Một số vấn đề tồn tại của hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện - Lê Mạnh Hùng

Tài liệu Một số vấn đề tồn tại của hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện - Lê Mạnh Hùng: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 1 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 15 - 2013 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, HOÀN THIỆN PGS.TS Lê Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Thanh Hùng Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam Tóm tắt: Hệ thống đê biển, đê cửa sông thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có tổng chiều dài khoảng 1.600km nằm trên địa phận của 13 tỉnh, thành phố. Qua quá trình hình thành, nâng cấp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa, các tuyến đê đã cơ bản được xác định về vị trí, quy mô, kích thước. Tuy nhiên, đã xuất hiện những mặt còn tồn tại về hệ thống đê biển của 13 tỉnh hiện nay như: sự chưa hợp lý của một số đoạn đê biển; các thiết kế chưa cập nhật được các nghiên cứu mới, cấu kiện bảo vệ mái; kết cấu chân đê biển chưa chuẩn hóa, cây bảo vệ đê chưa được quan tâm đúng mức; chưa có quy hoạc...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề tồn tại của hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện - Lê Mạnh Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 1 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 15 - 2013 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, HOÀN THIỆN PGS.TS Lê Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Thanh Hùng Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam Tóm tắt: Hệ thống đê biển, đê cửa sông thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có tổng chiều dài khoảng 1.600km nằm trên địa phận của 13 tỉnh, thành phố. Qua quá trình hình thành, nâng cấp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa, các tuyến đê đã cơ bản được xác định về vị trí, quy mô, kích thước. Tuy nhiên, đã xuất hiện những mặt còn tồn tại về hệ thống đê biển của 13 tỉnh hiện nay như: sự chưa hợp lý của một số đoạn đê biển; các thiết kế chưa cập nhật được các nghiên cứu mới, cấu kiện bảo vệ mái; kết cấu chân đê biển chưa chuẩn hóa, cây bảo vệ đê chưa được quan tâm đúng mức; chưa có quy hoạch các vùng bãi có thể trồng được rừng cây chắn sóng. Đặc biệt quy hoạch, thiết kế đê biển hiện nay chưa tính đến mực nước biển dâng do BĐKH, đê kết hợp giao thông. Bài báo này tập trung phân tích những mặt được và tồn tại của hệ thống đê biển 13 tỉnh từ Quảng Ninh tới Quảng Nam từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng hệ thống đê này trong tương lai. Summary: Total length of sea dike and estuary dike system of the provinces from Quang Ninh to Quang Nam is about 1.600km, this dyke system is located on the territory of the 13 provinces and cities. Through the process of formation, upgradation with the strong development of the social economy, urbanization sea dike systems have been identified on the location, scale, size. However, there exist problems on the sea dike system of 13 provinces at present, such as: the irrationality of sea dikes; designs have not been updated the new study; bank protection structure, toe structure are not standardized; plant forests used for protection of sea dyke have not been received proper care; there is not planning beach for growning trees to reduce wave. Specially, nowadays, planning and designing sea dyke have not been taking into account of sea level rise due to climate change, and sea dyke combination of traffic. This paper focused on analyzing real situation of the sea dike system in 13 provinces from Quang Ninh to Quang Nam in order to provide direction for the planning the sea dyke system. I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Nước ta có trên 3200 km bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam với hệ thống đê biển đã được hình thành củng cố qua nhiều thời kỳ. Hệ thống đê biển là tài sản quý của quốc gia, là hạ tầng cơ sở quan trọng đối với sự ổn định phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh cho cả nước nói chung và nhân dân vùng ven biển nói riêng. Với đường bờ biển dài là một thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế -xã hội của Người phản biện: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quỳnh đất nước, đặc biệt là vùng ven biển, có điều kiện tự nhiên thuận lợi và là cửa ngõ tiến ra biển, để đạt được mục tiêu mà chính phủ đã đề ra đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng ven biển. Hệ thống đê biển, đê cửa sông thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có tổng chiều dài khoảng 1.600 km thuộc địa phận của 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Quảng KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 3 Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Tuyến đê này đã phát huy tác dụng tốt trong nhiều năm qua, bảo vệ thành quả lao động, bảo vệ tài sản tính mạng của hàng chục triệu cư dân sống ven biển trước các biến động của thời tiết bất thường. Qua quá trình hình thành và phát triển với sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, hoạt động can thiệp của con người, nhiều đoạn bờ biển bị xói lở lấn sâu vào đất liền, phá hủy đê biển, đe doạ nghiêm trọng tới an ninh cũng như kinh tế xã hội vùng ven biển và cũng qua nhiều năm khai thác tuyến đê biển này, chúng ta đã thấy rõ một số bất cập trước những thay đổi điều kiện tự nhiên trong tương lai như: chưa hợp lý về tuyến đê tại một số địa phương; cấu kiện bảo vệ mái, kết cấu chân đê biển chưa chuẩn hóa; cây bảo vệ đê chưa được quan tâm đúng mức; chưa có quy hoạch các vùng bãi trồng cây chắn sóng; quy hoạch, thiết kế đê biển hiện nay chưa tính đến mực nước biển dâng do BĐKH, đê kết hợp giao thông, do vậy cao trình thường thấp, mặt cắt đê nhỏ so với yêu cầu. Để cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, thiết kế và xây dựng nâng cấp tuyến đê biển từ Quảng Ninh tới Quảng Nam trong tương lai, nhằm đáp ứng được yêu cầu là tấm lá chắn cho dải ven biển, vừa là bàn đạp để phát triển kinh tế biển, bài báo này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tuyến đê biển từ tỉnh Quảng Ninh đến Quảng Nam và những bất cập của nó. 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau (1) Phương pháp điều tra thực tế; (2) Phương pháp thống kê đánh giá; (3) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và tham vấn cộng đồng. Tất cả các phương pháp kể trên đều sử dụng hài hoà và vận dụng tốt trong nghiên cứu rà soát, điều chỉnh quy hoạch đê biển đối với 13 tỉnh ven biển từ Quảng Ninh- Quảng Nam. Đã thu thập bổ sung đồng thời tiến hành điều tra các tài liệu cơ bản về bản đồ, bình đồ (vị trí, quy mô bố trí không gian), ảnh viễn thám, hiện trạng dải cây chắn sóng, các công trình kè, cống dưới đê biển, số liệu thủy hải văn, định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển; các báo cáo, bản vẽ thiết kế đê biển ở các tỉnh và các cơ quan liên quan làm cơ sở lập rà soát quy hoạch đê biển. 3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÊ BIỂN VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG BẤT CẬP Hiện trạng đê biển trong vùng nghiên cứu được phân tích đánh giá theo các khía cạnh dưới đây. 3.1 Về tuyến đê Hầu hết các tuyến đê đều đi ra ngoài khu vực dân cư đã đáp ứng yêu cầu bảo vệ các công trình văn hóa, lịch sử, hành chính của các địa phương, bảo vệ các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác du lịch, dịch vụ. Cùng với các cồn cát tự nhiên, đồi núi, có nhiều đoạn đê biển đã được khép kín, kết hợp với hệ thống giao thông, tạo tuyến đường đi lại quanh vùng, phục vụ công tác kiểm tra, ứng cứu khi có lũ, bão lớn xảy ra, cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực. Việc đầu tư nâng cấp các tuyến đê cơ bản theo các tuyến đê cũ. Sau khi nâng cấp, nhìn chung tuyến đê biển đảm bảo chống được mực nước triều 5% KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 15 - 2013 trong bão cấp 9, cấp 10, một số đoạn đê biển chịu được bão cấp 12. Những tồn tại về tuyến đê: vẫn còn những tồn tại nhất định cần được sớm có kế hoạch khắc phục như: một số đoạn đê có dạng chữ U như khu vực cống 44 (Hình 3), cống Định Cư, cống Cá của tỉnh Thái Bìnhgây khó khăn cho đi lại; một số tuyến đê cong, cua, khúc khuỷu chưa trơn thuận. Một số tuyến đê đã nằm trong khu dân cư do nhân dân đã chuyển ra phía ngoài đê sinh sống, sản xuất từ nhiều năm nay như đoạn qua thị trấn Diêm Điền của đê biển 8 (Thái Bình) [3], đê Hải Phòng. Nhiều tuyến đê nằm sâu trong khu vực được bồi đắp nhiều năm rất rộng lớn, cần có tuyến đê quai phía ngoài phục vụ phát triển kinh tế, giao thông đi lại cũng như mở mang diện tích như đoạn từ K26+700 (cống Thụy Xuân 1) đến K31+700 (tại cống Quang Lang, tiếp giáp với cảng cá Tân Sơn), đoạn qua xã Điện Biên, Giao Thủy (Nam Định - Hình 2), tuyến đê Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa Một số tuyến đê chưa được nối với đê sông, đảm bảo sự liên tục, khép kín và thuận lợi cho công tác quản lý, xử lý ứng cứu hộ đê trong những trường hợp khẩn cấp lũ, bão lớn xảy ra, như tuyến đê 5 đoạn qua cống Tân Lập (Thái Bình) [2]. Nhiều đoạn đê trực diện với biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của sóng gió, bị sạt lở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống đê và công trình bảo vệ, cần có đê tuyến hai dự phòng như: đê biển Giao Thủy (Nam Định) đoạn Cống 8B đến cống Cai Đề; Cống 8B đến Cống Giao Phong (Hình 1); đê biển Hải Hậu (Nam Định) đoạn Hải Lý đến Hải Triều (K9+125; K16+100); Hải Triều đến Hải Hòa (K16+100; K21+300); Hải Thịnh (K24+000; K27+500); Nghĩa Phúc (K9+628 ; K11+150) [4]. Hình 1. Tuyến đê sát biển, cần có đê tuyến 2 ở Giao Thủy (Nam định) Hình 2. Tuyến đê nằm sâu trong vùng bồi, dân cư đã sinh sống ngoài từ nhiều năm (Nam Định) Hình 3. Đê dạng chữ U khu vực cống 44 đê biển 7 (Thái Bình) Hình 4. Khu vực dân cư chưa có tuyến đê bảo vệ Nghi Xuân (Hà Tĩnh) KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 5 Nhiều tuyến đê biển, đê cửa sông nằm rất sâu trong đồng: đê biển 6 (cách cửa sông 24 km), đê biển 7 (cách cửa sông 27 km) tỉnh Thái Bình [3], với đê Lệ Sơn (cách 27 km), đê kè Phù Hóa (20 km) tỉnh Quảng Bình [10] 3.2 Về mặt cắt hình học đê Đê biển Quảng Ninh - Quảng Nam do đặc điểm địa hình, địa chất, thủy hải văn và mục đích xây dựng đê khác nhau, nên kích thước hình học mặt cắt đê cũng khác nhau ở từng vùng. Có thể chia làm 3 vùng đê biển có những nét tương đồng như sau: Đoạn đê biển từ Quảng Ninh - Ninh Bình: có đặc điểm chung nền địa hình thấp thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình. Do nền địa hình thấp, biên độ thủy triều lớn, hàng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ bão, nên hệ thống đê biển, đê cửa sông đã hình thành từ lâu, được đầu tư nâng cấp nhiều lần. Đoạn đê biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh: có đặc điểm chung là nền địa hình thấp với các dải đồng bằng nhỏ hẹp. Do thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ bão, nên hệ thống đê biển, đê cửa sông đã được chú ý đầu tư nâng cấp trong những năm gần đây. Đoạn đê biển từ Quảng Bình tới Quảng Nam: gồm các tuyến đê đều ngắn, bị chia cắt bởi các sông, rạch, địa hình đồi cát ven biển. Đê biển vùng Bắc Bộ: Những đoạn trọng điểm đã được nâng cấp bằng nguồn vốn từ chương trình nâng cấp đê biển, nhìn chung đảm bảo chống được triều tần suất 5% với bão cấp 10. Các đoạn đê được nâng cấp có bề rộng từ 5-7m, mái phía biển được gia cố bằng bê tông đúc sẵn hoặc đá lát khan trên mái m = 3-4, mái phía đồng được trồng cỏ bảo vệ trong khung bê tông với mái m = 2-3. Chân được bảo vệ bằng hệ thống ống buy có chiều dài từ 1-2m. Những tồn tại: Có 257,5/484 km đê chưa đảm bảo cao trình thiết kế. Mái đê cũng có sự sai khác nhau giữa các vùng, các đoạn, đối với đê cũ chưa được nâng cấp, mái đê phía biển m = 2- 3, mái đê phía đồng m = 1,5 – 2. Về bề rộng mặt đê: còn 293,505 km đê rộng 4,0 - 4,5m; 79,171 km có chiều rộng < 3,0m, như các tuyến đê Hà Nam (tỉnh Quảng Ninh), đê biển số 5, 6, 7, 8 (Thái Bình) Đê biển từ Thanh Hóa - Hà Tĩnh: Những đoạn trọng điểm đã được nâng cấp bằng nguồn vốn từ chương trình nâng cấp đê biển và nguồn vốn khác, đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế. Bên cạnh đó còn nhiều đoạn đê chưa đáp ứng yêu cầu được nêu dưới đây. Những tồn tại: Còn 222,8 km/406,4 km đê thấp nhỏ, chưa đảm bảo cao trình chống lũ, bão theo tần xuất thiết kế (còn thiếu 0,5 - 1,0m). Mặt đê còn nhỏ: còn 29 km rộng 4,0m; 192km rộng 3,0-4,0m, 185,4km rộng dưới 3,0m; một số đoạn đê nhỏ hơn 2,0m. Mái đê: phía biển m=2 - 3, phía đồng m=1,5 – 2. Hình 5. Đê biển Tràng Cát Hải Phòng đoạn chưa nâng cấp Hình 6. Đê biển 6 Thái Bình KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 6 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 15 - 2013 Hình 7. Đê Hải Bình (Thanh Hóa) Hình 8. Đê tả Nghèn (Hà Tĩnh) Hình 9. Đê Tân Lý-Văn Lôi (Quảng Bình) Hình 10. Đê đông phá Đông (Huế) Đê biển từ Quảng Bình- Quảng Nam: đê có nhiệm vụ ngăn mặn, chống lũ tiểu mãn hoặc lũ sớm nên đê không đắp cao. Kích thước hình học chung của các tuyến đê chưa chuẩn mực, mái đê nhỏ thường từ 2-3 đối với phía biển và phía đồng thường từ 1-2. Những tồn tại: Còn 238,8km/563,5km đê chưa được đầu tư tu bổ nâng cấp nên còn thấp nhỏ, chưa đảm bảo cao độ thiết kế. Về chiều rộng mặt đê: còn 562km có chiều rộng mặt đê < 3,5m, trong đó 272km mặt đê chỉ rộng từ 1,5 - 3,0m. Về mái đê: độ dốc mái đê biến đổi lớn: mái phía biển m = 2 – 3 đối với đê đất, có m = 5 – 7 đối với đê cát; mái phía đồng thường m = 1–2 hoặc không có mái dốc (đê dạng kè không có mái phía đồng). Đánh giá chung: Qua thực tế kết quả rà soát hiện trạng tuyến và mặt cắt hình học đê của 13 tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh - Quảng Nam cho thấy, về cơ bản đê có cao trình thấp, mặt cắt hình học của đê còn nhiều đoạn chưa đảm bảo yêu cầu thiết kế. Cao trình và chiều rộng trung bình đê biển các tỉnh được ghi trong bảng 1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 7 Bảng 1. Thống kê mặc cắt hình học đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam Tỉnh Cao trình trung bình đê biển Chiều rộng trung bình đê biển Chưa nâng cấp Đã nâng cấp Chưa nâng cấp Đã nâng cấp Quảng Ninh 3.8-4.0 5.0 -6.0 2.0 -4.0 4.0 – 6.0 Hải Phòng 3.3 – 4.0 5.0 – 5.5 2.7 -3.5 4.5 – 6.0 Thái Bình 2.7 -4.0 4.5 – 4.8 2.5 -3.8 4.0 - 6.0 Nam Định 3.6 – 4.2 4.5 – 5.5 3.0 – 4.4 5.0 - 5.2 Ninh Bình 3.3 – 4.2 3.8 -4.7 5.0 - 6.0 Thanh Hoá 3.3 -3.7 4.0 -4.5 2.4 -3.3 5.0 -6.0 Nghệ An 2.5 - 3.5 4.0 – 4.9 2.0 - 3.0 4.0 – 5.0 Hà Tĩnh 3.7 – 4.2 4.5 – 5.0 3.0 – 4.0 5.0 – 6.0 Quảng Bình 1.8 - 2.5 3.0 – 3.5 2.0 – 3.0 3.0 - 4.0 Quảng Trị 1.9 – 2.3 2.3 – 2.6 2.0 – 3.0 4.0 – 5.0 Huế 1.2 – 1.5 1.0 – 3.0 3.0 – 5.0 Đà Nẵng 3.0 - 4.0 3.5 – 6.0 Quảng Nam 1.2 – 3.0 2.0 – 3.0 3.3 Về hệ thống cống dưới đê Tổng số cống dưới đê 807 cống, hầu hết được xây dựng từ những năm 1960 đến 1985. Phần lớn cống xây ngầm dưới đê, bằng đá, gạch xây, còn lại một số đúc bằng bê tông. Những tồn tại của hệ thống cống dưới đê: Hệ thống đê biển hiện có số lượng khá lớn cống dưới đê để thoát nước, tuy nhiên các cống này đã xuống cấp rất nhiều do các tác động của môi trường nước mặn và các sinh vật ăn mòn nên sự tồn tại của chúng chính là hiểm hoạ tiềm tàm do hiện tượng thẩm lậu vùng tiếp xúc giữa cống với đê, dưới nền cống. Trong số đó có 228 cống đã xuống cấp nghiêm trọng cần được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. Bảng 2 dưới đây ghi lại một số lượng cống dưới đê của các tỉnh và số cống cần sửa chữa gấp. Bảng 2. Thống kê số lượng cống dưới đê của các tỉnh STT Tỉnh/TP Tổng số cống Số cống cần nâng cấp, sửa chữa 1 Quảng Ninh 53 19 2 Hải Phòng 69 36 3 Thái Bình 102 4 Nam Định 45 16 5 Ninh Bình 22 20 6 Thanh Hóa 91 17 7 Nghệ An 44 25 8 Hà Tĩnh 122 26 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 8 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 15 - 2013 STT Tỉnh/TP Tổng số cống Số cống cần nâng cấp, sửa chữa 9 Quảng Bình 140 12 10 Quảng Trị 61 23 11 Huế 52 34 12 Đà Nẵng 13 Quảng Nam 6 TỔNG 807 228 3.4 Hiện trạng dải cây chắn sóng, chắn cát Tổng diện tích cây ngập mặn bảo vệ đê biển là 22194,7 ha, được chia ra làm 4 vùng, trong đó: Vùng 1 (Quảng Ninh) với tổng diện tích 10.148,0 ha: cây ngập mặn chủ yếu quần xã mắm biển, muối biển; quần xã sú + mắm biển và cỏ gấu biển; quần xã vẹt dù + đâng + trang và sú; quần xã giá + cóc vàng và sú + côi + cui biển và tra Vùng 2 từ Hải Phòng đến Ninh Bình với tổng diện tích 10.071,9 ha: với quần xã bần chua + ô rô + cói và sú; quần xã cây bụi thấp: sú phân bố trên các bãi bồi giàu cát lẫn bùn. Ngoài ra có quần thể mắm biển với số lượng nhỏ, quần thể rừng trồng trang, đâng, bần chua. Vùng 3 từ Thanh Hóa đến Quảng Bình với tổng diện tích 1.900,3 ha: cấu trúc loài quần xã đâng, trang chiếm ưu thế xen lẫn với một số loài vẹt dù và sú; quần xã bần chua + ô rô + cói; quần thể rừng trồng: đâng, bần chua. Vùng 4: Quảng Trị đến Quảng Nam với tổng diện tích 74,5ha: cấu trúc loài chủ yếu là quẩn thể đâng, quần xã trang, bần chua. Về cây trồng trên cát: Với tổng diện tích 3288,1 ha, chia làm 4 vùng như sau: Vùng 1: Quảng Ninh- Ninh Bình có diện tích 217,6 ha: phân bố nhỏ lẻ; thành phần loài chủ yếu: Phi lao, keo chịu hạn, bạch đàn, muống biển Nhìn chung diện tích có thể trồng cây vùng này còn rất ít, lựa chọn các loài có tác dụng phòng hộ cao như: phi lao, bạch đàn. Vùng 2: Thanh Hóa - Hà Tĩnh có diện tích 804,1ha: phân bố thành các dải dài chạy dọc ven biển; thành phần loài chủ yếu: Phi lao, keo chịu hạn, bạch đàn, muống biển, xương rồng. Diện tích trồng phi lao được mở rộng đáng kể trong những năm gần đây, một số nơi cây đã bị chặt phá để xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng. Diện tích đất có thể trồng là 48,9 ha, tập trung chủ yếu ở Nghệ An. Các loài có thể trồng gồm có: phi lao, bạch đàn, keo chịu hạn kết hợp với sương rồng, muống biển Vùng 3: Quảng Bình - Quảng Trị có diện tích 122,5ha:cây sinh trưởng và phát triển chậm; hiện tượng cát bay, cát chảy thường xuyên xảy ra; thành phần loài chủ yếu: Phi lao, xương rồng, cỏ lông chông. Vùng này cần bổ sung dinh dưỡng khi trồng cây. Làm hàng rào chắn gió, chắn cát, tạo các cơ khi trồng cây. Trồng nhiều loài cây, có cây bụi, cây thân thảo che phủ mặt đất. Dự trữ nước mặt vào mùa mưa để tưới cho mùa khô. Vùng 4: Thừa Thiên Huế - Quảng Nam có diện tích 2143,9ha: phân bố thành các dải dài chạy dọc ven biển.Thành phần loài chủ yếu: Phi lao, keo chịu hạn, bạch đàn, muống biển, xương rồng. Cây phi lao đã được trồng nhiều và diện tích tăng đáng kể trong những năm gần đây. Đối với vùng này còn nhiều diện tích có thể trồng cây trên cát bảo vê các dải cồn cát ven biển. Các loài có thể trồng gồm có: Phi lao, xương rồng, muống biển. Những tồn tại: Nhìn chung dải cây ngập mặn, cây chắn cát đã bị giảm nhiều dọc theo bờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các chế độ thủy động lực học biển đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Cần có những giải pháp khắc phục, đặc biệt là vấn đề giảm sóng tạo bãi trồng cây. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 9 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN 4.1 Giải pháp kỹ thuật Về tuyến đê: Với những tồn tại về tuyến như đã nêu, đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ điều chỉnh nắn tuyến, xây dựng khép kín tuyến. Qua nghiên cứu nhận thấy cần thiết điều chỉnh một số tuyến như sau: Đoạn đê biển vùng Bắc Bộ từ Quảng Ninh - Ninh Bình: quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về phát triển giao thông, nên các tuyến đê vùng này còn một số vị trí cần điều chỉnh cục bộ như: đê Tiến Tới, đê Đại Yên (Quảng Ninh), đê 5 đoạn qua cống Tân Lập, đê 7 đoạn cống 44, đê 8 đoạn qua thị trấn Diêm Điền (Thái Bình), xây dựng đê tuyến 2 đối với đê biển Nam Định Đoạn đê biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh: quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về phát triển giao thông, nên các tuyến đê vùng này cần điều chỉnh cục bộ một số vị trí: quy hoạch tuyến đê quai Nga Sơn, bổ sung vào chương trình củng cố và nâng cấp đê biển đoạn đê biển xã Quảng Thái, Hải Châu-Hải Ninh- Hải Lĩnh (Thanh Hóa), đê biển Nghi Xuân (Hà Tĩnh) Đoạn đê biển vùng Quảng Bình tới Quảng Nam: Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhưng các tuyến đê biển vùng này chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Điều chỉnh, bổ sung một số tuyến đê như: dải cồn cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, đê kè biển Hội An (Quảng Nam). Về mặt cắt hình học đê: Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vấn đề thiết kế đê chống được các ảnh hưởng của biển càng trở nên bức thiết. Mặt cắt hợp lý là mặt cắt đảm bảo cho tuyến đê an toàn trước các tác động của tự nhiên có xem xét các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và môi trường cho thời điểm hiện tại và dự báo được các phát triển tương lai. Trên cơ sở nghiên cứu các dạng mặt cắt điển hình đã áp dụng nâng cấp cho các tuyến đê, điều kiện địa hình, địa chất và các yếu tố liên quan, đề xuất kích thước hình học đại diện các tuyến đê như sau: Mái dốc phía biển: m = 3- 4; trường hợp có cơ đê giảm sóng đề nghị vẫn sử dụng m =3-4 cho cả mái trên và mái dưới. Mái dốc phía đồng: m = 2 ÷ 3. Chiều rộng mặt đê: áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển ban hành kèm theo Quyết định số 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ứng với từng cấp đê để áp dụng. Trường hợp kết hợp đường giao thông hoặc đường phục vụ các ngành kinh tế khác có thể mở rộng. Đối với những đoạn đê trùng với đường giao thông, để đảm bảo an toàn cho đường trong mùa mưa bão, lựa chọn giải pháp đặt đường giao thông ở phần cơ đê phía đồng. Các kích thước và tiêu chuẩn kỹ thuật đường vừa đảm bảo yêu cầu của ngành giao thông vừa đảm bảo độ bền vững trong môi trường ven biển, chịu tác động của dòng chảy, của nước mặn do sóng tràn qua đỉnh đê. Tường đỉnh đê phía biển: Hiện nay phổ biến sử dụng tường đỉnh đê phía biển cao hơn mặt đê khoảng 0,5 - 0,7m. Loại tường này có tác dụng hắt sóng, giảm sóng leo, sóng tràn, vừa đảm bảo cao trình đỉnh đê thiết kế, vừa giảm khối lượng đất đắp đỉnh đê. Tuy nhiên hiện nay chủ yếu là tường đứng, kết cấu nhỏ nên hiệu quả chưa thực sự cao, độ ổn định bản thân kém nên trong trường hợp phải nâng cao trình đỉnh đê theo yêu cầu mới cần xem xét loại hình tường đỉnh này phù hợp để hắt sóng tốt hơn, ổn định hơn. 4.2 Giải pháp quản lý Quản lý công trình: Quản lý công trình là khâu rất quan trọng để nâng cao hiệu quả và tăng tuổi thọ công trình. Tuyến đê là loại công trình chịu tác động thường xuyên của các yếu tố KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 10 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 15 - 2013 biển, đặc biệt là mưa lũ, bão, dễ phát sinh ra các hiện tượng xói, sạt lở, hư hỏng cục bộ. Nếu kịp thời phát hiện và sửa chữa sẽ đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình. Vì vậy trong quá trình quản lý vận hành công trình cần có cơ quan quản lý địa phương. Công tác kiểm tra theo dõi hoạt động của đê cần giao cho địa phương sở tại kết hợp quản lý cùng với các ban ngành liên quan để công tác vận hành đạt hiệu quả cao nhất. Hàng năm, địa phương cần bám sát các trương trình tập huấn về công tác quản lý đê điều của Trung ương (Cục Quản lý đê điều & PCLB chủ trì), địa phương (Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh chủ trì) để nắm bắt kịp thời các quy cách và phương hướng triển khai thực hiện của công tác hộ đê đảm bảo cho công trình an toàn ở mức cao nhất, đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo: Trong công tác phòng chống lụt bão, công tác dự báo và cảnh báo có vai trò rất quan trọng. Nếu dự báo, cảnh báo tốt và kịp thời sẽ giúp chủ động triển khai sớm được công tác phòng chống lũ lụt, giảm thiểu được hậu quả của bão lụt gây ra. Nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác dự báo, đầu tư thiết bị hiện đại, công nghệ, phần mềm phục vụ dự báo. Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực: Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn cho lực lượng làm công tác phòng chống bão lụt để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra còn phải định kỳ tổ chức hoạt động diễn tập phòng chống bão lụt ở địa phương để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bão lụt, khi triển khai thực tế không bị lúng túng. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng: Định kỳ tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về lũ lụt và các biện pháp chủ động phòng chống bão, lụt. Xây dựng và duy trì được đội quản lý đê nhân dân tại các địa phương nơi có tuyến đê đi qua. Xây dựng các chính sách hỗ trợ, khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức đã có thành tích trong công tác phòng chống lũ lụt, bảo vệ đê điều. Tăng cường phương tiện, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tổ chức hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia công tác phòng chống bão lụt: đầu tư phương tiện cứu hộ, cứu nạn hiện đại, trang bị máy tính và phần mềm hiện đại để phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo bão lụt. Cần định kỳ tổ chức hoạt động diễn tập để tăng cường tính hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia công tác phòng chống lũ lụt. Hoàn thiện và thực hiện kịp thời các chính sách xã hội trong cứu trợ và khắc phục hậu quả: Xây dựng hoàn thiện các chính sách xã hội trong công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả lũ lụt. Chủ động xây dựng các kế hoạch cứu trợ để khi có bão lụt xảy ra các địa phương chủ động triển khai các hoạt động cứu trợ kịp thời cho người dân trong vùng bị lũ lụt. Thực hiện trồng mới, khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng cây chắn sóng ven biển: Rừng phòng hộ, rừng cây chắn sóng ven biển có vai trò rất quan trọng đối với đê điều, nhất là trong điều kiện gia tăng mực nước biển; ngoài ra rừng phòng hộ và cây chắn sóng còn có vai trò cải thiện môi trường sinh thái. Trao đổi, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế để nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác phòng chống: Hàng năm phải tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng chống bão lụt của tỉnh; tổ chức các hội nghị trao đổi và học tập kinh nghiệm trong nước cũng như quốc tế để nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác phòng chống bão lụt. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua phân tích số liệu liên quan đến hiện trạng đê biển, chúng tôi có một số đánh giá kết luận như sau: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 11 Hệ thống đê biển nước ta nói chung và đê biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam nói riêng được xây dựng qua nhiều thời kỳ với từng mức độ và yêu cầu kỹ thuật khác nhau, do vậy nhìn chung trong toàn tuyến không đồng nhất về các chỉ tiêu thiết kế, nhiều đoạn cao trình đỉnh đê chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, kết cấu bảo vệ mái nhìn chung chưa tốt, nhiều đoạn đê cần phải được đầu tư, nâng cấp, nhiều đoạn phải nắn tuyến cũng như xây dựng đê phòng thủ, đê tuyến 2 Số liệu điều tra cho thấy, phần lớn đê được đắp bằng đất thịt nhẹ pha cát, những đoạn đê xung yếu, đê trực diện với biển đã được bảo vệ 3 mặt hoặc 2 mặt bằng các loại vật liệu kiên cố như tấm bê tông, đá xâyNgoài các đoạn đê trực tiếp chịu tác động của sóng, gió được bảo vệ kiên cố, hầu hết mái đê được bảo vệ bằng mái cỏ và có cây chắn sóng với các loại cây sú, vẹt, đước. Nhìn chung đê biển từ Quảng Ninh tới Quảng Nam nếu được khép kín, nâng cấp một số đoạn có cao trình quá thấm, thì toàn tuyến có khả năng chịu được triều 5% ứng với bão cấp 9, cấp 10. Kiến nghị Hệ thống đê biển là tài sản quý của quốc gia, là hạ tầng cơ sở quan trọng đối với sự phát triển ổn định kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh cho cả nước nói chung và nhân dân vùng ven biển nói riêng. Theo xu thế chung, xã hội ngày càng phát triển thì vùng kinh tế ven biển với những ngành kinh tế mũi nhọn sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với đất nước. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh, các vùng đất khu vực ven biển sẽ có quá trình thay đổi mục đích sử dụng một cách mạnh mẽ, các khu công nghiệp, các cụm cảng biển, các khu dân cư, các khu du lịch sẽ dần thay thế các khu canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản hiện tại. Do đó, cần có sự theo dõi liên tục, thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với từng vùng, từng thời kỳ, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chi cục quản lí đê điều Quảng Ninh, Báo cáo “Đánh giá hiện trạng công trình đê điều và phương án bảo vệ trọng điểm chống lụt bão năm 2011 tỉnh Quảng Ninh”, Quảng Ninh 2012. [2]. Chi cục quản lí đê điều Hải Phòng, Báo cáo đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều thành phố Hải Phòng trước mùa lũ bão năm 2012 và bảng chất lượng đê, kè, cống năm 2012, Hải Phòng 2012. [3]. Chi cục quản lí đê điều Thái Bình, Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình đê điều tỉnh Thái Bình trước lũ năm 2012, Thái Bình 2012. [4]. Chi cục quản lí đê điều Nam Định, Bảng “Thống kê hiện trạng đê biển tỉnh Nam Định và xây dựng kế hoạch đê biển đến 2015”, Nam Định 2012. [5]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình, Báo cáo “Chương trình thực hiện dự án nâng cấp đê biển Bình Minh”, Ninh Bình 2009. [6]. Chi cục quản lí đê điều Thanh Hoá, Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ năm 2012, Thanh Hoá 2012. [7]. Cục Quản lí đê điều và phòng chống lụt bão, Báo cáo “Sơ kết 4 năm thực hiện chương trình đầu tư, củng cố bảo vệ và nâng cấp đê biển”, Hà Nội 2011. 12 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 15 - 2013 [8]. Chi cục quản lí đê điều Hà Tĩnh, Hồ sơ phân loại và phân cấp hệ thống đê điều tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh 2012. [10]. Chi cục quản lí đê điều Quảng Bình, Bảng đề nghị phân loại, phân cấp đê tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình 2012. [12]. Chi cục quản lí đê điều Quảng Trị, Báo cáo “Tình hình thực hiện chương trình thực hiện nâng cấp đê biển tại Quảng Trị từ 2006-2012”, Quảng Trị 2012. [13]. Chi cục Thuỷ lợi và quản lí đê điều Thừa Thiên Huế, Báo cáo “Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển tỉnh Thừa Thiên Huế, 2012”, Huế 2012. [14]. Chi cục Thuỷ lợi và quản lí đê điều Đà Nẵng, Bảng “Tổng hợp tình hình đầu tư nâng cấp đê biển, đê cửa sông thành phố Đà Nẵng, 2012”, Đà Nẵng 2012. [16]. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2009): Báo cáo “Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống cống qua đê biển các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam”, Hà Nội, 2009. [17].Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2006, 2007, 2008): Dự án “Điều tra hiện trạng cồn cát ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận phục vụ công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai”. [18]. Tờ trình số 1742/BGTVT-KHDT của Bộ Giao Thông Vận Tải về việc kết quả rà soát kết hợp đường ven biển với đê biển. [19]. Đại học Thủy lợi: Báo cáo “Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý với từng loại đê và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ninh đến Quảng Nam”, Hà Nội, 2007. [20]. Viện Khoa học Thủy lợi Việt nam, Báo cáo “Xác định chiều cao sóng trong tính toán thiết kế đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam”, Hà Nội 2007. [21]. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Báo cáo “ Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ Quảng Ninh đến Quảng Nam”. [22]. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2011): Báo cáo “ Rà soát quy hoạch phòng chống lũ các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận”. [23]. Các quy hoạch ngành liên quan của 13 tỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpgs_ts_le_manh_hung_1_122_2217913.pdf
Tài liệu liên quan