Tài liệu Một số tiến bộ kỹ thuật nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
61
MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT NỔI BẬT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Là hai vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn nhất nước, Tây Nguyên và Đông
Nam bộ có điều kiện tự nhiên khá tương đồng
về đất đai, khí hậu và vì vậy cũng tương đồng
về các loại cây trồng chính. Các cây trồng có
giá trị kinh tế cao của hai vùng này có thể kể
đến là: cà phê, hồ tiêu, ca cao, điều, bơ v.v.
Đây là những cây trồng đã góp phần lớn trong
việc tạo ra nông sản và đem lại nguồn kim
ngạch xuất khẩu đáng kể cho Việt Nam. Ba
loại cây trồng có đóng góp lớn nhất là: cà phê,
hồ tiêu, điều. Theo số liệu thống kê, tính đến
hết năm 2015, diện tích cà phê của cả hai vùng
là khoảng 645 ngàn ha, chiếm 98% diện tích cả
nước với kim ngạch xuất khẩu là 2,6...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số tiến bộ kỹ thuật nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
61
MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT NỔI BẬT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Là hai vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn nhất nước, Tây Nguyên và Đông
Nam bộ có điều kiện tự nhiên khá tương đồng
về đất đai, khí hậu và vì vậy cũng tương đồng
về các loại cây trồng chính. Các cây trồng có
giá trị kinh tế cao của hai vùng này có thể kể
đến là: cà phê, hồ tiêu, ca cao, điều, bơ v.v.
Đây là những cây trồng đã góp phần lớn trong
việc tạo ra nông sản và đem lại nguồn kim
ngạch xuất khẩu đáng kể cho Việt Nam. Ba
loại cây trồng có đóng góp lớn nhất là: cà phê,
hồ tiêu, điều. Theo số liệu thống kê, tính đến
hết năm 2015, diện tích cà phê của cả hai vùng
là khoảng 645 ngàn ha, chiếm 98% diện tích cả
nước với kim ngạch xuất khẩu là 2,6 tỷ USD,
hồ tiêu là 332 ngàn ha, chiếm hơn 96% với kim
ngạch xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ USD, điều là
277 ngàn ha, chiếm gần 95% với kim ngạch
xuất khẩu khoảng 2,3 tỷ USD (Cục Trồng trọt
và Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ NN và
PTNT, 2016).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên phải đối
diện nhiều vấn đề như giá cả bấp bênh, giá
nhân công và vật tư đầu vào tăng, đặc biệt là
những các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như
hạn hán, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Trong
thực tế, việc phân bố lượng mưa không đều,
tổng lượng mưa năm sụt giảm, các điều kiện
khí hậu khắc nghiệt gia tăng trong mùa khô đã
ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp bền
vững ở Tây Nguyên, đặc biệt là đối với cây cà
phê. Ảnh hưởng rõ nét nhất là hiện tượng mùa
mưa kết thúc sớm làm cho cây cà phê phân hóa
mầm hoa sớm, kết hợp với các cơn mưa muộn
làm cho cây cà phê nở hoa sớm và không tập
trung ảnh hưởng đến năng suất và kéo dài mùa
khô. Thêm vào đó, tình hình hạn hán, thiếu
nước tưới cho cà phê trong mùa khô ngày càng
trở nên nghiêm trọng. Mùa khô niên vụ cà phê
2016-2017, theo thống kê sơ bộ, diện tích cà
phê ở Tây Nguyên không có nước tưới lên đến
100.000 ha, nghiêm trọng nhất là ở Đăk Lăk và
Gia Lai với gần 40% diện tích cà phê bị ảnh
hưởng bởi thiếu nước tưới (VICOFA, 2016).
Đối với hồ tiêu, tuy mức ảnh hưởng được đánh
giá là ít nghiêm trọng hơn do đặc điểm mùa vụ
khác so với cà phê nhưng hạn hán kéo dài và
thiếu nước tưới cũng gây nên việc sụt giảm
năng suất vườn cây. Ngoài ra, việc tập trung
mưa quá nhiều trong một giai đoạn ngắn cũng
là nguyên nhân chính cho việc phát sinh các
dịch bệnh nguy hiểm như chết nhanh, chết
chậm ở hồ tiêu. Đối với cây điều và cây cà phê,
việc gia tăng nhiệt độ cực đoan trong mùa khô
cũng làm ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ
phấn, thụ tinh và đậu quả.
Để ứng phó với các tác động của biến
đổi khí hậu, đặc biệt là việc thiếu nước tưới
trong mùa khô nhằm phát triển nông nghiệp
bền vững hơn cho vùng Tây Nguyên và Đông
Nam bộ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm
nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp miền Nam đã thực hiện
nhiều nhiệm vụ KHCN trong đó tập trung vào
các hướng giải pháp về giống, tưới nước tiết
kiệm và canh tác tổng hợp.
II. TIẾN BỘ KỸ THUẬT NỔI BẬT THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
CHO VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ ĐÔNG
NAM BỘ
2.1. Tiến bộ kỹ thuật nổi bật
2.1.1. Các giống cây trồng mới
Ngoài các yêu cầu về năng suất cao,
nghiên cứu các giải pháp về giống chín muộn
cho cà phê, giống có khả năng chịu hạn, sâu
bệnh cho cà phê và hồ tiêu, các giống có tính
thích ứng rộng và chín sớm cho điều được xác
định là những giải pháp có tính chiến lược và
triệt để nhất để ứng phó với biến đối khí hậu và
tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
62
Đối với cây cà phê, thông qua đề tài cấp
Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê vối chất
lượng cao cho Tây Nguyên” đã chọn tạo được
hai giống cà phê TR14 và TR15 với các đặc
điểm vượt trội: năng suất trung bình của các
dòng từ 5 - 5,5 tấn nhân/ha, cao hơn có ý nghĩa
so với dòng đối chứng TR6; khối lượng 100
nhân: 18,6 - 23,0 g; tỷ lệ hạt trên sàng 16 (loại
1 theo TCVN) đạt 92,6 - 97,4%. Đặc biệt đây
là hai giống kháng cao với bệnh gỉ sắt và chín
muộn vào thời điểm gần giữa mùa khô nên ít bị
ảnh hưởng của các đợt mưa muộn. Qua nghiên
cứu cho thấy các giống chín muộn này tưới
muộn hơn so với giống đại trà 25 ngày và chu
kỳ tưới kéo dài 35 ngày vẫn không ảnh hưởng
đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng
quả hạt.
Cây hồ tiêu cũng được Viện KHKT
Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu qua
các đề tài hợp tác với các đơn vị và địa
phương, đặc biệt là các đề tài, dự án cấp tỉnh ở
Gia Lai và Đăk Nông. Từ kết quả nghiên cứu,
WASI đã xác định và khuyến cáo sử dụng các
giống tiêu có khả năng cho năng suất cao, chất
lượng khá tốt, ít mẫn cảm với sâu bệnh hại như
Vĩnh Linh, Phú Quốc, Lộc Ninh, v.v. Đây có
thể xem là các bước đầu tiên, cần thiết để đáp
ứng tính cấp thiết trong sản xuất hồ tiêu.
Đối với cây điều, việc chọn tạo giống
được thực hiện bởi Viện Khoa học Kỹ thuạt
Nông nghiệp miền Nam. Giống điều PN1 với
đặc điểm thích nghi rộng cho các tỉnh Đông
Nam bộ và Tây Nguyên đã được công nhận
tạm thời và đang được Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển cây điều - Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp miền Nam và Hiệp hội Điều
Việt Nam trình Bộ Nông nghiệp và PTNT để
công nhận chính thức. Ngoài ra, hai giống
AB29 và AB05-08 đã được Bộ Nông nghiệp và
PTNT công nhận là giống sản xuất thử cho
vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Đây là
những giống thích ứng rộng với điều kiện sinh
thái vùng và rất có triển vọng: năng suất hạt
bình quân 2 - 3 tấn/ha, cá biệt đạt 5 tấn/ha, tỷ lệ
nhân 28-33%, kích cỡ hạt từ 140-170 hạt/kg.
Giống điều PN1 phát chồi trung bình, ít phân
chồi nách, thích hợp cho phương pháp ghép
chồi. Khả năng chống chịu các đối tượng dịch
hại chính như bọ xít muỗi và bệnh thán thư ở
mức độ trung bình.
2.1.2. Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước
Ngoài việc thử nghiệm và điều chỉnh các
công nghệ tưới nước tiết kiệm của nước ngoài,
việc phát triển công nghệ tưới tiết kiệm “phun
mưa cục bộ” của Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông lâm nghiệp Tây Nguyên với việc sử dụng
các nguyên vật liệu trong nước nhằm giảm giá
thành và phù hợp hơn với điều kiện và tập quán
sản xuất của Việt Nam đã được chứng minh là
rất hiệu quả. Công nghệ phun mưa cục bộ cũng
được Viện Khoa học Thủy Lợi và Tổng cục
Thủy lợi công nhận như một trong những
phương thức tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn ở
Việt Nam.
Đối với cây cà phê, kỹ thuật tưới nước
tiết kiệm và bón phân qua nước được nghiên
cứu từ năm 2009 tại Đăk Lăk và Gia lai, kỹ
thuật tưới phun mưa tại gốc của Viện cho thấy
có nhiều ưu điểm so với phương thức tưới
nước và bón phân truyền thống: giảm lượng
nước tưới đến 40%, tăng hiệu quả sử dụng
phân bón đến 20-30%, giảm công lao động tưới
nước và bón phân đến 90%. Viện KHKT Nông
Lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đã nghiên cứu
và bước đầu chuyển giao công nghệ tưới nước
tiết kiệm kết hợp với bón phân qua nước cho
nông dân trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên và Đông
Nam bộ.
Đối với cây điều, mặc dù là cây thích
ứng với điệu kiện khô hạn nhưng để ứng phó
với điều kiện khí hậu khặc nghiệt gần đây do
biến đổi khí hậu, trong khuôn khổ của chương
trình khuyến nông quốc gia, các diện tích điều
được áp dụng các phương thức tưới nước tiết
kiệm “phun mưa cục bộ” đã cho thấy có những
tác động tốt đến sinh trưởng phát triển của
vườn cây, tỷ lệ ra hoa đậu quả được cải thiện
hơn 10-20%, đặc biệt giúp cây chống chịu tốt
trong giai đoạn cuối mùa khô.
2.1.3. Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và
thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
Biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp áp
dụng cho cây cà phê là kết quả của một số đề
tài: “Nghiên cứu sản xuất cây cà phê theo
hướng GAP ở tỉnh Bình Phước” (đề tài cấp
tỉnh), “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp
tiết kiệm chi phí đầu vào đối với cây cà phê ở
Tây Nguyên” (đề tài cấp Bộ), và “Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình quản lý cây trồng tổng
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
63
hợp (ICM) áp dụng cho cây cà phê” (đề tài cấp
Nhà nước) do Viện KHKT Nông Lâm nghiệp
Tây Nguyên thực hiện. Đã xác định tổng hợp
03 thành phần chính trong ICM/GAP là: quản
lý dinh dưỡng tổng hợp, quản lý tưới nước tổng
hợp và quản lý dịch hại tổng hợp với việc áp
dụng đúng các kỹ thuật canh tác tốt, ưu tiên các
giải pháp sinh học cải tạo đất và phòng trừ sâu
bệnh hại, xác định lượng phân bón thông qua
phân tích đất, tưới nước tiết kiệm và bón phân
qua nước, chú trọng các biện pháp bảo vệ đất
và bảo về nguồn nước.
Từ những nghiên cứu trên cây hồ tiêu,
Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã
đề xuất được quy trình sản xuất hồ tiêu theo
hướng GAP. Trong đó bao gồm các khuyến
cáo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
canh tác như trồng tiêu trên cây choái sống
hoặc tạo độ che bóng thích hợp trong vườn
tiêu, vệ sinh đồng ruộng tốt, tủ gốc mùa khô,
tưới tiêu hợp lý, quản lý dinh dưỡng tổng hợp
tốt (bằng phân hữu cơ, phân khoáng, phun
phân qua lá), quản lý sâu bệnh tốt (bằng sử
dụng nấm đối kháng Tricô-VTN, phát hiện
bệnh sớm và xử lý thuốc hóa học kịp thời).
Trên cây điều, việc áp dụng đồng bộ các
biện pháp tỉa cành, tạo tán, bón phân cân đối
cho điều và đặc biệt là kỹ thuật tránh hạn làm
cho cây điều nở hoa sớm đã được phát triển và
đưa vào các mô hình thâm canh tổng hợp tại
các tỉnh: Bình phước, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Bình Định
và cho thấy hiệu quả rất tốt.
2.2. Địa bàn, quy mô đã áp dụng TBKT
- Các giống cà phê chín muộn, điều đã
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
công nhận tạm thời để đưa ra sản xuất thử cho
vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
- Các nghiên cứu về giống tiêu là tiền đề
để Bộ NN và PTNT phê duyệt đề tài “Nghiên
cứu về giống và biện pháp kỹ thuật tổng hợp
phát triển hồ tiêu bền vững” thực hiện cho giai
đoạn 2016-2020.
- Các kết quả về tưới nước tiết kiệm đã
được phổ biến rộng ra sản xuất ở Tây Nguyên
và Đông Nam bộ áp dụng cho cây cà phê, tiêu
và cả điều với quy mô hơn 50ha/loại cây trồng.
- Các gói giải pháp quản lý cây trồng
tổng hợp trên cây cà phê và cây hồ tiêu đã
được đưa vào các chương trình/dự án khuyến
nông trung ương để áp dụng trên quy mô lớn
giúp làm tăng hiệu quả sản xuất. Hiện nay,
Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã
xây dựng được 139 ha cà phê áp dụng các kỹ
thuật tổng hợp và xây dựng các vườn cà phê
đạt chứng chỉ bền vững tại 4 tỉnh Tây Nguyên
là Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai.
Các biện pháp kỹ thuật GAP cho hồ tiêu cũng
được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh trọng điểm
về hồ tiêu như: Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông,
Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
2.3. Giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của
TBKT
Các giống mới được chọn tạo ngoài khả
năng thích ứng và giảm thiểu các tác động bất
lợi của biến đổi khí hậu chúng vẫn đảm bảo các
tiêu chí chọn lọc cơ bản khác là năng suất cao
và chất lượng sản phẩm tốt, vì vậy nông dân dễ
chấp nhận.
Đối với kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho
cây cà phê, ngoài hiệu quả về môi trường như
tiết kiệm nước tưới được tối thiểu 20%, tiết
kiệm phân bón 20%, hạn chế ô nhiễm môi
trường do thất thoát phân bón. Các kết quả
nghiên cứu ban đầu cho thấy các mô hình sử
dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm và bón phân
qua nước có hiệu quả kinh tế hơn khoảng 16
triệu đồng so với đối chứng. Ngoài ra, Viện
còn hỗ trợ Tổng cục Thủy lợi tổng kết các kết
quả nghiên cứu thực nghiệm nhằm đưa ra
khuyến cáo tưới tiết kiệm nước cho các kỹ
thuật tưới khác như tưới nước nhỏ giọt hay tưới
dí gốc.
Ở cây hồ tiêu, ứng dụng công nghệ tưới
tiết kiệm kết hợp với bón phân qua hệ thống
tưới sẽ giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
nước do giảm được lượng nước tưới; làm tăng
hệ số sử dụng phân bón, giúp tiết kiệm được
lượng phân bón khoảng từ 30 - 40%; góp phần
bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sản xuất cho
người trồng tiêu và hạn chế sự phát triển của
sâu bệnh. Quy trình của Viện cũng được Tổng
cục Thủy lợi tham khảo để đề xuất quy trình
chính thức phục vụ sản xuất hồ tiêu.
Ở các mô hình ICM cà phê, ngoài việc
cải thiện về các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
64
sâu bệnh hại, năng suất ở các mô hình chỉ tăng
nhẹ, trung bình khoảng 10%, tuy nhiên hiệu
quả kinh tế tăng ở mức khoảng 25%. Đặc biệt,
ở các mô hình ICM, lượng nước sử dụng để
tưới có thể giảm 10-30% so với sản xuất đại trà
do việc áp dụng các phương pháp xác định thời
điểm tưới theo độ ẩm đất; giúp việc chia sẻ tài
nguyên nước cho các đối tượng cây trồng khác
cần nước trong mùa khô. Ngoài ra việc trồng
xen các loại cây ăn quả có giá trị cao trong
vườn cà phê cũng góp phần làm tăng tính bền
vững về cả kinh tế và môi trường cho hệ thống
canh tác.
Các mô hình ICM trên cây hồ tiêu ở 3
huyện Chư Sê, Chư Prông và Đăk Đoa đã hạn
chế được sự phát triển của bệnh vàng lá chết
chậm và bệnh héo chết nhanh trên cây tiêu,
đồng thời giảm tổng chi phí đầu tư so với tập
quán canh tác của chủ vườn khoảng 16 đến 25
tr. đồng/ha và tăng hiệu quả kinh tế so với đối
chứng theo kinh nghiệm nông dân là 27,5 đến
46 tr. đồng/ha/năm.
Đối với cây điều, từ các hoạt động của mô
hình canh tác tổng hợp đã giúp cho nông dân
biết được ý nghĩa và hiệu quả của việc tỉa cành,
tạo tán và áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho
cây điều tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ
20 - 60% so với ngoài mô hình, góp phần vào
việc tăng năng suất điều của nước ta trong
những năm qua. Mô hình này được nông dân tin
tưởng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
III. ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG MỞ RỘNG
TBKT VỚI ĐỊA PHƯƠNG
Các kết quả nghiên cứu mang tính chất
tổng hợp đối với các loại cây trồng chủ lực ở
Tây Nguyên và Đông Nam bộ của Viện KHKT
Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa
học Nông nghiệp miền Nam trong thời gian
qua đã thực sự góp phần không nhỏ phục vụ
thâm canh sản xuất bền vững ngành hàng cà
phê, hồ tiêu của Việt Nam trong bối cảnh biến
đổi khí hậu ngày càng khốc liệt hiện nay. Vì
vậy việc phổ biến các TBKT này vào sản xuất
thông qua các dự án sản xuất thử, khuyến nông
là rất cần thiết.
Do các đặc điểm tương đồng nên các
TBKT chính nêu trên có thể khuyến cáo áp
dụng cho toàn vùng Tây Nguyên và Đông Nam
bộ và những nơi có điều kiện tương tự.
IV. KIẾN NGHỊ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một vấn đề
toàn cầu và thực sự đã đang tác động tới toàn
bộ các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường
ở hai vùng sinh thái nông nghiệp lớn của cả
nước là Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Tuy
vậy có nhiều vấn đề về BĐKH chưa được rõ
ràng nên khó có thể đưa ra bộ công cụ cũng
như giải pháp thích hợp ứng phó với BĐKH.
Chúng tôi đề nghị:
- Nông dân cần nhận thức rõ những nguy
cơ của BĐKH đe dọa sự phát triển bền vững
của ngành nông nghiệp Việt Nam, đồng thời
cần có kiến thức và vận dụng ICM/GAP trong
hoàn cảnh hiện nay. Các nguyên tắc của
ICM/GAP được coi là các giải pháp cơ bản
ứng phó BĐKH.
- Cần có hỗ trợ kinh phí từ ngân sách
Nhà nước để xác định rõ hơn chiều hướng của
BĐKH, đồng thời đánh giá một cách khoa học
tác động của BĐKH đối với từng đối tượng cây
trồng cụ thể ở hai vùng Tây Nguyên và Đông
Nam bộ.
- Các hội đồng chuyên ngành cần xác
định chuẩn xác các tiêu chí chọn giống ứng phó
biến đổi khí hậu cho từng đối tượng cây trồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_24_7226_2130111.pdf