Tài liệu Một số giải pháp thực hiện chức năng thẩm định các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, chính sách phát triển kinh tế - Xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi của ủy ban dân tộc - Phan Văn Cương: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ngày nhận bài: 7/12/2017; Ngày phản biện: 10/12/2017; Ngày duyệt đăng: 15/12/2017
(1) Học viện Dân tộc, e-mail: phanvancuong@cema.gov.vn
(1) Học viện Dân tộc, e-mail: nguyenthinhien@cema.gov.vn
Số 20 - Tháng 12 năm 2017
Trong những năm qua, Nghị định của Chính
phủ quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc luôn ghi rõ
nhiệm vụ “thẩm định hoặc tham gia thẩm định”
các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, chính
sách phát triển kinh tế-xã hội chính sách dân tộc
(CSDT) ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi1.
Đây là văn bản pháp lý cao nhất của Chính phủ
giao trọng trách cho Ủy ban Dân tộc nhiệm vụ
“thẩm định, tham gia thẩm định các CSDT” ở
vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Với nhiệm vụ
được giao, Ủy ban Dân tộc phải chủ trì, tham gia
thẩm định các CSDT do tất cả các Bộ, ngành địa
phương xây dựng trước khi trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Kết quả thẩm ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp thực hiện chức năng thẩm định các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, chính sách phát triển kinh tế - Xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi của ủy ban dân tộc - Phan Văn Cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ngày nhận bài: 7/12/2017; Ngày phản biện: 10/12/2017; Ngày duyệt đăng: 15/12/2017
(1) Học viện Dân tộc, e-mail: phanvancuong@cema.gov.vn
(1) Học viện Dân tộc, e-mail: nguyenthinhien@cema.gov.vn
Số 20 - Tháng 12 năm 2017
Trong những năm qua, Nghị định của Chính
phủ quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc luôn ghi rõ
nhiệm vụ “thẩm định hoặc tham gia thẩm định”
các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, chính
sách phát triển kinh tế-xã hội chính sách dân tộc
(CSDT) ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi1.
Đây là văn bản pháp lý cao nhất của Chính phủ
giao trọng trách cho Ủy ban Dân tộc nhiệm vụ
“thẩm định, tham gia thẩm định các CSDT” ở
vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Với nhiệm vụ
được giao, Ủy ban Dân tộc phải chủ trì, tham gia
thẩm định các CSDT do tất cả các Bộ, ngành địa
phương xây dựng trước khi trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Kết quả thẩm định
là căn cứ bắt buộc, quan trọng để Chính phủ xem
xét ban hành CSDT.
1. Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban Dân tộc, có giao nhiệm vụ “thẩm đinh
CSDT” gồm: Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16/5/2003;
Nghị định số 60/2008/NĐ-CP, ngày 09/5/2008; Nghị định
số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012; Nghị định số 13/2017/
NĐ-CP, ngày 10/02/2017. Nghị định số Nghị định số
05/2011/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ về Công tác
Dân tộc;
Xác định vai trò quan trọng của việc “thẩm
định các CSDT” liên quan đến phát triển kinh
tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS), ngoài
nhiệm vụ được giao trong các Nghị định quy định
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức, Ủy ban Dân tộc còn được Chính phủ tiếp
tục giao nhiệm vụ trong các văn bản quan trọng
khác. Tại khoản 9, điều 21 chương III của Nghị
định số 05/2011/NĐ-CP, Nghị định của Chính
phủ về Công tác Dân tộc đã xác định rõ: “Ủy
ban Dân tộc có vai trò, trách nhiệm trong việc
thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số”. Mới đây nhất, tại điểm d khoản 1 Mục
IV Điều 1 Quyết định số 1557/QĐ-TTg, ngày
10/9/2015, về việc phê duyệt một số chỉ tiêu thực
hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với
đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát
triển bền vững sau năm 2015, Thủ tướng Chính
phủ đã giao Ủy ban Dân tộc: “Thực hiện nhiệm
vụ thẩm định các chương trình, dự án, chính sách
thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi
để đảm bảo các chương trình, dự án, chính sách
có đóng góp cụ thể và đo lường hiệu quả đối
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THẨM ĐỊNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN,
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CỦA ỦY BAN DÂN TỘC*
Phan Văn Cương(1)
Nguyễn Thị Nhiên(2)
Từ năm 2003, Chính phủ đã giao cho Ủy ban Dân tộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên đến nay chưa có văn bản quy định cụ thể về phạm vi
thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian thẩm định và trách nhiệm của Bộ, ngành có liên quan
trong việc gửi văn bản đến Ủy ban Dân tộc để thẩm định. Do đó kết quả thực hiện nhiệm vụ
này ở Ủy ban Dân tộc còn có nhiều hạn chế nhất định. Bài viết nhằm đề xuất một số giải
pháp góp phần thực hiện chức năng thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
Từ khóa: Dân tộc thiểu số; chính sách dân tộc; thẩm định, tham gia thẩm định chính sách
dân tộc.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
27Số 20 - Tháng 12 năm 2017
với vùng và đồng bào DTTS trước khi trình Thủ
tướng Chính phủ”.
Cho đến nay, Nghị định và Quyết định của
Thủ tướng là cơ sở pháp lý cao nhất của Chính
phủ đã ghi rõ và giao nhiệm vụ cho Ủy ban Dân
tộc thực hiện chức năng “thẩm định hoặc tham
gia thẩm định các CSDT ở vùng dân tộc thiểu
số”. Thực tế từ năm 2003 đến nay, Ủy ban Dân
tộc đã có nhiều ý kiến góp ý vào các dự thảo
CSDT của Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Hình thức “thẩm định” cũng rất đa dạng, góp ý
bằng văn bản hoặc tham gia ý kiến trực tiếp với
vai trò là thành viên Hội đồng thẩm định có liên
quan đến phát triển kinh tế- xã hội ở vùng DTTS.
Tuy nhiên với vị trí “tham gia” nên có ý kiến của
Ủy ban Dân tộc được cơ quan soạn thảo CSDT
tiếp thu, nhưng nhiều ý kiến không được tiếp thu,
chỉnh sửa. Dẫn đến một số chính sách hiệu quả
chưa cao; có chính sách bị chồng chéo về nội
dung, cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện
Như vậy việc thực hiện chức năng “thẩm định
CSDT” ở Ủy ban Dân tộc thời gian qua còn có
hạn chế nhất định. Trong thời gian tới, để triển
khai tốt nhiêm vụ này Ủy ban Dân tôc nên thực
hiện một số giải pháp:
Thứ nhất, xây dựng các văn bản pháp quy để
triển khai nhiệm vụ:
Mặc dù, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành các văn bản có nội dung quy định
cụ thể giao Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ thẩm định các chương trình, kế hoạch,
đề án, dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
ở vùng dân tộc thiểu số, tuy nhiên để chức năng
nhiệm vụ này được triển khai thực hiện cần thiết
phải tiếp tục ban hành một số văn bản sau:
1. Xây dựng Thông tư quy định về thẩm định
CSDT ở vùng DTTS và miền núi.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có quy
định giao Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ thẩm định các CSDT ở vùng dân tộc
thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, để có điều kiện
thực thi các quy định này, trước mắt Ủy ban Dân
tộc xây dựng và ban hành Thông tư để thực hiện.
Trong Thông tư cần phải thể hiện được một số nội
dung căn bản về nguyên tắc, phạm vi, nội dung,
hình thức, quy trình, phương pháp thực hiện.
Trong đó đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có
liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết
định các CSDT vùng dân tộc thiểu số và miền
núi cần xin ý kiến thẩm định của Ủy ban Dân tộc
và coi đây là một thành phần trong hồ sơ trình
phê duyệt (riêng văn bản trình Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ Văn phòng Chính phủ đôn đốc,
theo dõi và thực hiện đúng quy định này)
2. Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị về việc giao Ủy ban Dân tộc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm định các chương
trình, kế hoạch, đề án, dự án, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS và miền núi.
Để các Bộ, ngành, địa phương nâng cao nhận
thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chỉ đạo
của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với
việc thực hiện thẩm định các CSDT vùng DTTS
và miền núi cần thiết ban hành Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ, với tiêu đề: Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường công tác thẩm
định CSDT vùng DTTS và miền núi. Trong Chỉ
thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khi xây
dựng CSDT ở vùng DTTS trình Chính phủ phải
có ý kiến thẩm định của Ủy ban Dân tộc.
3. Luật hóa các quy định liên quan đến công
tác thẩm định CSDT vùng DTTS và miền núi. Về
lâu dài và để có đủ tính hiệu lực hành chính, việc
nghiên cứu vừa đưa các nội dung quy định liên
quan đến công tác thẩm định CSDT vùng DTTS
và miền núi cần phải được luật hóa. Trước mắt,
xem xét bổ sung, sửa đổi Nghị định số 34/2016/
NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính
phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, trong đó quy định rõ đối với các văn bản quy
phạm pháp luật ban hành kèm theo các CSDT
vùng DTTS và miền núi thuộc thẩm quyền ban
hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Ủy
ban Dân tộc là thành viên chính thức của các Hội
đồng thẩm định. Còn đối với các văn bản chính
sách thông thường, hành chính, Ủy ban Dân tộc
giữ vai trò Chủ trì thẩm định.
Về lâu dài và để có pháp luật điều chỉnh, Ủy
ban Dân tộc tiếp tục soạn thảo xây dựng và ban
hành Luật liên quan đến Dân tộc, công tác dân
tộc, trong đó có nội dung quy định cụ thể nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến công
tác thẩm định CSDT vùng DTTS và miền núi.
Thứ hai, giải pháp về các điều kiện đối với
Ủy ban Dân tộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định
CSDT vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
28 Số 20 - Tháng 12 năm 2017
Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này, Ủy
ban Dân tộc cần phải ban hành văn bản quy định
về quy chế, trình tự thủ tục để tiến hành thẩm
định; quy định về hồ sơ trình thẩm định; các yêu
cầu nội dung thẩm định; quy định về báo cáo thẩm
định Đồng thời để có cứ liệu phục vụ cho công
tác thẩm định, cần phải tiếp tục rà soát và xây
dựng cơ sở dữ liệu về các DTTS, chính sách dân
tộc và các văn bản liên quan khác đảm bảo khoa
học, chính xác, cập nhật và toàn diện để phục vụ
cho thực hiện nhiệm vụ thẩm định CSDT vùng
DTTS; xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia
là các nhà khoa học, quản lý đầu ngành trong các
lĩnh vực liên quan đến DTTS để có thể huy động
được các chuyên gia này giúp cho Ủy ban Dân
tộc có đủ năng lực thực hiện việc thẩm định các
CSDT vùng DTTS.
Rà soát và chuẩn hóa về mặt tổ chức, bộ máy
và nhân sự của cơ quan, đơn vị giúp Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban theo dõi, quản lý và thực
hiện nhiệm vụ thẩm định các CSDT vùng DTTS;
chuẩn bị phương án và triển khai thực hiện các
điều kiện về phương tiện, trang thiết bị làm việc
để công tác thẩm định các CSDT vùng DTTS có
thể thực hiện được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Thứ ba, giải pháp tăng cường phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan trong triển khai thực
hiện thẩm định các CSDT vùng dân tộc thiểu số
Để Ủy ban Dân tộc có thể triển khai thực hiện
được nhiệm vụ thẩm định các CSDT vùng DTTS,
việc chủ động, tăng cường phối hợp với các Bộ,
ngành trung ương là một giải pháp quan trọng
cần được quan tâm chú ý.
Phối hợp với Bộ Tư pháp, trước mắt thông
qua 2 hình thức: Một là, Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Ủy ban Dân tộc ban hành công văn gửi Bộ Tư
pháp, trong đó nhấn mạnh về yêu cầu cần phải
thẩm định các CSDT vùng DTTS, trong đó có
các văn bản quy phạm pháp luật và đề nghị trong
thẩm quyền của mình, Bộ Tư pháp cân nhắc và
chủ động đề nghị Ủy ban Dân tộc tham gia các
Hội đồng thẩm định có liên quan. Hai là, cần
thiết phải tổ chức một buổi làm việc chính thức
cấp Bộ trưởng giữa 2 cơ quan để trao đổi, thống
nhất và ban hành thông báo kết luận chung về sự
tham gia của Ủy ban Dân tộc trong các hội đồng
thẩm định các CSDT vùng DTTS được ban hành
dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật do Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, xuất phát
từ chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Chính
phủ trong quy trình ban hành văn bản thuộc thẩm
quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban Dân tộc cần chủ động phối hợp chặt chẽ
với Văn phòng Chính phủ trong việc kiểm soát
các văn bản trước khi trình Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ thông qua. Thống nhất với Văn
phòng Chính phủ, tất cả các CSDT vùng DTTS
(ngoại trừ được ban hành dưới dạng các văn bản
quy phạm pháp luật, do Bộ Tư pháp chịu trách
nhiệm) trong hồ sơ trình đều phải có ý kiến thẩm
định của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp
luật. Để thực hiện yêu cầu này, Ủy ban Dân tộc
nên lựa chọn 02 hình thức, cách làm như đã trình
bày trong đề xuất phối hợp với Bộ Tư pháp.
Việc thực hiện chức năng thẩm định CSDT
là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đỏi hỏi phải có
sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, cơ quan chức
năng. Đồng thời trong quá trình vừa làm, vừa rút
kinh nghiệm để bổ sung hoàn thiện. Trong công
tác tiến hành triển khai thẩm định, cần xác định
nội dung, phạm vi thẩm định. Trong đó phải thẩm
định tính hợp hiến, hợp pháp của dự thảo CSDT
vùng DTTS với các chủ trương, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống pháp luật của
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã quy định liên quan đến vấn đề dân tộc và công
tác dân tộc; thẩm định tính tương thích với điều
ước, công ước quốc tế có liên quan đến DTTS mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang tham
gia với tư cách là thành viên; thẩm định về sự
bảo đảm bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, hài hòa
quan hệ giữa các dân tộc của dự thảo các CSDT
vùng DTTS; thẩm định sự phù hợp của nội dung
dự thảo các CSDT vùng DTTS với đặc điểm,
điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường
của các đối tượng chịu tác động đặc biệt là các
DTTS và vùng DTTS và miền núi. Đồng thời
trong quá trình triển khai thẩm định phải đảm bảo
các nguyên tắc: Không chồng chéo, trùng lặp với
chức năng, nhiệm vụ, nội dung thẩm định của các
Bộ, ngành; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các
Bộ, ngành khác trong thẩm định và phù hợp và
phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đức Chung (2017), Báo cáo
chuyên đề, Thực trạng công tác thẩm định các
chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
29Số 20 - Tháng 12 năm 2017
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
[2] Phan Văn Hùng, Hoàng Hữu Bình (chủ
biên) và các tác giả (2013), Một số vấn đề về đổi
mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc,
NXB. Chính trị Hành chính.
[3] Đặng Kim Sơn, Thái Thị Minh, Phạm Thị
Hồng Vân (2012), Nghiên cứu rà soát, phân tích
các chính sách dân tộc thiểu số và hỗ trợ xây
dựng hệ thống chính sách cho Ủy ban Dân tộc
đến năm 2020.
[4] Lê Ngọc Thắng (2012), Báo cáo kết quả
đề tài nghiên cứu cấp nhà nước Nghiên cứu, đánh
giá chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn ở nước ta.
[5] Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự (2014),
Nghiên cứu đề xuất xây dựng Kế hoạch hành
động thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Thiên niên
kỷ cho vùng DTTS tại Việt Nam.
[6] Nguyễn Thành Vinh (2009), Báo cáo kết
quả đề tài cấp bộ, Đổi mới chính sách dân tộc đến
năm 2015 – 2020.
[7] Ủy ban Dân tộc (2013), Quy trình xây dựng
chính sách công áp dụng cho lĩnh vực dân tộc.
[8] Ủy ban Dân tộc (2014), Thông tư số
02/2014/TT-UBDT ngày 01/8/2014 của Ủy ban
Dân tộc về Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo,
thẩm định,ban hành văn bản quy phạm pháp luật
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân
tộc
[9] Glenn P.Jeckin, Almold C. Harberge
(Quý Tâm dịch), Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright, Vai trò của thẩm định dự án.
* Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa
học cấp Bộ: “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục
vụ chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc trong
thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án, đề
án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân
tộc thiểu số”, Ủy ban Dân tộc, năm 2017.
A NUMBER OF SOLUTIONS TO CARRY OUT VERIFICATION FUNCTION OF
PROGRAMS, PLANS, SCHEMES, PROJECTS AND SOCIO-ECONOMIC
DEVELOPMENT POLICIES IN ETHNIC MINORITY AREAS AND
MOUNTAINOUS AREAS OF COMMITTEE OF ETHNIC MINORITY AFFAIRS
Abstract: Since 2003, the Government has assigned the Committee for Ethnic Minority
Affairs to chair or participate in appraisal process of programs, projects, schemes and plans
for ethnic minority socio-economic development. However, there has not been any specific
regulation on the scope of authority, procedures, timing and responsibilities of relevant
ministries and branches in sending documents to the Committee for Ethnic Minority Affairs
for appraisal so far. Therefore, the performance of this task of the Committee for Ethnic
Minority Affairs is still limited. This paper aims to propose some solutions to improve the
appraisal capacity of programs, projects, schemes and plans for socio-economic development
in ethnic minority areas.
Keywords: EM, EMP, Appraisal, participate in EMP appraisal
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 166_722_1_pb_0478_2151972.pdf