Một số tiến bộ kỹ thuật chính thích ứng biến đổi khí hậu giúp tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tài liệu Một số tiến bộ kỹ thuật chính thích ứng biến đổi khí hậu giúp tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 50 MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHÍNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIÚP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Viện Lúa ĐBSCL Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Viện Cây ăn quả miền Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm của cả nước về sản xuất lương thực, cây ăn trái và chăn nuôi với sự phong phú và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, ĐBSCL cũng là nơi chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn trong thời gian vừa qua. Cùng với việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với việc chuyển hướng từ sản xuất hàng hóa nội tiêu với yêu cầu chất lượng không cao sang sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phục vụ nhu cầu xuất khẩu theo định hướng thị trường. Trong các năm qua, nhiều ký kết quan trọng giữa Việt Nam với các quốc gia và tổ ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số tiến bộ kỹ thuật chính thích ứng biến đổi khí hậu giúp tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 50 MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHÍNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIÚP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Viện Lúa ĐBSCL Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Viện Cây ăn quả miền Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm của cả nước về sản xuất lương thực, cây ăn trái và chăn nuôi với sự phong phú và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, ĐBSCL cũng là nơi chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn trong thời gian vừa qua. Cùng với việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với việc chuyển hướng từ sản xuất hàng hóa nội tiêu với yêu cầu chất lượng không cao sang sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phục vụ nhu cầu xuất khẩu theo định hướng thị trường. Trong các năm qua, nhiều ký kết quan trọng giữa Việt Nam với các quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy tự do thương mại hóa, đặc biệt là các khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, cộng đồng kinh tế ASEAN, hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, hiệp đinh FTA với EU, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức sự phát triển của ngành nông nghiệp ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Viện Lúa ĐBSCL, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam và Viện Cây ăn quả miền Nam là các viện nghiên cứu có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của các tỉnh ĐBSCL. Để góp phần chủ động thích ứng với biến đội khí hậu và tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các viện xin giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật chính để tham gia vào sự phát triển của ngành nông nghiệp trong vùng. II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT 2.1. Giống lúa 2.1.1. Giống OM 6976 Đặc tính nông học: giống OM6976 (IR68144/OM997// OM2718) có thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày, chiều cao cây: 95-100cm, dạng hình đẹp, rất cứng cây, đẻ nhánh ít, bông to-chùm, đóng hạt dầy, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 25-26g. Năng suất: 6-9 tấn/ha. Phẩm chất: Gạo nguyên: 50-55%, bạc bụng: cấp 3, dài hạt trung bình, amylose: 24-25%, hàm lượng sắt cao (6,9-7,01mg/kg). Tính chống chịu: Chống chịu rầy nâu trung bình cấp 3-5, nhiễm đạo ôn (5-7), nhiễm bạc lá cấp 5 và chịu mặn: 3-4‰, chịu phèn tốt. Tính thích nghi: Canh tác được các vụ trong năm và thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 51 2.1.2. Giống OM2517 Đặc tính nông học: giống OM2517 (OM1325/OMCS94) có thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày, chiều cao cây: 90-100 cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26-28g. Năng suất: 5-8 tấn/ha. Phẩm chất: Dài hạt, gạo trong, Amylose: 24-25%, Tính chống chịu: hơi nhiễm rầy nâu (cấp 3-5), hơi nhiễm đạo ôn (cấp 3-5) và hơi nhiễm bạc lá (cấp 5), chịu mặn 3-4‰. Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. 2.1.3. Giống OM5629 Đặc tính nông học: Giống OM5629 (C27/IR64//C27) có thời gian sinh trưởng: 95 - 100 ngày, chiều cao cây: 100 – 105cm, cây cao, rạ cứng, đẻ nhánh khỏe, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 27-28g. Năng suất: 6-8 tấn/ha. Phẩm chất: Bạc bụng: cấp 1, dài hạt 7,1mm, amylose: 24,5%, Tính chống chịu: Kháng rầy nâu: kháng (cấp 3), hơi nhiễm đạo ôn (cấp 3-5), chịu mặn 4-6‰, chịu phèn tốt Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL đặc biệt vùng phèn mặn. 2.1.4. Giống OM8017 Đặc tính nông học: giống OM8017 (OM5472/ Jasmine85) có thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày, chiều cao cây: 95-100 cm, thân rạ cứng , khả năng đẻ nhánh khỏe, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26-27g. Năng suất: 7-9 tấn/ha. Phẩm chất: Tỷ lệ gạo nguyên cao 51-53%, không bạc bụng, dài hạt chất lượng gạo tốt, cơm mềm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, amylose: 22%, hàm lượng sắt trong gạo trắng: 6,70- 6,90 mg/kg. Tính chống chịu: Rầy nâu: hơi kháng (cấp 3-5), đạo ôn: Chống chịu khá (cấp 3-4), chịu mặn 3-4‰, chịu phèn khá. Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 52 2.1.5. Giống OM9921 Đặc tính nông học: giống OM9921 (OM 2517/Rồng Xanh//Lúa dài Thái Lan) có thời gian sinh trưởng: 100- 110 ngày, chiều cao cây: 95-105 cm, dạng hình đẹp, hân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khỏe, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26-27g. Năng suất: 7-8 tấn/ha. Phẩm chất: Không bạc bụng, thơm đậm ở vùng nhiễm mặn, dài hạt >7mm, trắng đục hạt lựu chất lượng gạo tốt, cơm dẽo, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, amylose: 17-18%, Tính chống chịu: chống chịu trung bình (cấp 3-4) đối với rầy nâu, hơi nhiễm đạo ôn (cấp 3-6), chịu mặn 4‰, chịu phèn khá. Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. 2.1.6. Giống OM8018 Đặc tính nông học: giống OM8018 (M362/AS996), có thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày, chiều cao cây: 100-103cm thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26,8-27g. Năng suất: 6-8 tấn/ha Phẩm chất: Tỷ lệ bạc bụng thấp, dài hạt >7mm, thon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, amylose: 24,2-25%, Tính chống chịu: chống chịu trung bình đối với rầy nâu (cấp 5), đạo ôn: nhiễm (cấp 5-7), chịu mặn 4‰, chịu phèn khá. Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. 2.1.7. Giống OM6677 Đặc tính nông học: giống OM6677 (M22/AS996//AS996) có thời gian sinh trưởng: 95- 100 ngày, chiều cao cây: 100-105cm thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26-27g. Năng suất: 5-8 tấn/ha. Phẩm chất: Tỷ lệ bạc bụng thấp, dài hạt >7mm, thon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, amylose: 22-23%, Tính chống chịu: chống chịu trung bình đối với rầy nâu (cấp 4- 5), nhiễm đạo ôn (cấp 5), nhiễm bạc lá: cấp 5, chịu mặn 4-6‰, chịu phèn khá. Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 53 2.1.8. Giống OM10252 Đặc tính nông học: giống OM10252 (OM6161/OM6162) có thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày, cứng cây, khả năng đẻ nhánh tốt, bông chùm, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 25-26 g. Năng suất: 7-9 tấn/ha. Phẩm chất: Tỷ lệ bạc bụng thấp, dài hạt >7mm, thon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, amylose: 20-21%. Tính chống chịu: chống chịu trung bình rầy nâu (cấp 4- 5), nhiễm đạo ôn (cấp 5- 7), nhiễm Bạc lá cấp 5, chịu mặn 4-6‰, chịu phèn khá (mang gene ngập và mặn). Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. 2.1.9. Giống OM6162 Đặc tính nông học: giống OM6162 (C50/JASMINE85//C50) có thời gian sinh trưởng: 95- 100 ngày, cao cây: 100 cm, giống có dạng hình đẹp khi chín, bông to, bông chùm đóng hạt dày, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 28-29 gr. Năng suất: 6-8 tấn/ha Phẩm chất: Tỷ lệ gạo nguyên cao, không bạc bụng, mùi thơm nhẹ, dài hạt >7mm, thon, trong ngon cơm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, amylose: 20%. Tính chống chịu: Rầy nâu: chống chịu trung bình (cấp 4- 5), Đạo ôn: nhiễm (cấp 5- 7), bạc lá: nhiễm cấp 5, chịu mặn 3-4‰. Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. 2.1.10. Giống OM5451 Đặc tính nông học: giống OM5451 (Jasmine 85/OM2490) có thời gian sinh trưởng: 93-102 ngày, chiều cao cây: 100-110cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 25-26 g. Năng suất: 6-8 tấn/ha Phẩm chất: Tỷ lệ gạo nguyên: 55%, tỉ lệ bạc bụng thấp, dài hạt (7-7,3mm) gạo trong ngon cơm mùi thơm cấp 1 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, amylose: 18%, hàm sắt trong gạo cao (6,7-6,8 mg/kg gạo trắng). Tính chống chịu: hơi nhiễm rầy nâu (cấp 5), nhiễm đạo ôn (cấp 7), chịu phèn khá. Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 54 2.1.11. Giống OM4900 Đặc tính nông học: giống OM4900 (C53/ JASMINE85) có thời gian sinh trưởng: 100-105 ngày, chiều cao cây: 95-100 cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 28-29g. Năng suất: 7-8 tấn/ha. Phẩm chất: Bạc bụng: cấp 0, dài hạt (7-7,3mm) gạo trong ngon cơm mùi thơm nhẹ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, amylose: 16%. Tính chống chịu: hơi kháng rầy nâu (cấp 3-5), hơi nhiễm đạo ôn (cấp 5) nhiễm bạc lá nhiễm (cấp 7-9), chịu mặn 2-3‰. Tính thích nghi: thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. 2.1.12. Giống OM7347 Đặc tính nông học: Giống OM7347 (KhaoDaw Mali/BL//BL) có thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày, chiều cao cây từ 100-105 cm, đẻ nhánh khỏe, khối lượng 1.000 hạt từ 26-27 g. Năng suất từ 6,0 - 8,5 tấn/ha. Phẩm chất: Hạt dài, gạo trong, ngon cơm, hàm lượng amylose 16,8%, mùi thơm nhẹ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Tính chống chịu: Chống chịu trung bình với rầy nâu và đạo ôn (cấp 5). Chống chịu khô hạn khá tốt ở giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn trỗ. Tính thích nghi: Thích nghi các vùng sinh thái ở ĐBSCL và các tỉnh miền Đông Nam bộ. 2.1.13. Giống ĐTM126 Đặc tính nông học: Giống lúa ĐTM126 được chọn tạo theo mục tiêu lúa ngắn ngày, chất lượng từ năm 2001 theo phương pháp phả hệ trên cơ sở tổ hợp lai DS2001/ MTL250. Giống được công nhận sản xuất thử năm 2010, theo Quyết định số số 630/QĐ-TT-CLT, ngày 23 tháng 12 năm 2010. Thời gian sinh trưởng 83-90 ngày, chiều cao cây 100-105 cm, 80-90 hạt hắc/bông, trọng lượng ngàn hạt 27-28 g. Năng suất đạt 6,0-7,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 3,5-4,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Phẩm chất: Giống ĐTM126 có tỷ lệ gạo nguyên cao 50,2%, dài hạt 7,12 mm, độ trắng 43,6%, hạt gạo đẹp, trong, thon dài, cơm mềm, thơm nhẹ. Chống chịu: Giống có khả năng chịu phèn tốt, dạng hình khá, hơi yếu cây, nhiễm nhẹ rầy nâu (cấp 3-5), hơi kháng đạo ôn (1-3). Tính thích nghi: Giống ĐTM126 thích hợp tốt với đất phèn, đất xám. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 55 2.2. Giống cây trồng khác 2.2.1. Giống đậu tương HL 07-15 Đặc tính nông học: Giống đậu tương HL 07-15, chọn tạo từ tổ hợp lai (HL 203 x HL 92), có TGST: 80 – 85 ngày, cao cây: 50 – 70 cm, số cành cấp 1: 2,5 - 3,5 cành, tổng số trái/cây: 30 – 45 trái, tỷ lệ trái 3 hạt: 60 – 70%, khối lượng 100 hạt: 15 – 17,5 g. Vỏ trái khi chín màu vàng rơm nhạt, màu hạt vàng sáng, rốn hạt nâu nhạt, chín tập trung, ít tách quả ngoài đồng. Năng suất đạt 1,5 – 1,8 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông, 2,0 – 2,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Chống chịu: Kháng bệnh rỉ sắt, đốm lá vi khuẩn và thối trái. Thích nghi: thích nghi rộng. 2.2.2. Giống đậu tương HLĐN29 Đặc điểm nông học: Giống HLĐN 29 (HLĐN 1 x Kettum) có thời gian sinh trưởng: 82 – 88 ngày, cao cây: 56 – 68 cm, số cành cấp 1: 2,5 - 3,5 cành, tổng số trái/cây: 35 – 42 trái, tỷ lệ trái 3 hạt: 39 – 45%, W100 hạt: 15,7 – 18,1 g. Hoa tím, lông tơ vàng hung, vỏ trái khi chín màu vàng rơm, hạt màu vàng sáng, rốn hạt màu nâu nhạt. Có khả năng chín tập trung, ít tách quả ngoài đồng. Năng suất đạt 2 – 2,28 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông, đạt 2,35 – 2,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè Phẩm chất: Hàm lượng protein: 34,7%; lipid 24%. Chống chịu: chống chịu tốt với bệnh rỉ sắt và đốm lá vi khuẩn. Thích nghi: Thích nghi rộng. 2.2.3. Giống đậu tương HLĐN910 Đặc điểm nông học: Giống đậu tương HLĐN 910 (HL203 x HLĐN 1) có TGST: 80 – 83 ngày, cao cây: 76,4 – 82,5 cm, chiều cao đóng trái từ 15-20cm, thuận lợi cho canh tác cơ giới hóa. Số cành cấp 1: 2 - 2,5 cành, tổng số trái/cây: 38,7 – 43,6 trái. Tỷ lệ trái 3 hạt: 54 – 66,4%. Khối lượng 100 hạt: 16 – 17 g. Hoa màu trắng, lông tơ màu vàng hung, vỏ trái khi chín màu vàng rơm, màu hạt vàng sáng, rốn hạt nâu nhạt. Trái chín tập trung, ít tách quả ngoài đồng. Năng suất đạt 2 – 2,2 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông, đạt 2,3 – 3 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Phẩm chất: Hàm lượng protein 34,6%; lipid 19%. Chống chịu: Kháng bệnh rỉ sắt, đốm lá vi khuẩn và thối trái. Thích nghi rộng. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 56 2.2.4. Giống vừng (mè) đen ĐH-1 Đặc điểm nông học: giống vừng đen ĐH-1 được phục tráng từ giống vừng địa phương của tỉnh Long An. Quy trình kỹ thuật canh tác đồng bộ cho cây vừng đen trên chân đất lúa ở các tỉnh phía Nam đã được hoàn thiện (2009-2012). Giống có dạng hình thấp cây (100-120 cm), phân cành mạnh (4-6 cành/cây), độ cao đóng trái thấp (từ mặt đất đến vị trí có trái đầu tiên từ 30-40 cm), không đổ ngã; thời gian sinh trưởng ngắn (70-75 ngày); nhiều trái (80-150 trái/cây), trái lớn, mỏ trái thẳng, trái có 4 múi - 8 hàng hạt, các trái đóng sít nhau trên đốt thân, cành. Năng suất cao, đạt 1.250 kg/ha trên vùng đất xám bạc màu (Long An, An Giang) và từ 1.750 kg - 2.000 kg/ha ở vùng đất thịt, phù sa (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long). Phẩm chất: Hàm lượng dầu (48,8%) cao hơn so với giống địa phương (45,5%); Chống chịu: chống chịu sâu ăn lá, bệnh thối cây và khả năng chịu hạn cao hơn giống địa phương, Thích nghi: thích nghi rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất như cát pha, đất xám bạc màu, đất thịt, phù sa. 2.3. Giống cây ăn quả 2.3.1. Chọn tạo giống mới - Cây đầu dòng sầu riêng SRHB11: giống tuyển chọn, sinh trưởng tốt và chất lượng cao, tỷ lệ ăn được cao >35%, thịt quả màu vàng, có khả năng chống chịu với bệnh do nấm Phytophthora được Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công nhận cây đầu dòng (Quyết định số 373/QĐ – SNN – NN ngày 27/08/2014). Ngoài ra, 03 con lai sầu riêng mang mã số RM20, RM21 và RM22 (tổ hợp lai Ri6 x Monthong) có phẩm chất ăn ngon, tỷ lệ hạt lép rất cao (70,0 – 85,71%), đồng thời có tỷ lệ ăn được khá cao 25,62 – 26,60% (ở vụ quả đầu tiên), thịt quả màu vàng. - Cây đầu dòng chôm chôm CCBR3 (được Sở NN & PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công nhận cây đầu dòng theo quyết định số 409 ngày 04/09/2015): thịt quả dày, giòn, ráo, năng suất cao >20 tấn/ha, chất lượng tương đương với giống Rongrien. Ngoài ra, còn có 03 con lai chôm chôm NJ86, RN61, RN80 có triển vọng (chất lượng ăn được khá ngon, thịt quả dầy, giòn, ráo, tróc rất tốt). - Cây đầu dòng xoài: 02 cá thể thuộc giống xoài cát Hòa Lộc và giống xoài Yellow Gold được công nhận làm cây đầu dòng tại Bình Định (Quyết định số 4385/SNN-TrTr ngày 25/12/2013); - Chọn tạo được 01 dòng xoài vỏ dày, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, có năng suất và chất lượng tương đương với giống xoài cát Hòa Lộc. - Dòng nhãn lai LĐ 11 (Tiêu da bò x Xuồng cơm vàng): được Hội đồng Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử vào tháng 10/2014. Cây sinh trưởng mạnh, tán lá dày, phiến lá to, dài, màu sắc lá non tím nhạt. Cây ra hoa sau 36 tháng trồng (trong điều kiện có xử lý). Quả dạng hình cầu, vỏ màu vàng da bò đậm, thịt quả trắng trong và dai, Mô hình thâm canh vừng đen ĐH-1 tại xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đạt 1.500kg/ha PGĐ.TTKN Long An (trái) và CBKT Viện Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 57 trọng lượng quả trung bình 12-13g/quả, độ Brix 19,8 - 22,98%. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu ghi nhận giống nhãn lai LĐ 11 có khả năng chống chịu khá đối với bệnh chổi rồng nhãn. 2.3.2. Cải tiến giống, gốc ghép mới chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường + Tổ hợp ghép chịu phèn: Cam Mật không hạt trên gốc ghép cam Mật. Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là biện pháp kỹ thuật mới theo Quyết định số 651/QĐ-TT-CCN, ngày 31/12/2013. Trọng lượng quả bình quân đạt 190,79 g; độ dày vỏ: 3,76 mm; Brix: 9,66%, nước quả màu vàng cam, vị nước quả ngọt - ngọt lạt. Tổ hợp gốc ghép cam Mật không hạt/gốc ghép cam Mật thích nghi tốt đối với vùng đất phèn nặng (3<pH<4) thuộc khu vực Đồng Tháp Mười và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự. + Tổ hợp ghép chịu hạn: Cam Sành trên gốc ghép Trúc. (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận theo Quyết định số 651/QĐ-TT-CCN, ngày 31/12/2013). - Tổ hợp cây ghép cam sành/trúc sinh trưởng và chịu hạn tốt, chất lượng quả tốt (trọng lượng quả: 317g, tỷ lệ nước quả: 41,24%, độ dày vỏ: 4,48 mm, màu sắc con tép vàng cam đậm, hương vị nước quả vị ngọt chua). Vùng bán khô hạn, thiếu nước tưới vào mùa nắng, vùng đất núi tại Tịnh Biên và Tri Tôn - An Giang và các vùng khác có điều kiện sinh thái tương tự rất thích hợp cho việc áp dụng Tổ hợp ghép chịu hạn vào sản xuất. + Gốc ghép chống chịu mặn: Đã chọn được 08 dòng/giống cây có múi và con lai gồm: Tắc (quất), Sảnh, Bòng, bưởi Bung, bưởi Hồng Đường (Cần Thơ), bưởi Đường Hồng (Bình Dương), và 2 con lai (Tắc x B. Lông Cổ Cò) và (Tắc x B. Da Xanh) được đánh giá chống chịu mặn tốt ở nồng độ mặn NaCl 8‰ vào 56 ngày sau khi xử lý mặn. Ở điều kiện khảo nghiệm ngoài đồng, 5 dòng/giống cây múi chịu mặn: Sảnh, Bòng, bưởi Bung, bưởi Hồng Đường, bưởi Đường Hồng đã tiếp hợp tốt với các giống bưởi Da xanh và cho quả có phẩm chất tương đương với quả thu hoạch từ cây chiết cành. - Các giống xòai Canh Nông (Khánh Hòa), xòai Châu Hạng Võ (Trà Vinh), xoài 13 - 1 (Israel), xoài Ghép xanh (Tiền Giang), xoài Thơm (An Giang) được đánh giá chống chịu mặn tốt ở nồng độ mặn NaCl 13‰ (sau 60 ngày xử lý mặn). Kết quả đánh giá ngoài đồng cho thấy các giống xoài trên có khả năng chống chịu mặn tốt trong điều kiện thực tế. + Gốc ghép chống chịu bệnh thối rễ: Nhóm cây có múi: chanh tàu, bưởi đỏ, bưởi lông Cổ Cò, cam mật là những giống có thể sử dụng làm gốc ghép chống chịu bệnh vàng lá thối rễ cho cây có múi. - Giống sầu riêng Lá quéo vàng, Chanee và 2 dòng con lai SR10-58 và SR 10-4 là những giống/dòng có triển vọng rất lớn trong việc lựa chọn làm gốc ghép chống chịu tốt với nấm Phytophthora palmivrora và bệnh thối rễ. 2.4. Chuyển giao tiến bộ KHKT, địa bàn, quy mô đã áp dụng TBKT Ngoài việc chọn tạo và chuyển giao các giống cây trồng thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của BĐKH, đặc biệt là lúa. Các tiến bộ KHKT về lĩnh vực canh tác, BVTV kèm theo để gia tăng tính chống chịu, giảm nhẹ áp lực chọn lọc của sâu bệnh hại cũng đã được các Viện nghiên cứu để chuyển giao kịp thời đến cán bộ khuyến nông địa phương và người trực tiếp tham gia sản xuất. Trong giai đoạn 2013- 2016 các tiến bộ KHKT được chuyển giao với nhiều mô hình gồm các giống cây trồng được chọn tạo mới và được áp dụng trên nhiều địa bàn của vùng bao gồm các giống lúa mới triễn vọng như OM8232, OM8959, OM11735, OM6916, OM6904, OM6932, OM6893, OM4488, OM7348, OM6677, OM5953, OM8928, OM8017, OM6627, OM8108, OM10041, OM10417, OM10393, OM10375, OM10040 với tổng diện tích được sản xuất là 152.000 ha chủ yếu ở vùng ĐBSCL, riêng giống lúa ĐTM126 cũng có diện tích gieo trồng khoảng 340 ha ở các tỉnh như Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Bạc Liêu. Bên cạnh đó một số cây trồng cạn như Giống đậu tương HL 07-15, HLĐN 29, HLĐN 908, HLĐN 910 và giống vừng ĐH-1 cũng được chọn tạo có các đặc tính thích nghi với vùng ĐBSCL và cho năng suất cao. Cây ăn trái cũng là thế mạnh của vùng Nam bộ, trong giai đoạn VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 58 2013-2015 Viện Cây ăn quả cũng đã chuyển giao nhiều loại cây ăn trái có giá trị cùng với những mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa bao gồm giống bưởi Đường lá cam ít hạt LĐ4, giống thanh long ruột tím hồng LĐ5, giống cam Sành không hạt LĐ6, thanh long ruột đỏ Long Định”, Sầu riêng SRHB11, Chôm chôm CCBR3, xoài Cát Hòa Lộc HL01 và Yellow gold ĐL 04. Một số giống rau như giống ớt cay F1 Long Định 3, giống dưa leo lai LĐ7, giống đậu bắp lai LĐ8 và các giống hoa (giống hoa Cúc LĐ9, giống hoa Đồng tiền LĐ10, giống hoa nuôi cấy mô (hoa cúc, đồng tiền hoa chuông, dạ uyên thảo). Song song với việc chuyển giao giống cây trồng mới, nhiều kỹ thuật canh tác cũng đã được chuyển giao có hiệu quả như Mô hình 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa theo SRI trong canh tác lúa chất lượng cao đã cho thấy tăng năng suất 0,61 tấn/ha (phía Bắc) và 0,54 tấn/ha (phía Nam) và lợi nhuận tăng so với ND là 6.342.600 đ/ha, mô hình, mô hình “Ứng dụng nấm xanh Ometar để phòng trừ rầy nâu hại lúa” được áp dụng với 11 tỉnh ĐBSCL và 2 tỉnh thuộc ĐNB tăng hiệu quả kinh tế 5- 14,4%. Mô hình “Ứng dụng quy trình quản lý bệnh đạo ôn đạt hiệu quả cao, an toàn với môi trường sinh thái” tăng hiệu hiệu quả đầu tư 20- 39,12% so với nông dân. Mô hình chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả vụ Xuân Hè sang trồng bắp lai Xuân Hè thu lợi 4,518 triệu đồng/ ha từ bắp lai so với trồng lúa. Đối với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả, trong giai đoạn 2013-2015 đã thực hiện nhiều mô hình trồng cây ăn quả tăng hiệu quả kinh tế bao gồm các mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh (SOFRI Trừ kiến, SOFRI Protein, SOFRI Trichoderma, SOFRI Paecilomyces, SOFRI Streptomyces, SOFRI BTEC,) với quy mô trên 800 ha vườn cây ăn quả, mô hình cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP trên nhiều tỉnh trồng cây ăn trái như Tiền Giang, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương... Mô hình sản xuất đậu tương với các giống mới có năng suất cao 2,5- 3,0 tấn/ha (hình 1, 2, 3) Hình 1. Biến động lợi nhuận của mô hình sản xuất đậu tương khi năng suất đạt 2,5 tấn/ha với giá bán từ 12-16 ngàn đồng/kg Hình 2. Biến động lợi nhuận của mô hình sản xuất đậu tương khi năng suất đạt 2,7 tấn/ha với giá bán từ 13-18 ngàn đồng/kg Hình 3. Biến động lợi nhuận của mô hình sản xuất đậu tương khi năng suất đạt 3 tấn/ha với giá bán từ 13-18 ngàn đồng/kg VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 59 III. ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG MỞ RỘNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT VỚI ĐỊA PHƯƠNG Đối với cây lúa: Mở rộng các kênh quảng bá và giới thiệu giống đến gần người nông dân hơn, giúp nông dân chọn được hạt giống tốt và chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường lúa gạo Đối với cây màu: Để có thể mở rộng diện tích sản xuất cây đậu tương, vừng phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thích ứng biến đổi khí hậu thì cần nghiên cứu phát triển các giống đậu tương, vừng trên cơ sở kinh doanh theo chuỗi giá trị. Trong đó, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam sẽ tham gia trong khâu cung ứng giống (đậu tương, vừng) trong chuỗi giá trị ngành hàng. Đối với cây ăn trái: Các giống mới lai tạo và biện pháp, quy trình kỹ thuật tiên tiến phù hợp với sản xuất cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Trong điều kiện ảnh hưởng nặng nề của hạn hán và xâm nhập mặn, các địa phương An Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long có thể ứng dụng gốc ghép chống chịu hạn, mặn, thối rễ cho nhóm cây có múi, sầu riêng, xoài. Đối với những vùng canh tác nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng nặng, vườn già cỗi cho năng suất kém, có thể sử dụng giống nhãn LĐ 11 để chuyển đổi cơ cấu giống phù hợp. Hợp tác với các địa phương phát triển mạnh các giống cam sành không hạt LĐ6, Bưởi đường Lá cam ít hạt LĐ4. Ngoài ra, nhiều quy trình canh tác, bảo vệ thực vật, sau thu hoạch có thể ứng dụng vào sản xuất: xử lý ra hoa hỗ trợ sản xuất rải vụ, nâng cao năng suất và chất lượng, giảm thất thoát và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch trên nhiều chủng loại cây ăn quả (xoài, chôm chôm, thanh long, cây có múi, nhãn, sầu riêng, măng cụt) đáp ứng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. IV. KIẾN NGHỊ - Đầu tư dài hạn cho các chương trình nghiên cứu chọn giống cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu đồng thời khai thác hiệu quả sở hữu trí tuệ trên sản phẩm và giống cây trồng. - Nghiên cứu cơ giới hóa trong sản xuất cây màu: Cây màu (vừng, đậu nành) là cây trồng có tỷ lệ cơ giới hóa thấp, đồng nghĩa đòi hỏi nhân công cao đặc biệt là khâu thu hoạch, phơi sấy sản phẩm, nên ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất, cũng như khó khăn trong việc thuê mướn lao động, trong khi đó thiếu lao động ở nông thông ngày càng phổ biến (do sự dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, khu công nghiệp). - Liên kết giữa các vùng sản xuất để điều phối lịch rải vụ, sản lượng cung ứng trên thị trường nhằm ổn định giá cả và nâng cao thu nhập cho nhà vườn. - Khuyến kích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị (nhà đóng gói, kho lạnh, nhà máy xử lý nhiệt, chiếu xạ), đầu tư vùng nguyên liệu gắn kết với sản xuất Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) tạo ra nguồn hàng hóa lớn, đồng nhất về chất lượng, đảm bảo yêu cầu đa dạng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. - Tận dụng sự hỗ trợ và kết hợp với Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) trong việc quảng bá sản phẩm thanh long đến các thành viên của Hiệp hội và các nhà nhập khẩu nước ngoài nhằm tìm kiếm, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. - Tăng cường công tác xúc tiến thương mại thông qua các hình thức như tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế ngành rau quả (Fruit Logistica tổ chức ở Hồng Kông, Đức và Mỹ, World Fruit and Vegetable Export, tổ chức tại Anh), quảng cáo doanh nghiệp trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành về rau quả (TFnet, Asia’s Fruit Magazine, American’s Fruit Magazine, Fresh produce), xây dựng website về trái cây nhằm quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến các đối tác nước ngoài và người tiêu dùng. - Nghiên cứu lai tạo giống mới, kỹ thuật canh tác tổng hợp kết hợp với giải pháp ngắn hạn và dài hạn khác nhau nhằm hỗ 59 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 60 trợ cho sản xuất trong điều kiện chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. - Tiếp tục duy trì mô hình hạt nhân đạt chứng nhận VietGAP/ GlobalGAP trong thời gian tới và tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong phạm vi địa bàn rải vụ và có thể mở rộng sang các vùng khác nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa tập trung và có chất lượng cao, phục vụ cho thị trường nội tiêu và xuất khẩu; nghiên cứu và xây dựng mô hình điểm về sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ nhằm phục vụ của các thị trường cao cấp: EU, Mỹ, Nhật, - Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu chủ yếu và thị trường tiềm năng cho sản phẩm trái cây Việt Nam và dự báo cung cầu trên thị trường thế giới; nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của trái cây Việt Nam với các quốc gia có cùng ngành sản xuất trên thị trường thế giới; nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng thanh long và đề xuất các giải pháp; tăng cường công tác hỗ trợ, xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu trái cây và bảo hộ bản quyền giống thương mại; xây dựng tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây cho từng thị trường cụ thể. - Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nhằm nắm bắt kịp thời những diễn biến về thị trường, giá cả, cung cầu hàng hóa cung cấp kịp thời cho các nhà vườn, doanh nghiệp và đề xuất một số khuyến cáo, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh trái cây. - Tăng cường đầu tư, hỗ trợ xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thuỷ lợi,..) phục vụ phát triển vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, sản xuất rải vụ và đối phó biến đổi khí hậu. - Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn GAP. Mạnh dạn thực hiện chính sách chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có tính cạnh tranh cao. - Củng cố và tiếp tục xây dựng mới mô hình HTX kiểu mới, có chế độ hỗ trợ thích hợp cho cán bộ quản lý tổ hợp tác/HTX, tạo điều kiện thuận lợi để mô hình HTX phát huy hiệu quả, phát huy thế mạnh và trở thành đầu tàu kinh tế nông nghiệp tại địa phương. - Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư trồng giống mới; thuế ưu đãi doanh nghiệp đầu tư nhà máy sơ chế, đóng gói, chế biến để hỗ trợ giải quyết đầu ra, giảm áp lực thị trường nhất là thời điểm sản phẩm thu hoạch rộ. Ngoài việc thực hiện theo chính sách khuyến khích chung của Chính phủ, địa phương cũng sẽ có những chính sách riêng, đặc thù về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực này. - Bộ NN & PTNT, Sở KHCN các tỉnh cần dành kinh phí cho các đề tài, dự án phát triển cây màu trên cơ sở phát triển theo chuỗi, đặc biệt khuyến khích sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ATVSTP, sản phẩm hữu cơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_14_849_2130101.pdf
Tài liệu liên quan