Một số phương pháp dạy học hoá học phần hữu cơ lớp 11 bằng tiếng anh gây hứng thú cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông - Cao Cự Giác

Tài liệu Một số phương pháp dạy học hoá học phần hữu cơ lớp 11 bằng tiếng anh gây hứng thú cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông - Cao Cự Giác: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0076 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 116-123 This paper is available online at MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC PHẦN HỮU CƠ LỚP 11 BẰNG TIẾNG ANH GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Cao Cự Giác, Chu Trà My và Ngô Ngọc Huỳnh Hân Khoa Hoá học, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Việt Nam đang trên đà hội nhập quóc tế một cách sâu rộng, trong đó đổi mới giáo dục là mục tiêu của quá trình phát triển đất nước. Việc dạy học tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai áp dụng. Dạy học các môn khoa học tự nhiên nói chung và hóa học nói riêng đã và đang được thí điểm và áp dụng ở một số trường trung học phổ thông trên cả nước, tuy nhiên, vẫn đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thiết kế bài giảng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học hóa học bằng tiếng Anh, giáo viên cần áp dụng một số phương pháp phù hợp để thiết kế bài giảng nhằm phát tri...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp dạy học hoá học phần hữu cơ lớp 11 bằng tiếng anh gây hứng thú cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông - Cao Cự Giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0076 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 116-123 This paper is available online at MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC PHẦN HỮU CƠ LỚP 11 BẰNG TIẾNG ANH GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Cao Cự Giác, Chu Trà My và Ngô Ngọc Huỳnh Hân Khoa Hoá học, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Việt Nam đang trên đà hội nhập quóc tế một cách sâu rộng, trong đó đổi mới giáo dục là mục tiêu của quá trình phát triển đất nước. Việc dạy học tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai áp dụng. Dạy học các môn khoa học tự nhiên nói chung và hóa học nói riêng đã và đang được thí điểm và áp dụng ở một số trường trung học phổ thông trên cả nước, tuy nhiên, vẫn đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thiết kế bài giảng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học hóa học bằng tiếng Anh, giáo viên cần áp dụng một số phương pháp phù hợp để thiết kế bài giảng nhằm phát triển tư duy và gây hứng thú cho học sinh. Từ khóa: Phương pháp dạy học, dạy học bằng tiếng Anh, hóa hữu cơ, chủ đề, làm việc nhóm, trò chơi. 1. Mở đầu Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với cộng đồng khu vực và quốc tế, trong đó đổi mới nền giáo dục là động lực của sự phát triển. Đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó có áp dụng phương pháp dạy học một số môn khoa học tự nhiên nói chung và hoá học nói riêng bằng tiếng Anh đã được nghiên cứu và triển khai thí điểm ở một số trường THPT chuyên và trường trọng điểm [1, 2]. Tuy nhiên, việc dạy học các môn học bằng tiếng Anh còn gặp nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan, trong đó phương pháp dạy học được coi là rào cản lớn nhất [3, 4]. Để nâng cao hiệu quả dạy học hoá học bằng tiếng Anh, người dạy cần phải có những phương pháp thiết kế bài giảng phù hợp, kích thích khả năng tư duy về ngôn ngữ khoa học, tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh [5-7]. 2. Nội dung nghiên cứu Phương pháp dạy học đóng vai trò quyết định cho sự thành công của một tiết học. Việc sử dụng các phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh là không dễ dàng. Sau đây là một số phương pháp trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh ở trường THPT (Áp dụng phần Hoá học Hữu cơ lớp 11). Ngày nhận bài: 10/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/7/2016. Tác giả liên lạc: Cao Cự Giác, địa chỉ e-mail: giaccc@vinhuni.edu.vn 116 Một số phương pháp dạy học Hoá học phần Hữu cơ lớp 11 bằng Tiếng Anh... 2.1. Thiết kế hoạt động nhóm theo các chủ đề Dạy học theo nhóm là phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ phân chia người học thành các nhóm nhỏ để tiến hành các hoạt động thảo luận, giải quyết vấn đề, phân vai,. . . Trong hoạt động nhóm, mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của mình, đồng thời giúp đỡ các thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phương pháp này khá ưu việt và được áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học. Để tiến hành hoạt động nhóm có hiệu quả, người dạy phải hình thành được động cơ hoạt động nhóm, sau đó phân chia nhóm, cách thức quản lí và bố trí thời gian. Một nhóm lí tưởng nhất gồm 4 - 6 thành viên. Tuy nhiên, tùy theo quỹ thời gian và nội dung bài học, giáo viên có thể thay đổi linh hoạt. Trong một nhóm cần có nhóm trưởng để quản lí hoạt động nhóm và thư kí để ghi chép nội dung thảo luận. Hoạt động nhóm có thể được diễn ra xen kẽ với phần giảng của giáo viên để tránh nhàm chán. Về thiết kế hoạt động nhóm, giáo viên cần thiết kế sao cho mọi thành viên trong nhóm đều phải nỗ lực hoạt động không chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của cả nhóm. Có thể áp dụng một số hình thức như: Bài tập nhóm, Thảo luận nhóm, Seminar, Các trò chơi phát triển năng lực,. . . Tuy nhiên, dù ở hình thức nào, giáo viên cũng nên có một sự phân chia thành viên trong nhóm một cách hợp lí về khả năng và năng lực giữa các thành viên, tránh sự chênh lệch quá lớn về năng lực giữa các nhóm. Cả đoạn này chỉ cần lưu ý đến những yêu cầu để hoạt động nhóm hiệu quả. Vì các tài liệu về hoạt động nhóm đều nói rồi. Ví dụ 1: Trong phần củng cố bài 25 Ankan (Lesson 25. Alkane) sách giáo khoa Hoá học 11, để củng cố từ vựng cũng như kiến thức về ankan (alkane), cụ thể hơn là về metan (methane) cho học sinh, giáo viên có thể chia nhóm và tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi theo chủ đề Alkane như sau: Ghép các câu trả lời phù hợp ở cột bên phải với câu hỏi ở cột bên trái (Match the suitable answers in the right column with the questions in the left column). What shape is methane? Alkanes To which homologous series does methane belong? CnH2n+2 What is the general formula of the alkanes? Van der Waals forces What are the properties of alkanes? Tetrahedral How is methane formed? R Name a major environmental problem of methane By fractional distillation What letter is an alkyl group often given in a molecular formula? Unreactive, but they take part in combustion. How can alkanes in crude oil be separated? Cracking What type of force acts between alkane molecules? By anaerobic decay of vegetation Alkanes can be more useful by etc. Greenhouse gas Để tăng tính cạnh tranh và hiệu quả trong việc hoạt động nhóm, giáo viên có thể có một phần quà nhỏ hoặc cộng điểm miệng/điểm 15 phút cho nhóm làm nhanh nhất. Như vậy, để hoàn thành sớm nhất, các nhóm phải biết cách phân chia và tiến trình hoạt động cho mỗi thành viên trong nhóm. Học sinh phải vừa vận dụng các từ mới tiếng Anh cũng như kiến thức lĩnh hội được trong tiết học, vừa phải liên hệ đến thực tiễn đời sống để trả lời nhanh tất cả các câu hỏi. Có thể 117 Cao Cự Giác, Chu Trà My và Ngô Ngọc Huỳnh Hân chỉ dựa vào các từ khoá (key words) ở mỗi câu hỏi và các câu trả lời cũng có thể ghép nhanh được đáp án. Sau khi kết thúc hoạt động, giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh dịch sang tiếng Việt câu hỏi và câu trả lời tương ứng mà các em đã chọn. Ví dụ 2: Trong phần Chế biến (Processing), mục I. Dầu mỏ (Oil) Bài 37 Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên (Lesson 37. Natural source of hydrocarbon), SGK Hoá học 11, để khai thác cách chế biến dầu mỏ, giáo viên chia lớp thành các nhóm và tiến hành hoạt động thảo luận về chủ đề Sản phẩm từ dầu mỏ (Products from oil). Các sản phẩm này được tạo ra trong các phân đoạn của quá trình chế biến dầu mỏ. Mỗi nhóm sẽ nhận một phiếu học tập dạng sơ đồ tư duy (mindmap) như hình bên. Để điền đúng và nhanh sơ đồ trên, học sinh phải nắm vững nghĩa của các từ khoá (key words) và nội dung trọng tâm của mỗi nhánh. Ngoài ra, cần phân công nhiệm vụ của mỗi thành viên hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, sau khi kết thúc hoạt động nhóm, học sinh không chỉ nhớ nhanh, nhớ lâu hơn nghĩa của các từ mới mà còn hiểu rõ hơn về nội dung phần dầu mỏ. 2.2. Tổ chức trò chơi học tập (Game – based learning) sử dụng trong bài giảng hoặc gameshow trong giờ học ngoại khoá Trò chơi học tập (Game - based learning) là trò chơi với các luật chơi bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, bám sát nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kiến thức của bản thân để tham gia trò chơi. Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống của trò chơi, từ đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố và mở rộng kiến thức kĩ năng bài học. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu một cách tự giác tích cực, đồng thời thông qua đó phát triển vốn kiến thức. Nhờ sử dụng trò chơi hoạt động học tập mà quá trình dạy học trở thành 118 Một số phương pháp dạy học Hoá học phần Hữu cơ lớp 11 bằng Tiếng Anh... một hoạt động hấp dẫn hơn, không chỉ là một phương tiện mà còn là một phương pháp giáo dục hiệu quả. Ngoài ra, trong các buổi ngoại khoá hoặc giờ luyện tập, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức trò chơi truyền hình (Gameshow) như Rung chuông vàng (Ring the golden bell), Ai là triệu phú? (Who wants to be a millionaire?), Đường lên đỉnh Olympia (The way to the Top of Olympia), . . . được nhiều học sinh yêu thích và muốn có cơ hội tham gia. Từ đó, học sinh sẽ được kích thích hứng thú học tập. Mặt khác, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá được trình độ của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học thích hợp. Ví dụ 1: Trước khi vào bài 41. Phenol (Lesson 41. Phenol), phần kiểm tra bài cũ về Ancol (Lesson 40. Alcohol), sách giáo khoa Hoá học 11, giáo viên có thể gọi học sinh lên bảng và tiến hành trò chơi Hỏi và đáp (Ask and answer) về kiến thức học sinh lĩnh hội được trong bài học trước. Các câu hỏi đáp được trình bày dưới dạng các slide. Khi học sinh đã sẵn sàng, giáo viên click chuột vào dòng Click to start để bắt đầu. Mỗi slide sẽ hiện ra một câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm. Nếu học sinh chọn đáp án C, hệ thống sẽ tự chuyển sang câu hỏi 2. Tuy nhiên, ở câu hỏi 1, nếu học sinh trả lời sai thì hệ thống sẽ báo sai. 119 Cao Cự Giác, Chu Trà My và Ngô Ngọc Huỳnh Hân Có tất cả 10 câu hỏi, số điểm của học sinh tương ứng với câu trả lời đúng. Sử dụng trò chơi này là một cách khởi động (warm up) gây hứng thú cho học sinh đối với bài học. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh huy động được các từ vựng, kiến thức đã học và khả năng phản xạ nhạy bén. Ví dụ 2: Thiết kế gameshow Who wants to be a millionaire? trong giờ học ngoại khoá. Giáo viên tự thiết kế hệ thống câu hỏi và chương trình hoặc phân chia nội dung công việc cho một nhóm học sinh và hướng dẫn các học sinh đó cách tổ chức. Để thiết kế hoạt động này, người tham gia công tác chuẩn bị phải có vốn kiến thức cơ bản về Hoá học hữu cơ, các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành và khả năng sử dụng công nghệ. Trong quá trình tiến hành hoạt động, giáo viên hoặc người dẫn chương trình (MC) giới thiệu về chương trình và luật chơi. Tiếp theo MC sẽ nêu một câu hỏi yêu cầu người chơi sắp xếp nhanh thành một câu hoàn chỉnh. Người có đáp án nhanh nhất sẽ được mời lên “ghế nóng”. 120 Một số phương pháp dạy học Hoá học phần Hữu cơ lớp 11 bằng Tiếng Anh... (Đáp án: In organic chemistry, the focus is on the element carbon) Người chơi sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi của chương trình tương ứng với mức điểm thưởng tương ứng. Trong quá trình chơi có thể có các quyền trợ giúp thích hợp (tuỳ thuộc vào quy mô của hoạt động). Nếu trả lời đúng, hệ thống sẽ tự chuyển sang câu hỏi thứ 2. Nếu sai, người chơi sẽ phải dừng cuộc chơi. Có thể tổ chức trò chơi này cho học sinh sau khi học chương Este – Lipit (Chapter: Ester – Lipid), sách giáo khoa Hoá học 12. Sau buổi hoạt động ngoại khoá này, học sinh được ôn tập lại các kiến thức cơ bản của chương cũng như từ vựng tiếng Anh được học. Hoạt động này sẽ gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh nhớ bài nhanh hơn, đồng thời rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết. 121 Cao Cự Giác, Chu Trà My và Ngô Ngọc Huỳnh Hân 2.3. Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học bằng tiếng Anh Hoạt động giải bài tập được xem là môn thể thao trí tuệ đối với học sinh trong học tập. Các bài tập cần được thiết kế đa dạng nhưng có ý nghĩa thực tiễn. Ví dụ, khi dạy về alcohol, có thể thiết kế bài tập thực nghiệm sau: Problem: A student prepares a solution of ethanol as shown below. * - What name is given to this process by which sugars are converted to ethanol? - The student wants the process to go faster, so he heats the flask. Explain why this may not be a good idea. * A gas that is produces is bubbled through the Universal Indicator solution, turning it from green (pH = 7) to orange (pH = 4). - What does this tell you about the gas that is produced? - Suggest one other function of the test tube containing the universal indicator solution. 3. Kết luận Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hoá học bằng tiếng Anh ở trường THPT. Sử dụng các biện pháp trên sẽ tăng sự hứng thú đối với người học, phát triển năng lực nhận thức, tăng tốc độ tư duy và làm phong phú vốn tiếng Anh chuyên ngành. Người học có hứng thú, say mê tìm tòi và học tập thì chất lượng dạy học Hoá học sẽ không ngừng được nâng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2013. Tài liệu tập huấn giáo viên về Dạy học môn Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. [2] Sở Giáo dục và Đào tạo Tp Hồ Chí Minh, 2013. Tài liệu tập huấn giáo viên về Dạy học môn Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. [3] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015. Tài liệu tập huấn “Chương trình tiếng Anh chuyên ngành cho các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hoá, Sinh, Tin) khối các trường Đại học Sư phạm”. [4] Cao Cự Giác, 2014. Thực trạng và giải pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường THPT Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 4/2014, tr. 205-207. 122 Một số phương pháp dạy học Hoá học phần Hữu cơ lớp 11 bằng Tiếng Anh... [5] Cao Cự Giác, Tạ Thị Thao, La Thanh Ngà, Nguyễn Thùy Linh Đa, 2014. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 3/2014 tr.171-173. [6] Cao Cự Giác, Phạm Ngọc Tuấn, 2014. Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 6/2014 tr. 207-209. [7] Cao Cự Giác, 2016. Thiết kế bài giảng hóa học bằng tiếng Anh dạy học ở trường Trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 124 (1/2016) tr. 18-20. ABSTRACT Methods of teaching Organic Chemistry in English to 11th students Vietnam has been in the process of industrialization, modernization and integration with the world, along with educational innovation. Many natural sciences classes, including Chemistry, are now being taught in schools across the country. However, there have been some difficulties. In order to improve the result in teaching Chemistry, teachers should design lessons that stimulate thinking and increase study capacity and activity of students. Keywords: Chemistry teaching method, organic chemistry, topic, team work, gameshow. 123

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4296_ccgiac_0524_2132641.pdf
Tài liệu liên quan