Tài liệu Một số kĩ năng cần thiết đối với sinh viên ngành Công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Trương Thị Diễm: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 49-52
49
MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN THIẾT
ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Trương Thị Diễm - Lê Văn Toán
Trường Đại học An Giang
Ngày nhận bài: 11/02/2019; ngày sửa chữa: 27/02/2019; ngày duyệt đăng: 05/03/2019.
Abstract: In the field of military training, the application of the achievements of the industrial
revolution in simulating combat forms close to combat practice will help learners to observe
visually, vividly and easily acquire knowledge. The application of the achievements of the fourth
industrial revolution is an important content, which has a decisive meaning to the quality and
effectiveness of teaching and training military subjects at the Political Officer Colleges today.
Keywords: Information technology, simulation technology, training military subjects, Political
Officers College.
1. Mở đầu
Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XXI, nhân loại
đã tr...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kĩ năng cần thiết đối với sinh viên ngành Công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Trương Thị Diễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 49-52
49
MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN THIẾT
ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Trương Thị Diễm - Lê Văn Toán
Trường Đại học An Giang
Ngày nhận bài: 11/02/2019; ngày sửa chữa: 27/02/2019; ngày duyệt đăng: 05/03/2019.
Abstract: In the field of military training, the application of the achievements of the industrial
revolution in simulating combat forms close to combat practice will help learners to observe
visually, vividly and easily acquire knowledge. The application of the achievements of the fourth
industrial revolution is an important content, which has a decisive meaning to the quality and
effectiveness of teaching and training military subjects at the Political Officer Colleges today.
Keywords: Information technology, simulation technology, training military subjects, Political
Officers College.
1. Mở đầu
Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XXI, nhân loại
đã trải qua ba cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) và
đang bước vào cuộc CMCN lần thứ tư. Cuối thế kỉ
XVIII, cuộc CMCN lần thứ nhất bắt đầu với công cuộc
cơ khí hoá máy chạy bằng thuỷ lực và hơi nước. Cuối thế
kỉ XIX, cuộc CMCN lần thứ hai xuất hiện gắn với động
cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt. Đến đầu thế kỉ
XX, CMCN lần thứ ba bắt đầu với kỉ nguyên máy tính,
internet và tự động hoá sản xuất. CMCN lần thứ tư bắt
đầu xuất hiện từ thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, còn
được gọi là CMCN 4.0 hay “Công nghiệp 4.0”
(“Industrie 4.0”). Cuộc CMCN 4.0 là sự kết hợp các công
nghệ lại với nhau làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật
số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ
nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IoT), robot, công
nghệ nano, công nghệ in 3D,... với nền tảng là sự đột phá
của công nghệ số.
Cuộc CMCN 4.0 là sự hội tụ của nhiều công nghệ,
trong đó công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò cốt
lõi. CNTT xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực trong đời
sống xã hội như: nông nghiệp thông minh 4.0, y tế thông
minh 4.0, giáo dục thông minh 4.0, giao thông thông
minh 4.0,... Do đó, CMCN 4.0 là thời kì thuận lợi để SV
học ngành CNTT sẽ thể hiện kiến thức, kĩ năng (KN) và
bản lĩnh trong thời đại 4.0.
Những năm gần đây, ngành CNTT luôn phát triển
nhanh chóng khiến cho nhu cầu về nhân lực tăng cao. Nhu
cầu nhân lực CNTT của doanh nghiệp có xu hướng tăng
dần, tuy nhiên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
cao trong lĩnh vực này tại Việt Nam chưa đủ đáp ứng.
Để SV CNTT có thể hội nhập và thành công trong
thời đại CMCN 4.0 thì yêu cầu cơ bản của SV CNTT là
phải vững nền tảng, thường xuyên học hỏi, thực hành và
sáng tạo. Do đó, SV CNTT ngoài việc trang bị các kiến
thức cốt lõi của công nghệ còn cần trang bị thêm những
KN cần thiết khác.
Bài viết trình bày một số các tác động của cuộc
CMCN 4.0 đến SV ngành CNTT; những KN cần thiết
đối với SV ngành CNTT trong cuộc CMCN 4.0.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
đến thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay, cả thế giới đang tiến vào cuộc CMCN 4.0,
một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột
phá chưa từng có về công nghệ, làm ảnh hưởng đến cách
sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách
hoàn toàn mới. Từ đó, cuộc CMCN 4.0 đã mang lại cho con
người nhiều thành tựu, cơ hội và cũng rất nhiều thách thức.
Lĩnh vực lao động, việc làm được cho là ngày càng
bị tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển nhanh chóng và
vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, robot, internet vạn vật, công
nghệ tự động hóa,... Những thành tựu của CMCN 4.0 có
thể đảm nhận công việc thay con người trong lao động,
sản xuất với hiệu quả và năng suất cao hơn ví dụ như
robot có trí tuệ nhân tạo với những tính năng tối ưu về
khả năng tính toán, phân tích, ghi nhớ,... Trong tương lai,
CMCN 4.0 sẽ tiến tới loại bỏ những công việc phổ thông
hoặc mang tính chất lặp đi lặp lại, thay thế toàn bộ bằng
máy móc. Nhưng đồng thời, nhu cầu về nguồn lao động
có tay nghề cao, tư duy sáng tạo, thực hiện những công
việc phức tạp, làm chủ máy móc lại tăng lên. Cuộc
CMCN 4.0 sẽ tác động trực tiếp tới nguồn lao động trong
vài năm tới, đó chính là những SV đang học tập hôm nay.
Trong cuộc CMCN 4.0, các xu hướng lớn của công
nghệ sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính: Kĩ thuật số, Công
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 49-52
50
nghệ sinh học và Vật lí. Điều khác biệt giữa CMCN 4.0
với ba cuộc cách mạng trước đó là CMCN 4.0 không gắn
với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả
hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau, làm mờ ranh giới
giữa kĩ thuật số, sinh học và vật lí. Nền tảng của CMCN
4.0 là sự kết nối giữa thế giới thật và ảo thông qua phần
mềm CNTT, kĩ thuật số và kết nối mạng. Trong đó,
CNTT luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng và có tác
động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực và mọi ngành nghề
trong đời sống xã hội.
Có thể thấy, trong cuộc CMCN 4.0, với tác động
mạnh mẽ của CNTT đã tạo ra bước nhảy vọt trong mọi
lĩnh vực, mọi ngành nghề và làm thay đổi cục diện các
ngành kinh tế, văn hóa và xã hội. Những lĩnh vực này sẽ
mở ra vô vàn lựa chọn ngành nghề cho SV ngành CNTT.
Vì thế, ngay từ trên giảng đường đại học, SV phải chủ
động tích lũy tri thức, chủ động cập nhật kịp thời và ứng
dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới nhất của thế
giới vào cuộc sống thì SV mới có cơ hội cạnh tranh việc
làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, trên thực tế thì SV ngành CNTT mới tốt
nghiệp ra trường thường chưa đáp ứng được nhu cầu của
doanh nghiệp CNTT, khiến tình trạng khan hiếm nhân lực
vốn đã thiếu lại càng thiếu hơn. Do đó, nguồn nhân lực
chất lượng cao về CNTT hiện tại chưa đáp ứng đủ yêu
cầu phát triển của xã hội. Chính vì vậy, SV ngành CNTT
muốn đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội thì yêu cầu trước
tiên là phải học tốt khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Để
SV có thể học tốt ngành CNTT thì SV cần có những tố
chất cơ bản như đam mê công nghệ; có tính chính xác
cao; ham học hỏi, trau dồi kiến thức; có tính sáng tạo. Bên
cạnh đó, SV còn cần phải có KN làm việc theo nhóm, KN
giao tiếp, KN tư duy phản biện, sáng tạo... SV cần trang
bị đầy đủ kiến thức, KN cần thiết để luôn dẫn đầu trong
lĩnh vực CNTT không ngừng phát triển.
2.2. Một số kĩ năng cần thiết đối với sinh viên ngành
Công nghệ thông tin trong cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0
Theo quan niệm truyền thống thì những bằng cấp hay
chứng chỉ quốc tế về mạng, lập trình là lợi thế cho người
học CNTT khi đi tìm việc. Tuy nhiên, ngày nay, theo
phân tích của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các công
ty hay các nhà tuyển dụng đã không còn đặt nặng vấn đề
trên mà quan tâm nhiều hơn đến KN mềm của người học.
Vì vậy, để thành công trong nghề nghiệp SV CNTT cần
phải hội đủ các KN: KN chuyên môn và KN mềm. KN
chuyên môn là nền tảng chuyên ngành, trong đó quan
trọng nhất chính là KN lập trình. KN mềm liên quan đến
các KN làm việc theo nhóm, KN giao tiếp, KN tư duy
phản biện và sáng tạo, KN ngoại ngữ:
2.2.1. Kĩ năng lập trình
KN lập trình là KN nền tảng, cơ bản nhất đối với SV
theo học ngành CNTT. Đây là KN nền tảng nhất và mọi
kiến thức nâng cao sau này đều được xây dựng trên cơ sở
đó. Nếu SV có thể lập trình giỏi, thì việc tìm được việc
làm tốt và với mức lương cao là khá thuận lợi vì hiện tại
lĩnh vực này đang rất thiếu hụt người có KN lập trình giỏi.
Lập trình là công việc đòi hỏi nhiều KN, mà KN vốn
được phát triển theo thời gian. Do đó, để trở thành một
lập trình viên giỏi, SV có thể thực hiện như sau:
- Chăm chỉ thực hành, đọc nhiều tài liệu và tự gõ từng
dòng lệnh khi lập trình. Khi SV tự mày mò tìm hiểu hay
sửa đổi, nâng cấp các đoạn code sẽ giúp SV hiểu được
bản chất của công việc này.
- SV không nên bắt đầu học lập trình bằng cách học
nhiều ngôn ngữ lập trình cùng một lúc mà nên bắt đầu
học với chỉ một ngôn ngữ lập trình để có thể tập trung
được tốt nhất trong giai đoạn đầu tiên. Từ đó, SV sẽ hiểu
nhiều hơn những kiến thức cơ bản, nền tảng của ngôn
ngữ lập trình. Khi SV có KN lập trình một ngôn ngữ tốt,
hiểu được các khái niệm của phát triển phần mềm trong
ngôn ngữ lập trình cơ bản, thì SV có thể tự học những
ngôn ngữ lập trình khác nhanh hơn.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Công nghệ thay đổi
từng ngày, do đó ngoài những kiến thức được học tập từ
nhà trường thì SV cần phát huy hơn nữa tính tự học, tự
nghiên cứu để có khả năng bắt kịp sự phát triển rất nhanh
của công nghệ ngày nay. Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho
việc tự học và nâng cao KN lập trình cho SV là Google.
Google không đơn thuần là công cụ mà là một trợ thủ đắc
lực mỗi khi SV gặp vấn đề khó khăn và nằm ngoài khả
năng kiến thức của mình.
Trong ngành CNTT, bên cạnh KN lập trình thì các
chứng chỉ chuyên môn cũng là quy chuẩn để đánh giá
kiến thức của ứng viên, các chứng chỉ KN quản lí dự án,
quy trình như Agile, Cisco, Microsoft và Amazon Web
Service là những chứng chỉ có giá trị cao nhất.
Các trào lưu công nghệ trên thế giới sẽ có những tác
động đến thị trường CNTT Việt Nam bao gồm điện toán
đám mây, vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT), dữ
liệu lớn (Big Data), an ninh mạng... Nếu bắt kịp kiến thức
về những công nghệ mới nhất, quan trọng nhất là kinh
nghiệm với ngôn ngữ lập trình Objective-C các kĩ sư lập
trình sẽ có vị trí cao.
2.2.2. Kĩ năng tiếng Anh
CNTT là ngành nghề mang tính toàn cầu vì các sản
phẩm công nghệ và Internet có mặt trên khắp thế giới; do
đó, SV phải khá thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là các KN
đọc hiểu vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận và cập
nhật thông tin công nghệ.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 49-52
51
Tiếng Anh là công cụ tốt nhất để SV có thể đọc được
tài liệu quốc tế. Những kiến thức chuyên ngành CNTT nếu
SV chỉ tìm kiếm trên Internet với nội dung tiếng Việt thì tài
liệu sẽ rất hạn chế. Mặc dù, có nhiều quyển sách, tài liệu về
CNTT đã được dịch sang tiếng Việt nhưng số lượng thực
tế so với nhu cầu người đọc vẫn còn rất hạn chế. Bên cạnh
đó, thời gian để dịch một quyển sách tốn khá nhiều thời
gian nên khi cuốn sách tiếng Việt đến được tay người đọc
thì nhiều lúc công nghệ đó gần như đã cũ trước sự phát triển
và đào thải nhanh của kiến thức công nghệ. Hơn nữa, mọi
công cụ giải đáp trực tuyến về CNTT thường dùng ngôn
ngữ tiếng Anh. Bên cạnh đó, nếu SV muốn có thu nhập và
vị trí tốt hơn trong ngành này thì cần phải sử dụng tốt cả
KN nghe, nói, viết. Vì đây là ngành nghề thường xuyên
phải tiếp xúc làm việc với người nước ngoài, tài liệu từ
nước ngoài,... nên việc giỏi tiếng Anh sẽ giúp SV có một
lợi thế rất lớn trong công việc. Chính vì vậy, KN tiếng Anh
là yêu cầu không thể thiếu đối với SV CNTT.
2.2.3. Kĩ năng tư duy phản biện
KN tư duy phản biện bao gồm việc sử dụng những
luận cứ và dẫn chứng phù hợp để bảo vệ quan điểm của
mình; tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa những luận cứ với
việc đánh giá, phân tích, so sánh một cách khách quan,
mạch lạc, phù hợp, toàn diện, chặt chẽ, có chiều sâu.
Tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta hiểu rõ và có
những đánh giá sâu sắc, logic về các vấn đề để từ đó kết
nối chúng lại và tìm ra những nguyên nhân cũng như đưa
ra giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề. Máy móc
không thể có được bộ óc như con người nên trong một
số việc không thể cho ra quyết định đúng đắn.
Việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết,
bởi nhờ có tư duy phản biện sẽ hình thành thói quen tiếp
cận vấn đề đa chiều, không thụ động; có khả năng quan
sát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo, từ đó trở nên tự lập
trong cuộc sống, dễ thích nghi trước mọi đổi thay. Tư duy
phản biện cho phép chủ thể cân nhắc những giải pháp một
cách toàn diện thông qua việc so sánh những lợi ích và bất
lợi của từng lựa chọn để quyết định một cách hợp lí nhất.
Có rất nhiều cách để nâng cao KN tư duy phản biện.
SV có thể thực hiện một trong những cách đơn giản sau:
- Sử dụng những câu hỏi cơ bản để giải quyết một
vấn đề. Ví dụ: Bạn đã biết những gì về vấn đề này? Làm
sao bạn biết điều đó? Bạn đang cố chứng minh/phản bác
điều gì? Mục đích của việc đặt ra và trả lời cho các câu
hỏi nhằm bám sát vào bản chất vấn đề, tránh sa đà vào
lối suy nghĩ phức tạp, lạc đề.
- Kiên định với ý kiến của bản thân. Người có tư duy
phản biện có thể bị “gắn mác” là “kẻ đi ngược lại với mọi
người”, thế nên rất nhiều người đã tự giết chết khả năng tư
duy phản biện của bản thân chỉ để “làm hài lòng” số đông.
Do đó, SV phải kiên định với ý kiến của mình đưa ra.
- Đọc nhiều sách, tài liệu cùng lĩnh vực của nhiều tác
giả khác nhau. Từ đó, SV sẽ có được cái nhìn đa chiều,
toàn diện, và so sánh quan điểm của họ để tự đưa ra kết
luận của riêng mình. Bên cạnh đó, thảo luận vấn đề này
với bạn bè, hay những người quan tâm đến vấn đề sẽ giúp
SV mở rộng kiến thức, am hiểu về lĩnh vực đó tốt hơn.
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
Làm việc trong môi trường CNTT đòi hỏi yêu cầu
cao về giao tiếp và tương tác ví dụ khi cần trình bày và
giải thích vấn đề rõ ràng, thảo luận để tìm ra và thực hiện
giải pháp,... KN giao tiếp hiệu quả rất quan trọng trong
việc phát triển các mối quan hệ, nâng cao trình độ chuyên
môn, hỗ trợ cho công việc, truyền đạt một cách chính xác
thông tin cũng như quan điểm của cá nhân, đồng thời
hiểu rõ đồng nghiệp, khách hàng để quá trình làm việc
được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
SV có thể hoàn thiện và phát triển KN giao tiếp thông qua:
- Rèn luyện cách nói và thái độ khi nói. Khi nói, cần
phải nói rõ ràng và súc tích. Nói chuyện trực tiếp về
những vấn đề quan trọng và không lãng phí thời gian.
Bên cạnh đó, cần có điểm nhấn vào chủ đề trọng tâm,
hoặc ý muốn nhấn mạnh.
- Thường xuyên luyện tập giao tiếp: có thể bắt đầu từ
quá trình tương tác gần gũi với các mối quan hệ thân cận
trong gia đình, nhóm bạn bè rồi mở rộng ra những người
lạ, mới quen biết.
- Cần tạo sự lôi cuốn đối với người đối diện thông
qua các ngôn ngữ tay chân, giao tiếp bằng mắt.
- Trau dồi KN lắng nghe người khác nói, qua đó thể
hiện sự thông cảm, sẻ chia trước những vấn đề người khác
đề cập đến, tạo được niềm tin, độ tin cậy từ phía người đối
diện, dẫn đến quá trình tương tác đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.5. Kĩ năng làm việc nhóm
KN làm việc nhóm là cách thức khiến nhiều người
cùng thực hiện tốt một nhiệm vụ và cùng hướng đến một
mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các thành viên
trong nhóm bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn
thiện bản thân mình.
Làm việc nhóm cũng là một trong những KN quan
trọng để giúp SV có một sự nghiệp thành công trong lĩnh
vực CNTT. Mặc dù, trong thực tế cũng có những dự án
bạn đóng vai trò duy nhất từ đầu đến cuối, nhưng hầu hết
các dự án đều cần sự hợp tác chặt chẽ của nhiều kĩ sư để
tạo ra một sản phẩm tốt. Nếu bạn là thành viên của một
nhóm, thì trước hết, bạn cần học cách lắng nghe người
khác, nhận sự hướng dẫn hoặc góp ý từ đồng nghiệp,
cũng như phải biết chịu trách nhiệm thực hiện mọi thứ
một cách đúng đắn và đúng hẹn.
Trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay, KN
làm việc nhóm không chỉ là một giá trị văn hóa của tổ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 49-52
52
chức, mà nó còn là giá trị của cá nhân. Bởi không ai có
thể thành công và chiến thắng nếu chỉ có một mình; tổ
chức cũng không thể thành công nếu không có sự phối
hợp làm việc nhịp nhàng giữa từng cá nhân và giữa các
phòng ban với nhau.
Trong quá trình làm việc nhóm đôi khi sẽ không tránh
khỏi những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn khiến
nhóm dễ tan vỡ. Vì vậy, mỗi thành viên cần phải luyện cho
mình những KN làm việc nhóm cần thiết để xây dựng
nhóm hoàn thiện, gắn kết hơn trong bất kì hoàn cảnh nào.
2.2.6. Kĩ năng thuyết trình
KN thuyết trình là KN tự tin thuyết trình trước đám
đông và cũng là KN mềm mà bất cứ ngành nghề nào
cũng cần, trong đó ngành CNTT cũng không ngoại lệ.
Làm việc trong lĩnh vực CNTT yêu cầu phải có khả năng
thuyết trình tự tin trước đám đông.
Để cải thiện KN thuyết trình, SV cần phải:
- Thực hành thường xuyên: SV nên luyện tập nhiều lần
cho phần trình bày của mình. SV có thể tận dụng mọi không
gian để có thể luyện tập, một trong những cách giúp việc
thực hành hiệu quả là hãy nói và ghi âm những gì mình nói,
sau đó nghe lại, xác định nội dung cần điều chỉnh.
- Chủ động thu hút và tương tác với người nghe.
- Tham gia các chương trình, câu lạc bộ rèn luyện KN
thuyết trình và nói trước công chúng.
2.2.7. Kĩ năng thực tế
Trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp luôn
đề cao những ứng viên có kinh nghiệm thực tế, nhưng
nhiều SV sau khi ra trường lại không đáp ứng được. Đa
số SV cho rằng giỏi kiến thức trên sách vở là đủ và trông
chờ vào doanh nghiệp đào tạo lại chuyên môn. Tuy
nhiên, đặc thù của CNTT là không thể chỉ học lí thuyết,
SV cần phải tăng cường thực hành, tích lũy kinh nghiệm
thực tế trong suốt quá trình học tập. SV có thể tìm hiểu
làm thêm một công việc phù hợp với ngành học hay sở
thích; từ đó, SV sẽ dần dần trang bị cho mình những KN
thực tế cho bản thân. Quan trọng hơn, kì thực tập thực tế
của cuối khóa học là cơ hội tốt để SV có thể học hỏi thêm
những kinh nghiệm thực tế đúng chuyên ngành; do vậy,
SV cần tích cực, chủ động trong quá trình thực tập.
3. Kết luận
Cuộc CMCN 4.0 mang đến “sức bật kỉ lục” về nhu
cầu nhân sự chất lượng cao cho nhóm ngành CNTT, cơ
hội việc làm cho SV ngành CNTT ở nước ta là rất lớn.
Tuy nhiên đi kèm đó là thách thức đòi hỏi lực lượng nhân
sự chất lượng cao. Chính vì vậy, SV CNTT cần đề ra mục
tiêu rõ ràng trong quá trình học và không ngừng trau dồi
những KN cần thiết ngay từ bây giờ. SV phát huy tốt
những KN trên sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình tìm
kiếm việc làm sau tốt nghiệp và đáp ứng tốt nhu cầu nhân
sự trong cuộc CMCN 4.0.
Tài liệu tham khảo
[1] Đặng Quốc Bảo - Lê Thị Phương Hồng (2017). Xây
dựng xã hội học tập trong thời đại cách mạng công
nghiệp lần thứ 4. Tạp chí Giáo dục, số 412, tr 1-3.
[2] Huỳnh Ngọc Phiên - Trương Thị Lan Anh - Nguyễn
Thị Bích Ngọc (2017). Bí quyết thành công sinh
viên. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
[3] Lại Thế Luyện (2014). Kĩ năng tự học suốt đời.
NXB Thời đại.
[4] Nguyễn Viết Thảo (2017). Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4. Tạp chí Lí luận chính trị, số 5, tr 79-84.
[5] Phan Xuân Dũng (2018). Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư - Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết
kiệm. NXB Khoa học và Kĩ thuật.
[6] Trần Thượng Tuấn - Nguyễn Minh Huy (2018). 8 kĩ
năng mềm thiết yếu. NXB Lao động.
[7] Andrew Roberts (2017). Cẩm nang học đại học - 75
lời khuyên để thành công. NXB Hồng Đức.
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM...
(Tiếp theo trang 32)
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Liên (chủ biên, 2016) - Nguyễn Thị
Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh. Tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà
trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam.
[2] Michael Michalko (2009). Đột phá sức sáng tạo.
NXB Tri thức.
[3] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình
Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.
[4] Bộ GD-ĐT (2016). Tiếng Việt 4, tập 2. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[5] Nguyễn Hữu Hợp - Nguyễn Dục Quang (1995).
Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu
học. NXB Đại học Sư phạm.
[6] Lê Phương Nga (chủ biên, 2013) - Lê A - Đặng Kim
Nga - Đỗ Xuân Thảo. Phương pháp dạy học tiếng
Việt ở tiểu học I. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Lê Phương Nga (chủ biên - tái bản lần thứ 10, 2013).
Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học II. NXB
Đại học Sư phạm.
[8] Nguyễn Quốc Vượng (chủ biên, 2018). Hoạt động
trải nghiệm (dành cho học sinh tiểu học, lớp 4, tập
2). NXB Đại học Sư phạm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10truong_thi_diem_le_van_toan_6699_2148330.pdf