Tài liệu Một số motif thường gặp trong kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh của truyện dân gian Lào, Thái Lan, Campuchia - Nguyễn Thị Lý: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0088
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 51-60
This paper is available online at
MỘT SỐ MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG KIỂU TRUYỆN
VỀ NHÂN VẬT THÔNGMINH, LÁU LỈNH
CỦA TRUYỆN DÂN GIAN LÀO, THÁI LAN, CAMPUCHIA
Nguyễn Thị Lý
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu về sự thể hiện của các motif thường gặp trong kiểu truyện
nhân vật thông minh, láu lỉnh của truyện cười dân gian kết chuỗi ở các nước: Lào, Thái
Lan và Campuchia bằng phương pháp địa lí – lịch sử cùng lí thuyết về sự di chuyển cốt
truyện giữa các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Các motif
này xuất hiện trở đi trở lại trong các câu chuyện của kiểu truyện này nhưng được thể hiện
khác nhau ở từng nước. Dụ ý sử dụng các motif nhằm làm rõ tính cách thông minh nhưng
láu lỉnh, nghịch ngợm, ranh mãnh của kiểu truyện này khác với kiểu nhân vật thông minh
trong truyện cổ tích.
Từ khó...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số motif thường gặp trong kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh của truyện dân gian Lào, Thái Lan, Campuchia - Nguyễn Thị Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0088
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 51-60
This paper is available online at
MỘT SỐ MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG KIỂU TRUYỆN
VỀ NHÂN VẬT THÔNGMINH, LÁU LỈNH
CỦA TRUYỆN DÂN GIAN LÀO, THÁI LAN, CAMPUCHIA
Nguyễn Thị Lý
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu về sự thể hiện của các motif thường gặp trong kiểu truyện
nhân vật thông minh, láu lỉnh của truyện cười dân gian kết chuỗi ở các nước: Lào, Thái
Lan và Campuchia bằng phương pháp địa lí – lịch sử cùng lí thuyết về sự di chuyển cốt
truyện giữa các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Các motif
này xuất hiện trở đi trở lại trong các câu chuyện của kiểu truyện này nhưng được thể hiện
khác nhau ở từng nước. Dụ ý sử dụng các motif nhằm làm rõ tính cách thông minh nhưng
láu lỉnh, nghịch ngợm, ranh mãnh của kiểu truyện này khác với kiểu nhân vật thông minh
trong truyện cổ tích.
Từ khóa: Kiểu truyện dân gian; nhân vật thông minh láu lỉnh; motif truyện dân gian Lào,
Thái Lan, Campuchia.
1. Mở đầu
Đầu những năm 20 thế kỉ XX, trên thế giới có ít nhất 4 trường phái nghiên cứu khoa học đã
từng đặt ra vấn đề về đơn vị Type và Motif trong lĩnh vực nghiên cứu truyện kể dân gian. Trong
đó nổi bật nhất là trường phái Phần Lan và phương pháp địa lí – lịch sử cùng lí thuyết về sự di
chuyển cốt truyện giữa các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc khác nhau trên thế giới với:
The Type of the Folktale – A Classification and Bibliography (Bảng phân loại và danh mục kiểu
truyện dân gian) của Antti Aarne biên soạn và Stith Thompson mở rộng; Motif index of Folk -
Literature (bảng chỉ mục các motif văn học dân gian) của Stith Thompson. Đối với hai ông, motif
chính là đơn vị hạt nhân hình thành nên truyền thống tự sự trong văn học dân gian. Bộ sách hai
cuốn Tuyển tập V.Ia. Propp (2003) do một nhóm tác giả biên dịch cũng đã đưa ra các định nghĩa
motif về phương diện hình thái học của trường phái cấu trúc - chức năng, phương pháp nghiên
cứu motif theo phương diện cấu tạo và phương pháp nghiên cứu motif theo phương diện tiếp cận
nguồn gốc và sự biến đổi lịch sử. Cuốn Văn học Lào do Bò Xẻng Khâm Vôông Đa La chủ biên
(tiếng Lào) xuất bản năm 2008 có đề cập đến kiểu nhân vật thông minh trong truyện cổ Lào: “Kiểu
truyện cười này từng được thấy ở nhiều nước anh em xóm giềng như ở Việt Nam có truyện Trạng
Quỳnh, ở Campuchia có truyện Thơ Mênh Chây, ở Thái Lan có truyện Sỉ Tha Nôn Chay" [22;
tr.125]. Dựa trên những nền tảng lí thuyết của thế giới, một số nhà nghiên cứu văn học dân gian
Việt Nam đã chú ý đến kiểu truyện độc đáo về nhân vật thông minh, láu lỉnh trong truyện cười kết
Ngày nhận bài: 15/2/2017. Ngày sửa bài: 2/5/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Nguyễn Thị Lý, e-mail: lynguyendna@gmail.com
51
Nguyễn Thị Lý
chuỗi ở nhiều quốc gia khác nhau. Năm 2008, Đức Ninh trong cuốn Về một số vấn đề văn hóa dân
gian (Folklore) Đông Nam Á, viết về hình tượng nhân vật thông minh, ranh mãnh: “Tương tự loại
nhân vật này là Silunchai ở Malaixia, Thơ Mênh Chây hoặc A Lêu ở Campuchia, Si ThaNon Trai
ở Thái Lan, thằng Cuội ở Việt Nam” [14; tr.101]. Vũ Ngọc Khánh, Phan Ngọc, Nguyễn Tấn Đắc,
Trương Sĩ Hùng và một số nhà nghiên cứu khác cũng có nhắc đến các truyện về Xiêng Miệng,
Trạng Quỳnh, Thmênh Chây. . . với tư cách là truyện đề cao trí thông minh. Gần đây, nhà nghiên
cứu Nguyễn Ngọc Chiến có xem xét kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh theo hai trường
hợp Trạng Quỳnh ở Việt Nam và Kimsodal ở Triều Tiên. Trong các nghiên cứu trên đây, những
vấn đề cốt lõi như kết cấu, nhân vật, motif,. . . của kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh ở
Lào, Thái Lan và Campuchia lại chưa được tìm hiểu với tư cách là một đối tượng nghiên cứu độc
lập. Bài viết này là một phần trong nghiên cứu về một type truyện thuộc thể loại truyện cười kết
chuỗi có mặt ở nhiều nước Đông Nam Á: Lào, Campuchia, Thái Lan,... mà chúng tôi tạm gọi là
kiểu truyện nhân vật thông minh, láu lỉnh. Trong đó, chúng tôi sử dụng phương pháp địa lí – lịch
sử cùng lí thuyết về sự di chuyển cốt truyện giữa các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc khác
nhau trên thế giới nhằm nghiên cứu sự thể hiện của type truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh
của ba nước Lào, Thái Lan và Campuchia ở 6 motif tiêu biểu: Motif xuất thân của nhân vật, Motif
đứa bé ngỗ ngược và bỏ nhà ra đi, Motif gậy ông đập lưng ông, Motif lừa bịp, Motif dùng mưu
chiến thắng, Motif chống lại thế lực lớn.
2. Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu khảo sát 6 motif từ 13 tập truyện được thống kê trong Bảng 1 và Bảng
2 dưới đây:
Bảng 1. Số lượng truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh theo từng tuyển tập
Stt Mã Người sưutầm, biên soạn Tên tuyển tập Nxb
Năm
x/b Tên nhân vật
Số
lượng
1 A Dương XuânCương
Truyện Dân gian
Thái Lan (tập 1)
Văn hóa dân
tộc 1991 Tha Nôn Chay
8
(truyện
dài)
2 B Dương XuânCương
Truyện Dân gian
Thái Lan (tập 2)
Văn hóa dân
tộc 1991 Tha Nôn Chay
10
(truyện
dài)
3 C Dương XuânCương
Truyện Dân gian
Thái Lan - Chú tiểu
hổ mang (tập 3)
Văn hóa dân
tộc 1992
Sỉ Tha Nôn
Chay 32
4 D
Thạch Phương,
Nguyễn Chí
Bền, Mai
Hương
Kho tàng truyện
Trạng Việt Nam
(tập 2)
Tổng hợp
Thành phố
Hồ Chí
Minh
2015
Thơ Mênh Chây
(dân tộc Khơ
Me - VN)
25
5 E Ngô VănDoanh
Truyện cổ Đông
Nam Á: Truyện cổ
Campuchia
Văn hóa
Thông tin 2014
ThMênh Chây
Chàng Lêu
Sọ Dừa
05
01
01
6 F Ngô VănDoanh
Truyện cổ Đông
Nam Á: Truyện cổ
Lào
Văn hóa
Thông tin 2014 Xiêng Miệng 30
7 G Ngô VănDoanh
Truyện cổ Đông
Nam Á: Truyện cổ
Thái Lan
Văn hóa
Thông tin 2014
Sỉ Tha Nôn
Chay 25
52
Một số Motif thường gặp trong kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh của truyện dân gian Lào...
8 H Trương SĩHùng
Truyện TrạngĐông
Nam Á
Văn hóa dân
tộc 1998
ThMênh Chây
Xiêng Miệng
34
36
9 I Trương SĩHùng Trạng Đông Nam Á
Tổng hợp
Đồng Nai 2001
ThMênh Chây
Xiêng Miệng
33
28
10 K Đức Ninh Truyện cười dângian nước ngoài Văn hóa 1990 A Lêu 02
11 L
Vũ Tuyết Loan,
Nguyễn Sỹ
Tuấn, Nguyễn
Thị Hiệp
Truyện dân gian
Campuchia
Khoa học
Xã hội 1987
ThMênh Chây
Chàng Lêu
12
06
12 M
Trương Sĩ
Hùng, Mai Văn
Bảo
Truyện dân gian
Thái Lan: Lá bùa
hộ mệnh
Văn hóa
Thông tin 1996 Xiêng Miệng 01
13 N Hoàng Lâm,XuVănThon
Truyện dân gian
Lào Văn hóa 1962 Xiêng Miệng 04
Tổng số lượng truyện 293
Bảng 2. Tần suất xuất hiện các Motif
Tên motif Tuyển tập Tổng
A B C D E F G H I K L M N
Xuất thân x x x x x x x x 8/13
Đứa bé ngỗ ngược x x x x x x x 7/13
Gậy ông đập lưng ông x x x x x x x 9/13
Lừa bịp x x x x x x x x x x x x 12/13
Dùng mưu chiến thắng x x x x x x x x 8/13
Chống lại thế lực lớn x x x x x x x x x 9/13
Tổng 4 1 6 5 5 5 6 6 6 1 6 1 1
2.1. Motif xuất thân của nhân vật
Motif xuất thân của nhân vật là motif đầu tiên và có mặt ở kiểu truyện về nhân vật thông
minh trong truyện dân gian cả ba nước. Những mẩu truyện mở đầu thường kể về thời nhân vật còn
nhỏ nhưng đã sớm bộc lộ những phẩm chất thần đồng hay có sự khác biệt với người bình thường
theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực. Và cũng qua đó tính cách thông minh láu lỉnh của nhân vật
bắt đầu được bộc lộ. Motif này có thể được tổng kết bằng mô hình chung của đa số các câu chuyện
là: Đầu thai - Nằm mộng (thấy mặt trời hoặc mặt trăng) - Giải mộng (tiên đoán).
Trong số các nhân vật thông minh, láu lỉnh của truyện dân gian Thái Lan có hai nhân vật
tiêu biểu nhất cho kiểu truyện về nhân vật này: Sỉ Tha Nôn Chay và thầy Tha Nôn Chay. Nhưng
Tha Nôn Chay thực ra là đại diện cho tiền kiếp của Sỉ Tha Nôn Chay. Chính vì vậy, mặc nhiên có
nhiều người Thái Lan gần như đồng nhất hai nhân vật này làm một với cái tên Sỉ Tha Nôn Chay.
Điều này rất phù hợp trong mạch tư duy về kiếp luân hồi của con người và đất nước Phật Giáo
Thái Lan. Chuỗi truyện về Sỉ Tha Nôn Chay mặc dù có nhiều dị bản khác nhau nhưng có những
điểm chung về sự xuất thân của nhân vật. Đa số các bản kể đều có sự giới thiệu kì lạ về xuất thân
của nhân vật chính. Nhân vật được ra đời từ sự đầu thai của một Tiên đồng ở Mường trời do thần I
Xuổn sắp đặt làm con của hai vợ chồng hiếm muộn Năn Tha và Hổ Ra. Điều này được báo trước
bằng giấc mơ của bà mẹ báo hiệu về sự ra đời khác thường về nhân vật bằng hình ảnh: mặt trăng
[3; tr.6], [7; tr.144] Sau đó là sự Giải mộng tiên đoán về cuộc đời sung sướng và tính cách con trai
53
Nguyễn Thị Lý
hai vợ chồng của chú tiểu trong chùa (trong ý định của hai vợ chồng là muốn nhờ Sư Ông nhưng
Sư Ông đi vắng) [3; tr.7], [7; tr.146]. Phần còn lại của câu chuyện về nhân vật sẽ là sự giải thích và
chứng minh cho mệnh đề tiên đoán Giải mộng này.
Chuỗi truyện về ThMênh Chây ở Campuchia cũng tương tự như vậy. Bỏ qua giai đoạn đầu
thai, kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh ở Campuchia mở đầu bằng những giấc mơ đẹp
của bà mẹ: với hình ảnh ánh trăng rằm vằng vặc và con chim đỏ như mặt trời. Sau đó bà mẹ liền
đến nhà thầy tướng nhờ đoán hộ giấc mơ. Bản kể của dân tộc Khơ Me ở Việt Nam về Thmênh
Chây cũng khá sát với bản kể ở Campuchia. Trong đó chuỗi truyện cũng được bắt đầu bằng câu
chuyện: Giấc chiêm bao của bà mẹ [17; tr.253]. Vì vậy dường như motif về xuất thân của nhân vật
không chỉ xuất hiện ở ba nước Lào, Thái Lan, Campuchia mà còn có trong kiểu truyện về nhân vật
thông minh, láu lỉnh ở Việt Nam.
Ở chuỗi truyện Xiêng Miệng của Lào có sự thay đổi một chút khi bắt đầu bằng một trong
mẩu truyện: Trông em [11; tr.140], [10; tr.125]. Qua đó nhân vật hiện lên trong các mẩu truyện là
người thông minh khác người từ khi mới có sáu hay bảy tuổi nhưng rất nghịch ngợm, hiếu động.
Qua câu chuyện này người đọc có thể dự đoán về tính cách thông minh nhưng vô cũng láu lỉnh của
nhân vật. Sự khuyết thiếu trong cấu trúc của motif là điều dễ hiểu vì những truyện dân gian bị chi
phối bởi đặc tính truyền miệng và phụ thuộc rất nhiều vào cảm quan của người kể chuyện và diễn
xướng.
Như vậy motif xuất thân của nhân vật gần như có mặt trong hầu hết các câu chuyện về kiểu
truyện nhân vật thông minh của cả ba nước. Chúng tôi đã thống kê và khảo sát được sự xuất hiện
của motif (xuất hiện đầy đủ với cả 3 sự kiện chính) này là ở 10/13 tuyển tập về nhân vật thông
minh, láu lỉnh. Ở motif này, truyện dân gian Thái Lan thể hiện đầy đủ 3 sự kiện chính của motif.
Motif xuất thân của nhân vật có sự biến đổi trên bình diện địa lí - lịch sử theo hình thức giảm bớt
lần lượt theo thứ tự ở từng nước là: Thái Lan - Campuchia và Lào: Đầu thai - Nằm mộng (thấy
mặt trời hoặc mặt trăng) - Giải mộng (tiên đoán) (ở Thái Lan), Nằm mộng (thấy mặt trời hoặc mặt
trăng) - Giải mộng (tiên đoán) (Ở Campuchia ), Tiên đoán (ở Lào).
2.2. Motif đứa bé ngỗ ngược và bỏ nhà ra đi
Một motif cũng cung cấp thêm thông tin về nhân vật thông minh, láu lỉnh nằm ở đầu tác
phẩm là Motif đứa bé ngỗ ngược và bỏ nhà ra đi. Công thức chung của motif này có thể được phát
triển từ các sự kiện chính: trông em - giết hại em hoặc làm bố mẹ tức giận - bỏ nhà ra đi. Motif
về đứa bé ngỗ ngược và bỏ nhà ra đi có ở các chuỗi truyện về Tha Nôn Chay, Sỉ Tha Nôn Chay,
Xiêng Miệng và A Lêu [1; tr.11], [3; tr.8], [7; tr.147], [10; tr.125], [11; tr.140], [13; tr.226]. Còn ở
chuỗi truyện về nhân vật ThMênh Chây thì không xuất hiện motif này.
Trong các câu chuyện về Tha Nôn Chay và Sỉ Tha Nôn Chay ở Thái Lan, motif này được
thể hiện theo đúng công thức: trông em - giết hại em hoặc làm bố mẹ tức giận - bỏ nhà ra đi. Trong
số 3 bản kể về nhân vật Tha Nôn Chay thì bản đầy đủ và có thể xem là xuất sắc nhất, có sự miêu
tả quá trình tâm lí dẫn tới nguyên nhân bi kịch ấu thơ của nhân vật thông minh là bản kể mã số A.
Trong các văn bản ở Lào, motif này được thể hiện theo dạng lược kể so với bản kể đầy đủ
của Thái Lan. Tính cách thông minh nhưng có phần láu lỉnh, ranh ma là tính cách chủ yếu làm nên
thương hiệu của nhân vật này. Có 3 văn bản kể về Xiêng Miệng sử dụng motif này là các văn bản
có mã số: F, H, I.
Tuy trong những văn bản kể về nhân vật ThMênh Chây - tiêu biểu cho kiểu nhân vật thông
minh, láu lỉnh ở Campuchia không tồn tại motif này. Nhưng ở Campuchia có 1 bản kể về nhân vật
A Lêu sử dụng motif đứa bé ngỗ ngược và bỏ nhà ra đi [13; tr.227]. Motif trong bản kể này bị lược
54
Một số Motif thường gặp trong kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh của truyện dân gian Lào...
đi hai sự kiện ban đầu: Trông em - giết hại em mà tập trung vào hai sự kiện sau của motif : làm bố
mẹ tức giận - bỏ nhà ra đi. Qua câu chuyện lừa bố mẹ, A Lêu thể hiện là một cậu bé thông minh
nhưng vô cùng ngỗ ngược với những trò tinh nghịch quái đản: lừa bố là mẹ chết, lừa mẹ là bố chết
và đưa bố mẹ vào những tình huống oái ăm vừa đáng cười vừa đáng giận. Sau đó vì sợ bố mẹ, A
Lêu cũng trốn nhà ra đi, bắt đầu cuộc đời phiêu lưu của mình. Bản kể này là sự bổ sung cho thiếu
sót của những câu chuyện về ThMênh Chây của Campuchia. Chính điều này vô tình đã bổ sung,
hoàn chỉnh diện mạo của nhân vật thông minh, láu lỉnh ở Campuchia cũng như khắc họa sâu sắc
motif về đứa bé ngỗ ngược và bỏ nhà ra đi.
Motif về đứa bé ngỗ ngược và bỏ nhà ra đi có tần suất xuất hiện trung bình, ít nhất trong
số 6 motif khảo sát trên 13 tập truyện, với: 7/13 tuyển tập. Motif về đứa bé ngỗ ngược cũng có sự
biến đổi trên bình diện địa lí - lịch sử theo hình thức giảm bớt lần lượt theo thứ tự ở từng nước là:
Thái Lan - Campuchia và Lào: trông em - giết hại em hoặc làm bố mẹ tức giận - bỏ nhà ra đi (ở
Thái Lan) - làm bố mẹ tức giận - bỏ nhà ra đi (Ở Campuchia ) - bỏ nhà ra đi (ở Lào).
2.3. Motif gậy ông đập lưng ông
Motif gậy ông đập lưng ông là một motif quen thuộc trong truyện cười dân gian thường
được các nhân vật thông minh sử dụng làm vũ khí chống lại đối tượng khác. Khảo sát motif này
trong kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh ranh ma của truyện dân gian ba nước Lào,
Campuchia, Thái Lan, có 9/13 tập truyện sử dụng motif này. Số lượng chưa phải là quá nhiều, tuy
nhiên chỉ với 9 tập truyện này, chiêu trò của các nhân vật thông minh, láu lỉnh tiêu biểu của Lào,
Thái Lan, Campuchia gần như được lộ diện hết: ThMênh Chây, A Lêu, Sọ Dừa, Xiêng Miệng, Sỉ
Tha Nôn Chay, Tha Nôn Chay. Trong 9 tập truyện, motif này được xuất hiện dày đặc với tần suất
lớn. Chỉ riêng trong 3 tuyển tập mã số: C, I, E đã có tới 31 lần (không tính trùng lặp) sử dụng motif
này. Motif gậy ông đập lưng ông trong truyện dân gian ba nước được sử dụng với tinh thần chính
là: làm theo y nguyên mệnh lệnh, dùng mệnh lệnh để đáp trả lại đối tượng của mình.
Trong chuỗi truyện Sỉ Tha Nôn Chay và Tha Nôn Chay ở Thái Lan, có rất nhiều truyện sử
dụng motif này: ở bản kể tuyển tập mã số C, mã số G. Thống kê cho thấy có 11 lần trong số 32
mẩu truyện, xuất hiện motif gậy ông đập lưng ông trong chuỗi truyện về nhân vật Sỉ Tha Nôn Chay
(bản kể mã số C). Càng thú vị hơn khi người đọc, người nghe chứng kiến không chỉ một lần mà là
nhiều lần đối thủ của các nhân vật chính tự đào hố chôn mình. Sỉ Tha Nôn Chay đã khéo léo dùng
“gậy ông đập lưng ông” khiến đối phương không kịp trở tay, vừa bị hạ nhục vừa phải đau đớn nuốt
hận vì nỗi nhục ấy do gián tiếp bản thân mình gây ra. Sự tài trí thông minh và láu lỉnh của các
nhân vật vì thế càng thuyết phục được tất cả mọi người.
Hơn cả Sỉ Tha Nôn Chay, Xiêng Miệng ở Lào thường xuyên sử dụng phương pháp Gậy ông
đập lưng ông để thể hiện trí thông minh và đánh trả lại đối tượng bằng cách lợi dụng ngay yêu cầu,
mệnh lệnh của đối thủ để gạt lại chính đối thủ ấy. Các motif liên tiếp xuất hiện trong hàng loạt các
câu chuyện. Tổng cộng có khoảng 14 lần trong số 28 mẩu truyện (không tính các bản kể trùng lặp)
motif gậy ông đập lưng ông được nhân vật sử dụng (khảo sát từ bản kể mã số I).
Ở Campuchia, motif này được sử dụng khá nhiều trong chuỗi truyện kể về ThMênh Chây
với 5/13 tuyển tập: mã số D, E, H, I, L. Kết quả khảo sát cho thấy có 6 lần trong số 5 mẩu truyện
(không tính các bản kể trùng lặp), motif này được sử dụng (khảo sát bản kể mã số E). Các mẩu
truyện kể về ThMênh Chây tuân theo tinh thần của motif và khá giống với các bản kể về Xiêng
Miệng ở Lào và Sỉ Tha Nôn Chay ở Thái Lan. Trong truyện dân gian Campuchia đó là sự xuất
hiện của một nhân vật tưởng quen mà rất lạ: Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa lấy vợ [5; tr.155] . Ở
truyện dân gian Việt Nam Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật truyện cổ tích mồ côi nghèo khổ nhưng nhờ
tài năng và đức độ mà hạnh phúc và giàu có. Nhưng nhân vật Sọ Dừa trong truyện Campuchia lại
55
Nguyễn Thị Lý
là nhân vật thuộc kiểu nhân vật thông minh nhưng láu lỉnh, ranh mãnh. Trong truyện Sọ Dừa ở
Campuchia, anh chàng nghịch ngợm này đã dùng mẹo gậy ông đập lưng ông tức là dùng chính lời
thách đố của lão lái buôn để lấy được vợ nhà giàu mà không tốn một đồng thậm chí còn được thêm
tiền. Chính motif gậy ông đập lưng ông này tạo ra sự khác biệt của câu chuyện về chàng trai Sọ
Dừa ở Campuchia so với Sọ Dừa ở Việt Nam.
Nhân vật thông minh thường dùng chính những mệnh lệnh của bề trên dành cho mình để
đáp trả. Kết cục này mang lại sự căm hận, tức giận nhưng đành bất lực của đối phương. Về lí, các
nhân vật vẫn làm đúng, không hề trái lời. Thế nên những chiến thắng với motif gậy ông đập lưng
ông lại càng mang lại cho người đọc sự hả hê, vui mừng bởi sự khôn ngoan, sắc sảo của nhân vật.
2.4. Motif lừa bịp
Motif lừa bịp là motif phổ biến nhất trong truyện dân gian Thái Lan, Lào và Campuchia.
Kết quả khảo sát 13 tuyển tập truyện dân gian của ba nước cho thấy: có trong 12/13 tập truyện sử
dụng motif. Sự ưa thích cách dùng motif này trong truyện dân gian ba nước cho thấy tài năng của
trí tuệ dân gian đồng thời khắc họa đậm nét tính cách láu lỉnh, ranh ma khó lường của các nhân vật
thông minh. Motif lừa bịp sử dụng những cách thức chính: lừa bằng cách tạo câu nói trùng hợp,
hoặc lợi dụng từ đồng âm. Lừa bằng cách tạo câu nói trùng hợp nhằm mục đích đánh lạc hướng
của đối phương, tức là bằng cách tạo ra tình huống giả để đối phương không nhận ra được tình
huống thật thông qua các câu nói trùng hợp. Còn lợi dụng sự đồng âm là biến báo từ sự việc nọ
sang sự việc kia theo hướng có lợi cho mình bằng cách dùng những từ đồng âm khác nghĩa. Phần
lớn các nhân vật thông minh trong truyện ba nước đều sử dụng cả ba cách thức này để tạo ra sự lừa
bịp. Tuy nhiên mỗi nhân vật sẽ lựa chọn cho mình một cách thức chính để lừa bịp. Trong việc lừa
bịp người khác, Sỉ Tha Nôn Chay và Tha Nôn Chay ở Thái Lan, Xiêng Miệng ở Lào ưa thích dùng
cách lừa bằng việc lợi dụng sự đồng âm. ThMênh Chây và A Lêu ở Campuchia thì lại thích dùng
cách lừa bằng cách tạo ra câu nói trùng hợp. Cách thức lừa bịp của nhân vật thông minh cho thấy
màu sắc dân gian và đặc trưng của tính cách dân tộc mỗi nước.
Ở Thái Lan ngôn ngữ dân tộc rất phong phú, vì thế sử dụng từ đồng âm là một chiêu mà Sỉ
Tha Nôn Chay thường dùng nhất để thách thức đối tượng khác. Có tới 8 lần trong số 32 câu chuyện
(không tính trùng lặp) motif lợi dụng sự đồng âm được sử dụng. Trong truyện Bố vợ bị lừa [3;
tr.44] bằng phương pháp này mà Sỉ Tha Nôn Chay đã lấy được vợ mà không phải mất vốn liếng gì.
Tiếng cười bật ra trước sự thông minh láu lỉnh của nhân vật một cách vô cùng thuyết phục. Trong
chuỗi truyện về Sỉ Tha Nôn Chay Và Tha Nôn Chay vẫn còn rất nhiều câu chuyện thú vị, đáng cười
khi lợi dụng sự đồng âm trong ngôn ngữ để chiến thắng vua quan hay các đối tượng khác (Theo
bản kể mã số A và C). Có thể nói đây là một thủ pháp lừa bịp xuất hiện thường xuyên trong chuỗi
truyện về Sỉ Tha Nôn Chay, điều này lại càng chứng tỏ một trí tuệ dân gian Thái vô cùng lém lỉnh,
tinh ranh, sắc sảo.
Ở Lào, Xiêng Miệng cũng là nhân vật thông minh, láu lỉnh khi lợi dụng sự đồng âm trong
việc lừa bịp đối tượng khác. Có 3 lần Xiêng Miệng sử dụng cách lừa này trong chuỗi truyện ở bản
kể mã số I. câu chuyện yêu thích nhất khi người ta đọc Xiêng Miệng và thường có mặt trong tất cả
các bản kể về Xiêng Miệng chính là truyện Được cuộc nổi danh [11; tr.144] (có thể là dị bản của
truyện Thua cuộc mất miếng [3; tr.36] ở Thái Lan). Trong đó, Xiêng Miệng đã dùng kế lợi dụng sự
đồng âm để lừa bịp những người lái buôn “Miệng” và thu về rất nhiều chiến lợi phẩm. Câu chuyện
này thú vị tới mức có một bản kể tương tự ở Thái Lan và nhiều motif gần giống như thế ra đời.
Cũng từ câu chuyện nổi tiếng này, chú tiểu Khăm được người đời gọi là Xiêng Miệng sau khi hoàn
tục.
Ở Campuchia, motif lừa bằng cách tạo ra câu nói trùng hợp có ưu thế và đặc sắc hơn so
56
Một số Motif thường gặp trong kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh của truyện dân gian Lào...
với motif lợi dụng sự đồng âm khi xuất hiện trong cả hai chuỗi truyện về nhân vật thông minh
ThMênh Chây (3 lần) và A Lêu (1 lần). Với ThMênh Chây nhờ có mánh lừa này, chàng ta đã thoát
khỏi cái chết trong gang tấc khi trên đường hành hình [5; tr.145]. Bằng tình huống dô hò khi chèo
thuyền, với câu nói: “Ôi, Thmênh Chây bị ngã xuống nước rồi” và sự đáp lại vui vẻ: “Hầy dô, ới
dô” Thmênh Chây đã trốn thoát mà quân lính không ngờ được.
Nhìn chung, với những motif lừa khi sử dụng ngôn ngữ như trên, nhân vật thông minh tỏ ra
khôn ngoan và cực kì lém lỉnh. Sự vận dụng tài tình ngôn ngữ dân tộc tạo thành vũ khí sắc bén cho
bản thân nhân vật thể hiện sự thâm thúy, sâu sắc và sự đa dạng trong ngôn ngữ của ba nước Lào,
Thái Lan và Campuchia.
2.5. Motif dùng mưu chiến thắng
Có một điều dễ nhận thấy ở các nhân vật thông minh và láu lỉnh trong truyện dân gian ba
nước là các nhân vật thông minh đều là những con người nghèo khổ, bé nhỏ nhưng lại luôn chiến
thắng trước những sức mạnh to lớn. Chính việc dùng trí tuệ, dùng mưu mẹo dân gian chứ không
dùng sức đã trở thành thương hiệu đặc trưng cho kiểu nhân vật này. Có nhiều cách nhân vật thông
minh dùng mưu để chiến thắng, nổi bật nhất là hai cách: dùng mưu thắng cuộc trong thi tài chọi gà,
chọi trâu bằng cách dùng con nhỏ để trị con lớn và motif chiến thắng bằng cách dùng cái phi lí (gà
trống làm sao biết đẻ) để cãi lí và thoát tội. Có 8/13 tập truyện được khảo sát sử dụng motif này,
cụ thể là các bản kể trong tuyển tập mã số: C, D, E, F, G, H, I, L. Tuy nhiên số lượng về motif này
không nhiều, chỉ có khoảng 1-2 truyện trong mỗi bản kể. Chỉ riêng chuỗi truyện về Thmênh Chây
ở Campuchia được xem là sử dụng motif này nhiều nhất và đặc sắc nhất: 3 lần sử dụng (không tính
trùng lặp).
Chuỗi truyện về nhân vật Xiêng Miệng ở Lào và Sỉ Tha Nôn Chay ở Thái Lan có mẩu
truyện: Gà trống không biết đẻ [11; tr.155] và Con gà trống trong cung vua [3; tr.28] đều chứa
motif này. Hơn hết, câu chuyện của hai đất nước gần như đồng nhất nhau về bố cục, triển khai và
giải quyết vấn đề. Cả Xiêng Miệng và Sỉ Tha Nôn Chay đều bị Pha Nha hoặc hoàng thượng trả thù
bằng cách đặt nhân vật thông minh vào tình thế khó xử: bắt nhảy xuống sông và chơi trò gà mái đẻ
trứng, nếu không làm được sẽ bị phạt vào trọng tội. Nhưng nhân vật đã dùng cách lấy cái phi lí để
cãi lí: tôi là gà trống nên không biết đẻ. Đó là sự thật mà Pha Nha không thể chối cái được, và nhờ
đó nhân vật thông minh lại tiếp tục chiến thắng trước âm mưu trả thù của Pha Nha.
Đối với Thmênh Chây ở Campuchia, không chỉ dùng cách lấy cái phi lí để cãi lí, nhân vật
này còn có chiêu trò rất tinh ranh trong việc đấu trí với kẻ thù trong các cuộc thi tài chọi gà chọi
trâu. Cách làm của nhân vật thông minh cũng rất khác người, không giống ai. Thay vì sửa soạn,
chuẩn bị lực lượng cho tốt thì Thmênh Chây lại chọn cách dùng con nhỏ để trị con lớn. Phải nhìn
nhận rằng, chiến thắng của những nhân vật thông minh trong những trường hợp này thể hiện tinh
thần của câu thành ngữ: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Sức mạnh của các nhân vật
thông minh nằm ở trí tuệ hóm hỉnh, ranh mãnh, biết biến những yếu điểm của mình thành sức
mạnh, lợi dụng điểm mạnh của kẻ thù để xoay chuyển tình thế.
Trong riêng từng chuỗi truyện về nhân vật thông minh láu lỉnh ở mỗi nước, có rất nhiều
cách dùng mưu để chiến thắng. Xét cho cùng bản chất của các nhân vật thông minh này là ở sự
mưu mẹo, khả năng biến hóa tài tình, khôn lường và trí tuệ sắc bén.
2.6. Motif chống lại thế lực lớn
Trong chuỗi truyện về các nhân vật thông minh ở Lào, Thái Lan và Campuchia, những câu
chuyện về việc chống lại hoặc thi tài với các thế lực lớn chiếm dung lượng không nhỏ. Có 9/13 tập
57
Nguyễn Thị Lý
truyện có chứa motif này. Trong đó, các truyện chủ yếu xoay quanh hai đối tượng chính: thế lực
ngoại bang và thế lực vua quan trong nước.
Với motif chống thế lực ngoại bang, các nhân vật thông minh phải thi tài hoặc chống lại
những nước ở phương Tây, Miến Điện, Trung Hoa, xứ Lăng Ca, hoặc các Mường khác. Trong ba
chuỗi nhân vật thông minh, motif chống lại thế lực lớn, ở Thái Lan có số lượng nhiều nhất với 7
lần (không tính trùng lặp) đối đầu với các nước: Phương Tây, Xứ Lăng Ca, Miến Điện. Ở Lào có
3 lần đấu tranh với Sứ Tàu và Mường khác. Đặc biệt nhất là 5 lần đối đầu của Thmênh Chây ở
Campuchia (không tính trùng lặp) với một đối tượng duy nhất là nước Trung Hoa.
Ở Thái Lan, Sỉ Tha Nôn Chay đấu trí với các nước bằng rất nhiều loại hình Thi Tài (Khảo
sát trong bản kể mã số C): thi làm ảo thuật và huấn luyện chim, thi dịch kinh, thi chọi người đầu
hói, thi triết học, thi lặn, thi đọc kinh cua bò, thi dựng Tháp. Bằng trí tuệ của mình, Sỉ Tha Nôn
Chay đã đem lại chiến thắng trong tiếng cười giòn giã, hả hê của nhân dân Thái. Chính vì thế giá
trị tiếng cười được nhân lên sâu sắc tỉ lệ thuận với trí thông minh và sự láu lỉnh của Sỉ Tha Nôn
Chay.
Ở các câu chuyện của Campuchia, bên cạnh việc phô trương tài năng trí tuệ của Thmênh
Chây thì còn xuất hiện những tầng nghĩa sâu xa sau mỗi cuộc đấu trí. Tính chiến đấu và sự khinh
ghét thế lực nước lớn, mà cụ thể ở đây là Trung Hoa được dân gian Campuchia thể hiện thẳng
thắn, không chút e ngại. Trong số 5 câu chuyện về 5 lần đấu trí, nhiều lần Thmênh Chây đã chửi
thẳng mặt vua Tàu: “Mặt vua Trung Hoa giống hệt mặt một con chó. Mặt vua Khơme đẹp như mặt
trăng tròn” [11; tr.135]. Bởi vậy tuy số lượng lần xuất hiện motif không nhiều nhất nhưng các câu
chuyện chống lại thế lực nước lớn của nhân vật thông minh, láu lỉnh Thmênh Chây xứng đáng là
đại diện đặc sắc cho kiểu motif này.
Riêng ở Lào, motif chống lại các nước bang giao không xuất hiện nhiều: 3 lần. Trong đó,
thực chất chỉ có 1 lần đấu trí với vua Tàu thể hiện tinh thần đấu tranh gay gắt với nước lớn, hai lần
còn lại vẫn là motif thi thố hoặc đấu trí với các mường khác. Trong đó, nhân vật thông minh đã
thẳng thắn hạ bệ thói kiêu căng, tự mãn của vua Tàu.
Với đối tượng là các thế lực vua quan trong nước, các nhân vật thông minh lại càng thể hiện
tinh thần đấu tranh của mình. Đây mới là đối tượng chính mà các nhân vật thông minh hướng đến
nhằm phê phán thói hư tật xấu của vua quan và so kè tài năng trí tuệ. Số lượng các mẩu truyện có
sử dụng motif này rất nhiều: Truyện về Xiêng Miệng có tới 23 lần (không tính trùng lặp) (trong
bản kể mã số I), truyện về Sỉ Tha Nôn Chay có 21 lần (không tính trùng lặp) (trong bản kể mã số
C), truyện về Thmênh Chây có 16 lần (trong bản kể mã số E) (không tính trùng lặp). Cách thức
đấu tranh của các nhân vật thông minh cũng vô cùng đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp nhưng đều
hướng đến mục đích biểu dương trí tuệ tuyệt vời của dân gian.
Ở Thái Lan và Lào, motif chống lại vua quan xuất hiện nhiều và có đối tượng cũng đa dạng.
Nhân vật thông minh thách thức không từ một ai: PhaNha, Chẩu Mường, Sư, Hoàng hậu, Cung
nữ. . . Sỉ Tha Nôn Chay dám lừa cả vua trong truyện Lừa vua xuống nước [3; tr.26], chỉ bằng một
câu nói giả vờ để đưa vua vào tình thế bẫy. Bằng nhiều mẹo lừa khác nhau, trong tất cả các lần
thử thách Sỉ Tha Nôn Chay đều dành phần thắng. Xiêng Miệng trong mẩu truyện: Bút đẹp dâng
PhaNha [11; tr.158] khá quyết liệt khi quyết tâm trả thù Phanha, khiến Phanha phải trả giá đắt.
Các mẹo lừa của Sỉ Tha Nôn Chay và Xiêng Miệng nhiều khi rất đơn giản, được đúc kết từ những
kinh nghiệm sống dân gian khiến đối tượng bị lừa nhiều khi không ngờ tới dẫn tới thua cuộc.
Trong những chuỗi truyện về Thmênh Chây, kể cả đến cuối đời, trí tuệ dân gian vẫn không
ngừng đấu tranh với tầng lớp vua quan. Trước khi chết, Thmênh Chây dặn vợ: “Khi tôi chết, hãy
chôn tôi chứ đừng đốt xác hay thả trôi. Có một điều phải nhớ, trên nấm mồ và xung quanh nữa phải
đóng thật chắc nhiều cọc tre nhọn” [11; tr.138]. Khác với phong tục tang ma của người Campuchia
58
Một số Motif thường gặp trong kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh của truyện dân gian Lào...
thường hỏa thiêu, Thmênh Chây cố tình chọn cách chôn và làm mộ. Phải chăng nhân vật muốn
tạo cơ hội cuối cùng để được giáp mặt và chiến đấu với tầng lớp thống trị. Quả nhiên, sau đó bọn
quần thần quan chức nhân lúc tối trời đã định đến bậy bạ lên mộ của Thmênh Chây, nhưng chưa
kịp hành sự đã bị cọc nhọn đâm chảy máu cả mông đít. Một lần nữa trí tuệ dân gian lại chiến thắng
và dường như cái chết cũng không thể dập tắt được sức mạnh dân gian ấy.
3. Kết luận
Bằng sức mạnh của ngôn ngữ và văn hóa mỗi dân tộc, tưởng chừng như nhân dân của mỗi
nước luôn nghĩ rằng ông Trạng Quỳnh là sản phẩm riêng của Việt Nam, hay Xiêng Miệng là của
Lào, Sỉ Tha Nôn Chay là của người Thái và Thmênh Chây thì chỉ có ở Campuchia. Thực ra 4 ông
này là 4 dị bản của một ông thông minh, láu lỉnh ở Đông Nam Á. Mẫu số chung của phép cộng
này tạo nên một nguyên mẫu vùng - oicotype nhân vật thông minh, láu lỉnh Đông Nam Á lục địa.
“Đây cũng là kết quả và là đặc điểm của việc giao lưu văn hóa trong khu vực” [10; tr 125]. Sự xuất
hiện trở đi trở lại với tần suất xuất hiện lớn của các motif: Motif xuất thân của nhân vật, Motif đứa
bé ngỗ ngược và bỏ nhà ra đi, Motif gậy ông đập lưng ông, Motif lừa bịp, Motif dùng mưu chiến
thắng, Motif chống lại thế lực lớn trong kiểu truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh ba nước Lào,
Thái Lan, Campuchia là sản phẩm đặc trưng của sự thiên di văn hóa ở Đông Nam Á. Đồng thời
sẽ là đặc điểm, cá tính riêng để nhận diện về nguyên mẫu vùng của kiểu nhân vật thông minh, láu
lỉnh ở một số nước Đông Nam Á lục địa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Xuân Cương dịch, 1991. Truyện dân gian Thái Lan - T1. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
[2] Dương Xuân Cương dịch, 1991. Truyện dân gian Thái Lan - T2. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
[3] Dương Xuân Cương dịch, 1992. Truyện dân gian Thái Lan - T3 - Chú tiểu hổ mang. Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội.
[4] Nguyễn Ngọc Chiến, 2013. Truyện nhân vật thông minh láu lỉnh trong văn học dân gian Đông
Á (Trường hợp Trạng Quỳnh của Việt Nam và Kimsodal của Triều Tiên).Tạp chí Khoa học Xã
hội số 4 (176), tr. 31-36.
[5] Ngô Văn Doanh, 2014. Truyện cổ Đông Nam Á: Truyện cổ Campuchia. Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
[6] Ngô Văn Doanh, 2014. Truyện cổ Đông Nam Á: Truyện cổ Lào. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
[7] Ngô Văn Doanh, 2014. Truyện cổ Đông Nam Á: Truyện cổ Thái Lan. Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
[8] Nguyễn Tấn Đắc, 2001. Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif. Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
[9] Trương Sĩ Hùng và Mai Văn Bảo (biên soạn), 1996. Lá bùa hộ mệnh. Nxb Văn hoá thông tin,
Hà Nội.
[10] Trương Sĩ Hùng, 1998. Truyện Trạng Đông Nam Á. Nxb Văn hóa dân tộc.
[11] Trương Sĩ Hùng, 2001. Trạng Đông Nam Á. Nxb Tổng hợp Đồng Nai, ĐN.
[12] Hoàng Lâm, Bùi Quang Nam, Bùi Đình Thi, Nguyễn Dương Vĩnh - Xuvănthon, 1962. Truyện
dân gian Lào. Nxb Văn Hóa.
[13] Vũ Tuyết Loan, Nguyễn Sĩ Tuấn, Nguyễn Thị Hiệp 1987. Truyện dân gian Campuchia. Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[14] Đức Ninh (chủ biên), 2008. Về một số vấn đề văn hoá dân gian (folklore) Đông Nam Á. Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
59
Nguyễn Thị Lý
[15] Đức Ninh biên soạn, 1990. Truyện cười dân gian nước ngoài. Nxb Văn hóa, Hà Nội.
[16] Phan Ngọc, 2013. Suy nghĩ về vai trò của văn học dân gian trong văn học Đông Nam Á lục
địa.
[17] Thạch Phương - Nguyễn Chí Bền - Mai Hương, 2015. Kho tàng truyện Trạng Việt Nam - T2.
Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
[18] Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (chủ biên), 2005. Folklore thế giới: Một số công trình nghiên
cứu cơ bản. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[19] Stith Thompson, 1961. The Type of the Folktale – A Classification and Bibliography, Antti
Aarne‘s Verzeichnis der Marchentypen (FF communications Vol. LXXV, No. 184). Second
revision translated and enlarged by Stith Thompson. Helsinki: Academia Scientiarum, Fennica.
[20] Stith Thompson, Motif index of Folk - Literature, A Classification of narrative elements in
folk-tale, ballads, myths, fables, medieval, romances, exempla, local legends, Bloomington,
Indiana, USA, (xuất bản từ 1932 đến 1936).
[21] V., Ia. Propp, 2003. Tuyển tập V. IA. Propp, Tập 1 - Hình thái học truyện cổ tích. Những gốc
rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[22]
ABSTRACT
Some of the motif was found in type folklore about intelligent
and roguish characters of Laos, Thailand and Cambodia folk stories
Nguyen Thi Ly
Institute for Southeast Asian studies, Vietnamese Academy of social sciences
Research article about the depiction of common motifs in type folklore intelligent
characters, roguish characters of jokes folk chained in the country: Laos, Thailand and Cambodia
by geography-history and reason theory of plot movement between the various cultures of the
different peoples of the worlds. This Motif appears again and again in this comic-style story, but is
expressed differently in each country. Using the Motif in order to clarify the intelligent but roguish,
naughty, mischievous personality of this comic style different from the type of intelligent character
in fairy tales.
Keywords: Type folklore; Intelligent and roguish character; motif of Laos, Thailand and
Cambodia folk tales.
60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4981_ntly_0028_2127502.pdf