Tài liệu Một số nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới thu nhập hộ gia đình nông thôn vùng cao xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La: 18
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016), tr 18 - 26
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VÙNG CAO XÃ MƯỜNG GIÔN,
HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA
Trần Thị Thanh Hà
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Xã Mường Giôn là xã nghèo thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La - tỉnh nghèo thuộc vùng
Trung du miền núi phía Bắc. Thu nhập của các hộ gia đình ở Xã chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân. Trong
đó, một số nguyên nhân chủ quan là những lí do căn bản làm cho thu nhập các hộ gia đình của Xã còn thấp và
có sự phân hóa sâu sắc. Điều tra và đánh giá một số nguyên nhân chủ quan này là cơ sở để đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao mức thu nhập cho các hộ dân nơi đây.
Từ khóa: Mường Giôn; Nguyên nhân chủ quan; Nông thôn vùng cao; Thu nhập hộ gia đình.
1. Đặt vấn đề
Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải, vật chất từ một hoạt động nào đó, hay là
các khoản thu nhập được trong khoảng thời gian nhất định thường...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới thu nhập hộ gia đình nông thôn vùng cao xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016), tr 18 - 26
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VÙNG CAO XÃ MƯỜNG GIÔN,
HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA
Trần Thị Thanh Hà
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Xã Mường Giôn là xã nghèo thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La - tỉnh nghèo thuộc vùng
Trung du miền núi phía Bắc. Thu nhập của các hộ gia đình ở Xã chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân. Trong
đó, một số nguyên nhân chủ quan là những lí do căn bản làm cho thu nhập các hộ gia đình của Xã còn thấp và
có sự phân hóa sâu sắc. Điều tra và đánh giá một số nguyên nhân chủ quan này là cơ sở để đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao mức thu nhập cho các hộ dân nơi đây.
Từ khóa: Mường Giôn; Nguyên nhân chủ quan; Nông thôn vùng cao; Thu nhập hộ gia đình.
1. Đặt vấn đề
Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải, vật chất từ một hoạt động nào đó, hay là
các khoản thu nhập được trong khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm [1]
Thu nhập của người dân là chỉ số quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống
dân cư và so sánh sự phát triển giữa các khu vực địa lý.
Năm 2014, Việt Nam có 66,9 % dân số sống ở khu vực nông thôn, thu nhập bình quân
đầu người trên tháng (TNBQĐN/tháng) là 2.041 nghìn đồng chỉ bằng gần một nửa so với
thành thị [2]. Do đó, vấn đề thu nhập của các hộ gia đình nông thôn là vấn đề rất được quan
tâm.
Sơn La là tỉnh miền núi của vùng Trung du miền núi phía Bắc, với 86,3% dân số nông
thôn năm 2014. TNBQĐN/tháng của Tỉnh chỉ đạt 1.178 nghìn đồng, đứng thứ 61/63 tỉnh
thành của cả nước [2]. Mức TNBQĐN/tháng của người dân nông thôn của tỉnh còn thấp hơn
nhiều so với mức bình quân này.
Xã Mường Giôn thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. TNBQĐN/tháng rất thấp, cá
biệt còn có những hộ chỉ có thu nhập dưới 70 nghìn đồng/người/tháng [3]. Đây là xã nông
thôn vùng cao nghèo của huyện Quỳnh Nhai - huyện nghèo nhất tỉnh Sơn La. Trong Xã, mức
độ chênh lệch thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa các hộ sản xuất phi nông nghiệp và
nông nghiệp rất lớn. Ngay cả giữa các hộ làm nông nghiệp cũng có mức thu nhập khá chênh
lệch. Điều đó càng cho thấy một số nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng rất lớn tới mức thu
nhập của các hộ gia đình. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng thu nhập rất thấp và phân hóa
của xã Mường Giôn, đồng thời làm sáng tỏ một số nguyên nhân chủ quan tạo nên thực trạng
thu nhập và đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao thu nhập của các hộ gia đình nông
thôn vùng cao nơi đây.
Ngày nhận bài: 5/5/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016
Liên lạc: Trần Thị Thanh Hà, email: tranthithanhha13887.ht@gmail.com
19
2. Nội dung
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Xã Mường Giôn cách trụ sở ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai 30 km, nằm ở phía
Đông Bắc của huyện. Quỳnh Nhai là huyện nghèo nhất thuộc tỉnh Sơn La.
Hình 1: Vị trí xã Mường Giôn [nguồn: google map]
Xã có tổng diện tích tự nhiên 18.787 ha (2014), trong đó cơ cấu sử dụng đất như sau:
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
61,16%
37,13%
1,71%
Hình 2: Cơ cấu sử dụng đất xã Mường Giôn năm 2014 [3]
Địa hình của Xã mang đặc trưng của địa hình miền núi, bị chia cắt khá mạnh. Trên
87% diện tích đất tự nhiên có độ dốc trên 25°. Điều đó làm cho đại bộ phận ruộng đất của xã
đều rất nhỏ hẹp, sản xuất nông nghiệp hiệu quả không cao; giao thông đi lại giữa các bản và
giao lưu với bên ngoài rất khó khăn. Do địa hình cao trên 500m nên Mường Giôn có khí hậu
nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình bị chia
cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu. Nước mặt là nguồn nước chính phục vụ
sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch, với các con suối
lớn như: Nậm Giôn, Nậm Xanh và các con suối nhỏ. Lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy các
sông suối phụ thuộc theo mùa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông lâm nghiệp. Diện tích rừng
tự nhiên phòng hộ có 7.934,04 ha (năm 2014). Tuy nhiên diện tích rừng phần lớn đã bị khai
thác cạn kiệt do tình trạng phá rừng làm nương rẫy.
20
Năm 2014, dân số của xã là 10.251 người với 1.991 hộ, quy mô hộ 3,2 - 7,1 người/ hộ,
gồm 26 bản. Tỷ lệ gia tăng dân số là 1,50%/ năm. Số hộ nghèo là 597 hộ, chiếm 30% tổng số
hộ.
Toàn xã có 5.536 lao động, chiếm 54% dân số toàn xã. Trong đó, lao động làm nông
nghiệp là chủ yếu. Có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái, Kháng, Mông, Kinh. Trong
đó, 98% là dân tộc thiểu số, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ nhiều nhất 75%. Dân trí của người dân
tộc rất thấp, 51% dân số từ 15 tuổi trở lên chưa biết chữ ảnh hưởng rất lớn tới việc tuyên
truyền đường lối chính sách và nâng cao mức sống.
Cơ cấu kinh tế với ngành sản xuất nông lâm nghiệp chiếm đại đa số 78,35%; tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng 6,38%; dịch vụ thương mại 15,27%. Ngoài nông nghiệp truyền
thống là trồng trọt, chăn nuôi manh mún tại xã còn có một số ngành thủ công như đóng gạch,
rèn nông cụ Cơ sở vật chất, hạ tầng của xã còn yếu kém, thiếu thốn.
2.2. Khái quát thực trạng thu nhập các hộ gia đình xã Mường Giôn
Nguồn thu nhập của người dân trong xã Mường Giôn chủ yếu là bằng các sản phẩm
lúa, hoa màu (ngô, sắn một vụ/năm), chăn nuôi (trâu, bò, dê, gà, vịt). Mức thu nhập được đo
bằng sản lượng so với giá cả thị trường, nên các số liệu về thu nhập được quy đổi ra theo giá
thực tế năm 2014.
Mường Giôn là một xã nghèo, sự phân hóa về mức tổng thu nhập của các hộ gia đình
tính theo đơn vị năm có cơ cấu như sau:
Dưới 4 triệu đồng/năm: 9%
4 – 7,3 triệu đồng/năm: 21%
7,3 – 10 triệu đồng/năm: 44,7%
10 – 20 triệu đồng/năm: 16,7%
Trên 20 triệu đồng/năm: 8,6%
Căn cứ vào kết quả này, có thể phân chia các hộ thành các nhóm: rất nghèo, nghèo,
trung bình và khá, giàu.
Bảng 1. Số hộ theo cơ cấu phân loại thu nhập
Loại hộ Số hộ
Hộ rất nghèo (dưới 4 triệu đồng/năm) 179
Hộ nghèo (4 – 7,3 triệu đồng/năm) 418
Hộ trung bình, khá (7,3 – 20 triệu đồng/năm) 1.223
Hộ giàu (Trên 20 triệu đồng/năm) 171
[3 và tác giả điều tra, tính toán]
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chuẩn nghèo năm 2014 đối với khu vực nông thôn
là các hộ có thu nhập dưới 605 nghìn đồng/tháng (tương đương với 7.260 nghìn đồng/năm).
Do đó, vẫn gần 1/3 số hộ trong xã là hộ nghèo. Đặc biệt, 9% số hộ thu nhập dưới 4 triệu
đồng/năm thuộc vào diện rất nghèo.
Mức tổng thu nhập trên được tính theo đơn vị hộ gia đình. Quy mô hộ gia đình lớn với
đông nhân khẩu, trung bình mỗi hộ có trên 5 người. Vì vậy, mức thu nhập khi tính theo đầu
21
người sẽ rất thấp. 9% dân cư có mức thu nhập dưới 70 nghìn đồng/người/tháng. Song, cơ cấu
thu nhập này không mang tính đại diện vì khi so sánh tương quan trong phạm vi địa bàn thì số
hộ nghèo nhất và giàu nhất có tỉ lệ tương đối ngang bằng nhau và chiếm tỉ lệ thấp trong tổng
số mẫu điều tra. Những hộ có mức thu nhập trung bình khá (từ 7,3 – 20 triệu đồng/năm)
chiếm tỉ lệ cao 61,7%.
Mức chênh lệch lên tới hơn 5 lần giữa thu nhập của nhóm hộ rất nghèo và hộ giàu. Sự
phân hóa giàu nghèo đứng ở góc độ nào đó vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của quá trình
phát triển xã hội.
2.3. Một số nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới mức thu nhập hộ gia đình xã Mường
Giôn
Tác giả tiến hành điều tra 390 hộ thuộc 26 bản của Xã với tỉ lệ 15 hộ/bản để phân tích
các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới thu nhập hộ gia đình.
* Trình độ học vấn
Xã có tới 51% dân số từ 15 tuổi trở lên chưa biết chữ, điều này ảnh hưởng rất lớn tới
mức thu nhập. Và ngược lại, do gia đình thu nhập thấp nên việc cho con em học lên cao lại là
gánh nặng cho cả gia đình.
Tỷ lệ dân số học hết cấp I là 32%; học hết cấp II là 28%; học hết cấp III là 15%; tốt
nghiệp cao đẳng, đại học 2,1% (chủ yếu là giáo viên cắm bản). Điều tra ảnh hưởng của trình
độ học vấn của chủ hộ với mức thu nhập có kết quả như sau:
Bảng 2. Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới mức thu nhập/hộ/năm (%)
Tổng thu
Nhóm hộ
Dưới 4
triệu đồng
4 – 7,3 triệu
đồng
7,3 – 10
triệu đồng
10 – 20
triệu đồng
Trên 20
triệu đồng
Tổng
Học hết cấp I 14,3 21,1 40,2 22,2 2,2 100
Học hết cấp II 6,0 10,0 45,2 32,2 6,6 100
Học hết cấp III 3,5 9,5 47,2 33,3 6,5 100
Học hết cao
đẳng, đại học
2,0 7,0 51,0 28,0 12,0 100
[tác giả điều tra]
Do mặt bằng trình độ học vấn tương đối ngang nhau nên sự ảnh hưởng của học vấn tới
các mức thu nhập chênh lệch nhau không nhiều. Song các con số trên phản ánh khá chính xác
sự ảnh hưởng của trình độ học vấn lên mức thu nhập của hộ gia đình. Trình độ học vấn cao sẽ
cho mức thu nhập khá hơn và ngược lại. Trình độ dân trí thấp sẽ ảnh hưởng tới động cơ lao
động, tới sự phát triển xã hội. Người dân chỉ lấy sự an toàn về mặt lương thực làm mục đích,
thiếu tính năng động và năng lực tiếp cận thị trường do đó thu nhập còn thấp.
* Nghề nghiệp và việc làm
Xã Mường Giôn là xã gần như hoàn toàn thuần nông. Hiện nay, đang diễn ra quá trình
chuyển đổi, nhiều hộ có xu hướng kết hợp giữa làm nông nghiệp và phi nông nghiệp, song
22
năng lực còn yếu kém. Đa số người dân chỉ tập trung lo làm ruộng vườn kết hợp chăn nuôi gia
súc, gia cầm.
Xã nằm xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khó khăn nên sự thông thương buôn bán
với bên ngoài kém phát triển. Trong Xã cũng đã xuất hiện các hộ buôn bán dịch vụ, xong hầu
hết chỉ là các cửa hàng rất nhỏ, hàng hóa đơn sơ. Tại Xã cũng đã có loại hình chợ phiên diễn
ra 2 lần/tháng. Song những người bán hàng lại hoàn toàn từ nơi khác tới.
Với thực trạng nguồn thu như trên nhưng qua phỏng vấn, đại bộ phận người nông dân
vẫn chưa có ý thức vươn lên làm giàu. Sự nghèo đói và không có tri thức đã làm hạn chế nhu
cầu của họ và họ tạm bằng lòng với cuộc sống hiện có. Qua tổng hợp kết quả điều tra xã hội
học về xu hướng chuyển dịch và đặc điểm sản xuất kinh doanh có thể chia các hộ thành 3
nhóm như sau:
Thuần nông
Kết hợp
Phi nông
75%
20%
5%
Hình 3: Cơ cấu các hộ gia đình phân theo nghề nghiệp, việc làm
[tác giả điều tra]
Nhóm hộ thuần nông: chiếm tới 75% số hộ khảo sát. Đây là những hộ có thu nhập chủ
yếu và căn bản từ trồng trọt, chăn nuôi. Các hộ này có thời gian nông nhàn nhiều nhất, phần
lớn thời gian nông nhàn chưa được tận dụng triệt để, hiệu quả.
Tuy nhiên hiện nay, đã xuất hiện một số hộ thuần nông nhưng lại có xu hướng mở
rộng chăn nuôi quy mô lớn, mở rộng diện tích canh tác hoa màu. Có hộ đã biết vận dụng các
biện pháp kĩ thuật, biết sử dụng đúng và hiệu quả nguồn vốn đầu tư nên thu nhập khá cao nhờ
năng suất và sản lượng cao.
Nhóm hộ kết hợp: Chiếm 20% số hộ điều tra. Họ vẫn coi nông nghiệp là hàng đầu, bên
cạnh đó họ vẫn kiếm thêm nguồn thu nhập từ các nghề phụ như sửa chữa máy móc, hàn, xẻ
gỗ, chạy chợ Trong nhóm này còn có các cán bộ xã được hưởng lương của Nhà nước.
Nhóm hộ này có ý thức và mong muốn được cải thiện mức thu nhập. Nhưng do năng lực hạn
chế nên mức thu nhập của họ cũng không được tăng lên nhiều.
Nhóm phi nông nghiệp: Chiếm 5% số hộ điều tra. Các hộ này vẫn duy trì ruộng đất để
sản xuất lương thực phục vụ chính nhu cầu của gia đình. Song họ thuê mướn người để làm
công việc đồng áng. Còn họ tập trung kiếm thu nhập từ các nghề khác. Đây là các hộ kinh
23
doanh buôn bán, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Họ có thu nhập cao nhất trong ba nhóm hộ
phân chia.
Bảng 3. Ảnh hưởng của nghề nghiệp, việc làm tới mức thu nhập/hộ/năm (%)
Tổng thu
Nhóm hộ
Dưới 4
triệu đồng
4 – 7,3 triệu
đồng
7,3 – 10
triệu đồng
10 – 20
triệu đồng
Trên 20
triệu đồng
Tổng
Thuần nông 9,0 17,5 48,8 20,6 4,1 100
Kết hợp 0,0 15,1 54,2 29,2 1,5 100
Phi nông 0,0 6,0 25,5 60,5 8,0 100
[tác giả điều tra]
Nhóm hộ thuần nông hầu hết có mức thu nhập thấp. Nhóm thu nhập từ trên ngưỡng
nghèo tới 10 triệu đồng/năm chiếm gần một nửa. Vẫn có 4,1% số hộ giàu thuộc nhóm thuần
nông. Đây là các hộ biết ứng dụng tốt kĩ thuật trong sản xuất, sáng tạo trong lao động cho phù
hợp với đặc thù địa phương. Họ mở rộng sản xuất với quy mô lớn và cho ra các sản phẩm
chất lượng, giá thành cao. Đó cũng là hướng đi để các hộ thuần nông thu nhập thấp học tập,
tuy nhiên cần phải có sự hỗ trợ giúp đỡ từ địa phương.
Nhóm hộ kết hợp tuy không có thu nhập cao nhưng phần lớn nhóm này có thu nhập ở
mức trung bình khá. Các hộ này có thêm thu nhập từ các nghề phụ nhưng số nghề phụ tại địa
phương còn ít, vốn sản xuất nhỏ nên bó buộc tính năng động và phát triển của người dân.
Hai nhóm phi nông nghiệp và kết hợp không có hộ nào ở mức thu nhập dưới 4 triệu
đồng/năm. Như vậy, có thêm nghề phụ sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nhóm hộ phi nông tỉ lệ hộ nghèo rất thấp chỉ 6%. Mặt khác, số hộ khá giả và giàu cao,
có tới 8% số hộ thu nhập trên 20 triệu đồng trên năm. Như vậy, giảm bớt việc đồng áng
chuyển sang các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp không những loại bỏ được đói nghèo mà
còn tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.
Như vậy, nếu hộ gia đình có nhiều nghề phụ, nhiều nguồn thu nhập thì sẽ có thu nhập
cao hơn là làm nông nghiệp, nhất là chỉ trông cậy vào trồng trọt thì không đủ ăn do điều kiện
tự nhiên chi phối lớn, hơn nữa rất lãng phí thời gian nông nhàn.
* Tuổi (lực lượng lao động)
Bảng 4. Ảnh hưởng của tuổi tới mức thu nhập/hộ/năm (%)
Tổng thu
Nhóm hộ
Dưới 4
triệu đồng
4 – 7,3 triệu
đồng
7,3 – 10
triệu đồng
10 – 20
triệu đồng
Trên 20
triệu đồng
Tổng
18 – 30 7,4 14,8 50,1 27,7 0,0 100
31 – 40 4,9 10,9 46,0 33,3 4,9 100
41 – 50 4,7 7,4 50,3 31,9 5,7 100
> 50 8,3 16,8 39,4 24,0 11,4 100
[tác giả điều tra]
24
Toàn xã có 5.536 lao động, chiếm 54% dân số toàn xã. Trong đó, lao động làm nông
nghiệp là chủ yếu. Hàng năm, Xã có khoảng hơn 100 người bước vào độ tuổi lao động. Do là
xã thuần nông, nghề phụ ít nên có một bộ phận (khoảng 10% dân số) đi nơi khác để kiếm việc
làm, 60% trong số này là nam thanh niên. Còn nữ thanh niên thì ở nhà lấy chồng sớm là làm
ruộng, dù có sức khỏe nhưng thu nhập của họ lại không bằng những người lớn tuổi. Do thiếu
kinh nghiệm và chưa có tâm lý tích lũy.
Ở các lứa tuổi lớn hơn, do có sự tích lũy trong thời gian dài nên họ có vốn, có kinh
nghiệm vì vậy tỷ lệ có thu nhập cao nhất thuộc về nhóm trên 50 tuổi
* Giới tính
Sự bất bình đẳng giới vốn ăn sâu vào nếp sống của người Việt Nam từ xa xưa. Ngày
nay, đã có nhiều thay đổi, nhưng đối với xã nghèo vùng cao thì nếp suy nghĩ và tư tưởng này
vẫn rất nặng nề.
Mường Giôn là xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Mọi khâu sản xuất nông nghiệp như
cày đất, bỏ phân, cấy, hái đều là những công việc đòi hỏi sức lực nhiều thì phần lớn chị em
đảm nhận các công việc trên. Hơn nữa, là xã nghèo nên hầu hết sản xuất ở đây là lao động thủ
công, vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người phụ nữ.
Có 10% lao động của xã rời đi nơi khác làm ăn, hầu hết là nam giới nên việc nhà nông
còn lại do phụ nữ ở nhà gánh vác.
Bảng 5. Ảnh hưởng của giới tính chủ hộ tới mức thu nhập/hộ/năm (%)
Tổng
Chủ hộ
Dưới 4
triệu đồng
4 – 7,3 triệu
đồng
7,3 – 10
triệu đồng
10 – 20
triệu đồng
Trên 20
triệu đồng
Tổng
Nam 5,0 11,0 45,7 31,7 8,6 100
Nữ 9,4 13,8 44,9 29,6 2,3 100
[tác giả điều tra]
Như vậy, có ảnh hưởng khá rõ nét của giới tính chủ hộ (lao động chính trong gia đình)
tới thu nhập của cả hộ. Do nữ giới phần đa lao động nông nghiệp và còn phải đảm đương toàn
bộ công việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, tổng thu này được tính cho cả hộ gia đình nên
mức chênh lệch không đáng kể.
2.4. Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ dân xã Mường Giôn
Giải pháp về nâng cao trình độ học vấn
Khuyến khích người dân học tập nâng cao dân trí, mở các lớp xóa mù chữ cho người
dân ngay tại các bản.
Tuyên truyền các hộ cần ý thức và phấn đấu cho việc học tập của thế hệ trẻ.
Tại các bản và Xã xây dựng quỹ khuyến học để khuyến khích, động viên những học
sinh thi đỗ đại học, cao đẳng.
Giải pháp về nghề nghiệp và việc làm
Chính quyền địa phương cần linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách của Nhà
nước cho phù hợp với hoàn cảnh các hộ. Tạo thêm nhiều nghề phụ (dệt vải thổ cẩm, sản xuất
đồ thủ công mỹ nghệ bằng đan lát,) và tìm đầu ra cho sản phẩm.
25
Cần tăng cường các lớp tập huấn về kĩ thuật sản xuất cho người dân; tổ chức cho
người dân đi tham quan, học tập các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao ở các vùng lân cận.
Các hộ dân cần chủ động trong việc tìm kiếm việc làm thêm; có cái nhìn cởi mở với
nền kinh tế thị trường.
Giải pháp về sử dụng lực lượng lao động
Tuyên truyền để các hộ cần biết tổ chức lao động trong gia đình cho phù hợp năng lực
từng người để tăng năng suất lao động.
Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước chú trọng công nghiệp hóa nông nghiệp,
hiện đại hóa nông thôn, điều đó chứng tỏ vẫn lấy nông nghiệp là hàng đầu. Vậy nên, xu thế
chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp của Xã theo định hướng kinh tế thị trường và
xu thế phi nông hóa là tất yếu nếu muốn nâng cao mức thu nhập cho người dân. Tuy nhiên,
cần lưu ý “ly nông bất ly hương” để đảm bảo các vấn đề xã hội.
Giải pháp về vấn đề bình đẳng giới tính
Tạo điều kiện cho nữ giới tham gia nhiều sinh hoạt tập thể, nâng cao đời sống tinh
thần; tổ chức các câu lạc bộ của nữ giới cũng là nơi trao đổi học tập kinh nghiệm sản xuất.
Một số giải pháp khác:
Về đất đai: xã vẫn còn hơn 1/3 diện tích đất bằng và một phần đất đồi núi có thể khai
thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè,
cây ăn quả, chăn nuôi nhằm cải thiện mức thu nhập.
Về khí hậu: địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho
phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Đặc biệt, phát triển du lịch
nghỉ dưỡng tại các địa phương có địa hình cao, góp phần thay đổi cơ cấu và nâng cao thu
nhập cho người dân.
Về tài nguyên rừng: tiến hành bàn giao toàn bộ diện tích rừng cho các hộ gia đình tự
quản lý chăm sóc và bảo vệ. Việc làm này không chỉ có giá trị quan trọng với môi sinh mà
còn có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống cho
người dân.
Về nguồn vốn: Nhà nước cần có sự đầu tư hơn nữa về vốn sản xuất song song với đầu
tư nâng cao dân trí để sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Giảm bớt các thủ tục trong khi vay vốn,
giảm lãi suất cho các hộ nghèo.
3. Kết luận
Mức thu nhập của các hộ gia đình nông thôn vùng cao xã Mường Giôn chịu sự chi
phối của nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân chủ quan như trình độ dân trí,
nghề nghiệp việc làm, tuổi, giới tính là các nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng thu nhập
thấp và phân hóa rõ rệt của các hộ dân nơi đây. Do đó, ngoài vấn đề Nhà nước và địa phương
hỗ trợ thì bản thân mỗi hộ gia đình cần tự mình vươn lên để nâng cao mức thu nhập, từ đó
từng bước cải thiện đời sống.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2015), Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2014.
[2]. Ngô Doãn Vịnh (2013), Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển, NXB
Chính trị quốc gia.
[3]. Nguyễn Minh Tuệ (1996), Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội, Giáo trình đào tạo
thạc sĩ, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
[4]. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2005, 2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Sơn La đến năm 2020.
[5]. Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Sơn La (2015), Báo cáo tổng kết năm 2014.
[6]. Tổng cục thống kê (2015), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê.
[7]. Trung tâm từ điển học (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[8]. UBND huyện Quỳnh Nhai, Báo cáo tổng kết giai đoạn 2010 – 2014 và các định
hướng phát triển giai đoạn 2015 - 2020.
[9]. UBND xã Mường Giôn, Báo cáo tổng kết năm 2014 và các định hướng phát triển
giai đoạn 2015 - 2020.
SOME SUBJECTIVE CAUSES AFFECTING HOUSEHOLDS’ INCOME IN MUONG
GION COMMUNE,
QUYNH NHAI DISTRICT, SON LA PROVINCE
Tran Thi Thanh Ha
Abstract: Muong Gion is a poor commune of Quynh Nhai District, Son La province – a poor province
in the northern area. The income of households in this commune is influenced by many causes. Among them,
subjective causes are the basic reasons for making households’ income low with deep differences. Investigating
and evaluating these causes are of great help to offer solutions to improve household income in this area.
Keywords: Muong Gion; subjective causes; rural areas; households.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_1104.pdf