Tài liệu Một số kỹ thuật gieo tạo cây con dó bầu (A. CRASSNA) trong vườn ươm: Một số kỹ thuật gieo tạo cây con dó bầu (A.
CRASSNA) trong vườn ươm
Chất lượng cây con là một trong những yếu tố quyết
định tỷ lệ sống, sinh trưởng và thành rừng. Ngoài
nguồn giống tốt, việc thúc đẩy sinh trưởng cây con
ngay từ giai đoạn vườn ươm có ý nghĩa rất quan
trọng đối với hiệu quả trồng rừng không chỉ riêng dó
trầm (A. crassna). Do mỗi loài cây có nhu cầu về môi
trường sinh trưởng khác nhau nên việc nghiên cứu
hỗn hợp ruột bầu và bón lót cho dó bầu nhằm tạo
điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt nhất trong vườn
ươm là rất cần thiết.
Nghiên cứu này được tài trợ của dự án Rừng
mưa nhiệt đới (TRP) và Chi cục Kiểm lâm, thực hiện
tại An Giang.
Vật liệu, phương pháp nghiên cứu:
Hạt giống thu hái từ rừng tự nhiên tuyển chọn tại
Núi Giài, An Giang. Các thí nghiệm được bố trí theo
khối ngẫu nhiên đầy đủ, 4 lần lặp. Mỗi ô gồm 100
cây, ô thực đo 64 cây.
- Hỗn hợp ruột bầu:
Thành phần ruột bầu gồm đất mặt với tỉ lệ cát gần
50%, tro trấu đã hoay,...
10 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kỹ thuật gieo tạo cây con dó bầu (A. CRASSNA) trong vườn ươm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kỹ thuật gieo tạo cây con dó bầu (A.
CRASSNA) trong vườn ươm
Chất lượng cây con là một trong những yếu tố quyết
định tỷ lệ sống, sinh trưởng và thành rừng. Ngoài
nguồn giống tốt, việc thúc đẩy sinh trưởng cây con
ngay từ giai đoạn vườn ươm có ý nghĩa rất quan
trọng đối với hiệu quả trồng rừng không chỉ riêng dó
trầm (A. crassna). Do mỗi loài cây có nhu cầu về môi
trường sinh trưởng khác nhau nên việc nghiên cứu
hỗn hợp ruột bầu và bón lót cho dó bầu nhằm tạo
điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt nhất trong vườn
ươm là rất cần thiết.
Nghiên cứu này được tài trợ của dự án Rừng
mưa nhiệt đới (TRP) và Chi cục Kiểm lâm, thực hiện
tại An Giang.
Vật liệu, phương pháp nghiên cứu:
Hạt giống thu hái từ rừng tự nhiên tuyển chọn tại
Núi Giài, An Giang. Các thí nghiệm được bố trí theo
khối ngẫu nhiên đầy đủ, 4 lần lặp. Mỗi ô gồm 100
cây, ô thực đo 64 cây.
- Hỗn hợp ruột bầu:
Thành phần ruột bầu gồm đất mặt với tỉ lệ cát gần
50%, tro trấu đã hoay, xơ dừa đã được sàng
(D<3mm) và phân bò hoay. Có 11 công thức ruột
bầu được thử nghiệm. Trong đó, gồm các mức độ
tham gia của đất rừng, phân bò hoay, xơ dừa và tro
trấu từ 0-25-50%. Công thức đối chứng của vườn
ươm đang sử dụng gồm đất rừng: Phân bò: Xơ dừa là
50:25:25 (%).
- Bón lót trong vườn ươm:
Thí nghiệm xác định phản ứng của cây con trong
vườn ươm đối với bón lót phân lân (P2O5) (16%) và
kali (8%) riêng lẽ và việc kết hợp hai lọai phân này
theo tỷ lệ khác nhau. Trong đó, lân giúp tăng cường
khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, kali xúc tiến
quà trình quang hợp, tăng sức chống chịu của cây đối
với môi trường. Có 9 công thức bón, bón riêng rẽ lân,
kali với số lượng khác nhau và phối hợp hai lọai phân
này theo các tỉ lệ khác nhau, so sánh với đối chứng
không bón lót trong ruột bầu.
Số liệu thu thập tại vườn ươm theo các chỉ tiêu
cao (cm), đường kính cổ rễ (mm) và sức sống (cây
yếu 1 điểm, cây tốt 5 điểm). Tổng hợp và phân tích
theo các phần mềm Dataplus 2 và Genstat 3.2 (tái
bản lần 2) do CSIRO tài trợ.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Hỗn hợp ruột bầu
Ảnh hưởng của các các hỗn hợp ruột bầu đối với
sinh trưởng cây con qua chỉ tiêu chiều cao, kính, sức
sống và tỉ lệ sống đều rất rõ (Fpr<0,001) (Bảng 1).
Chứng tỏ vai trò thiết yếu của ruột bầu trong cung
cấp dinh dưỡng, chất khóang, giữ ẩm và cung cấp
nước, không khí giúp bộ rễ khỏe, cây phát triển và
tăng cường sức đề kháng với điều kiện bất lợi của
môi trường.
Công thức ưu trội về sinh trưởng là hỗn hợp đất,
phân chuồng, xơ dừa theo tỉ 1-1-2 (1), cây con có
đường kính cao nhất (Dcr: 7,6mm), sức sống hoàn
hảo (5), tỷ lệ sống cao (94%), với chi phí vừa phải
(186 đ/cây). So với đối chứng (8), thành phần ruột
bầu 2-0-1-1, sinh trưởng của cây con công thức tốt
(1) tăng hơn 23% về kính, 40% về chiều cao, với sức
sống và tỷ lệ sống xấp xỉ, tuy chi phí ruột bầu tăng
gần gấp đôi.
Bón lót trong vườn ươm
Kết quả phân tích cho thấy ảnh hưởng của các chỉ
tiêu sinh trưởng (H, D) đối với cây con trong các
công thức bón lót đều có sai dị khá rõ (Fpr<0,05).
Công thức bón lót phù hợp nhất đối với cây con dó
bầu tại An Giang là phối hợp lân và kali theo tỷ lệ 4-
1 (1). Công thức này giúp sinh trưởng cây con tăng
hơn đối chứng 24% về đường kính, 17% về chiều
cao, 5% về sức sống, với tỷ lệ sống chênh lệch
không cao (thấp hơn 4%). Những công thức phối hợp
lân-kali khác như: Giảm lân hoặc tăng hay giảm kali
cũng có phản ứng tương tự, sinh trưởng cây con đều
giảm so công thức (1) (Bảng 2).
Đối với công thức bón lót riêng lẽ, kết quả thí
nghiệm cho thấy kali đóng vai trò quan trọng, tỷ lệ
thuận với sinh trưởng cây con khi tăng kali dần (1,8-
3,6 g/c). Trong đó, công thức bón kali 3,6g/c (2) làm
sinh trưởng cây con tăng khá cao (D: 13%; H: 13%;
SS: 5%). Phản ứng của cây con đối với bón lót lân
riêng lẽ lại có kết quả ngược lại, sinh trưởng cây con
chỉ xấp xỉ, thậm chí kém hơn so đối chứng khi tăng
lượng lân dần.
Kết luận
Thành phần ruột bầu ảnh hưởng quyết định sinh
trưởng cây con dó bầu. Ruột bầu cho dó bầu phù hợp
nhất tại An Giang, gồm đất, phân chuồng, xơ dừa
theo tỷ 1-1-2.
Công thức bón lót phù hợp đối với dó trầm trong
vườn ươm là lân và kali theo tỷ lệ 4-1.
Kali đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng
dó bầu trong vườn ươm, dù bón riêng lẽ hay kết hợp
lân. Trong khi lân bón riêng lẽ không kích thích sinh
trưởng cây con trong vườn so với đối
chứng.
Bảng 1: Ảnh hưởng thành phần ruột bầu
tới sinh trưởng cây con (A. crassna)
Ruột
bầu
(Đ-B-
Cao
(cm)
Dcr
(mm)
S.sống
(1-5)
TLS
(%)
Chi
phí
VL
X-T) (đ/cây)
1-1-2-
0
79.3 7.6 5 94 186
1-1-1-
1
81.7 7.5 4.9 89 156
1-1-0-
0
86.5 7.6 4.9 81 193
0-1-1-
0
81.9 7.5 4.9 78 249
2-1-1-
0
79.1 7.4 4.9 91 158
0-2-1-
1
73.4 7.2 4.8 54 220
1-2-1-
0
76.1 7.1 4.9 88 221
2-0-1-
1
56.3 6.2 4.9 96 93
0-1-1-
2
49.5 5.7 4.6 68 155
1-0-1-
2
29.1 3.6 3.8 88 91
2-0-2-
0
33.2 3.6 4 88 122
Fpr <.001 <.001 <.001 <.001 -
Ghi chú:
Đ: đất rừng; B: phân bó hoay; X: xơ dừa
mục; T: tro trấu (cây con 1 năm tuổi)
Bảng 2: Ảnh hưởng của bón
lót tới sinh trưởng cây con (A. crassna)
Công H D S.Sống TLS
thức (cm) (mm) (%)
Lân:Kali
(4-1)
7,2-1,8
g/c
97,9 8,1 4,8 76
Kali
3,6 g/cây
94,0 7,4 4,8 72
Lân:Kali
(1-1)
3,6-3,6
g/c
92,3 7,28 4,7 71
Lân:Kali
(2-1)
7,2-3,6
g/c
92,2 7,25 4,8 71
Kali
1,8 g/cây
91,7 7,2 4,6 64
Lân:Kali
(1-0,5)
3,6-1,8
g/c
87,7 6,9 4,6 76
Lân
3,6 g/cây
86,4 6,8 4,8 81
Đối
chứng
83,4 6,6 4,6 80
Lân
7,2 g/cây
82,9 6,8 4.8 85
Fpr 0.026 0.012 0.328 -
Ghi chú: Cây con 1 năm tuổi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 141_1482.pdf