Một số quan điểm Xã hội học nghiên cứu về hôn nhân

Tài liệu Một số quan điểm Xã hội học nghiên cứu về hôn nhân: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017 152 Một số quan điểm Xã hội học nghiên cứu về hôn nhân Some of Sociological perspectives on marriage studies ThS.NCS. Nguyễn Thị Thu Thoa, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Nguyen Thi Thu Thoa, M.A., Ph.D. student, Ho Chi Minh University of Food Industry ThS. Nguyễn Thị Hà, Học viện Khoa học Xã hội Nguyen Thi Ha, M.A., Academy of Social Sciences Tóm tắt Bài viết đề cập đến một số công trình nghiên cứu về hôn nhân dựa trên các quan điểm Xã hội học. Từ thực tế nghiên cứu cho thấy cần tiếp tục có những nghiên cứu mang tính chuyên sâu về đời sống hôn nhân gia đình của người dân, nghiên cứu những quan niệm riêng về hôn nhân và phong tục hôn nhân. Việc hiểu biết sâu sắc về đời sống hôn nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ hạnh phúc. Từ khóa: hôn nhân, gia đình. Abstract The article mentions some studies on marriage based on the views of the ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số quan điểm Xã hội học nghiên cứu về hôn nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017 152 Một số quan điểm Xã hội học nghiên cứu về hôn nhân Some of Sociological perspectives on marriage studies ThS.NCS. Nguyễn Thị Thu Thoa, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Nguyen Thi Thu Thoa, M.A., Ph.D. student, Ho Chi Minh University of Food Industry ThS. Nguyễn Thị Hà, Học viện Khoa học Xã hội Nguyen Thi Ha, M.A., Academy of Social Sciences Tóm tắt Bài viết đề cập đến một số công trình nghiên cứu về hôn nhân dựa trên các quan điểm Xã hội học. Từ thực tế nghiên cứu cho thấy cần tiếp tục có những nghiên cứu mang tính chuyên sâu về đời sống hôn nhân gia đình của người dân, nghiên cứu những quan niệm riêng về hôn nhân và phong tục hôn nhân. Việc hiểu biết sâu sắc về đời sống hôn nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ hạnh phúc. Từ khóa: hôn nhân, gia đình. Abstract The article mentions some studies on marriage based on the views of the sociological perspectives. It can be seen from the studies that it’s necessary to do deeply researches into the marriage and family, especially personal view on marriage and marriage customs. It’s necessary to deeply understand the marriage life that is meaningful to build prosperous, progressive and happy Vietnamese families. Keywords: marriage, family. 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu về hôn nhân được bắt đầu từ nửa sau của thế kỷ XIX, đồng thời với sự ra đời của bộ môn Xã hội học gia đình. Thời gian này học thuyết Darwin xã hội đang chiếm phần ưu thắng trên toàn thế giới. Dựa vào những ý tưởng được gợi mở từ học thuyết Darwin, các nhà nghiên cứu đã xem xét các hình thái của hôn nhân và gia đình như là quá trình thích ứng với các giai đoạn tiến hóa của xã hội loài người. 2. Một số quan điểm nghiên cứu về hôn nhân 2.1. Quan điểm nghiên cứu về hôn nhân truyền thống Theo dòng lịch sử, với khoảng thời gian dưới 50 năm, cùng với sự thay đổi về nghề nghiệp trong quá trình CNH và ĐTH đường bán kính kết hôn xét trên phạm vi toàn thế giới đã tăng lên gấp đôi. Trong một nghiên cứu tại Ba Lan, đường bán kính kết hôn trung bình đối với nông dân là 6 km, công nhân là 70 km và cán bộ là 150 km (G. Olivier, 2002: 86). Việc mở rộng phạm vi không gian cũng được phản ánh ở điểm gặp gỡ của các cặp vợ chồng tương lai. Cuộc điều tra của Viện Dân số Pháp (INEO) cho biết, nếu hồi đầu thế kỷ cho đến những năm 60 của thế kỷ XX, thanh niên Pháp thường tìm gặp ý trung nhân của mình trong các cuộc viếng thăm, vũ hội hay nơi làm việc, thì sang thập kỷ 70-80, NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ 153 lớp trẻ lại hay gặp nhau ở những nơi công cộng, ở câu lạc bộ, nhà hát, sàn nhảy, hộp đêm, v.v G. Olivier cho rằng “khi các phương tiện giao thông còn chưa phát triển, người ta lấy nhau trong địa phương mình vì cần thiết, sự giới hạn ấy là do địa lý áp đặt. Sau những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ngày càng có nhiều khả năng đi lại và kết hôn ngoài nhóm của mình; điều đó khiến cho các vòng tròn hôn nhân được mở rộng, cũng như quy mô trung bình của những tộc người biệt lập bộ phận” (G. Olivier, 2002: 85). Gắn liền với việc mở rộng không gian kết hôn là những thay đổi về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân. Các cuộc điều tra của Alain Girard ở Pháp vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước đã đưa đến kết luận rằng “tần xuất hôn nhân tương đồng về xã hội cao gấp hai lần so với các cuộc hôn nhân được quyết định mà không kể đến các nguồn gốc xã hội của đối tác”. Ở Mỹ, nhiều tác giả (như Holling Shead, 1950; Kerchoff và K. E. Daviss, 1962) cũng nhấn mạnh đến các yếu tố xã hội có sự chi phối mạnh mẽ đến việc lựa chọn hôn nhân - như chủng tộc, tộc người, tôn giáo, trình độ học vấn, tầng lớp xã hội, v.v Kết quả các cuộc điều tra chỉ ra đa số các cặp vợ chồng có trình độ học vấn tương đương nhau (65%), sự tương đồng về tôn giáo còn cao hơn nữa (92%). Người ta cũng nhận thấy tần xuất hôn nhân tương đồng về nghề nghiệp cho đến những năm 1970 cũng không hề giảm, đúng như A. Girard đã viết: “Những người trong cùng môi trường người ta có nhiều cơ may hơn và thích hợp hơn để lựa chọn bạn đời” (Martine Segalen, 2014: 145-147). Nói gọn lại, trong việc lựa chọn đối tượng hôn nhân thì tiêu chuẩn tương đồng về xã hội vẫn chiếm vị trí nổi bật nhất. Sự biến đổi của mô hình hôn nhân như vừa nêu, cố nhiên, là có sự gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp với sự thay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Chẳng hạn, nếu tuổi kết hôn được nâng lên thì điều đó cũng có ý nghĩa một khi “con cái bước vào hôn nhân là đã thành một người trưởng thành, làm ra được tiền, thì bố mẹ không còn duy trì được cách điều khiển hôn nhân của con cái như trước kia khi mà con cái thành hôn còn trẻ và vẫn phụ thuộc về kinh tế cho đến tuổi trung niên” (C. W. Sorensen, 2001: 189). Cũng như vậy, một khi phạm vi không gian kết hôn được mở rộng, việc lựa chọn bạn đời không còn là tham chiếu duy nhất vào tiêu chuẩn “môn đăng hộ đối” mà còn cả vào “giá trị gia tăng” của chính bản thân đôi trẻ, thì “sự kiểm soát của xã hội không còn được thực hiện qua đường vòng là cha mẹ nữa, mà qua sự đánh dấu về xã hội học những nơi có tính hợp quần (). Và như vậy, sự lựa chọn của cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn riêng đã thay thế chiến lược kiên nhẫn của cha mẹ trước đây” (M. Segalen, 2014: 148). Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra, trong xã hội hiện đại phần lớn các cặp kết hôn đều là tự do, tự nguyện, ít chịu ràng buộc hoặc ảnh hưởng từ cha mẹ hoặc một thế lực nào khác. Thornton, Chang và Sun (1984) cho biết, ở Đài Loan tỷ lệ phụ nữ nói rằng bố mẹ quyết định hôn nhân của họ giảm từ 75% đối với thế hệ sinh vào những năm 1930 xuống chỉ còn 15% đối với thế hệ sinh gần đây, trong khi những người nói họ quyết định hoàn toàn tăng từ 5% lên 33% (Arland Thornton và Thomas E. Fricke, 1994: 390) Nhà nghiên cứu M. Segalen, trong công trình nghiên cứu của mình cũng đã phản ánh những thay đổi như vậy. Có thể M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN 154 tóm lược sự chuyển biến đó như sau: Vào những năm 1960 ở Pháp, cũng như ở châu Âu nói chung, việc các cặp tân hôn thực thi nghi thức phong tục là nhằm công khai cho cuộc hôn nhân của mình, đồng thời qua đó nhận được sự chấp thuận của cộng đồng. Vì vậy, trong buổi lễ thành hôn họ thường chọn mời những người họ hàng và bè bạn mà họ muốn thấy ở bên cạnh để chung vui. Như thế, đám cưới đã gắn kết các thành viên cộng đồng lại với nhau, đồng thời cũng là nơi mà các nghi thức truyền thống được bảo lưu và tôn trọng, như là sự khẳng định cho tính lâu bền và tính chuẩn mực của đời sống xã hội. Nhưng trong đám cưới ngày nay, khi nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI – cũng chính Segalen đã viết – các nghi thức không còn thể hiện những ý nghĩa như trước nữa. Đám cưới ngày nay, do phát triển và lạm phát các khía cạnh hội hè, nên ngày càng tương đồng với một buổi biểu diễn cần phải “thành công”. Những người kết hôn thường phải chuẩn bị hàng tháng, thậm chí hàng năm cho buổi lễ được hình dung theo ý họ, trong đó bạn bè tham dự đương nhiên phải góp vào những sáng tác âm nhạc hoặc màn trình diễn nào đó. Trong hai mươi năm qua, rất nhiều thủ tục, nghi thức mới đã được sáng tạo ra như: tiệc rượu mừng, việc tập hợp được tối đa số khách mời, lễ tiễn đưa đời thiếu nữ, rồi chụp ảnh, quay video và hiện nay là làm đĩa DVD về buổi lễ mà người ta cần lưu giữ, v.v (Martine Segalen, 2014: 160- 161). Tất cả những phát sinh mới đó đã làm cho chi phí trở nên quá cao, kể cả đối với cô dâu chú rể lẫn số khách mời, do đó đám cưới nhiều khi đã bị thương mại hóa và trở thành một lĩnh vực kinh doanh. Trong những năm qua, còn ít có các nghiên cứu về các gia đình Công giáo nói chung và đời sống hôn nhân gia đình của người dân theo đạo Công giáo nói riêng. Vì vậy, việc tìm hiểu một số quan điểm nghiên cứu về hôn nhân của người dân theo đạo Công giáo là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.Việc nghiên cứu hôn nhân ở Việt Nam được nở rộ vào nửa đầu thế kỷ XX, không chỉ với các nhà nghiên cứu trong nước như Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Toan Ánh, Lương Đức Thiệp, Vũ Như Lâm, mà còn cả các tác giả nước ngoài như M. Durant, P. Huard, E. Coutois Đặc điểm của các nghiên cứu ở giai đoạn này là các tác giả tập trung mô tả về hôn nhân như một phong tục với tất cả những gì đã được định hình của chúng, chứ ít chú ý đến sự biến đổi cũng như sự khác biệt giữa các vùng, miền hay giữa các nhóm xã hội khác nhau. Tiếp sau đó, do sự chi phối của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, việc nghiên cứu hôn nhân ít được chú ý, hay chính xác hơn là bị quên bẵng đi một thời gian dài. Cho đến cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX công việc này mới lại được tiếp tục dưới nhiều góc nhìn khác nhau, kể cả về biến đổi và sự khác biệt của hôn nhân giữa các vùng miền khác nhau. Chẳng hạn, đó là các nghiên cứu về hôn nhân, gia đình và địa vị người phụ nữ của F.Houtart (1978), về quyền quyết định hôn nhân và tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của Mai Kim Châu (1984), Hoàng Đốp (1984), Nguyễn Phương Anh (1984). Việc hôn nhân của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Thái, Malayo-Poolynêxia cũng được nhiều tác giả đề cập, chẳng hạn, Đỗ Thúy Bình (1994), Vũ Đình Lợi (1994), v.v Bổ sung cho các nghiên cứu thực nghiệm xã hội học và dân tộc học còn có các nghiên cứu của Trần Đình Hượu, Đặng Đức Siêu về ảnh hưởng của Nho giáo đến hôn nhân NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ 155 và gia đình Việt Nam trong lịch sử, cũng như khả năng thích ứng của các thiết chế này trong tiến trình CNH, HĐH đất nước từ góc nhìn sử học và văn hóa học. Như vậy, phổ nghiên cứu hôn nhân và biến đổi hôn nhân ở nước ta trong thời gian qua là khá rộng, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, như ở phần trên đã nói, ở bài nghiên cứu này chúng tôi cũng chỉ tập trung vào 5 yếu tố cơ bản thuộc nội dung hôn nhân và xu hướng biến đổi của chúng mà thôi. Về phạm vi không gian kết hôn, hay nói theo nhà sinh thái học nhân văn người Pháp George Olivier (2002), là “đường bán kính kết hôn”. Đây là việc đo lường khoảng cách trung bình giữa nơi sinh của hai người kết hôn để xác định các chế độ nội hôn và ngoại hôn. Có hai cách để đo lường hiện tượng này: theo không gian địa lý, hoặc theo địa giới hành chính. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường lựa chọn cách đo lường thứ hai. Chẳng hạn, ở Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển về “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi”, các tác giả đã chọn cách đo lường này. Kết quả khảo sát chung của Chương trình về nơi sinh của vợ/chồng người trả lời ở 4 xã (thuộc các tỉnh Yên Bái, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang và Hà Nam) cho thấy, có 66,0% kết hôn cùng xã; 16,3% cùng huyện; 8,2% cùng tỉnh; 9,3% khác tỉnh và 0,3% không xác định được sinh quán của mình (Dẫn theo Lê Ngọc Văn, 2011: 314). Không dừng lại ở mặt đồng đại, nhiều tác giả còn đi sâu khảo sát và đo lường phạm vi không gian kết hôn về mặt lịch đại, từ đó chỉ ra sự biến đổi của mô hình từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay. Tiêu biểu cho xu hướng này là Mai Văn Hai (2004) với cuộc nghiên cứu ở làng Đào Xá (xã An Bình, Nam Sách, Hải Dương) vào năm 2000. Tại đây, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 136 cặp vợ chồng đang sống cùng nhau dưới một mái nhà, trong đó, cặp kết hôn lần đầu sớm nhất là năm 1941, cặp muộn nhất là năm 2000. Tác giả chia khoảng thời gian gần 60 năm đó thành ba giai đoạn: giai đoạn từ 1941 đến 1959 có 24 cặp kết hôn, được gọi là mô hình I; giai đoạn 1960–1985 có 64 cặp, là mô hình II và giai đoạn 1986–2000 có 51 cặp, là mô hình III. Kết quả khảo sát đã chỉ ra xu hướng nội hôn trong làng, trong xã ngày càng giảm, trong khi việc kết hôn bên ngoài làng xã, mà cụ thể là ở phạm vi huyện, tỉnh hoặc ngoài tỉnh ngày càng tăng lên. Việc mở rộng phạm vi không gian kết hôn ở Việt Nam trong khoảng 2/3 thế kỷ qua không chỉ cho thấy phong tục hôn nhân nơi làng xã đang thay đổi, mà còn phản ánh tính năng động và cơ động xã hội của người dân cũng được nâng cao trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, của tiến trình CNH, HĐH đất nước. Trong khi đó, ở nội dung tiêu chuẩn chọn bạn đời, các nhà nghiên cứu lại phân chia thành một số mô hình, trong đó mỗi mô hình tương ứng với một giai đoạn lịch sử của đất nước, chẳng hạn, mô hình cổ truyền, mô hình bao cấp, mô hình thời đổi mới, v.v... Gắn liền với việc chọn bạn đời là quyền quyết định hôn nhân. Nếu chấp nhận theo khẩu ngữ dân gian là xưa kia “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, còn ngày nay “con cái đặt đâu bố mẹ ngồi đấy”, chúng ta dễ dàng thấy được hơn nửa thế kỷ qua quyền quyết định trong hôn nhân đã chuyển từ bố mẹ sang con cái. Tuy nhiên, không giống như ở việc lựa chọn người bạn đời, sự thay đổi ở đây còn xuất hiện thêm một số mô hình trung gian. Có thể tóm tắt sự chuyển M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN 156 đổi này như sau: theo phong tục cổ truyền là “bố mẹ quyết định, con cái vâng theo”, tiếp đó là “cha mẹ quyết định, có hỏi ý kiến con”, rồi “con quyết định, có tham khảo ý kiến của bố mẹ” và cuối cùng là “con cái quyết định hoàn toàn”. Nhưng đấy mới chỉ là cái nhìn chung nhất, trong thực tế vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. Bởi vì, ngay ở mô hình đầu, trong khi một số tác giả như Phan Kế Bính, Toan Ánh, Lương Đức Thiệp, Hà Văn Cầu cho rằng đấy là mô hình “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, thì nhiều tác giả khác lại không cho là như vậy. Nhà nghiên cứu Yu Insun, qua khảo cứu lịch sử, đã đi đến kết luận: trong xã hội Việt Nam truyền thống cha mẹ ít tham gia trực tiếp vào chuyện của con cái và con cái nghiêng về phía được độc lập với cha mẹ (Yu Insun, 1944: 149). Nhà nhân học Abbe Richard cũng đề cập đến quyền tự do của thiếu nữ thôn quê trong việc lựa chọn bạn đời. Ông viết rằng “Bọn họ luôn luôn lựa chọn người chồng theo ý thích của mình, điều mà người Trung Quốc không được phép làm” (Dẫn theo Khuất Thu Hồng, 1996). Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên khi nghiên cứu về hát đối của nam nữ thanh niên, cũng đưa ra nhận xét: “Trái với điều diễn ra trong giới quyền quý Việt Nam, những người tiểu nông và người thuộc giai cấp trung lưu tự mình chọn lấy vợ. Nhưng sự lựa chọn của họ bao giờ cũng được cha mẹ chuẩn y. Họ quen biết nhau trước khi cưới hỏi, họ quý trọng và yêu nhau trước khi trở thành vợ chồng. Mặc dù những lời tỏ tình công khai này, mặc dù quyền tự do hoàn toàn này đã được phong tục làng xã chấp nhận, được lý dịch và kỳ mục ủng hộ, song trai gái bao giờ cũng cố gắng theo truyền thống, hỏi ý kiến cha mẹ” (Nguyễn Văn Huyên, 1995). Vậy là, với mô hình quyền quyết định hôn nhân, bên cạnh cái chung, vẫn còn có những cái riêng, cái khác biệt ở các tầng lớp, các nhóm người khác nhau. Đấy là chưa kể, trong thời bao cấp (khoảng từ 1960-1985) còn xuất hiện một mô hình rất đặc thù, trong đó quyền quyết định không thuộc cha mẹ, cũng không thuộc con cái, mà thuộc về chính quyền và đoàn thể. Điều này được nhà văn Lê Lựu mô tả rất sinh động qua số phận Giang Minh Sài, một nhân vật trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Đó là khi còn nhỏ, sống ở nông thôn, Sài bị bố mẹ và họ hàng ép duyên; lớn lên đi bộ đội, dưới sức ép của lãnh đạo là cần giữ gìn “lý lịch trong sạch”, Sài đành chấp nhận chung sống với người phụ nữ mà bố mẹ đã cưới hỏi khi xưa. Đến khi đủ sức dứt bỏ cuộc hôn nhân qua “hai lần sắp đặt này, Sài lại rơi vào một mối tình oan nghiệt với một thiếu nữ ở đô thị, do sự khác nhau về lối sống (Lê Lựu, 1986). Cố nhiên, Giang Minh Sài chỉ là nhân vật hư cấu, phản ánh hiện thực qua phương pháp điển hình hóa của nghệ thuật viết tiểu thuyết, cho nên tính đại diện và mức độ phổ biến của hiện tượng này vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Nhưng, theo chúng tôi, hiện tượng Giang Minh Sài dẫu sao cũng gợi ra như một giả thuyết, mà trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ kiểm nghiệm để biết được tính xác thực và mức độ phổ biến của nó. Đến thời kỳ Đổi mới, trong bối cảnh của nền KTTT, của CNH, HĐH, TCH và HNQT, hiện tượng “ép duyên” hay “áp đặt” đôi khi vẫn được báo chí nêu lên, nhưng nhìn chung việc hôn nhân đã được tự do hơn rất nhiều. Kết quả điều tra của Vũ Tuấn Huy và cộng sự ở một xã thuộc đồng bằng sông Hồng năm 2003 chỉ ra rằng, dù bố mẹ vẫn có những ảnh hưởng NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ 157 nhất định, song vai trò của đôi trẻ nổi lên như là người quyết định chính trong hôn nhân (Vũ Tuấn Huy, 2004). Liên quan đến vai trò của con cái còn có thêm những yếu tố mới nữa. Cuộc nghiên cứu của Khuất Thu Hồng vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đã ghi nhận: với mô hình quyền quyết định chuyển từ cha mẹ sang con cái, bạn bè đã trở thành nhân vật khá quan trọng, bởi trong nhiều trường hợp, họ không chỉ là người giới thiệu đối tượng, mà còn đưa ra những lời khuyên có ý nghĩa quyết định (Khuất Thu Hồng, 1996). Cùng với việc phân tích về nội dung và các trạng thái khác nhau trong sự biến đổi hôn nhân ở Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua, một vấn đề có ý nghĩa lý luận và phương pháp luận cũng đã được nhiều tác giả đặt ra – đó là việc phân kỳ sự biến đổi hôn nhân. Có thể chia sự phân kỳ này thành hai khuynh hướng cơ bản sau đây: Khuynh hướng thứ nhất, là khuynh hướng mà theo đó các nhà nghiên cứu thường dựa vào nguồn số liệu của một cuộc điều tra kinh tế - xã hội hoặc một cuộc nghiên cứu tổng thể nào đó để chỉ ra các khía cạnh có liên quan đến chủ đề hôn nhân. Chẳng hạn, Nelly Krowoski – một tác giả người Pháp – với tư cách là thành viên trong nhóm nghiên cứu làng Mông Phụ (một làng ở đồng bằng sông Hồng) đã dựa trên nguồn số liệu của cuộc điều tra chung để phân chia ra các mốc thời gian là trước năm 1945, 1945-1954, 1954-1975 và sau 1975, qua đó đưa ra nhận định về tỷ lệ nội hôn trong làng ngày càng giảm đi, trong khi ngoại hôn lại tăng lên (Nelly Krowoski, 2003). Cũng như vậy, Lê Ngọc Văn dựa vào nguồn số liệu từ các cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở theo chu kỳ 10 năm để đưa ra nhận định về sự biến đổi tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam qua các điểm mốc thời gian là các năm 1989, 1999 và 2009 (Lê Ngọc Văn, 2011: 307). Ưu điểm của khuynh hướng này là các tác giả đã căn cứ vào các điểm mốc thời gian để chỉ ra trạng thái và xu hướng biến đổi của hôn nhân. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào các nguồn số liệu và các điểm mốc thời gian của các chủ đề nghiên cứu khác, nên các thành tựu thu được thường tản mạn và thiếu đồng bộ. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu thuộc khuynh hướng thứ hai lại tự xác định các điểm mốc thời gian theo quan điểm và mục tiêu nghiên cứu của mình. Chẳng hạn, ở luận án tiến sĩ Các mô hình hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng từ truyền thống đến hiện đại, Khuất Thu Hồng (1996) phân chia sự biến đổi hôn nhân trên địa bàn nghiên cứu thành ba giai đoạn: giai đoạn I được gọi là hôn nhân truyền thống (tính từ đầu thế kỷ đến năm 1954); giai đoạn II là hôn nhân trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cũ (từ 1954 đến 1985); và giai đoạn cuối cùng là hôn nhân của thời kỳ Đổi mới (từ 1986 về sau). Cần lưu ý là, mặc dù đã đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ “mô tả và phân tích một số biến đổi trong hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng trong thế kỷ XX”, song tác giả không nói rõ lý do tại sao đã lựa chọn ba điểm mốc thời gian đó. Như vậy, tùy theo mục tiêu nghiên cứu, mỗi tác giả hay nhóm tác giả đã đưa ra những điểm mốc thời gian khác nhau trong việc phân kỳ sự biến đổi hôn nhân. Có điều, dù cho mục tiêu có khác nhau thế nào, song khi bàn về sự biến đổi xã hội nói chung, cũng như sự biến đổi của hôn nhân nói riêng, người ta không thể không xác định và so sánh sự thay đổi trạng thái của hiện tượng ở các điểm mốc thời gian, dưới tác động của các điều kiện chính trị - xã M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN 158 hội riêng của chúng. Với cơ sở phương pháp luận này, nhà nghiên cứu không chỉ biết được sự biến đổi đã diễn ra như thế nào, mà còn trả lời được câu hỏi tại sao chúng đã biến đổi. Từ góc nhìn xã hội học, hôn nhân cũng là một thiết chế xã hội. Đó là “một phần của văn hóa, một đoạn đã được khuôn mẫu hóa trong nếp sống của một dân tộc” (Joseph Fichter, 1973: 146). Như thế, cho dù là một thiết chế phụ của gia đình, song, với tư cách là những khuôn mẫu của nếp sống, hai lĩnh vực hôn nhân và gia đình đều có sự độc lập tương đối với nhau. Theo chúng tôi, “Sự khu biệt này có ý nghĩa lý luận và phương pháp luận rất to lớn – bởi chỉ có như vậy chúng ta mới có thể xây dựng được một hệ thống tri thức độc lập về hôn nhân, đồng thời tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các qui luật và mối liên hệ của chúng với đời sống hiện thực, từ đó tránh được việc hòa tan hôn nhân vào trong các nghiên cứu về gia đình mà lâu nay chúng ta vẫn gặp” (Ngô Thị Thanh Quý, 2013: 61). Từ cách nhìn nhận như trên, bài viết của chúng tôi với tư cách là một nghiên cứu trường hợp, sẽ cố gắng đi sâu phân tích và tổng hợp nhằm góp phần xây dựng một quan niệm, một hướng tiếp cận, cũng như một hệ thống tri thức tương đối độc lập về hôn nhân và biến đổi hôn nhân như chúng cần phải có. Hôn nhân Công giáo không chỉ liên quan đến hai vợ chồng mà còn liên quan đến một phạm vi rộng lớn hơn, từ họ hàng hai bên đến xã hội, bởi vì gia đình là tế bào căn bản của xã hội. Về mặt tôn giáo, trong bộ luật của Hội thánh, được gọi là Giáo luật, ban hành ngày 25/01/1983 có 111 khoản về hôn nhân. Trong đó, Giáo luật chỉ ra những ràng buộc đối với người Công giáo trong hôn nhân với mục đích giúp con cái mình xây dựng một cuộc sống hôn nhân gia đình bền vững, hạnh phúc và thánh thiện, thể hiện lòng biết ơn gọi hôn nhân và gia đình như ý muốn của Thiên Chúa. Theo Giáo hội, hôn nhân được gọi là Bí tích Hôn phối, đây là sự tác hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ thông qua giáo quyền.Về bản chất, sự tác hợp này là duy nhất (được gọi đơn hôn) và vĩnh viễn (được gọi là vĩnh hôn) trong suốt cuộc đời người nam và người nữ. Vì vậy, khi nói về hôn nhân Công giáo trong Giáo luật Công giáo năm 1917 đã có những quy định cụ thể về Bí tích Hôn phối được ghi từ điều 1055 đến điều 1072. Chẳng hạn như trong điều 1055 khoản 1 và khoản 2 đã quy định: “Do giao ước hôn phối, người nam và người nữ tạo nên với nhau một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc sống. Tự bản tính, giao ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn phối giữa người đã chịu phép rửa tội lên hàng bí tích”; “Bởi vậy, giữa những người đã chịu phép Rửa tội, không thể có khế ước hôn phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là Bí tích”. Như vậy, Giáo hội Công giáo xác định hôn nhân là một “bí tích” . Vì vậy, nó có tính chất thánh thiêng, việc cử hành “bí tích hôn nhân” một cách chính thức trước mặt Cộng đoàn giáo dân do một linh mục cử hành khiến nó trở thành một giao ước vĩnh cửu giữa người nam và người nữ. Người Công giáo tin rằng khi được lãnh nhận bí tích hôn nhân một cách chính thức, thì đôi nam nữ sẽ được chúc phúc yêu thương, chung thủy với nhau suốt cả đời, trong một giao ước do chính Chúa Giêsu đã lập. Điều này đã được nhấn mạnh trong khoản 2 điều 1055 của Giáo luật: “Với tính NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ 159 chất Bí tích của hôn nhân Công giáo: Giáo lý Công giáo luôn nhìn nhận và nhấn mạnh tới chiều kích siêu nhiên của định chế hôn nhân”. Theo Giáo luật, Giáo hội sẽ không công nhận hôn nhân khi chỉ có kết hôn dân sự (đăng ký giá thú ngoài đời) mà không qua lãnh nhận bí tích từ Giáo hội (tổ chức lễ cưới trong nhà thờ). Điều này đã được Giáo luật ghi rõ trong điều 1055 và điều 1165 với tuyên bố, giá thú như thế là vô hiệu qua câu: “Giữa những người đã chịu phép rửa tội, không thể có khế ước hôn phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là bí tích” [6], hay “ Những người Công giáo chưa chịu Bí Tích Thêm Sức, thì phải lãnh Bí Tích ấy trước khi được nhận kết hôn, nếu có thể được và không có khó khăn trầm trọng”[6]. Ngoài ra, Giáo luật còn nêu lên các điều kiện của một cuộc hôn nhân Công giáo. Theo đó, người nam và người nữ muốn kết hôn với nhau thì phải đảm bảo được tự do về tinh thần: Tức là họ được tự do kết hôn, không phải chịu sức ép nào từ bên ngoài (Gia đình, người thân, các khoản khế ước, vay nợ). Bên cạnh đó, còn phải được tự do về dân sự: có nghĩa là không bị ràng buộc về mặt pháp lý hôn nhân dân sự (như đang có hôn thú với người khác); Về tuổi kết hôn điều 1083 quy định tại khoản 1 và khoản 2 về tuổi để kết hôn: §1 “Người nam chưa đủ 16 tuổi, người nữ chưa đủ 14 tuổi không thể kết hôn hữu hiệu”; §2 “Hội đồng Giám mục có quyền ấn định tuổi lớn hơn để kết hôn hợp pháp”. Hội đồng Giám mục Việt Nam ấn định: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên; có tôn giáo và đức tin, người nam và người nữ phải được rửa tội theo nghi thức Công giáo (đồng đạo), đặc biệt trong cả hai người nam và nữ đều phải chưa lãnh nhận bí tích hôn phối lần nào, hoặc không còn bị ràng buộc bởi một bí tích hôn phối trước đó (Khi chồng/ vợ mình qua đời tự nhiên), học qua lớp giáo lý của Giáo hội Công giáo thông qua giáo xứ hay giáo phận và không bị vướng vào một hay nhiều “ngăn trở” theo quy định của Giáo Luật về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, hôn nhân không phải chỉ được thiết lập để mưu sự truyền sinh mà thôi. Hôn nhân là một giao ước không thể phá vỡ được. Điều này có nghĩa rằng, ngay cả trong trường hợp không có con như mong muốn thì hôn nhân vẫn tồn tại như một quy chế và một sự chia sẻ trọn vẹn đời sống, và vẫn giữ được giá trị và tính bất khả phân ly của nó. Như vậy, Văn kiện cũng đã khẳng định hai đặc tính cơ bản của hôn nhân Công giáo là tính đơn hôn và tính vĩnh hôn. 2.2. Quan điểm của các học giả Công giáo và ngoài công giáo nghiên cứu về hôn nhân Nguồn tài liệu của các giáo sĩ và những học giả Công giáo viết về hôn nhân cũng khá nhiều, đầu tiên có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Hôn nhân Công giáo của Toà giám mục Xuân Lộc, Hôn nhân và gia đình của Tòa Giám mục Long Xuyên, Giảng trong lễ hôn phối của Linh mục Nguyễn Hữu Triết; Tin mừng cho đôi tân hôn, Hôn nhân Kitô giáo (1998) của Phao-lô Nguyễn Bình Tĩnh và linh mục Xuân BíchNhìn chung tác giả của các công trình trên đều cho rằng, với người Công giáo, hôn nhân chính là một bí tích. Chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết họ với nhau bởi thế họ không được bỏ nhau vì bất cứ lý do gì. Quan niệm này xuất phát từ đặc tính và mục đích của hôn nhân Công giáo. Linh mục Nguyễn Công Vinh trong cuốn Tìm hiểu giáo luật về hôn nhân và gia M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN 160 đình(năm 2009), cũng đã xem xét mọi góc cạnh của hôn nhân công giáo trong mối tương quan với giáo luật như: Sống chung trước hôn nhân, không thể làm giấy kết hôn dân sự, kết hôn theo giáo luật nhưng không đăng ký kết hôn dân luật, khám sức khỏe trước khi kết hôn, hay quy định về giáo lý chuẩn bị hôn nhânCũng giống như cuốn Giáo lý về hôn nhân Công giáo thì cuốn sách này giúp cho mọi người tiếp cận với hôn nhân Công giáo trên cả hai phương diện Giáo luật và Dân luật. Ngoài ra, trong một tác phẩm khác Tình yêu hôn nhân, Nxb Phương Đông năm 2014, Linh mục Nguyễn Công Vinh cũng đã viết về hôn nhân trong chương trình của Thiên Chúa giáo từ việc nêu lên ý nghĩa và mục đích của hôn nhân Công giáo tác giả đã khái quát rằng: “ hôn nhân Công giáo phải theo tinh thần và lề luật của Hội thánh thể hiện ở các yếu tố quan trọng như: Sự tự do, khả năng tính dục, tình yêu chung thủy, đức tin, một số quy định có tính cách pháp luật để bảo vệ hôn nhân”, trong đó tác giả cũng có nói đến tuổi kết hôn theo Giáo luật đối với người nam từ 16 tuổi trở lên và người nữ từ 14 tuổi trở lên, tuy nhiên tác giả cũng cho rằng: “Dù đã đủ tuổi Giáo luật nhưng chưa đủ tuổi Dân luật thì Hội thánh khuyên nên theo Dân luật” - GL 1083. Chủ đề hôn nhân của người Công giáo còn được nêu ra trong bản tin chuyên đề Hiệp thông. Trong các nghiên cứu này, dưới nhãn quan của người Công giáo, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề của hôn nhân Công giáo như bí tích hôn nhân, tính dục, hôn nhân đồng tính, ly hôn đã bước đầu được nêu ra và phân tích. Mặc dù vậy, những bản tin này chỉ dừng ở việc nêu lên đặc điểm của hôn nhân Công giáo và những sự kiện chỉ mang tính chất cung cấp thông tin chứ chưa có những phân tích, đánh giá, nhận định về giá trị cũng như những hạn chế của từng vấn đề được nêu ra [12]. Nhìn chung, các nghiên cứu kể trên giúp chúng ta hiểu được một cách căn bản về quan niệm hôn nhân của người Công giáo, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận quan trọng về hôn nhân, gia đình Công giáo. Các tác giả bước đầu cũng đã chỉ ra những giá trị văn hoá, đạo đức của Công giáo nói chung và giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo nói riêng trong quá trình hội nhập với văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay. Từ đó, giúp chúng ta hiểu rằng theo Giáo luật quy định thì Hôn nhân chính là một bí tích đối với người Công giáo. Trong đó, bí tích được hiểu là: “Những dấu hiệu hữu hình được Chúa Ki tô dùng để ban ân sủng cho loài người” [8, tr6]. Khi kết hôn, vợ chồng không còn là hai mà nên một. Chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng để liên kết họ với nhau bởi thế mà họ không được bỏ nhau vì bất cứ lý do gì. Năm 2010, kỷ yếu hội thảo “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam” do Viện nghiên cứu Tôn giáo tổ chức đã được xuất bản thành sách do tác giả Nguyễn Hồng Dương chủ biên. Công trình là tuyển tập của 27 báo cáo của các nhà nghiên cứu về đạo Công giáo ở Việt Nam, trong đó có bài viết của tác giả Lê Đức Hạnh về đề tài: “Hôn nhân Công giáo: quá trình hình thành một bí tích”. Trong bài viết này, tác giả đi vào tìm hiểu hôn nhân với tư cách là một bí tích và quá trình hình thành của nó. Tuy nhiên, như chính tác giả tự nhận xét, đây mới chỉ là những tìm hiểu “ban đầu vè sự ra đời của hôn nhân Công giáo và quá trình nó trở thành một trong 7 bí tích như thế nào”[5,tr274]. Đặc biệt, cuốn sách Hôn nhân trong xã hội Việt Nam đương đại (năm 20116) của Nguyễn Hữu Minh. Đây là một công trình NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ 161 chuyên khảo của tác giả nhằm đóng góp thêm những tri thức mới, làm rõ nét hơn bức tranh toàn cảnh về những thay đổi trong đời sống hôn nhân ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Trong đó, ở phần Lựa chọn bạn đời và kết hôn: truyền thống và biến đổi, tác giả tập trung đi tìm hiểu về khuôn mẫu lựa chọn bạn đời trong xã hội Việt Nam truyền thống và trong xã hội đương đại dựa trên các kết quả nghiên cứu từ số liệu điều tra trong cuộc Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006. Các kết quả nghiên cứu cũng gợi ra rằng: “Việc theo đạo Thiên chúa giáo làm giảm khả năng tự do lựa chọn bạn đời trong hôn nhân so với những người còn lại” (Nguyễn Hữu Minh, 1999; Lê Ngọc Văn, 2007). Ngoài ra, yếu tố tôn giáo cũng có tác động đáng kể đến quyền quyết định trong hôn nhân của các cá nhân. Những thành viên trong các gia đình theo Công giáo thường có hôn nhân do cha mẹ sắp xếp hơn là những người không theo Công giáo. Lý do, là những bậc cha mẹ trong các gia đình theo đạo có xu hướng muốn kiểm soát con chặt chẽ hơn để đảm bảo con mình sẽ lấy vợ lấy chồng cùng tôn giáo, do đó sẽ không bị mất đạo. Bởi vì đã từ rất lâu nhiều tôn giáo coi hôn nhân trong cùng tôn giáo là một phương thức duy trì và phát triển tôn giáo mình. (dẫn theo Nguyễn Hữu Minh, 2016). Hơn nữa, dựa vào kết quả nghiên cứu từ số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 tác giả Nguyễn Hữu Minh đã nhận xét rằng: “Yếu tố tôn giáo có tác động nhất định đến tuổi kết hôn. Cụ thể, kết quả nghiên cứu ở khu vực đồng bằng Sông Hồng cho thấy những người theo đạo Công giáo thường kết hôn sớm hơn so với những người không theo đạo Công giáo. Trong đó, tác động của việc theo đạo Công giáo đối với nữ mạnh hơn so với nam có lẽ vì phụ nữ theo đạo Công giáo phải chịu nhiều áp lực từ phía gia đình hơn để lấy chồng cùng tôn giáo. Bởi vì, theo phong tục truyền thống ở vùng đồng bằng sông Hồng cô dâu thường về nhà chồng sau khi kết hôn. Vì thế, các bậc cha mẹ e ngại rằng nếu con gái họ cưới một người chồng không theo Công giáo thì sẽ không còn gắn bó với tôn giáo của họ nữa” [9, Tr111]. 3. Kết luận Như vậy, có thể nói nguồn tư liệu nghiên cứu về hôn nhân nói chung và phong tục hôn nhân nói riêng là rất phong phú, đa dạng. Sự vận hành và biến đổi của các mô hình hôn nhân không phải ngẫu nhiên, mà đều có những nguyên nhân trực tiếp hoặc sâu xa của nó. Chúng ta biết, trong xã hội con người không chỉ sống với những phong tục, tập quán mà các thế hệ cha ông để lại, họ còn chịu sự chi phối bởi các giá trị và chuẩn mực của thời đại mà mình đang sống.Do vậy, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về hôn nhân bằng việc vận dụng các lý thuyết, hay các phương pháp tiếp cận định lượng nhằm giúp cho người đọc nhận thức được mức độ phổ biến hay không phổ biến của hiện tượng cũng như sự khác biệt giữa các nhóm xã hội về hiện tượng được nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Ngọc Anh (2015), Giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Cộng đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ về Hội thánh trong thế giới ngày nay. 3. Nguyễn Văn Dụ (2006), Hội nhập văn hóa trong hôn nhân và gia đình Việt Nam theo Tông huấn Familiaris Con sortio, Trung tâm mục vụ Việt Nam – Italia. 4. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN 162 KHXH, Hà Nội. 5. Nguyễn Hồng Dương (2010), Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 6. Giáo luật năm 1983. Nxb.Trái tim Đức Mẹ 7. Gioan PhaolôII (2003), Tông huấn đời sống gia đình. 8. Hội đồng Giám mục Việt Nam (1992), Giáo lý Hội thánh Công giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 9. Nguyễn Hữu Minh (2016), Hôn nhân trong xã hội việt nam đương đại, Nxb Khoa học xã hội. 10. Luật hôn nhân và Gia đình, 2014. 11. Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh (1995), Hôn nhân Kitô giáo, Tòa giám mục Đà Nẵng. 12. Viện thông tin khoa học – trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam (Thông tin chuyên đề), Hà Nội. tr.223. 13. Từ điển Công giáo phổ thông, Tủ sách đại kết. 14. Từ điển Xã hội học Oxford, 2010. Ngày nhận bài: 28/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_7426_2215073.pdf
Tài liệu liên quan