Tài liệu Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 278-280
278
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Nguyễn Thị Quê - Nguyễn Thị Toan
Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên
Ngày nhận bài: 05/12/2018; ngày sửa chữa: 18/12/2018; ngày duyệt đăng: 20/01/2019.
Abstract: The article mentions on: 1) Conflict between tradition and modernity, inherritance and
innovation in traditional ethical education for Vietnamese students today; 2) Conflict between the
higher and higher requirements for educating traditional moral values for Vietnamese students with
shortcomings in the education of moral values today; 3) Conflict in preserving traditional moral
values with negative impacts from the reverse side of globalization. Research results can be used
in teaching students.
Keywords: Conflict, tradition, modern, education, traditional ethical value.
1. Mở đầu
Mâu thuẫn giữa ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 278-280
278
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Nguyễn Thị Quê - Nguyễn Thị Toan
Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên
Ngày nhận bài: 05/12/2018; ngày sửa chữa: 18/12/2018; ngày duyệt đăng: 20/01/2019.
Abstract: The article mentions on: 1) Conflict between tradition and modernity, inherritance and
innovation in traditional ethical education for Vietnamese students today; 2) Conflict between the
higher and higher requirements for educating traditional moral values for Vietnamese students with
shortcomings in the education of moral values today; 3) Conflict in preserving traditional moral
values with negative impacts from the reverse side of globalization. Research results can be used
in teaching students.
Keywords: Conflict, tradition, modern, education, traditional ethical value.
1. Mở đầu
Mâu thuẫn giữa “truyền thống” với “hiện đại” phát
sinh một khi “truyền thống” xa rời, không gắn với “hiện
đại” đưa đến sự bảo thủ; ngược lại, nếu “hiện đại” không
đưa ra một nội dung có ý nghĩa cho cuộc sống thực tiễn,
làm nghèo nội dung nhân bản của con người thời “hiện
đại” sẽ bị đào thải và loại bỏ ra ngoài tính liên tục, không
thể trở nên “truyền thống” cho tương lai. Vì vậy, bài viết
tập trung nghiên cứu về: - Mâu thuẫn giữa truyền thống
với hiện đại, kế thừa và đổi mới trong giáo dục giá trị đạo
đức (GTĐĐ) truyền thống cho sinh viên (SV) Việt Nam
hiện nay; - Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao đối
với việc giáo dục GTĐĐ truyền thống cho SV Việt Nam
với những bất cập trong công tác giáo dục GTĐĐ truyền
thống hiện nay; - Mâu thuẫn trong việc giữ gìn GTĐĐ
truyền thống với những tác động tiêu cực từ mặt trái của
quá trình toàn cầu hóa.
Bài viết nghiên cứu về một số vấn đề đặt ra trong
công tác giáo dục GTĐĐ truyền thống cho SV Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mâu thuẫn giữa truyền thống với hiện đại, kế thừa
với đổi mới trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Toàn cầu hoá đã làm thay đổi nhiều giá trị đã từng
được xem là chuẩn mực trong đời sống cộng đồng. Nhiều
người không ý thức được rằng, các GTĐĐ văn hoá
truyền thống của mỗi dân tộc đều có sức sống riêng, tạo
nên bản sắc, tính đa dạng và sự khác biệt của chính dân
tộc ấy; vì vậy, nhiều người đã tiếp thu các tư tưởng văn
hoá ngoại bang một cách ồ ạt, không có chọn lọc “gạn
đục, khơi trong”. Hậu quả dẫn đến dễ quên lãng truyền
thống, mất phương hướng, lối sống gấp gáp, không tình
nghĩa, không còn lí tưởng... Điều đó trái với truyền thống
văn hoá dân tộc. Thực tế cuộc sống đặt ra cho công tác
giáo dục GTĐĐ truyền thống cho SV hiện nay là ngoài
yêu cầu trang bị kiến thức chuyên ngành đủ sức giải
quyết mọi vấn đề trong lĩnh vực của mình, cũng cần phải
giáo dục những GTĐĐ truyền thống để giúp SV có đủ
bản lĩnh vượt qua mọi thử thách để không trở thành
“bóng mờ”, “sao chép” của người khác.
Một trong những nội dung quan trọng của công tác
giáo dục GTĐĐ là kết hợp việc giáo dục các GTĐĐ
truyền thống với yếu tố hiện đại một cách biện chứng,
hợp lí; qua đó, xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Bởi lẽ, đạo đức như một cơ thể sống,
luôn diễn ra sự vận động biến đổi do hai yếu tố nội sinh
và ngoại sinh; trong đó, yếu tố nội sinh là chủ yếu, còn
yếu tố ngoại sinh là quan trọng. Nếu một nền giáo dục bị
khép kín, không giao lưu với bên ngoài giống như không
có sự trao đổi chất thì sớm hay muộn sẽ trở thành nền
giáo dục lụi tàn và cuối cùng “biến” khỏi nền giáo dục
nhân loại. Nhiệm vụ của những người làm công tác giáo
dục là kế thừa và phát huy các GTĐĐ truyền thống dân
tộc; đồng thời tiếp thu và kết hợp với những giá trị hiện
đại của thời đại (cả của trong nước và từ nước ngoài).
Điều đó giúp chúng ta vừa bảo tồn và phát huy sức mạnh
nội sinh của dân tộc, vừa làm chúng phong phú và lớn
mạnh hơn nhờ sức mạnh ngoại sinh; đào tạo nên một lớp
người mới có đủ khả năng và bản lĩnh thực hiện sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, tiến tới mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hoạt động văn hoá chính là hoạt động của con người.
Thông qua giáo dục mà văn hoá và các quy tắc, chuẩn
mực đạo đức được cá nhân nhận thức đầy đủ, góp phần
điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với chuẩn mực
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 278-280
279
đạo đức xã hội. Do đó, cần phải làm cho môi trường văn
hóa trong sạch và lành mạnh, bởi hiệu quả giáo dục văn
hoá liên quan trực tiếp đến môi trường văn hoá. Ngoài ra,
các yếu tố như: điều kiện KT-XH, cách thức tổ chức giáo
dục, mức độ tự giác của chủ thể... cũng là những nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục. Vì một khi
chủ thể tự nhận thức, tự đánh giá đúng mục đích, yêu cầu,
nội dung của quá trình giáo dục sẽ giúp mỗi cá nhân và
cộng đồng có được những hành vi ứng xử có đạo đức và
văn hoá đúng đắn. Có thể hiểu, giáo dục là động lực, con
đường cơ bản nhất cho sự hình thành, phát triển nhân
cách, phát triển năng lực sáng tạo của SV; là cầu nối
chuyển tải tri thức cho tuổi trẻ bước vào các nền văn
minh của nhân loại. Vì vậy, chăm lo giáo dục, đào tạo thế
hệ trẻ là vấn đề trung tâm của sự phát triển nhân văn,
nhằm gia tăng tốc độ phát triển đất nước.
Giáo dục GTĐĐ, văn hoá truyền thống cho SV trong
bối cảnh toàn cầu hoá là giúp họ “định vị” mình trong
không gian văn hoá cộng đồng, đặt họ vào môi trường
văn hoá lành mạnh; từ đó có sự định hướng, giáo dục
đúng cho sự phát triển, hoàn thiện nhân cách bản thân.
Nhận thức rõ điều này, Đảng và Nhà nước ta đã chủ
trương xây dựng và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tại Hội nghị lần thứ chín,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Đảng ta đã
khẳng định: “Trong thời kì mới, kế thừa, bảo tồn một
cách có chọn lọc các giá trị truyền thống là tất yếu; đồng
thời phải tập trung xây dựng những giá trị mới, những
thành tựu mới đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới
đất nước. Kế thừa và phát huy trong văn hoá luôn gắn
chặt với quá trình mở cửa, hội nhập, tiếp nhận các giá
trị của thế giới đương đại, để làm giàu các giá trị dân
tộc, nâng cao trình độ phát triển của văn hoá Việt Nam
lên tầm cao mới” [1; tr 57]. Tinh thần đó một lần nữa tiếp
tục được Đại hội lần thứ XI khẳng định: “Giữ gìn và phát
triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người
Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ” [2; tr 223];
đồng thời phải “mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế về văn hoá” [2; tr 226].
2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao đối với việc
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt
Nam với những bất cập trong công tác giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống hiện nay
Giáo dục GTĐĐ truyền thống cho SV trong bối cảnh
toàn cầu hoá đòi hỏi phải toàn diện. Sẽ là sai lầm khi nghĩ
rằng: chỉ cần trang bị kiến thức chuyên môn, thao tác kĩ
thuật, nghiệp vụ mà không chú trọng giáo dục nhân cách
cho SV. Giáo dục GTĐĐ truyền thống cho SV không
phải chỉ là vấn đề đơn giản mà riêng nhà trường có thể
tiến hành được, lại càng không phải “nhất thành bất
biến”. Đạo đức của con người không “tự nhiên sẵn có”
mà phải được rèn luyện có hệ thống, có quá trình; trong
đó, điều kiện chủ yếu phải thông qua lao động, nếu không
dựa trên lao động thì không thể phân biệt rạch ròi các tiêu
chuẩn cái đẹp, cái xấu; nhờ đó mà tư tưởng con người
ngày càng thêm phong phú. Có lao động thì con người
mới có cơ sở để xác định những giá trị hay phản giá trị
nhất trong đạo đức và văn hoá.
Trong bối cảnh công tác giáo dục GTĐĐ truyền thống
cho SV còn nhiều bất cập hiện nay, mặc dù chúng ta vẫn
nói giáo dục GTĐĐ là quan trọng; tuy nhiên, môn học này
vẫn chưa phải là môn học bắt buộc; giáo trình “chuẩn” lại
không có; đội ngũ giáo viên không được đào tạo cơ bản,
nên SV còn tồn tại ý nghĩ thờ ơ, xem nhẹ. Những bất cập,
yếu kém này đã và đang là lực cản lớn đối với công tác
giáo dục GTĐĐ truyền thống cho SV Việt Nam hiện nay.
2.3. Mâu thuẫn trong việc giữ gìn giá trị đạo đức truyền
thống với những tác động tiêu cực từ mặt trái của quá
trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và
kinh tế tri thức, toàn cầu hoá đã trở thành xu thế khách
quan, có tác động mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực kinh
tế, mà còn ở các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá giáo
dục. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan vừa
có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa
có đấu tranh. Cụ thể:
2.3.1. Toàn cầu hoá tạo ra sự bất công và phân hoá giàu
nghèo ở các nước phát triển và đang phát triển
Do xuất phát điểm của các nước khác nhau, các nước
giàu, phát triển chiếm ưu thế mạnh về vốn và công nghệ
khiến các nước nghèo không có khả năng cạnh tranh bởi
công nghệ lạc hậu và hàng hoá, dịch vụ không đa dạng,
phong phú. Đây là một “sân chơi” không công bằng do
sự định sẵn của kẻ mạnh dành cho kẻ yếu và vô hình
chung làm cho các nước nghèo lại càng nghèo thêm.
Chính vì thế, nhiều nước châu Phi, khu vực Mĩ Latinh,
thậm chí cả những nước châu Âu phản ứng quyết liệt và
đòi tẩy chay toàn cầu hoá. Trong lĩnh vực kinh tế: P.G.
Petrat, một nhà báo, nhà kinh tế học Mêhicô đã thông tin:
“... trong 500 xí nghiệp lớn nhất thế giới, có 224 của Mĩ,
46 của Nhật Bản, 23 của Đức. Nếu tính cả châu Âu con
số cũng chỉ là 138” [3; tr 48]. Vì vậy, với những nước
kém và đang phát triển thì nguy cơ lệ thuộc về kinh tế,
văn hoá, chính trị rất dễ xảy ra.
2.3.2. Các giá trị văn hoá tinh thần, đạo đức truyền thống
có nguy cơ bị biến dạng và xu hướng hình thành lối sống
thực dụng, vị kỉ, lai căng gia tăng
Hội nhập quốc tế là một nhu cầu khách quan, đòi hỏi
tất cả các quốc gia phải “mở cửa”, giao lưu với cộng đồng
thế giới để đón nhận và tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ
của nhân loại. Việt Nam cũng không nằm ngoài thông lệ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 278-280
280
này. Xét trên góc độ bản sắc văn hoá, đã xuất hiện những
dấu hiệu đáng lo ngại, sự du nhập ồ ạt của những ấn phẩm
độc hại, các quan niệm sai trái, lối sống vị kỉ, lai căng... đã
đầu độc không ít nhận thức và thẩm mĩ trong thế hệ trẻ và
gây nên những “biến thái” về nhân cách, lối sống. Nó chứa
đựng nguy cơ phá vỡ hoặc làm băng hoại những giá trị văn
hoá đạo đức truyền thống đã được tích tụ và tạo nên bản
sắc văn hoá dân tộc. Chuẩn mực để đánh giá về cái đẹp
trong tư tưởng, đạo đức, lối sống, trong đời sống văn hoá
xã hội nói chung, SV nói riêng không tránh khỏi những
“nhiễu loạn”, thậm chí có sự xuất hiện những xu hướng
tiêu cực đi ngược lại các GTĐĐ truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung
ương Nguyễn Khoa Điềm đã từng nói: “Nếu không xác
định bản sắc văn hoá của dân tộc và không tổ chức tốt
quản lí quá trình văn hoá hiện đại thì bất cứ sự hội nhập
văn hoá nào cũng mang sẵn nguy cơ của bản giao ước với
quỷ Mê-phi-xtô” [4; tr 76].
Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hoá còn làm “nghèo
nàn hoá” ngôn ngữ, bởi một khi dân tộc bị đồng hoá vào
văn hoá quốc gia và lớn hơn là văn hoá toàn cầu thì ngôn
ngữ bản địa sẽ dần biến mất và thay vào đó là ngôn ngữ
chung của cộng đồng. Ngôn ngữ là cái thể hiện bản sắc
của dân tộc, ngôn ngữ mất đi thì những thông tin quý giá
về dân tộc cũng sẽ bị biến mất. Theo các nhà ngôn ngữ
học, từ xưa đến nay có khoảng 30.000 ngôn ngữ bị biến
mất. Tại Australia có 250 ngôn ngữ (cuối thế kỉ XVIII)
nay chỉ còn lại 20 ngôn ngữ; hàng năm, trên thế giới có
10 ngôn ngữ bị tiêu vong cùng với nền văn hoá dân tộc.
Ngôn ngữ mất đi thì giá trị truyền thống dân tộc cũng sẽ
“cáo chung” theo. Như vậy, trong tương lai, việc bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc đã, đang và sẽ
còn trở thành vấn đề nan giải đối với các quốc gia, dân
tộc chậm phát triển, trong đó có chúng ta.
2.3.3. Khuynh hướng coi nhẹ các giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc
Một hệ quả khác mà toàn cầu hoá mang lại là thị
trường hàng hoá với số lượng lớn, giá rẻ và đa dạng về
chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho mọi tầng lớp
trong xã hội và làm thay đổi tâm lí, nhân cách sống của
không ít người, đặc biệt là giới trẻ. Tâm lí coi trọng các
giá trị vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần dẫn đến việc
hình thành lối sống hưởng thụ, thực dụng, xa hoa, lãng
phí. Lối sống chạy theo những giá trị vật chất dẫn đến
nảy sinh tâm lí hướng ngoại, sính ngoại...; từ đó, hình
thành một bộ phận thanh, thiếu niên có lối sống buông
thả, bạo lực, tình dục... xa lạ, trái ngược với những giá trị
nhân văn của dân tộc, xa rời bản sắc văn hoá dân tộc.
Một thực tế đáng lo ngại nữa là xu hướng chạy theo
đồng tiền, vì tiền mà làm nhiều việc phạm pháp, buôn gian
bán lận, coi nhẹ cuộc sống gia đình. Thực tế gần đây cho
thấy, tình trạng tội phạm hình sự ở nước ta vừa qua gia
tăng đến mức nghiêm trọng cả về số lượng và tính chất
nguy hại so với trước đó, như: khủng bố cá nhân, bắt cóc
trẻ em, tống tiền, buôn bán phụ nữ, môi giới mại dâm... và
đặc biệt là phụ nữ phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên có
chiều hướng gia tăng. Đó chính là những vấn đề đã và
đang đòi hỏi những người làm giáo dục phải quan tâm.
3. Kết luận
Việc kế thừa và phát huy những GTĐĐ truyền thống
trong giai đoạn hiện nay đang là bài toán chưa có lời giải
chính thức cho những người làm giáo dục. Đây thực sự là
một bài toán khó đòi hỏi toàn xã hội phải chung tay, có sự
phối hợp chặt chẽ giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”
với mục tiêu cao cả là khôi phục lại những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc.
Tất cả những yếu tố trên đang là trở ngại rất lớn cho việc
giáo dục GTĐĐ truyền thống cho SV. Đó là những mâu
thuẫn giữa lí luận và thực tiễn; giữa trang sách với cuộc
đời; giữa mục tiêu, định hướng giáo dục của Đảng, Nhà
nước với những bất cập mà thực tế đặt ra đối với công tác
giáo dục GTĐĐ truyền thống cho SV Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004). Tài
liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[2] Đảng cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật.
[3] Hồ Sỹ Vịnh (2008). Giao lưu văn hóa thời hội nhập.
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[4] Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên, 2002). Xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[5] Đảng cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật.
[6] Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002). Văn
hóa với thanh niên - Thanh niên với văn hóa - Một
số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật.
[7] Phạm Ngọc Trung (2010). Văn hóa thời đại toàn
cầu. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[8] Thành Duy (2002). Vai trò văn hóa đạo đức trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường Việt Nam. Tạp
chí Triết học, số tháng 8, tr 25-29.
[9] Thái Duy Tuyên (2007). Phương pháp dạy học
truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 59nguyen_thi_que_nguyen_thi_toan_6373_2148429.pdf