Một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện cải cách hành chính

Tài liệu Một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện cải cách hành chính: 18 Xã hội học số 3 (79), 2002 một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện Cải cách hành chính Nguyễn Hữu Minh Cải cách hành chính là một bộ phận quan trọng của công cuộc Đổi mới do Đảng và Nhà n−ớc ta thực hiện trong quá trình chuyển đổi quản lý nhà n−ớc từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Ba bộ phận cấu thành chính của Cải cách hành chính là cải cách thể chế, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Về cơ bản, nội dung của Cải cách thể chế là xây dựng nền hành chính công có năng lực, minh bạch, sử dụng đúng đắn quyền hạn của mình, dần chuyển sang hiện đại hóa. Đối với vấn đề điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nội dung chủ yếu là quản lý có hiệu quả các công việc của nhà n−ớc, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của xã hội theo định h−ớng đúng đắn, phục vụ nhân dân tốt hơn. Cuối cùng, nội dung của việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là xây dựng tác phong làm việc và lố...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 Xã hội học số 3 (79), 2002 một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện Cải cách hành chính Nguyễn Hữu Minh Cải cách hành chính là một bộ phận quan trọng của công cuộc Đổi mới do Đảng và Nhà n−ớc ta thực hiện trong quá trình chuyển đổi quản lý nhà n−ớc từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Ba bộ phận cấu thành chính của Cải cách hành chính là cải cách thể chế, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Về cơ bản, nội dung của Cải cách thể chế là xây dựng nền hành chính công có năng lực, minh bạch, sử dụng đúng đắn quyền hạn của mình, dần chuyển sang hiện đại hóa. Đối với vấn đề điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nội dung chủ yếu là quản lý có hiệu quả các công việc của nhà n−ớc, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của xã hội theo định h−ớng đúng đắn, phục vụ nhân dân tốt hơn. Cuối cùng, nội dung của việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là xây dựng tác phong làm việc và lối sống theo pháp luật trong toàn xã hội. T− duy mới về Cải cách hành chính đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội nói chung, tạo đà cho tăng tr−ởng kinh tế, và tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam hội nhập toàn cầu (UNDP 2001). Tuy nhiên, công cuộc Cải cách hành chính đang đứng tr−ớc một số thách thức lớn. Báo cáo của Chính phủ do Thủ t−ớng Phan Văn Khải trình bày tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 10 thẳng thắn thừa nhận rằng: “Cải cách hành chính tiến hành chậm, kỷ luật, kỷ c−ơng không nghiêm, ch−a đẩy lùi đ−ợc quan liêu, tham nhũng... Hệ thống hành chính nhà n−ớc từ Trung −ơng đến cơ sở còn nhiều yếu kém, bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức ch−a ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất n−ớc, có mặt yếu về kiến thức, năng lực, nh−ng đáng quan ngại hơn là thiếu tinh thần trách nhiệm, kém ý thức kỷ luật và tệ quan liêu, tham nhũng nghiêm trọng.” Những điều này đã và đang hạn chế đáng kể sự phát triển năng động, bền vững của các doanh nghiệp, và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế n−ớc ta. Những bất cập trong việc thực hiện Cải cách hành chính ở n−ớc ta có nhiều lý do khách quan và chủ quan. Điều quan trọng là phải nhận thức đ−ợc những nguyên nhân gốc rễ của thực trạng trên, từ đó mới có thể đề ra các giải pháp phù hợp để thúc Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 19 đẩy quá trình Cải cách hành chính. Các nghiên cứu xã hội học có thể tham gia vào việc lý giải các nguyên nhân đó. Trong bài viết này chúng tôi nêu lên những khía cạnh xã hội học đáng quan tâm nghiên cứu về một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện Cải cách hành chính hiện nay. Đó là mở rộng sự tham gia của ng−ời dân; giải quyết các thủ tục hành chính; và xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức và cán bộ cơ sở. 1. Mở rộng sự tham gia của ng−ời dân trong đời sống chính trị, xã hội Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần nâng cao chất l−ợng của bộ máy quản lý nhà n−ớc. Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở chính là nhằm tạo ra môi tr−ờng thuận lợi để ng−ời dân thực hiện có hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà n−ớc của mình và tham gia trực tiếp vào việc hoạch định chính sách ở cơ sở. Thông qua đó, ng−ời dân có thể bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan tới chính sách và hoạt động quản lý của nhà n−ớc, cũng nh− thực hiện quyền giám sát, kiểm tra của họ. Nói cách khác, bằng cách đó họ có thể thực hiện đ−ợc nguyên tắc cơ bản mà Đảng và Nhà n−ớc ta đề ra đã từ lâu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Một số thành tựu cơ bản của việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong 3 năm qua là tạo nên một sự phấn khởi trong ng−ời dân về việc thực hiện Quy chế; nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân về phát huy dân chủ trong đời sống xã hội ở cơ sở; thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhờ việc tham gia tích cực của nhân dân, do ng−ời dân đ−ợc tham gia bàn bạc, quyết định sự đóng góp, tham gia xây dựng, giám sát cũng nh− sử dụng và bảo d−ỡng các công trình. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy rằng một bộ phận không nhỏ nhân dân ở các vùng nông thôn ch−a có sự tham gia tích cực vào đời sống chính trị xã hội ở cấp cơ sở. Có một tỉ lệ khá cao ng−ời dân “không biết” hoặc “không quan tâm” về các lĩnh vực mà Quy chế dân chủ cơ sở đề ra. Nhiều ng−ời dân cũng ch−a tham gia vào việc thảo luận, bàn bạc về những vấn đề bức thiết đối với cuộc sống của họ nh− việc quyết định công trình xây dựng; thu chi quỹ công; xây dựng h−ơng −ớc; thành lập ban giám sát công trình; và tổ chức bảo vệ an ninh. T−ơng tự nh− vậy, mức độ tham gia giám sát, dù là d−ới hình thức trực tiếp hay đại diện, của nhân dân vào các vấn đề quan trọng ở địa ph−ơng còn thấp (Viện Xã hội học 2001). Điều này đã làm hạn chế ý nghĩa của Quy chế dân chủ cơ sở và hiệu quả sự tham gia của nhân dân. Có tình hình trên là do nhiều nguyên nhân. Tr−ớc hết là do các cấp ủy Đảng và Chính quyền ch−a cụ thể hóa và h−ớng dẫn thực hiện quy chế, vì vậy việc thực hiện quy chế không thống nhất và khó giám sát. Cán bộ địa ph−ơng có tâm lý ngại thực hiện Quy chế dân chủ vì đây là hình thức mới đối với họ, hơn nữa tốn rất nhiều thời gian. Với việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, công việc của các cán bộ ở địa ph−ơng phải tăng lên rất nhiều. Hơn thế nữa, các ph−ơng pháp giải quyết công việc cũng phải thay đổi so với những gì đã làm tr−ớc đây. Vai trò của các đoàn thể quần chúng với tính cách là ng−ời thực hiện quyền dân chủ đại diện cho nhân dân còn mờ nhạt trong việc tổ chức các hoạt động ở địa ph−ơng. Hoạt động của các đoàn thể ở cơ sở hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào các Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện ... 20 cấp chính quyền và các tổ chức tài trợ mà ch−a trở thành một tổ chức tự quản, tập hợp đ−ợc quần chúng thực hiện những chức năng nhiệm vụ của mình. Một bộ phận không nhỏ ng−ời dân khi đ−ợc hỏi đã cho rằng các đoàn thể xã hội ch−a thực sự tham gia vào việc đề ra các quyết định quan trọng ở địa ph−ơng (Viện Xã hội học 2001). Hiệu quả tham gia của ng−ời dân còn phụ thuộc vào năng lực tham gia của chính họ. Ng−ời dân nói chung còn thiếu ý thức pháp luật cũng nh− thiếu hiểu biết về pháp luật và những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà n−ớc, quản lý xã hội. Chính vì vậy, trong nhiều tr−ờng hợp họ chỉ nêu lên nguyện vọng, mong muốn, mà thiếu sự tham gia bàn bạc thảo luận một cách hiệu quả vào việc giải quyết các vấn đề ở địa ph−ơng. Một bộ phận nhân dân chỉ nhấn mạnh đến quyền lợi khi thực hiện Quy chế dân chủ mà không thấy đ−ợc khía cạnh nghĩa vụ, đòi hỏi họ phải tham gia tích cực hơn vào việc thực hiện Quy chế dân chủ ở địa ph−ơng. Do thiếu hiểu biết về pháp luật, về Quy chế dân chủ mà tại một số nơi, một bộ phận quần chúng nhân dân bị các phần tử xấu kích động, dẫn đến những việc làm trái pháp luật (Phạm Quang Nghị 2000). Ngoài ra, nhận thức của nhiều ng−ời dân về hệ thống chính trị cơ sở, về yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ còn bảo l−u những khuôn mẫu của giá trị đạo đức tr−ớc đây, ch−a đánh giá cao những phẩm chất cần thiết của ng−ời cán bộ để thúc đẩy sự phát triển ở địa ph−ơng. Trong điều kiện đó, quá trình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở gặp nhiều khó khăn phức tạp hơn. Tất cả những điều vừa chỉ ra ở trên cho thấy rằng, trong một chừng mực nào đó, còn có sự bất cập giữa những gì mà chúng ta mong muốn từ Quy chế dân chủ và những điều kiện thực thi nó xét về mặt xã hội. Nghiên cứu nhằm chỉ ra những bất cập cụ thể và định h−ớng khắc phục sự bất cập đó là một chủ đề đáng quan tâm trong nghiên cứu xã hội học hiện nay. Việc tăng c−ờng năng lực cho ng−ời dân là kết quả tổng hợp của các chính sách kinh tế-xã hội thực hiện ở địa ph−ơng và cần đ−ợc thực hiện một cách có hệ thống. Điều đặc biệt l−u ý là cần nâng cao nhận thức pháp luật của ng−ời dân, giúp họ hiểu biết đầy đủ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình. Thông qua việc tổ chức những hoạt động th−ờng ngày của cuộc sống, ng−ời dân cần đ−ợc làm quen dần với những hoạt động phức tạp, đòi hỏi có nhiều kỹ năng và kiến thức hơn nh− các hoạt động quản lý, chính trị xã hội ở địa ph−ơng. Ng−ời dân cũng cần có các hình thức tham gia thích hợp để có thể thực thi những quyền và nghĩa vụ của họ. Điều đó góp phần hạn chế tệ quan liêu, tình trạng mất dân chủ, cũng nh− các tệ nạn tham nhũng, hối lộ của các quan chức chính quyền. Tuy nhiên, hình thức thích hợp đối với sự tham gia quản lý đời sống chính trị, xã hội của nhân dân trong giai đoạn hiện nay là gì? Đây là câu hỏi đặt ra không chỉ cho các nhà quản lý thực tiễn mà cho cả các nhà nghiên cứu xã hội học. Thực tiễn cũng gợi ra rằng, phải tránh cả hai khuynh h−ớng lệch lạc trong thực hiện Quy chế dân chủ: quá đề cao dân chủ đại diện, coi nhẹ việc bàn bạc với nhân dân, do đó áp dụng nóng vội các biện pháp mệnh lệnh; hoặc cán bộ chỉ thụ động, thiếu trách nhiệm làm theo mọi ý kiến của quần chúng mà thiếu phân tích cụ Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 21 thể tình hình để đề xuất các quyết định có hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta ch−a có sự tổng kết cụ thể về những việc gì thì thực hiện dân chủ đại diện có hiệu quả hơn, những việc gì thì dân chủ trực tiếp có hiệu quả hơn, và làm thế nào để hình thức dân chủ trực tiếp phát huy đ−ợc hết tiềm năng của nó? Một vấn đề khác là, làm thế nào để các đoàn thể xã hội thực sự trở thành tổ chức đại diện cho các tầng lớp nhân dân? Ngoài ra, việc nghiên cứu về sự vận hành của Quy chế dân chủ cơ sở trong điều kiện còn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội mang tính chất dân chủ làng xã truyền thống, cũng là nhu cầu bức thiết hiện nay. 2. Giải quyết các thủ tục hành chính Các thủ tục hành chính còn r−ờm rà ở nhiều lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà n−ớc là một khó khăn lớn hiện nay trong quá trình Cải cách hành chính. Việc giải quyết chậm trễ các thủ tục hành chính đã tạo nên những lãng phí xã hội rất lớn và sự bất bình của ng−ời dân. Đó chính là môi tr−ờng làm phát sinh các tiêu cực trong bộ máy hành chính công vụ. Nguyên nhân của tình trạng này là sự thiếu nghiêm túc của trật tự kỷ c−ơng hành chính. Ngoài ra còn do một bộ phận công chức trong các cơ quan công quyền làm việc thiếu trách nhiệm. Trong một nỗ lực nhằm giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hành chính, trong thời gian qua tại một số thành phố lớn nh− Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thí điểm hình thức Dịch vụ hành chính công. Đây là loại hình dịch vụ giúp giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính giữa công dân với cơ quan nhà n−ớc và giữa các cơ quan nhà n−ớc với nhau. Có 3 thủ tục thông th−ờng là tiếp nhận hồ sơ, xác định các yếu tố pháp lý, và trình ký duyệt. Dịch vụ hành chính công nhằm tr−ớc hết vào hai thủ tục đầu tiên vì hai thủ tục này th−ờng chiếm nhiều thời gian nhất. Mục tiêu của Dịch vụ hành chính công là nhằm tạo ra sự thông thoáng trong các giao l−u hành chính và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Theo đề án tổ chức Dịch vụ hành chính công thì có hai bộ phận của cơ quan công vụ cùng tiến hành giải quyết yêu cầu của công dân và các tổ chức. Một bộ phận phục vụ trực tiếp những ng−ời muốn hoàn thành thủ tục nhanh và tự nguyện nộp thêm tiền ngoài khoản phí thông th−ờng. Với một số hình thức dịch vụ, khoản tiền thêm này sẽ căn cứ theo quy định của chính quyền và đ−ợc công khai tại trung tâm dịch vụ. Bộ phận còn lại sẽ làm thủ tục cho những ng−ời không có nhu cầu cần giải quyết nhanh thủ tục (trong tr−ờng hợp nếu có quy định về hạn giải quyết thủ tục) hoặc không có điều kiện tài chính để nhờ dịch vụ. Việc thí điểm Dịch vụ hành chính công b−ớc đầu thể hiện những đóng góp tích cực của nó. Có thể khẳng định rằng, song song với Cải cách hành chính theo mô hình “một cửa” nh− hiện nay, việc triển khai mô hình Dịch vụ hành chính công đã giúp chính quyền địa ph−ơng phục vụ tốt hơn các yêu cầu của nhân dân. Bộ phận làm dịch vụ giúp thu hút một số khách hàng và do đó giảm bớt sức ép đối với bộ phận hành chính thông th−ờng (Nguyễn Đức Thà 2002 – tài liệu 1). Chẳng hạn, với Dịch vụ hành chính công ở Hà Nội, các cán bộ cơ quan công quyền thực hiện một số công việc nhất định trong toàn bộ quy trình thủ tục hành chính với sự thỏa thuận tự Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện ... 22 nguyện của ng−ời dân. Họ làm ngoài giờ và tự thỏa thuận với khách về các dịch vụ nh−: thảo văn bản, hợp đồng, thuê ng−ời dịch thuật. Về mức phí, ngoài một số việc cụ thể đ−ợc quy định, chủ yếu là do tự thỏa thuận (Hồng Hải 2002). Song, thực tiễn triển khai Dịch vụ hành chính công đã phát sinh một số vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Trong thực tế, cho dù các hồ sơ thủ tục phải qua bộ phận hành chính dịch vụ hay hành chính thông th−ờng, các cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm giải quyết giấy tờ (khâu cuối cùng) vẫn chỉ là một. Bởi chính các ban, ngành chuyên môn, các cơ quan chức năng mới thật sự là ng−ời có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ việc. Vì vậy không thể tránh khỏi việc −u tiên giải quyết nhóm này thì sẽ làm chậm nhóm khác! Vì lợi ích vật chất mà một số nhân viên của cơ quan công quyền có thể chỉ tập trung giải quyết các nhu cầu dịch vụ, không quan tâm đúng mức đến các yêu cầu thông th−ờng của công dân. Một điểm khác cũng đáng l−u ý là Dịch vụ hành chính công là loại công việc mà t− nhân không thể thực hiện đ−ợc do có liên quan đến quyền lực nhà n−ớc. Việc giải quyết các thủ tục hành chính nh−: công chứng, xác nhận chủ quyền sở hữu, xác nhận các văn bằng, .v.v. là trách nhiệm của công chức và bộ máy công vụ. Không thể coi đó là một loại dịch vụ t− nh− một số tác giả đã đề cập (Nguyễn Văn Đạt 2002; Phạm Quang Lê 2002). Do sự làm việc chậm trễ, phiền hà của các cơ quan công quyền mà đòi hỏi ng−ời dân phải đóng góp thêm đối với các thủ tục hành chính (cho dù d−ới dạng tự nguyện) là không thực hiện đúng mục tiêu xây dựng một nền hành chính công có năng lực của Cải cách hành chính. Chính vì vậy mà Dịch vụ hành chính công ch−a hoàn toàn đ−ợc sự đón nhận tích cực của ng−ời dân. Dịch vụ hành chính công có thể giúp thỏa mãn tr−ớc mắt một phần nhu cầu của những ng−ời có tiền, nh−ng nó ch−a giải quyết một cách cơ bản những vấn đề bức xúc từ phía ng−ời dân. Ngoài ra, chúng ta còn ch−a l−ờng đ−ợc một số hệ quả tiêu cực khác đối với việc xây dựng đội ngũ công chức khi thực hiện Dịch vụ hành chính công. Đội ngũ cán bộ công vụ trong t−ơng lai sẽ nh− thế nào nếu tình trạng đòi hỏi có thêm tiền từ công việc mang tính nghĩa vụ của họ trở thành phổ biến, trong khi nhà n−ớc đã cấp kinh phí hành chính và l−ơng cho công chức để phục vụ hoạt động của bộ máy công quyền? Điều này càng cần đ−ợc quan tâm khi Nhà n−ớc đang thực hiện ch−ơng trình cải cách tiền l−ơng, làm cho tiền l−ơng phản ánh đúng sức lao động bỏ ra và ng−ời lao động có thể sống bằng tiền l−ơng của mình. Câu hỏi đặt ra là liệu Dịch vụ hành chính công có là một h−ớng đi đúng trong quá trình Cải cách hành chính không, hay Nhà n−ớc cần có giải pháp khác, chẳng hạn cải tiến chế độ tiền l−ơng để cho công chức đủ sống, giáo dục ý thức trách nhiệm đi đôi với nâng cao năng lực của công chức, nhằm làm cho bộ máy hành chính đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, nguyện vọng của ng−ời dân? Trong điều kiện đó, việc thực hiện cải tiến chế độ tiền l−ơng cùng với việc sắp xếp lại tổ chức cần phải nh− thế nào? Những vấn đề này rất cần đ−ợc quan tâm nghiên cứu. Một vấn đề khác liên quan đến ph−ơng thức giải quyết các thủ tục hành chính Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 23 là khoán chi hành chính. Nội dung chủ yếu của khoán chi hành chính là khoán quỹ biên chế tiền l−ơng và chi phí hành chính. Các cơ quan sẽ đ−ợc nhận mức khoán kinh phí ổn định trong vài năm để chủ động sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả, trên cơ sở hoàn thành chức năng, nhiệm vụ đ−ợc giao. Mục tiêu của khoán chi hành chính là tiết kiệm chi, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu suất công tác. Việc thực hiện thí điểm khoán chi hành chính tại một số địa ph−ơng đã cho thấy hiệu quả của giải pháp này. Chẳng hạn, ở quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, bộ máy đ−ợc sắp xếp tinh gọn hơn, thu nhập bình quân của cán bộ, công chức tăng hơn 200% (hơn 1 triệu đồng/tháng), các công việc đ−ợc giải quyết nhanh hơn, 98% hồ sơ đ−ợc hoàn trả đúng hẹn (Nguyễn Đức Thà 2002- tài liệu 2). Tuy nhiên, liên quan đến giải pháp khoán chi hành chính cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Chẳng hạn thủ tr−ởng cơ quan có quyền hạn đến đâu đối với việc sắp xếp lại tổ chức, nhất là khi việc khoán quỹ biên chế và tiền l−ơng lại dựa trên lực l−ợng lao động có sẵn. Hầu nh− ch−a có những nghiên cứu xã hội học tập trung vào các vấn đề này. Vì vậy đây có thể là một h−ớng nghiên cứu đáng quan tâm hiện nay. 3. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức là một trong 3 nội dung của Ch−ơng trình Cải cách hành chính nhà n−ớc. Tầm quan trọng của việc xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức nhà n−ớc đã đ−ợc nêu lên ở các Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng Đảng lần thứ 8 (khóa 7), Hội nghị Trung −ơng lần thứ 3 và 7 (khóa 8). Nhà n−ớc cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nh− Pháp lệnh cán bộ công chức và các Nghị định Chính phủ thực hiện pháp lệnh. Chẳng hạn, nhà n−ớc đã có hệ thống tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức của các ngành chuyên môn, nghiệp vụ. Các quy chế tuyển dụng, đề bạt qua thi tuyển, và kiểm tra sát hạch đối với công chức v.v. đã đ−ợc ban hành. Nhờ những nỗ lực đó, đội ngũ cán bộ công chức đã nâng cao đ−ợc kiến thức và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, thích ứng hơn với cơ chế quản lý mới. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức nhà n−ớc hiện nay vẫn gặp phải những thách thức lớn. Tr−ớc hết là về số l−ợng. Hiện nay, tổng số những ng−ời làm việc trong các cơ quan công quyền, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, và các cơ quan phục vụ lợi ích công, là 1.400.000 ng−ời (không kể quân đội và công an). Đây là một con số không nhỏ so với điều kiện kinh tế của đất n−ớc. Mục tiêu giảm biên chế trong tất cả các khu vực cũng nh− giảm số l−ợng ng−ời h−ởng l−ơng và phụ cấp từ ngân sách nhà n−ớc vẫn không thực hiện đ−ợc (Chu Văn Thành và Hà Quang Ngọc 2001) Chính vì vậy, một trong các nhiệm vụ đang đặt ra một cách bức bách hiện nay là tiếp tục rà soát lại chức năng nhiệm vụ của các tổ chức để có chính sách tinh giản biên chế hợp lý. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là vì sao từ nhiều năm nay chúng ta đã đề ra các chính sách nhằm giải quyết vấn đề này nh−ng vẫn không thực hiện đ−ợc? Một trong những lý do quan trọng, theo chúng tôi, là chúng ta ch−a chú ý đúng mức đến các khía Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện ... 24 cạnh xã hội của việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Trong thực tế, sự bảo l−u những quan hệ xã hội mang tính truyền thống, những mối quan tâm về chính sách bảo trợ xã hội, lợi ích có đ−ợc của các cơ quan từ việc phân bổ ngân sách nhà n−ớc, sự phân định không rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và trách nhiệm của ng−ời quản lý, v.v. đã không khuyến khích những ng−ời quản lý thu gọn bộ máy. Tiến hành nghiên cứu xã hội học nhằm chỉ ra tác động của các yếu tố kinh tế và văn hoá-xã hội đến vấn đề tinh giản biên chế sẽ là một đóng góp vào việc xây dựng chiến l−ợc tổng thể để tinh giản biên chế, nâng cao chất l−ợng đội ngũ công chức trong giai đoạn hiện nay. Về mặt chất l−ợng, trình độ và năng lực của đội ngũ công chức cũng ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của công cuộc Cải cách hành chính. Một bộ phận không nhỏ công chức còn thiếu hụt về tri thức và năng lực quản lý nền kinh tế thị tr−ờng, về luật pháp, về kỹ năng hành chính, ngoại ngữ, tin học, cũng nh− tri thức chuyên môn, nghiệp vụ. Để giải quyết vấn đề này, trong những năm qua Nhà n−ớc đã thực hiện nhiều hình thức đào tạo khác nhau đối với công chức. Tuy nhiên có một bất cập khác là một bộ phận công chức phải học quá nhiều lớp, với nội dung chồng chéo, gây tốn phí thời gian và ngân sách. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các ch−ơng trình bồi d−ỡng, trên cơ sở đó có hình thức đào tạo hợp lý, vừa cung cấp đ−ợc những kiến thức mới bổ ích về quản lý chuyên môn và hành chính, đồng thời giảm bớt đ−ợc thời gian học hành. Tiêu chuẩn công chức ch−a cụ thể, sự lẫn lộn giữa chức trách chuyên môn với chức trách của ng−ời quản lý lãnh đạo, cũng nh− chế độ thi ngạch công chức dựa trên quy định cơ cấu ngạch, đ−ợc áp dụng đồng loạt đối với mọi công chức, đã bộc lộ những bất hợp lý của nó, đặc biệt đối với các công chức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, y tế, và giáo dục. Việc thi nâng ngạch ch−a hoàn toàn gắn với nội dung, tính chất, và hiệu quả công việc nên ch−a bảo đảm lựa chọn đ−ợc các công chức phù hợp vào các vị trí chuyên môn và quản lý nhất định. Nhiều cán bộ khoa học có học hàm, học vị cao đã không đ−ợc h−ởng những mức l−ơng t−ơng xứng với trình độ chuyên môn của họ. Do đó, nảy sinh tình trạng là một số cán bộ không tập trung cho công việc, nâng cao trình độ chuyên môn mà chỉ lo theo học các lớp chính trị và quản lý bắt buộc để thi nâng ngạch (Chu Văn Thành và Hà Quang Ngọc 2001). Các nghiên cứu xã hội học có thể đi sâu hơn vào vấn đề này nhằm góp phần tìm ra giải pháp cho việc xây dựng tiêu chuẩn công chức hiện nay. Một vấn đề quan trọng khác là xây dựng và bồi d−ỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Chất l−ợng và hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở phụ thuộc tr−ớc hết vào đội ngũ cán bộ này. Đảng và Nhà n−ớc đã từ lâu quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho các cán bộ cơ sở nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất và năng lực. Nghị định 09/CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ tăng mức sinh hoạt phí cho cán bộ cơ sở, mở rộng đối t−ợng, quy định rõ các chức danh, giải quyết một b−ớc các chế độ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế, .v.v. b−ớc đầu tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hoạt động của họ. Tuy nhiên, do chính sách đối với cán bộ cơ sở ch−a đ−ợc xây dựng một cách đồng bộ nên đội ngũ cán bộ cơ sở ch−a phát huy hết đ−ợc tiềm năng để đóng góp vào công cuộc Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh 25 Cải cách hành chính. Trình độ kiến thức, năng lực, ph−ơng pháp làm việc của cán bộ cơ sở còn yếu về nhiều mặt. Cán bộ cơ sở nói chung ch−a đ−ợc đào tạo cơ bản về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, và quản lý nhà n−ớc. Một đặc điểm nữa là cán bộ cơ sở là do dân bầu, thay đổi th−ờng xuyên, không ổn định vì vậy họ cũng không chuyên chú vào học tập nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù nhìn chung ng−ời dân đánh giá tích cực đối với cán bộ cơ sở về sự trong sạch, sự hiểu biết pháp luật, về sự g−ơng mẫu trong việc chấp hành pháp luật và chính sách nhà n−ớc, v.v. vẫn có một bộ phận không nhỏ nhân dân cho rằng cán bộ lãnh đạo địa ph−ơng còn thiếu năng lực hoặc không có hiểu biết tốt về pháp luật (Viện Xã hội học 2001). Vì vậy, công tác đào tạo bồi d−ỡng cán bộ cơ sở là rất bức thiết hiện nay. Tuy nhiên, hình thức đào tạo nên nh− thế nào để vừa bảo đảm cho cán bộ lãnh đạo cơ sở cập nhật những chính sách mới và ph−ơng pháp công tác mới, đồng thời họ vẫn có thời gian để giải quyết những công việc bộn bề hàng ngày ở địa ph−ơng, là một vấn đề cần đ−ợc đặt ra. Ngoài ra, tiêu chuẩn chức danh cũng nh− các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cơ sở nh− thế nào là thích hợp để họ có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình? Làm thế nào để có thể khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ, có trình độ đại học, về công tác tại cơ sở? Một số khía cạnh vừa nêu rất cần có sự lý giải từ các nghiên cứu xã hội học. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ thiết thực góp phần xây dựng những chính sách nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ ở cơ sở “... có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đ−ờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà n−ớc, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân” nh− Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng lần thứ 5 (khóa 9) đòi hỏi, góp phần thực hiện tốt công cuộc Cải cách hành chính hiện nay. * * * Thực tiễn những năm qua cho thấy cần thiết phải có đánh giá một cách khoa học và toàn diện việc triển khai các b−ớc trong lộ trình thực hiện Cải cách hành chính. Tiến hành các nghiên cứu xã hội học về những vấn đề nảy sinh trong quá trình Cải cách hành chính sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu nêu trên, và các kết quả nghiên cứu đó có thể góp phần vào việc đề ra các giải pháp thúc đẩy nhanh hơn và có hiệu quả hơn quá trình Cải cách hành chính ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. UNDP 2001: Hiện đại hóa quản lý nhà n−ớc. 2. Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng lần thứ 8 (khóa 7), lần thứ 3 và 7 (khóa 8). 3. Báo cáo của Chính phủ do Thủ t−ớng Phan Văn Khải trình bày tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 9 với tiêu đề “Phát huy sức mạnh vật chất và trí tuệ, tinh thần của nhân dân là nguồn gốc của mọi thắng lợi”. Báo Sài gòn giải phóng, ngày 19/03/2002 4. Viện Xã hội học 2001: Báo cáo về Hệ thống chính trị cơ sở (Kết quả nghiên cứu) 5. Nguyễn Đức Thà: Thế nào là dịch vụ hành chính công? Báo Hà Nội mới ngày 26/4/2002, trang 2. Tài liệu 1. 6. Nguyễn Đức Thà: Khoán chi hành chính- b−ớc đi của cải cách quản lý. Báo Hà Nội mới ngày 8/5/2002, trang 2. Tài liệu 2. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện ... 26 7. Hồng Hải: Khi dịch vụ hành chính công đến với ng−ời dân. Báo Hà Nội mới ngày 26/4/2002, trang 1 và 2. 8. Nguyễn Văn Đạt: ý kiến l−ợc ghi nêu trong bài viết "Dịch vụ hành chính công: lợi và hại" của Phan Huy. Báo Lao động chủ nhật ngày 5/5/2002, trang 6. 9. Phạm Quang Lê: Chỉ có dịch vụ công cộng, không có dịch vụ hành chính công. Báo Lao động chủ nhật 5/5/2002, trang 1 và 6. 10. Chu Văn Thành và Hà Quang Ngọc: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức nhà n−ớc hiện nay. Tạp chí Cộng sản số 3, tháng 2-2001, trang 34-37. 11. Phạm Quang Nghị: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Hà Nam. Tạp chí Cộng sản số 5, tháng 3-2000, trang 12-16,30. Trên giá sách của nhà Xã hội học Tạp chí Xã hội học đã nhận đ−ợc sách của các nhà xuất bản, các tác giả sau đây gửi tặng. Cảm ơn các nhà xuất bản, các tác giả và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Tạp chí X∙ hội học • Pierre Ansart: Các trào l−u xã hội học hiện nay. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 2001, 217 tr. • Hoàng Hữu Bình: Các dân tộc ở miền núi phía Bắc Việt Nam và môi tr−ờng. Nxb Khoa học xã hội. 1998, 221 tr. • Fanklin Barbara A.K: Mở rộng tầm nhìn - Thay đổi vai trò giới ở Việt Nam: Báo cáo nghiên cứu, phân tích đối t−ợng truyền thông và chiến dịch truyền thông vì sự bình đẳng. Nxb. ủy ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam. 2001, 124 tr. • Indu Brushan, Erik Bloom, Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Hải Hữu: Vốn nhân lực của ng−ời nghèo ở Việt Nam. Nxb. Lao động - Xã hội. 2001, 134 tr. • Tống Văn Chung: Xã hội học nông thôn. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000, 415 tr. • Hà Ngân Dung (chủ biên): Các nhà xã hội học thế kỷ XX. Nxb. Khoa học xã hội. 2001, 353 tr. • Lê Cao Đoàn (chủ biên): Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp - nông nghiệp thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội. 2001, 461 tr. • Phạm Minh Hạc: Nghiên cứu con ng−ời và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb. Chính trị quốc gia. 2001. 338 tr. • Phạm Minh Hạc (chủ biên): Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà n−ớc về bảo vệ môi tr−ờng ở Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia. 2001, 275 tr. • Phạm Minh Hạc (chủ biên): Về phát triển toàn diện con ng−ời thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb. Chính trị quốc gia. 2001, 290 tr. • Francois Houtart, Geneviève Lemercinier (Hồ Hải Thụy dịch): Xã hội học về một xã ở Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội. 2001, 406 tr. • Lê Nh− Hoa: Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Nxb. Văn hóa Thông tin. 2001, 400 tr. • Nguyễn Thế Huệ: Dân số các dân tộc miền núi và Trung du Bắc Bộ từ sau đổi mới. Nxb. Văn hóa dân tộc. 2000, 270 tr. (Xem tiếp trang 61) Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2002_nguyenhuuminh_5089.pdf