Tài liệu Một số kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ diễn tập cấp trung, sư đoàn và đề xuất một số định hướng phát triển - Nguyễn Thái Học: Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 263
MỘT SỐ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN HỖ TRỢ DIỄN TẬP CẤP TRUNG, SƯ ĐOÀN VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nguyễn Thái Học1*, Nguyễn Văn Sơn2
Tóm tắt: Bài báo tập trung vào phân tích và đánh các yếu tố ảnh hưởng đến
thành công của một cuộc diễn tập có ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên kết quả
triển khai cho một đơn vị cấp sư đoàn. Tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng
tới kết quả triển khai hệ thống hỗ trợ diễn tập như:Công tác chuẩn bị; sự phối hợp
giữa các đơn vị tham gia diễn tập; các nội dung bảo đảm Công nghệ thông tin
(CNTT) và ứng dụng phần mềm; yếu tố then chốt quyết định thành công của diễn
tập: đơn vị thực hành diễn tập. Từ các phân tích đó, nhóm tác giả đê xuất một số
định hướng phát triển trong ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động diễn tập phù hợp
với trình độ sử dụng và xu thế hiện đại hóa của quân đội.
Từ khóa: Ứng dụng ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ diễn tập cấp trung, sư đoàn và đề xuất một số định hướng phát triển - Nguyễn Thái Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 263
MỘT SỐ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN HỖ TRỢ DIỄN TẬP CẤP TRUNG, SƯ ĐOÀN VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nguyễn Thái Học1*, Nguyễn Văn Sơn2
Tóm tắt: Bài báo tập trung vào phân tích và đánh các yếu tố ảnh hưởng đến
thành công của một cuộc diễn tập có ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên kết quả
triển khai cho một đơn vị cấp sư đoàn. Tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng
tới kết quả triển khai hệ thống hỗ trợ diễn tập như:Công tác chuẩn bị; sự phối hợp
giữa các đơn vị tham gia diễn tập; các nội dung bảo đảm Công nghệ thông tin
(CNTT) và ứng dụng phần mềm; yếu tố then chốt quyết định thành công của diễn
tập: đơn vị thực hành diễn tập. Từ các phân tích đó, nhóm tác giả đê xuất một số
định hướng phát triển trong ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động diễn tập phù hợp
với trình độ sử dụng và xu thế hiện đại hóa của quân đội.
Từ khóa: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quân sự; Tích hợp thông tin chỉ huy; Diễn tập.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện đất nước ta đang thực hiện quá trình đổi mới, kinh tế đã có
bước phát triển và cho phép từng bước hiện đại hoá Quân đội, có điều kiện đưa
trang thiết bị CNTT vào trang bị cho các đơn vị; do đó việc nghiên cứu đưa ứng
dụng CNTT vào công tác huấn luyện nói chung và diễn tập chỉ huy – cơ quan cấp
trung, sư đoàn nói riêng là để nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
là một nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay.
Trong những năm gần đây, quân đội ta đã từng bước áp dụng CNTT vào nhiệm
vụ huấn luyện diễn tập các cấp. Diễn tập cấp chiến lược: MB02, MN04, MT08,
TN10,...; Diễn tập cấp chiến dịch: QK3(1998), QK9(2001), QĐ1(2004,2010),...;
Diễn tập cấp chiến thuật: f309/QĐ4 năm 2009 tại Mây Tào; f312/QĐ1 năm 2010
tại Thái Nguyên, f308/QĐ1 năm 2011,...; Diễn tập phòng thủ khu vực các tỉnh
thành như: TN02, ĐN06, HN07,...
Qua từng cuộc diễn tập, vai trò của việc ứng dụng CNTT ngày được nâng lên.
Năm 1998, trong cuộc diễn tập PT98 bắt đầu sử dụng các thiết bị trình chiếu, năm
2002 diễn tập cấp chiến dịch tại Học viện Quốc phòng sử dụng máy tính, máy
chiếu và mạng nội bộ trong việc kết nối giữa Sở chỉ huy và các khung tập. Đến
tháng 12/2009, tại cuộc diễn tập bắn đạn thật của f309/QĐ4 đã sử dụng đã triển
khai hệ thống mạng ADSL kết nối SCH trung tâm và các đơn vị ở xa (đến 5km)
thông qua hệ thống đường dây điện thoại quân sự và đưa vào khai thác các phần
mềm ứng dụng như: truyền nhận điện thư, truyền các loại bản đồ và hình ảnh [2].
Phối hợp với Cục Quân huấn-Bộ Tổng tham mưu, cuối năm 2012 và đầu năm
2013 Viện Công nghệ thông tin đã đã triển khai hệ thống hỗ trợ diễn tập thực
địa tại hai đơn vị là f325/QĐ2 và f3/QK1 gồm máy tính kết nối mạng giữa các
đầu mối diễn tập ở xa với Sở chỉ huy, máy chiếu, camera cùng với các phần
mềm ứng dụng soạn thảo văn kiện trên bản đồ số, sa bàn ảo 3D, truyền nhận
Công nghệ thông tin
N. T. Học, N. V. Sơn, “Một số kết quả triển khai một số định hướng ứng dụng.” 264
điện thư quân sự. Đây là cuộc diễn tập ứng dụng CNTT được đánh giá là đạt
được những thành công nhất định khi đưa một loạt các thiết bị và phần mềm
ứng dụng hỗ trợ diễn tập.
2. GIỚI THIỆU DIỄN TẬP MỘT BÊN HAI CẤP CÓ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI f325/QĐ2
2.1. Mô hình diễn tập
Cuối năm 2012, Viện Công nghệ thông tin phối hợp với Cục Quân huấn đưa
ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ diễn tập hiệp đồng quân binh chủng tại
f325/QĐ2 trên thực địa. Theo như thiết kế, mô hình diễn tập có ứng dụng CNTT
được áp dụng cho cuộc diễn tập như:
Hình 1. Mô hình diễn tập một bên hai cấp.
Trong mô hình trên:
- Ban chỉ đạo, đạo diễn: là bộ phận trực tiếp chỉ đạo giám sát hoạt động diễn
tập, đưa ra các tình huống cho các bộ phận thực hành diễn tập và đánh giá nhận xét
- Đơn vị thực hành diễn tập cấp 1: Cấp sư đoàn gồm Chỉ huy sư đoàn và các
cơ quan sư đoàn: tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật thực hiện các hoạt động
diễn tập theo kịch bản, xử lý các tình huống do Ban chỉ đạo diễn tập nêu ra và trực
tiếp chỉ huy các đơn vị cấp trung đoàn trong quá trình xử lý tình huống diễn tập.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 265
- Đơn vị thực hành diễn tập cấp 2: Cấp trung đoàn thực hiện các nhiệm vụ
của sư đoàn, thực hiện các hành động tác chiến và báo cáo kết quả lên sư đoàn.
Để phục vụ diễn tậpViện Công nghệ thông tin đã triển khai hệ thống hỗ trợ
gồm:
- Hạ tầng công nghệ thông tin gồm:
o Hệ thống mạng máy tính kết nối SCH.
o Máy chủ cơ sở dữ liệu và bản đồ; các máy trạm tại Ban chỉ đạo diễn
tập và các đầu mối đơn vị sư đoàn và trung đoàn.
o Máy chiếu phục vụ trình chiếu và báo cáo.
o Camera giám sát tích hợp truyền âm thanh.
- Phần mềm hỗ trợ diễn tập:
o Phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn kiện tác chiến.
o Phần mềm sa bàn ảo 3D phục vụ giao nhiệm vụ và hiệp đồng giữa các
bộ phận.
2.2. Phân tích các kết quả đạt được
Triển khai hệ thống mạng: Giải pháp sử dụng đường truyền bằng cáp điện
thoại quân sự trên nền tảng công nghệ ADSL có giới hạn băng thông 5Mbps về cơ
bản đáp ứng các yêu cầu truyền dữ liệu văn bản và bản đồ tác nghiệp nhưng hình
ảnh camera chưa thực sự ổn định.
Hệ thống trang bị CNTT: Trang bị chủ yếu là máy tính hoạt động khá hiệu quả
và ổn định. Tuy nhiên do điều kiện đảm bảo về điện năng ngoài thực địa khó khăn
nên số lượng đáp ứng còn hạn chế. Hệ thống camera giám sát đã hỗ trợ Ban chỉ
đạo diễn tập có thể nắm bắt được toàn bộ các hoạt động diễn tập, kịp thời chỉ đạo,
ra tình huống và đánh giá một cách chính xác các đơn vị tham gia diễn tập.
Hệ thống phần mềm ứng dụng với các chức năng chính:
o Quản lý danh sách, phân vai cho cán bộ tham gia diễn tập.
o Quản lý danh sách các loại văn kiện sử dụng trong diễn tập ở tất cả các
cấp.
o Quản lý các giai đoạn diễn tập, các vấn đề huấn luyện trong từng giai
đoạn, gắn văn kiện theo thời gian vấn đề huấn luyện.
o Quy trình soạn thảo, phê duyệt, gửi và nhận thực hiện theo mô hình
thực tế gồm soạn thảo thuyết minh, tác nghiệp và báo cáo trên bản đồ
số.
o Cấp trên luôn theo dõi, giám sát kết quả soạn thảo văn kiện của các cấp
dưới.
Đánh giá chung, hệ thống phần mềm cơ bản đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
nghiệp vụ của các bộ phận. Tuy nhiên, cần cải thiện hiệu năng, trình tự thao tác
cho thuận tiện và phù hợp trình độ cán bộ ở đơn vị, nhất là đối với công cụ hỗ trợ
tác nghiệp bản đồ.
Công nghệ thông tin
N. T. Học, N. V. Sơn, “Một số kết quả triển khai một số định hướng ứng dụng.” 266
Hình 2. Sơ đồ bố trí mạng tại thực địa.
3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ MỘT
CUỘC DIỄN TẬP CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Qua thực tế triển khai, ứng dụng CNTT cho hoạt động diễn tập cũng cần phải
bám theo các giai đoạn [1], để có được những thành công cần làm tốt các công tác
sau đây:
3.1. Công tác chuẩn bị
Đây là giai đoạn mang tính quyết định đến hiệu quả của cuộc diễn tập có ứng
dụng công nghệ thông tin. Những công việc chính cần làm trong giai đoạn chuẩn
bị gồm:
3.1.1. Khảo sát
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 267
Được tiến hành chậm nhất ở thời điểm T0-14 ngày (T0 là thời điểm bắt đầu
diễn tập)
Khảo sát khu vực diễn tập: Khảo sát toàn bộ các địa điểm diễn tập ngoài thực
địa gồm các sở chỉ huy trung - sư đoàn, vị trí Ban chỉ đạo diễn tập. Kết quả khảo
sát phải xác định được các vị trí lắp đặt thiết bị, khoảng cách giữa các sở chỉ huy từ
đó xây dựng bản vẽ bố trí thiết bị, lên danh sách thiết bị cần thiết phục vụ diễn tập.
Khảo sát nhân lực tham gia diễn tập: Căn cứ vào số lượng đầu mối tham gia
diễn tập, mỗi đơn vị đầu mối bố trí ít nhất 01 cán bộ, tại Ban chỉ đạo có ít nhất 03
cán bộ vận hành hệ thống công nghệ thông tin. Việc khảo sát này tập trung khảo
sát trình độ, khả năng tiếp nhận và vận hành của cán bộ tại đơn vị. Kết quả khảo
sát phải xác định được danh sách cán bộ tham gia tập huấn và thời gian tập huấn
vận hành hệ thống phần cứng và sử dụng phần mềm.
3.1.2. Triển khai hạ tầng công nghệ thông tin
Tiến hành chậm nhất ở thời điểm T0-7, nội dung công việc gồm:
- Triển khai hệ thống phần cứng: máy tính, máy chiếu, camera, hệ thống
đường truyền. Trường hợp hệ thống phần cứng chưa có sẵn phải liên hệ và ký hợp
đồng mua sắm với đơn vị cung cấp thiết bị nhưng phải đảm bảo thiết bị sẵn sàng
triển khai ở thời điểm T0-7.
- Cài đặt, cấu hình các thiết bị phần cứng.
- Cài đặt các phần mềm ứng dụng phục vụ diễn tập và vận hành thử nghiệm tại
khu vực diễn tập.
3.1.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Bắt đầu chậm nhất ở thời điểm T0-7, thời gian huấn luyện phụ thuộc vào trình
độ của cán bộ tại đơn vị từ 2-4 ngày. Sau khi đào tạo phải đảm bảo cán bộ có thể
thao tác và sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ diễn tập.
3.2. Sự phối hợp của các thành phần tham gia diễn tập
Cục Quân huấn: Đóng vai trò quyết định cho việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong diễn tập. Vai trò chính của Cục là tổ chức, điều hành, xây dựng kế hoạch
thực hiện và triển khai cho các bộ phận trong giai đoạn chuẩn bị. Kiểm tra đánh giá
chất lượng của các nội dung công việc trong quá trình thực hiện.
Viện Công nghệ thông tin: Là đơn vị chính triển khai các hệ thống công nghệ
thông tin hỗ trợ diễn tập. Nội dung thực hiện của Viện gồm:
- Cùng với Cục Quân huấn khảo sát các vị trí diễn tập, xây dựng sơ đồ thiết
kế và xác định danh sách thiết bị cần thiết.
- Phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị triển khai tại các vị trí diễn tập tại
thực địa.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ diễn tập cho cán
bộ của đơn vị. Tư vấn và hỗ trợ tại chỗ cho cán bộ đơn vị trong quá trình thực hành
diễn tập
Công nghệ thông tin
N. T. Học, N. V. Sơn, “Một số kết quả triển khai một số định hướng ứng dụng.” 268
Đơn vị cung cấp, đảm bảo hạ tầng thiết bị: Đảm bảo thiết bị cung cấp đúng
tiến độ, chủng loại và chất lượng.
Đơn vị thực hành diễn tập: đây là đơn vị quyết định thành công của việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong diễn tập. Sự thành công phụ thuộc vào các yếu tố:
- Sự quyết tâm và đánh giá đúng tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong diễn tập của lãnh đạo chỉ huy đơn vị.
- Khả năng phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ các bộ phận khác như Viện Công nghệ
thông tin, đơn vị cung cấp thiết bị trong giai đoạn chuẩn bị cũng như thực hành
diễn tập.
4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG PHÁT TRIỂN
ỨNG DỤNG CNTT HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DIỄN TẬP
Hiện nay, ứng dụng CNTT trong diễn tập vẫn đang dừng lại ở giai đoạn chuẩn
bị mà chưa phát huy được vai trò trong giai đoạn thực hành chiến đấu. Trong bối
cảnh về các cuộc chiến tranh trên thế giới đã ứng dụng công nghệ với mức độ tích
hợp thông tin cao, CNTT cần phát huy hơn nữa tiềm năng và vai trò của nó. Sau
đây, chúng tôi xin đề xuất một số định hướng phát triển hệ thống CNTT hỗ trợ các
hoạt động diễn tập tiệm cận với các điều kiện chiến đấu thực tế.
4.1. Xây dựng hạ tầng kết nối và trang bị thông tin có năng lực cao, linh hoạt,
ổn định và an toàn
Hạ tầng kết nối và trang bị thông tin đóng vai trò quan trọng trong tác nghiệp,
truyền đạt mệnh lệnh, văn kiện, theo dõi và giám sát từ xa. Một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực hạ tầng thông tin bao gồm:
- Giữa các sở chỉ huy, sử dụng công nghệ kết nối bằng cáp quang, có các bộ
mã hóa và giải mã thông tin trên đường truyền.
- Trong từng khu vực sử dụng các công nghệ mạng cục bộ tốt nhất hiện nay
như đường truyền hữu tuyến có tiêu chuẩn cao, thiết bị switch chuẩn công nghiệp.
Xem xét đưa vào sử dụng các bộ thu phát mạng không dây tốc độ cao với điều kiện
đảm bảo mọi dữ liệu truyền phát được mã hóa an toàn, đây sẽ là giải pháp linh hoạt
và nhanh chóng trong trường hợp triển khai ngoài thực địa.
- Trong giai đoạn thực hành chiến đấu, có thể sử dụng các phương tiện truyền
thông sóng ngắn để truyền tải thông tin từ thực địa về sở chỉ huy. Về lâu dài cần
nghiên cứu giải pháp sử dụng giao thức truyền thông riêng cho các giao dịch trong
mạng diễn tập để đảm bảo an toàn tốt nhất.
- Trang bị thông tin nên đầu tư tinh gọn, triển khai cơ động linh hoạt nhưng
vẫn đảm bảo tính ổn định như sử dụng máy tính xách tay chuẩn quân sự, màn hình
LCD thay cho máy chiếu, truyền dẫn không dây bảo mật thay cho có dây, v.v
4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quân sự đầy đủ, có tính cập nhật
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 269
Cơ sở dữ liệu đóng vai trò vừa là nơi lưu trữ, vừa là nguồn cung cấp thông tin
cho toàn bộ hệ thống, giúp người tập nghiên cứu, tác nghiệp, đánh giá và ra các
quyết định. Các cơ sở dữ liệu cần xây dựng gồm có:
- Cơ sở dữ liệu về thông tin biên chế, tổ chức của các đơn vị chiến đấu, tính
năng tác dụng các hệ thống vũ khí, phương tiện, khí tài của cả hai bên.
- Cơ sở dữ liệu thông tin về địa hình, địa vật, kinh tế-xã hội dưới dạng có cấu
trúc (vector) và phi cấu trúc (raster).
- Cơ sở dữ liệu về tổ chức, chỉ huy, điều hành, tác nghiệp của cuộc diễn tập.
Các cơ sở dữ liệu trên được quản lý tập trung, được bảo mật theo nhiều hình
thức và cấp độ.
4.3. Xây dựng các phần mềm chuyên dụng bám sát yêu cầu nghiệp vụ của các
thành phần tham gia diễn tập
Đây là thành tố không thể thiếu trong hệ thống CNTT hỗ trợ diễn tập. Các ứng
dụng phần mềm cần đáp ứng nghiệp vụ chính sau:
- Tổ chức và quản lý khung tập, tạo môi trường tập luyện, phân vai diễn bám
sát theo tổ chức biên chế đội hình diễn tập, kết nối với trang bị thông tin phụ trợ để
chỉ đạo, giám sát, theo dõi cuộc diễn tập.
- Phần mềm hỗ trợ công cụ soạn thảo văn kiện và tác nghiệp bản đồ, có thể
thực hiện song song, tích hợp các công cụ truyền và nhận văn kiện bằng nhiều định
dạng dữ liệu khác nhau. Nội dung tác nghiệp cần được kết nối với các cơ sở dữ
liệu như bản đồ, biên chế tổ chức, tính năng vũ khí trang bị.
- Phần mềm hỗ trợ xây dựng hoặc nhanh chóng chuyển đổi nội dung tác
nghiệp từ bản đồ 2D sang sa bàn địa hình 3D, kết hợp cơ sở dữ liệu địa hình và ảnh
vệ tinh cung cấp thông tin và khả năng quan sát thực địa tốt nhất. Trong giai đoạn
thực hành chiến đấu, các dữ liệu truyền về từ thực địa được hiển thị tức thời trên sa
bàn để kịp thời chỉ huy, điều hành.
- Hỗ trợ các công cụ tính toán chuyên ngành bảo đảm hậu cần - kỹ thuật[3],
các bài toán tính toán cho các binh chủng ngành như tính toán hỏa lực hay vị trí
triển khai khí tài trang bị trên địa hình phát huy tối đa hiệu quả, v.v.
5. KẾT LUẬN
Trên đây là những nhận định của nhóm tác giả sau khi đã trực tiếp tham gia
triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động diễn tập. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào mọi giai đoạn của cuộc diễn tập chắc chắn sẽ nâng
cao hiệu quả, giúp cho cán bộ chiến sĩ từng bước tiếp cận với phương pháp làm
việc ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động tác chiến. Những định hướng phát
triển hệ thống CNTT tiếp theo sẽ là bước đệm quan trọng tiến tới việc xây dựng
các sở chỉ huy hiện đại có mức độ tích hợp thông tin cao, phù hợp với xu thế hiện
đại hóa và phát triển của quân đội ta.
Công nghệ thông tin
N. T. Học, N. V. Sơn, “Một số kết quả triển khai một số định hướng ứng dụng.” 270
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Thủ trưởng, các cơ quan và phòng
chuyên môn trong Viện Công nghệ thông tin đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến xây dựng trong
quá trình triển khai ứng dụng tại đơn vị. Đồng thời, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới
tập thể Phòng Chiến thuật/ Cục Quân huấn/BTTM đã nhiệt tình ủng hộ, đóng góp ý kiến
để hoàn chỉnh các ứng dụng CNTT đáp ứng các nhu cầu đặt ra của hoạt động diễn tập
của quân đội ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cục Quân huấn/BTTM, “Hướng dẫn công tác tham mưu diễn tập,” NXB
Quân đội nhân dân (1999).
[2]. Nguyễn Hữu Tuấn, Đặng Việt Châu, “Giải pháp CNTT phục vụ huấn luyện
diễn tập CH-CQ trung-sư đoàn trên mạng máy tính,” Tài liệu giới thiệu giải
pháp (2011).
[3]. Phùng Văn Luận, “Diễn tập chỉ huy tham mưu kỹ thuật,” Giáo trình huấn
luyện (2015).
ABSTRACT
RESULTS OF DEPLOYMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY
EXERCISE SUPPORT SYSTEM IN THE MILITARY AND PROPOSING A
NUMBER OF DEVELOPMENT DIRECTIONS
The paper focuses on the analysis and evaluation of the factors
affecting the success of an exercise applied information technology. The
evaluation based on the results of deployment exercise support system for
a division. The authors found that there are many factors affecting the
deployment results exercise support systems such as: preparation; the
cooperation between the units in the exercise; the Information Technology
factors; the key to the success: exercise practice unit.
From these analyzes, authors have developed a number of
development orientations for IT applications that support the maneuver in
accordance with our military usage and modernization trends.
Keywords: Information Technology in Military; Integrated command information; Army exercise.
Nhận bài ngày 16 tháng 8 năm 2018
Hoàn thiện ngày 06 tháng 10 năm 2018
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 11 năm 2018
Địa chỉ: 1 Phòng Hệ thông tin địa lý/ Viện Công nghệ thông tin/ Viện KH-CN quân sự;
2 Ban kế hoạch/ Viện Công nghệ thông tin/ Viện KH-CN Quân sự.
* Email: hocnt1978@gmail.com (Nguyễn Thái Học).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28_hoc_4983_2150593.pdf