Tài liệu Một số kết quả của dự án khuyến nông: “xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ”: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
910
MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH
PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH CHẾT NHANH, BỆNH CHẾT CHẬM HỒ
TIÊU TẠI TÂY NGUYÊN VÀ ĐÔNG NAM BỘ”
Nguyễn Văn Liêm1, Lê Thu Hiền1, Hà Minh Thanh1,
Phạm Ngọc Dung1, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh1
1Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Việc xây dựng các mô hình phòng trừ tổng hợp (PTTH) bệnh chết nhanh và bệnh váng lá
chết chậm hồ tiêu đã được thực hiện ở các tỉnh trồng tiêu thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam
bộ từ năm 2015. Trong các mô hình, các giải pháp quản lý tổng hợp bệnh hại hồ tiêu đã được áp
dụng toàn diện và đồng bộ theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây được, điều kiện thời tiết và
mức độ gây hại của bệnh. Cây tiêu trong các vườn mô hình sinh trưởng phát triển tốt. Hiệu quả phòng
trừ nấm Phytophthora spp., gây bệnh chết nhanh đạt từ 69,2 đến 100%, nấm Fusarium sp. đạt từ
55,5 đến 86,1%; hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 53...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả của dự án khuyến nông: “xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
910
MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH
PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH CHẾT NHANH, BỆNH CHẾT CHẬM HỒ
TIÊU TẠI TÂY NGUYÊN VÀ ĐÔNG NAM BỘ”
Nguyễn Văn Liêm1, Lê Thu Hiền1, Hà Minh Thanh1,
Phạm Ngọc Dung1, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh1
1Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Việc xây dựng các mô hình phòng trừ tổng hợp (PTTH) bệnh chết nhanh và bệnh váng lá
chết chậm hồ tiêu đã được thực hiện ở các tỉnh trồng tiêu thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam
bộ từ năm 2015. Trong các mô hình, các giải pháp quản lý tổng hợp bệnh hại hồ tiêu đã được áp
dụng toàn diện và đồng bộ theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây được, điều kiện thời tiết và
mức độ gây hại của bệnh. Cây tiêu trong các vườn mô hình sinh trưởng phát triển tốt. Hiệu quả phòng
trừ nấm Phytophthora spp., gây bệnh chết nhanh đạt từ 69,2 đến 100%, nấm Fusarium sp. đạt từ
55,5 đến 86,1%; hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 53,5 đến 83,7%, tuyến trùng trong rễ
đạt từ 53,2 to 79,9%. Năng suất và lợi nhuận của vườn mô hình cao hơn đối chứng lần lượt tương
ứng là 18 đến 22% và 17,7 đến 22,3%. Thu nhập của người trồng tiêu tăng khoảng 132.092.000 đến
149.492.000 đồng/ha .
Từ khóa: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, hồ tiêu, hiệu quả, phòng trừ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay bệnh chết nhanh và bệnh chết
chậm trên hồ tiêu đang gây thành dịch lớn và
gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất hồ tiêu
ở các tỉnh trồng hồ tiêu thuộc khu vực Tây
Nguyên và Đông Nam bộ. Đặc biệt, tại tỉnh
Gia Lai, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm đã
hủy diệt nhiều vườn tiêu, thậm trí có những địa
phương đứng trước nguy cơ xóa sổ cây hồ tiêu.
Việc phòng trừ có hiệu quả và bền vững bệnh
chết nhanh, chết chậm hồ tiêu đang là đòi hỏi
cấp bách của sản xuất (Nguyễn Thị Chúc
Quỳnh và nnk, 2014, 2015; Viện Bảo vệ thực
vật, 2014, 2015). Biện pháp chủ yếu trong
phòng trừ các bệnh này hiện nay ở các vùng
trồng tiêu vẫn là sử dụng thuốc hóa học. Tác
nhân gây các bệnh hại tiêu này tập trung chủ
yếu ở vùng rễ cây nên việc phòng trừ bệnh là
rất khó khăn, lượng thuốc hóa học sử dụng quá
nhiều, gây ô nhiễm môi trường, làm thoái hóa
đất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sản
xuất và chất lượng nông sản (Phạm Ngọc Dung
và nnk, 2008).
Để việc phòng trừ các bệnh hại hồ tiêu
nói trên thật sự hiệu quả cần phải áp dụng đồng
bộ các biện pháp và phải có những biện pháp
xử lý phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng
của cây tiêu, từng điều kiện thời tiết và với mỗi
mức độ gây hại của bệnh. Bài báo này giới
thiệu kết quả ứng dụng các biện pháp phòng
trừ tổng hợp (PTTH) bệnh chết nhanh, bệnh
chết chậm trên cây hồ tiêu ở các mô hình của
dụ án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô
hình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh và
bệnh chết chậm hồ tiêu tại Tây Nguyên và
Đông Nam bộ” do Viện Bảo vệ thực hiện trong
năm 2015.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Sáu mô hình trình diễn quy trình PTTH
bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm được xây
dựng tại 6 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và
Đông Nam bộ (mỗi tỉnh 01 mô hình), gồm:
Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Bình Phước,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng diện tích
quy mô mô hình năm 2015 là 90 ha.
Các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật được
Viện Bảo vệ thực vật triển khai áp dụng thực
hiện tại các mô hình gồm:
“Quy trình kỹ thuật
phòng chống bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm
hại hồ tiêu” (Quy trình tạm thời) (Công văn số
371/BVTV - QLSVGHR ngày 06/03/2015 của
Cục Bảo vệ thực vật) và “Hướng dẫn kỹ thuật
phòng trừ bệnh hại hồ tiêu” (Văn bản số
185/BVTV-QLSVGHR, ngày 01/02/2016 của
Cục Bảo vệ thực vật).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
911
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Viện Bảo vệ thực vật phối hợp với
Trung tâm Khuyến nông hoặc chi cục Bảo vệ
thực vật các tỉnh để lựa chọn điểm, hộ nông
dân, giám sát thực hiện và đánh giá chất lượng
mô hình.
Lựa chọn điểm xây dựng mô hình: các
vùng sản xuất có dịch bệnh chết nhanh và bệnh
chết chậm gây hại cây hồ tiêu. Vườn cây hồ
tiêu giai đoạn kinh doanh, 1/2 số vườn có tỷ lệ
bệnh 5%.
Chỉ tiêu đánh giá gồm: tỷ lệ (%) bệnh
chết nhanh, bệnh chết chậm ở các vườn mô
hình và đối chứng trước và sau khi áp dụng các
biện pháp phòng trừ tổng hợp; năng suất và
hiệu quả kinh tế của các mô hình.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Địa điểm và quy mô năm 2015
Tổng số 6 mô hình với tổng diện tích là
90 ha đã được xây dựng tại 18 điểm trình diễn
ở 29 xã thuộc 13 huyện của 6 tỉnh trong vùng
triển khai dự án đã được xây dựng trong năm
2015 và đang được tiếp tục duy trì trong các
năm tới (Bảng 1).
Bảng 1. Quy mô mô hình trình diễn thực hiện ở các địa phương năm 2015
TT Địa điểm thực hiện mô hình
Số điểm
trình diễn
Kế hoạch
(ha)
Thực hiện
(ha)
Tổng số hộ
tham gia
1
Tỉnh Đăk Nông 3 15 15 15
Huyện Đak Song 2 10 10 10
Huyện Cư jut 1 5 5 5
2
Tỉnh Đăk Lăk 3 15 15 15
Huyện Cư Kuin 1 10 5 5
Eahleo 3 10 5 10
3
Tỉnh Gia Lai 3 15 15 15
Huyện Chư Sê 1 5 5 5
Huyện Chư pứ 1 5 5 5
Huyện Chư Brong 1 5 5 5
4
Tỉnh Bình Phước 3 15 15 15
Huyện Bình Long 1 5 5 5
Huyện Hớn Quản 2 10 10 10
5
Tỉnh Đồng Nai 3 5 15 15
Huyện Xuân Lộc 2 5 10 10
Huyện Cẩm Mỹ 1 5 5 5
6
Tỉnh Bà Rịa-VT 3 15 15 15
Huyện Châu Đức 2 10 10 10 (18)
Huyện Xuyên Mộc 1 5 5 5
Tổng số 18 90 90 90 (97)
3.2. Hiệu quả phòng trừ bệnh chết nhanh
trên cây hồ tiêu
Kết quả kiểm tra mật độ nấm
Phytophthora (là tác nhân gây bệnh chết nhanh
cây hồ tiêu) trong đất trồng hồ tiêu ở các vườn
mô hình ít hơn hẳn các vườn đối chứng cho
thấy hiệu quả các biện pháp phòng trừ tổng hợp
(PTTH) đã làm giảm tỷ lệ bẫy nhiễm nấm
Phytophthora từ 69,2 đến 100%. Việc áp dụng
mô hình PTTH bệnh chết nhanh hồ tiêu tại các
tỉnh trồng tiêu ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ
đã làm giảm rõ rệt mức độ gây hại của bệnh
trên nhanh hồ tiêu do nấm Phytophthora spp.
gây ra, hiệu quả phòng trừ đạt từ 38,0 – 96,5%,
hiệu quả phổ biến đạt trên 70% sau 7 tháng áp
dụng biện pháp PTTH (Bảng 2).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
912
Bảng 2. Hiệu quả áp dụng PTTH đến tỷ lệ bệnh chết nhanh trên đồng ruộng tại các vườn mô hình
ở một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ năm 2015
TT Địa điểm triển khai mô hình
Tỷ lệ bệnh chết nhanh (%) HQPT
(%)
Sau 7
tháng
TXL
(4/2015)
Sau xử lý (SXL)
3 tháng (7/2015) 5 tháng (9/2015) 7 tháng (12/2015)
MH ĐC MH ĐC MH ĐC
1 Đắk Nông
1.1 Nâm N'Jang, Đăk Song 2,9 2,9 3,2 3,1 4,3 3,3 11,7 71,8
2 Đắk Lắk
2.1 EaNing, Cu kuin 2,4 0,1 3,8 0,2 10,2 0,5 12,6 93,0
2.2 EaKhal, EaHleo 7,9 0,3 3,8 0,5 10,2 0,8 12,6 96,5
3. Gia Lai
3.1 Mô hình Chư Sê 2,8 2,8 2,8 3,0 5,7 3,4 6,4 46,9
3.2 Mô hình Chư Pưh 2,4 2,4 2,8 3,2 5,7 3,4 6,4 38,0
4 Bình Phước
4.1 Thanh An, Hớn Quản 1,7 1,7 1,7 1,8 2,7 2 9 77,8
4.2 Thanh Bình, Bình Long 2,6 2,6 4,6 3,0 8,4 3,2 11,3 71,7
5 Đồng Nai
5.1 Xuân Thọ, Xuân Lộc 2,1 2,1 2,1 2,1 3,3 2,6 11,1 76,6
5.2 Lâm San, Cẩm Mỹ 1,5 1,5 1,9 1,5 2,3 1,6 8,7 81,6
6 Bà Rịa – Vũng Tàu
6.1 Hòa Bình, Xuyên Mộc 1,5 1,5 2,0 1,9 4,3 2,8 10,1 72,3
3.3. Hiệu quả phòng trừ bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
Bảng 3. Hiệu quả phòng PTTH đến tỷ lệ bệnh vàng lá chết chậm trên đồng ruộng ở các vườn mô
hình tại một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và Đông Nam bộ năm 2015
T
T
Địa điểm triển khai
mô hình
Tỷ lệ bệnh vàng lá chết chậm (%). HQPT
(%)
Sau 7
tháng
TXL
(4/2015)
Sau xử lý (SXL)
3 tháng (7/2015) 5 tháng (9/2015) 7 tháng (12/2015)
MH ĐC MH ĐC MH ĐC
1 Đắk Nông
1.1 Nâm N'Jang, Đăk Song 12,3 12 12,3 6,7 10,8 2,3 8,2 72,0
2 Đắk Lắk
2.1 EaNing, Cu kuin 34,8 27,6 36,8 13,2 26,8 17,2 37,6 -
2.2 EaKhal, EaHleo 28,4 14,0 36,8 6,4 26,8 7,6 37,6 -
3 Gia Lai
3.1 Mô hình Chư Pưh 16,8 16,8 20,4 16,0 20,2 11,8 20,8 39,2
3.2 Mô hình Chư Prông 18,0 18,0 20,4 18,0 20,2 11,2 20,8 46,2
4 Bình Phước
4.1 Thanh An, Hớn Quản 31,5 28,2 31,5 10,5 25,8 5,3 18,5 71,4
4.2 An Khương, Hớn Quản 19,7 19,5 19,7 8,1 15,2 2,7 11,8 77,1
Xã Thanh Bình, huyện Bình Long
4.3 Nguyễn Thị Oanh 15,4 15,4 17,2 12,4 17,0 4,3 15,3 71,9
4.4 Phạm Đức Thanh 26,7 27,3 32,2 22,6 23,2 5,7 21,8 73,9
5 Đồng Nai
5.1 Xuân Thọ, Xuân Lộc 14,1 14,1 14,1 11,3 11,9 3,1 11,9 73,9
5.2 Suối Cao, Xuân Lộc 15,8 15,8 15,8 8,6 11,6 2 9,1 78,0
6 Bà Rịa – Vũng Tàu
Xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc
6.1 Lê Văn Quyền 25,7 25,0 25,7 19,4 24,3 5,7 23,9 76,2
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
913
Năm 2015, tại khu vực Tây Nguyên và
Đông Nam bộ, do điều kiện thời tiết khô hạn
kéo dài nhiều nên bệnh vàng lá chết chậm cây
hồ tiêu phát sinh và gây hại nặng. Việc áp dụng
PTTH đã cho hiệu quả phòng trừ loại nấm
Fusarium sp. trong đất gây bệnh chết chậm cây
hồ tiêu đạt 64,17 – 94,1%.
Hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong đất
của các biện pháp PTTH ở các vườn mô hình
cũng biến động rất lớn tùy thuộc vào từng vườn
và địa phương. Sau 7 tháng áp dụng, hiệu quả trừ
tuyến trùng trong đất đạt từ 43,3 đến 83,7%.
Việc áp dụng các biện pháp PTTH bệnh
chết chậm đã cho hiệu quả rõ rệt trong việc làm
giảm mật độ tuyến trùng trong rễ hồ tiêu ở các
vườn mô hình, đạt từ 46,9 đến 84,9%
Việc áp dụng các biện pháp PTTH bệnh
chết chậm đã cho hiệu quả rõ rệt trong việc làm
giảm tỷ lệ trụ tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm ở
các vườn mô hình. Hiệu quả phòng trừ bệnh
vàng lá chết chậm sau 7 tháng áp dụng các biện
pháp PTTH đạt từ 39,2 đến 78,6% (Bảng 3).
3.4. Hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của mô hình
Bảng 4. Hiệu quả tăng năng suất và giá trị thu hoạch hồ tiêu của mô hình so với đối chứng tại
một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ (2015)
Địa điểm TT HQKT Mô hình Đối chứng Tăng so ĐC
Đăk Nông
1 Năng suất ước tính
(kg tiêu khô/trụ)
3 2,3
2 Năng suất giám định
(Ước tính kg tiêu khô/ha)
4.800 3.700 1.100
(22,92%)
3 Đơn giá (đồng/tấn) 1.700 1.700 -
4 Tổng thu ước tính (đ)(2x3) 816.000.000 629.000.000 149.492.000
5 Tổng chi (đ) (Bảng ) 146.908.000 109.400.000
6 Lãi thuần(đ) (3-4) 669.092.000 519.600.000 149.492.000 (22,34%)
Bình
Phước
1 Năng suất ước tính
(kg tiêu khô/trụ)
2,7 2,2 18 – 22%
2 Năng suất giám định
(Ước tính kg tiêu khô/ha)
4.300 3.500 800
(18,6%)
3 Đơn giá (đồng/tấn) 1.700 1.700 -
4 Tổng thu ước tính (đ)(2x3) 731.000.000 669.092.000 136.000.000 (18,6%)
5 Tổng chi (đ) (Bảng ) 134.408.000 104.000.000 30.408.000
6 Lãi thuần(đ) (3-4) 596.592.000 491.000.000 105.592.000 (17,7%)
Đồng Nai
1 Năng suất ước tính
(kg tiêu khô/trụ)
3 2,4 18 – 22%
2 Năng suất giám định
(Ước tính kg tiêu khô/ha)
4.800 3.840 960
(20%)
3 Đơn giá (đồng/tấn) 1.700 1.700 -
4 Tổng thu ước tính (đ)(2x3) 864.000.000 691.200.000 172.800.000 (20%)
5 Tổng chi (đ) (Bảng ) 134.908.000 103.200.000 40.708.000
6 Lãi thuần(đ) (3-4) 720.092.000 588.000.000 132.092.000
(18,34%)
Chi phí sản xuất hồ tiêu ở các vườn mô
hình và vườn sản xuất đại trà ở các tỉnh Bình
Phước, Đắk Nông và Đồng Nai được tổng hợp
và trình bày trong bảng 8 cho thấy ở tất cả các
vườn mô hình, tổng chi phí cho 1 ha hồ tiêu
luôn lớn hơn ở vườn đối chứng. Phần chi phí
tăng lên chủ yếu là do việc sử dụng các loại
chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, do năng suất
ước tính ở vườn mô hình cao hơn vườn đối
chứng từ 18 – 22% do đó lãi thuần của mô hình
cao hơn vườn đối chứng từ 132.092.000 đến
149.492.000 đồng/ha, tương ứng 17,7 – 22,3%
(Bảng 4).
913
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
914
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Các mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật
PTTH bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ
tiêu theo hướng dẫn của Viện Bảo vệ Thực vật
ở các tỉnh trồng tiêu thuộc khu vực Tây
Nguyên và Đông Nam bộ đã đem lại hiệu quả
kỹ thuật và kinh tế xã hội một cách rõ rệt. Hiệu
quả phòng trừ nấm Phytophthora gây bệnh
chết nhanh đạt từ 69,2 đến 100%, hiệu quả
phòng trừ bệnh chết nhanh đạt từ 38,0 – 96,5%,
phổ biến đạt trên 70%. Hiệu quả phòng trừ nấm
Fusarium đạt 55,5 – 86,1%; trừ truyến trùng
trong đất đạt 53,5 đến 83,7%; trừ tuyến trùng
trong rễ là 53,2 đến 79,9%, hiệu quả phòng trừ
bệnh chết chậm đạt từ 39,2 đến 78,6%. Năng
suất ở vườn mô hình cao hơn vườn đối chứng
từ 18 – 22%, lãi thuần của mô hình cao hơn
vườn đối chứng từ 132.092.000 đ -
149.492.000 đồng/ha, tương ứng 17,7 – 22,3%.
4.2. Đề nghị
Tiếp tục đánh giá hiệu quả kỹ thuật và
kinh tế của các mô hình phòng trừ bệnh chết
nhanh, bệnh trên chậm trên cây hồ tiêu để hoàn
thiệm Quy trình kỹ thuật phòng trừ các loại
bệnh hại này có hiệu quả phục vụ sản xuất hồ
tiêu bền vững ở nước ta trong các năm tới.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp
kinh phí thực hiện dự án theo quyết định số
5716/QĐ-BNN-KHCN ngày 30 tháng 12 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Dung, Ngô Vĩnh Viễn, Nguyễn
Văn Tuất, Nguyễn Thị Ly, Trần Ngọc
Khánh, Nguyễn Quang Tuấn, Hồ Gấm,
2008. Quản lý bệnh chết nhanh trên cây hồ
tiêu ở tỉnh Đắk Nông. Tạp chí Bảo vệ
Thực vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 17-
23.
2. Nguyễn Thị Chúc Quỳnh, Trần Văn Huy,
Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Văn Trịnh, Vũ
Thị Hiền, Phạm Thị Minh Thắng, Phùng
Quang Tùng, 2015. Nghiên cứu ứng dụng
chế phẩm sinh học SH-BV1 phòng trừ
tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà
phê ở Tây Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn. ISSN 1859 –
4581, tháng 6/ 2015, 36-44.
3. Nguyễn Thị Chúc Quỳnh, Trần Văn Huy,
Vũ Thị Hiền, Phạm Thị Minh Thắng,
Phùng Quang Tùng, Lê Văn Trịnh,
Nguyễn Thị Thu Hà, Đoàn Thị Kim Hạnh,
Ngô Thị Hải Yến và Hoàng Phước Bính,
2014. Ứng dụng chế phẩm sinh học SH-
BV1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh
hại rễ hồ tiêu tại Chư Sê – Gia Lai. Tạp
chí BVTV. Số 6(257)/ 2014, 8-15.
4. Viện Bảo vệ thực vật. 2014. Báo cáo kết quả
nghiên cứu phòng trừ bệnh chết nhanh,
bệnh chết chậm hồ tiêu và mô hình ứng
ứng. Tài liệu Hội nghị “Thúc đẩy công tác
nghiên cứu và triển khai các mô hình
phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm
trên cây hồ tiêu” tại Đắk Lắk ngày
27/12/2014.
5. Viện Bảo vệ thực vật. 2015. Báo cáo Tình
hình triển khai thực hiện Dự án khuyến
nông “Xây dựng mô hình phòng trừ tổng
hợp bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm
hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ”.
Tài liệu Hội nghị “Đánh giá quy trình và
mô hình quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh
chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu và
quy trình tái canh cà phê”, Gia Lai ngày
30 và 31/07/2015.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
915
ABSTRACT
Results of extension project on “integrated disease management models to control black
pepper quick wilt and declining damages in central highland and East Southern regions”
Nguyen Van Liem1, Le Thu Hien1, Ha Minh Thanh1,
Pham Ngoc Dung1, Nguyen Thi Chuc Quynh1
1Plant Protection Research Institute, Viet Nam Academy of Agricultural Sciences
Building of models how to apply integrated disease management (IDM) to control black
pepper quick wilt and declining infection has been developed in target areas of Central Highland and
South Eastern provinces since 2015. Accordingly, IDM technologies were applied synchronously; they
depended on the development stages of pepper, weather conditions and disease incidence. Black
pepper orchards in the models exhibited their healthy growth and development. Phytophthora spp.
causing wilt disease was efficiently controlled as 69.2 to 100%, then Fusarium sp. as 55.5 – 86.1%;
nematodes in rhizosphere as 53.5 to 83.7%, root nematodes as 53.2 to 79.9%. The yield and net
profit obtaining in the model was 18 – 22% and 17.7 – 22.3% higher than control, respectively.
Grower’s income significantly increased VND 132,092,000 – 149,492,000 /ha.
Key words: black pepper, disease control, declining disease, quick wilt.
Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Văn Viết
Nguyễn Văn Liêm, Điện thoại: 0912624252, Email: nguyenvanliem@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_94_4783_2130181.pdf