Tài liệu Một số kinh nghiệm trong triển khai các kỹ thuật gây mê hồi sức dưới hướng dẫn siêu âm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 52
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG TRIỂN KHAI CÁC KỸ THUẬT
GÂY MÊ HỒI SỨC DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM
Huỳnh Văn Bình*, Nguyễn Trung Cường*, Đinh Hữu Hào*, Huỳnh Vĩnh Phúc*, Nguyễn Thị Thanh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Siêu âm được sử dụng ngày càng nhiều trong các kỹ thuật gây mê hồi sức. Dưới sự hướng dẫn
của siêu âm, các kỹ thuật xâm lấn thực hiện an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện phải
được tổ chức huấn luyện, nghiên cứu đánh giá hiệu quả và an toàn trước khi áp dụng trong thực hành lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đã có một số kinh nghiệm trong tổ chức triển khai các
kỹ thuật gây mê hồi sức dưới hướng dẫn siêu âm tại khoa. Từ năm 2014 đến nay, chúng tôi đã tổ chức huấn
luyện, và áp dụng thực hiện được 1263 trường hợp ứng dụng siêu âm trong gây mê, hồi sức, giảm đau, và chẩn
đoán.
Kết quả: Gây tê thần kinh ngoại biên trong phẫu thuật...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong triển khai các kỹ thuật gây mê hồi sức dưới hướng dẫn siêu âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 52
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG TRIỂN KHAI CÁC KỸ THUẬT
GÂY MÊ HỒI SỨC DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM
Huỳnh Văn Bình*, Nguyễn Trung Cường*, Đinh Hữu Hào*, Huỳnh Vĩnh Phúc*, Nguyễn Thị Thanh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Siêu âm được sử dụng ngày càng nhiều trong các kỹ thuật gây mê hồi sức. Dưới sự hướng dẫn
của siêu âm, các kỹ thuật xâm lấn thực hiện an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện phải
được tổ chức huấn luyện, nghiên cứu đánh giá hiệu quả và an toàn trước khi áp dụng trong thực hành lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đã có một số kinh nghiệm trong tổ chức triển khai các
kỹ thuật gây mê hồi sức dưới hướng dẫn siêu âm tại khoa. Từ năm 2014 đến nay, chúng tôi đã tổ chức huấn
luyện, và áp dụng thực hiện được 1263 trường hợp ứng dụng siêu âm trong gây mê, hồi sức, giảm đau, và chẩn
đoán.
Kết quả: Gây tê thần kinh ngoại biên trong phẫu thuật chi trên hoặc chi dưới là 573 trường hợp. Trong giảm
đau sau mổ, tê mặt phẳng ngang bụng (TAP) là 97 trường hợp; tê thần kinh đùi là 54 trường hợp. Trong hồi sức,
đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong là 404 trường hợp, và tĩnh mạch đùi là 235 trường hợp. Ngoài ra, siêu âm còn
được sử dụng trong siêu âm tim, siêu âm tổng quát, siêu âm định vị, và đặt catheter động mạch ở những trường
hợp khó xác định động mạch.
Kết luận: Siêu âm trong các kỹ thuật gây mê hồi sức làm tăng tỷ lệ thành công, hiệu quả, và an toàn; rút
ngắn thời gian thực hiện.
Từ khóa: tê vùng, tê thần kinh ngoại biên, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, tê TAP, siêu âm trong gây mê
hồi sức.
ABSTRACT
SOME EXPERIENCES IN IMPLEMENTING ANESTHESIA TECHNIQUES
UNDER ULTRASOUND GUIDANCE
Huynh Van Binh, Nguyen Trung Cuong, Dinh Huu Hao, Huynh Vinh Phuc, Nguyen Thi Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 52 - 57
Background: The ultrasound is used increasingly in anesthesia techniques. Under ultrasound-
guidance, the invasive techniques are performed more safely and effectively. However, the implementation
must be conducted training, study the effectiveness and safety assessment before applying in clinical
practice.
Materials and method: We have had some experiences in implementing anesthesia techniques under
ultrasound guidance at the department. From 2014 to present, we have conducted training, and performed 1263
cases of application ultrasound in anesthesia, resuscitation, analgesia, and diagnostics.
Results: The peripheral nerve block for under or uper extremity surgery are 573 cases. In postoperative
analgesia, TAP block are 97 cases, femoral nerve block are 54 cases. In resuscitation, internal jugular venous
catheterization are 404 cases, and femoral venous are 235 cases. In addition, the ultrasound is also used in
echocardiography, general ultrasonography, positional ultrasonography, and artery access in cases where arteries
* Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
** Bộ môn Gây mê Hồi sức, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS CKII Huỳnh Văn Bình ĐT: 0918051820, Email: bshuynhvanbinh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 53
are difficult to determine.
Conclusions: the ultrasound in anesthesia techniques are increased susscess incidence, efficacy and safety,
and duration perform is shorter.
Key words: local anesthesia, peripheral nerve block, center venous access, TAP block, ultrasound in
anesthesia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, siêu âm được sử dụng dụng
ngày càng nhiều trong gây mê hồi sức. Các
nghiên cứu đã chứng minh các kỹ thuật gây
mê hồi sức thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm
sẽ tăng hiệu quả, tỷ lệ thành công và an toàn
hơn(2,3,8,15).
Một số kỹ thuật đã được khuyến cáo thực
hành dưới hướng dẫn siêu âm gồm gây tê
thần kinh ngoại biên để phẫu thuật và điều trị
đau; chọc mạch máu (tĩnh mạch cảnh trong,
tĩnh mạch đùi, động mạch ngoại biên). Ngoài
ra, siêu âm còn giúp định hướng cho việc gây
tê tuỷ sống hoặc ngoài màng cứng ở bệnh
nhân béo phì.
Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhân dân
Gia Định được trang bị máy siêu âm từ năm
2011. Chúng tôi đã triển khai ứng dụng siêu âm
trong thực hiện các kỹ thuật gây mê hồi sức qua
hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ 2011 – 2014): áp dụng siêu âm
trong kỹ thuật gây tê thần kinh ngoại biên, và
chọc mạch máu trong đặt catheter tĩnh mạch
trung tâm, và catheter động mạch theo dõi huyết
áp động mạch.
Giai đoạn 2 (từ 2014 – 2015): ứng dụng siêu
âm trong kỹ thuật giảm đau sau mổ.
Mỗi giai đoạn được tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: tổ chức huấn luyện, nghiên cứu đánh
giá hiệu quả, và an toàn của kỹ thuật.
Bước 2: đăng ký kỹ thuật lâm sàng mới với
Hội đồng khoa học bệnh viện và triển khai áp
dụng tại khoa.
Sau 6 năm triển khai, chúng tôi đã có một số
kinh nghiệm sau đây:
Giai đoạn 1: Gây tê thần kinh ngoại biên và
chọc mạch máu dưới hướng dẫn siêu âm.
Về công tác huấn luyện
Chúng tôi đã tổ chức huấn luyện lý thuyết
và thực hành về siêu âm, và gây tê thần kinh
ngoại biên và chọc mạch máu dưới hướng dẫn
siêu âm cho tất cả bác sỹ gây mê hồi sức tại
khoa. Thời gian đào tạo là 28 giờ lý thuyết, và
32 giờ thực hành trên mô hình, và xác định
hình ảnh các cấu trúc thần kinh và mạch máu
trên người tình nguyện. Giảng viên là trưởng
khoa chẩn đoán hình ảnh, và chủ nhiệm bộ
môn Gây mê hồi sức Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, chúng tôi còn cử các bác sĩ tham
gia các khóa đào tạo ngắn hạn về gây tê vùng do
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, và Hội Gây Mê
Hồi Sức Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Về nghiên cứu khoa học
Sau khi đã hoàn thành huấn luyện, chúng
tôi cử một nhóm bác sĩ gây mê có trên 5 năm
kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu đánh giá
hiệu quả và an toàn của các kỹ thuật dưới
hướng dẫn siêu âm. Các đề tài này đã được sự
chấp thuận của Hội đồng khoa học và Hội
đồng đạo đức bệnh viện.
Từ năm 2011 – 2013, Nguyễn Thị Thanh et
al(13) đã mô tả 58 trường hợp đặt catheter tĩnh
mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm.
Thời gian thực hiện thủ thuật trung bình là 11
phút. Số lần đâm kim trung bình là 1,3 lần. Tỷ
lệ thành công là 96,6% và không có sự khác
biệt về thành công giữa các nhóm người thực
hiện có kinh nghiệm khác nhau. Hai trường
hợp thất bại (3,4%) do máu tụ sau khi chọc
trúng động mạch. Tỷ lệ chọc trúng động mạch
cảnh là 5,2%, và tỷ lệ tràn khí màng phổi là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 54
1,7%, các trường hợp được xử trí kịp thời và
không có trường hợp nào tử vong.
Từ năm 2011 – 2014, Huỳnh Văn Bình et
al(4) đã mô tả 84 trường hợp gây tê thần kinh
ngoại biên dưới hướng dẫn siêu âm. Gây tê
đám rối thần kinh cánh tay vị trí trên đòn là 60
trường hợp (71%), liên cơ thang là 7 trường
hợp (8%), và ở nách là 1 trường hợp (1%); gây
tê thần kinh tọa là 15 trường hợp (18%), và
thần kinh đùi là 1 trường hợp (1%). Thời gian
thực hiện trung bình là 4,9 ± 2,7 phút. Tỷ lệ
thành công là 100%. Hiệu quả vô cảm hoàn
toàn sau gây tê 5 phút, 15 phút, và 30 phút lần
lượt là 67%, 98%, và 100%. Không có trường
hợp nào bị tai biến chạm mạch máu, ngộ độc
thuốc tê, tràn khí màng phổi. Thời gian xuất
hiện cảm giác đau sau mổ trung bình là 12,5 ±
5,6 giờ. Trong 24 giờ đầu sau mổ có 77 trường
hợp (92%) không yêu cầu thêm giảm đau, có 7
trường hợp (8%) sử dụng thêm một loại thuốc
giảm đau là paracetamol hoặc ketorolac. Thời
gian hồi phục cảm giác hoàn toàn trung bình
là 21 ± 4 giờ, có 17 trường hợp (20%) thời gian
hồi phục trên 24 giờ, thời gian hồi phục lớn
nhất là 30 giờ (1 trường hợp), có 2 trường hợp
(2%) than phiền về cảm giác tê kéo dài. Mức
độ hài lòng của phẫu thuật viên về hiệu quả
vô cảm là 100%, thời gian thực hiện (98%).
Mức độ hài lòng của người bệnh về hiệu quả
vô cảm là 100%, hiệu quả giảm đau sau mổ
(92%), và thời gian hồi phục (98%).
Qua hai nghiên cứu trên đã chứng minh
được ưu điểm, hiệu quả, và tính an toàn của kỹ
thuật gây tê thần kinh ngoại biên, và đặt catheter
tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm.
Triển khai áp dụng
Sau khi được Hội đồng khoa học bệnh viện
chấp thuận, chúng tôi đã triển khai áp dụng tại
khoa. Từ năm 2014 – 2016, chúng tôi đã tiến
hành gây tê thần kinh ngoại biên là 573 trường
hợp. Kết quả cho thấy, thời gian thực hiện ngắn,
tỷ lệ thành công cao, an toàn, và có hiệu quả
giảm đau sau mổ kéo dài. Đặt catheter tĩnh mạch
trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm là 639 trường
hợp (47%). Kết quả thực hiện cho thấy sử dụng
siêu âm có thời gian thực hiện ngắn, tỷ lệ thành
công cao, và an toàn hơn. Các kỹ thuật do bác sĩ
gây mê hồi sức đã được huấn luyện thực hiện.
Giai đoạn 2: Ứng dụng siêu âm trong các kỹ
thuật giảm đau sau mổ.
Về tổ chức huấn luyện
Chúng tôi tổ chức huấn luyện về tê mặt
phẳng ngang bụng (TAP) tại bệnh viện, có sự
phối hợp với giảng viên nước ngoài (Đại học
Indiana, Hoa Kỳ), và bộ môn Gây mê hồi sức
trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Ngoài ra, các bác sĩ gây mê hồi sức còn được
tham gia các lớp huấn luyện về siêu âm trong tê
vùng và giảm đau sau mổ do bộ môn Gây mê
hồi sức tổ chức.
Về nghiên cứu khoa học
Từ 2014 – 2015, chúng tôi đã thực hiện 5
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có
nhóm chứng. Đây là các nghiên cứu đã được sự
chấp thuận của Hội đồng khoa học và Hội đồng
đạo đức của bệnh viện.
Huỳnh Vĩnh Phúc et al(6) đã nghiên cứu so
sánh hiệu quả và an toàn của tê TAP trong
giảm đau sau mổ cắt đại trực tràng nội soi. Kết
quả cho thấy nhóm tê TAP dưới hướng dẫn
siêu âm có hiệu quả giảm đau sau mổ tốt,
giảm liều morphine, và không có trường hợp
nào bị biến chứng.
Một nghiên cứu khác về hiệu quả giảm đau
sau mổ của tê TAP cũng đã được thực hiện.
Trương Sáng Kiến et al(16) đã so sánh hiệu quả
của tê TAP dưới hướng dẫn siêu âm trong giảm
đau sau mổ mở cắt tử cung. Nhóm tê TAP đạt
hiệu quả giảm sau mổ tốt, giảm 30% liều
morphine trong 24 giờ đầu sau mổ so với nhóm
không tê TAP, và không có trường hợp nào bị
biến chứng.
Ngoài ra, Huỳnh Văn Bình et al(5) đã so sánh
hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai giữa nhóm có
tê TAP với nhóm chứng (NTAP). Tổng liều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 55
morphine 24 giờ sau mổ nhóm TAP là 1,6 (KTC
95% 0,3-2,9) mg thấp hơn nhóm NTAP là 7,3
(KTC 95% 5,1-9,5) mg, p < 0,001. Thời gian giảm
đau hoàn toàn nhóm TAP dài hơn nhóm NTAP
(339 ± 173 phút so với 185 ± 63 phút, p < 0,001).
Cả 2 nhóm đều có mức độ đau 24 giờ sau mổ
theo VAS ≤ 2, nhóm TAP có mức độ đau khi
nghỉ và vận động thấp hơn nhóm NTAP, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian tê TAP
trung bình là 4 ± 1 phút, không có trường hợp
nào bị tai biến do kỹ thuật, không có trường hợp
nào bị suy hô hấp, an thần. Sự khác biệt về nôn
và buồn nôn sau mổ, ngứa giữa 2 nhóm không
có ý nghĩa thống kê.
Một nghiên cứu về gây tê thần kinh đùi giảm
đau sau mổ đã được thực hiện. Nguyễn Nhựt
Nam et al(12) đã nghiên cứu hiệu quả và an toàn
của tê thần kinh đùi trong giảm đau sau mổ thay
khớp háng. So với nhóm chứng, tổng liều
morphine trong 24 giờ đầu sau mổ ở nhóm tê
thần kinh đùi thấp hơn (4,5 mg so với 8,4 mg),
giảm được 45% liều morphine. Mức độ đau theo
VAS khi nghỉ và vận động tại thời điểm 6 giờ
sau mổ nhóm tê thần kinh đùi cũng thấp hơn
nhóm chứng (2,2 so với 4,3, và 3 so với 5,8).
Nhóm tê thần kinh đùi sử dụng morrphine ít
hơn nên tỷ lệ buồn ngủ sau mổ cũng thấp hơn so
với nhóm chứng (14,3% so 33,3%); không có
trường hợp nào bị biến chứng.
Kết quả các nghiên cứu cho thấy, tê vùng
dưới hướng dẫn siêu âm có nhiều ưu điểm, hiệu
quả giảm đau sau mổ tốt, và an toàn.
Triển khai áp dụng
Sau khi được Hội đồng khoa học bệnh viện
chấp thuận, chúng tôi đã triển khai áp dụng tại
khoa từ 2016 đến nay. Trong năm 2016, chúng tôi
đã thực hiện 97 trường hợp tê TAP dưới hướng
dẫn siêu âm. Đây là các trường hợp giảm đau
sau mổ lấy thai, mổ mở cắt tử cung, và cắt đại
tràng – trực tràng nội soi. Kết quả cho thấy, thời
gian thực hiện ngắn, kỹ thuật đơn giản, ít xâm
lấn, hiệu quả giảm đau sau mổ tốt, và an toàn.
Ngoài ra, tê thần kinh đùi luồn catheter để
giảm đau liên tục sau mổ thay khớp háng là 54
trường hợp (4%). Dưới hướng dẫn siêu âm, thời
gian thực hiện ngắn, tỷ lệ thành công cao, hiệu
quả giảm đau sau mổ tốt, và an toàn.
Tóm lại, chúng tôi đã thực hiện được 1263
trường hợp kỹ thuật gây mê hồi sức thực hiện
dưới hướng dẫn siêu âm từ 2014 - 2016.
Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ các kỹ thuật thực hiện dưới
hướng dẫn siêu âm (n = 1263).
TAP (Tranversus abdominis plane)
Nhận xét: Tê thần kinh ngoại biên (TKNB),
và đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong là các kỹ
thuật được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm
nhiều nhất.
Ngoài các kỹ thuật gây mê hồi sức, chúng tôi
còn áp dụng siêu âm trong siêu âm tim, siêu âm
tổng quát, siêu âm định vị, và siêu âm can thiệp
(chọc dẫn lưu túi mật xuyên gan qua da, tán sỏi
thận qua da).
BÀN LUẬN
Các kỹ thuật được hiện dưới hướng dẫn siêu
âm là tê thần kinh ngoại biên, chọc tĩnh mạch
cảnh trong, và tĩnh mạch đùi đặt catheter tĩnh
mạch trung tâm, tê TAP và tê thần kinh đùi giảm
đau sau mổ. Ngoài ra, siêu âm còn được sử dụng
trong xác định động mạch để đặt catheter động
mạch xâm lấn những trường hợp khó, siêu âm
tổng quát, siêu âm tim tại giường, siêu âm định
vị chọc dịch màng phổi, dẫn lưu túi mật xuyên
gan qua da, định vị tán sỏi thận qua da.
Qua các nghiên cứu ứng dụng siêu âm tại
khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhân dân Gia
Định, chúng tôi chứng minh được rằng siêu âm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 56
làm tăng tỷ lệ thành công, hiệu quả và an toàn
trong gây mê hồi sức; thời gian thực hiện kỹ
thuật ngắn.
Kỹ thuật gây tê thần kinh ngoại biên dưới
hướng dẫn siêu âm đã được khuyến cáo thực
hiện tại các nước phát triển trên thế giới(11). Gây
tê thần kinh ngoại biên dưới hướng dẫn siêu âm
giúp người thực hiện nhận biết rõ cấu trúc giải
phẫu, giảm thời gian thực hiện, tăng tỷ lệ thành
công, giảm liều thuốc tê vùng và giảm các biến
chứng như tổn thương thần kinh, chọc vào mạch
máu(3,8). Ngoài ra, nó còn có hiệu quả kháng
viêm, giảm đau sau mổ, giúp khả năng hồi phục
sớm, rút ngắn thời gian nằm viện.
Kỹ thuật tê qua các lớp cân bụng (gọi là tê
TAP) được Rafi mô tả lần đầu tiên năm 2001, sau
đó được McDonnell et al phát triển vào năm
2007. Với sự phát triển của siêu âm, kỹ thuật tê
TAP có thể thực hiện dễ dàng, giảm thời gian
thực hiện và sô lần đâm kim, tăng hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tê TAP có
hiệu quả giảm đau và an toàn trong phẫu thuật
vùng bụng dưới(2,9).
Tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm đã
được một số nghiên cứu chứng minh có hiệu
quả trong giảm đau do gãy xương đùi, thay
khớp gối(7,15). So với tê ngoài màng cứng, gây tê
thần kinh đùi truyền thuốc tê liên tục qua
catheter kết hợp với tê thần kinh bì đùi ngoài có
hiệu quả tốt trong giảm đau mổ thay khớp háng,
nhưng an toàn và ít biến chứng hơn.
Về tổ chức thực hiện, chúng tôi đã tổ chức
huấn luyện kiến thức về lý thuyết và thực hành
siêu âm trên mô hình và người tình nguyện cho
các bác sĩ gây mê hồi sức. Bác sĩ thực hiện thủ
thuật đã qua huấn luyện và có chứng nhận về
thực hành gây tê dưới siêu âm.
Các kỹ thuật thực hiện dưới hướng dẫn siêu
âm sẽ được nghiên cứu về hiệu quả, và an toàn
của kỹ thuật. Sau khi nghiên cứu hoàn thành,
báo cáo kết quả, nghiệm thu đề tài, và được sự
chấp thuận của Hội đồng khoa học bệnh viện
mới được triển thực hiện tại khoa.
Hiện tại, gây tê thần kinh ngoại biên, đặt
catheter tĩnh mạch cảnh trong, tê TAP dưới
hướng dẫn siêu đã được áp dụng thành quy
trình kỹ thuật chuẩn tại khoa Gây mê hồi sức,
Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Chúng tôi đã tiến
gần sát với khuyến cáo thực hành của các Hội
chuyên ngành về gây mê hồi sức và giảm đau
của Hoa Kỳ, Châu Âu(1,10,14).
Một số ứng dụng siêu âm đang được chúng
tôi tiến hành nghiên cứu gồm tê cạnh cột sống
dưới hướng dẫn siêu âm trong mổ thận – niệu
quản mở, siêu âm doppler xuyên sọ.
Trong những năm gần đây, bộ môn Gây mê
hồi sức đã tổ chức thường xuyên các lớp huấn
luyện về thực hành gây mê với ứng dụng siêu
âm. Và đây là một nội dung trong chương trình
đào tạo bác sĩ gây mê hồi sức chuyên khoa cấp 1.
Việc này đã giúp cho công tác triển khai áp dụng
siêu âm trong gây mê hồi sức tại các bệnh viện
ngày càng nhiều.
KẾT LUẬN
Ứng dụng siêu âm trong thực hiện các kỹ
thuật gây mê hồi sức làm tăng tỷ lệ thành công,
hiệu quả và an toàn. Việc áp dụng cần phải được
huấn luyện, nghiên cứu trong tình hình thực tiễn
và tổ chức hợp lý.
TÀI LIỆU TAM KHẢO
1. American Society of Anesthesiologists Task Force on Central
Venous A, Rupp SM, Apfelbaum JL, et al. (2012). Practice
guidelines for central venous access: a report by the American
Society of Anesthesiologists Task Force on Central Venous
Access. Anesthesiology, 116(3), 539-73.
2. Costello JF, Moore AR, Wieczorek PM et al (2009). “The
transversus abdominis plane block, when used as part of a
multimodal regimen inclusive of intrathecal morphine, does
not improve analgesia after cesarean delivery”. Reg Anesth
Pain Med.,34(6),586-589.
3. Fredrickson MJ (2009). “Neurological complication analysis of
1000 ultrasound guided peripheral nerve blocks for elective
orthopaedic surgery: a prospective study”. Anaesthesia, 64,
836–884.
4. Huỳnh Văn Bình, Nguyễn Thị Thanh et al (2015). “Đánh giá
hiệu quả gây tê thần kinh ngoại vi trong phẫu thuật dưới
hướng dẫn siêu âm”. Tạp chí y học TpHCM,
5. Huỳnh Văn Bình,Đinh Hữu Hào et al (2015). “Hiệu quả và an
toàn của kỹ thuật tê qua các lớp cân bụng (TAP) trong giảm
đau sau mổ lấy thai. Tạp chí y học Tp HCM,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 57
6. Huỳnh Vĩnh Phúc et al (2015). Hiệu quả của TAP block trong
giảm đau sau mổ cắt đại trực tràng nội soi. Luận án chuyên
khoa 2 ngành Gây mê hồi sức. Đại học Y Dược TPHCM.
7. Ilfeld BM, Mariano ER, Madison SJ et al. (2011). “Continuous
femoral versus posterior lumbar plexus nerve blocks for
analgesia after hip arthroplasty: a randomized, controlled
study”. Anesth Analg, 113(4), 897-903.
8. Kapral S (2008). “Ultrasonographic guidance improves the
success rate of interscalene brachial plexus blockade”. Reg
Anesth Pain Med.,33(3),253-258
9. Mishriky BM, George RB, Habib AS (2012). “Transversus
abdominis plane block for analgesia after Cesarean delivery: a
systematic review and meta-analysis”. Can J
Anaesth.,59(8),766-778.
10. National Institute for Health and Care Excellence-Nice (2009).
Ultrasound-guided regional nerve block. NICE, IPG285.
11. Neal JM et al (2010). “The ASRA Evidence-based medicine
assessment of ultrasound-guided regional anesthesia and pain
medicine: executive summary”. RAPM, 35 (2), S1-S9.
12. Nguyễn Nhựt Nam et al (2016). Đánh giá hiệu quả giảm đau
sau mổ của gây tê thần kinh đùi trong phẫu thuật khớp háng.
Luận văn Bác sĩ nội trú ngành Gây mê hồi sức. Đại học Y
Dược TPHCM.
13. Nguyễn Thị Thanh et al (2013). “Đánh giá hiệu quả và tính an
toàn của kỹ thuật đặt dường truyền tĩnh mạch cảnh trong
dưới siêu âm”. Tạp chí y học TpHCM, 17 (6),231-235.
14. Sites BD, Chan VW, Neal JM et al. (2009). The American
Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine and the
European Society Of Regional Anaesthesia and Pain Therapy
Joint Committee recommendations for education and training
in ultrasound-guided regional anesthesia. Reg Anesth Pain
Med, 34(1), 40-6.
15. Thybo KH, Schmidt H. & Hagi-Pedersen D (2016). “Effect of
lateral femoral cutaneous nerve-block on pain after total hip
arthroplasty: a randomised, blinded, placebo-controlled trial”.
BMC Anesthesiol, 16:21.
16. Trương Sáng Kiến et al (2015). Hiệu quả giảm đau của phong
bế mặt phẳng ngang bụng dưới hướng dẫn siêu âm sau phẫu
thuật cắt tử cung. Luận văn Bác sĩ nội trú ngành Gây mê hồi
sức. Đại học Y Dược TPHCM.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_kinh_nghiem_trong_trien_khai_cac_ky_thuat_gay_me_hoi.pdf