Tài liệu Một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với chuyển đổi nghề - Nguyễn Thị Hiếu: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
95Ngày nhận bài: 12/7/2017; Ngày phản biện: 5/8/2017; Ngày duyệt đăng: 20/8/2017(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenthihieu@cema.gov.vn
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
gắn với chuyển đổi nghề của các dân tộc thiểu
số (DTTS) luôn được Đảng, Nhà nước và cả hệ
thống chính trị quan tâm. Đảng, Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống gắn với chuyển
đổi nghề của các dân tộc trong đó có DTTS. Điển
hình như: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII
về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đề án
“Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam
đến năm 2020” của Chính phủ. Bộ VHTT&DL
đã phê duyệt dự án “Gắn kết phát triển kinh tế
và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu
số” đến năm 2020 với kinh phí hơn 54 tỷ đồng.
Xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng,
Bộ văn hóa thể thao và Du lịch đã...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với chuyển đổi nghề - Nguyễn Thị Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
95Ngày nhận bài: 12/7/2017; Ngày phản biện: 5/8/2017; Ngày duyệt đăng: 20/8/2017(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenthihieu@cema.gov.vn
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
gắn với chuyển đổi nghề của các dân tộc thiểu
số (DTTS) luôn được Đảng, Nhà nước và cả hệ
thống chính trị quan tâm. Đảng, Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống gắn với chuyển
đổi nghề của các dân tộc trong đó có DTTS. Điển
hình như: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII
về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đề án
“Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam
đến năm 2020” của Chính phủ. Bộ VHTT&DL
đã phê duyệt dự án “Gắn kết phát triển kinh tế
và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu
số” đến năm 2020 với kinh phí hơn 54 tỷ đồng.
Xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng,
Bộ văn hóa thể thao và Du lịch đã triển khai và
đầu tư nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên
cứu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống và đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận.
Những chủ trương, chính sách về bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống các DTTS gắn
với chuyển đổi nghề nhằm phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc đã có nhiều tác
động tích cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước nói chung và đối với vùng
DTTS và miền núi nói riêng, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các
dân tộc. Các mô hình chuyển đổi nghề gắn với
bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đã góp phần
thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng
cao mức sống cho đồng bào các DTTS. Đồng
thời, nâng cao thu nhập cho cộng đồng và thúc
đẩy các ngành nghề, dịch vụ khác ở địa phương
phát triển. Việc chuyển đổi nghề gắn với bảo tồn
văn hóa đúng hướng đã và sẽ góp phần thay đổi
diện mạo về đời sống kinh tế - xã hội của đồng
bào và góp phần tích cực vào chương trình giảm
nghèo của địa phương, vừa bảo tồn và phát huy
có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc.Thực tế cho thấy, nhiều mô hình nghề mới đã
nâng cao đời sống cho đồng bào, góp phần xóa
đói, giảm nghèo cho người dân. Điển hình tỉnh
Lào Cai là tỉnh nhiều năm qua đã hình thành các
mô hình du lịch trên cơ sở tiềm năng phát triển du
lịch của tỉnh. Mô hình này đã khai thác tài nguyên
du lịch của núi rừng Tây Bắc. Việc chuyển đổi
nghề gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động. Trong thời gian qua, nhiều
mô hình chuyển đổi nghề ở vùng DTTS đã góp
phần giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động,
nhất là lao động phổ thông đang bị dư thừa. Mô
hình du lịch ở Sa Pa, Lào Cai đã giải quyết được
lực lượng lao động dư thừa tại thị trấn Sa Pa và
các địa phương vùng lân cận.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì
việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI NGHỀ *
Nguyễn Thị Hiếu(1)
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với chuyển đổi nghề ở nước ta nói chung và đối với các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành một số chủ
trương, chính sách về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn
với chuyển đổi nghề nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các dân
tộc. Nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai các mô hình chuyển đổi nghề gắn với phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Cũng chính trong quá trình
đó, nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số đã được phát huy và đang có nhiều biến
đổi, theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Từ khóa: Bảo tồn văn hóa; bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với
chuyển đổi nghề; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
96 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
các DTTS gắn với chuyển đổi nghề cũng còn đặt
ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Thứ nhất, đời sống vật chất, tinh thần của
đồng bào các DTTS vẫn còn nhiều khó khăn,
mức sống thấp, mức hưởng thụ giá trị văn hóa
còn thấp.
Hiện nay, điều kiện cuộc sống của nhân
dân vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới còn
gặp nhiều khó khăn, dân cư sinh sống chủ yếu ở
vùng sâu, vùng xa, giao thông không thuận tiện,
tỷ lệ hộ thuộc diện đói nghèo tương đối cao
Vì vậy, khả năng tự bảo tồn, phát huy văn hóa
truyền thống của đồng bào rất hạn chế. Nhiều dân
tộc bị mai một hoặc bị mất hẳn một số giá trị văn
hóa truyền thống, như tiếng nói, chữ viết, trang
phục Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của
đồng bào chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức
và đang đứng trước nguy cơ bị phai nhạt, mất dần
bản sắc văn hóa tộc người, cá biệt có dân tộc đã
không còn tồn tại mô hình cư trú, bản làng truyền
thốngTrong khi đó, thực tiễn cho thấy muốn
bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống thì đầu
tiên phải giải quyết được vấn đề nhu cầu đời sống
của người dân.
Thứ hai, việc bảo tồn và phát triển văn hóa
DTTS gắn với chuyển đổi nghề hiện nay chưa
đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn, phát
huy và chuyển đổi.
Hiện nay, giữa công tác bảo tồn các giá trị
văn hóa và công tác chuyển đổi nghề chưa có sự
thống nhất. Có nhiều mô hình chuyển đổi nghề có
nguy cơ làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống,
mất đi không gian cổ xưa của làng xã, phá vỡ
và đứt gãy các thiết chế văn hóa truyền thống.
Một số mô hình chuyển đổi cứng nhắc sẽ nảy
sinh những nguy cơ biến các giá trị văn hóa thành
sản phẩm thương mại, sản phẩm du lịch vì lợi
nhuận. Nhiều không gian văn hóa của làng quê bị
biến thành nơi trưng bày bảo tàng. Chủ nhân của
những nền văn hóa cổ, từ những người thừa kế
trở thành những người trông nom và giới thiệu di
sản văn hóa. Nguy hiểm hơn, còn nảy sinh mâu
thuẫn, đối kháng gia tăng giữa nhu cầu tự nhiên
của cộng đồng dân cư và đòi hỏi về bảo tồn; mâu
thuẫn giữa quyền lợi thực tế của người dân với
kinh doanh du lịch; mâu thẫu giữa bảo tồn và
phát triển
Thứ ba, do tác động của việc chuyển đổi
nghề đã làm xuất hiện xu hướng xa rời bản sắc
văn hóa và dẫn đến hiện tượng đứt gãy văn hóa.
Xu hướng này hiện nay ngày càng diễn
ra mạnh mẽ ở vùng DTTS, nhất là ở các cộng
đồng có số dân rất ít người, những vùng điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội khó khăn. Nhiều làng
xã truyền thống hiện đang phải đối mặt với sự
mất mát các giá trị di sản truyền thống một cách
nhanh chóng trước các tác động của một số mô
hình chuyển đổi nghề không hợp lý. Các nghề
truyền thống như dệt vải, thổ cẩm, đan lát còn
rất ít hoặc đã mất hẳn. Các lễ hội tiêu biểu, đặc
sắc của các dân tộc ngày càng ít được tổ chức
và bị mai một dần. Cộng đồng các dân tộc rất ít
người tại các thôn, bản không còn lưu giữ được
các lễ hội truyền thống của dân tộc mình. Ở nhiều
nơi, các dân tộc rất ít người chịu ảnh hưởng bởi
phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc khác
sống trên địa bàn.
Thứ tư, hiện nay nhiều giá trị văn hóa ở
vùng DTTS đang còn ở dạng tiềm năng, chưa
được khai thác, chuyển đổi thành nghề truyền
thống để nâng cao đời sống cho cộng đồng.
Vùng dân tộc và miền núi ở nước ta bên
cạnh những khó khăn, thì cũng có nhiều tiềm
năng để phát triển, chứa đựng nhiều giá trị văn
hóa mang đậm đà bản sắc của các dân tộc, tạo nên
một bức tranh đa màu sắc về văn hóa trên tất cả
các lĩnh vực. Tuy nhiên, hầu hết vẫn còn tồn tại
ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác thành các
nghề truyền thống, thành du lịch cộng đồng
mà chủ yếu đồng bào làm nghề nông; rất ít vùng
phát triển các làng nghề, hoặc các nghề thủ công
truyền thống. Nên kinh tế phát triển chậm, đời
sống của đồng bào khó khăn. Các nghề truyền
thống như dệt vải, thổ cẩm, đan lát là những
giá trị văn hóa gắn với đặc trưng của từng dân
tộc, là một lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương, nhưng rất ít địa phương khai thác để
phát triển thành một nghề.
Thứ năm, việc phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống gắn với chuyển đổi nghề chưa được
quan tâm, đầu tư đúng mức.
Đảng và nhà nước ta cũng đã có một số chủ
trương, chính sách thực hiện chuyển đổi nghề gắn
với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
các dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được các
địa phương quan tâm và kết quả triển khai thực
hiện chưa tốt. Việc triển khai còn nhiều bất cập,
manh mún, chưa có quy hoạch tổng thể cho một
vùng. Hiện nay, nhận thức của các cấp, các ngành
về vị trí, vai trò của việc bảo tồn, phát triển văn
hóa gắn với chuyển đổi nghề ở vùng đồng bào
DTTS nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa đúng, chưa
thật đầy đủ, chưa thống nhất cao; Việc bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân
tộc thiểu số gắn với chuyển đổi nghề đã được thể
chế hoá, nhưng từ văn bản đến hiện thực vẫn còn
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
97Số 19 - Tháng 9 năm 2017
nhiều khoảng cách mà nguyên nhân là thiếu sự
tương thích giữa bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn
hóa truyền thống với chuyển đổi nghề. Điều này
có nguyên nhân sâu xa từ chỗ chưa có sự đồng
thuận của những chủ thể văn hóa. Đội ngũ cán bộ
làm công tác tham mưu lĩnh vực này ở miền núi,
vùng DTTS còn rất thiếu, trình độ không đồng
đều, nhiều nơi còn rất yếu, không đáp ứng được
yêu cầu công tác trong tình hình mới. Nghiên cứu
lý luận còn thiếu khả năng dự báo và định hướng;
chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến văn
hoá, đặc biệt là văn hoá các DTTS trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong
việc xác định những giá trị truyền thống cũng
như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử
lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại,
dân tộc và quốc tế, bảo tồn và phát triển, văn hoá
và kinh tế
Những hạn chế xuất phát bởi các nguyên
nhân sau: Do sự quan tâm của các ngành, các cấp
về bảo tồn và phát triển văn hóa gắn với chuyển
đổi nghề chưa thật sự sâu sát, đồng bộ; văn hoá
truyền thống của các dân tộc chưa được kiểm
kê, đánh giá đầy đủ; công tác bảo tồn, trùng tu,
quản lý và phát huy giá trị văn hoá truyền thống
chưa được quan tâm đúng mức; cơ sở vật chất và
phương tiện phục vụ hoạt động văn hoá cho đồng
bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn thiếu
thốn; việc thể chế hoá các văn bản quản lý, một
số cơ chế chính sách trong lĩnh vực văn hoá còn
nhiều bất cập; lực lượng cán bộ làm công tác sáng
tác, nghiên cứu khoa học còn thiếu; mức hưởng
thụ văn hoá của nhân dân các dân tộc vùng cao,
vùng sâu, vùng xa còn thấp; công tác chuyển đổi
nghề còn nhiều khó khăn và bất cập
Trước những vấn đề nêu trên, trong thời
gian tới, chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt một
số giải pháp sau:
- Một là, nâng cao nhận thức cho các
cấp, các ngành, người dân trong việc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa gắn với chuyển đổi
nghề, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và chuyển
đổi nghề với sự phát triển kinh tế - xã hội trong
chiến lược phát triển bền vững của quốc gia và
địa phương. Phải huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị và toàn dân nhằm bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống gắn
với chuyển đổi nghề; động viên, khích lệ sáng
tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Cấp ủy, chính quyền địa phương phải giải quyết
hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân
tộc với phát triển kinh tế - xã hội; tôn vinh các giá
trị văn hóa dân tộc để giáo dục truyền thống yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm,
góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
- Hai là, cần phải phát huy vai trò của cộng
đồng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống gắn với chuyển đổi nghề. Bởi vì cộng đồng
là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa, là
nhân tố quyết định trong quá trình quản lý, bảo
tồn và phát huy giá trị di tích vì vậy cần phải tạo
ra sự gắn kết giữa cộng đồng và giá trị văn hóa.
Đồng thời, cần tuyên truyền cho người dân thấy
rõ giá trị văn hóa truyền thống để họ tự hào về
những giá trị mà cha ông đã để lại. Đồng thời,
cũng cần có cơ chế chính sách kinh tế -xã hội cụ
thể phù hợp, từ dạy nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề,
tạo công ăn việc làm đến tổ chức các hoạt động
dịch vụ du lịch, nghề truyền thống, sản phẩm
truyền thống của địa phương đem lại thu nhập
cho người dân.
- Ba là, xây dựng các mô hình bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa gắn với việc chuyển
đổi nghề trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của các vùng DTTS và miền núi, trong
chương trình phát triển quốc gia và địa phương.
Các mô hình chuyển đổi nghề gắn với bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống phải phù hợp với
thực tiễn phát triển ở địa phương, đặc biệt phải
bảo tồn và phát huy được những phong tục, tập
quán, giá trị văn hóa truyền thống của từng địa
phương. Đặc biệt, mô hình chuyển nghề đó phải
vừa bảo tồn và vừa phát huy được giá trị văn hóa
của địa phương. Khi xây dựng mô hình, phải phát
huy vai trò chủ thể của người dân tham gia vào
các chương trình, dự án, mô hình bảo tồn, phát
triển văn hóa truyền thống gắn với chuyển đổi
nghề trên địa bàn. Khuyến khích, đa dạng các
mô hình chuyển đổi nghề gắn với bảo tồn và phát
triển văn hóa của đồng bào DTTS, như: mô hình
phát triển nghề thủ công, du lịch tìm hiểu văn
hóa bản địa, du lịch trải nghiệm...; các dịch vụ ăn
uống, nhà nghỉ cộng đồng.
- Bốn là, cần chú trọng yếu tố thị trường
trước khi tiến hành chuyển đổi nghề ở các địa
phương. Hình thành và kết nối thị trường tiêu thụ
sản phẩm cho các mô hình chuyển đổi nghề. Kết
nối với các thị trường giữa các vùng đồng bào
DTTS với các thị trường tại địa phương, để tiêu
thụ sản phẩm của các nghề. Đa dạng hóa các sản
phẩm du lịch về văn hóa của đồng bào DTTS,
nhất là các sản phẩm văn hóa có giá trị về văn hóa
và kinh tế. Tăng cường công tác truyền thông,
quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu những sản
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
98 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
phẩm văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng DTTS.
Tăng cường công tác tuyên truyền với người dân,
khách du lịch nhằm nâng cao nhận thức, ý thức
tự giác, tinh thần tự hào dân tộc đối với các giá trị
văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.
- Năm là, nâng cao chất lượng về nguồn
nhân lực, đáp ứng yêu cầu đặt ra của việc chuyển
đổi nghề gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống.
Xây dựng chính sách ưu tiên về đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du
lịch vùng DTTS, nhất là đối với cán bộ trẻ để
từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở địa phương.
Tăng cường năng lực của các chủ thể văn hóa,
nhất là các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng
đồng thông qua hoạt động bồi dưỡng, tập huấn,
hướng dẫn của các chuyên gia.
- Sáu là, các cấp, các ngành cần tiếp tục
quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu
quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước
về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Trong
đó, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII
của Đảng, Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước,
Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (Khóa IX) về công tác dân tộc.
Cùng với đó, phải nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động văn hóa, gắn các hoạt động văn hóa với
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh và xây dựng nông thôn mới; từng bước
thu hẹp khoảng cách thụ hưởng văn hóa giữa các
vùng miền, giữa các giai tầng xã hội, giữa thành
thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi,
vùng sâu, vùng xa.
* Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài
cấp cơ sở: “Nghiên cứu luận cứ khoa học về bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của
các dân tộc thiểu số gắn với chuyển đổi nghề giai
đoạn 2018-2025”, Học viện Dân tộc, năm 2017.
Tài liệu tham khảo
[1] Huy Cận, “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa
dân tộc, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1994;
[2] Phạm Văn Đồng, Văn hóa và đổi mới,
NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995;
[3] Lương Việt Hải, Văn hóa, triết lý và
triết học, Tạp chí Triết học, số 10/2008;
[4] Đỗ Huy- Trường Lưu, Bản sắc dân tộc
của văn hóa (Viện Văn hóa, 1994);
[5] Nguyễn Huy Hoàng, Triết học - Văn
hóa giá trị và con người, Viện Văn hóa & NXB.
Văn hóa - Thông tin, Hà nội, 2003 ;
[6] Vũ Đức Khiển, Văn hóa với tư cách là
một khái niệm triết học và vấn đề xác định bản
sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 4/2000;
[7] Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp
cận mới, NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003;
[8] Lê Ngọc Thắng- Lâm Bá Nam, Bản sắc
văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB. Văn hóa
Dân tộc, 1993 ;
[9] Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc
văn hóa Việt Nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh;
[10] Lê Ngọc Trà, Văn hóa Việt Nam đặc
trưng và tiếp cận, NXB. Giáo dục Hà Nội, 2003.
SOME ISSUES RELATED TO ETHNIC CULTURE PROTECTION
OF ETHNIC MINORITY ASSOCIATED WITH VOCATIONAL CHANGES
Abstract: Conservation of traditional cultural values associated with vocational change
in our country in general and for ethnic minorities in particular is one of the great undertakings
of our Party and State. Over the years, Vietnam has issued a number of policies and guidelines
for the preservation of traditional cultural values of ethnic minorities associated with job
change in order to promote the traditional cultural values of the people. To serve the cause of
socio-economic development, contributing to raising the living standards of ethnic minority
people, many localities throughout the country have implemented the model of vocational
change associated with the promotion of traditional cultural values of ethnic minorities. It is
in this process that many of the cultural values of ethnic minorities have been developed and
are undergoing major changes, both positive and negative, which pose a number of issues of
concern. .
Keywords: Preservation of culture; preserving the traditional culture of ethnic
minorities associated with job change; preserving traditional cultural values.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 202_863_1_pb_1692_2151995.pdf