Tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Huỳnh Thị Ngọc Mai: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8
1
Email: ngocmai.pgdhocmon@gmail.com
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Huỳnh Thị Ngọc Mai - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 01/12/2018; ngày sửa chữa: 10/12/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018.
Abstract: Based on the current status, in this article, we will present 7 solutions to develop
principals of the secondary school in Ho Chi Minh City meeting the requirements of education
renovation. The research results are not only meaningful for the study area but also can be applied
to other localities with similar conditions throughout the country.
Keywords: Principals, the requirements of education renovation, standard for principal, secondary
school.
1. Mở đầu
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương [1], Bộ GD-ĐT đã triển khai và công bố
Chương tr...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Huỳnh Thị Ngọc Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8
1
Email: ngocmai.pgdhocmon@gmail.com
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Huỳnh Thị Ngọc Mai - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 01/12/2018; ngày sửa chữa: 10/12/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018.
Abstract: Based on the current status, in this article, we will present 7 solutions to develop
principals of the secondary school in Ho Chi Minh City meeting the requirements of education
renovation. The research results are not only meaningful for the study area but also can be applied
to other localities with similar conditions throughout the country.
Keywords: Principals, the requirements of education renovation, standard for principal, secondary
school.
1. Mở đầu
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương [1], Bộ GD-ĐT đã triển khai và công bố
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong đó có yêu
cầu: “hiệu trưởng (HT), phó HT được đánh giá hằng năm
từ loại đạt yêu cầu trở lên theo quy định Chuẩn hiệu
trưởng (CHT) trường tiểu học, trường trung học; được bồi
dưỡng, tập huấn về lí luận chính trị, quản lí giáo dục và
chương trình mới theo quy định” [2; tr 32]. Do vậy, phát
triển đội ngũ hiệu trưởng (ĐNHT) trường trung học cơ sở
(THCS) không những là việc làm vừa có tính cấp thiết mà
vừa có tính chiến lược lâu dài và phải xem đây là khâu đột
phá trong việc cải tiến cơ chế quản lí và nâng cao chất
lượng giáo dục nhằm phát triển sự nghiệp GD-ĐT.
Trong những năm qua, bên cạnh những mặt mạnh,
công tác phát triển ĐNHT trường THCS ở TP. Hồ Chí
Minh vẫn còn tồn tại những yếu kém. Cụ thể: Sở GD-ĐT
TP. Hồ Chí Minh chưa cụ thể hóa được CHT trường
THCS phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH và phát
triển GD-ĐT của Thành phố; Sở GD-ĐT, Sở Nội vụ,
UBND các quận/huyện trên địa bàn Thành phố chưa điều
chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ nhân lực giáo dục,
trong đó có quy hoạch phát triển ĐNHT các trường
THCS để đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số
29-NQ/TW; Phương thức bổ nhiệm, luân chuyển HT
trường THCS chưa đổi mới để phù hợp với yêu cầu đổi
mới giáo dục; Công tác bồi dưỡng ĐNHT trường THCS
để đạt và vượt CHT, các kĩ năng để làm tốt công tác quản
lí và phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH và đổi mới
giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh chưa tốt; Hoạt động đánh
giá quá trình quản lí và đánh giá kết quả hoạt động quản
lí của HT trường THCS chưa được các UBND quận/
huyện, Phòng Nội vụ, Phòng GD-ĐT chú trọng; Chưa có
các giải pháp đặc trưng nhằm tạo môi trường thuận lợi
(tạo động lực) cho ĐNHT trường THCS phát triển.
Xuất phát từ thực trạng trên, bài viết đề xuất một số
giải pháp phát triển ĐNHT trường THCS TP. Hồ Chí
Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ thực trạng vấn đề, định hướng phát triển
GD-ĐT của TP. Hồ Chí Minh và những nguyên tắc,
chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNHT
trường THCS TP. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục như sau:
2.1. Tổ chức cụ thể hóa Chuẩn hiệu trưởng trường
trung học cơ sở phù hợp với đặc điểm phát triển giáo
dục trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối
cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
2.1.1. Mục đích và ý nghĩa
Trên cơ sở cụ thể hóa CHT, mỗi HT trường THCS
tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tự đánh giá, từ đó xây dựng kế
hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng
lực lãnh đạo, quản lí nhà trường; các cơ quan quản lí giáo
dục của TP. Hồ Chí Minh đánh giá, xếp loại HT trường
THCS nhằm phục vụ cho các hoạt động phát triển ĐNHT
trường THCS; các cơ sở GD-ĐT có chức năng đào tạo,
bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí (CBQL) cơ sở giáo
dục ở địa phương hoặc trong nước xây dựng, đổi mới
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực
lãnh đạo, quản lí của ĐNHT trường THCS đương chức
và đội ngũ cán bộ kế cận (đội ngũ cán bộ nguồn để bổ
nhiệm HT trường THCS).
2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, Giám đốc Sở
GD-ĐT thực hiện hoạt động quản lí theo các chức năng
cơ bản (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) gồm
các bước sau:
- Bước 1. Thành lập Ban Nghiên cứu về Cụ thể hóa
CHT trường THCS phù hợp với đặc điểm phát triển giáo
dục THCS tại TP. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8
2
giáo dục hiện nay (gọi tắt là “Cụ thể hóa CHT”): Ban
này được thành lập theo quyết định của Giám đốc Sở
GD-ĐT; có trưởng ban, các phó trưởng ban, có thành
phần là các trưởng phòng GD-ĐT quận/huyện và một số
thành viên có kinh nghiệm trong công tác đánh giá đội
ngũ nhân sự giáo dục.
- Bước 2. Chỉ đạo Ban Nghiên cứu Cụ thể hóa CHT
thực hiện lần lượt các công việc sau:
1) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu để có kết quả làm
cơ sở cho việc định ra các nội dung cần cụ thể hóa trong
mỗi tiêu chí của CHT trường THCS hiện hành. Cụ thể:
+ Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT (theo Nghị quyết số
29/NQ-TW), trong đó có đổi mới giáo dục THCS; từ đó
xác định được các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của
HT trường THCS nói chung.
+ Các yêu cầu của Chiến lược phát triển KT-XH và
phát triển GD-ĐT của TP. Hồ Chí Minh, trong đó có giáo
dục THCS; từ đó xác định được các yêu cầu về phẩm
chất và năng lực của HT trường THCS đáp ứng các yêu
cầu phát triển KT-XH và phát triển GD-ĐT hiện nay.
+ Các đặc điểm về truyền thống, lối sống, đặc điểm
tâm lí và nhận thức CBQL của TP. Hồ Chí Minh để từ
đó xác định được các yêu cầu về phẩm chất và năng lực
quản lí của HT trường THCS phù hợp với các đặc điểm
nêu trên.
2) Vận dụng các kết quả nghiên cứu nêu trên để cụ
thể hóa một số tiêu chí trong CHT trường THCS hiện
hành (do Bộ GD-ĐT ban hành theo Thông tư số
14/2018/TT-BGDĐ ngày 20/7/2018 của Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT) để xây dựng Văn bản về Cụ thể hóa CHT, trong
đó có các tiêu chí phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục THCS theo Nghị quyết số 29/NQ-
TW, phù hợp với Chiến lược phát triển KT-XH và phát
triển GD-ĐT của TP. Hồ Chí Minh.
3) Tổ chức quá trình lấy ý kiến góp ý vào văn bản dự
thảo Cụ thể hóa CHT, trong đó có các công việc cụ thể:
+ Tuyên truyền trong các lực lượng tham gia giáo dục và
quản lí giáo dục trong địa phương về ý nghĩa và tầm quan
trọng của hoạt động này; ban hành văn bản hướng dẫn
góp ý cho dự thảo, trong đó có yêu cầu trả lời về các mức
độ cần thiết đối với các tiêu chí được bổ sung vào Chuẩn;
+ Gửi văn bản Dự thảo Cụ thể hóa CHT đến các cơ sở
giáo dục THCS, các CBQL trường THCS, các cơ quan
quản lí nhân sự giáo dục Thành phố (như Sở Nội vụ, Ban
Tổ chức Thành ủy), các cơ quan quản lí nhân sự giáo dục
cấp quận/huyện đã được phân cấp quản lí các trường
THCS (như Phòng GD-ĐT, Phòng Nội vụ, UBND các
xã, phường, thị trấn) để xin ý kiến góp ý cho những bổ
sung và xin các ý kiến bổ sung cho Chuẩn đã cụ thể hóa;
+ Tổ chức việc tiếp thu các kết quả góp ý cho văn bản
Dự thảo Cụ thể hóa CHT, đồng thời xử lí (tổng hợp các
kết quả trả lời đó) nhằm chuẩn bị hoàn chỉnh văn bản;
+ Tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị toàn ngành để
xin ý kiến của các nhà lãnh đạo, quản lí và các nhà khoa
học về nội dung văn bản Dự thảo.
4) Tổ chức chỉnh văn bản dự thảo để có văn bản chính
thức về Cụ thể hóa CHT trường THCS.
5) Ra quyết định quản lí của Giám đốc Sở GD-ĐT về
việc Ban hành văn bản “CHT trường THCS đã cụ thể
hóa phù hợp với đặc điểm phát triển giáo dục THCS tại
TP. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện
nay” để các cơ quan quản lí nhân sự giáo dục của quận/
huyện, các HT trường THCS và những người có liên
quan sử dụng trong quản lí nhân sự giáo dục của TP. Hồ
Chí Minh; đồng thời soạn thảo và ban hành một bản
hướng dẫn vận dụng văn bản.
2.1.3. Điều kiện thực hiện
- Sau khi Cụ thể hóa CHT, Sở GD-ĐT cần có hướng
dẫn cụ thể cho phù hợp với các yêu cầu đổi mới GD-ĐT
trong từng giai đoạn.
- Phải có sự thống nhất của lãnh đạo Sở, Phòng GD-ĐT,
đội ngũ CBQL và giáo viên các trường THCS; đồng thời
huy động được các thành phần trên tham gia vào soạn
thảo, góp ý kiến để hoàn chỉnh. Phải tìm được một đội ngũ
các nhà khoa học, nhà lãnh đạo và quản lí giáo dục có kinh
nghiệm về công tác quản lí nhân lực giáo dục và quản lí
trường THCS vào “Ban Nghiên cứu Cụ thể hóa CHT”.
2.2. Tổ chức xây dựng, định kì bổ sung, điều chỉnh quy
hoạch cán bộ quản lí, hiệu trưởng trường trung học cơ
sở theo từng giai đoạn
2.2.1. Mục đích và ý nghĩa
- Nhằm đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lí đến năm 2020 và những năm
tiếp theo, trong đó chủ yếu tập trung vào phát hiện sớm
nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng
quản lí, đưa vào quy hoạch (danh sách cán bộ nguồn để
bổ nhiệm vào ĐNHT trường THCS) để có kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản
lí, đáp ứng nhiệm vụ phát triển giáo dục THCS trước mắt
và lâu dài.
- Nhằm bổ sung điều chỉnh CBQL nguồn cho giáo dục
THCS ở TP. Hồ Chí Minh phù hợp với các yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục THCS của Thành phố
trong giai đoạn hiện nay; để từ đó có cơ sở khoa học và
pháp lí cho việc triển khai quy hoạch phát triển ĐNHT.
2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Phòng GD-ĐT các quận/huyện (sau đây gọi là các
Phòng GD-ĐT) với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan
tham mưu thực hiện quản lí nhà nước về GD-ĐT trên địa
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8
3
bàn phải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham
mưu giúp quận/huyện ủy; UBND quận/huyện thực hiện
các nội dung sau:
- Xác định số lượng dự nguồn cần có: Trước hết, phải
xây dựng kế hoạch phát triển số lượng ĐNHT theo quy
mô phát triển về học sinh, lớp học, số trường, hạng
trường để xác định nguồn quy hoạch. Hàng năm, các
Phòng GD-ĐT thực hiện việc rà soát và nhận xét, đánh
giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng
lực công tác, sức khỏe để xác định nguồn bổ sung.
- Xây dựng tiêu chuẩn đối với các giáo viên, CBQL
thuộc diện quy hoạch HT: Để xây dựng được các tiêu
chuẩn, cần bám sát vào các tiêu chuẩn, tiêu chí mà Bộ
GD-ĐT đã ban hành đối với CHT trường THCS, kết hợp
với các tiêu chí yêu cầu trong Nghị quyết số 42-NQ/TW
của Bộ Chính trị khóa IX về công tác quy hoạch CBQL;
mặt khác cần chú trọng thêm các yếu tố đặc thù của địa
phương để xác định, xây dựng khung năng lực của HT
trường THCS phù hợp.
- Tuyển chọn đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh
sách quy hoạch ĐNHT trường THCS:
+ Bước 1. Tổ chức hội nghị lần 1: Thành phần: Toàn
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Nội dung:
Công bố các tiêu chuẩn đối với quy hoạch chức danh HT,
phổ biến các văn bản liên quan, bỏ phiếu giới thiệu quy
hoạch chức danh HT; Hình thức: Giới thiệu nguồn quy
hoạch bằng bỏ phiếu kín.
+ Bước 2. Tổ chức hội nghị lần 2: Thành phần: Cấp
ủy, lãnh đạo nhà trường, đại diện công đoàn, Đoàn Thanh
niên, tổng phụ trách đội trong nhà trường; Nội dung: Căn
cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên. Hội nghị thảo luận, xác định yêu cầu, số
lượng nhân sự quy hoạch HT và tiếp tục giới thiệu và bỏ
phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh HT.
+ Bước 3. Tổ chức hội nghị lần 3: Thành phần: Cấp
ủy chi bộ Phòng GD-ĐT, lãnh đạo phòng GD-ĐT, cán
bộ tổ chức, chuyên viên phụ trách chuyên môn THCS,
cán bộ thanh tra, Ủy viên Thường vụ Công đoàn quận/
huyện phụ trách giáo dục; Nội dung: Thông qua tổng hợp
nhân sự quy hoạch HT của các trường THCS trên địa
bàn, thảo luận, phân tích, đánh giá và bỏ phiếu tín nhiệm
giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh HT ở các
trường THCS trên địa bàn quận/huyện, trên cơ sở danh
sách đã có từ kết quả hội nghị lần 2. Tổng hợp kết quả bỏ
phiếu và lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch HT các
trường THCS trên địa bàn huyện.
+ Bước 4. Phòng GD-ĐT báo cáo kết quả thực hiện
quy trình quy hoạch và trình UBND cấp quận/huyện phê
duyệt danh sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi
dưỡng, bổ nhiệm, bãi nhiệm và luân chuyển ĐNHT hàng
năm. Sau khi được UBND quận/huyện chuẩn y danh
sách, Phòng GD-ĐT công bố công khai danh sách và gửi
đến Đảng ủy các xã, phường, thị trấn nơi các trường
THCS đóng, gửi đến các trường THCS và nhân sự được
quy hoạch để mỗi đơn vị, cá nhân và có kế hoạch tự bồi
dưỡng, tự rèn luyện, lãnh đạo các trường THCS tăng
cường giao nhiệm vụ để thử thách, lên kế hoạch bồi
dưỡng, hội đồng sư phạm và đồng nghiệp biết để giúp
đỡ, hợp tác và đánh giá giám sát nhân sự được quy hoạch
theo các tiêu chuẩn của chức danh được quy hoạch.
Sau mỗi đợt thực hiện quy hoạch, phòng GD-ĐT
tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo
khoa học, khách quan, đúng quy trình chưa, quy hoạch
được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh
hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y,
Phòng GD-ĐT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm
theo quy định.
2.2.3. Điều kiện thực hiện
- Các Phòng GD- ĐT phải tham mưu HĐND,
UBND các quận/huyện xây dựng được kế hoạch phát
triển giáo dục THCS trên địa bàn theo từng giai đoạn
(theo nhiệm kì Đại hội Đảng các cấp như 2015-2020
hay 2020-2025...).
- Hàng năm, Phòng GD-ĐT các quận/huyện phải
tổ chức đánh giá đúng thực trạng ĐNHT các trường
THCS (về cơ cấu, số lượng, chất lượng...); trên cơ sở
đó, chỉ đạo việc điều chỉnh, bổ sung, đưa ra khỏi danh
sách quy hoạch.
- Cấp ủy đảng, lãnh đạo các nhà trường (trước hết là
HT đương nhiệm) phải quan tâm, nhận thức đúng và đầy
đủ về công tác quy hoạch cán bộ, có tầm nhìn chiến lược,
công bằng, khách quan vì sự phát triển chung của nhà
trường và ngành Giáo dục.
2.3. Tổ chức thực hiện phân cấp triệt để về quản lí nhà
nước trong giáo dục đối với cấp trung học cơ sở theo
hướng tạo chủ động cho Phòng Giáo dục và Đào tạo
2.3.1. Mục đích và ý nghĩa
- Xác định lại, phân công lại các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của từng cấp (trung ương, thành phố,
quận/huyện, phường, xã, thị trấn, trường học) cũng như
quy trình quan hệ trong công việc giữa các cấp khác
nhau, giữa các cơ quan có liên quan thuộc khu vực nhà
nước và phi nhà nước.
- Việc phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục đối với
giáo dục THCS nhằm phát huy tính tự chịu trách nhiệm
của người HT, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt
động của trường THCS.
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Đổi mới tư duy phân cấp quản lí giáo dục THCS ở
cấp quận/huyện: Trước hết, Quận/huyện ủy, UBND
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8
4
quận/huyện trong thẩm quyền của mình cần nhận thức rõ
vai trò của phân cấp quản lí. Để phân cấp hợp lí, khoa
học, nguyên tắc cao nhất phải là đơn vị nào chịu trách
nhiệm chính trong giáo dục (Phòng GD-ĐT) thì được ủy
quyền phân cấp mạnh. Các Phòng GD-ĐT, các cơ sở
giáo dục, trong đó có trường THCS là những đơn vị chịu
trách nhiệm chính về giáo dục, phải được đảm bảo tương
ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm, nguồn lực
tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự và các điều kiện cần
thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao. Phân cấp
phải gắn liền với ủy quyền hợp lí.
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật chính
sách thể chế đối với giáo dục nói chung và THCS nói
riêng: Để góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
quy về phân cấp quản lí nhà nước trong lĩnh vực giáo
dục, cần tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản pháp quy về
phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục của địa phương.
- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về
giáo dục tại các địa phương: + Quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lí nhà nước về
giáo dục tại các địa phương cấp quận/huyện theo hướng
cơ quan chuyên môn (Phòng GD-ĐT) chịu trách nhiệm
tham mưu toàn diện các vấn đề liên quan về giáo dục ở
địa phương; + Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, xây dựng
mô hình khung về cơ cấu tổ chức bộ máy chung trên toàn
quốc, với một số phương án nhỏ đặc thù cho từng địa
phương; + Xác định khung định biên cho Phòng GD-ĐT
trên cơ sở có tính đến đặc thù của một số địa phương
nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lí
nhà nước về giáo dục tại địa phương; + Quy định rõ về
cơ chế và cơ quan đầu mối, chủ trì là Phòng GD-ĐT
trong phối hợp hoạt động với các cơ quan chuyên môn
cấp quận/huyện về công tác giáo dục nói chung, trong đó
có công tác cán bộ và xây dựng phát triển đội ngũ.
- Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc
phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục: Hệ thống thanh
tra, kiểm tra có thể đánh giá đúng những nội dung đã
được phân cấp, đảm bảo cho việc phân cấp quản lí nhà
nước về giáo dục, trong đó có công tác cán bộ được thực
hiện thống nhất và theo đúng quy trình trong công tác
nhân sự.
- Trao quyền tự chủ cho các trường THCS: + Xây
dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lí về phân cấp, phân
quyền, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm quản lí của HT trường THCS; + Nâng cao
nhận thức ĐNHT trường THCS, giảm bớt tính chỉ đạo
một chiều, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho HT
phát huy vai trò chủ động trong thực hiện chức trách của
mình; + Chuẩn bị tốt các điều kiện về con người, cụ thể
là CBQL nhà trường, đội ngũ nguồn HT cần được đào
tạo, bồi dưỡng để có hiểu biết và đủ năng lực thực hiện
tự quản, chủ động, sáng tạo trong công việc; + Thực hiện
dân chủ hóa trong quản lí nhà trường. HT đóng vai trò
trụ cột trong việc triển khai phương thức quản lí mới
nhưng phải huy động được sự đóng góp trí tuệ của mọi
thành viên nhà trường và phát huy tối đa sức mạnh của
cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, cộng đồng xã
hội, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học trong
nhà trường; + Thiết lập hệ thống hỗ trợ (như trung tâm
tư vấn quản lí, câu lạc bộ HT...) nhằm giúp HT trong việc
thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện quyền tự chủ.
2.3.3. Điều kiện thực hiện
- Cần linh hoạt và vận dụng một cách phù hợp với
thực tiễn tại địa phương khi thực hiện các văn bản chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề phân cấp quản lí
giáo dục trên địa bàn.
- Cần tìm ra những điểm chung phân cấp quản lí nhà
nước về giáo dục ở các địa phương để quy định và tùy
thuộc vào đặc điểm riêng mà có những hướng dẫn cụ thể
cho từng địa phương cấp tỉnh.
2.4. Đổi mới quy trình, phương thức bổ nhiệm, luân
chuyển hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo phân
cấp quản lí
2.4.1. Mục đích và ý nghĩa
Tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển ĐNHT các
trường THCS có đủ các tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu
phát triển giáo dục THCS sẽ có một ý nghĩa quan trọng
trong việc phát triển ĐNHT các trường THCS, là cơ hội
để phát huy tốt những phẩm chất, năng lực, sở trường cá
nhân, xây dựng được ĐNHT các trường THCS đạt được
các chuẩn quy định và CHT trường THCS.
2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Phòng GD-ĐT chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ
quận/huyện tiến hành thực hiện theo trình tự các bước ở
nội dung các công việc đảm bảo chính xác, khách quan,
đúng quy trình, quy định. Có thể sử dụng 2 hình thức bổ
nhiệm sau:
- Bổ nhiệm theo cách thức: Căn cứ vào nhu cầu của
nhà trường, danh sách quy hoạch HT đã được UBND các
quận/huyện phê duyệt, Phòng Nội vụ và Phòng GD-ĐT
thực hiện quy trình tuyển chọn để bổ nhiệm theo các
bước: 1) Phòng Nội vụ kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong
diện quy hoạch, chuẩn bị phiếu thăm dò giới thiệu nhân
sự theo mẫu chung (mẫu này được in sẵn tên những
người trong diện quy hoạch, có ô trống để cho các thành
viên giới thiệu gương mặt tiêu biểu khác không có trong
quy hoạch); 2) Phòng Nội vụ và Phòng GD-ĐT thực hiện
quy trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự bằng cách tổ chức
hội nghị gồm: Cấp ủy, Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành
công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8
5
đội nhà trường, với nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nhân
sự cho chức danh HT, hình thức bỏ phiếu kín (theo mẫu);
3) Phòng Nội vụ, Phòng GD-ĐT kiểm phiếu thăm dò, xếp
loại thứ tự từ cao xuống thấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn về
phẩm chất, năng lực của cán bộ ở trường THCS do Nhà
nước và ngành Giáo dục quy định cùng một số yêu cầu
khác được chính quyền địa phương cấp quận/huyện hoặc
cấp thành phố quy định; Phòng Nội vụ, Phòng GD-ĐT
thống nhất lựa chọn nhân sự xin ý kiến hiệp thương của
Đảng ủy, UBND các xã, phường, thị trấn bằng văn bản
(địa phương có nhân sự được chọn); 4) Phòng Nội vụ,
Phòng GD- ĐT họp xin ý kiến của Đảng ủy, UBND các
xã, phường (địa phương có nhân sự được chọn);
5) Phòng Nội vụ, Phòng GD-ĐT thống nhất lựa chọn
nhân sự, lập văn bản trình UBND cấp quận/huyện phê
duyệt danh sách nhân sự bổ nhiệm. Phòng GD-ĐT hoàn
chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, chuyển sang Phòng Nội
vụ. Phòng Nội vụ thẩm định lại hồ sơ, trình UBND cấp
quận/huyện ra quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền
Phòng GD-ĐT ra quyết định bổ nhiệm.
- Bổ nhiệm theo cách thức thi tuyển chức danh: Trên
cơ sở nhu cầu bổ nhiệm HT tại các trường THCS, Phòng
GD-ĐT thông báo rộng rãi đến các đơn vị trong và ngoài
ngành nội dung thi tuyển cùng các điều kiện đi cùng;
Tiến hành thi tuyển cho các thí sinh có đủ tiêu chuẩn, tổ
chức chấm, đánh giá, công bố danh sách trúng tuyển;
Phòng GD-ĐT hoàn chỉnh hồ sơ, chuyển sang Phòng
Nội vụ để thực hiện quy trình bổ nhiệm; Phòng Nội vụ
thẩm định lại hồ sơ, trình UBND cấp quận/huyện ra
quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền Phòng GD-ĐT ra
quyết định bổ nhiệm.
2.4.3. Điều kiện thực hiện
- Đội ngũ CBQL các trường THCS, lãnh đạo Phòng
GD-ĐT, cán bộ tham mưu về công tác cán bộ phải
thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới
về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước đối với công tác cán bộ.
- Phải nắm vững nguyên tắc về công tác cán bộ, thực
hiện tốt những quy trình, quy định trong công tác bổ
nhiệm, thẩm quyền thực hiện các quy trình theo phân cấp
quản lí; thận trọng trong đánh giá, chọn lựa, mạnh dạn sử
dụng cán bộ có năng lực, trẻ tuổi để phát triển.
- Cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp cho HT
được bổ nhiệm hoặc điều động luân chuyển đến đơn vị
mới có điều kiện sinh hoạt làm việc khó khăn để họ yên
tâm công tác đảm bảo hiệu quả công việc tốt.
2.5. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường
trung học cơ sở và cán bộ quản lí dự nguồn
2.5.1. Mục đích và ý nghĩa
- Nhằm đáp ứng chuẩn chức danh, yêu cầu đổi mới giáo
dục và phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.
- Có được đội ngũ CBQL dự nguồn đáp ứng được
yêu cầu cấp bách khi cần thiết bổ nhiệm nhân sự HT các
trường THCS.
2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Bước 1: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng
ĐNHT, cán bộ dự nguồn ở các trường THCS của
quận/huyện về số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ
chuyên môn, trình độ lí luận chính trị, ngoại ngữ, tin học,
tiếng dân tộc, năng lực quản lí. Xác định đây là công việc
cần tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước yêu
cầu đột xuất của công tác cán bộ. Kết quả khảo sát, đánh
giá phải chính xác, khách quan, có hồ sơ lưu trữ một cách
hệ thống, khoa học. Công tác khảo sát, đánh giá thực hiện
tốt sẽ là cơ sở cho cơ quan quản lí có những thông tin cần
thiết, dự báo được quy mô, nhu cầu về ĐNHT ở các
trường THCS trên địa bàn, để xây dựng và phát triển
ĐNHT đảm bảo chất lượng, đặc biệt là đưa ra các nội
dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng HT
và cán bộ dự nguồn. Trên cơ sở kết quả từ khảo sát, đánh
giá và dự báo ĐNHT đương chức và cán bộ dự nguồn
tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Kế
hoạch cần được xây dựng từ đơn vị các trường THCS
trong từng quận/huyện; đảm bảo tính khoa học, khả thi;
dựa trên cơ sở nhu cầu và sự cân đối các nguồn kinh phí;
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có triển
vọng, cán bộ trong diện quy hoạch. Sau khi được phê
duyệt, kế hoạch phải được công khai để HT đương nhiệm
và cán bộ dự nguồn chủ động sắp xếp công việc, thời
gian được đào tạo, học bồi dưỡng.
- Bước 3: Lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Cần
phải kết hợp nhiều hình thức đảm bảo tính phù hợp và
hiệu quả, như: tập trung, không tập trung, tự bồi dưỡng
- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá. Hàng năm phải tiến
hành kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nhất
là vấn đề tự đào tạo, bồi dưỡng đối với ĐNHT và cán bộ
dự nguồn các trường THCS; so sánh đối chiếu, rút kinh
nghiệm để có điều chỉnh đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng
có Hiệu quả thiết thực cho CBQL, tránh gây lãng phí cho
Nhà nước. Qua kiểm tra, đánh giá cần quan tâm đến
những kết quả tích cực, những sáng kiến kinh nghiệm do
tự học, tự bồi dưỡng của HT trong quá trình công tác tích
lũy được để phổ biến, nhân rộng và chế độ tuyên dương
khen thưởng kịp thời.
2.5.3. Điều kiện thực hiện
- Có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với
ngành, lĩnh vực và đội ngũ CBQL giáo dục; sự ủng hộ,
đồng tình thống nhất tạo điều kiện của đội ngũ giáo viên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8
6
trong các nhà trường. Cần tham mưu để các quận/ huyện
ủy, UBND có Nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo,
bồi dưỡng chung cho công chức, viên chức, trong đó có
ngành GD-ĐT theo từng giai đoạn để làm căn cứ pháp lí
cho việc xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện.
- Hàng năm, Phòng GD-ĐT lập kế hoạch tài chính cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng; có giải pháp tham mưu với
UBND các huyện hỗ trợ kinh phí cho công tác này, đầu
năm giao chỉ tiêu ngân sách cho các trường THCS cần quy
định rõ số kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
2.6. Tổ chức đánh giá hiệu trưởng trường trung học cơ
sở theo Chuẩn chức danh và năng lực quản lí phù hợp
yêu cầu đổi mới giáo dục
2.6.1. Mục đích và ý nghĩa
- Để từng cá nhân HT thấy rõ ưu điểm, tồn tại của
mình; đồng thời, các cấp quản lí, tập thể đơn vị nắm được
kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các HT, từ đó
có những giải pháp thúc đẩy việc phấn đấu, rèn luyện
nâng cao chất lượng cá nhân của mỗi HT góp phần thúc
đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển.
- Để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm
chất đạo đức, làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề
bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với
ĐNHT. Đánh giá, xếp loại gắn liền với kết quả, hiệu quả
công tác của cá nhân HT với kết quả các mặt công tác
của đơn vị.
2.6.2. Nội dung và cách thực hiện
Sở GD-ĐT xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm
tra, đánh giá toàn diện hoạt động của ĐNHT trường
THCS nói chung và chỉ đạo các Phòng GD-ĐT các
quận/huyện tổ chức thực hiện, trong đó thể hiện rõ mục
đích, nội dung kiểm tra, đánh giá theo CHT trường
THCS đã được cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm của TP.
Hồ Chí Minh, phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục và
đánh giá theo yêu cầu năng lực chung của HT.
Các Phòng GD-ĐT tổ chức triển khai hoạt động kiểm
tra, đánh giá HT trường THCS đúng thẩm quyền được
phân cấp theo CHT trường THCS với các hoạt động
quản lí cụ thể dưới đây:
- Tăng cường nâng cao nhận thức cho HT, CBQL và
giáo viên trong các trường THCS về công tác kiểm tra,
đánh giá quá trình quản lí và kết quả hoạt động quản lí
của ĐNHT trường THCS.
- Xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, đánh giá
cho cán bộ chủ chốt của các Phòng GD-ĐT được giao
trọng trách kiểm tra, đánh giá ĐNHT trường THCS và
một số CBQL nhân sự giáo dục của các cơ quan chuyên
môn liên quan (cán bộ tổ chức, chuyên viên phụ trách
THCS, chuyên viên phụ trách thanh tra tại các Phòng
GD-ĐT, chuyên viên phụ trách giáo dục ở các Phòng Nội
vụ...) để họ có những hiểu biết nhất định về công tác này
thông qua các kết quả giáo dục của các trường THCS mà
HT đang có trách nhiệm quản lí.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kiểm tra, đánh
giá hoạt động quản lí của ĐNHT trường THCS. Thông
qua các diễn đàn, báo chí và website của UBND
quận/huyện, của ngành Giáo dục và các phương tiện
thông tin truyền thông đại chúng khác, phổ biến kiến thức
về kiểm tra, đánh giá nhằm tạo điều kiện cho cả xã hội
biết để họ có thể cùng tham gia vào công tác đánh giá HT
trường THCS.
- Lựa chọn được đội ngũ chuyên gia, CBQL, các lực
lượng theo quy định kinh nghiệm về kiểm tra, đánh giá
hoạt động của ĐNHT trường THCS; trong đó có các hoạt
động tập huấn đội ngũ làm công tác kiểm tra, đánh giá
ĐNHT trường THCS.
- Nghiên cứu phương thức tạo động lực cho công tác
kiểm tra, đánh giá để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của
nhà trường THCS với lợi ích của các HT trường THCS;
đồng thời đề xuất các chính sách nhằm động viên,
khuyến khích những HT làm tốt, có phương án xử lí các
trường hợp không tốt.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động kiểm tra, đánh giá
ĐNHT trường THCS của Phòng GD-ĐT với hoạt động
kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Sở và Phòng GD-
ĐT đối với các trường THCS trong Thành phố.
- Cần tiến hành thường xuyên trong từng năm học đối
với tất cả HT với các bước như sau: 1) Trong hướng dẫn
nhiệm vụ đầu năm học của Phòng GD-ĐT gửi các trường
THCS, cần có nội dung yêu cầu HT tự tu dưỡng, học tập,
rèn luyện theo CHT trường THCS đã được cụ thể hóa
phù hợp với đặc điểm của TP. Hồ Chí Minh và phù hợp
với bối cảnh đồi mới giáo dục và đánh giá theo yêu cầu
năng lực chung của HT; 2) Trong các cuộc họp sơ kết
học kì, tổng kết năm học, HT tự kiểm điểm sâu sắc bản
thân theo Chuẩn này và lấy đó là cơ sở đánh giá toàn diện
mỗi HT. Mỗi cá nhân HT phải được giáo viên, nhân viên
nhà trường góp ý, đánh giá điểm mạnh, yếu theo những
tiêu chí đã nêu trên; 3) Sở và Phòng GD-ĐT tổ chức các
đợt kiểm tra, đánh giá HT các nhà trường theo các tiêu
chí thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, thanh tra toàn
diện và kiểm tra đột xuất...; 4) Cuối năm học, các trường
THCS tổ chức đánh giá HT theo Chuẩn đã cụ thể hóa
trên (Cấp ủy đảng hoặc Ban chấp hành công đoàn trường
chủ trì), HT tự đánh giá (bằng phiếu), giáo viên, nhân
viên trường đánh giá (bằng phiếu), tổng hợp và báo cáo
kết quả cho Phòng GD-ĐT, Phòng GD-ĐT đánh giá và
báo cáo kết quả cuối cùng lên UBND quận/huyện và Sở
GD-ĐT; 5) Lấy Chuẩn trên để đánh giá HT trong bổ
nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm và bổ nhiệm.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8
7
2.6.3. Điều kiện thực hiện
- Các HT trường THCS phải nhận thức sâu sắc việc
đánh giá và tự đánh giá về mức độ đạt Chuẩn đã cụ thể
hóa và đánh giá theo yêu cầu năng lực chung của HT là
động lực để rèn luyện, phấn đấu và mục tiêu hoàn thành
nhiệm vụ.
- Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các Phòng
GD-ĐT phải lấy các kết quả đánh giá HT trường THCS
để sử dụng trong việc bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn
nhiệm, khen thưởng và kỉ luật đối với các HT trường
THCS trong Thành phố.
2.7. Tổ chức xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi
có tính đặc thù của địa phương nhằm tạo động lực cho
sự phát triển của đội ngũ hiệu trưởng trường trung học
cơ sở
2.7.1. Mục đích và ý nghĩa
Thực hiện tốt chính sách, chế độ, khen thưởng, kỉ luật
đối với HT ở các trường THCS nhằm tạo điều kiện để họ
yên tâm, phấn khởi công tác, phát huy năng lực của bản
thân mỗi cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục. Chính sách, chế độ đãi ngộ là “đòn bẩy”, là động lực
để đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác phát triển
ĐNHT.
2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Ngoài các chính sách hiện hành của Nhà nước đối với
ĐNHT trường THCS được áp dụng chung cho cả nước
và áp dụng cho các vùng sâu, vùng và vùng khó khăn, Sở
GD-ĐT tổ chức đề xuất với UBND thành phố để soạn
thảo và thực thi các chính sách ưu đãi riêng (áp dụng cho
địa phương) phù hợp với điều kiện KT-XH tại TP. Hồ
Chí Minh nhằm tạo động lực cho ĐNHT trường THCS
phát triển. Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện
các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
các hoạt động chủ yếu dưới đây:
1) Đánh giá mức độ hiệu lực của các chính sách ưu
đãi hiện hành của Nhà nước đối với ĐNHT trường THCS
tại TP. Hồ Chí Minh: Thống kê các chính sách đang thi
hành của Nhà nước đối với ĐNHT trường THCS về tiền
lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp đứng lớp, các chính
sách về tôn vinh các danh hiệu cao quý (nhà giáo ưu tú,
nhà giáo nhân dân, kỉ niệm chương về sự nghiệp giáo
dục...) áp dụng cho TP. Hồ Chí Minh; Tổ chức đánh giá
tác động của các chính sách hiện hành nêu trên đối với
công tác phát triển ĐNHT trường THCS đang công tác
tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó nhận biết được: những tác
động tích cực và tiêu cực đến quá trình phấn đấu của
những CBQL kế cận để trở thành HT trường THCS, quá
trình phấn đấu vươn lên trong công tác của các HT
trường THCS đương chức.
2) Xây dựng các chính sách ưu đãi riêng của TP. Hồ
Chí Minh đối với ĐNHT trường THCS thông qua các
hoạt động chủ yếu như:
+ Sở GD-ĐT lựa chọn một đội ngũ chuyên gia,
CBQL xuất sắc đại diện cho các khu vực để dự thảo các
chính sách địa phương đối với ĐNHT trường THCS như:
các chính sách về hỗ trợ nơi ở cho HT trường THCS;
chính sách về hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ bằng ngân
sách địa phương; chính sách về hỗ trợ để khuyến khích
bồi dưỡng và tự bồi dưỡng bằng ngân sách địa phương,
hỗ trợ tiền tài liệu, hỗ trợ thời gian cho các HT trường
THCS tự bồi dưỡng tại ngay tại trường THCS mà họ
đang công tác; chính sách về lĩnh vực thực hiện những
ưu tiên nâng lương, xét thưởng đối với các HT trường
THCS có thành tích tốt trong nhiệm kì công tác hoặc có
thành tích học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về
chuyên môn và quản lí nhà trường; chính sách về khen
thưởng đối với các HT trường THCS có thành tích cao;
các đề nghị ưu tiên đối với việc xét duyệt để vinh danh
với các danh hiệu cao quý như anh hùng lao động, nhà
giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú,...; chính sách về tổ chức
hoạt động tham quan kết hợp với học tập kinh nghiệm
quản lí nhà trường của các điển hình tốt trong nước và
đặc biệt là ở các nước khác trong khu vực.
+ Tổ chức các hoạt động để có được sự nhất trí cao
của Thành ủy và UBND thành phố đối với các chính sách
riêng nêu trên; từ đó các cấp lãnh đạo có thẩm quyền tại
các quận/huyện phê duyệt và ban hành các chính sách
riêng đã dự thảo với các hoạt động quản lí chủ yếu như:
mở các hội thảo khoa học nhằm tuyên truyền và xin ý
kiến của các chuyên gia (các nhà lãnh đạo và quản lí cấp
thành phố, cấp huyện; các nhà lãnh đạo và quản lí giáo
dục; các nhà khoa học về quản lí KT-XH và quản lí giáo
dục; các đại biểu đại diện cho Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở
Tài chính, Sở Nội vụ và các ban ngành có liên quan) góp
ý về những đề nghị ban hành chính sách mới cũng như
góp ý cho các chính sách mới do Sở GD-ĐT soạn thảo;
đề nghị các cấp lãnh đạo và quản lí có thẩm quyền như
HĐND; UBND thành phố ban hành các nghị quyết
chuyên đề và các quyết định về các chính sách và ban
hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách đó.
3) Tổ chức triển khai các chính sách ưu đãi riêng của
TP. Hồ Chí Minh đối với HT trường THCS thông qua các
hoạt động quản lí chủ yếu như:
+ Phổ biến tuyên truyền các chính sách ưu đãi riêng
đối với ĐNHT trường THCS và chỉ đạo UBND các
quận/ huyện, các Phòng GD-ĐT tiến hành triển khai thực
thi các chính sách đó tại các cơ sở giáo dục THCS trong
toàn Thành phố.
+ Thực hiện việc thường xuyên đánh giá hiệu lực tác
động và hiệu quả của các chính sách ưu đãi riêng của TP.
Hồ Chí Minh đối với ĐNHT trường THCS đối với mức
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8
8
độ đạt các mục tiêu phát triển ĐNHT trường THCS qua
từng giai đoạn thực hiện chính sách; để qua đó sửa đổi
chính sách cho phù hợp với chính sách chung của nhà
nước và phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của TP.
Hồ Chí Minh theo từng giai đoạn cụ thể.
2.7.3. Điều kiện thực hiện
- Thành ủy, HĐND, UBND phải xem đây là một
trong những giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục THCS trên địa bàn Thành phố một cách hiệu quả và
toàn diện.
- Sở GD-ĐT phải đề xuất chủ trương xây dựng và
ban hành các chính sách riêng đối với HT trường THCS
với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố để các tổ chức
và cơ quan này nhất trí ủng hộ, phê duyệt ban hành, dành
kinh phí cho việc triển khai các chính sách của địa
phương.
- Sở GD-ĐT phải huy động được một đội ngũ chuyên
gia về xây dựng chính sách giáo dục để nghiên cứu, soạn
thảo các chính sách riêng và góp ý chỉnh sửa các chính
sách trước khi trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt
và ra quyết định ban hành.
3. Kết luận
Các giải pháp phát triển ĐNHT trường THCS TP. Hồ
Chí Minh được đề xuất có quan hệ mật thiết với nhau và
hỗ trợ cho nhau để đạt tới mục tiêu của từng giải pháp,
đồng thời cùng góp phần nhằm đạt mục tiêu phát triển
ĐNHT trường THCS của Thành phố. Mỗi giải pháp đều
có ý nghĩa mang tính kế thừa, hệ thống, khoa học và
mang tính định hướng hoặc tạo điều kiện, hoặc làm căn
cứ để triển khai giải pháp còn lại. Cụ thể: Giải pháp 1 là
phải thực hiện đầu tiên. Kết quả thực hiện giải pháp 1 là
mục tiêu của phát triển ĐNHT trường THCS mà các giải
pháp khác đều phải thực hiện để hỗ trợ và bổ sung nhằm
đạt được mục tiêu đó; Giải pháp 2 mang tính tiền đề và
là căn cứ để thực hiện các giải pháp giải pháp 4, 5 và 6;
Giải pháp 3 mang tính tiền đề và mang tính quyết định
để thực hiện các giải pháp còn lại, trong đó giải pháp 4
chịu ảnh hưởng nhiều nhất; Giải pháp 6 làm cơ sở để thực
hiện giải pháp 4 và 5; Giải pháp 7 có tác động đến 6 giải
pháp còn lại.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[2] Bộ GD-ĐT (2015). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[3] Quốc hội (2005). Luật Giáo dục.
[4] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số
711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về Phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục
2011-2020”.
[5] Nguyễn Huy Hoàng (2011). Phát triển đội ngũ hiệu
trưởng trường trung học phổ thông các tỉnh vùng Tây
Bắc theo hướng chuẩn hóa. Luận án tiến sĩ Quản lí
giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[6] Trần Hữu Hoan (2017). Phát triển năng lực quản lí
cho Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Việt
Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đề
tài Khoa học công nghệ cấp Bộ, Học viện Quản lí
giáo dục, mã số: 82016-HVQ-02.
[7] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐ
ngày 20/7/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Ban
hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục
phổ thông.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO...
(Tiếp theo trang 13)
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Kim Định (2010). Quản trị chất lượng.
NXB Tài chính.
[2] Nguyễn Tiệp (2005). Giáo trình Nguồn nhân lực.
NXB Lao động - Xã hội.
[3] Trần Xuân Cầu - Mai Quốc Chánh (2009). Giáo
trình Kinh tế nguồn nhân lực. NXB Đại học Kinh tế
quốc dân.
[4] Vũ Bá Thể (2005). Phát huy nguồn lực con người
để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam. NXB Lao
động - Xã hội.
[5] Phạm Ngọc Trung (2011). Chất lượng giáo dục
trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. Tạp
chí Lí luận chính trị và Truyền thông, số 8, tr 38-42.
[6] Trung tâm Thông tin khoa học (2004). Nhân lực
Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010.
NXB Hà Nội.
[7] Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD-ĐT (2017). Báo cáo
tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ
năm học mới khối các trường đại học, cao đẳng.
[8] Hoàng Chí Bảo (2008). Thái độ và trách nhiệm của
đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp phát
triển đất nước. Tạp chí Mặt trận, số 58 (tháng
8/2008), tr 30-36.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01huynh_thi_ngoc_mai_6515_2130810.pdf