Tài liệu Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công tác thiện nguyện ở nước ta hiện nay: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
3
Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện
công tác thiện nguyện ở nước ta hiện nay
Some issues about doing charity work in our country nowadays
PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
Nguyen Anh Tuan, Assoc.Prof., Ph.D.,
University of Social Science and Humanity – National University, Hanoi
Tóm tắt
Đạo Phật đã hình thành đời sống dân tộc Việt Nam những nhân cách sống vị tha, hiền lành, rất mực yêu
thương con người. Phật giáo cũng đã hình thành trong văn hóa dân tộc những nhân cách của các tăng ni,
phật tử sống xả thân thành nhân, hết lòng hết sức vì cộng đồng, cao thượng và truyền vào xã hội một
niềm tin yêu hướng thiện. Đạo Phật luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái. Từ khi truyền vào Việt Nam, tinh
thần cứu khổ cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi ở một quốc gia bị nhiều cuộc chiến tranh tàn
phá, thiên tai thường xuyên ập đến. Đây là nguyên n...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công tác thiện nguyện ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
3
Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện
công tác thiện nguyện ở nước ta hiện nay
Some issues about doing charity work in our country nowadays
PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
Nguyen Anh Tuan, Assoc.Prof., Ph.D.,
University of Social Science and Humanity – National University, Hanoi
Tóm tắt
Đạo Phật đã hình thành đời sống dân tộc Việt Nam những nhân cách sống vị tha, hiền lành, rất mực yêu
thương con người. Phật giáo cũng đã hình thành trong văn hóa dân tộc những nhân cách của các tăng ni,
phật tử sống xả thân thành nhân, hết lòng hết sức vì cộng đồng, cao thượng và truyền vào xã hội một
niềm tin yêu hướng thiện. Đạo Phật luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái. Từ khi truyền vào Việt Nam, tinh
thần cứu khổ cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi ở một quốc gia bị nhiều cuộc chiến tranh tàn
phá, thiên tai thường xuyên ập đến. Đây là nguyên nhân quan trọng giúp cho Phật giáo gắn chặt và đồng
hành cùng với dân tộc Việt Nam qua những dặm dài lịch sử. Hệ giá trị đạo đức Phật giáo đã được nhiều
thế hệ người trong lịch sử dân tộc tin tưởng và noi theo. Chính hệ thống giá trị này đã ngấm sâu vào tập
tính tình cảm, cơ chế tâm lý, tạo nên truyền thống dân tộc.
Từ khóa: Đạo Phật, giá trị đạo đức, thiện nguyện Phật giáo.
Actract
Buddhism has formed the living way of being altruistic, gentle and greatly human-loving in Vietnamese
people’s life. Buddhism has also formed in the national culture the characteristics of the monks, nuns
and true buddists living wholeheartedly for the community, being noble and infusing the society with a
belief in meliorism. Buddhism always promotes compassion and kindness. Since the introduction into
Vietnam, the spirit of saving the sufferings of the Buddha was widely promoted in a country frequently
damaged by many wars and natural disasters. This is an important reason for Buddhism to live a long
life and accompany with Vietnamese people through their long history. The Buddhist ethical system has
been trusted by many generations in the nation’s history. It is this system of values that has deepened
into the sentimental and psychological mechanisms, forming national traditions.
Keywords: Buddhism, ethical values, Buddhist charity.
Với tư tưởng từ bi, bác ái, vô ngã, vị
tha, Phật giáo Ấn Độ đã dễ dàng thâm nhập
vào Việt Nam từ rất sớm. Phật giáo Ấn Độ
được tiếp biến vào văn hóa Việt Nam từ
con đường Nam Á. Ngoài ra, văn hóa Việt
còn tiếp biến Phật giáo từ con đường Đông
Bắc Á với các thiền phái từ Trung Quốc.
Các giáo lý Phật giáo ấy cùng với nhân
cách các nhà sư đã tạo nên sự gần gũi giữa
Phật giáo và người dân. Bằng thuyết nhân
quả luân hồi, ở hiền gặp lành, Phật giáo
khuyến thiện, trừ ác, hiếu với cha mẹ, tôn
M T SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VI C THỰC HI N CÔNG TÁC THI N NGUY N
4
kính người trên, không tham lam, mong
quốc thái, dân an, hòa bình, hạnh phúc.
Phật giáo đã góp phần nâng cao đời sống
đạo đức xã hội. Nhân dân ta đã tiếp biến
Phật giáo như là một yếu tố tâm lý làm cân
bằng cuộc sống vốn khốn khó của mình.
Phật giáo đã củng cố và phát triển các giá
trị đạo đức trong nền văn hóa truyền thống
dân tộc Việt Nam. Từ khi Thiền tông ra đời
ở Trung Quốc với sự ảnh hưởng sâu rộng
của Phật giáo, ở Việt Nam các Phật phái
được hình thành và phát triển như phái Tỳ
ni đa lưu chi1, phái Vô ngôn thông2, phái
Thiền thảo đường3 và sau này là phái Trúc
Lâm thuộc thiền Nam tông đều theo
khuynh hướng Trung Quốc.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp,
thường xuyên bị thiên tai tàn phá, chiến
tranh liên miên. Do vậy, đời sống con
người vô cùng khổ cực vì phải thường
xuyên gồng mình chống chọi với sự tàn phá
của thiên tai, sự xâm lược của nhiều thế lực
ngoại bang. Khi vào Việt Nam, tinh thần vì
chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa
quyện cùng những triết lý sống của người
dân: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người
như thể thương thân”, “Một miếng khi đói
bằng một gói khi no”, Hay thậm chí là:
“Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm
phúc cứu cho một người”.
Đạo Phật luôn đề cao lòng từ bi, nhân
ái. Từ khi truyền vào Việt Nam, tinh thần
cứu khổ cứu nạn của đức Phật được phát
huy rộng rãi ở một quốc gia bị nhiều cuộc
chiến tranh tàn phá, thiên tai thường xuyên
ập đến. Đây là nguyên nhân quan trọng
giúp cho Phật giáo gắn chặt và đồng hành
cùng với dân tộc Việt Nam qua những dặm
dài lịch sử. Ngày nay, Việt Nam là quốc
gia đang phát triển và có nhiều thành tựu
nổi bật trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy vậy,
ngày càng có nhiều vấn đề xã hội bức xúc
nổi lên như tình trạng nhập cư ồ ạt vào các
đô thị lớn, môi trường bị tàn phá, nghèo
đói và thất nghiệp ở nông thôn, bệnh dịch
tái diễn liên tục, tệ nạn xã hội phát triển
mạnh, học sinh bỏ học, gia tăng khoảng
cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội
Các vấn đề xã hội này đang trở thành
thách thức cho nước ta hướng đến sự phát
triển bền vững. Như vậy, trước tình hình
đó, Phật giáo phải làm gì để giúp đỡ và là
chỗ dựa cho những hoàn cảnh gặp khó
khăn, bị tổn thương? Nếu thực hiện tốt,
Phật giáo sẽ góp phần hỗ trợ với nhà nước
thực hiện tốt an sinh và đảm bảo công
bằng xã hội. Thiết nghĩ, đây còn là cơ
duyên quan trọng để Phật giáo Việt Nam
gắn chặt với sự phát triển của dân tộc
trước mắt và tương lai.
Cùng với Nho giáo, Đạo giáo, Phật
giáo đã Việt hóa góp phần to lớn hình
thành những giá trị đạo đức cho nhân cách
văn hóa dân tộc giàu lòng nhân ái, yêu
thương con người và sống có tình có nghĩa,
giản dị và tiết kiệm. Lòng nhân ái là một
giá trị đạo đức trong văn hóa tinh thần
truyền thống Việt Nam. Nhân ái nghĩa là
yêu thương con người. Lòng nhân ái được
hình thành và phát triển trong văn hóa Việt
Nam chính trong cuộc sống lam lũ, khó
khăn hàng ngày. Nhân dân cảm thấy
thương mình và thương những người cùng
cảnh ngộ với mình. Trong lúc khó khăn,
hoạn nạn ấy, chính tình yêu thương, đùm
bọc, sẻ chia lẫn nhau đã giúp họ vượt qua
hoàn cảnh thực tại. Vì vậy, lòng yêu
thương con người “thương người như thể
thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ
cỏ” từ lâu đã trở thành nếp nghĩ, cách ứng
xử, triết lý sống của con người Việt Nam.
Người Việt thường “bán anh em xa, mua
láng giềng gần”, “xả thân thành nhân”, yêu
NGUYỄN ANH TUẤN
5
nước trước rồi đến yêu nhà sau, thương
người trước, thương mình sau. Trong lối
sống, người Việt khoan dung cho mọi “kẻ
chạy lại” và gìn giữ sự hòa hiếu. Nhân cách
văn hóa Việt Nam yêu cái đúng, ghét cái
sai, quý trọng cái tốt, căm ghét cái vô đạo
đức và đặc biệt người Việt có mỹ cảm vô
cùng sâu sắc. Các đức tính này đều được
cổ vũ từ các giáo lý từ bi, bác ái, vị tha của
nhà Phật. Chính vì vậy mà có nhận định:
“Trong giai đoạn Phật giáo là hệ tư tưởng
thống trị, nó đã góp phần đưa lại cho giai
cấp cầm quyền một đường lối trị quốc có
nhiều điểm tiến bộ. Đó là thái độ khoan
dung, độ lượng, chia sẻ và cảm thông
chung, có thái độ sống hướng đến tha nhân,
vì tha nhân” (6). Bởi thế, từ trước đến nay,
Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần
nhập thế hành đạo, thường xuyên tổ chức
các hoạt động từ thiện-xã hội, giúp đỡ
những mảnh đời chẳng may gặp khốn khó
và bất hạnh trong xã hội.
Các học thuyết giác ngộ và giác tha
khuyên mỗi người ăn hiền ở lành, cố gắng
liên tục và thường xuyên hãy tự nhận thức
và nhận ra cho được bản tính chân thực và
siêu nghiệm của bản thân. Trong triết lý
nhà Phật, tri thức tìm về bản thân là tri thức
tối cao của một nhân cách văn hóa để trước
hết là giác ngộ. Hãy nhận thức cho được
quy luật của trời đất, sống tiết dục để vượt
qua bến mê cập bờ giác ngộ. Phật giáo đã
khám phá ra quy luật Sinh, lão, bệnh, tử
của cuộc đời. Vì vô minh nên cứ chấp
trước về cái ngã. Học thuyết Niết bàn của
Phật giáo hướng mọi nhân cách văn hóa
giải thoát khỏi vô minh, ngã chấp, duyên
nghiệp. Do tu luyện tinh thần và đạo đức
mà con người trở nên có phẩm giá được xã
hội yêu thương, kính trọng. Trong giáo lý
của đức Phật, Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn
nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ) là con
đường dẫn đến sự giác ngộ, mà điều đầu
tiên phải thực hiện được là thực hành bố
thí. Ngoài ra, giáo lý Phật giáo cũng quan
niệm con người cần có lòng từ, bi, hỉ, xã
(Tứ vô lượng tâm), đây là nhân tố chủ yếu
giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ,
đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt
động của Phật giáo cho con người và vì
con người [4; tr.39]. Trong kinh Dược sư,
khi ngài A Nan hỏi bằng cách nào để thoát
khỏi những tai nạn, đức Phật trả lời: “Nếu
có chúng hữu tình nào ăn ở bất hiếu, ngũ
nghịch, hủy nhục ngôi Tam Bảo, phá hoại
phép vua tôi, hủy phạm điều cấm giới thì
vua Diêm Ma pháp vương tùy tội nặng nhẹ
mà hành phạt. Vì thế ta khuyên chúng hữu
tình nên thắp đèn làm phan, phóng sanh, tu
phước khiến khỏi được các tai ách, khỏi
gặp những tai nạn” [1; tr.99].
Như vậy, trong quan niệm của Phật
giáo, những việc làm như phóng sanh, tu
phước, làm việc thiện chính là con đường
để giúp con người có được một cuộc sống
bình an, thoát khỏi tai họa. Ngoài ra, các
kinh Khuyến phát Bồ đề Tâm văn, Diệu
pháp Liên Hoa kinh, đều nhắc đến tinh
thần vô ngã, vị tha, tức khuyên con người
sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết
thể hiện lòng nhân ái của mình đến với
người khác. Kinh Diệu pháp Liên Hoa, một
trong những bộ kinh quan trọng của Phật
giáo: “Dẫu cho tạo tội hơn núi cả/ chẳng
nhọc Diệu Pháp vài ba hàng” [2; tr.15], đã
đề cập đến công đức của người phát tâm từ
bi giúp chúng sinh: “Nếu Thiện nam tử!
Thiện nữ nhơn thành tựu bốn pháp, thời
sau khi Như Lai diệt độ sẽ đặng kinh Pháp
Hoa này: Một là được các đức Phật hộ
niệm, hai là trồng các cội công đức, ba là
trong chánh định, bốn là phát lòng cứu tất
cả chúng sanh” [2; tr.570]. Như vậy, theo
kinh này, khi con người hành thiện, làm
M T SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VI C THỰC HI N CÔNG TÁC THI N NGUY N
6
công đức sẽ có được kinh Pháp Hoa để
hướng dẫn tu tập và giải thoát. Tư tưởng
hành thiện vì chúng sinh được lập lại khi
một học giả Trung Quốc hỏi vị thiền sư về
cốt tủy của đạo Phật là gì và đã được nhà
sư ấy trả lời như sau: “Làm điều thiện/
không làm điều ác/ thanh lọc tâm ý/ đó là
lời Phật dạy” [6; tr.29].
Hoạt động từ thiện - xã hội không chỉ
là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu
nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một
biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã
hội của Phật giáo. Ở góc nhìn Tôn giáo
học, chức năng hỗ trợ xã hội được hiểu:
“Dù ít hay nhiều, con người thường phải
đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bai,
thiên tai, bệnh tật, cái chết của những
những người thân thuộc, yêu quí và cái
chết của chính bản thân mình. Trong những
lúc như thế, cuộc sống con người rất dễ bị
tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin
tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào
tuyệt vọng hơn. Một số tôn giáo còn cung
cấp cho con người những biện pháp cầu
nguyện, cúng bái thần linh trong niềm tin
rằng rằng những việc làm như vậy sẽ giúp
cải thiện được tình hình” [4; tr.14]. Ở đây,
chức năng này của tôn giáo không chỉ dừng
lại ở sự giúp đỡ con người bằng các liệu
pháp tinh thần như cúng bái, cầu nguyện,
tin tưởng,, mà còn biểu hiện thông qua
những hành động mang tính thực tiễn, nổi
bật là sự hỗ trợ vật chất của các tôn giáo
trong hoạt động hành đạo. Không chỉ có
Phật giáo, các tôn giáo lớn trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng cũng thể
hiện rõ nét điều này.
Giáo hội Phật giáo Việt nam suốt 37
năm qua kể từ ngày giáo hội được thành
lập đã lãnh đạo và tổ chức tất cả các hoạt
động Phật sự của khoảng 30.000 Tăng Ni
trong 15.000 tự Viện và 40 triệu Phật tử
trong toàn nước. Bên cạnh Giáo hội trung
ương, có 44 tỉnh, thành hội Phật giáo. Hội
đồng trị sự giáo hội trung ương gồm 9 ban
ngành viện chịu trách nhiệm về những mặt
hoạt động khác nhau: đó là các ban ngành
Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hoằng Pháp,
Văn hóa, Nghi lễ, Hướng dẫn Phật tử, Kinh
tế nhà chùa, Từ thiện xã hội, Phật giáo
quốc tế và Viện nghiên cứu Phật học Việt
nam. Mỗi ban ngành đều có nhân sự và trụ
sở tại mỗi tỉnh thành. Ba học Viện Phật
giáo Việt nam và 26 trường cơ Bản Phật
học cùng nhiều khóa chuyên môn ngắn hạn
hay dài hạn, đang đảm nhiệm giáo dục và
đào tạo Tăng ni. Trên toàn nước, Giáo hội
Phật giáo Việt nam đã xây dựng 25 bệnh
viện miễn phí, 655 phòng phát thuốc, 196
lớp học tình thương cho trẻ em đường phố,
116 nhà từ thiện. Số sách báo Phật giáo đủ
loại cứ tăng dần mỗi năm Bằng tinh thần
từ bi cứu khổ của Phật giáo và đạo lý “bầu
ơi thương lấy bí cùng” của dân tộc Việt
Nam, các tăng, ni, phật tử cả nước đã nỗ
lực: cứu trợ đồng bào bị lũ lụt tàn phá
thuộc các tỉnh miền Bắc, miền Trung và
đồng bằng sông Cửu Long; thăm và tặng
quà cho đồng bào dân tộc các tỉnh Tây
Nguyên, Tây Bắc; cứu trợ những nạn nhân
động đất ở Đông Nam Á, sóng thần và
động đất tại Nhật Bản; ủng hộ nhân dân
Cuba anh em; ủng hộ nạn nhân nhiễm chất
phóng xạ ở chernobyl, Liên Xô (cũ); xây
dựng nhà tình nghĩa, tình thương; ủng hộ
chiến sĩ biên phòng, hải đảo; thăm viếng
thương bệnh binh và bệnh nhân nghèo khó
tại các bệnh viện, trại tâm thần, nhà dưỡng
lão; chữa trị cho bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS; xây giếng, mổ mắt, tặng xe lăn
và xe đạp, tặng học bổng cho người nghèo;
xây cầu bê tông, đắp đường giao thông
nông thôn; hiến máu nhân đạo, đóng góp
quỹ vì người nghèo, học sinh hiếu học,
NGUYỄN ANH TUẤN
7
giúp phụ nữ nghèo vượt khó; mổ trị bệnh
tim nhi; phát quà Tết, quà Trung thu cho
các cháu thiếu nhi; cung cấp bữa ăn từ
thiện cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh
viện, phòng khám đa khoa). Trong 30
năm (1981 - 2011) hoạt động từ thiện thu
được kết quả to lớn, ước đạt 2.020 tỉ đồng
[3; tr.394-395].
Phật tử các cấp tích cực tuyên truyền
xây dựng đời sống kinh tế, phát triển lâu
dài. Các tăng, ni, phật tử động viên nhân
dân đoàn kết giúp đỡ nhau. Ở nhiều nơi, bà
con có các chương trình tương trợ vốn, hùn
vốn, giúp đỡ nhau trong sản xuất với sự
tham gia của các phật tử. Phật giáo đã làm
cho đời sống kinh tế - xã hội có những thay
đổi nhất định, không ít trường hợp người
dân thoát nghèo, trong đó có một bộ phận
vươn lên làm ăn no đủ. Trong hoạt động từ
thiện, ngày càng xuất hiện nhiều chùa tiêu
biểu như Chùa Diệu Giác tọa lạc ở số 6/10
đường Trần Não, phường Bình An, quận 2,
TP. Hồ Chí Minh khi số lượng trẻ thiếu
may mắn đến với nhà tình thương chùa
Diệu Giác là 166 cháu, trong đó có 53 nam
và 63 nữ. Tất cả các cháu đều được tới
trường học. Tổng số lượng trẻ đang theo
học các trường là 86 cháu. Chùa Lâm
Quang tọa lạc tại số 301 bến Bình Đông,
phường 14, quận 8, TP. Hồ Chí Minh nhận
tất cả các cụ già là nữ (tuổi từ 55 - 80),
không người thân, đặc biệt là những cụ bị
bệnh tật. Trong 17 năm qua đã có 115 cụ
sống tại chùa
Thông qua các hình thức từ thiện xã
hội, Phật giáo kết nối với nhiều tổ chức, cá
nhân tham gia ủng hộ, tạo nên tính liên kết
xã hội rộng rãi. Ý nghĩa của điều này là
khơi dậy lòng nhân ái, phát huy giá trị nhân
bản, hình thành lối sống cao đẹp trong
nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Trong
giai đoạn 2002 - 2009, phòng khám đa
khoa từ thiện Long Bửu đã khám và phát
thuốc miễn phí cho 200.000 bệnh nhân
nghèo, không chỉ trong tỉnh Bình Dương
mà còn ở nhiều tỉnh thành khác. Trong 5
năm qua, phòng khám đã khám, điều trị,
cấp thuốc miễn phí cho nhiều đối tượng xã
hội, tặng trang thiết bị cho cơ sở y tế ở các
địa phương nghèo với tổng giá trị trên 8,5
tỷ đồng [3; tr.439-440].
Như vậy, những hoạt động từ thiện xã
hội của Phật giáo mang đến cho con người
sự hỗ trợ vật chất trong lúc cần thiết, đồng
thời cũng là một niềm an ủi tinh thần lớn
lao cho những ai được tiếp cận, thụ hưởng.
Cùng với nhà nước và các tổ chức khác
trong các hoạt động từ thiện xã hội, giáo
hội Phật giáo Việt Nam đã hỗ trợ người
dân, góp phần lớn cho việc xây dựng hệ
thống an sinh xã hội của nước ta. Thủ
tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của các hoạt động an sinh
xã hội: “An sinh xã hội và phúc lợi xã hội
là hệ thống các chính sách và giải pháp
nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của
người dân trước những rủi ro và tác động
bất thường về kinh tế, xã hội và môi
trường, vừa góp phần không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã
hội không chỉ là bảo vệ quyền của mỗi
người dân như đã nêu trong Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người, mà còn là một
nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia
trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mức
độ, quy mô, phạm vi an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội của các nước có sự khác
nhau, tuỳ thuộc vào quan niệm, chế độ
chính trị - xã hội, trình độ phát triển và
chính sách của mỗi quốc gia” [5]. Những
hoạt động hành thiện, giúp người, cứu đời
của Phật giáo Việt Nam mang một ý nghĩa
quan trọng, góp phần cùng nhau nỗ lực
M T SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VI C THỰC HI N CÔNG TÁC THI N NGUY N
8
thực hiện an sinh, phúc lợi xã hội vì sự
phát triển cộng đồng, thể hiện mối quan hệ
tốt đẹp giữa đạo với đời, phản ánh rõ nét
chức năng xã hội của Phật giáo.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu
về kinh tế - xã hội đáng ghi nhận. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn còn một số vấn đề xã
hội đang nổi cộm ở nước ta hiện nay như
tình trạng nghèo đói và kết quả giảm nghèo
chưa bền vững. Đời sống người nông dân
ngày càng bấp bênh, xã hội nông thôn Việt
Nam còn nhiều khó khăn và buộc phải có
chính sách giải quyết thỏa đáng, căn cơ từ
đói nghèo cho đến giáo dục, y tế, cơ sở hạ
tầng, môi trường, Tình trạng ô nhiễm
môi trường khá nặng nề làm thiệt hại sản
xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các cơn bão hằng năm đổ bộ vào nước ta,
đặc biệt ở miền Trung, ngày càng dữ dội và
tàn phá nặng nề. Những vấn đề xã hội trên
và nhiều vấn đề khác nữa đang là những
trở ngại cho quá trình phát triển bền vững ở
Việt Nam hiện nay. Giải quyết những vấn
đề này không phải là chuyện đơn giản,
không hẳn là công việc của nhà nước mà
còn là sự chung tay và góp sức của toàn xã
hội. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam với tư
cách là một tổ chức xã hội sẽ là lực lượng
quan trọng để góp phần giải quyết hiệu quả
những vấn đề xã hội đang đặt ra. Qua đó
nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho
những con người chẳng may bất hạnh và
khốn khó trong xã hội.
Với tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn
những tăng ni phật tử ở nước ta đã và đang
nỗ lực không ngừng nhằm khắc phục
những vấn đề của xã hội đang đặt ra hôm
nay. Để làm được điều này, thứ nhất,
chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về
công tác từ thiện. Hoạt động từ thiện
thường được nhiều người hiểu một cách
đơn giản là đem quà cứu trợ đến cho người
nghèo, hoặc người dân gặp thiên tai mà
chưa đem lại sự thay đổi tận gốc rễ. Vì vậy,
cần phải xây dựng nhiều hình thức từ thiện
giúp người dân khắc phục tư tưởng thụ
động, chờ đợi được nhận quà như khuyến
khích người dân tham gia sản xuất nhằm có
vốn tích lũy, giúp nhau sản xuất, làm ăn
kinh tế. Thứ hai, xây dựng các chương
trình, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trong
hoạt động từ thiện tránh tình trạng “mạnh
ai nấy làm”. Vì vậy, cần phải xây dựng
chương trình, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn
tránh trường hợp thụ động nhằm vận động
tối đa sức mạnh của tập thể tăng, ni, phật
tử. Thứ ba, cần có hướng dẫn cụ thể về
nghiệp vụ làm công tác từ thiện xã hội. Các
tăng, ni, phật tử và cơ sở làm công tác từ
thiện xã hội phải được đào tạo nghiệp vụ.
Đặc biệt, Giáo hội cũng cần quy hoạch đào
tạo nhân sự cho ngành từ thiện để người
làm công tác này có kiến thức chuyên môn
về công tác xã hội, công tác quản lý, để họ
đề ra dự án có căn cơ, có tính thuyết phục
và thiết thực phục vụ lợi tích của Phật giáo
và dân nghèo [3; tr.394 - 395].
Qua những việc làm nghĩa tình, chúng
ta nhất định sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp
trong việc hóa giải những đắng cay, xóa
nhòa ranh giới giàu-nghèo, sang-hèn; thực
hiện công bằng dân chủ, văn minh. Với
phương châm “ Phật giáo luôn đồng hành
cùng dân tộc”, trải qua 37 năm thành lập
với truyền thống “hộ quốc an dân”, Giáo
hội Phật giáo Việt Nam đã luôn đồng hành
với những thăng trầm của đất nước. Tôn
chỉ của Phật giáo là “Phật Pháp bất ly thế
gian giác”. Từ thiện chỉ là một trong muôn
việc mà Phật giáo đóng góp cho cộng đồng
để chung sức nâng cao mức sống người
dân, phát triển giáo dục, văn hoá xã hội,
điều kiện giao thông, xây dựng nông thôn
mới của Đảng, Nhà nước đề ra.
NGUYỄN ANH TUẤN
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2002), Kinh
Dược Sư bổn nguyện công đức (âm-nghĩa),
Thích Huyền Dung dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2008), Kinh
Diệu pháp Liên Hoa, Thích Trí Tịnh dịch,
Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Hội đồng Trị
sự (2012), Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo
hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011), Nxb
Tôn giáo, Hà Nội.
4. Trần Hồng Liên (2010), Tìm hiểu chức năng xã
hội của Phật giáo Việt Nam, Nxb TP.HCM.
5. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (25/08/2010),
Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-
2020, nguồn:
13/bao-dam-ngay-cang-tot-hon-an-sinh-xa-
hoi-va-phuc-loi-xa-hoi-la-mot-noi-dung-chu-
yeu-cua-chien-luoc-phat-trien-kinh-texa-hoi-
20112020.htm.
6. K.Sri.Dhamananda (2006), Chúng ta phải làm
gì trước những tệ nạn xã hội, Thích Tâm
Quang dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 30/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66_3059_2215118.pdf