hóa dữ liệu tại WiFi Router và tốc độ đường truyền của nó tới máy tính qua đường Ethernet tốt hơn nhiều so với đường truyền WiFi trực tiếp từ DAQ quay cùng trục tới máy tính. Chúng tôi đã thiết lập cấu hình đo đồng thời cùng một lúc 12 kênh tín hiệu, tại các vòng quay lớn, mức 1500 v/phút, tốc độ trích mẫu của thiết bị đặt tương ứng 25kS/S/C (đo 1 kênh - channel, đo biến dạng), 25.6 kS/S/C cho các kênh đo rung động, 1 vòng quay trích đo 1024 mẫu. Kết quả đo được hiển thị nhanh trên màn hình và lưu trữ dưới dạng file EXCEL đã thể hiện hiệu quả và tính khả thi của giải pháp. 2.2. Trích mẫu các tín hiệu đo Từ đặc tính kỹ thuật của DAQ NI-9237 đo biến dạng: tốc độ trích mẫu 50 kS/S/Ch (Channel - kênh đo), còn tốc độ trích mẫu của DAQ NI-9234 là 51.6 kS/S/Ch cho nên khi trục động cơ quay với một vận tốc góc n (vòng/phút) nhất định, số mẫu trích đo và ghi lại cho một chu kỳ của các kênh đo từ hai hệ thống thành phần sẽ khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu của PGS. TSKH. Đỗ Đức Lưu và ThS. Hoàng Văn Sĩ [1, 2] đã chỉ ra sai số cơ bản, khó khắc phục trong xử lý tín hiệu đo rung động xoắn từ nguyên nhân sai số trích mẫu. Có 3 phương pháp trích mẫu có thể triển khai: (a) giữ nguyên tần số trích mẫu của bộ DAQ, Fs (Hz, S/S) khi đó trích mẫu theo khoảng thời gian nhất định (Ts = const); (b) giữ Fs =const (DAQ không thay đổi cấu hình), số lượng mẫu không đổi (Ns = const); (c) giữ Fs =const, đặt số lượng mẫu Ns thay đổi theo vòng quay thực tế của động cơ. Phương pháp (a) sẽ cho ta một lượng mẫu đo được thay đổi theo vòng quay của động cơ trong một đơn vị thời gian không đổi. Khi động cơ quay nhanh hơn, lượng mẫu trích được sẽ lớn hơn lượng mẫu ở tốc độ đặt ban đầu (giả thiết đặt chuẩn cho 01 chu kỳ làm việc). Ngược lại, khi động cơ quay chậm đi, lượng mẫu trích ra không đủ thông tin cho 01 chu kỳ làm việc. Về bản chất của quá trình, chúng ta sẽ không đủ thông tin, còn về kết quả xử lý FFT sẽ cho sai số rất lớn [1,2]. Phương pháp (b)- cho kết quả sai số lớn, nhưng theo chiều ngược lại so với phương pháp (a). Phương pháp (c)- cho ta lượng thông tin đúng, đủ về một chu kỳ hoạt động của đối tượng. Khi động cơ quay nhanh, số lượng trích mẫu trong một chu kỳ sẽ ít đi, còn khi động cơ quay chậm lại, số lượng trích mẫu sẽ tăng lên, tuy nhiên thông tin vẫn đủ cho 01 chu kỳ làm việc. Để đảm bảo được kỹ thuật trích mẫu và lưu lại dữ liệu theo phương pháp này, cần có thêm thiết bị đo để có thông tin về vòng quay ở chế độ trích mẫu. Khi đó, với phương pháp trích mẫu lại (Resampling) tập dữ liệu thu được cho đủ 01 chu kỳ làm việc, số lượng mẫu Ns không đúng 2k cần thiết (dùng cho thuật toán FFT), ta phân chia lại lượng mẫu trên theo phương pháp gần đúng (xấp xỉ hàm, tuyến tính hóa) để có được tập mẫu mới đủ cho 01 chu kỳ làm việc và đồng thời giúp cho tính FFT được chính xác. Với phương pháp luận trên, nhóm tác giả đã thiết lập cấu hình trích mẫu Ns theo vòng quay khai thác của động cơ (Ns =f(n)). Công thức này dễ dàng thu được qua việc liên hệ giữa Fs, n và chu kỳ công tác của quá trình. Trong thực tế, do trên động cơ có đồng hồ điện tử đo vòng quay của động cơ nên chúng tôi nhập vòng quay hiển thị trên đồng hồ điện tử vào chương trình để tiến hành lưu lại dữ liệu. Tuy nhiên, trong tương lai giải pháp hoàn thiện nhất là có thuật toán xác định vòng quay của động cơ qua thiết bị đo rung động (pha hoặc một trong hai kênh đo vị trí góc xoắn) tương ứng. Giải pháp được tự động hóa bằng thuật toán và phần mềm tương ứng. 2.3. Đồng bộ hóa trong trích mẫu và lưu trữ các tín hiệu đo Trích mẫu và lưu dữ liệu Ns=f(n) cho tất cả các dạng tín hiệu đo cần được đồng bộ hóa. Giả thiết việc truyền dữ liệu đã được đồng bộ tới CPU qua WiFi Router. Việc đồng bộ hóa dữ liệu phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của bộ phát WiFi Router. Tuy nhiên, trong quá trình đo và lưu trữ thông tin, mỗi DAQ có bộ đếm thời gian và song song với từng kênh có hỏi thêm chúng ta ghi riêng cho từng kênh cột thời gian tương ứng (trích mẫu) hay không. Chúng tôi thấy rằng các kênh đo trên cùng một DAQ có cùng cột thời gian trích mẫu, có nghĩa chúng đã được đồng bộ, còn các kênh khác nhau do các bộ DAQ khác nhau có sự lệch pha trong trích mẫu, điều này là lô gic. Tuy nhiên, việc đồng CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 50 - 4/2017 8 bộ hóa thời gian ở đây cần được hiểu là tiến hành đồng thời cùng một thời điểm xuất phát cho đo và lưu trữ dữ liệu của các kênh cùng một lúc, còn số lượng mẫu lưu trên file mềm sẽ khác nhau. Thực tế đo và lưu trữ dữ liệu thực hiện trên cơ sở thuật toán và phần mềm triển khai. Thiết lập cấu hình đo, ghi được tự động nhận dạng trong lập trình LabView, tương ứng với các kênh đo được xây dựng. Trong quá trình xây dựng code cho lưu trữ dữ liệu đo được, chúng ta có thể sử dụng các modul (VI) có sẵn trong LabView Express, hoặc có thể lập trình code bậc thấp. Chúng tôi nhận thấy việc lập trình qua LabView Express rất thuận tiện, nhanh chóng và đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Trên hình 3 thể hiện giao diện file lập trình lưu trữ dữ liệu trong LabView cho một tín hiệu hình sin có nhiễu, tốc độ động cơ 600 v/phút, tần số trích mẫu thiết lập Fs =2048 S/S, độ dài file trích mẫu gồm Ns = 205 mẫu tương ứng cho chu kỳ làm việc. Trên giao diện hiển thị vị trí lưu file dữ liệu (path - đường dẫn) và số lượng lần ghi lặp lại chế độ thử nghiệm (21 lần) tương ứng với 21 chu kỳ lặp, đo cùng chế độ, nối tiếp nhau. Điểm lưu ý là chúng ta ghi dữ liệu vào dạng nào để sau này dễ gọi ra và xử lý chúng trong phần mềm tương ứng. Chúng tôi đặt nhiệm vụ lưu dữ liệu và xử lý chúng sau này trong Matlab hoặc LabView, hoặc thậm chí xử lý nhanh trong bảng tính Excel. Do vậy, dạng dữ liệu được chúng tôi lựa chọn cho lưu trữ là *.xls, tương ứng cấu hình khai báo trong code của file lưu dữ liệu (save) được thể hiện trên hình 4. Trên hình 4 thể hiện nội dung khai báo code của phần mềm lưu trữ, trong đó ô filename đưa đường dẫn chỉ đến vị trí lưu trữ và tên tệp sẽ lưu trữ, Save to one file - lưu trữ chỉ vào tên một file, Use next available filename - sử dụng tên file như cũ nhưng thêm số thứ tự của các file lặp tiếp theo (ví dụ TEST_WRITE_N300_1, -2, - 3,...). 2.4. Đọc dữ liệu từ file lưu trữ dưới dạng *.txt trong LabView [3] Khi lưu trữ dữ liệu lớn để xây dựng mô đun đọc tệp tin (Read file), chúng ta phải kiểm tra xem nội dung của file và kết quả đọc có đúng hay không. Trong bài báo này chúng tôi xin trao đổi một tình huống đã gặp mà quá trình tìm kiếm lời giải đã đúc kết kinh nghiệm, xin được giới thiệu với độc giả. Tập dữ liệu đo được lưu trữ dưới dạng file *.xls, bao gồm một số cột dữ liệu cho các kênh đo và một kênh thời gian tương ứng (phụ thuộc vào cấu hình đo được lưu lại). Khi thiết lập cấu hình cho code đọc dữ liệu từ file lưu trữ (trước đây lưu dưới dạng *.xls) theo LabView Express (hình 5), và hiển thị chúng trên đồ thị, chúng tôi thấy đồ thị bị cắt bỏ một đoạn, không đủ một chu kỳ làm việc. Chúng tôi kiểm tra file nguồn trên *.xls, hiển thị trên đồ thị của Excel thấy vẫn đủ cho một quá trình. Hình 3. Giao diện lập trình lưu trữ dữ liệu đo trong LabView dưới dạng *.xls Hình 4. Đặc điểm khai báo lập trình lưu trữ dữ liệu đo trong LabView dưới dạng *.xls Hình 5. Đặc điểm khai báo lập trình đọc (read) dữ liệu đo từ file dữ liệu dưới dạng *.txt LabView CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 50 - 4/2017 9 Như vậy, nguyên nhân do lập trình code đọc file dữ liệu chưa chuẩn, nhưng chưa chuẩn nằm khâu nào? Trong giải pháp tìm kiếm nguyên nhân, chúng tôi chuyển file dữ liệu *.xls từ excel sang file dữ liệu *.txt, có trong thực đơn lệnh Save As của word (chọn Text (Tab. Delimited)), sau đó với phần lập trình code trước đây có thể đọc dữ liệu từ file lưu trữ sang môi trường LabView đầy đủ. Kết quả được kiểm chứng cho các files dữ liệu có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Trong khai báo code đọc dữ liệu từ file *.txt, lựa chọn dạng file: text (LVM) và tích chọn Read genetic text file; chọn Delimiter (Tabulator). Phụ thuộc vào bảng dữ liệu đã lưu trữ xem có cột ghi thời gian hay không (First coloum is time channel), dòng tiêu đề (First row is channel name) có hay không mà ta có thể tích chọn vào các vị trí tương ứng (hình 5) 3. Kết quả và bàn luận Việc sử dụng ngôn ngữ lập trình LabView cũng như xây dựng thiết bị đo rung động hiện đại ở Việt Nam còn rất mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc xây dựng thiết bị đo rung động, với sản phẩm MVMS-VMU01 trong giai đoạn hiện nay đối với Việt Nam là sự cố gắng lớn không chỉ từ góc độ tài chính, mà kể cả công sức và sự tập trung cao độ của các nhà khoa học, công nghệ. Tuy vấn đề nhận biết tưởng chừng nhỏ, dễ thực hiện nhưng để có được lời giải, chúng tôi đã mất nhiều thời gian trăn trở, tìm kiếm, thử nghiệm, hiệu chỉnh. Nhờ có công nghệ phần cứng của NI hiện đại, chuẩn công nghiệp đo lường đối với các dòng sản phẩm đo thời gian thực và phần mềm lập trình đồ họa LabView thân thiện, cộng với sự trợ giúp nhiệt tình của các chuyên gia tư vấn NI-ASEAN (ở Việt Nam đã có đại diện), chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống đo rung động hiện đại cho nghiên cứu phát triển máy tàu biển cũng như các máy công nghiệp khác. Trên cơ sở hệ thống đo MVMS- VMU01, hệ thống phần mềm sẽ được xây dựng nâng cấp cho các mục đích nghiên cứu phát triển khác nhau như rung động, giám sát, chẩn đoán cũng như cân bằng động tại Việt Nam. Kết quả đo thử trên tổ hợp D-G với hệ thống đo trên được thể hiện trên hình 6. Các vấn đề trong bài báo đã nêu và giải quyết thành công có thể được áp dụng với mức độ khác nhau trong xây dựng các hệ thống đo khác sau này. Trong xây dựng các hệ thống đo, giám sát lớn, phức tạp sẽ liên quan đến giải pháp công nghệ truyền thông dưới hệ thống mạng IoT (Internet of Things), đây là giải pháp công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0). Các vấn đề còn lại chắc chắn có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ của các dự án xây dựng thiết bị đo cụ thể. 4. Kết luận Hệ thống đo rung động đa kênh MVMS-VMU01 gồm các kênh đo rung động xoắn, rung động dọc trên trục quay theo phương pháp đo biến dạng kiểu tem dán, sử dụng truyền tin WiFi và các kênh đo rung động thẳng, rung động góc dưới dạng các tín hiệu tương tự và một kênh đo pha để đồng bộ hóa các tín hiệu theo thời gian làm việc của động cơ. Bài báo luận giải kết quả giải quyết khó khăn và hoàn thiện công nghệ truyền tin trong hệ thống đo bằng biện pháp sử dụng WiFi Router; giải quyết vấn đề trích mẫu đo, đồng bộ hóa tín hiệu đo và lưu trữ dữ liệu dưới dạng *.xls, đọc dữ liệu từ file lưu trữ (dạng *.txt) ra LabView để xử lý tín hiệu. Các kết quả trên đã được tích hợp và góp phần cho xây dựng thành công hệ thống đo rung động hiện đại MVMS-VMU01 mà nhóm tác giả đã xây dựng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Đức Lưu, Hoàng Văn Sĩ, Lê Văn Vang (2016), “Nghiên cứu mô phỏng sai số trong đo và xử lý tín hiệu mô men xoắn trên hệ trục chính diesel tàu thủy”. Tuyển tập các công trình khoa học đăng trong kỹ yếu Hội nghị quốc tế về KHCN Hàng hải, năm 2016 tổ chức tại Trường ĐHHH Việt Nam. [2]. Đỗ Đức Lưu, Hoàng Văn Sĩ, Lê Văn Vang (2016), “PROBLEMS AND RESULTS IN TORSIONAL VIBRATION MEASURING AND ANALYZING ON MARINE DIESEL ENGINE PROPULSION”. Tuyển tập Hình 6. Kết quả đo và hiển thị nhanh dữ liệu đa kênh trong thí nghiện đo rung động trên tổ hợp D-G 110 kW bằng hệ thống MVMS-VMU01

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf106_5539_2141543.pdf