Tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam: 1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA CÁC SẢN PHẨM GỖ VÀ
LÂM SẢN VIỆT NAM
TS. NguyÔn M¹nh Dòng
I. Mở đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chế
biến gỗ và lâm sản đã đạt được những thành tựu to lớn cả về
số lượng, chất lượng doanh nghiệp chế biến, kim ngạch xuất
khẩu và thị trường tiêu thụ sản phẩm... Các sản phẩm gỗ chế
biến đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, có mẫu mã và chất
lượng sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với cả thị trường trong
nước và xuất khẩu. Từ chỗ chỉ tập trung để tái xuất khẩu sang
một nước thứ ba, đến nay, các sản phẩm gỗ chế biến của Việt
Nam đã có mặt ổn định ở trên 120 nước và vùng lãnh thổ trên
toàn thế giới với nhiều doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang
các thị trường quan trọng.
Do vậy, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ cũng đang
ngày càng tăng một cách ổn định. Nếu như năm 2000, giá trị
kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của nước ta chỉ mức
khiêm tốn là 214 triệu đô la Mỹ thì đến năm 2...
50 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA CÁC SẢN PHẨM GỖ VÀ
LÂM SẢN VIỆT NAM
TS. NguyÔn M¹nh Dòng
I. Mở đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chế
biến gỗ và lâm sản đã đạt được những thành tựu to lớn cả về
số lượng, chất lượng doanh nghiệp chế biến, kim ngạch xuất
khẩu và thị trường tiêu thụ sản phẩm... Các sản phẩm gỗ chế
biến đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, có mẫu mã và chất
lượng sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với cả thị trường trong
nước và xuất khẩu. Từ chỗ chỉ tập trung để tái xuất khẩu sang
một nước thứ ba, đến nay, các sản phẩm gỗ chế biến của Việt
Nam đã có mặt ổn định ở trên 120 nước và vùng lãnh thổ trên
toàn thế giới với nhiều doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang
các thị trường quan trọng.
Do vậy, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ cũng đang
ngày càng tăng một cách ổn định. Nếu như năm 2000, giá trị
kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của nước ta chỉ mức
khiêm tốn là 214 triệu đô la Mỹ thì đến năm 2004 kim ngạch
xuất khẩu này đã lần đầu tiên vượt mốc 01 tỷ đô la Mỹ để đạt
giá trị 1,154 tỷ USD và năm 2017 kim ngạch xuất khẩu gỗ và
lâm sản đã chạm mức 8 tỷ USD, tăng 10,2% so năm 2016 và
về trước 3 năm so với kế hoạch đề ra trong Chiến lược phát
triển ngành lâm sản giai đoạn 2006 - 2020. Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 5 thế giới với
gần 5,0% thị phần thương mại đồ gỗ nội thất thế giới, thứ hai
2
châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nói cách khác, chế
biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản đã và đang trở
thành một ngành kinh tế quan trọng, chủ lực trong nền kinh tế
của nước ta. Đây là một ngành kinh tế không những tạo công
ăn, việc làm, đem lại thu nhập cho người lao động mà còn là
một trong những ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của
nước ta.
Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại một nghịch lý là trong khi các
doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đang ngày càng đẩy mạnh
các hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu sang các thị
trường khác nhau trên thế giới thì thị trường trong nước với sức
tiêu thụ của hơn 90 triệu người dân có nhu cầu ngày càng tăng
cao, ước tính khoảng 2-4 tỉ USD/năm lại đang bị bỏ ngỏ cho các
doanh nghiệp nước ngoài. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt
Nam (Vietfores), thị trường trong nước đang bị các sản phẩm gỗ
xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan,... chiếm lĩnh. Kết
quả một số cuộc điều tra, khảo sát thị trường của Vietfores gần
đây cho thấy, chỉ có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong
nước thuộc về các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, còn lại
80% thuộc về các sản phẩm của các doanh nghiệp Malaysia,
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...
Các loại lâm sản ngoài gỗ như tre, nứa, song mây... (dùng
để lấy sợi); thảo quả, quế, hồi... (dùng làm dược liệu) hoặc
măng tre, nứa... chế biến các loại (làm thực phẩm)... cũng vẫn
trong tình trạng chỉ hướng mạnh đến xuất khẩu. Kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng mây, tre, cói, thảm thường luôn chỉ
duy trì ở mức 200 - 280 triệu USD mỗi năm, chỉ cá biệt có một
vài năm lên đến 400 - 500 triệu USD. Các sản phẩm hàng hóa
như thảo quả, quế, hồi, nhựa thông, mật ong,... cho dù có
3
nhiều ưu điểm và lợi thế trên thị trường nội địa, nhưng cũng
chủ yếu được chế biến dành cho xuất khẩu. Số lượng sản phẩm
tiêu dùng cho thị trường nội địa hầu hết là các sản phẩm tự
cung, tự cấp hoặc sản phẩm chất lượng không cao, không xuất
khẩu được hoặc bị các thị trường thế giới trả về. Trong khi đó,
sản phẩm chế biến từ các loại lâm sản ngoài gỗ này của nước
ngoài như sữa ong chúa, sâm alipas... lại được quảng cáo, tiêu
thụ trong nước lại rất rầm rộ, với giá bán khá cao.
Để phát triển thị trường nội địa sản phẩm gỗ và lâm sản
tương ứng với hoạt động xuất khẩu các sản phẩm này, cũng
như tương xứng với tiềm năng của ngành, cần có những hoạt
động phù hợp điều kiện hiện tại, năng lực của các doanh
nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cơ sở hạ tầng và các
khâu của chuỗi cung ứng sản phẩm trên thị trường. Việc
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường nội địa
là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay, khi cả nước đang thực
hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 nói
chung và ngành lâm nghiệp nói riêng theo Quyết định số
1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc tái
cơ cấu lĩnh vực chế biến, thương mại lâm sản theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
II. Thực trạng thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và
lâm sản
2.1. Thực trạng chế biến gỗ và lâm sản
2.1.1. Thực trạng chế biến lâm sản ngoài gỗ
Khai thác và chế biến lâm sản ngoài gỗ hiện tại chưa được
quan tâm đúng mức. Do đó chưa hình thành được hệ thống
thông tin được cập nhật thường xuyên về các hoạt động chế
biến lâm sản ngoài gỗ, kể cả chế biến trong nước và nhập
4
khẩu. Rất khó có thể có được các số liệu cụ thể, chính xác và
cập nhật trong lĩnh vực này. Các sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn địa phương do chưa quan tâm thật sự đến lĩnh vực
này nên cũng hầu như không thống kê, lưu trữ các số liệu liên
quan đến hoạt động chế biến lâm sản ngoài gỗ một cách có hệ
thống và cập nhật.
Chế biến lâm sản ngoài gỗ hiện nay gồm 3 phương thức chủ
yếu là sơ chế sau thu hoạch, chế biến thủ công và chế biến
công nghiệp.
- Sơ chế lâm sản sau thu hoạch, bao gồm những biện pháp
thủ công chủ yếu như phơi khô, sấy khô, ướp muối, ngâm
chua, để hạn chế tác động của nấm mốc, mục, mọt và thuận
lợi cho quá trình lưu thông.
- Chế biến thủ công chủ yếu là nghề đan lát thủ công mỹ
nghệ mây, tre. Tại một số địa phương đã triển khai được các
công nghệ chế biến ở quy mô hợp tác xã như các công nghệ,
thiết bị chưng cất tinh dầu hồi, quế song số lượng không
nhiều và chất lượng sản phẩm chưa cao.
- Chế biến công nghiệp hiện tại chỉ sử dụng các lâm sản
ngoài gỗ chủ yếu như tinh dầu, nhựa thông, bột giấy và một số
sản phẩm cao cấp từ mây, tre.
Chế biến lâm sản ngoài gỗ hiện cũng đang tồn tại 03 hình
thức tổ chức sản xuất là: (i) chế biến tại hộ gia đình (chiếm
chủ yếu), (ii) chế biến trong các hợp tác xã, tổ sản xuất, và (iii)
chế biến trong các doanh nghiệp. Số lượng hộ, cơ sở chế biến
lâm sản ngoài gỗ hiện khó có thể xác định chính xác do chưa
có nguồn thống kê tin cậy.
5
Nhìn chung, sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (kể cả sơ chế và
chế biến) chưa thực sự trở thành hàng hóa, trừ một số sản
phẩm đặc thù thuộc nhóm cây có sợi như các sản phẩm mây
tre, giang đan; sản phẩm nhóm tinh dầu, nhựa....
Có thể nói, công nghệ chế biến lâm sản ngoài gỗ còn rất lạc
hậu. Ngoài các doanh nghiệp chế biến tre, trúc, song, mây, dược
liệu, nhựa thông... của nhà nước có quy mô tương đối lớn và tập
trung, còn các doanh nghiệp chế biến lâm sản ngoài gỗ thuộc các
loại hình sở hữu khác đều có quy mô nhỏ, phân tán, năng lực chế
biến thấp. Chưa công bố được các tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm đối với các sản phẩm đã và đang lưu thông trên thị trường.
Chính vì vậy, nên chất lượng sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tham
gia vào thị trường đều không cao. Gần đây, có khá nhiều doanh
nghiệp chế biến tre thành các sản phẩm công nghiệp như ván sàn
tre, tre ép khối, tre ghép thanh... đã đầu tư hệ thống dây chuyền,
thiết bị khá hiện đại từ Trung Quốc nhằm sản xuất ra khối lượng
sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu.
2.1.2. Thực trạng chế biến gỗ
Tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 3.000 doanh
nghiệp chế biến gỗ và nhiều hộ gia đình, cơ sở chế biến gỗ,
nhất là ở các làng nghề. Theo số liệu của Tổng cục lâm nghiệp
và Vietfores, năng lực chế biến gỗ của cả nước ước đạt trên 30
- 35 triệu m3/năm gỗ quy tròn. Đa phần các doanh nghiệp chế
biến gỗ của nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có đến 47%
tổng số các doanh nghiệp có công suất thiết kế sử dụng dưới
500 m
3
gỗ tròn/năm. Có 21,67% tổng số doanh nghiệp có công
suất thiết kế sử dụng trên 10.000 m3 gỗ nguyên liệu một năm.
Các doanh nghiệp này hầu hết là các doanh nghiệp có vốn
nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất trong hệ thống phân phối
6
của nước ngoài (ví dụ như IKEA), các tập đoàn chế biến gỗ
trong nước hoặc các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dăm gỗ
và các doanh nghiệp chế biến ván nhân tạo (MDF, ván
dăm). Có 11,51% doanh nghiệp có quy mô thiết kế từ 1.000
- 10.000 m
3
gỗ nguyên liệu một năm. Đa phần là các doanh
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, được thiết kế và thành lập từ
khá lâu với công nghệ, thiết bị lạc hậu. Các doanh nghiệp này
có quy mô thiết kế 500 - 1.000 m3 nguyên liệu một năm, chiếm
19,78% tổng số doanh nghiệp chế biến cả nước.
Phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ (56,1%) sản xuất
nhiều dạng sản phẩm như gỗ xẻ, dăm gỗ, gỗ mỹ nghệ, Chỉ
có 8,6% tổng số doanh nghiệp chế biến tham gia chế biến ván
nhân tạo như MDF, ván (gỗ) dán, ván dăm, gỗ ghép thanh
Đây là ngành chế biến gỗ có nhiều tiềm năng phát triển do tận
dụng được nguồn nguyên liệu là gỗ rừng trồng, nhất là gỗ rừng
trồng khai thác sớm, cũng như một số phụ phẩm của ngành chế
biến và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, do
là lĩnh vực chế biến mới nên cần có thời gian để các doanh
nghiệp đẩy mạnh đầu tư, nhất là đầu tư công nghệ và thiết bị
chế biến hiện đại vào lĩnh vực này. Có 18,1% doanh nghiệp
chế biến đồ gỗ nội thất và 13,7% tổng số doanh nghiệp đang
chế biến đồ gỗ ngoại thất. Giá trị sản phẩm gỗ tham gia vào thị
trường nội địa khoảng 2,5 tỷ USD/năm.
Xét theo khía cạnh sở hữu thì có đến 81,7% tổng số doanh
nghiệp là thuộc sở hữu ngoài nhà nước (doanh nghiệp dân
doanh), có khoảng 14% là doanh nghiệp FDI, và 4,3% tổng số
doanh nghiệp chế biến gỗ thuộc sở hữu của nhà nước. Đa phần
(80,3%) các doanh nghiệp chế biến gỗ tập trung ở vùng Duyên
hải Nam Trung bộ và vùng Đông Nam bộ.
7
2.2. Thực trạng thị trường nội địa
2.2.1 Thực trạng thị trường lâm sản ngoài gỗ
Về nguyên liệu: Hằng năm, sản lượng nước ta khai thác và
sử dụng khoảng 50.000 - 100.000 tấn lâm sản ngoài gỗ các
loại. Trong đó, đáng chú ý là một số loại có sản lượng khai
thác lớn và có tiềm năng tre, nứa, trúc... (581.000 cây/năm);
song mây (8.821 tấn/năm)...; nhựa thông (15.000 - 20.000 tấn);
thảo quả (3.000 - 5.000 tấn quả); quế (5.000 - 9.000 tấn); hồi
(3.000 - 8.000 tấn quả); sa nhân (2.000 tấn);..
Về sản phẩm chế biến: trên thị trường nội địa tre, luồng,
vầu... là nhóm sản phẩm chiếm ưu thế vượt trội với khoảng từ
91,11% đến 95,015 tổng lượng sản phẩm, tùy theo thời gian.
Xếp thứ hai là nứa các loại với tỷ trọng khoảng 4,35% -
8,07%. Các loại sản phẩm khác chỉ chiếm dưới 1,00% tổng
lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường. Các loại lâm sản
ngoài gỗ chế biến đa phần được tiêu thụ tại địa phương sản
xuất dưới hình thức tự sản, tự tiêu. Chỉ có một số sản phẩm
chế biến có khối lượng lớn được tiêu thụ có tính chất hàng hóa
trên thị trường như măng (măng khô, măng chua, măng ngâm
dấm, măng muối ớt...) với sản lượng khoảng 200.000 -
250.000 tấn/năm; colopan (chế biến từ nhựa thông) với sản
lượng khoảng 1.000 tấn/năm, chủ yếu cho công nghiệp giấy và
công nghiệp hóa chất và khoảng 100 tấn/năm tinh dầu thông.
Ngoài ra, các loại sản phẩm mây tre đan là nhóm sản phẩm chủ
đạo, chiếm khối lượng lớn trên thị trường nội địa. Các sản
phẩm nhóm này rất đa dạng như các loại khay, đĩa, bình, lọ,
rổ, rá, lẵng hoa, lẵng quả..., nhưng giá trị sản phẩm không cao,
thị trường và mẫu mã sản phẩm lại không ổn định nên khó có
8
thể xác định được cơ cấu sản phẩm cụ thể tham gia vào thị
trường này một cách khả thi.
Về đối tượng sử dụng: Đa phần các sản phẩm mang tính
chất hàng hóa đều sử dụng để xuất khẩu. Thị trường nội địa
hầu hết chỉ là tự sản, tự tiêu trong các chợ truyền thống. Người
sử dụng đều mang tính chất vùng, miền của nơi gây trồng, khai
thác và chế biến. Các siêu thị, trung tâm thương mại lớn đều
không hoặc có rất ít sản phẩm lâm sản ngoài gỗ chế biến. Thị
trường đáng nói nhất đối với nhóm sản phẩm này là thị trường
dành cho khách du lịch. Nguyên nhân là do các sản phẩm này
đều chưa công bố được tiêu chuẩn nên không được chấp nhận
tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Gần đây
một số sản phẩm được phát triển trên phạm vi rộng hơn, nhất
là trên thị trường thương mại điện tử không chính thức nhờ có
sự can thiệp mạnh mẽ của internet, nhất là qua các mạng xã
hội.
2.2.2. Thực trạng thị trường sản phẩm gỗ
2.2.2.1. Thị trường theo cơ cấu sản phẩm
Gỗ và sản phẩm gỗ tham gia vào thị trường trong nước bao
gồm một số mặt hàng chính sau:
- Gỗ nguyên liệu: Bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ nhân tạo (ván
dăm, ván sợi, ván dán, gỗ ghép thanh...). Các loại sản phẩm
này đều đến từ hai nguồn, khai thác, chế biến trong nước và
nhập khẩu. Trong đó, khai thác từ các nguồn trong nước chiếm
ưu thế cao hơn. Trong giai đoạn 2012 – 2015, cả nước chỉ
nhập khẩu mỗi năm khoảng 4,0 - 4,9 triệu m3 nguyên liệu gỗ
tự nhiên và 400.000 m3 ván nhân tạo MDF trong tổng số 20 -
27 triệu m3 gỗ nguyên liệu sử dụng cho chế biến các loại.
Trong năm 2017, theo tính toán của một số cơ quan, tổ chức,
9
lượng gỗ nhập khẩu đã lên đến khoảng trên 7,5 triệu m3, kim
ngạch nhập khẩu gỗ là 2,1 tỷ USD và chiếm trên 21% lượng
gỗ nguyên liệu dành cho chế biến của cả nước.
- Sản phẩm đồ gỗ ngoài trời (bàn, ghế ngoài trời): Người
tiêu dùng trong nước ít quan tâm đến các loại đồ gỗ ngoài trời,
trừ một số ít địa phương khu vực phía Nam có sử dụng một vài
loại sản phẩm ít phổ biến như bàn ghế để ở sân, vườn, song lại
chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ lũa, gốc cây... Có thể nói
đồ gỗ ngoài trời đúng nghĩa hiện chưa có mặt trên thị trường
nước ta.
- Đồ gỗ nội thất, bao gồm nội thất phòng ngủ (giường, tủ
áo, bàn phấn, bàn trang điểm...), nội thất nhà bếp (bàn ăn, tủ
bếp), nội thất phòng khách (bàn, ghế phòng khách, sofa, kệ
TV, tủ gương, tủ góc...), nội thất văn phòng: Đây là các sản
phẩm chủ yếu trên thị trường trong nước hiện nay.
- Sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng, bao gồm một số sản phẩm
chính như cốp pha, xà gồ, cột chống, khuôn cửa, cầu thang...
- Đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, bao gồm những sản phẩm như
tượng gỗ, tranh khắc gỗ, khảm trai, tranh ghép gỗ, độc bình,
đồ sơn mài, chạm khắc, các sản phẩm trang trí lưu niệm, quảng
cáo như cốc, chén, đĩa, khay, thìa (muỗng), quạt, lọ, bình,
cung, kiếm, đế lọ, guốc, bài vị, thảm hạt, chuỗi hạt, hộp các
loại, huy hiệu, biểu tượng, biểu trưng, khung tranh, khung ảnh,
phào mỹ nghệ, thuyền buồm mỹ nghệ các loại, mành trang trí,
giá đỡ hàng mỹ nghệ,.... Đôi khi người ta còn xếp một số đồ
nội thất phòng khách thuộc nhóm sản phẩm truyền thống, được
chế biến từ các loại gỗ tốt, gỗ quý vào nhóm này như tràng kỷ,
salon gỗ, tủ góc, tủ thờ, bàn thờ, đôn kỷ, án thư, bàn trà, tủ
chè, tủ chùa, tủ đồng hồ, tủ gương,... vào nhóm này do có độ
10
cầu kỳ, tinh xảo trong chế biến và các sản phẩm hầu hết đều
được sản xuất từ các làng nghề chế biến gỗ truyền thống.
Trong nhiều trường hợp nhóm sản phẩm này được biết đến
dưới tên gọi là đồ gỗ cao cấp. Nếu tách riêng nhóm sản phẩm
sau ra thì thị phần của nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ khá
hạn chế. Trong khi nếu tính cả hai nhóm thì thị phần của
chúng cũng khá cao, nhất là tại thị trường các địa phương phía
Bắc.
- Các sản phẩm gỗ khác: Nhóm sản phẩm này bao gồm các
sản phẩm như nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, vợt cầu lông, vợt
tennis, vợt bóng bàn, gậy chơi bi-da, gậy chăn cừu, ót giầy (cái
đón gót), chân tay giả, dù cán gỗ, chổi cán gỗ, cán chổi sơn,
sản phẩm gỗ mỹ nghệ kết hợp song, mây, tre, trúc, vật liệu
khác,...
- Cơ cấu thị trường của nhóm sản phẩm nội thất
Bàn, ghế là loại sản phẩm chiếm ưu thế trong nhóm đồ gỗ
nội thất với khoảng 56,84% - 66,91% tổng lượng sản phẩm lưu
thông trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm này
đang có xu hướng giảm, nhường chỗ cho loại sản phẩm khác.
Giường, tủ là nhóm sản phẩm có tỷ trọng cao thứ hai trong
nhóm (24,32% - 35,30%) và đang có xu hướng tăng dần đều
trong những năm gần đây. Các sản phẩm khác như kệ các loại,
ván sàn, ốp tường, ốp trần có khuynh hướng ổn định. Kệ các
loại chiếm khoảng 3,46% - 3,81%. Ván sàn cũng ổn định ở
mức 2,71% - 3,04% tổng lượng sản phẩm trong nhóm. Trong
khi đó, tỷ trọng của ốp tường và ốp trần chỉ là 1,15% - 1,36%.
- Cơ cấu thị trường của nhóm sản phẩm phục vụ xây dựng
(khuôn cửa, cầu thang...).
11
Bảng 1: Cơ cấu thị trường theo loại hình sản phẩm
Nă
m
Gỗ
nội thất
Gỗ
ngoại
thất và
gỗ xây
dựng
Gỗ
thủ
công
mỹ
nghệ
Gỗ
và ván
nhân
tạo
Gỗ
dăm và
bột giấy
Gỗ
chống
lò, cốp
pha và
bao bì
Tổng
201
2
-
Khối
lượng
(m3)
86.1
86,88
34.
171,17
9.8
53,40
28.
315,00
1.191.
607,00
321.
442,20
1.671.
575,65
- Tỷ
trọng (%
so tổng
SP) 5,16
2,0
4
0,5
9
1,6
9 71,29
19,2
3
100,0
0
201
3
-
Khối
lượng
(m3)
100.
789,29
43.
255,27
11.
684,50
91.
034,00
795.7
96,00
355.
789,60
1.398.
348,66
- Tỷ
trọng (%
so tổng
SP) 7,21
3,0
9
0,8
4
6,5
1 56,91
25,4
4
100,0
0
201
4
-
Khối
lượng
(m3)
127.
961,29
57.
142,77
13.
671,20
31.
261,00
877.8
99,10
362.
080,10
1.470.
015,46
- Tỷ
trọng (%
so tổng
SP) 8,70
3,8
9
0,9
3
2,1
3 59,72
24,6
3
100,0
0
(Nguồn: Dự án điều tra thị trường gỗ và lâm sản nội địa)
12
Trong nhóm này, các sản phẩm nói chung đều ổn định từ năm
2012 cho đến nay. Cửa các loại là loại sản phẩm có sự thay đổi
đáng kể theo chiều hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao thứ hai
với 34,26% - 38,79%. Khuôn cửa các loại chiếm tỷ trọng cao
nhất với 34,62% - 39,16% tổng số sản phẩm lưu thông trên thị
trường, nhưng đang có chiều hướng giảm. Sự giảm sút này có lẽ
do các loại khuôn cửa thường được làm từ các loại gỗ tốt, quý,
hiếm mà các loại gỗ này đang bị hạn chế khai thác. Thêm vào đó
là sự tăng lên đáng kể của các loại sản phẩm thay thế không sử
dụng gỗ. Cầu thang gỗ chiếm tỷ trọng thứ ba một cách ổn định
với 16,99% - 18,37% tổng lượng sản phẩm trong nhóm. Cuối
cùng là các loại sàn phẩm ốp sàn, ốp tường, chiếm 5,00% -
5,12% tổng lượng sản phẩm trong nhóm lưu thông trên thị
trường.
- Cơ cấu thị trường của nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ là nhóm đa dạng nhất về
chủng loại sản phẩm gỗ chế biến, mặc dù tỷ trọng của nhóm này
không cao. Các loại giường tủ là tiểu nhóm sản phẩm có tỷ trọng
cao nhất và đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, với
25,45% - 29,41%. Xếp thứ hai là sản phẩm tượng gỗ với 14,31%
- 14,58%. Đặc trưng của tiểu nhóm sản phẩm này là độ ổn định
tương đối cao. Tiếp đó là các loại áo quan cao cấp với khoảng
trên 13,00%, nhưng cho đến năm 2014, sản phẩm loại này chỉ
còn chiếm khoảng 10,46%. Bàn ghế cao cấp cũng chiếm tỷ trọng
khá và ổn định trong khoảng 12,82% đến 14,55%. Bàn thờ các
loại cũng chiếm tỷ trọng khá với 8,00%, nhưng hiện đang giảm
và chỉ còn chiếm 6,37% tổng lượng sản phẩm lưu thông của
nhóm. Tranh gỗ, tủ chùa, đôn kỷ chiếm khoảng 4,8% đến 6,27%
tùy loại sản phẩm và tùy theo thời gian. Tủ chè, tủ gương cũng
13
chỉ chiếm từ 3,32% đến 4,34% tổng lượng sản phẩm trong nhóm
mỗi loại. Cuối cùng là các sản phẩm tượng gỗ, chỉ chiếm 0,18%
đến 0,24% tổng lượng sản phẩm và đang có xu hướng giảm.
Đáng chú ý là án thư, mặc dù là một loại sản phẩm tương đối ấn
tượng trong nhóm này, song trong 3 năm gần đây đã hoàn toàn
vắng bóng trên thị trường nội địa.
2.2.2.2. Cơ cấu thị trường theo nguồn gốc sản phẩm
Nhìn chung, trên thị trường nội địa, sản phẩm gỗ và lâm sản
sản xuất trong nước chiếm ưu thế hơn các sản phẩm nhập ngoại.
Đây là một kết quả trái với nhận định cảm tính của một số
chuyên gia trong lĩnh vực này.
Xét trên tổng số thì các sản phẩm gỗ nhập ngoại là không
nhiều so với các sản phẩm gỗ sản xuất trong nước để tiêu thụ trên
thị trường nội địa. Tỷ lệ sản phẩm nhập ngoại và sản phẩm gỗ
sản xuất trong nước dao động trong khoảng 1,74% - 2,76%. Tỷ lệ
này dao động tùy thời điểm và chưa có quy luật rõ ràng. Sản
phẩm gỗ ngoại thất và gỗ xây dựng có số lượng sản phẩm ngoại
nhập lớn nhất trong các nhóm đồ gỗ trên thị trường nội địa. Tỷ lệ
giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước của
nhóm này đang ở mức 45,89% - 54,83% và đang có chiều hướng
ngày càng có nhiều sản phẩm ngoại nhập về để tiêu thụ trong
nước. Nếu như tỷ lệ này là 45,89% (năm 2012) thì năm 2013 đã
là 47,67% và năm 2014 tăng mạnh lên 54,83%. Một điều cần lưu
ý là các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ lại có tỷ lệ sản phẩm
nhập khẩu khá cao so với sản lượng sản phẩm sản xuất trong
nước (đứng thứ hai) với 34,21% - 44,31%. Tuy nhiên, xu hướng
nhập ngoại các sản phẩm này vào thị trường nội địa đang giảm
khá mạnh từ 44,31% năm 2012 xuống còn 34,21% năm 2014.
Các sản phẩm gỗ nội thất có tỷ lệ sản phẩm nhập ngoại đứng
14
hàng thứ ba với 7,27% - 17,61%. Tỷ lệ này đang tăng với tốc độ
cao, từ 7,27% năm 2012 lên 17,61% năm 2014. Các nhóm sản
phẩm gỗ còn lại hầu như không có sản phẩm ngoại nhập vào để
tiêu thụ tại thị trường nội địa. Các xu hướng nhập ngoại sản
phẩm đồ gỗ này chứng tỏ khả năng hội nhập cao của nền kinh tế
Việt Nam vào kinh tế thế giới và cũng phần nào cho thấy sự thay
đổi thị hướng của người tiêu dùng trong nước về đồ gỗ theo tốc
độ hội nhập với các sản phẩm chung của thế giới.
2.2.2.3. Các sản phẩm thay thế đồ gỗ
Hiện đang có nhiều loại sản phẩm thay thế nguyên liệu gỗ
trong chế biến sản phẩm đồ gỗ. Các sản phẩm thay thế tập trung
chủ yếu vào nhóm sản phẩm xây dựng và phục vụ xây dựng.
Trong đó phải kể đến các sản phẩm từ sắt, thép... thay thế cho các
loại cốp pha gỗ truyền thống trong xây dựng, nhất là trong xây
dựng các công trình lớn và các loại chung cư cao tầng. Nhiều loại
vật liệu từ lâm sản ngoài gỗ như tre ép khối, ván sàn tre, nhôm,
kính... cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi thay thế cho đồ gỗ
trong việc chế tạo khuôn cửa, cánh cửa, sàn nhà... Các dạng vật
liệu thay thế khác như gỗ nhựa, đồ nhựa... cũng đã và đang dần
thay thế đồ gia dụng làm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ.
2.2.2.4. Kênh thị trường, chuỗi cung ứng, mạng lưới, hình
thức phân phối các sản phẩm gỗ và lâm sản và đối tượng
tiêu thụ
Khác với xuất khẩu, việc lưu thông, phân phối gỗ và sản phẩm
lâm sản trên thị trường nội địa rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc
vào từng địa phương và từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, có thể
thấy rõ là cho đến nay trên thị trường này chưa có những kênh thị
trường và mạng lưới phân phối sản phẩm lâm sản nào hoạt động
có hiệu quả và có tính chất chi phối trên phạm vi cả nước. Hầu
15
hết các kênh thị trường và mạng lưới phân phối sản phẩm đều là
tự phát, mang tính địa phương và không có khả năng chi phối
một cách tự giác đến nhà sản xuất, khai thác và chế biến.
Theo kết quả điều tra của Dự án “Điều tra, đánh giá thực
trạng, đề xuất cơ chế chính sách phát triển thị trường nội địa về
sản phẩm gỗ, lâm sản toàn quốc phục vụ tái cơ cấu ngành” do
Tổng cục Lâm nghiệp làm chủ đầu tư, thực hiện năm 2015 –
2016, cho đến hết năm 2014, cả nước có khoảng 36.688 - 41.660
đơn vị, hộ gia đình và doanh nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở)
ở các hình thức sở hữu khác nhau tham gia vào mạng lưới phân
phối sản phẩm gỗ và lâm sản. Trong đó, khu vực miền Trung có
số lượng lớn nhất với 18.323 cơ sở phân phối. Tiếp đến là khu
vực miền Bắc với 11.652 cơ sở. Miền Nam hiện tại có 4.841 cơ
sở, còn khu vực Duyên hải miền Trung có 974 và Tây Nguyên có
898 cơ cở trong mạng lưới phân phối sản phẩm. Trong hệ thống
phân phối sản phẩm gỗ và lâm sản cả nước các hộ kinh doanh cá
thể chiếm phần đa số với 88% (năm 2014) tổng số doanh nghiệp,
tổ chức và cá nhân tham gia mạng lưới này. Trong khi đó, các
doanh nghiệp nhà nước tham gia phân phối sản phẩm hết sức nhỏ
bé với 0,1% tổng số cơ sở tham gia. Quy mô của các doanh
nghiệp tham gia vào thị trường nội địa cũng hết sức nhỏ bé. Các
doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư dưới một tỷ đồng chiếm số
lượng lớn nhất với 61,09% - 70,04% tổng số doanh nghiệp, cơ
sở. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 1 đến 5 tỷ đồng chiếm
khoảng 21% - 27%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư càng lớn thì
tỷ trọng trong hệ thống phân phối sản phẩm càng thấp. Chỉ có
6,44% - 9,70% tổng số doanh nghiệp là có vốn trên 5 tỷ đồng đến
dưới 10 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư
trên 10 tỷ chỉ là 2,08% - 2,53%.
16
Tính đến năm 2014, cả nước có 14.566 doanh nghiệp, cơ sở
tham gia vào hệ thống phân phối theo các loại sản phẩm gỗ và lâm
sản. Trong đó có 7.974 doanh nghiệp, cơ sở (54,74% tổng doanh
nghiệp, cơ sở) chuyên phân phối sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất;
5.343 cơ sở (36,68%) chuyên phân phối đồ thủ công mỹ nghệ; 403
cơ sở (2,77%) phân phối ván dăm và bột giấy; 175 cơ sở (1,20%)
phân phối ván nhân tạo; 440 cơ sở (3,02%) phân phối gỗ chống lò,
cốp pha, bao bì và chỉ có 231 cơ sở (1,59%) cơ sở chuyên phân
phối sản phẩm lâm sản ngoài gỗ. Hình thức doanh nghiệp vừa sản
xuất, chế biến, vừa trực tiếp tham gia phân phối sản phẩm chiếm
đa phần trong các loại doanh nghiệp tham gia vào hệ thống phân
phối sản phẩm, nhất là ở khu vực phía Bắc.
Đối với gỗ nguyên liệu được khai thác trong nước (chủ yếu là
gỗ rừng trồng) được tiêu thụ theo 3 kênh thị trường với đối tượng
tiêu thụ chính sau:
- Kênh 1: Các hộ trồng rừng bán cho các xưởng mộc tại địa
phương (bán lẻ) để sản xuất các loại đồ mộc dân dụng, các đồ nội
thất gia đình như giường, tủ, bàn ghế, cửa... và các sản phẩm
phục vụ xây dựng như cột chống, cốp pha, xà gồ... Kênh thị
trường này phần nhiều mang tính địa phương và tự cung, tự cấp.
Các công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp trồng và khai thác ít tham
gia vào mạng lưới phân phối này.
- Kênh 2: Hộ gia đình, liên hộ gia đình, các hợp tác xã, thậm
chí một số doanh nghiệp trồng rừng và khác thác gỗ quy mô nhỏ
bán gỗ cho người thu gom (bán buôn). Người thu gom vận
chuyển và bán lại cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ.
- Kênh 3: Hộ gia đình, liên hộ gia đình, các hợp tác xã, thậm
chí một số doanh nghiệp trồng rừng và khác thác gỗ bán gỗ cho
các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ theo hợp đồng ký giữa các
17
bên. Các đơn vị có khối lượng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ (FSC,
PEFC...) và một phần gỗ nhập khẩu thường tổ chức tiêu thụ theo
kênh này.
- Kênh 4: Gỗ nhập khẩu, gỗ rừng tự nhiên, gỗ cao su... thường
được tiêu thụ thông qua các chợ gỗ, các phiên đấu giá gỗ. Hiện
phần lớn gỗ cao su đại điền, gỗ nhập khẩu, gỗ rừng tự nhiên khai
thác trong nước, gỗ tịch thu... được phân phối qua kênh tiêu thụ
này. Hầu như các địa phương có lượng tiêu thụ gỗ nguyên liệu
lớn như Bắc Ninh, Nam Định, Bình Định, Đồng Nai,... đều hình
thành các chợ gỗ lớn. Một số doanh nghiệp lớn như TAVIMEX
(Đồng Nai) còn tự tổ chức chợ gỗ của riêng mình nhằm phân
phối gỗ (chủ yếu là nhập khẩu) cho các doanh nghiệp chế biến.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến còn trực tiếp nhập khẩu
gỗ nguyên liệu từ nước ngoài về phục vụ cho hoạt động chế biến
của mình. Tuy nhiên, kênh phân phối này không lớn và hoạt
động không thường xuyên.
Đối với sản phẩm gỗ: Có thể nói chắc chắn rằng cho đến nay
trên thị trường nội địa chưa có những kênh phân phối sản phẩm
đồ gỗ nào có quy mô đủ lớn, có ảnh hưởng bao phủ trong phạm
vi khu vực, cũng như cả nước và có hoạt động có hiệu quả. Cũng
đã hình thành một vài chuỗi phân phối sản phẩm của của doanh
nghiệp lớn như “Nhà Xinh”, “Vietmay Home”... nhưng chừng đó
là chưa đủ. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là dù chúng ta có nguồn
cung và nhu cầu đồ gỗ rất lớn, nhưng hệ thống phân phối cho sản
phẩm gỗ trong nước lại chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Một
số doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát... bước đầu
đã có hệ thống phân phối riêng, nhưng còn nhỏ lẻ về quy mô và
sản phẩm chưa phong phú.
18
Hình thức phân phối sản phẩm gỗ và lâm sản trên thị trường
nội địa vẫn chỉ là các hình thức phân phối truyền thống. Các hình
thức phân phối sản phẩm hiện đại như chợ điện tử, phân phối sản
phẩm trên mạng internet... đã bắt đầu hình thành, nhưng chủ yếu
vẫn là tự phát, nhỏ lẻ và khó kiểm soát.
Đối tượng tiêu thụ các lọai sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa
khá đa dạng. Cư dân thành thị và tầng lớp có thu nhập cao
thường có xu hướng sử dụng các loại đồ gỗ cao cấp, đắt tiển, đồ
gỗ ngoại nhập,.. trong khi cư dân nông thôn và tầng lớp trung lưu
trở xuống lại thường có xu hướng sử dụng đồ gỗ bình dân, đồ gỗ
từ các loại ván nhân tạo, đồ gỗ chế biến trong nước... Một điểm
chung duy nhất là phần lớn người tiêu dùng hiện nay đang
chuyển dần sang dùng các sản phẩm thay thế đồ gỗ như các loại
đồ nhựa, đồ sắt, nhôm, kính,.., hoặc các sản phẩm từ gỗ phối hợp
với các loại vật liệu khác.
Chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa: Chuỗi
cung ứng sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa theo sơ đồ sau.
Sản phẩm
Doanh
nghiệp/cơ sở
cung ứng
Doanh
nghiệp/cơ sở
phân phối
Khách
hàng
Thông tin về thị trường
Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm
Thông tin về sản phẩm
19
a. Về sản phẩm
Theo kết quả điều tra của Dự án “Điều tra, đánh giá thực
trạng, đề xuất cơ chế chính sách phát triển thị trường nội địa về
sản phẩm gỗ, lâm sản toàn quốc phục vụ tái cơ cấu ngành” thì
tổng lượng sản phẩm thị trường nội địa dao động trong khoảng
1.500.000 - 3.000.000 m
3
gỗ nguyên liệu quy tròn. Trong đó, sản
phẩm sản xuất trong nước dao động trong khoảng 66,7% - 77,8%
tổng lượng sản phẩm tham gia thị trường; phần còn lại là các sản
phẩm nhập khẩu. Điều đó cho thấy, rõ ràng là các sản phẩm gỗ
được sản xuất bởi các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trong nước là
chủ yếu. Tuy nhiên, do đa phần nguyên liệu dùng để sản xuất,
chế biến đồ gỗ tham gia thị trường trong nước là thuộc nhóm gỗ
quý hiếm nên việc khai thác nguyên liệu trong nước khá hạn chế,
chủ yếu là nhập nội từ các nước trong khu vực như Lào,
Campuchia hay các nước thuộc châu Phi. Nhìn chung, sản xuất
đồ gỗ nội địa tiêu tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng tự
nhiên là chủ yếu. Việc phân phối sản phẩm gỗ nội địa đến người
tiêu dùng thể hiện việc phân bổ nguồn tài nguyên quý hiếm của
xã hội nói chung.
b. Về thông tin
Có thể nói rằng cả thông tin về đơn vị sản xuất, chế biến, thông
tin về chất lượng, mẫu mã sản phẩm... từ nhà sản xuất đến người
tiêu thụ (khách hàng) lẫn thông tin về thị hiếu khách hàng, về biến
động thị trường,.. từ khách hàng đến đơn vị sản xuất, chế biến và
cung ứng, phân phối đều không rõ ràng. Hiện chưa xác định được
cơ chế, cũng như nguồn cung cấp thông tin trong lĩnh vực này.
Đây là vấn để rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển
thị trường nội địa một cách bền vững nên cần có sự đầu tư nghiên
cứu, điều tra làm rõ để đề xuất những biện pháp phù hợp.
20
Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ nội địa
đều sản xuất theo sở trường, kỹ năng vốn có của mình mà chưa
quan tâm đến nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng. Theo
chiều ngược lại, khách hàng cũng chỉ biết mua những sản phẩm
sẵn có trên thị trường mà chưa có được nhiều những tác động của
mình đến nhà sản xuất hoặc cung ứng (trong trường hợp nhập
khẩu). Chính vì vậy, khả năng tiêu thụ sản phẩm khá hạn chế,
khả năng tạo ra đột biến trong sản xuất và về thị trường tiêu thụ
sản phẩm cũng không cao. Mỗi biến động về thị hiếu của người
tiêu dùng hay nhu cầu thị trường thường chậm ảnh hưởng đến
đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm.
Sự hạn chế về nguồn, cơ chế cung cấp thông tin khiến cho
những cố gắng trong hoạch định chính sách của các cơ quan nhà
nước, xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, chiến lược phát
triển thị trường thường rất khó khăn do thiếu thông tin và cơ sở
khoa học.
c. Về các đơn vị cung ứng và phân phối sản phẩm
Trong chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ nội địa, các doanh nghiệp
tư nhân chiếm ưu thế với tỷ lệ từ 32,1% đến 35,2% tùy theo thời
điểm. Có điều đáng suy nghĩ là trong khi nhà nước đang khuyến
khích hình thành các doanh nghiệp dân doanh thì tỷ lệ các doanh
nghiệp tư nhân tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ lại có
chiều hướng giảm sút. Tỷ trọng của khối doanh nghiệp này đã
giảm từ 35,2% tổng số doanh nghiệp tham gia trong chuỗi (năm
2012) xuống còn 32,3% (năm 2014). Tiếp sau đó là các công ty
TNHH, tỷ trọng của khối doanh nghiệp loại này chiếm 24,5% -
29,2% tổng doanh nghiệp tham gia chuỗi và cũng có chiều hướng
giảm theo thời gian. Các công ty tư nhân chiếm số lượng hàng
thứ 3 với tỷ lệ 15,4% -16,5% và có chiều hướng tăng nhẹ. Các hộ
21
gia đình có tỷ trọng khoảng 10,3% - 17,0% và cũng có chiều
hướng tăng nhanh theo thời gian. Các doanh nghiệp nhà nước
hầu như không tham gia vào chuỗi cung ứng nhóm hàng gỗ nội
địa. Tỷ trọng của khối doanh nghiêp này chỉ dưới 0,5% và đang
có chiều hướng giảm.
Xem xét về quy mô vốn đầu tư của các đơn vị tham gia vào
chuỗi cung ứng sản phầm gỗ trên thị trường nội địa hiện nay, có
thể thấy hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở tham gia đều có quy mô
vốn đầu tư rất nhỏ. Tỷ lệ doanh nghiệp/cơ sở có vốn đầu tư dưới
1,0 tỷ đồng chiếm đa số, dao động trong khoảng 86% - 90% tổng
số đơn vị trong chuỗi. Tiếp đến là các đơn vị có quy mô vốn đầu
tư từ 1,0 - 5,0 tỷ đồng, chiếm 10,2% đến 14,0% tổng số đơn vị
tham gia chuỗi. Chỉ có 0,02% tổng số doanh nghiệp tham gia
chuỗi có vốn đầu tư từ 5,0 tỷ đồng đến 10,0 tỷ đồng và không có
doanh nghiệp nào có vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Điều này cho
thấy, hầu như không thể có doanh nghiệp tham gia vào chuỗi
cung ứng nhóm sản phẩm này có khả năng làm chủ, chi phối và
điều tiết được hệ thống phân phối sản phẩm trong chuỗi cung ứng
nhóm sản phẩm này trên thị trường nội địa.
Đánh giá về các doanh nghiệp tham gia vào việc cung ứng và
phân phối sản phẩm có thể thấy:
- Không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ giữa các nhóm tham
gia vào chuỗi cung ứng theo tính chất thị trường của mỗi nhóm,
ngoại trừ nhóm doanh nghiệp chuyên môi giới tiêu thụ hàng gỗ
thủ công mỹ nghệ.
- Nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng lớn nhất trong chuỗi cung
ứng sản phẩm này là nhóm doanh nghiệp vừa cung ứng, vừa
phân phối sản phẩm với 23,2% - 26,0% tổng số doanh nghiệp
tham gia vào chuỗi cung ứng. Điều này phản ánh tình trạng một
22
cách tương đối rõ ràng tình trạng các doanh nghiệp tham gia vào
chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa vừa phải lo sản xuất, vừa lo
cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.
- Nhóm doanh nghiệp chỉ phân phối sản phẩm dưới hình thức
đại lý, bán buôn, bán lẻ sản phẩm đứng thứ hai với 24,3% -
25,2% tổng số doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, tương
đương với nhóm doanh nghiệp chuyên cung ứng sản phẩm
(20,0% - 24,6%). Tuy nhiên, có sự khác nhau về xu hướng phát
triển giữa hai nhóm này. Trong khi nhóm chuyên phân phối sản
phẩm có xu hướng ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp
trong nhóm tăng từ 24,3% (2012) lên 25,2% (năm 2014) thì
nhóm doanh nghiệp chuyên cung ứng sản phẩm lại có sự suy
giảm khá rõ ràng, giảm từ 24,6% (năm 2012) xuống chỉ còn
20,0% (năm 2014). Rõ ràng là có sự chuyển đổi trong chuỗi cung
ứng sản phẩm hàng hóa theo hướng giảm trung gian và tăng khả
năng bán sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Nhóm các doanh nghiệp bán lẻ cũng chiếm khoảng 20,4% -
22,7% tổng số doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng và
thấp nhất trong số các nhóm doanh nghiệp tham gia chuỗi cung
ứng. Mặc dù sự khác nhau về số lượng doanh nghiệp giữa các
nhóm là không lớn, song với tỷ trọng thấp nhất thuộc về nhóm
bán lẻ chứng tỏ khả năng phát triển thị trường là khá hạn chế.
Các tầng lớp trung gian trong chuỗi cung ứng còn khá nhiều làm
hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm. Điều đáng
mừng là số lượng doanh nghiệp trong nhóm bán lẻ cũng đang
ngày càng tăng. Tỷ trọng nhóm doanh nghiệp này tăng đều từ
20,4% (2012) lên 22,7% (năm 2014). Có thể thấy, thị trường bán
lẻ đồ gỗ nội địa đã và đang có sự khởi sắc trong thời gian gần
đây. Đây cũng là xu thế tất yếu của sự phát triển thị trường đồ gỗ
23
và lâm sản trong quá trình hội nhập quốc tế và trong tiến trình
phát triển nói chung của một xã hội đang phát triển theo hướng
thị trường.
- Mặc dù có tỷ trọng thấp nhất trong các nhóm tham gia vào
chuỗi cung ứng song nhóm các cơ sở môi giới sản phẩm đã đang
tăng lên một cách đáng kể. Điều này cho thấy, thông tin giữa các
thành tố trong chuỗi cung ứng, nhất là giữa các doanh nghiệp tiêu
thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm đã
được cải thiện.
d. Về khách hàng
Có thể thấy, nhóm khác hàng sản phẩm gỗ trên thị trường nội
địa có một số đặc điểm sau:
- Cơ hội nhận được thông tin về nhà sản xuất, cung ứng... cũng
như chất lượng, thiết kế và mẫu mã sản phẩm hạn chế. Đa phần
họ thực hiện mua sắm sản phẩm theo cảm tính, theo thông tin
truyền tai, không chính thống, mua hàng theo tâm lý đám đông.
- Cơ hội phản ánh thị hiếu, nhu cầu mua hàng hóa của mình
đến các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm một
cách chính thống cũng rất hạn chế, nếu không muốn nói là hầu
như không có.
- Nhóm khách hàng là các hộ gia đình chiếm tỷ lệ khá cao,
nhất là các hộ gia đình ở khu vực nông thôn và các hộ gia đình ở
tầng lớp trung lưu trở lên.
- Các khách hàng là cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan nhà
nước cấp địa phương cũng là nhóm khách hàng quan trọng trong
mua sắm đồ gỗ. Họ luôn là đối tượng khách hàng quan trọng của
các đơn vị chế biến đồ gỗ trong khu vực làng nghề. Tuy nhiên,
nhóm khách hàng này chịu ảnh hưởng của các quy định mua sắm
24
công từ phía nhà nước, cũng như chịu ảnh hưởng từ tâm lý vốn
không nhất quán, nặng cảm tính của các lãnh đạo đương thời, do
vậy ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, phân phối sản phẩm đồ gỗ,
nhất là đồ gỗ văn phòng không lớn như kỳ vọng của thị trường.
- Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp dân doanh thành
lập trong thời gian gần đây hầu như không phải là khách hàng
trong chuỗi cung ứng này. Lý do là họ chuộng những loại đồ gỗ
đơn giản, rẻ tiền và tiện lợi, đặc biệt là nhóm đồ gỗ ngoại nhập
do đáp ứng được yêu cầu về tính tiện lợi và giá trị sử dụng cao.
Trong khi nhóm sản phẩm đồ gỗ có tính thủ công mỹ nghệ lại
không có được đặc điểm này.
- Khách du lịch nước ngoài cũng là một trong những nhóm
khách hàng khá quan trọng của đồ gỗ nội địa, đặc biệt là đối với
nhóm hàng gỗ thủ công mỹ nghệ với tư cách là các hàng lưu
niệm. Tuy nhiên, nhóm khác hàng này lại đang có nguy cơ sụt
giảm dù lượng khách du lịch đến Việt Nam vẫn tăng do khách
hàng nước ngoài, nhất là các khách hàng đến từ châu Âu, châu
Mỹ hoặc từ các nước phát triển ưa chuộng các sản phẩm thủ công
có hình khối, hoặc đường nét đơn giản, trong khi các sản phẩm
gỗ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam lại đa phần là hàng chạm,
khắc với những đường nét hoa văn cầu kỳ, nhiều nét uốn lượng
nên dễ bắt bụi và dễ vướng víu khi trưng bày, sử dụng. Quan
trọng hơn là nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thường ít được
quan tâm thể hiện trên từng sản phẩm. Mỗi khách du lịch khi
mua một sản phẩm lưu niệm rất quan tâm đến điều này bởi họ
muốn gắn các kỷ niệm đó với những chuyến du lịch của họ tới
những vùng đất mới, nhưng các sản phẩm hàng lưu niệm của
Việt Nam, nhất là sản phẩm của làng nghề đã không thể hiện
được điều đó. Nhiều sản phẩm đồ gỗ trong các làng nghề thường
25
gắn với những điển tích Trung Hoa và không có xuất xứ cụ thể
(made in Việt Nam) nên khó thu hút khách du lịch.
III. Chính sách phát triển thị trường nội địa sản phẩm gỗ
và lâm sản
Chính sách của nhà nước đã có những tác động đến thị trường
nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản. Định hướng phát triển thị
trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản cũng đã được thể hiện
qua một số nội dung cơ chế ưu đãi về lưu thông, vận chuyển sản
phẩm gỗ và lâm sản; về xúc tiến thương mại và phát triển thương
hiệu; về thuế và phí trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp; và
một số hỗ trợ ưu đãi khác (đất đai, hỗ trợ đầu tư, tín dụng ...).
Tuy nhiên, những chính sách liên quan đến phát triển thị trường
gỗ nội địa nói chung vẫn rời rạc, thiếu đồng bộ, nhiều chính sách
có sự chồng chéo, thậm chí là mâu thuẫn nhau. Bên cạnh đó, có
nhiều nội dung chính sách chưa có quy định đầy đủ về cơ chế hỗ
trợ, khuyến khích các đối tượng sản xuất kinh doanh khi tham gia
thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản; thiếu cơ chế đặc
thù để hỗ trợ tích tụ đất đai, vốn và tín dụng và ưu đãi đầu tư.
Đặc biệt là chưa có chính sách riêng biệt, có giá trị thực thi cao
để tạo ra bước đột phá phát triển ngành chế biến gỗ nói chung và
thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản nói riêng.
Nhóm chính sách về lưu thông vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ
đã xác định được các thủ tục và hồ sơ cần thiết trong quá trình
lưu thông, lưu kho bến bãi; chỉ rõ được quy định về việc xác
minh gỗ đang lưu thông là hợp pháp, quy định cụ thể thời gian
xác minh và trả kết quả. Chính sách đã tạo hành lang pháp lý cho
việc quản lý lâm sản trên thị trường. Tuy nhiên, các chính sách
chưa có sự thống nhất cao trong nội dung quy định, còn sự chồng
chéo nhau, khó khăn cho việc thực thi chính sách. Ngoài ra,
26
chính sách chưa có hướng dẫn cụ thể việc đổi mới trong quản lý
lưu thông lâm sản.
Trong phát triển thị trường lâm sản gỗ rừng trồng, thiếu chính
sách hỗ trợ phát triển thương hiệu, chương trình xúc tiến thương
mại cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt thiếu hoạt
động nghiên cứu phân tích và dự báo thị trường nội địa và quốc
tế của các sản phẩm gỗ rừng trồng.
Nhóm chính sách về thuế, phí trong sản xuất, kinh doanh gỗ và
sản phẩm gỗ đã được ban hành, triển khai và đạt được nhiều
thành quả trong việc khuyến khích phát triển lâm nghiệp. Tuy
nhiên, các quy định về thuế suất, nhập khẩu lâm sản đã thay đổi
liên tục và có sự chồng chéo nhau làm cho các doanh nghiệp và
cơ quan thừa hành gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, bị động
trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Một số chính sách hỗ trợ khác như chính sách đất đai trong
trồng rừng nguyên liệu, chính sách thuế và phí sử dụng đất trồng
rừng, chính sách đầu tư, tín dụng đã được quy định trong các luật
và một số văn bản. Những chính sách này đã góp phần thúc đẩy
các chủ rừng trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất nguyên
liệu nói riêng. Tuy nhiên, các chính sách này thường ưu tiên đối
với các chủ đầu tư doanh nghiệp và công ty lâm nghiệp có nguồn
gốc nhà nước và các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số mà
chưa có những hỗ trợ thực sự đầy đủ cho các đối tượng trồng
rừng sản xuất khác.
Với những khoảng trống chính sách nêu trên, đặt ra yêu cầu
cấp thiết và căn cứ khoa học rõ ràng để xây dựng và ban hành
một văn bản chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển thị trường nội
địa các sản phẩm gỗ và lâm sản, nhằm thúc đẩy thực hiện nhiệm
vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế
27
quốc tế hiện nay.
IV. Dự báo về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm
sản
4.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
đến năm 2020 và 2030
Dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và những tác động
của chúng đến phát triển kinh tế của Việt Nam, cuối năm 2015,
Trung tâm Thông tin và Dự báo Quốc gia (NCSEIF) đã xây dựng
03 kịch bản kinh tế Việt Nam đến năm 2020. Đó là kịch bản
trung bình, kịch bản thấp và kịch bản cao. Trong đó, kịch bản
trung bình, cũng là kịch bản chủ đạo, với nhiều khả năng xảy ra
nhất. Trong đó, giả thiết tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn
định ở mức trung bình 4%. Đầu tư khu vực nhà nước được cải
thiện hơn cả về tốc độ và hiệu quả và giữ vai trò điều tiết nền
kinh tế. Điều hành chính sách có nhiều cải thiện, thủ tục pháp lý
và môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Tốc độ tăng đầu tư
trung bình giai đoạn tăng 7%. Mô hình kinh tế phần nào được
chuyển đổi nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh tế tăng trưởng dựa
vào vốn và nhập siêu. Hệ thống tài chính khá ổn định, điều hành
chính sách tài khóa và tiền tệ tương đối linh hoạt. Các hiệp ước
quốc tế có hiệu lực, giúp đầu tư và xuất khẩu Việt Nam cải thiện
hơn. Khi đó, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2016 - 2020 có
thể đạt mức 6,67%, trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp,
khoảng 5%.
4.2. Dự báo tình hình phát triển thị trường nội địa các sản
phẩm gỗ và lâm sản
Qua nghiên cứu, đánh giá và phân tích các điều kiện phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam từ nay đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 cho thấy, tăng trưởng kinh tế toàn giai đoạn 2016 -
28
2020 có thể đạt mức 6,67%, trong khi lạm phát duy trì ở mức
thấp, khoảng 5%. Các nguồn nguyên liệu gỗ và lâm sản cho chế
biến luôn đảm bảo. Tuy nhiên, các loại gỗ tốt, quý hiếm phục vụ
cho hoạt động chế biến đồ gỗ truyền thống, cao cấp của các làng
nghề chế biến gỗ có khả năng giảm sút do chính sách đóng cửa
rừng tự nhiên, hạn chế khai thác, xuất khẩu gỗ tròn, gỗ quý của
nhiều nước trên thế giới, cũng như vậy sẽ kéo theo có sự hạn chế
về nguồn cung. Mặt khác, do nhiều thị trường chính sách mới có
hiệu lực tại các như Hoa Kỳ, EU, Ôxtrâylia... với những quy định
ngày càng khắt khe hơn về việc sử dụng gỗ hợp pháp trong chế
biến đồ gỗ, cùng với đó là các chính sách khuyến khích phát triển
chế biến sản phẩm phục vụ thị trường nội địa nên nhiều doanh
nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ sẽ chuyển dần từ hoạt
động chế biến đồ ngoại thất nhằm xuất khẩu sang chế biến đồ gỗ
nội thất, vừa phục vụ thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.
Các hoạt động gây trồng, khai thác và chế biến lâm sản ngoài gỗ
sẽ được đẩy mạnh một cách chủ động và dài hơi theo các chiến
lược phát triển được hoạch định trước. Thông tin về sản phẩm, về
cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ cũng sẽ được rõ ràng, thông suốt
và minh bạch hơn. Thị hiếu của người tiêu dùng cũng ngày càng
rõ ràng hơn. Và quan trọng hơn cả là do sự có mặt của các doanh
nghiệp nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị
hiếu thị trường sản phẩm gỗ nội địa có thể sẽ được một số doanh
nghiệp chế biến lớn cả trong và ngoài nước, chú trọng nghiên cứu
và định hướng phát triển theo hướng ưu tiên sử dụng gỗ rừng
trồng trong nước và trình độ công nghệ chế biến hiện có. Theo
sự phát triển này thị trường nội địa sẽ khá sôi động. Cơ cấu sản
phẩm gỗ và lâm sản sẽ có những sự thay đổi rõ nét. Hệ thống
phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cũng có sự phát triển
theo hướng tích cực nhờ sự đầu tư của các nước trong khu vực,
29
của các doanh nghiệp và sự mở cửa thị trường bán lẻ nói chung
của Chính phủ Việt Nam.
V. Đánh giá chung về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ
và lâm sản
5.1. Một số tồn tại, hạn chế
- Các sản phẩm gỗ và lâm sản vẫn chỉ được sản xuất, chế biến
hướng vào thị trường xuất khẩu là chủ yếu, chưa có nhiều doanh
nghiệp chú ý đến thị trường nội địa nên thị trường này chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng cả về chuỗi cung ứng, mạng lưới
tiêu thụ, kênh phân phối sản phẩm... lẫn số lượng và chất lượng
các thành tố tham gia vào thị trường.
- Hệ thống phân phối sản phẩm, các kênh phân phối sản
phẩm... hầu hết là tự phát nên vừa nhỏ, lẻ, vừa không hiệu quả và
khó kiểm soát, quản lý để hình thành một thị trường ổn định và
có tính định hướng.
- Có quá nhiều doanh nghiệp, cơ sở tham gia vào thị trường,
nhưng số lượng doanh nghiệp cơ sở chuyên nghiệp và có quy mô
lớn lại không nhiều. Thị trường mang nặng về tự sản, tự tiêu,
nhất là đối với các loại lâm sản ngoài gỗ. Tính chuyên nghiệp của
các doanh nghiệp tham gia vào thị trường không cao.
- Thông tin về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản
vừa thiếu, vừa yếu, nhất là các thông tin về sản phẩm, thị hiếu
của người tiêu dùng và các thông tin dự báo thị trường khiến cho
năng lực của doanh nghiệp sản xuất, chế biến khó thỏa mãn nhu
cầu thị trường. Cơ cấu và thiết kế sản phẩm chưa thật sự hợp lý
và linh hoạt theo biến đổi của thị hiếu người tiêu dùng.
- Các kênh và hình thức tiêu thụ sản phẩm vẫn chủ yếu là
truyền thống. Thiếu vắng các kênh, hình thức tiêu thụ sản phẩm
hiện đại, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
30
- Các phân khúc thị trường chưa được hình thành một cách rõ
ràng và ổn định.
- Thị hiếu của thị trường chưa rõ ràng, chưa được định hướng.
Người tiêu dùng vẫn sử dụng sản phẩm theo tâm lý đám đông.
- Chuỗi cung ứng sản phẩm chưa phát triển. Hệ thống bán lẻ
quá manh mún và thiếu cả cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ
thương mại.
- Hệ thống xúc tiến thương mại ở mọi cấp độ đều vừa thiếu
vừa yếu, lại vừa không được chú ý đầu tư, cải thiện.
- Thiếu các cơ chế chính sách chung, cũng như đặc thù, nhất là
các chính sách phát triển rừng trồng gỗ lớn để phát triển thị
trường nội địa tương xứng tiềm năng của ngành.
5.2. Một số nguyên nhân chủ yếu
- Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến có quy mô nhỏ, thiếu
vốn và hoạt động tự phát nên chưa có chiến lược phát triển, nhất
là chiến lược phát triển thị trường nội địa.
- Thị trường nội địa vừa có khối lượng sản phẩm theo mỗi đơn
hàng nhỏ, lại vừa không được ưu đãi về thuế, cũng như các chính
sách hỗ trợ khác (xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng...) so
với xuất khẩu.
- Việc nghiên cứu, thiết kế mẫu mã sản phẩm đồ gỗ chưa đủ
năng lực thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu thị trường hiện
tại và định hướng phát triển thị trường trong tương lai.
- Số lượng các doanh nghiệp chuyên về phân phối tiêu thụ sản
phẩm gỗ và lâm sản trên thị trường chưa nhiều và hầu hết lại có
quy mô nhỏ, nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực trong quản trị
doanh nghiệp và phát triển thị trường còn hạn chế nên tính
chuyên nghiệp chưa cao.
- Chưa có các nghiên cứu cơ bản và thường xuyên về thị
trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản.
31
- Chưa hình thành được các trung tâm thông tin thị trường
nhằm kết nối doanh nghiệp sản xuất, chế biến với doanh nghiệp
phân phối sản phẩn và người tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ và lâm
sản, cũng như các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước chưa
hoặch định được các chiến lược trung, dài hạn trong việc phát
triển thị trường nội địa cả về điều kiện xúc tiến thương mại, xây
dựng cơ sở hạ tầng lẫn đào tạo, chuyển giao công nghệ thương
mại sản phẩm gỗ và lâm sản trên thị trường này.
- Vai trò hỗ trợ của Nhà nước chưa cao, nhất là trong việc
hoạch định các chính sách và hỗ trợ phát triển thị trường, đào tạo
nguồn nhân lực,... Trong đó, chưa hình thành một chính sách đặc
thù để hỗ trợ phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm
sản toàn quốc.
VI. Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản
phẩm gỗ và lâm sản
6.1. Mục tiêu và những nguyên tắc định hướng trong phát
triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản
Phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản cần
hướng đến các mục tiêu tổng quát là: Phát triển thị trường nội địa
các sản phẩm gỗ và lâm sản tương xứng với tiềm năng hiện có
nhằm nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát
triển lâm nghiệp bền vững, gắn kết theo chuỗi giá trị từ trồng
rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản
hàng hóa, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành
lâm nghiệp. Trong thời gian từ nay đến năm 2020 cần đạt được
một số mục tiêu cụ thể như: (i) Xây dựng hệ thống kênh phân
phối và các hình thức phân phối sản phẩm hiện đại cho thị trường
sản phẩm gỗ và lâm sản nội địa trong cả nước. Đến năm 2020,
32
xây dựng được mạng lưới phân phối sản phẩm gỗ và lâm sản phù
hợp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, (ii) Tạo tiền đề xây
dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ
và lâm sản với các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ trên thị trường
cả nước. Đến năm 2020 có được ít nhất 03 mô hình liên kết các
doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm điển hình, và (iii)
Xây dựng được cơ chế khuyến khích phát triển thị trường nội địa,
đẩy mạnh hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm gỗ rừng trồng trong nước, góp phần nâng
tổng kim ngạch tiêu dùng nội địa sản phẩm gỗ và lâm sản lên trên
4 tỷ USD vào năm 2020.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, việc phát triển thị trường
nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản nên dựa vào các nguyên tắc
định hướng sau:
- Phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản để
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh gỗ và
lâm sản, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các kênh thị trường
trong nước, giảm chi phí trung gian. Nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam trên thị trường nội
địa trong quá trình hội nhập.
- Phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản
nhằm kích thích chế biến và tiêu thụ gỗ rừng trồng trong nước,
tạo ra động lực để phát triển bền vững khu vực này.
- Tạo điều kiện để khu vực mua sắm, đầu tư công tiếp cận các
sản phẩm chế biến gỗ rừng trồng trong nước.
6.2. Các nội dung phát triển thị trường nội địa các sản
phẩm gỗ và lâm sảnViệt Nam
33
6.2.1. Xây dựng các chương trình phát triển thị trường nội
địa sản phẩm gỗ và lâm sản
- Phát triển và đẩy mạnh đa dạng hóa các kênh phân phối sản
phẩm. Tạo dựng được mạng lưới phân phối sản phẩm hoạt động
có hiệu quả trong phạm vi cả nước. Đẩy mạnh việc xây dựng các
kênh phân phối sản phẩm gỗ và lâm sản hiện đại, kết hợp với duy
trì, ổn định và nâng cao năng lực hoạt động của các kênh phân
phối sản phẩm truyền thống. Kết hợp hài hòa giữa hệ thống bán
buôn và bán lẻ sản phẩm ở tất cả các cấp độ thị trường.
- Nghiên cứu và xây dựng mối liên kết, kết nối các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản với các doanh nghiệp
trong khâu phân phối và tiêu thụ sản phẩm và khách hàng. Trước
mắt xây dựng một số mô hình liên kết thí điểm với những mặt
hàng quan trọng, chủ lực trên thị trường nội địa như đồ gỗ nội
thất, đồ gỗ mỹ nghệ... tại các địa phương có thị phần lớn của sản
phẩm gỗ và lâm sản như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng,...
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách mua sắm
công, hướng đến mục tiêu ưu tiên sử dụng các sản phẩm đồ gỗ
chế biến từ gỗ rừng trồng trong nước trong mua sắm công.
- Xây dựng và ban hành kế hoạch hằng năm, chương trình
trung và dài hạn phát triển thị trường nội địa sản phẩm gỗ và lâm
sản.
Nội dung này cần được coi như là một nội dung tổng thể, quan
trọng nhất nhằm tạo ra động lực chung (vốn, nguồn vốn,) cho
việc phát triển thị trường nội địa. Trong đó, bao gồm các nội
dung nhỏ như xây dựng, đa dạng hóa các kênh và hình thức phân
phối sản phẩm gỗ và lâm sản trên thị trường nội địa vốn đã
không được chú ý từ nhiều năm nay; Xây dựng được các mối liên
34
kết từ sản xuất đến tiêu dùng theo chuỗi theo định hướng của Bộ
Nông nghiệp và PTNT, nhất là mối liên kết trong sản xuất, chế
biến và tiêu thụ gỗ rừng trồng; đặt ra vấn đề sửa đổi, bổ sung cơ
chế, chính sách mua sắm công nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm, cũng như phù hợp với xu thế chung của thế giới, của
các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
Nội dung này hướng đến việc khắc phục khó khăn, hạn chế
được đề ra ở phần trên. Đó là việc: (i) Các sản phẩm gỗ và lâm
sản vẫn chỉ được sản xuất, chế biến hướng vào thị trường xuất
khẩu là chủ yếu, chưa có nhiều doanh nghiệp chú ý đến thị
trường nội địa nên thị trường này chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng cả về mạng lưới tiêu thụ, kênh phân phối sản phẩm...
lẫn số lượng và chất lượng các thành tố tham gia vào thị trường;
(ii) Hệ thống phân phối sản phẩm, các kênh phân phối sản phẩm,
... hầu hết là tự phát nên vừa nhỏ, lẻ, vừa không hiệu quả và khó
kiểm soát, quản lý để hình thành một thị trường ổn định và có
tính định hướng”. Đồng thời, giải pháp này cũng phần nào đáp
ứng được yêu cầu của Chính phủ Việt Nam hiện nay là cải thiện,
mở rộng chính sách mua sắm công đối với sản phẩm gỗ nhằm
phát huy thế mạnh về chế biến gỗ rừng trồng phục vụ tiêu dùng
nội địa.
6.2.2. Phát triển các trung tâm triển lãm và giới thiệu sản
phẩm
Cho đến nay, nhìn chung các hội chợ, triển lãm đồ gỗ và lâm
sản trên thị trường nội địa hiện nay đều mang tính tự phát, địa
phương, mạnh ai nấy làm, có kinh phí thì làm, thiếu tiền thì bỏ
không làm nữa, năm nay chưa làm thì sang năm tới sẽ làm... chưa
có tính hệ thống và quan trọng hơn là chưa có tác dụng định
hướng thị trường, chưa tạo ra thị hiếu lành mạnh cho người tiêu
35
dùng. Cho đến nay, cũng chỉ mới có hội chợ VIPA HOME của
Hội thủ công mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) là quan
tâm đến thị trường đồ gỗ nội địa được làm thường xuyên, nhưng
cũng chỉ mới thực hiện được khoảng 3 năm gần đây. Chính vì
vậy, nhằm khắc phục hạn chế thứ tư và thứ năm đã được chỉ ra
trong mục 5.1 và 5.2 rất cần phải phát triển các trung tâm triển
lãm và giới thiệu sản phẩm gỗ và lâm sản trên phạm vi cả nước.
Trước mắt, trọng tâm của vấn đề này là:
- Xây dựng đồng bộ một hệ thống để “tiến tới xây dựng đồng
bộ các trung tâm triển lãm và giới thiệu sản phẩm trong cả nước
và xuyên suốt thời gian trong năm nhằm quảng bá, đưa thông tin
sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng”. Có một hệ thống triển
lãm và giới thiệu sản phẩm lâm sản đồng bộ và xuyên suất thời
gian trong năm là ý tưởng mới quan trọng và cần thiết để đưa
thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, góp phần định hướng thị
trường và xây dựng thị hiếu cho người tiêu dùng. Việc xây dựng
một, hai, thậm chí là ba, bốn trung tâm triển lãm, giới thiệu sản
phẩm có thể không có ý nghĩa gì, song xây dựng được cả một hệ
thống trải dài trong không gian cả nước và kéo dài (xen kẽ nhau)
trong thời gian suốt cả năm lại là một vấn đề rất có ý nghĩa đối
với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ lâm
sản.
- Và quan trọng hơn là: Khi đã hình thành, đi vào hoạt động ổn
định các trung tâm này sẽ dần chuyển thành các chuỗi siêu thị đồ
gỗ đồng bộ trên cả nước tạo ra một kênh tiêu thụ sản phẩm gỗ
hiện đại, đồng bộ và hiệu quả, kết nối các doanh nghiệp trong tất
cả các khâu của chuỗi giá trị đồ gỗ và lâm sản với thị trường”.
Đây chính là những chuỗi cung ứng sản phẩm, kênh thị trường
36
hiện đại, đồng bộ khiến cho thị trường nội địa lâm sản phát triển
bền vững trong tương lai.
6.2.3. Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại
Hiện tại, hầu như chưa có một chương trình trình xúc tiến
thương mại đồ gỗ và lâm sản nào mang tầm quốc gia, hoặc có hệ
thống ở tầm địa phương được hoạch định và thực hiện cho thị
trường nội địa, kể cả các chương trình xúc tiến thương mại trung
hạn lẫn dài hạn. Do vậy, hoạch định và đưa vào thực hiện các
chương trình xúc tiến thương mại tạo ra động lực quan trọng để
phát triển thị trường này. Điều này cũng tạo ra cơ sở để các
doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ lâm sản có thêm nguồn lực,
hoạch định và thực thi chiến lược phát triển của mình hướng đến
thị trường nội địa, thay vì vẫn chỉ sản xuất dành cho xuất khẩu
như hiện nay. Điểm mới là các chương trình xúc tiến thương mại
thị trường nội địa gỗ và lâm sản cần được xây dựng ở tất cả các
cấp độ chứ không phải chi chăm chú xây dựng ở Bộ Nông nghiệp
và PTNT hay Bộ Công Thương, không phải là chỉ xây dựng các
kế hoạch hoạt động trong năm mà là việc xây dựng các chương
trình xúc tiến thương mại đặc thù cho sản phẩm cả trung và dài
hạn. Các chương trình xúc tiến thương mại này cần hướng đến
việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc
tiến thương mại của mình. Các chương trình xúc tiến thương mại
cần được xây dựng ở cả cấp độ kế hoạch hằng năm, trung hạn và
dài hạn nhằm chủ động các hoạt động và nguồn vốn cho các hoạt
động này. Các chương trình xúc tiến thương mại này được xây
dựng ở cả cấp độ quốc gia, địa phương và trong mỗi doanh
nghiệp cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong một hệ
thống phát triển thị trường.
37
6.2.4. Xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh
nghiệp
Xây dựng thương hiệu cho nông sản nói chung và cho lâm sản
nói riêng đang là một định hướng ưu tiên của Bộ Nông nghiệp và
PTNT. Thực tế cho thấy, sản phẩm hàng hóa luôn có sức cạnh
tranh cao trên thị trường khi có thương hiệu. Thương hiệu càng nổi
tiếng, càng dễ tiêu thụ. Các kết quả điều tra cho thấy, lâm sản,
cũng như đồ gỗ của các doanh nghiệp nội địa thời gian qua thường
yếu thế, kém cạnh tranh hơn so với hàng ngoại nhập không chỉ vì
chất lượng mà phần lớn là vì thương hiệu, xuất xứ sản phẩm (có
đôi phần là từ mẫu mã thiết kế). Người tiêu dùng trong nước vẫn
chuộng hàng ngoại với những tên tuổi nổi tiếng hơn so với hàng
nội địa. Ngay cả với đồ gỗ truyền thống thì sản phẩm mang xuất
xứ từ những làng nghề nổi tiếng như Đồng Kỵ, La Xuyên, cũng
có sức hút cao hơn, giá bán cao hơn và dễ tiêu thụ hơn sản phẩm
cùng loại của các làng nghề khác. Do vậy xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm, cho doanh nghiệp cần là một nội dung trong phát
triển thị trường đồ gỗ và lâm sản nội địa. Việc xây dựng thương
hiệu cho sản phẩm gỗ và lâm sản cần hướng đến các nội dung sau:
- Nhà nước hỗ trợ các hoạt động xây dựng thương hiệu sản
phẩm, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cho những sản phẩm
chủ lực, các doanh nghiệp có thị phần lớn và quan trọng, nhất là
các sản phẩm, doanh nghiệp chế biến gỗ rừng trồng trong nước
trên thị trường nội địa nhằm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm
này, góp phần hoàn thiện hệ thống thị trường nội địa theo hướng
“Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
- Hoạt động xây dựng thương hiệu cần phải được coi như một
hoạt động quan trọng trong phát triển thị trường nội địa gỗ và lâm
sản. Hoạt động này góp phần cải thiện hoạt động mua sắm công
38
đối với sản phẩm gỗ và lâm sản sản xuất trong nước, sản phẩm chế
biến gỗ rừng trồng, Đồng thời, phải được coi là một biện pháp
quan trọng trong quảng bá sản phẩm trên thị trường nội địa.
- Trước mắt nên chọn một số sản phẩm có ưu thế và 1 - 2 doanh
nghiệp có thị phần lớn trên thị trường nội địa để tập trung nguồn
lực xây dựng chỉ dẫn địa lý hoặc thương hiệu, đồng thời, rút kinh
nghiệm xây dựng cho những sản phẩm và doanh nghiệp khác.
6.2.5. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về sản phẩm của
các doanh nghiệp, cơ sở và làng nghề chế biến gỗ và lâm sản
- Xây dựng hệ thống các trung tâm thông tin sản phẩm, thông
tin doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ và lâm sản,
cũng như hệ thống, mạng lưới phân sản phẩm trên thị trường nội
địa.
- Xây dựng mới và đẩy mạnh hoạt động của các trang thông tin
điện tử chuyên ngành, các chợ điện tử sản phẩm gỗ là lâm sản trên
thị trường nội địa.
- Hỗ trợ phổ biến nhận thức, cung cấp thông tin về các chính
sách, thông tin về thị trường và năng lực các doanh nghiệp chế
biến, kinh doanh gỗ, lâm sản ở Việt Nam, thông qua các hình thức
như: Tổ chức hội thảo, xuất bản các bản tin, ấn phẩm và quảng bá
trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo ra một kênh thông tin có khả
năng kết nối người sản xuất với người tiêu dùng; kết nối giữa
doanh nghiệp chế biến với doanh nghiệp thương mại và với người
sử dụng sản phẩm. Kênh thông tin này vừa góp phần vào việc sản
xuất ra cái thị trường cần chứ không phải bán ra thị trường cái mà
doanh nghiệp có. Đồng thời, đây cũng là biện pháp góp phần định
hướng thị trường và tạo ra thị hiếu cho người tiêu dùng phù hợp
39
với nguyên liệu và năng lực của ngành chế biến đồ gỗ và lâm sản
của cả nước, tạo ra hiệu quả cao trong sử dụng gỗ rừng trồng trong
nước. Nói cách khác, đây chính là giải pháp nhằm kết nối doanh
nghiệp chế biến sản phẩm gỗ và lâm sản với thị trường, hướng
việc sản xuất của họ vào các tín hiệu của thị trường tiêu thụ, cải
thiện cách phân phối, tiêu thụ sản phẩm một cách tự phát, tự cung,
tự cấp như hiện nay.
6.2.6. Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực trong chế biến và kinh doanh sản
phẩm gỗ và lâm sản trong hoàn cảnh thị trường nội địa chưa phát
triển như hiện nay cần hướng vào các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thương
mại cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường nội địa sản
phẩm gỗ và lâm sản tạo ra một đội ngũ có tính chuyên nghiệp cao
trong mọi hoạt động thị trường.
- Triển khai các hoạt động năng cao năng lực quản trị doanh
nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm gỗ và lâm sản, nhất là các
doanh nghiệp trong khâu phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
- Nghiên cứu đưa vào các kỹ năng, hoạt động thương mại vào
chương trình giảng dạy của các khoa chế biến gỗ và lâm sản trong
các trường lâm nghiệp ở các cấp học như cao đẳng, đại học và dạy
nghề.
- Triển khai các hoạt động thiết kế mẫu mã sản phẩm phù hợp
thị hiếu thị trường.
- Coi trọng hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực trong phát
triển thị trường nội địa.
40
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp phân phối sản phẩm
chuyên nghiệp, có trình độ tham gia vào thị trường gỗ và lâm sản
nội địa.
6.2.7. Xây dựng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(TBT) trên thị trường nội địa
Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng. Điều
này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều cơ hội cho các sản
phẩm gỗ nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta. Các sản
phẩm này ngoài các thế mạnh về thương hiệu, về hệ thống cung
cấp, phân phối sản phẩm còn rất nhanh chóng thay đổi mẫu mã,
thiết kế sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu từng phân khúc người
tiêu dùng trong nước. Chính vì vây, việc xây dựng các hàng rào kỹ
thuật trong thương mại nhằm tạo ra một sự cạnh tranh công bằng
không những đối với sản phẩm nhập ngoại mà còn cả đối với
những doanh nghiệp chế biến đồ gỗ và lâm sản trong nước. Các
doanh nghiệp bắt buộc phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng
sản phẩm, chất lượng dịch vụ và giá thành sản phẩm. Kết quả là
giá của sản phẩm sẽ có điều kiện giảm xuống, các dịch vụ và chất
lượng có cơ hội tốt hơn. Thị trường sẽ được điều chỉnh theo hướng
phát triển bền vững, không phân biệt nguồn gốc, xuất xứ sản
phẩm, nhưng đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Xây dựng
hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhằm:
- Đẩy mạnh việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ở
các cấp độ đối với các sản phẩm gỗ và lâm sản tham gia vào thị
trường nội địa.
- Trước mắt chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn cho những sản
phẩm chủ lực, có thị phần lớn trên thị trường nội địa và xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật cho những sản phẩm có ảnh hưởng tới người
tiêu dùng đối với nhóm sản phẩm hàng hóa nhóm II lĩnh vực lâm
41
nghiệp thuộc nhóm hóa chất, phụ gia trong chế biến lâm sản đối
với ngưỡng an toàn về môi trường như sơn, véc ni, keo dán gỗ,
thuốc bảo quản lâm sản đặc biệt là ngưỡng phát thải
formaldehyt đối với các loại ván gỗ nhân tạo (ván dăm, ván sợi,
ván ghép thanh, gỗ dán,..), sản phẩm sản xuất từ các loại ván gỗ
nhân tạo,
- Nghiên cứu, xây dựng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(TBT) khác nhằm thực hiện bảo hộ sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ
và lâm sản trong nước, giảm áp lực cạnh tranh của các sản phẩm
ngoại nhập.
- Mở rộng phạm vi sử dụng sản phẩm gỗ và lâm sản chế biến từ
rừng trồng trong nước đối với các hoạt động mua sắm công.
6.3. Các giải pháp thực hiện
6.3.1. Giải pháp về quy hoạch
Triển khai xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống thương mại
nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản, trong đó chú trọng quy hoạch
các kênh phân phối sản phẩm phù hợp với điều kiện từng vùng,
từng địa phương, gắn hoạt động của các doanh nghiệp chế biến sản
phẩm gỗ và lâm sản với các doanh nghiệp kinh doanh và thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch này phải dựa trên Đề án tổ
chức lại thị trường trong nước và thị trường biên mậu và Chương
trình tổng thể phát triển thị trường trong nước giai đoạn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035 được xây dựng và phê duyệt theo
yêu cầu của Nghị quyết 35/2016/NQ-CP ngày 16/5/2016 nhằm
phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất chung và sự hỗ trợ của nhà
nước đối với thị trường nội địa nói chung.
Xây dựng quy hoạch định hướng phát triển hệ thống các trung
tâm triển lãm, giới thiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ở các vùng trọng
42
điểm, thực hiện xây dựng đồng bộ các trung tâm triển lãm và giới
thiệu sản phẩm một cách đồng bộ trong cả nước và xuyên suốt thời
gian trong năm nhằm quảng bá, đưa thông tin sản phẩm đến đông
đảo người tiêu dùng.
Triển khai các hoạt động, chế tài đưa quy hoạch đã xây dựng
vào thực tiễn hoạt động thương mại ở mọi cấp độ.
6.3.2. Giải pháp về chính sách
a. Hoàn thiện và bổ sung chính sách đầu tư, phát triển kết
cấu hạ tầng thương mại
Kết cấu hạ tầng thương mại nói chung, hạ tầng thương mại sản
phẩm gỗ và lâm sản nói riêng còn rất thiếu và yếu. Trên thị trường,
nhất là thị trường nông thôn hiện nay vẫn tồn tại phổ biến các loại
hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tư nhân), loại hình cửa
hàng tự chọn chỉ chiếm khoảng 3,0% và siêu thị mới chỉ chiếm
dưới 2,0% số lượng cơ sở bán lẻ. Hơn nữa, quy mô của các cửa
hàng bán lẻ phổ biến là hộ gia đình, sử dụng ít lao động và thiếu
tính chuyên nghiệp. Chợ ở địa bàn nông thôn phân bố không đều,
nhất là tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít
người còn rất thưa thớt. Phần lớn chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật
chất - kỹ thuật lạc hậu, nghèo nàn, hoạt động không hiệu quả. Hơn
thế nữa, ngoài một số địa phương phát triển, đã xuất hiện những
khu chợ đồ gỗ thì đa phần sản phẩm gỗ và lâm sản thường được
mua bán tại cơ sở, nhà sản xuất, thông qua sự quen biết hoặc
truyền tai nhau. Việc sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu
đãi và hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn nói
chung, hạ tầng thương mại cho sản phẩm gỗ và lâm sản nói riêng
là rất cần thiết, theo đó:
- Nhà nước cần có các hướng dẫn cụ thể để các dự án đầu tư hạ
tầng thương mại chủ yếu (kho, trung tâm logistic), chợ nông thôn,
43
trung tâm hội chợ trong danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư
theo quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015
của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư.
- Cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương
mại ở nông thôn được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư
như các dự án về nông nghiệp theo Nghị định 210/2010/NĐ-CP về
chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp
mở rộng cơ sở kinh doanh trực thuộc ở địa bàn nông thôn hoặc sử
dụng các hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (ở mức độ nhất định)
trên địa bàn nông thôn làm đại lý mua hàng hóa gỗ và lâm sản,
nhất là các sản phẩm gỗ và lâm sản đã qua chế biến. Mức giảm
thuế nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số cơ sở kinh doanh tăng thêm, số
hợp tác xã và hộ kinh doanh tham gia vào hệ thống phân phối của
doanh nghiệp với tư cách đại lý.
- Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, là đại lý mua, bán sản
phẩm gỗ và lâm sản của các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế, HTX, Liên hiệp HTX... được xem xét giảm thuế thu nhập
cá nhân hằng năm. Mức giảm cụ thể căn cứ vào số lượng hàng
nông sản được tiêu thụ và số vật tư cung ứng cho nông dân (có
chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã).
- Nghiên cứu và ban hành mức thu thuế VAT đối với cá doanh
nghiệp và sản phẩm tham gia thị trường nội địa tương ứng với
mức thuế VAT áp dụng cho hàng xuất khẩu. Một nghịch lý khiến
cho thị trường nội địa các sản phẩm gỗ chế biến khó có thể phát
triển được mạnh mẽ là trong khi các đơn hàng trên thị trường này
hầu hết lại nhỏ hơn các đơn hàng xuất khẩu; các doanh nghiệp
thường phải thay đổi thiết kế, quy trình chế biến cho phù hợp,...
44
nên chi phí sản xuất thường cao lại còn phải chịu thuế VAT từ 5%
trở lên. Ngược lại các doanh nghiệp và sản phẩm gỗ xuất khẩu
mặc dù có khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, dễ sản xuất hàng
loạt khiến cho chi phí sản xuất thấp lại không phải chịu thuế VAT.
Chính vì vậy, việc đưa ra các mức thuế VAT phù hợp giữa sản
phẩm gỗ chế biến tham gia vào thị trường trong và ngoài nước sẽ
có tác dụng quan trọng trong phát triển thị trường nội địa đối với
nhóm sản phẩm này.
b. Ứng dụng thương mại điện tử để thu thập và sử dụng có
hiệu quả các nguồn thông tin thị trường
Bối cảnh quốc tế và trong nước đã và đang đặt ra những yêu cầu
mới đối với hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường, cả
về sự đa dạng của nguồn tin lẫn nội dung và hình thức, cả về loại
hình và nội dung của lượng thông tin cần tư vấn và cung cấp cho
doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam, các phương pháp tiếp
cận, thu thập và xử lý thông tin thị trường theo kiểu truyền thống
(sử dụng chuyên gia, sách báo, hồ sơ lưu trữ, điện thoại, hội nghị,
hội thảo...) sẽ vẫn tồn tại song song với việc sử dụng những
phương tiện, công cụ hiện đại như: Đĩa CD-ROM, máy tính nối
mạng, hệ thống truyền thông đa phương tiện... Các loại thẻ tín
dụng, thẻ nợ, thẻ thông minh đang mở ra khả năng để áp dụng các
phương thức cung cấp thông tin và thanh toán chi phí mới, tiện
dụng. Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp thu được nguồn
thông tin thị trường phong phú, cập nhật và giảm chi phí thu thập
thông tin. Để tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, các
doanh nghiệp cần có giải pháp tích cực hoàn thiện kết cấu hạ tầng
thông tin, sử dụng các chương trình phần mềm hệ thống thích hợp
với hoạt động của doanh nghiệp, hoàn thiện và đào tạo đội ngũ
làm thông tin để tận dụng được sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra
45
mạng Internet và dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng là các
nguồn thông tin thị trường trợ giúp tìm kiếm thông tin với tốc độ
cao. Để có thể khai thác nguồn thông tin này có hiệu quả, các
doanh nghiệp cần có những cán bộ khai thác thông tin thị trường
am hiểu về kỹ thuật khai thác tin và nhanh nhạy trước phản ứng
của thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ tổ chức một số
hội chợ cấp miền, cấp vùng cho những nhóm ngành hàng của
doanh nghiệp sản xuất trong nước cần tiêu thụ. Cần kết nối hệ
thống phân phối trên toàn quốc để tổ chức tiêu thụ sản phẩm gỗ và
lâm sản theo các hoạt động như “Tuần bán hàng Việt Nam”,
“Tháng bán hàng Việt Nam” có thưởng, có khuyến mãi... tạo
thành một sự kiện chung có quy mô toàn quốc thay vì từng doanh
nghiệp phải quảng cáo khuyến mại.
c. Thực thi các chương trình khai thác thị trường nội địa
- Cần sớm ban hành, cũng như việc thực thi hệ thống luật liên
quan tới bán lẻ. Bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện có để
hướng dẫn kinh doanh bán lẻ phát triển lành mạnh và làm cơ sở để
các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát thị trường.
- Có định chế tài chính, tín dụng, chính sách đầu tư, đất đai và
thuế thích hợp để hỗ trợ thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng
thương mại.
- Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện chính sách mua sắm công theo
hướng mở rộng khả năng sử dụng các sản phẩm đồ gỗ sản xuất
trong nước và từ rừng trồng khai thác trong nước.
- Tổ chức tốt cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam” đi vào chiều sâu, thực chất, đến với số đông người tiêu
dùng, chú trong hơn nữa đối với sản phẩm gỗ và lâm sản trong
cuộc vận động này. Hiệp hội Bán lẻ và Siêu thị phải làm đầu mối
vận động các đơn vị hội viên nâng cao tỷ trọng hàng Việt Nam tại
46
các trung tâm bán lẻ và siêu thị, kết hợp với các biện pháp quảng
cáo, khuyến mại phù hợp.
6.3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp phân phối Việt Nam nâng cao
sức cạnh tranh và phát triển thị trường
- Tăng cường đối thoại công tư về chính sách phát triển hệ thống
phân phối và các biện pháp phát triển thị trường phân phối.
- Tăng cường liên kết hợp tác giữa các nhà phân phối trong
nước kể cả mua bán, sáp nhập để tạo sức mạnh tài chính đổi mới
công nghệ; liên kết giữa nhà sản xuất, nhà phân phối để ổn định
nguồn hàng và thị trường tiêu thụ. Khuyến khích hình thành 1.000
- 1.500 doanh nghiệp chuyên nghiệp có trình độ cao trong phân
phối (bán buôn, bán lẻ) sản phẩm gỗ và lâm sản trên thị trường nội
địa.
- Hoàn thiện quy chế quản lý về quảng cáo, ngăn chặn tình trạng
các công ty mẹ ở nước ngoài chi trả quảng cáo cho các công ty
trong nước vượt quá định mức, tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh
nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
6.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh khai thác các hình thức thương mại điện tử trên thị
trường nội địa. Khuyến khích và có hình thức hỗ trợ để các doanh
nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ và lâm sản thực hiện
ngày càng chủ động và mạnh mẽ các hính thức giao dịch điện tử
và phân phối sản phẩm. Xây dựng các chế độ và công cụ bảo mật
hiệu quả cho các giao dịch này.
- Khẩn trương xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
phù hợp cho từng loại sản phẩm, nhất là các hàng rào kỹ thuật
47
trong thương mại (TBT) để bảo hộ sản phảm trong nước, sản
phẩm của các làng nghề.
- Triển khai các hoạt động thực thi các bộ luật liên quan như luật
Chất lượng sản phẩm hàng hóa, luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật Đặc biệt, chú trọng khâu hướng dẫn thực thi các luật này
đối với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm quy mô
nhỏ và vừa, nhất là việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn cơ
sở về sản phẩm lưu thông trên thị trường nội địa.
- Hỗ trợ và phát triển hệ thống xây dựng thương hiệu sản phẩm,
chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ Trước mắt, tập trung thực
hiện đối với các sản phẩm là đặc sản hoặc mang đặc điểm riêng
biệt của vùng, miền và của Việt Nam. Đồng thời, tổ chức nhiều
hoạt động về thiết kế sản phẩm để ngày càng phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng hơn.
- Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông
trên thị trường bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các loại sản
phẩm hàng hóa tuân thủ pháp luật, có chất lượng phù hợp với các
loại sản phẩm làm giả, làm nhái, hàng ngoại nhập
- Chú trọng phát triển các chương trình nghiên cứu sử dụng các
vật liệu thay thế nguồn nguyên liệu gỗ đang khan hiếm như nghiên
cứu sử dụng tre ép khối; các phương pháp nâng cao chất lượng của
gỗ nhóm 4, 5, 6; vật liệu hỗn hợp gỗ nhựa
- Đẩy mạnh chương trình trồng rừng gỗ lớn tạo nguồn nguyên
liệu bền vững cho chế biến gỗ và lâm sản, nhất là chế biến gỗ tại
các làng nghề.
6.3.5. Về đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng các chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo kỹ năng
thương mại phù hợp với trình độ của các quy mô doanh nghiệp
48
chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ và lâm sản tham gia thị trường
nội địa. Phấn đấu đến năm 2030 có đủ nhân lực trình độ cao tham
gia vào hoạt động của 1.000 - 1500 doanh nghiệp phân phối sản
phẩm chuyên nghiệp, có trình độ cao.
- Hỗ trợ Hiệp hội trong việc tổ chức đào tạo các nhà phân phối
nội địa, nhất là đào tạo các nhà phân phối nhỏ lẻ.
- Triển khai mạnh mẽ việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục
pháp luật đến các doanh nghiệp, nhất là các quy định của pháp luật
về sử dụng, kinh doanh gỗ hợp pháp, các quy định về chất lượng
sản phẩm hàng hóa, quy định về quản lý thị trường, về lưu thông
sản phẩm,.. trên thị trường nội địa.
6.3.6. Hợp tác quốc tế
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp phân phối sản phẩm gỗ và
lâm sản trong nước trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao kỹ
năng thương mại, kỹ năng phân phối sản phẩm và các kỹ năng
khác trong thương mại truyền thống, cũng như thương mại điện tử.
- Học tập kinh nghiệm phát triển thị trường nội địa của các nước
trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng và quảng
bá thương hiệu, xây dựng các hàng rào kỹ thuật trong thương
mại
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014, Quyết định
số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/5/2014, Phê duyệt Kế hoạch
hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn
2014-2020.
2. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, 2014, Báo
cáo tổng hợp dự án điều tra thực trạng chế biến, bảo quản nông
lâm thủy sản trong các loại hình tổ chức sản xuất. Phê duyệt tại
Quyết định số 2298/QĐ-CB-NS ngày 30/12/2014.
3. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, 2014, Báo
cáo kết quả điều tra làng nghề nông thôn năm 2013.
4. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Các tài liệu
quản lý nhà nước chuyên ngành chế biến, bảo quản, thương mại
gỗ và sản phẩm gỗ.
5. Dũng, Nguyễn Mạnh, 2012, Xây dựng mô hình chuỗi liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, Tạp chí Nông nghiệp và
PTNT số 19/2012, trang 3-12.
6. Dũng, Nguyễn Mạnh, 2013, Định hướng và giải pháp phát
triển bền vững ngành chế biến gỗ Việt Nam, Bản tin phục vụ
Lãnh đạo số 5/2013.
7. Dũng, Nguyễn Mạnh, 2014, Nâng cao giá trị gia tăng của
tre, luồng bằng các giải pháp chế biến công nghiệp, Bản tin phục
vụ Lãnh đạo số 11/2014.
8. Dũng, Nguyễn Mạnh, Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong
chế biến gỗ. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn,
50
9. Dự án “Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất cơ chế chính
sách phát triển thị trường nội địa về sản phẩm gỗ, lâm sản toàn
quốc phục vụ tái cơ cấu ngành”, Tổng cục Lâm nghiệp, 2016.
10. Hải, Võ Đại, Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất tại
các tỉnh miền núi phía Bắc và các chính sách để phát triển.
11. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI),
MUTRAP activity code: NSO-5, Báo cáo nghiên cứu hỗ trợ Hiệp
hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ.
12. Phương, Nguyễn Thủy, Đại học Huế, 2013, Thực trạng
thị trường lâm sản Việt Nam hiện nay.
13. Skodyrkerne, 2012, Khảo sát thị trường gỗ và lâm sản
ngoài gỗ tại huyện Cao Phong và Đà Bắc-tỉnh Hòa Bình.
14. Viforest, Forest Trends, 2012, Làng nghề chế biến gỗ
trong bối cảnh thực thi FLEGT và REDD+ tại Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ld_06_2018_1751_2207584.pdf