Tài liệu Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0026
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 40-47
This paper is available online at
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Phạm Quang Huân
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết dựa trên một số nét về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho giáo viên trung học cơ sở để xác định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng; trên cơ sở đó đưa
ra chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên trung học cơ sở với 2
module chính: (1) Xây dựng kế hoạch đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học
tập của học sinh; (2) Tổ chức thực hiện đánh giá; xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra đánh
giá năng lực. Dựa vào chương trình bồi dưỡng này, chúng ta có thể xây dựng tài liệu bồi
dưỡng chính quy và thống nhất trong toàn bộ hệ thống từ cấp trung ương đến địa phương
hoặc xây d...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0026
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 40-47
This paper is available online at
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Phạm Quang Huân
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết dựa trên một số nét về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho giáo viên trung học cơ sở để xác định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng; trên cơ sở đó đưa
ra chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên trung học cơ sở với 2
module chính: (1) Xây dựng kế hoạch đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học
tập của học sinh; (2) Tổ chức thực hiện đánh giá; xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra đánh
giá năng lực. Dựa vào chương trình bồi dưỡng này, chúng ta có thể xây dựng tài liệu bồi
dưỡng chính quy và thống nhất trong toàn bộ hệ thống từ cấp trung ương đến địa phương
hoặc xây dựng tài liệu bồi dưỡng theo nhu cầu của từng cơ giáo giáo dục; đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Đánh giá năng lực, năng lực, nâng cao năng lực đánh giá, xây dựng chương trình
bồi dưỡng, đổi mới giáo dục.
1. Mở đầu
Năng lực đánh giá học sinh nói chung và năng lực đánh giá học sinh theo hướng phát triển
năng lực nói riêng được nhiều quốc gia xem là một trong những năng lực thành phần của khung
năng lực nghề nghiệp giáo viên. Cho đến nay, vấn đề phát triển nghề nghiệp giáo viên cũng như
phát triển, nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên cũng đã được các nước quan tâm
nghiên cứu [4, 8, 10] nhưng việc xây dựng chương trình bồi dưỡng theo hình thức tập trung ít được
triển khai thực hiện mà chủ yếu tập trung hướng đến việc tạo điều kiện để cho giáo viên tự phát
triển chuyên môn nghiệp vụ của mình trong môi trường hoạt động nghề nghiệp thực tế tại cơ sở
trường học.
Hiện nay, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên ở Việt Nam vẫn đang được
tổ chức theo hai hình thức chủ yếu: bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng tại chỗ. Vấn đề đặt ra là làm
thế nào để nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên theo cả hai hình thức này trong bối
cảnh đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh [3, 5, 7]. Bài viết dựa trên một
số nét về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học cơ sở để xác
Ngày nhận bài: 8/2/2018. Ngày sửa bài: 9/3/2018. Ngày nhận đăng: 16/3/2018.
Liên hệ: Phạm Quang Huân, e-mail: huankhgd@gmail.com
40
Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao...
định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng; trên cơ sở đó đưa ra chương trình bồi dưỡng nâng cao năng
lực đánh giá cho giáo viên trung học cơ sở với 2 module chính: (1) Xây dựng kế hoạch đánh giá
và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh; (2) Tổ chức thực hiện đánh giá; xử lí
và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá năng lực.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập
Năng lực đánh giá học sinh của giáo viên là hết sức quan trọng, việc giáo viên thực hiện
nhiệm vụ đánh giá học sinh một cách hiệu quả hay không đều ảnh hưởng rất lớn đến chính năng
lực chuyên môn của giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục nhà trường nói chung. Tuy nhiên,
các nghiên cứu cũng cho thấy rằng giáo viên luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong quá trình đánh
giá của họ và do đó đưa ra những quyết định sai lầm. Thậm chí đáng lo ngại hơn là hầu hết giáo
viên thiếu kiến thức và kĩ năng đánh giá hiệu quả (Cizek, Fitzgerald, & Rachor, 1996; McMillan,
2001, trích dẫn ở Chen, 2005) [8]. Vì vậy, nhu cầu hình thành và phát triển năng lực đánh giá học
sinh để đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường gần đây đã được nhiều nhà giáo dục học
nhấn mạnh và đề cập trong các công trình của mình (Assessment Reform Group, 1999) [6].
Ở Mỹ, nền giáo dục đại học có tầm ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác nhưng giáo dục phổ
thông còn rất nhiều vấn đề và việc đánh giá học sinh được thực hiện theo đường hướng chuẩn năng
lực và cũng gặp nhiều bất cập. Tuy vậy, khi đánh giá năng lực, giáo viên phải có các năng lực đánh
giá thành phần liên quan đến các bước trong quy trình đánh giá [9]: (1) Năng lực miêu tả những
kì vọng của họ về thành quả học tập và năng lực học tập của học sinh; (2) Hiểu biết về các mục
đích đánh giá khác nhau; (3) Xác định hoặc thiết kế phương pháp đánh giá phù hợp; (4) Hiểu về
các đặc điểm thống kê của kết quả đánh giá và giải thích kết quả đó; (5) Lưu và phản hồi thông tin
về đánh giá cho các đối tượng có liên quan; (6) Biết và ứng dụng các chuẩn về đánh giá trên lớp;
(7) Hiểu và luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm về những hậu quả của đánh giá của GV cho học sinh
và gia đình học sinh.
Song hành với nhiệm vụ cho giáo viên thực hiện đánh giá năng lực, các nhà quản lí cũng có
trách nhiệm lớn hơn trước liên quan tới các khâu khác nhau của quá trình giảng dạy và đánh giá:
(1) Hiểu thế nào là hệ thống đánh giá tốt và thế nào là sử dụng đánh giá không hợp lí. Từ đó họ có
thể bảo vệ học sinh và giáo viên trước những chính sách không hợp lí; (2) Hiểu về các chuẩn đánh
giá; (3) Cùng thiết kế mục đích giảng dạy và kết hợp đánh giá và giảng dạy với giáo viên; (4) Đánh
giá giáo viên trong công việc đánh giá và đưa các nhận xét này vào bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên; (5) Sử dụng kết quả đánh giá cho việc giảng dạy tiếp theo; (6) Tạo điều kiện cho thông
tin được sử dụng đúng; (7) Hành động dựa trên kết quả đánh giá; (8) Thông báo kết quả đánh giá
cho các thành viên trong hệ thống giáo dục
Tại Australia, đánh giá dựa trên chuẩn đã được áp dụng phổ biến và nền giáo dục nhiều
bang đang chuyển dần sang hướng đánh giá theo chuẩn đầu ra. Trong hệ thống đánh giá như vậy,
giáo viên trở thành người đánh giá chính và năng lực đánh giá trở thành một năng lực được yêu
cầu ở giáo viên. Kumming và Maxwell (2004) liệt kê các chính sách hỗ trợ giáo viên như: (1) Có
các văn bản hướng dẫn về khung chương trình, khung đánh giá trước khi đánh giá; (2) Cung cấp
cho giáo viên rất nhiều cơ hội trao đổi về kết quả đánh giá làm rõ tiêu chí đánh giá.
41
Phạm Quang Huân
Ở Việt Nam, trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông đã được ban hành và đang được
áp dụng đánh giá giáo viên hành năm [1], năng lực đánh giá thể hiện rõ ở tiêu chí 15 của tiêu chuẩn
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự
đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học).
Từ các phân tích về tiếp cận đánh giá năng lực học sinh, chúng tôi cho rằng: Năng lực đánh
giá học sinh của giáo viên theo tiếp cận đánh giá năng lực là khả năng giáo viên vận dụng các kiến
thức, kĩ năng, thái độ và các phẩm chất cá nhân một cách tổng hợp để thực hiện hiệu quả nhiệm
vụ đánh giá năng lực học tập của học sinh trong các tình huống khác nhau theo yêu cầu, mục đích,
phương pháp, hình thức, nguyên tắc đánh giá năng lực học tập của học sinh.
Có thể khẳng định thêm rằng, không phải từ trước đến nay giáo dục chưa hướng đến hình
thành và phát triển năng lực học tập của học sinh hay giáo viên của chúng ta chưa có năng lực
đánh giá năng lực học tập của HS. Vậy nên, trong bối cảnh hiện tại, với mục đích cũng như hình
thức và phương pháp đánh giá năng lực học tập của học sinh chúng ta nên tìm kiếm con đường để
phát triển năng lực này ở giáo viên và hướng giáo viên đi theo đúng mục đích đã đặt ra - đánh giá
là để phát triển.
2.2. Vài nét về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học
sinh cho giáo viên trung học cơ sở
Năng lực đánh giá học sinh nói chung và năng lực đánh giá học sinh theo hướng phát triển
năng lực nói riêng được nhiều quốc gia xem là một trong những năng lực thành phần của khung
năng lực nghề nghiệp giáo viên. Cho đến nay, vấn đề nâng cao năng lực đánh giá học sinh không
được đề cập nhiều trong các nghiên cứu và thực hành giáo dục trên thế giới và Việt Nam. Trong
một báo cáo của OECD (2013) về vấn đề hỗ trợ phát triển năng lực giáo viên ở Châu Âu, việc
nâng cao năng lực giáo viên được xác định gồm những thành phần sau: (1) Xác định thực trạng
của vấn đề nâng cao năng lực giáo viên; (2) Khuyến khích sự tham gia tích cực của giáo viên vào
quá trình học tập và phát triển năng lực một cách hiệu quả. Có thể minh họa bằng chính sách của
Thuỵ Điển trong việc đề xuất một số cách thức khuyến khích giáo viên tham gia học tập và phát
triển năng lực chuyên môn trong suốt sự nghiệp của họ - bao gồm, ngoài năng lực trình độ được
đào tạo sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo giáo viên ban đầu, có một hệ thống đăng kí và
đánh giá, chứng nhận về học thuật và thực hành cho giáo viên có nỗ lực phát triển năng lực chuyên
môn tương ứng với các khoản trợ cấp của bang xứng đáng; (3) Thường xuyên đánh giá mức độ
phát triển năng lực của giáo viên với việc sử dụng bộ công cụ đánh giá phù hợp với mục đích và
chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên đã được xác định. Các hệ thống đánh giá sự phát triển năng
lực giáo viên tập trung vào quá trình phát triển năng lực trong đó đảm bảo tính đến số lượng các
hoạt động phát triển năng lực được thực hiện bởi từng cá nhân giáo viên. Ở một số nước hiện có
chính sách trả lương cao hơn cho những giáo viên đã tham dự một số giờ đào tạo và bồi dưỡng
nhất định mà không đánh giá tác động của khoá học đó đến giáo viên. Bằng cách này, một cơ hội
quan trọng để sử dụng tăng lương như là một khuyến khích để cải thiện hiệu suất trong lớp học là
bỏ lỡ (OECD, 2009); (4) Cung cấp các cơ hội học tập thường xuyên và lâu dài phù hợp với nhu
cầu của mỗi giáo viên về năng lực cần phát triển. Ví dụ ở Hà Lan, việc đảm bảo chất lượng của
giáo viên và sự phát triển nghề nghiệp là vấn đề thuộc về trách nhiệm của cả chính phủ, hội đồng
42
Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao...
trường và cá nhân giáo viên, dựa trên nền tảng của chuẩn quốc gia về nghề nghiệp giáo viên, với
vai trò dẫn đầu của các nghiệp đoàn và hiệp hội nghề nghiệp. Hồ sơ cá nhân về phát triển nghề
nghiệp của mỗi giáo viên là những yếu tố bắt buộc trong kế hoạch ngân sách và nhân sự của mỗi
nhà trường; đồng thời, một hệ thống trợ cấp và bậc lương được quy định một cách cụ thể nhằm
mục đích thúc đẩy việc đạt được các trình độ phát triển năng lực ngày càng cao hơn của giáo viên
ở đất nước này [11].
Ở Việt Nam, trong những năm qua, việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông được
tổ chức định kì với các bước bao gồm: (1) Tập huấn giáo viên cốt cán tại trung ương; và (2) Giáo
viên cốt cán tập huấn đại trà cho giáo viên ở cơ sở. Trong cả hai bước này, hình thức bồi dưỡng
giáo viên tại các lớp tập huấn là cơ bản trong đó nội dung thường bị áp đặt, định trước mà không
xuất phát từ nhu cầu, điều kiện thực tế của giáo viên nên tính ứng dụng của chương trình đối với
giáo viên là khá hạn chế, thậm chí xảy ra tình trạng một thời gian ngắn sau bồi dưỡng, các kĩ
năng, kiến thức được tập huấn bị rơi vào quên lãng hoặc ít có điều kiện áp dụng [3]. Chương trình
bồi dưỡng thường xuyên giáo viên do Bộ GD&ĐT đã ban hành (các Thông tư số 30, 31, 32, 33
ngày 08/8/2011 và Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 18/8/2011) với những đổi mới cả về
hình thức, nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Các nội dung bồi dưỡng được chia theo các yêu
cầu/năng lực cần đáp ứng của giáo viên so với chuẩn nghề nghiệp [7]. Tuy nhiên, trong chương
trình bồi dưỡng nói trên, nội dung bồi dưỡng về năng lực đánh giá học sinh của giáo viên nói chung
và năng lực đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng vẫn chưa được chú
trọng. Chẳng hạn như trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2011 [2], đã quy định nội dung về “Tăng cường năng lực
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh” gồm 2 module tự chọn với những nội dung cụ thể
bao gồm: (1) Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: (Vai trò của kiểm tra đánh giá; Các
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Thực hiện các phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh); Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học: (Kĩ thuật biên
soạn đề kiểm tra: xác định mục tiêu kiểm tra, hình thức kiểm tra, xây dựng ma trận đề kiểm tra,
viết đề kiểm tra, xây dựng hướng dẫn chấm; Kĩ thuật phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nâng cao
hiệu quả dạy học). Như vậy, thực tế cho thấy công tác bồi dưỡng năng lực đánh giá của giáo viên
ở nước ta hiện vẫn chỉ dừng lại ở một số chuyên đề tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường
xuyên hằng năm dành cho đối tượng giáo viên THCS trong đó nội dung bồi dưỡng chưa chú trọng
đến nâng cao năng lực đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh. Vì vậy, việc xây
dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên THCS là hết sức cần thiết;
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đang cấp bách hiện nay của Việt Nam.
2.3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho
giáo viên THCS
2.3.1. Xác định nhu cầu và xây dựng mục tiêu bồi dưỡng
- Tổ chức đánh giá nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên
THCS: xây dựng công cụ đánh giá nhu cầu gồm bộ tiêu chí đánh giá về năng lực đánh giá (dành
cho giáo viên tự đánh giá và đánh giá chéo dựa trên sản phẩm hoạt động, quan sát, dự giờ. . . ),
phiếu khảo sát và dàn ý phỏng vấn cán bộ quản lí, giáo viên. . . ; tổ chức đánh giá theo yêu cầu
bồi dưỡng của cấp trung ương (tổ chức trên phạm vi toàn quốc hoặc tỉnh/thành phố) hoặc cấp địa
43
Phạm Quang Huân
phương (tại từng trường hoặc cụm trường);
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng bồi dưỡng hoặc theo nhu cầu bồi
dưỡng. Theo cấp độ Sở/Phòng Giáo dục, mục tiêu nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nòng cốt
của địa phương bao gồm các cán bộ quản lí về hoạt động đánh giá học sinh hoặc các giáo viên
cốt cán tại trường phổ thông; điều này có thể giúp hình thành nên một đội ngũ chuyên sâu về hoạt
động đánh giá, đi đầu trong hoạt động này, có nhiệm vụ bồi dưỡng lại cho giáo viên tại các cơ
sở trường học về những vấn đề liên quan đến đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực
người học.
2.3.2. Xây dựng chương trình bồi dưỡng
- Nội dung chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng theo hình thức module để có thể
linh hoạt vận dụng cho các nhóm đối tượng hoặc theo nhu cầu của từng đơn vị tổ chức bồi dưỡng,
tập huấn.
- Cấu trúc nội dung chương trình bao gồm các module, nhưng cần chú trọng tính độc lập
nhất định đồng thời phải thống nhất trong một hệ thống toàn bộ cấu trúc của chương trình để đảm
bảo khả năng sử dụng linh hoạt các module này theo hướng nếu mục tiêu bồi dưỡng dành cho đối
tượng nào, với nhu cầu nào thì đều có thể tách ra để tập huấn hoặc theo tiến trình tổ chức tập huấn,
nhóm đối tượng nào có thể tham gia từ đầu đến cuối, nhóm đối tượng nào chỉ tham gia một hay
một số module. . . Nếu thực hiện theo hình thức như vậy có thể hạn chế được sự tốn kém về thời
gian và cơ sở vật chất tổ chức tập huấn và đặc biệt là tránh sự nhàm chán ở giáo viên tham gia tập
huấn bởi do thực tế cho thấy đối tượng và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh
ở giáo viên trung học cơ sở hiện nay là rất đa dạng và không đồng nhất.
- Cấu trúc nội dung chương trình nói chung và cấu trúc của mỗi module nói riêng cần được
xây dựng theo hướng hình thành năng lực, kĩ năng cho người học, theo đó, cần xác định các hình
thức và nội dung đánh giá kết quả người học đạt được trong và sau mỗi quá trình tham gia tập
huấn, bồi dưỡng.
Qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học
sinh cho giáo viên THCS như sau:
⋆ Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên trung học
cơ sở
* Đối tượng áp dụng: Giáo viên các trường THCS
*Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên THCS theo tiếp cận
đánh giá năng lực học tập.
- Mục tiêu cụ thể: Sau khi được tập huấn chương trình này, giáo viên THCS sẽ:
+ Phân tích được bản chất đánh giá năng lực học tập của học sinh.
+ Xây dựng được kế hoạch đánh giá năng lực học tập học sinh.
+ Đánh giá năng lực học tập của học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh tự đánh giá năng lực và đánh giá lẫn nhau.
+ Xử lí kết quả đánh giá năng lực học tập của học sinh.
+ Phản hồi đánh giá năng lực học tập của học sinh.
44
Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao...
+ Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh quá trình dạy học và báo cáo với các bên liên quan.
* Nội dung chương trình
- Khối lượng kiến thức:
+ Chương trình bồi dưỡng 50 tiết: lí thuyết 15 tiết, thực hành 35 tiết.
+ Hình thức bồi dưỡng tập trung theo cụm trường.
* Cấu trúc chương trình
Gồm 2 mô đun: Mô đun 1. Xây dựng kế hoạch đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá năng
lực học tập của học sinh và Mô đun 2. Tổ chức thực hành đánh giá, xử lí và sử dụng kết quả kiểm
tra đánh giá năng lực.
* Nội dung các mô đun
- Module 1. Xây dựng kế hoạch đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học tập của
học sinh.
+ Mục tiêu: Trình bày được bản chất đánh giá năng lực học tập học sinh, năng lực đánh giá
học sinh cho giáo viên theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập; Phân biệt sự giống và khác nhau
giữa đánh giá năng lực với đánh giá kiến thức và kĩ năng; Xây dựng kế hoạch đánh giá năng lực
học tập thông qua dạy học môn học; Thiết kế công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh.
+ Các nội dung cụ thể: Các khái niệm cơ bản về đánh giá năng lực học tập, năng lực đánh
giá của giáo viên; Mục đích đánh giá năng lực học tập; Phân biệt đánh giá năng lực với đánh giá
kiến thức và kĩ năng; Một số phương pháp, công cụ đánh giá năng lực học tập học sinh; Quy trình
thiết kế kế hoạch đánh giá năng lực học tập của học sinh; Thiết kế một số công cụ đánh giá năng
lực học tập học sinh thông qua dạy môn học ở trường THCS.
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá: Đánh giá sản phẩm của giáo viên; Quan sát; Điều tra và
phỏng vấn.
+ Tài liệu tham khảo.
+ Bài tập vận dụng.
- Module 2: Tổ chức thực hành đánh giá; xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá năng lực.
+ Mục tiêu: Thực hiện được kế hoạch đánh giá đã thiết kế; Đánh giá được một số năng lực
học tập thông qua dạy học môn học; Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; Xử lí
kết quả đánh giá năng lực học tập của học sinh; Phản hồi đánh giá năng lực học tập học sinh cho
người học và các bên liên quan.
+ Các nội dung cụ thể: Đánh giá hoạt động học tập trên lớp; Tổ chức hướng dẫn học sinh
tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; Thực hiện các kĩ thuật đánh giá trên lớp học; Vận dụng một số
phần mềm thông dụng để xử lí số liệu; Hướng dẫn cách phê bài và trả bài kiểm tra cho học sinh;
Hướng dẫn cách phản hồi cho các bên liên quan về kết quả đánh giá năng lực học tập của học sinh.
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá: Đánh giá sản phẩm của giáo viên; Quan sát; Điều tra và
phỏng vấn.
+ Tài liệu tham khảo.
45
Phạm Quang Huân
3. Kết luận
Những năm gần đây, công tác bồi dưỡng năng lực đánh giá của giáo viên ở Việt Nam vẫn
chỉ dừng lại ở một số chuyên đề tự chọn và được triển khai thực hiện trong chương trình bồi dưỡng
thường xuyên hàng năm dành cho đối tượng giáo viên THCS. Trong đó nội dung bồi dưỡng chưa
chú trọng đến nâng cao năng lực đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh. Vì vậy,
việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên THCS
là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đang cấp bách hiện nay của Việt Nam.
Dựa trên nội dung trọng tâm của chương trình bồi dưỡng ở trên, chúng ta cần tổ chức xây
dựng tài liệu bồi dưỡng chính quy và thống nhất trong toàn bộ hệ thống từ cấp trung ương đến địa
phương hoặc xây dựng tài liệu bồi dưỡng theo nhu cầu của từng đơn vị. Để làm được như vậy, cần
huy động đội ngũ tham gia xây dựng tài liệu bao gồm các chuyên gia từ các trường đại học, viện
nghiên cứu có chuyên môn về đánh giá học sinh nói chung và đánh giá học sinh theo tiếp cận phát
triển năng lực người học nói riêng; các cán bộ quản lí giáo dục từ Bộ, Sở, Phòng Giáo dục, cán bộ
quản lí tại các trường phổ thông hoặc giáo viên cốt cán đã tham gia tập huấn về đánh giá năng lực.
Bên cạnh đó, không thể thiếu công việc tổ chức công tác biên soạn và thẩm định tài liệu đã xây
dựng trước khi đưa vào bồi dưỡng thực tế cho giáo viên THCS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Thông tư Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, Số 30/2009/TT-BGDDT, ngày 22/10/2009.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011. Thông tư Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên trung học cơ sở, Số 31/2011/TT-BGDĐT, ngày 08 tháng 8 năm 2011. Truy cập tại
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-31-2011-TT-BGDDT-Chuong-trinh
-boi-duong-thuong-xuyen-giao-vien-127697.aspx.
[3] Nguyễn Thị Kim Dung, Đỗ Thị Thuận, 2017. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
trẻ theo hình thức học tập tại chỗ thông qua mạng internet. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Phát
triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”, Đại học Huế, 18.3.2017,
tr.78-86.
[4] Nguyễn Thu Hà, 2014. Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục:
Một số vấn đề lí luận cơ bản. Tạp chí Khoa học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 30,
Số 2 (2014) 56-64.
[5] Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2013. Nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện khung kiến thức chung về
đánh giá giáo dục và trọng tâm cho từng đối tượng liên quan. Báo cáo Hội thảo chương trình
READ, Nghệ An.
[6] Nguyễn Thị Thanh Mai, 2012. Đổi mới đánh giá giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của
học sinh - Những vấn đề cơ bản trong quy trình đánh giá năng lực ở giáo dục phổ thông tại
Việt Nam. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực
trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
[7] Nguyễn Thị Thu Thuỷ, 2009. Một số vấn đề về phương thức bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên phổ thông. Kỉ yếu hội thảo Tổng kết công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm
non, phổ thông.
46
Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao...
[8] Nguyễn Quan Thuấn, 2016. Đánh giá theo định hướng năng lực. Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 2 (2016) 68-82.
[9] American Federation of Teachers National Council on Measurement in Education
National Education Association (1990), Standards for Teacher Competence in Educational
Assessment of Students.
[10] Gervais, J., 2016. The operational definition of competency-based education. The Journal of
Competency-Based Education, 1(2), 98-106. doi: 10.1002/cbe2.1011.
[11] OECD, 2013. Suppoerting teacher competence development for better learning outcomes,
retrived at
teachercomp_en.pdf.
ABSTRACT
Some issues on the development of in-service training program
for improving lower secondary school teacher competence on student assessment
Pham Quang Huan
Institute of Educational Research, Hanoi National University of Education
The article identify the needs and objectives of in-service training based on the status
of capacity building for secondary school teachers; thus, proposes a training program with 2
main modules: (1) Developing student assessment plan and instrument for assessment of students
competencies; (2) Assessing, analyzing and using assessment results. Via implementing this
refresher program, we can develop formal and consistent refresher materials throughout the system
from the central to local levels or develop training materials according to the needs of each of these
schools; meeting the requirements of the general education innovations in the current period.
Keywords: Competency, competency-based assessment, teacher competence on student
assessment, improving teacher competence on student assessment, development of in-service
training, education innovations.
47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5102_pqhuan_9922_2123646.pdf