Tài liệu Một số vấn đề nghiên cứu Hà Nội và những nhận xét sơ khởi qua nghiên cứu giai đoạn II: Xã hội học, số 4 - 1992
29
Một số vấn đề nghiên cứu Hà Nội và
những nhận xét sơ khởi qua nghiên cứu giai đoạn II
PHẠM BÍCH SAN
ó rất nhiều vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển Hà Nội. Nhưng là thủ đô, là trung tâm văn hóa và chính
trị của cả nước, vấn đề nổi lên hàng đầu phải chăng là: trong điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, sự
phân tầng xã hội ở Hà Nội đã diễn ra như thế nào, và sự phân tầng đó có thúc đẩy cho sự phát triển của đất nước
hay không là vấn đề có ý nghĩa lớn cần đặt ra nghiên cứu.
C
Và cũng có rất nhiều lý do để khẳng định tầm quan trọng của vấn đề trên. Ít nhất, để phát triển nền kỹ nghệ
hiện đại đòi hỏi phải có những nguồn tiềm lực được tập trung đủ lớn và có những nhóm người có năng lực cụ
thể thực thi việc phát triển nền kỹ nghệ đó Nhà nước và các cán bộ nhà nước có thể là một nguồn như vậy. Điều
này đã được triển khai nhiều năm qua ở Việt Nam. Nhưng còn có thể bổ sung rất hữu hiệu cho nguồn đó bằng
những nguồn khác như sự đổi mới tr...
6 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề nghiên cứu Hà Nội và những nhận xét sơ khởi qua nghiên cứu giai đoạn II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 4 - 1992
29
Một số vấn đề nghiên cứu Hà Nội và
những nhận xét sơ khởi qua nghiên cứu giai đoạn II
PHẠM BÍCH SAN
ó rất nhiều vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển Hà Nội. Nhưng là thủ đô, là trung tâm văn hóa và chính
trị của cả nước, vấn đề nổi lên hàng đầu phải chăng là: trong điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, sự
phân tầng xã hội ở Hà Nội đã diễn ra như thế nào, và sự phân tầng đó có thúc đẩy cho sự phát triển của đất nước
hay không là vấn đề có ý nghĩa lớn cần đặt ra nghiên cứu.
C
Và cũng có rất nhiều lý do để khẳng định tầm quan trọng của vấn đề trên. Ít nhất, để phát triển nền kỹ nghệ
hiện đại đòi hỏi phải có những nguồn tiềm lực được tập trung đủ lớn và có những nhóm người có năng lực cụ
thể thực thi việc phát triển nền kỹ nghệ đó Nhà nước và các cán bộ nhà nước có thể là một nguồn như vậy. Điều
này đã được triển khai nhiều năm qua ở Việt Nam. Nhưng còn có thể bổ sung rất hữu hiệu cho nguồn đó bằng
những nguồn khác như sự đổi mới trong những năm vừa qua đã cho thấy. Tiếp đó, sự phát triển đòi hỏi ngoài sự
gia tăng sản xuất còn cần phải tạo được công ăn việc làm, đặc biệt là cho những người trẻ tuổi, có một sự phân
phối lại hợp lý thu nhập và giảm thiểu tình trạng nghèo khổ. Cuối cùng, cũng cần phải hình thành nên nột sự
đồng tình (consensus) dân tộc và điều đó cũng bao gồm từ việc chấp thuận một sự tập trung tài sản trong từng
thời kỳ nhất định như một sự cần thiết tạm thời, chấp nhận những thay đổi cần thiết về phương diện lối sống,
chấp nhận một tư duy mới.
*
* *
Cuộc nghiên cứu Hà Nội giai đoạn II đã được triển khai với việc xác lập biến số phụ thuộc là sự phân tầng xã
hội thành năm tầng lớp trong các dân cư thủ đô:
- Tầng lớp cao
- Tầng lớp trung lưu cao
- Tầng lớp trung lưu giữa
- Tầng lớp trung lưu dưới
- Tầng lớp dưới
Sự phân tầng này được xem xét trên hai bình diện. 1. Trước hết, đó là sự tích tụ vật chất của các hộ gia đình
trong dân cư Hà Nội và 2. Những mô hình văn hóa đặc trưng của các tầng lớp dân cư đó. Có nhiều chỉ báo để
đo sự tích tụ vật chất nhưng trong cuộc nghiên cứu này hai nhóm chính được đề cập tới. Nhóm chỉ báo về thu
nhập cố gắng xác định những khoản thu hàng tháng, được giới hạn về thời gian từ đầu năm 1992 trở lại đây và
giới hạn cụ thể trong tháng tám, tháng trước khi cuộc nghiên cứu được tiến hành, mà người ta cảm
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1992
30 Một số vấn đề nghiên cứu Hà Nội ...
thấy tiện lợi có thể công bố được. Các khoản thu nhập cá nhân gồm thu nhập từ lương và phụ cấp hay từ nghề
chính, thu nhập từ những việc làm thêm có được từ cơ quan, thu nhập từ những nguồn có liên quan đến nghề
được đào tạo, thu nhập từ những nguồn không có liên quan đến nghề được đào tạo và cuối cùng là những khoản
thu nhập khác. Trong phần thu của hộ gia đình có đề cập đến hai mục khác nữa là các khoản lãi suất và sự giúp
đỡ của người thân.
Song song với nhóm chỉ báo về thu nhập là các chỉ báo về tài sản mà hộ gia đình sở hữu và một số chi tiêu
căn bản của họ. Trong các tài sản, nhà ở và các công trình phụ được xem xét cặn kẽ và cố gắng xác định tình
trạng sở hữu của chúng. Tiếp đó là phương tiện đi lại nghe nhìn, các sắm sửa thường nhật và chi tiêu dành cho
việc ăn uống. Cũng tìm hiểu cả mục đích của việc vay nợ trong quá khứ cũng như dự định vay nợ trong tương
lai. Những chỉ báo này được triển khai với hy vọng chúng sẽ cung cấp các thông tin bổ sung xác nhận về khả
năng kinh tế của các hộ gia đình.
Khía cạnh văn hóa được xem xét chủ yếu thông qua kiến thức, thái độ và cách ứng xử của gia đình đối với
việc học hành của con cái với các chỉ báo đề cập tới mức quan tâm của phụ huynh, mức đầu tư của họ cho con
học tập (kể cả ở nhà trường lẫn các hình thức học thêm), ước vọng của họ với tương lai của con mình. Ở đây
nhiều chỉ báo cụ thể, nhưng đôi khi rất quan trọng, đã được triển khai như: tiêu chí để lựa chọn nhà trường cho
con học, sự nắm biết được các chi phí tối thiểu cho việc học ở trường v.v... Bổ sung cho nhóm chỉ báo này là
nhóm các chỉ báo về tiêu dùng văn hóa của gia đình như mua sách, báo, loại nhạc chọn nghe, loại tranh chọn
treo... Cuối cùng, trùm lên tất cả là một loạt các thử nghiệm thăm dò được đưa ra nhằm tìm hiểu mô hình văn
hóa của các gia chủ.
Sau khi cân nhắc chung, năm biến số độc lập có thể có tác động lớn hơn cả đến sự thành hình các tầng lớp
dân cư về mặt kinh tế được lựa chọn: 1 . Nguồn gốc xuất thân của từng thành viên, chồng và vợ, hình thành nên
gia đình, 2. Các trình độ học vấn và tay nghề họ có được thông qua các giai đoạn, 3. Nghề nghiệp và sự thăng
tiến nghề nghiệp của họ, 4. Sự tham gia vào các hoạt động chính trị, 5. môi trường nơi họ sinh sống. Cách tiếp
cận "lịch sử đời sống" đã được sử dụng để xây dựng nên các nhóm chỉ báo cụ thể nhằm xem xét sự hình thành
nên các cá nhân qua suốt thời kỳ sống của họ.
Vấn đề được cuộc nghiên cứu quan tâm nhất ở đây là dưới tác động của chính sách đổi mới, các nhóm xã hội
khác nhau đã được hình thành nên như thế nào. Nói chung, trong xã hội luôn luôn tồn tại các nhóm xã hội khác
nhau nhưng giá trị của chúng đối với sự phát triển kinh tế rất khác nhau tùy thuộc vào kiểu loại kinh tế định phát
triển. Sự phân tầng có thể diễn ra trên căn bản kinh tế do sở hữu, hoặc do tác động của thị trường. Sự phân tầng
cũng có thể diễn ra trên căn bản chính trị, tôn giáo hoặc theo một số căn bản khác. Trong điều kiện Việt Nam
quá trình công hữu hóa tư liệu sản xuất đã diễn ra trong nhiều năm và rất triệt để nên sự phân tầng trên căn bản
các nguồn sở hữu lớn là điều hết sức hạn chế. Sản xuất hàng hóa được phát triển trong những năm cuối đã đem
lại cơ hội cho một số nhỏ người vượt trội lên, nhưng những điều kiện nào cần thiết để dưới tác động của quá
trình sản xuất hàng hóa người ta có thể vượt trội lên được vẫn còn là điều chưa được sáng tỏ lắm. Cơ hội để tiếp
xúc và sử dụng các nguồn tiềm năng của nhà nước có thể là một điều kiện. Có được khả năng giao tiếp với thị
trường bên ngoài hay quen thuộc với các kỹ thuật, kinh nghiệm kinh doanh hiện đại có thể là một điều kiện
khác. Và cũng có thể đơn giản chỉ là nhà ở của một cá nhân nào, mà theo cách nói dân gian là tốt số, nằm đúng
trong một môi trường nơi hoạt động kinh doanh sôi nổi đem lại cho người ta một khả năng làm giàu.
Vậy còn có gì đọng lại để có thể phân biệt được các nhóm, các tầng lớp khác nhau đó
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1992
Phạm Bích San 31
ngoài các chỉ báo về kinh tế hay không và những cái đọng lại đó có thể ổn định để được tái tạo lại cho các thế hệ
tiếp nối hay không? Các nhóm vượt trội lên về kinh tế có chứng tỏ là có sự vượt trội lên về văn hóa, một điều vô
cùng cần thiết khi chúng ta bước vào kỷ nguyên thông tin và kiến thức, hay không và liệu đã có điều kiện cho
phép hình thành một tầng lớp trung lưu năng động làm cơ sở cho sự phát triển vững bền của xã hội hay không?
*
* *
Để trả lời hàng loạt các câu hỏi nêu trên, cuộc nghiên cứu Hà Nội II đã thăm dò 150 hộ gia đình với khoảng
300 bậc phụ huynh của các em học sinh lớp 9 tại ba trường phổ thông ở Hà Nội. Đối tượng là phụ huynh học
sinh lớp 9 (hệ mới) được chọn với giả định là phần lớn trong số họ ở khoảng tuổi từ 35 tới 50 những người đang
là lực lượng lao động nòng cốt của thủ đô và sẽ còn là như thế trong vòng mười năm sôi động sắp tới. Cũng giả
định tiếp là trong vòng gần 40 năm qua một hướng phát triển cơ bản của Hà Nội là hướng Ngã Tư Sở nơi có
những nhà máy với những tên gọi quen thuộc trước đây như Trung quy mô, Cao Xà Lá ... được dựng lên ngay
từ những ngày đầu trong niềm ước vọng công nghiệp hóa nhanh đất nước, nơi có con đường kiểu cao tốc đầu
tiên được thiết lập, nơi có những khu tập thể lớn được xây dựng nên trong thời kỳ hứng khởi sau ngày thống
nhất đất nước và cũng là nơi, cùng với kinh tế thị trường đã xuất hiện đoạn phố tập trung đầu tiên buôn bán hàng
kỹ thuật cao (đoạn phố Nam Đồng cũ). Một mặt khác, ở Hà Nội cũng có ba khu vực: Khu vực trung tâm lấy
tháp rùa làm tâm, khu vực giữa men theo vành đai Ngọc Hà Kim Mã, Đê La Thành, Ô Cầu Diễn..., khu vực
ngoài men theo vành đai Bưởi, Ngã Tư Sở, Bạch Mai, Vĩnh Tuy. Tại giao điểm giữa đường cắt Tháp Rùa Ngã
Tư Sở và ba khu vực nêu trên chọn ba trường phổ thông cơ sở gần nhất và tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên các
hộ gia đình theo bảng danh sách học sinh lớp 9. Các trường phổ thông cơ sở Trưng Vương, Tô Vĩnh Điện và
Thịnh Quang rơi vào trong mẫu.
Như vậy, mẫu được chọn ngẫu nhiên có chủ định. Trường Trưng Vương là một trường nổi tiếng từ lâu về sự
đào tạo học sinh của mình và giờ đây cũng được các bậc phụ huynh có điều kiện mến mộ. Các trường còn lại là
những trường bình dị như vô vàn trường khác của thủ đô. Mục tiêu trực tiếp của mẫu được thiết kế như vậy
nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự phân tầng về kinh tế trong mối tương quan với sự tái tạo văn hóa của các
nhóm xã hội khác nhau có. Tuy nhiên, tính đại diện của cuộc nghiên cứu Hà Nội chỉ hoàn toàn trọn vẹn nếu có
điều kiện thiết kế mẫu theo kiểu trên theo các hướng từ trung tâm ra Bưởi, Đội Cấn, Bạch Mai, Chợ Mơ và Vĩnh
Tuy.
Bên cạnh đó, cuộc nghiên cứu chọn mẫu còn được bổ sung bằng các cuộc nghiên cứu sâu thông qua phỏng
vấn dân và phỏng vấn nhóm tập trung các bậc phụ huynh học sinh cũng như các thầy cô giáo. Các nghiên cứu
sâu đó cho phép phát triển ra những vấn đề còn tiềm ẩn mà nghiên cứu chọn mẫu có thể không tính đếm được.
*
* *
Mặc dầu việc xử lý số liệu mới chỉ bắt đầu, qua quá trình làm sạch số liệu (data clean up) một số đường nét
xã hội của Thủ độ Hà Nội cũng đã hiện dần lên khá rõ.
Tại trường Trưng Vương, lượng mẫu đã rải khắp thành phố Hà Nội. Tại trường Tô Vĩnh Diện, độ tản của
mẫu thu hẹp rất nhiều và ở vòng ngoài cùng, trường Thịnh Quang, số mẫu rất tập trung quanh khu vực nhà
trường. Những người có mức quan tâm cao đến việc học hành của con cái và có điều kiện khá giả về kinh tế
không có chỗ ở theo những khu với những nét đặc trưng riêng cho giai tầng của họ.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1992
32 Một số vấn đề nghiên cứu Hà Nội ...
Việc tìm đến được nhà các học sinh là điều không đơn giản. Địa chỉ được bố trí tùy tiện nhiều khi phải có
người dẫn mới tìm đến được dù là vị trí ở ngay trong nội thành, khu trung tâm, trên đại lộ lớn, điều này không
thích hợp cho việc quản lý theo chức năng. Bù lại, Hà Nội bảo lưu khá lớn tính nông thôn truyền thống với việc
trong khu vực nhỏ mọi người biết nhau rất rõ và rất quan tâm đến nhau. Tín ngưỡng thờ ông bà được chấp nhận
gần như trong tất cả các gia đình, việc đi các lễ hội, đền chùa rất phổ biến trong khi đi nghỉ hè ít hơn nhiều và
chủ yếu là do cơ quan tổ chức. Thêm vào đó, loa truyền thanh mỗi phường hàng ngày đều đặn thông báo tin tức
để củng cố thêm các quan hệ theo kiểu cộng đồng.
Xuất xứ của người Hà Nội hiện nay gồm từ đủ mọi khu vực khác nhau, kể cả một số trở về từ nước ngoài.
Người Hà Nội gốc theo ước tính chiếm không quá 15% và có rất ít người đến từ khu vực phía nam. Sự di
chuyển định hướng về Hà Nội còn di động từ Hà Nội đi các khu vực khác để rồi lại trở về gần như không có: di
động hướng tâm như vậy sẽ đưa Hà Nội trong tương lai trở thành một thành phố cực lớn khác hẳn với các đô thị
còn lại ở miền Bắc Việt Nam. Sự hướng tâm như vậy cũng hạn chế các quan hệ ngang và giảm thiếu khả năng
di chuyển các chuyên gia có trình độ tương đối cao, mà ở Hà Nội có tương đối nhiều hơn, đến các khu vực khác.
Điều này cản trở việc hình thành nên một thị trường nhân lực và tay nghề chung cho cả nước, hạn chế sự lan
truyền nhanh và vững bền công nghệ mới.
Gia đình tại Hà Nội chủ yếu là các gia đình hạt nhân. Số lượng các gia đình ba thế hệ không đáng kể. Số con
phổ biến là hai con trừ nhóm sinh những năm đầu 40 và một số nhóm sống tại khu vực vành đai giữa và ngoại
thành có số con đông đảo hơn. Mức độ ly dị thấp nhưng số gia đình sống xa cách lớn hơn và điều này chủ yếu
liên quan đến việc đi làm ăn ở nước ngoài (chứ không phải ở trong nước). Sự hình thành gia đình có nhiều phần
ảnh hưởng của việc cùng quê và cùng nghề. Sự mất cân bằng giới tính được giải quyết bằng một số lượng lớn
nam giới từ các khu vực khác đến sinh sống tại Hà Nội.
Thu nhập khai báo từ khoảng 600.000 đồng đầu người trở lên có thể tạm coi là cao, từ 300.000 đến 600.000
đồng là trung lưu cao, từ 150.000 đến 300.000 đồng là trung bình, từ 80.000 đến 150.000 đồng là thấp và dưới
80.000 đồng có thể coi là nghèo khổ. Có điều, không thể tồn tại được tại Hà Nội nếu chỉ dựa vào đồng lương
nhà nước. Các thu nhập chủ yếu là ngoài lương. Nguồn thu nhập của các gia đình có thu nhập cao có quan hệ
nhiều với việc làm ăn quốc tế, kể cả trong nước lẫn ngoài nước. Chỉ có mỗi một trường hợp khai báo thu nhập
cao, trên 5.000.000 đồng/tháng, là thuần túy làm nghề mình được đào tạo với đối tượng trong nước (giáo viên
dạy thêm). Mức thu nhập giảm khi đi từ khu trung tâm ra các khu ngoại vi, điều có thể ảnh hưởng lớn đến việc
phát triển và quy hoạch lại đô thị. Chỉ có một trường hợp trong 147 hộ thông báo là có dự định vay tiền để phát
triển sản xuất.
Ảnh hưởng của những năm đổi mới là đối với nhóm công nhân và những người không được đào tạo nhiều.
Một số lớn trong họ đã ra về nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức trong những năm vừa qua (89, 90, 91) khi độ tuổi
trong khoảng 40-50. Trong số này có cả một số công nhân tay nghề bậc 7 và trên 7. Tuy nhiên, chỉ có một số
nhỏ là nằm trong tình trạng cần được hỗ trợ còn đa phần đều vượt qua được với thu nhập ít nhất là trên mức
lương nhà nước có thể trả cho họ. So với nhóm công nhân, nhóm có học đại học đời sống ổn định hơn so với
những năm chưa đổi mới. Nói chung, đời sống của tất cả đều có sự cải thiện rõ rệt. Có điều hầu như tất cả mọi
người đều chưa thỏa mãn với thu nhập của mình, kể cả những người có thu nhập cao nhất.
Các nhóm có thu nhập cao và có văn hóa cao đều rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Nhu cầu đầu
tư về văn hóa cho các thế hệ mai sau đã vượt qua được hàng rào hành chính của thể chế nhà trường mở theo
tuyến để hình thành nên những trường trọng
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1992
Phạm Bích San 33
điểm đào tạo học sinh với chất lượng cao hơn. Mặt khác, khái niệm học vấn giá rẻ hay không mất tiền là điều
không có và ở bất kỳ nơi nào các phụ khuynh cũng đều thấy sự cần thiết phải đóng góp thêm cho thầy cô giáo
có thể sống được với nghề dạy học và trên thực tế là họ đã đóng góp. Chỉ riêng chi phí đầu năm học của các hộ
gia đình, dù bình thường, cũng đã vượt quá số lương mà nhà nước trả cho các bậc cha mẹ. Việc học thêm không
còn là khái niệm tự nguyện nữa mà trở thành điều bắt buộc ngay tại các khu vực không có nhu cầu gì về một
học vấn chất lượng cao. Mở cửa cũng ảnh hưởng đến việc học thêm này với một số lượng đáng kể các gia đình
cho con học ngoại ngữ, mà trước hết là cho học tiếng Anh.
Trừ một số ít người thuộc về các tầng lớp nghèo ở khu vực ngoại ở người Hà Nội, phần lớn cho rằng học vấn
đại học là hết sức cần thiết. Nhiều người trong số họ có ý định là nhất quyết phải cho một con học hết đại học.
Tầm quan trọng của việc có một nghề tinh thông được họ đánh giá thấp hơn nhiều. Hình như quan niệm về học
đại lọc vẫn còn rất truyền thống: học để làm quan (nay là vào biên chế nhà nước), để được nhàn hạ. Trong khi
đó, quan niệm về một nền học vấn có tính thực tiễn vẫn chưa có gì là được phổ biến rộng rãi và ý thức về sự tốn
kém của học vấn đại học chưa hề có trong nhân dân (được nhà trường bao cấp, không phải trả tiền là câu trả lời
thường trực của các bậc phụ huynh có con học đại học).
Như vậy, nếu sự quan tâm đến học vấn là cao trong các tầng lớp cao và trung lưu cao thì một vấn đề quan
trọng bậc nhất của sự phát triển sẽ phải là hoàn thiện nội dung giáo dục để có thể nhanh chóng từ nay đến cuối
thế kỷ tạo nên một thế hệ ưu tú có trình độ tiếp cận được với thế giới và làm cơ sở cho sự phát triển của đất
nước trong thế kỷ tới. Nguồn gốc xuất thân về mặt địa lý không phản ánh được rõ nét về các sự thành đạt của cá
nhân trong cuộc sống. Nhóm ở trường Trưng Vương có thu nhập cao đại đa số lại là người từ các khu vực khác
đến sống tại Hà Nội. Nhóm người có gốc Hà Nội có một tỷ lệ cao hơn ở khu vực giữa và ngoài và đời sống của
họ cũng hết sức bình thường và không phải là nhóm trội. Phần nhiều họ đều xuất thân từ những giai tầng thấp
thời trước cách mạng hoặc là khu vực ngoại ô, mà nay là nội thành. Cũng chưa ghi nhận được những dấu hiệu rõ
nét về ảnh hưởng của gia thế đối với sự thành đạt hiện nay.
Sự tham gia hoạt động chính trị hình như không có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo nên các sản nghiệp lớn.
Đa số những người tham gia công tác đảng đều có một cuộc sống như những người khác trong cùng hoàn cảnh
của họ. Hình như, sự tham gia vào đảng có lẽ chỉ phát huy tác dụng cho việc tạo ra thu nhập khá khi kết hợp với
trình độ được đào tạo và khả năng sử dụng trình độ đó trong các hoạt động có liên quan đến kinh tế ngoài nước,
trong những ngành kinh tế có triển vọng hoặc quyền lực.
Học vấn là yếu tố quan trọng nhất, một điều kiện gần như có thể gọi là cần cho việc có thu nhập cao. Tuy
nhiên điều kiện đủ của nó là phải có nơi sử dụng học vấn đó. Rất đáng tiếc là đa phần chất xám đó được sử dụng
ở nước ngoài và bởi nước ngoài, hay trong các hoạt động có liên quan tới nước ngoài. Nền kinh tế trong nước,
các hoạt động khoa học nội địa vẫn còn trong điều kiện rất khó khăn để có thể sử dụng chất xám cao cấp vốn đã
tốn rất nhiều công sức để đào tạo. Số người có được trình độ đại học ở Hà Nội lớn, nhưng vấn đề đặt ra sẽ là nội
dung của bằng đại học đó là thế nào vì số người, ví dụ, biết thông thạo một ngoại ngữ trong đó là rất hiếm.
Môi trường sinh sống có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của các nhóm. Những khu vực nào có thể được
đều được đem ra sử dụng vào kinh doanh. Tình trạng của thủ đô là tất cả mọi người đều có khả năng tham gia
vào kinh doanh miễn là có một chỗ ở hè phố và
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1992
34 Một số vấn đề nghiên cứu Hà Nội ...
kinh doanh cò con là có lãi. Do vậy điều dễ nhận thấy là có sự hỗn loạn trong trật tự đô thị.
*
* *
Số liệu chưa xử lý xong nên diện mạo chính xác của các tầng lớp khác nhau tại Hà Nội chưa thể được trình
bày cụ thể bằng con số. Nhưng qua từng trang bảng hỏi vẫn thấy phảng phất dáng dấp riêng của những giai tầng
khác nhau đọng lại qua đời sống văn hóa của các gia đình. Có khi chỉ là một chỉ báo rất nhỏ: các gia đình tương
đối khá giả có quan tâm đến việc học hành của con cái đều có mua báo "Hoa học trò" cũng như không thích cho
con xem vi deo, cho đến những nhu cầu cao hơn: có treo tranh trong nhà. Nhóm vượt trội lên đó, về đa số trong
diện mẫu được xem xét, có sự vượt trội lên về văn hóa nhưng sự vượt trội đó, theo quan sát của tác giả, thấp hơn
nhiều so với các giai tầng tương đương của các quốc gia đã phát triển hoặc nhiều quốc gia đang phát triển khác
nhưng lại cũng hơn quá nhiều so với các nhóm khác ở Việt Nam. Như vậy, cần có sự điều chỉnh kịp thời để đẩy
nhóm vượt trội hòa nhập vào thế giới nhưng cũng hết sức cần thiết cấp bách phải nâng các nhóm khác đến một
khoảng cách thích hợp để đảm bảo sự ổn định trong xã hội. Tuy nhiên, cũng về mặt văn hóa hai nhóm đầu, cao
và trung lưu cao, có nhiều nét tương đồng trong khi ba nhóm còn lại rất giống nhau: sự hình thành một tầng lớp
trung lưu rộng lớn năng động đang chỉ ở vào thời điểm hết sức sơ khai.
Nếu vậy, hy vọng rằng từ sự điều chỉnh này sẽ xuất hiện một Hà Nội hào hoa mẫu mực về văn hóa cho dân
tộc, một thủ đô xứng đáng với hào khí Thăng Long trong thời buổi chuyển từ tinh thần ái quốc chính trị sang ái
quốc kinh tế, chuyển từ chiến tranh, mất ổn định sang hòa bình, phát triển và thịnh vượng.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_1992_phambichsan_9671.pdf