Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các công trường xây dựng ở Việt Nam

Tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các công trường xây dựng ở Việt Nam: 57Số 59.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM Tóm tắt: Trong bài báo này tác giả nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với các công trường xây dựng ở Việt Nam thông qua phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về công trường xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ khóa: Quản lý nhà nước, công trường xây dựng. Abstract: In this article, the author researches and proposes solutions to improve State management towards construction sites in Vietnam by analyzing the factual situation of the State management on construction sites in Ha tinh province. Key words: State management, construction site Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang chứng kiến sự bùng nổ công trường xây dựng thuộc mọi loại hình: Dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật Vui mừng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nói ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các công trường xây dựng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57Số 59.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM Tóm tắt: Trong bài báo này tác giả nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với các công trường xây dựng ở Việt Nam thông qua phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về công trường xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ khóa: Quản lý nhà nước, công trường xây dựng. Abstract: In this article, the author researches and proposes solutions to improve State management towards construction sites in Vietnam by analyzing the factual situation of the State management on construction sites in Ha tinh province. Key words: State management, construction site Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang chứng kiến sự bùng nổ công trường xây dựng thuộc mọi loại hình: Dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật Vui mừng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và ngành Xây dựng nói riêng, nhưng chúng ta cũng nhận thấy những tác động, hệ lụy của sự phát triển như các vấn đề xã hội, ô nhiễm, giao thông, tai nạn... Nhà nước đã có những quy định chặt chẽ về tổ chức công trường, tuy nhiên các sai phạm vẫn diễn ra. Trên các công trường vẫn để xảy ra nhiều sự cố về kỹ thuật, an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trường, đến an toàn, vệ sinh môi trường trong phạm vi công trường và môi trường xung quanh. Vì những nguyên nhân nêu trên, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với các công trường xây dựng là rất cần thiết (nghiên cứu cụ thể trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh). ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG CỦA SỞ XÂY DỰNG HÀ TĨNH 1. Những kết quả đạt được [4] Trong những năm gần đây Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã hoạt động có hiệu quả, thực hiện được các cuộc thanh tra, kiểm tra theo định kỳ và thanh kiểm tra trên diện rộng. Công tác QLNN về xây dựng nói chung và tổ chức công trường xây dựng nói riêng được hoàn thiện hơn TS. Nguyễn Sỹ Minh - Ths. Nguyễn Trọng Nam Nhận ngày 16/4/2018, chỉnh sửa ngày 11/5/2018, chấp nhận đăng ngày 17/5/2018. trong quá trình vận hành và đổi mới, QLNN rõ ràng và minh bạch hơn. Công tác thanh tra, giám sát tổ chức công trường xây dựng các dự án được tiến hành theo đúng yêu cầu, kế hoạch. Bước đầu có sự phối hợp giữa các lực lượng của Sở Xây dựng với các lực lượng địa phương cấp huyện, xã, góp phần phát hiện những vi phạm trong tổ chức thi công, vừa tiết kiệm cho nhà nước, vừa đảm bảo sự trong sạch cho thị trường xây dựng Hà Tĩnh, đảm bảo chất lượng công trình. Qua công tác thanh kiểm tra đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng nói chung và hoạt động tổ chức công trường nói riêng. Vì vậy, kỷ cương chấp hành pháp luật trong xây dựng và ý thức chấp hành pháp luật của các công trình xây dựng ngày càng tăng lên, từ đó nâng cao chất lượng công trình xây dựng, đẩy nhanh tiến độ. 2. Một số tồn tại, hạn chế Các vấn đề cần thanh kiểm tra, giám sát nảy sinh ngày càng nhiều, trong khi đó trên thực tế triển khai thanh kiểm tra, giám sát còn hạn chế, số lượng các công trường xây dựng được kiểm tra giám sát chưa cao. Bên cạnh đó, ở cấp huyện, xã, việc thanh kiểm tra, giám sát được thực hiện thiếu sự phối hợp đồng bộ với cấp tỉnh. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của các cơ quan chức năng chưa đáp ứng nhiệm vụ. Qua công tác thanh kiểm tra đối với các công trình, nhận thấy vấn đề quản lý nhà nước về tổ chức công trường của Sở xây dựng Hà Tĩnh vẫn còn tồn tại, hạn chế. Thứ nhất, tình trạng thiếu nhân lực: Với biên chế phòng Thanh tra gồm 13 cán bộ công chức (thực tế hiện nay chỉ có 10 cán bộ công chức làm nhiệm vụ thanh kiểm tra), phòng Quản lý hoạt động xây dựng gồm 5 công chức chưa thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra, trong khi số lượng công trình quá nhiều đối với một tỉnh đang trong quá trình phát triển, yêu cầu về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật rất lớn như hiện nay. Thứ hai, năng lực của một số cán bộ tham gia quản lý nhà nước về công trường xây dựng còn hạn chế. Một số cán bộ mới ra trường, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm công tác chưa nhiều, mặc dù được học hành bài bản nhưng thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn và thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính. Thực tế thi công trên công trường vẫn còn tồn tại một số sai phạm như sau: a) Bố trí tổng mặt bằng công trường Hầu hết các công trường đều tuân thủ các quy định về rào chắn công trình thi công [5], đặt đầy đủ biển thông tin về chủ đầu tư, đơn vị thi công... Tuy nhiên, vẫn còn một số ít công trường không có hàng rào bao che. Các công trình nhà tạm không đủ không gian để các cán bộ, công nhân nghỉ ngơi và làm việc. Kho bãi chứa vật liệu, gia công vật liệu đều rất sơ sài. Trên một số công trường chỉ xây dựng các nhà, kho tạm bằng các chòi lá tranh, trời mưa dễ bị dột, không đủ điều kiện che mưa nắng để bảo quản vật liệu. b) An toàn lao động và phòng chống cháy nổ Hầu hết các công trình đều không coi trọng việc đảm bảo an toàn lao động cho người lao động. Phương tiện bảo hộ lao động trang bị không đầy đủ (trang phục lao động, mũ bảo hộ, găng tay...) dẫn đến tai nạn lao động. Nhiều công trường không bố trí hoặc bố trí rất ít các biển cảnh báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn xe cộ đi lại. Tình trạng xe, máy cũ kỹ, không đảm bảo chất lượng, không duy tu bảo dưỡng định kỳ. Ở các công trường khi kiểm tra đều có phương án xử lý khi xảy ra cháy nổ, tuy nhiên nó mới chỉ xảy ra ở trên lý thuyết. Rất nhiều công trường lớn nhưng không có các dụng cụ cứu hỏa phòng cháy chữa cháy như bình xịt, bể nước. Một số công trường sử dụng kho chứa vật liệu làm bằng tranh, rất dễ xảy ra hỏa hoạn khi chứa các vật liệu dễ cháy như xăng dầu, các loại giấy dầu, cao su... c) An toàn vệ sinh môi trường Hầu hết ở tất cả các công trường đều không có trạm rửa xe phục vụ cho xe vận chuyển vật liệu khi ra vào công trường theo quy định [5]. Công trình xây dựng thường có mật độ xe vận chuyển vật liệu dày đặc (cát, đá, xi măng, đất...), vì thế bụi và tiếng ồn của các loại xe này thường xuyên rất lớn. Không có các trạm rửa xe trước khi ra công trường thì sẽ gây ảnh hưởng đến vệ sinh khu vực xung quanh và môi trường nói chung. Rác thải và nguồn nước thải trong công trường có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường xung quanh. Khi thi công ở trên tầng cao, việc vận chuyển vật liệu lên cao và rác thải xuống, các công trình thường ít quan tâm đến che chắn bụi. d) Nội quy, quy chế trong công trường Hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm đầy đủ, tuy nhiên đó vẫn chỉ là trên lý thuyết và giấy tờ. Qua quá trình kiểm tra thì hầu như các đơn vị thi công thường mượn các hợp đồng lao động để làm hồ sơ dự thầu. Qua quá trình 58 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ kiểm tra thì hầu hết công trường không tổ chức tập huấn các nghiệp vụ và an toàn lao động cho công nhân. Trên các công trường đều đặt các bảng nội quy công trường, tuy nhiên, các nội quy còn sơ sài, không đầy đủ. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH 1. Bổ sung nguồn nhân lực cho các đơn vị quản lý nhà nước Sở Xây dựng là đơn vị đầu mối trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng và tổ chức công trường xây dựng, tuy nhiên với bộ máy quản lý còn tồn tại về nhiều mặt sẽ khó có thể hoàn thành tốt triệt để công việc. Để giải quyết tình trạng trên, tác giả đề xuất tăng biên chế cho các đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng QLNN về tổ chức công trường xây dựng như Phòng Thanh tra, đặc biệt là Phòng Quản lý hoạt động xây dựng. 2. Phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương Để giảm thiểu gánh nặng cho bộ phận quản lý nhà nước về tổ chức công trường xây dựng của Sở Xây dựng cần phải phân cấp, ủy nhiệm cho các chính quyền địa phương. Cần chuyển dần các công việc, nguồn lực mà hiện nay do chính quyền cấp tỉnh nắm giữ cho chính quyền địa phương các cấp một cách lâu dài, ổn định bằng các văn bản Luật, dưới Luật, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương. Vì vậy để phân cấp, phân nhiệm cần phải xây dựng bộ máy chính quyền cấp thành phố - huyện - thị xã có đủ số lượng nhân lực, năng lực và kinh nghiệm. Tác giả đề xuất bộ máy tổ chức về xây dựng nói chung và công trường xây dựng nói riêng như sau: Phân cấp trách nhiệm QLNN về xây dựng nói chung và công trường xây dựng nói chung về cho từng địa phương, các Phòng Quy hoạch đô thị (thành phố), Phòng Kinh tế hạ tầng (các huyện, thị xã), Phòng Thanh tra xây dựng chịu trách nhiệm về giám sát các hoạt động xây dựng trên công trường. Bên cạnh đó bổ sung thêm các lực lượng kiểm tra quy tắc xây dựng, lực lượng này thường xuyên có mặt ở các công trường xây dựng, hỗ trợ các đơn vị chức năng giám sát các công trình xây dựng, báo cáo kịp thời với các đơn vị chức năng để có biện pháp và hình thức xử lý. Hoạt động phân cấp phân rõ trách nhiệm của các chủ thể. Hoạt động này tạo điều kiện cho các đơn vị, cán bộ cấp huyện, thành phố nâng cao được năng lực quản lý, chủ động trong các công việc, giảm thời lượng thời gian chờ cấp trên giải quyết của Chủ đầu tư. Điều đó làm tăng tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị địa phương và chủ đầu tư. 3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng nói chung và tổ chức công trường nói riêng cho chủ đầu tư, nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng và quần chúng nhân dân Công tác này góp phần giúp mỗi người nhận ra tính công bằng của pháp luật, chấp hành pháp luật trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của bản thân là rất quan trọng. 4. Thống nhất về hình thức, phương pháp và nội dung giám sát Tuy đã phân cấp phân quyền cho các cấp ở huyện thị như đã đề xuất ở trên, nhưng Sở xây dựng vẫn là đơn vị đầu mối trong nhiệm vụ QLNN về tổ chức công trường xây dựng, do vậy cần phải tổ chức thanh kiểm tra, giám sát các công trường xây dựng một cách thường xuyên hơn. Đối với mỗi công trường thống nhất với chủ đầu tư và nhà thầu về thanh kiểm tra định kỳ, tối thiểu 02 lần mỗi tháng. Kiểm tra toàn diện công trường về an toàn lao động, xe máy, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ... Thanh kiểm tra đột xuất (không có báo trước) tối thiểu 02 lần mỗi tháng với mỗi công trường, số lượng kiểm tra có thể nhiều hơn nếu công trường vi phạm nhiều lần. Về nội dung kiểm tra, cần coi trọng khâu đảm bảo kỹ thuật, qua đó đảm bảo an toàn cho công trình, máy móc và người lao động. 5. Trang bị máy móc thiết bị phục vụ công tác thanh kiểm tra Cơ sở vật chất và trang thiết bị đóng góp một phần không nhỏ để hoàn thành công việc. Cần tăng cường các UBND TỈNH SỞ XÂY DỰNG PHÒNG THANH TRA PHÒNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÒNG KINH TẾ HẠ TẦNG PHÒNG THANH TRA XÂY DỰNG PHÒNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ LỰC LƯỢNG KIỂM TRA QUY TẮC XÂY DỰNG SỞ CHUYÊN NGÀNH VỀ XÂY DỰNG UBND CẤP HUYỆN, THỊ THÀNH PHỐ Đề xuất cơ cấu phân cấp quản lý nhà nước về tổ chức công trường 59Số 59.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ loại thiết bị thuộc dạng công nghệ cao và chức năng đặc thù (như máy đo độ ồn, máy đo nồng độ bụi...) để phục vụ công tác thanh kiểm tra, giúp cơ quan chức năng đưa ra các quyết định một cách nhanh, chính xác và kịp thời nhất. Ngoài ra, tạo một môi trường làm việc thuận lợi mang phong cách chuyên nghiệp cũng rất cần thiết. Sự đầu tư kịp thời và luôn tính đến tương lai lâu dài, tránh sự lạc hậu trong thời gian ngắn dẫn đến lãng phí. Kế hoạch nâng cấp và trang bị cơ sở vật chất phải lập thường xuyên và theo định kỳ. 6. Xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý nhà nước về tổ chức công trường xây dựng Xây dựng riêng trang web điện tử phục vụ công tác QLNN về tổ chức công trường xây dựng, trong đó chứa đựng tất cả các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện công tác quản lý như: Tổng hợp số liệu về các công trường xây dựng; các quy định của pháp luật về tổ chức công trường xây dựng; quy trình hoạt động kiểm tra, quản lý, giám sát; quy trình và hình thức xử lý các vi phạm, có hòm thư góp ý của người dân. Xây dựng hệ thống đường dây nóng từ xã, huyện đến các đơn vị quản lý có chức năng phục vụ công tác quản lý về tổ chức công trường xây dựng nhằm phát huy tính tự giác, quyền làm chủ của nhân dân, vừa đảm bảo tính kịp thời để phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trong quá trình tổ chức công trường xây dựng. 7. Xử lý vi phạm phải nghiêm minh, kịp thời và đủ sức răn đe Xử lý vi phạm nghiêm minh, kịp thời nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp diễn, đủ sức răn đe, giáo dục đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với những đối tượng khác và tạo lòng tin cho nhân dân. Có những Quyết định, văn bản riêng quy định về các hình thức xử lý vi phạm về tổ chức công trường xây dựng. Quy định các hình thức xử phạt phải nghiêm minh, đánh mạnh vào xử phạt kinh tế, lập biên bản cho dừng thi công khi cần thiết nếu hình thức vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trường hay môi trường xung quanh. 8. Phối hợp chặt chẽ với nhân dân trong quản lý công trường Cần phải huy động được quần chúng nhân dân phát hiện và cung cấp thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật về tổ chức công trường xây dựng. Cần có những buổi tiếp xúc với nhân dân, có hình thức tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ được những nguy hiểm nếu vi phạm về tổ chức công trường xây dựng, phát hiện và báo cáo kịp thời đến đơn vị chức năng nếu phát hiện sai phạm của công trường đó. Bên cạnh đó, cần phải có hình thức biểu dương khen thưởng những cá nhân, tổ chức đã báo cáo kịp thời những sai phạm đó. Bài báo đã tìm hiểu và phân tích các tồn tại hạn chế về công tác QLNN trên các công trường xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, qua đó đề xuất một số giải pháp cả về kỹ thuật lẫn tổ chức nhằm tăng cường công tác quản lý đối với công trường xây dựng. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Hồng Thái (2009), Tổ chức thi công xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng. [2]. Trịnh Quốc Thắng (2011), Thiết kế Tổng mặt bằng xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng. [4]. Sở Xây dựng Hà Tĩnh (website), www.soxaydung. gov.vn [5]. Viện Khoa học công nghệ xây dựng (2014), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng, Hà Nội. 60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20_6545_2171627.pdf
Tài liệu liên quan