Tài liệu Một số nguyên nhân chính gây cận thị học đường trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 311-315
311
Email: trung.nd@moet.edu.vn
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM
Nguyễn Đức Trung - Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học
Ngày nhận bài: 24/4/2019; ngày chỉnh sửa: 10/5/2019; ngày duyệt đăng: 20/5/2019.
Abstract: Myopia in general and school myopia in particular are a special concern of the
community because of its impacts on human health, making it difficult for students to study and
live. In addition to genetic factors, there are many causes of school myopia. Based on an overview
of studies on this issue, the article focuses on analyzing some of the main causes of school myopia
in general schools in Vietnam; Since then, some research orientations are proposed to continue to
learn more in order to offer solutions to prevent and limit school myopia, contributing to improving
the quality of education.
Keywords: Cause, school myopia, school student...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nguyên nhân chính gây cận thị học đường trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 311-315
311
Email: trung.nd@moet.edu.vn
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM
Nguyễn Đức Trung - Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học
Ngày nhận bài: 24/4/2019; ngày chỉnh sửa: 10/5/2019; ngày duyệt đăng: 20/5/2019.
Abstract: Myopia in general and school myopia in particular are a special concern of the
community because of its impacts on human health, making it difficult for students to study and
live. In addition to genetic factors, there are many causes of school myopia. Based on an overview
of studies on this issue, the article focuses on analyzing some of the main causes of school myopia
in general schools in Vietnam; Since then, some research orientations are proposed to continue to
learn more in order to offer solutions to prevent and limit school myopia, contributing to improving
the quality of education.
Keywords: Cause, school myopia, school student.
1. Mở đầu
Hiện nay, Việt Nam được xem là một trong những
nước có tỉ lệ mắc bệnh cận thị rất cao và có nguy cơ
gia tăng nhanh. Cận thị nói chung và cận thị học đường
nói riêng đang là mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng
vì những tác động của nó tới sức khoẻ con người, gây
khó khăn cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh
(HS). Ngoài ra, khi mắc bệnh cận thị nặng sẽ có nguy
cơ mắc nhiều biến chứng, có thể gây mù lòa cho HS,
chi phí liên quan đến điều trị bệnh cận thị là một gánh
nặng cho gia đình và xã hội. Ngoài yếu tố về di truyền,
còn có nhiều nguyên nhân khác gây bệnh cận thị học
đường như: các yếu tố về cơ sở vật chất - kĩ thuật, hoạt
động giáo dục và tác động của bối cảnh xã hội,...
Trên cơ sở tổng quan bằng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa các công trình
đã công bố có liên quan đến vấn đề này, bài viết tập
trung phân tích một số nguyên nhân chính gây cận thị
học đường như: cường độ chiếu sáng tại vị trí ngồi học
của HS; kích thước bàn ghế của HS; tác động do mắt
phải làm việc nhiều và liên tục trong một thời gian
dài,; từ đó đề xuất một số định hướng nghiên cứu
cần tiếp tục tìm hiểu sâu hơn để tìm ra những giải pháp
khắc phục phù hợp với đối tượng HS nhằm phòng
chống và hạn chế sự gia tăng cận thị học đường trong
các trường phổ thông ở Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
- Cận thị
Mắt chính thị là mắt bình thường, khi mắt chính thị ở
trạng thái không điều tiết thì các tia sáng phản chiếu từ
các vật ở xa sẽ được hội tụ trên võng mạc [1], [2].
Hình 1. Mắt chính thị - Các tia sáng song song đi vào
mắt được hội tụ trên võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ
không điều tiết
Xét trên phương diện quang học có thể xem con mắt
như một máy chụp ảnh trong đó, vật kính là hệ thống:
giác mạc - thuỷ tinh thể, màng chắn là mống mắt và phim
là võng mạc. Để nhìn rõ một vật đòi hỏi hình ảnh của vật
phải rơi đúng trên võng mạc, đây là sự hài hòa giữa các
yếu tố quang học của mắt như giác mạc, thể thuỷ tinh,
các chất dịch trong mắt, trục nhãn cầu Trong quá trình
hình thành và phát triển của những yếu tố quang học này
nếu có sự cố, trục trặc thì sẽ dẫn đến những khiếm khuyết
về khúc xạ mà ta thường gọi là tật khúc xạ [3]. Tật khúc
xạ được chia ra làm 2 loại: Tật khúc xạ hình cầu (cận thị,
viễn thị) và Tật khúc xạ không phải hình cầu (loạn thị).
Cận thị là tình trạng hình ảnh của vật được hội tụ phía
trước võng mạc, người mắc cận thị muốn nhìn rõ vật phải
đưa lại gần hay gọi theo cách khác là mắt nhìn gần. Viễn
thị là tình trạng hình ảnh của vật được hội tụ phía sau
võng mạc, người mắc viễn thị muốn nhìn rõ vật phải đưa
vật ra xa hay gọi theo cách khác là mắt nhìn xa [1]. Cận
thị là mắt có công suất quang học quá cao so với độ dài
trục nhãn cầu. Ở mắt cận thị không điều tiết, các tia sáng
song song đi từ một vật ở xa được hội tụ ở phía trước
võng mạc. Nguyên nhân phát sinh bệnh cận thị là do di
truyền, yếu tố môi trường và lối sống.
- Cận thị học đường
Cận thị được chia làm 2 loại: cận thị học đường và
cận thị bệnh lí. Cận thị học đường là loại cận thị mắc phải
trong lứa tuổi đi học, độ cận thị ≤- 6D (Diop), là cận thị
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 311-315
312
do sự mất cân xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công
suất hội tụ của mắt làm cho ảnh của vật được hội tụ ở
phía trước của võng mạc, nhưng chiều dài trục nhãn cầu
và công suất hội tụ của mắt chỉ tăng ít và không kèm theo
những tổn thương bệnh lí khác [1], [2].
Ở mắt cận thị học đường, các tia sáng song song đi từ
một vật ở xa sau khi bị khuất triết sẽ được hội tụ ở phía
trước võng mạc bất kể mắt có điều tiết hay không. Trên
thực tế, sự điều tiết ở mắt cận thị học đường sẽ làm cho
mắt bị mờ hơn. Cận thị học đường thường gặp do trục
trước sau nhãn cầu quá dài hoặc các thành phần khúc xạ
quá mạnh [1], [2] (hình 2).
Hình 2. Mắt cận thị học đường (Các tia sáng song song
đi vào mắt được hội tụ trước võng mạc
khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết)
2.2. Một số nguyên nhân chính gây cận thị học đường
2.2.1. Yếu tố di truyền
Theo y học, tình trạng khúc xạ phụ thuộc vào sự phối
hợp các lực khúc xạ của giác mạc, thể thủy tinh và độ dài
trục, các chỉ số khúc xạ của thủy dịch, dịch kính và tuổi
của người đó. Thông thường, các ảnh hưởng của thủy
dịch và dịch kính là hằng định với mỗi loại có chỉ số khúc
xạ là 1,33620. Vì vậy, các phần khúc xạ có khả năng bị
thay đổi chính là giác mạc, thể thủy tinh và độ dài trục.
Kích cỡ, hình dạng và lực khúc xạ toàn bộ được xác định
phần lớn do di truyền. Nguyên nhân trẻ bị cận thị bẩm
sinh là: trẻ sinh ra có lượng cơ thể quá nhẹ (hầu hết trẻ
sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5 kg đến tuổi thiếu
niên đều bị cận thị), trẻ sơ sinh thiếu tháng (trẻ sinh thiếu
tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ
lòng). Bố mẹ bị cận thị dưới 3 điốp thì khả năng di truyền
sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 điốp trở
lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%. Ngoài
ra, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đầy đủ (đặc biệt
là vitamin A) cũng là nguyên nhân gây ra cận thị [4].
2.2.2. Cường độ chiếu sáng tại vị trí ngồi học của học
sinh
Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh cận thị
học đường là cường độ chiếu sáng tại vị trí ngồi học của
HS; do vậy, từ năm 1964, Việt Nam đã ban hành tiêu
chuẩn chiếu sáng lớp học, quy định độ chiếu sáng lớp học
phải đạt tối thiểu 50 lux. Năm 1997, trong cuốn sách “Vệ
sinh - Môi trường - Dịch tễ” của Bộ môn Vệ sinh - Môi
trường - Dịch tễ, Trường Đại học Y Hà Nội biên soạn
cũng đã trình bày nhiều yêu cầu cụ thể về vệ sinh trường
học, trong đó có yêu cầu về hệ số chiếu sáng tự nhiên
trong lớp học phải đạt từ 0,20 - 0,25 và chiếu sáng nhân
tạo phải đạt tiêu chuẩn từ 30 - 70 lux [5]. Từ năm 2000,
Bộ Y tế đã ban hành quy định về vệ sinh trường học trong
đó yêu cầu về chiếu sáng “phải đảm bảo độ chiếu sáng
đồng đều không dưới 100 lux” [6]. Theo ý kiến của nhiều
nhà nghiên cứu, mức qui định này là quá thấp. Vì vậy,
liên Sở Y tế và GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất
áp dụng độ chiếu sáng phải đảm bảo không dưới 200 lux
trong các phòng học. Hiện nay, quy định về chiếu sáng
tại phòng học của Bộ Khoa học và Công nghệ (Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008) và của Bộ Xây
dựng (Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05 :
2008/BXD) là ≥300 lux [7].
Theo Đặng Anh Ngọc (2007), khi không đủ ánh sáng
nơi ngồi học sẽ có nguy cơ bị bệnh cận thị cao gấp 2,7
lần. Những HS thường xuyên cúi đầu thấp khi học theo
quan sát của giáo viên, có nguy cơ bị cận thị cao gấp 2
lần so với những HS ngồi học đúng tư thế. Thời lượng
học tập càng nhiều cường độ mối liên quan với cận thị
học đường càng lớn [8].
Theo Vũ Quang Dũng (2013), có mối tương quan
nghịch tương đối chặt chẽ giữa cường độ chiếu sáng lớp
học với bệnh cận thị học đường. Theo đó, cường độ chiếu
sáng lớp học tăng lên 10 lux thì tỉ lệ HS bị cận thị giảm
đi 0,8% và mô hình tuyến tính giải thích được 43,2% sự
thay đổi tỉ lệ cận thị học đường (R2=0,432). Điều này
hoàn toàn phù hợp với sinh lí thị giác bởi vì khả năng
nhận biết các vật của mắt, thời gian tối thiểu để nhận biết
vật thể, thời gian nhìn rõ vật và khả năng cảm nhận bóng
tối của mắt... đều tỉ lệ thuận với cường độ chiếu sáng. Do
phòng học thấp, diện tích cửa ít, không thông thoáng nên
có một số trường có hệ số chiếu sáng lớp học không đạt
tiêu chuẩn vệ sinh cho phép [9].
Như vậy, nhiều nghiên cứu đã cho thấy cường độ
chiếu sáng tại vị trí ngồi học của HS là nguyên nhân
chính gây cận thị học đường; bởi vì, khi học tập với
cường độ cao trong môi trường không đủ ánh sáng; tư
thế, khoảng cách khi ngồi học không phù hợp; tiếp xúc
với máy tính, ti vi điện thoại, thiết bị điện tử; tiếp xúc với
ánh sáng xanh trong thời gian dài dẫn tới mắt hoạt động
với cường độ cao làm nhãn cầu bị dãn ra, tia sáng sẽ bị
hội tụ trước võng mạc thay cho hội tụ ngay võng mạc dẫn
tới cận thị.
Hiện nay, hầu hết các trường lớp học đã được đầu tư
xây dựng khang trang, sạch đẹp, thể hiện rõ sự quan tâm
đầu tư cho giáo dục của Đảng, Nhà nước và các ngành,
các cấp; tuy nhiên, do số lượng HS tăng nhanh, số lượng
phòng học có hạn nên chỉ số diện tích trường, lớp học ở
một số trường vẫn chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Mặt
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 311-315
313
khác, việc thiết kế phòng học đạt tiêu chuẩn quy định và
đảm bảo có hệ số chiếu sáng tốt cũng chưa được chú ý
đúng mức. Thực tế cho thấy, kích thước chiều dài và
chiều rộng phòng học đều đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
quy định nhưng phần lớn các phòng học đều có chiều cao
thấp hơn tiêu chuẩn. Chiều cao phòng học không đủ làm
cho thể tích phòng học chật hẹp và lượng ánh sáng tự
nhiên chiếu vào giảm. Thực tế này cho thấy cường độ
chiếu sáng tại vị trí ngồi học của HS đang trở thành nguy
cơ cao gây bệnh cận thị ở Việt Nam.
2.2.3. Kích thước của bàn ghế của học sinh
Ở Việt Nam, đã có những quy định về tiêu chuẩn vệ
sinh trường học, trong đó có quy định rất cụ thể về việc
sử dụng bàn ghế có kích thước phù hợp với HS. Năm
2000, Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư liên
tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGDĐT về “Hướng dẫn
thực hiện công tác y tế trường học” [10]. Đồng thời, Bộ
Y tế đã ban hành Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT về
việc ban hành “Quy định về vệ sinh trường học” [6] nhằm
đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh trường học và Y tế
trường học. Quyết định này đã quy định rất rõ về các cỡ
số bàn ghế sử dụng cho HS. Năm 2006, Bộ Khoa học và
Công nghệ đã ban hành Quyết định số 150/2006/QĐ-
BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 7490: 2005
Ergonomi - Bàn ghế HS tiểu học và trung học cơ sở -
Yêu cầu về kích thước cơ bản theo chỉ số nhân trắc của
HS. Trong TCVN 7490 đã có sự phân loại cỡ số, mã số
bàn ghế theo chiều cao HS, quy định kích thước cơ bản
cho bàn ghế 1 chỗ ngồi và 2 chỗ ngồi cho HS [11].
Theo quy định của Bộ Y tế, có đến 6 loại bàn ghế có
kích thước khác nhau để sử dụng cho HS phổ thông. Tuy
nhiên, trong thực tế, việc mua sắm và thay thế bàn ghế
cho HS ở phần lớn các trường đều có tính chất đồng loạt,
HS các lớp, các khối đều được trang bị cùng một loại bàn
ghế như nhau. Do đó, độ chênh lệch chiều cao bàn ghế
học tập không phù hợp với lứa tuổi học tập.
Nhận định trên tương đồng với các kết quả nghiên
cứu của nhiều tác giả như: hầu hết các trường, các lớp ở
khu vực Trung du, tỉnh Thái Nguyên đều sử dụng bàn
ghế không đúng quy cách; hiệu số bàn ghế tương tự như
nhau giữa các trường và giữa các lớp (cùng 1 loại bàn
ghế), đều vượt quá tiêu chuẩn, bàn cao ghế thấp, các lớp
học càng thấp, thì độ chênh lệnh giữa bàn và ghế càng
lớn [9]; 100% bàn ghế HS ở các trường tiểu học và trung
học cơ sở tại Hải Phòng có hiệu số chênh lệch chiều cao
bàn ghế vượt quá tiêu chuẩn cho phép [12]; 100% chiều
cao bàn ghế của HS ở TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn tiêu
chuẩn vệ sinh, toàn bộ bàn ghế của các trường tiểu học
được nghiên cứu thậm chí còn cao hơn cả tiêu chuẩn vệ
sinh đối với bàn ghế của cấp trung học phổ thông; 88,9%
là bàn liền ghế và ghế ngồi không có tựa, không phù hợp
với quy định [13]; Còn nhiều hiện tượng bàn thấp ghế
cao hoặc bàn cao ghế thấp không phù hợp với tiêu chuẩn
vệ sinh học đường. Kết quả điều tra về quy hoạch, thiết
kế, xây dựng trường học tại Hải Phòng, Thái Nguyên,
TP. Hồ Chí Minh cho thấy có tới 92% số HS phải ngồi
học ở những bộ bàn ghế không phù hợp về kích thước
[10]. Kết quả điều tra ở một số quận, huyện của Hà Nội
trong năm học 2004-2005 cho thấy 100% bàn ghế của
HS không đúng kích thước, hầu hết đều cao hơn tiêu
chuẩn cho phép [14].
Bàn ghế ngồi học không tương thích với kích thước
của cơ thể sẽ tác động đến tư thế của HS; từ đó, dẫn đến
các bệnh như cận thị học đường, ngực lép, vẹo cột sống,
gù lưng, Ví dụ như: những HS thường xuyên cúi đầu
thấp khi học có nguy cơ bị cận thị cao gấp 2 lần so với
những HS ngồi học đúng tư thế [9]; khoảng cách mắt - bàn
do bàn ghế không phù hợp đã có tác động không tốt đến
HS và đó chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến
nguy cơ mắc bệnh cận thị học đường cao gấp 1,5 lần [8].
Ngoài ra, tư thế của con người có ảnh hưởng nhiều
đến hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ, trong hoạt
động, tư thế ngồi chiếm phần lớn thời gian, ở tư thế này
cơ thể phải có tính ổn định cao, cơ bắp ít phải cố gắng.
Con người sẽ chóng mệt mỏi nếu bàn và ghế ngồi không
thuận tiện, không được thiết kế đúng. Nếu chiều cao ghế
ngồi không phù hợp với kích thước cơ thể thì năng lượng
sẽ phải tốn hơn 22%, còn ngồi ở tư thế bị gập quá mức
thì tiêu phí đến 46%. Ngồi học ở những bộ bàn ghế không
đúng quy cách, các em sẽ có rất nhiều cử động vô thức
để tìm kiếm vị trí thuận lợi cho cơ thể. Tư thế ngồi không
đúng, cúi đầu nhìn quá gần sách vở sẽ dẫn đến chóng mỏi
mệt và ảnh hưởng đến sức khỏe của HS [9]. Kết quả
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Trung (2015) với
quy mô mẫu là 1.431 HS tại thành phố Trà Vinh cũng
cho thấy, bệnh cận thị ở HS cũng liên quan đến thói quen
vệ sinh trong học tập, hoạt động giải trí và nghỉ ngơi. HS
có thói quen ngồi học đúng tư thế mắc cận thị có tỉ lệ là
15,60% thấp 12,91% hơn so với các HS ngồi học không
đúng tư thế (28,51%) [4].
Như vậy, ngoài chiếu sáng lớp học, việc sử dụng bàn
ghế không đúng quy cách cũng là một trong những
nguyên nhân chính gây cận thị học đường.
2.2.4. Yếu tố tác động do mắt phải làm việc nhiều và liên
tục trong một thời gian dài có liên quan rất chặt chẽ với
bệnh cận thị học đường
Khi mắt phải làm việc liên tục trong khoảng cách gần
mà không có sự nghỉ ngơi thư giãn hợp lí cũng như kết
hợp với các hoạt động thể lực và có tầm nhìn xa sẽ dễ
dẫn đến mắt phải điều tiết nhiều, gây mỏi mắt và nếu kéo
dài liên tục sẽ dẫn đến cận thị.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 311-315
314
Nhiều nghiên cứu cho thấy, HS học thêm hoặc tự học
từ 2-5 giờ/ngày có nguy cơ cận thị là 2,3 -2,5 lần, trên 5
giờ/ngày có nguy cơ cận thị là 3,2 -3,7 lần so với những
HS không học thêm hoặc tự học dưới 2 giờ/ngày. Đọc
truyện/sách, sử dụng máy vi tính, chơi điện tử và xem ti
vi với thời lượng trên 2 giờ/ngày đều có mối liên quan
chặt chẽ với cận thị học đường [8], [9], [15].
Thời gian sử dụng máy vi tính trung bình hàng ngày
ở các HS cận thị cao hơn HS không cận thị. HS cận thị
có thời gian vui chơi, thể thao và thời gian ngủ trong ngày
thấp hơn nhóm HS không cận thị [15].
Như vậy, nếu trong suốt thời gian dài (12 năm học
trong trường phổ thông), các em phải ngồi trong phòng
học không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, thiếu ánh sáng, kích cỡ
bàn ghế không phù hợp thì rất dễ phát sinh và phát triển
các tật liên quan đến nhà trường như cận thị học đường,
cong vẹo cột sống.
2.3. Đề xuất một số định hướng nghiên cứu nhằm
phòng chống và hạn chế cận thị học đường
Để phòng chống và hạn chế sự gia tăng cận thị
học đường, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những
vấn đề sau:
- Truyền thông nâng cao nhận thức và giáo dục sức
khỏe học đường cho các đối tượng cán bộ y tế học đường,
thầy cô giáo, các em HS và phụ huynh HS từ mầm non
đến các cấp học phổ thông. Chú trọng phổ biến kiến thức
về phát hiện, chăm sóc cận thị học đường và vệ sinh thị
giác cho cán bộ y tế học đường, thầy cô giáo, phụ huynh
HS và trang bị các kiến thức về nguyên nhân, tác hại của
bệnh cận thị và phòng chống cận thị để có thái độ và hành
vi sức khỏe đúng.
- Nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của điều kiện vệ sinh
học đường đến cận thị học đường, trong đó cần làm rõ
mối liên quan giữa các yếu tố về cơ sở vật chất - kĩ thuật
trường học và các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà
trường với bệnh cận thị học đường như: ảnh hưởng của
độ chiếu sáng trong phòng học; loại bóng đèn sử dụng;
diện tích phòng học, số cửa ra vào, số cửa sổ; màu bảng
trong phòng học, khoảng cách từ bàn đầu tiên đến bảng;
vị trí chỗ ngồi của HS; thời gian học tập trong ngày (ở
trường và ở nhà), thời gian học thêm bên ngoài, thời gian
chơi trò chơi điện tử, thời gian hoạt động ngoài trời
- Cải thiện điều kiện vệ sinh học đường: Vệ sinh
chiếu sáng phải đảm bảo mức chiếu sáng tự nhiên lớp
học và tiêu chuẩn TCVN 7114:2008 nhằm đạt độ rọi tại
vị trí học tập của HS tối thiểu là 300 lux. Chế độ học tập
cần xây dựng thời khóa biểu cho HS phải đảm bảo xen
kẽ các loại hình hoạt động và đảm bảo thời gian giải lao
giữa các tiết học; HS cần phải ra sân, tham gia các trò
chơi vận động để thư giãn thần kinh thị giác. Để đảm bảo
chất lượng của tiết học thì thời gian của một tiết học
không được kéo dài quá 40 phút (đối với HS tiểu học),
45 phút (đối với HS trung học cơ sở) và 50 phút (đối với
HS trung học phổ thông). Lượng kiến thức được truyền
tải cho HS tăng dần từ đầu tiết và đạt mức tối đa vào giữa
tiết học, sau đó giảm dần vào cuối tiết học.
- Nghiên cứu làm rõ vai trò, trách nhiệm của cán bộ
quản lí, giáo viên, HS, cha mẹ HS, trong việc phòng
chống và hạn chế cận thị học đường:
+ Cán bộ quản lí cần quan tâm, tổ chức, chỉ đạo và
giám sát các hoạt động phòng chống cận thị học đường;
+ Giáo viên trong nhà trường cần có các kiến thức về
nguyên nhân gây cận thị và cách phòng tránh để thực hiện,
hướng dẫn các nội dung, kĩ năng phòng tránh cận thị cho
HS như bố trí bàn ghế, đảm bảo chiếu sáng phòng học, tổ
chức dạy và học, khuyến khích HS ra sân chơi khi giải lao;
+ Phụ huynh HS đóng vai trò hỗ trợ thực hiện các yêu
cầu vệ sinh phòng chống cận thị bằng cách trang bị đồ dùng
học tập, chiếu sáng gia đình, nhắc nhở HS thực hiện thời
gian biểu học tập, giải trí bằng thể thao ngoài trời, tư thế ngồi
học đúng và nghỉ ngơi hợp lí. Đồng thời, cần chú ý đến việc
phân bố hợp lí thời gian học tập trong ngày và thời gian học
thêm trong tuần của HS để tránh quá tải cho mắt.
+ HS cần biết các kiến thức về nguyên nhân, tác hại
của bệnh tật và phòng chống cận thị để có thái độ và hành
vi sức khỏe đúng. HS có kiến thức cũng góp phần kiến
nghị nhà trường, gia đình hỗ trợ thực hiện phòng chống
cận thị. Đặc biệt, HS cần chú ý: hạn chế thời gian giải trí
không cần thiết như đọc truyện, chơi điện tử trong ngày;
khi đọc sách hoặc học tập kéo dài từ 30-45 phút cần phải
tạm nghỉ khoảng 5 phút bằng cách đứng lên và nhìn ra
xa; tránh ngồi học tại nơi không đủ ánh sáng hay trong
buồng tối chỉ có một nguồn chiếu sáng; tăng cường các
hoạt động ngoài trời để giúp mắt nhìn xa nhìn bao quát
các phía; có thói quen ngồi học tập và xem tivi với tư thế
lưng thẳng trong trạng thái tự nhiên, không nên nằm để
đọc sách hay xem tivi. Đối với HS mắc cận thị, nên đeo
kính khi học tập và làm các công việc nhìn gần và cần
được đo thị lực định kì 6 tháng/lần, tại các cơ sở y tế
chuyên khoa mắt, để phát hiện tình trạng giảm thị lực
nhằm điều chỉnh kính thích hợp.
- Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn về cơ sở
vật chất - kĩ thuật trường học nhằm phòng chống và hạn
chế cận thị học đường khi triển khai chương trình giáo
dục phổ thông mới.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 311-315
315
3. Kết luận
Cận thị học đường ảnh hưởng tới sức khoẻ con người,
gây khó khăn cho việc học tập và sinh hoạt của HS. Qua
tổng quan nghiên cứu về một số nguyên nhân chính gây
cận thị học đường (các yếu tố về điều kiện vệ sinh học
đường và các thói quen xấu không phù hợp như: tư thế
ngồi học không đúng, thời gian để mắt nhìn gần kéo dài,
hay chơi điện tử), đề xuất một số định hướng nghiên
cứu để tìm ra các giải pháp phòng chống và hạn chế bệnh
cận thị học đường trong trường phổ thông ở Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay.
Lời cảm ơn: Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài
“Đề xuất các giải pháp hạn chế bệnh cận thị học đường
do tác động của hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật
và một số hoạt động giáo dục của trường phổ thông
ở nông thôn khu vực đồng bằng
và vùng núi Việt Nam”. Mã số: B2017-VTK-02.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ môn Mắt, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh (2010). Nhãn khoa lâm sàng. NXB Y học, TP.
Hồ Chí Minh.
[2] Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên (2011). Giáo
trình Nhãn khoa. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Hội Nhãn khoa Mĩ (2003). Quang học, khúc xạ và
kính tiếp xúc - Giáo trình khoa học cơ sở và lâm
sàng, tập 3. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Trung (2015). Báo cáo tổng kết đề tài
“Nghiên cứu thực trạng cận thị học đường và một số
yếu tố liên quan đối tượng học sinh trên địa bàn thành
phố Trà Vinh 2014”. Trường Đại học Trà Vinh.
[5] Trần Văn Dần - Nguyễn Võ Kỳ Anh (1997). Vệ sinh
trường học - Vệ sinh môi trường dịch tễ, (I). NXB Y học.
[6] Bộ Y tế (2000). Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT
ngày 18/04/2000 về việc ban hành quy định về vệ
sinh trường học.
[7] Bộ Khoa học và Công nghệ (2008). Quyết định số
2981/2008/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2008 về việc ban
hành Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 7114 : 2008
Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 1: Trong nhà.
[8] Đặng Anh Ngọc (2007). Một số ảnh hưởng tới sức
khỏe và thị giác liên quan đến thói quen và gánh
nặng thời gian biểu học tập của học sinh. Kỉ yếu
công trình nghiên cứu khoa học 25 năm hoạt động
của Viện Y học Lao động. NXB Y học, tr 423-424.
[9] Vũ Quang Dũng (2013). Nghiên cứu thực trạng và
một số giải pháp phòng chống cận thị ở học sinh
trung học cơ sở khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên.
Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y dược - Đại
học Thái Nguyên.
[10] Bộ GD-ĐT - Bộ Y tế (2000). Thông tư liên tịch số
03/2000/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 01/03/2000 về
Hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học.
[11] Bộ Khoa học và Công nghệ (2006). Quyết định số
150/2006/QĐ-BKHCN ngày 07/02/2006 về việc ban
hành Tiêu chuẩn Việt Nam.
[12] Lê Thị Song Hương (2004). Nghiên cứu bệnh, tật
học đường liên quan đến Ecgonomi và các giải pháp
cải thiện tại thành phố Hải Phòng. Viện Y học Lao
động và Vệ sinh môi trường; sản phẩm 1B, tổng kết
khoa học và kĩ thuật đề tài KC10-10.
[13] Lê Thế Thự (2004). Nghiên cứu bệnh, tật học đường
liên quan đến Ecgonomi và các giải pháp cải thiện
tại thành phố Hồ Chí Minh. Viện Y học Lao động
và Vệ sinh môi trường, sản phẩm 1C, tổng kết khoa
học và kĩ thuật Đề tài KC 10-10.
[14] Vũ Quang Dũng (2008). Nghiên cứu thực trạng tật
khúc xạ, yếu tố nguy cơ và hiệu quả của một số giải
pháp phòng chống tật khúc xạ học đường tại tỉnh
Thái Nguyên. Đề tài cấp Bộ, mã số B2006-TN05-
04. Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.
[15] Hoàng Ngọc Chương (2008). Đánh giá tình hình tật
khúc xạ và các yếu tố liên quan ở một số trường phổ
thông cơ sở tại thành phố Huế. Tuyển tập nghiên
cứu khoa học Giáo dục thể chất, Y tế trường học,
Hội nghị khoa học Giáo dục thể chất, Y tế ngành
Giáo dục lần thứ V, Hà Nội. NXB Thể dục thể thao,
tr 435-440.
KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA
TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2019
Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua
thuận tiện tại các bưu cục địa phương (Mã
số C192) hoặc đặt mua trực tiếp tại Tòa soạn
(số lượng lớn) theo địa chỉ: TẠP CHÍ
GIÁO DỤC, số 4 Trịnh Hoài Đức, quận
Đống Đa, Hà Nội.
Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục,
trường học đặt mua Tạp chí Giáo dục năm
2019. Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ trên hoặc
liên lạc qua số điện thoại: 024.37345363; Fax:
024.37345363.
Xin trân trọng cảm ơn.
TẠP CHÍ GIÁO DỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_nguyen_nhan_chinh_gay_can_thi_hoc_duong_trong_nha_tru.pdf