Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm Vật lí đại cương cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên - Kiều Thị Khánh: Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 149 - 153
149
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÍ NGHIỆM
VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Kiều Thị Khánh*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thông qua đánh giá thực trạng thí nghiệm vật lí đại cương của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật
Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành quan sát, khảo sát, phỏng vấn, phân tích,
tổng hợp từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm vật lí đại cương cho sinh viên
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Bước đầu ứng dụng các giải pháp vào trong giờ thực hành và
đánh giá hiệu quả. Kết quả, các giải pháp lựa chọn đã có hiệu quả nhất định đối với sinh viên.
Từ khóa: Thí nghiệm; thực hành; vật lí; giải pháp; vật lí đại cương
MỞ ĐẦU*
Hiện nay trên thế giới nói chung, ở Việt Nam
nói riêng, từ nhà trường phổ thông đến các
trường đại học, đổi mới phương pháp dạy...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm Vật lí đại cương cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên - Kiều Thị Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 149 - 153
149
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÍ NGHIỆM
VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Kiều Thị Khánh*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thông qua đánh giá thực trạng thí nghiệm vật lí đại cương của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật
Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành quan sát, khảo sát, phỏng vấn, phân tích,
tổng hợp từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm vật lí đại cương cho sinh viên
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Bước đầu ứng dụng các giải pháp vào trong giờ thực hành và
đánh giá hiệu quả. Kết quả, các giải pháp lựa chọn đã có hiệu quả nhất định đối với sinh viên.
Từ khóa: Thí nghiệm; thực hành; vật lí; giải pháp; vật lí đại cương
MỞ ĐẦU*
Hiện nay trên thế giới nói chung, ở Việt Nam
nói riêng, từ nhà trường phổ thông đến các
trường đại học, đổi mới phương pháp dạy học
đang rất được chú trọng. Điều này xuất phát
từ nhu cầu bức thiết: chỉ có không ngừng đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng đặc
biệt coi trọng đến đào tạo những con người
lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng
lực giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt
ra thì giáo dục mới thực sự là động lực thúc
đẩy phát triển mạnh mẽ của xã hội.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm. Thí
nghiệm thực hành vật lí đại cương là một
phần quan trọng của môn vật lí đại cương ở
chương trình học trong giai đoạn đầu của sinh
viên các trường đại học và cao đẳng. Thông
qua các thí nghiệm, người học không những
hình thành kiến thức mà còn góp phần rèn tác
phong thực nghiệm khoa học, góp phần xây
dựng phương pháp nghiên cứu khoa học cần
thiết cho người làm công tác trong các ngành
khoa học kỹ thuật.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực trạng công tác thí nghiệm vật lí đại cương
Chương trình vật lí đại cương hiện nay của
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại
học Thái Nguyên (ĐHKTCN-ĐHTN) là 7 tín
chỉ được chia làm 02 học phần là vật lí 1 và
*
Tel: 0989 879291, Email: kieukhanh1981@tnut.edu.vn
vật lí 2. Song song với việc học lí thuyết là
các giờ thực hành thí nghiệm. Với mỗi học
phần, sinh viên phải đi thí nghiệm 8 tiết.
Sinh viên chuẩn bị tài liệu, nghiên cứu trước
nội dung các bài thí nghiệm ở nhà, khi đến
phòng thí nghiệm các em sẽ tiến hành thí
nghiệm, lấy số liệu và xử lý kết quả dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
Tuy nhiên, qua quá trình hướng dẫn thí nghiệm
chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
-Nhiều sinh viên chưa tự giác nghiên cứu tài
liệu trước ở nhà nên không nắm được mục
đích, cơ sở lý thuyết dẫn đến lúng túng khi
tiến hành thí nghiệm.
-Thiết bị thí nghiệm của mỗi bài chỉ có 01 bộ,
số sinh viên/nhóm thí nghiệm đông (15 sinh
viên/nhóm) nên nhiều em không trực tiếp
được làm thí nghiệm mà chỉ theo dõi và ghi
kết quả.
-Thời gian dành cho một bài thí nghiệm
không nhiều (2 tiết).
-Nhiều em vẫn còn thụ động chờ thầy cô
hướng dẫn để làm các bài thí nghiệm
Khảo sát với 10 nhóm sinh viên (150 em) thì
thấy rằng có tới 108/150 sinh viên (chiếm hơn
70%) không đọc tài liệu trước khi đi thí
nghiệm, số còn lại có đọc tài liệu nhưng cũng
chỉ đọc qua, chưa nắm chắc được mục đích
cũng như cách tiến hành thí nghiệm. Trong
quá trình tiến hành thí nghiệm thì có tới hơn
Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 149 - 153
150
30% số sinh viên không làm thí nghiệm và
lấy số liệu của các bạn trong nhóm rồi về viết
báo cáo.
Từ thực trạng thí nghiệm của sinh viên nêu
trên chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thí nghiệm vật lí đại cương
cho sinh viên trường ĐHKTCN-ĐHTN
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thí
nghiệm vật lí đại cương cho sinh viên
trường ĐHKTCN-ĐHTN
Thứ nhất, đối với việc thiếu thiết bị thí
nghiệm, chúng tôi đề xuất nhân bản các bài
thí nghiệm đang tiến hành. Việc này có thể
phối hợp với các khoa trong Nhà trường để
thực hiện. Nhà trường cũng đã rất ủng hộ chủ
trương này.
Thứ hai, khi các bộ thí nghiệm đã được trang bị
thêm, giáo viên sẽ bố trí từ 2-3 sinh viên thực
hành một bài thay vì 15 sinh viên như trước.
Thứ ba, có thể đào tạo một số sinh viên có
khả năng sư phạm và nhận thức chuyên môn
tốt để làm trợ giảng cho giáo viên.
Thứ tư, thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh
giá, hướng dẫn đối với sinh viên. Để thực
hiện việc này phải có sự thay đổi ở cả giáo
viên và sinh viên. Cụ thể:
Đối với giáo viên
- Cần tìm hiểu kỹ nội dung bài thí nghiệm
thực hành trong tài liệu để xác định rõ ràng
các nhiệm vụ giao cho sinh viên và cách thức
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm
vụ đó.
- Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra chất lượng từng
dụng cụ cần thiết cho mỗi nhóm sinh viên.
- Phải làm thử tất cả các thí nghiệm trong bài
thí nghiệm thực hành để dự kiến những khó
khăn mà sinh viên có thể gặp phải trong khi
làm thí nghiệm và cách thức hướng dẫn, giúp
đỡ sinh viên vượt qua những khó khăn đó.
- Nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh nội
dung, yêu cầu bài thí nghiệm thực hành trong
tài liệu sao cho phù hợp với điều kiện thiết bị
của trường.
Đối với sinh viên
Thay vì việc cho sinh viên vào thực hành luôn
các bài thí nghiệm, giáo viên yêu cầu sinh
viên chuẩn bị ở nhà một số công việc sau:
-Nghiên cứu kĩ nội dung, cách tiến hành bài
thí nghiệm trong tài liệu hướng dẫn, chuẩn bị
sẵn bảng ghi kết quả số liệu thu thập được.
- Có thể đề xuất phương án thí nghiệm khác
(nếu có).
-Tự tìm kiếm hoặc tự làm những dụng cụ đơn
giản theo chỉ dẫn trong bài thí nghiệm thực
hành (nếu có)
Cách tổ chức thí nghiệm
- Trước khi thí nghiệm, giáo viên kiểm tra sự
chuẩn bị bài ở nhà của sinh viên thông qua hệ
thống các câu hỏi.
- Phân nhóm thí nghiệm và bố trí các bàn thí
nghiệm thực hành.
- Trong lúc các nhóm thí nghiệm thực hiện
công việc, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ kịp
thời khi sinh viên gặp khó khăn, mắc sai sót
để sinh viên sử dụng đúng qui tắc các dụng
cụ, ghi lại đầy đủ, chính xác, trung thực các
hiện tượng quan sát được, các kết quả đo đạc,
trình bày các kết quả dưới dạng biểu bảng, đồ
thị, câu kết luận một cách ngắn gọn, rõ ràng
theo nội dung mẫu báo cáo đã chuẩn bị.[1][2]
Cách hướng dẫn thí nghiệm
Trước tiên, giáo viên kiểm tra sinh viên về
nội dung cũng như cách tiến hành của bài thí
nghiệm. Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ mà
sinh viên chưa được làm quen, nhất là những
dụng cụ phức tạp, dễ hỏng, có thể gây nguy
hiểm như các dụng cụ đo điện, nguồn điện,
nguồn sáng và cùng lớp thảo luận, giải đáp
thắc mắc của sinh viên, đưa ra các phương án
thí nghiệm. Từ đó giáo viên sẽ tổng kết lại
phương án thí nghiệm cuối cùng.
Giáo viên nêu cụ thể từng bước thực hiện và
các lưu ý khi lấy số liệu để tính toán đạt được
mục đích của bài.
Sau đó, hướng dẫn sinh viên tính toán số liệu
thu thập được và biện luận kết quả tìm được.
Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 149 - 153
151
Cuối giờ, giáo viên sẽ đặt một số câu hỏi
kiểm tra giúp sinh viên nắm được kiến thức
nội dung bài thí nghiệm sâu sắc hơn.[3] [4]
Ví dụ với bài: “Xác định gia tốc trọng trường
bằng con lắc thuận nghịch”
Sinh viên phải nắm và phân biệt được thế nào
là con lắc vật lí, thế nào là con lắc thuận
nghịch; Điều kiện để con lắc vật lí trở thành
con lắc thuận nghịch; ứng dụng lý thuyết dao
động để xác định gia tốc trọng trường bằng
con lắc thuận nghịch và cách sử dụng đồng hồ
đo thời gian hiện số để đo chu kì của con
lắcKhi sinh viên đã nắm được cơ bản nội
dung của bài thí nghiệm, giáo viên sẽ tổ chức
cho sinh viên thảo luận các phương án thí
nghiệm, làm thế nào tìm ra được vị trí tốt nhất
để con lắc vật lí trở thành con lắc thuận
nghịch. Từ đó giáo viên sẽ thống nhất phương
án thí nghiệm cuối cùng và hướng dẫn sinh
viên các bước tiến hành. Với các nhóm sinh
viên khác nhau, kết quả thí nghiệm có thể khác
nhau, giáo viên sẽ hướng dẫn cách xử lý số
liệu và viết báo cáo thí nghiệm. Cuối giờ giáo
viên đặt một số câu hỏi kiểm tra liên quan tới
bài để sinh viên nắm vững kiến thức hơn
Cách đánh giá
Phương pháp phân tích định tính: dựa trên sự
quan sát những biểu hiện tích cực của sinh
viên trong giờ thí nghiệm.
Phương pháp phân tích định lượng: dựa trên
kết quả của bài thực hành.
Thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá hiệu quả sau khi vận dụng các
giải pháp nêu trên, chúng tôi đã tiến hành
thực nghiệm sư phạm trên 08 nhóm sinh viên
thí nghiệm của khoa Cơ khí (mỗi nhóm 10
sinh viên) chia làm 02 nhóm là đối chứng và
thực nghiệm và thí nghiệm 4 bài ở chương
trình vật lí 1 gồm: Xác định gia tốc trọng
trường bằng con lắc thuận nghịch; Nghiệm lại
định luật bảo toàn động lượng trên đệm không
khí; Xác định tỷ số nhiệt dung phân tử Cp/Cv
của chất khí; Khảo sát từ trường của ống dây
dẫn thẳng dài khi có dòng điện chạy qua.
Nhóm đối chứng thực hiện theo phương pháp
thông thường.
Nhóm thực nghiệm áp dụng các đề xuất mới.
Đánh giá kết quả đạt được của sinh viên
chúng tôi sử dụng phương pháp sau:
Phương pháp phân tích định tính: dựa trên sự
quan sát những biểu hiện tích cực của sinh
viên trong giờ thí nghiệm:
+ Sinh viên tập trung chú ý, tự giác tiến hành
thí nghiệm.
+ Trả lời đúng các câu hỏi định hướng trong
tài liệu cũng như các câu hỏi giáo viên đặt ra
liên quan đến nội dung của bài thí nghiệm.
+ Vận dụng các kiến thức lý thuyết để giải
thích hiện tượng vật lý, kết quả thực nghiệm
so với kết quả lý thuyết.
Phương pháp phân tích định lượng: dựa trên
kết quả của bài thực hành.
Tổng điểm theo thang điểm 10, trong đó:
+ 2 điểm cho phần chuẩn bị bài ở nhà
+ 1 điểm cho phần kiểm tra kiến thức lý thuyết
+ 3 điểm cho phần thực hiện thí nghiệm (thao tác
thí nghiệm, số liệu, thái độ thực hiện thí nghiệm)
+ 4 điểm cho phần xử lý và nhận xét kết quả
thí nghiệm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tất cả các giờ thực hành của 2 nhóm đối
chứng và thực nghiệm đều được quan sát và
ghi chép về hoạt động của giáo viên hướng
dẫn và sinh viên theo nội dung sau:
- Vai trò của giáo viên trong các buổi thí nghiệm.
- Thời gian các buổi thí nghiệm.
- Tính tích cực của sinh viên thông qua thái
độ học tập, biểu hiện cảm xúc qua nét
mặttrong quá trình làm thí nghiệm.
- Mức độ kiến thức đạt được của sinh viên
thông qua nội dung thảo luận bài thí nghiệm.
Ở nhóm đối chứng: Do nhiều sinh viên chưa
tự giác nghiên cứu tài liệu ở nhà nên khi đến
lớp sẽ ỷ lại vào các sinh viên khác trong
nhóm, không trực tiếp tham gia thí nghiệm để
lấy số liệu. Kết quả thí nghiệm có sự sao
Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 149 - 153
152
chép. Mặt khác, sinh viên thụ động trong quá
trình thí nghiệm, hạn chế những hoạt động
độc lập và phát triển năng lực sáng tạo. Sinh
viên chỉ quan tâm tới các bước thí nghiệm mà
không quan tâm tới cơ sở lý thuyết của bài thí
nghiệm, không hiểu mình đang làm với mục
đích gì?...Kết quả của bài thí nghiệm là kết
quả chung của cả nhóm do vậy chưa có tính
khách quan
Ở nhóm thực nghiệm: Do có sự chuẩn bị bài ở
nhà tốt hơn nên sinh viên có thể phát huy tính
tự giác, chủ động trong quá trình tiến hành thí
nghiệm. Mỗi bài thí nghiệm chỉ có 2-3 sinh
viên tiến hành nên mỗi sinh viên đều phải có
trách nhiệm với kết quả của mình hơn. Đặc
biệt sinh viên giữa các nhóm nhỏ đó sẽ “giám
sát” lẫn nhau dẫn tới ý thức, thái độ thực hành
được nâng lên. Khi đã nghiên cứu kĩ bài ở
nhà, sinh viên không còn lúng túng khi thực
hành các thí nghiệm, hiểu rõ việc mình đang
làm và còn có thể phát hiện ra các kết quả
mâu thuẫn với kết quả lí thuyết. Kết quả thực
nghiệm được trình bày ở bảng 1 và 2
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Giỏi Khá Trung
bình
Trung
bình
yếu
Yếu
Bảng 1: Kết quả thí nghiệm vật lí
Thực nghiệm Đối chứng
Bảng 2. Phân phối tần suất kết quả thực hành thí nghiệm vật lí
Điểm Nhóm thực nghiệm (40 sinh viên) Nhóm đối chứng (40 sinh viên)
Xi(Yi) ni (%) 2( )i in X X
ni (%) 2( )i in Y Y
0 0 0,0 0,00 0 0,0 0,00
1 0 0,0 0,00 0 0,0 0,00
2 0 0,0 0,00 0 0,0 0,00
3 0 0 0,00 2 5 21.13
4 1 2.5 7.45 3 7.5 15.19
5 2 5 5.99 2 5 3.13
6 16 40 8.53 15 37.5 0.94
7 12 30 0.87 13 32.5 7.31
8 6 15 9.68 4 10 12.25
9 3 7.5 15.46 1 2.5 7.56
10 0 0,0 0,00 0 0,0 0,0
Tổng 40 100 47.98 40 100 67.51
KẾT LUẬN
Thông qua việc xử lý số liệu, tính toán thống kê từ các bài báo cáo thí nghiệm và quan sát thái độ
học tập cũng như kỹ năng thực hành thí nghiệm của sinh viên cho phép tác giả có một vài nhận
định như sau: Số sinh viên trên một bộ thí nghiệm giảm cộng với sự thay đổi phương pháp kiểm
tra đánh giá, hướng dẫn thí nghiệm giúp sinh viên nhóm thực nghiệm tham gia thực hiện các
nhiệm vụ học tập tích cực, sôi nổi. Đa số sinh viên trả lời được các câu hỏi mà giáo viên nêu ra,
tích cực trao đổi thảo luận các vấn đề liên quan đến bài thí nghiệm. Kết quả thu thập nhanh
chóng, đầy đủ, chính xác hơn. Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cũng cao hơn so với nhóm
đối chứng. Thái độ học tập của nhóm thực nghiệm cũng tốt hơn.
Những nhận định trên chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối
chứng. Và cũng chứng tỏ, các giải pháp đổi mới đưa vào các giờ thực hành đã phát huy được
hiệu quả nhất định đối với sinh viên.
Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 149 - 153
153
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiều Thị Khánh (2010), “Một số giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng thực hành vật lí đại
cương cho sinh viên trường ĐHKTCN-Đại học
Thái Nguyên”, tập 71, số 09, tạp chí Khoa học &
Công nghệ ĐHTN, tr.13-16.
2. Kiều Thị Khánh (2011), “Một số biện pháp phát
huy tính tự lực của sinh viên khi thực hành thí
nghiệm vật lí đại cương”, tập 87, số 11, tạp chí
Khoa học & Công nghệ - ĐHTN, tr.141-144.
3. Nguyễn Duy Thắng (2005), Thực hành vật lí
đại cương, Nxb ĐHSP Hà Nội
4. Tô Văn Bình (2009), Thí nghiệm vật lí trong
trường phổ thông, Bài giảng chuyên đề đào tạo
cao học, ĐHSP Thái Nguyên.
ABSTRACT
SOME SOLUTIONS ON IMPROVING EFFECTIVENESS
OF GENERAL PHYSICS EXPERIMENTS FOR STUDENTS
OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY – TNU
Kieu Thi Khanh
*
University of Technology - TNU
By evaluating the actual situations of general physics experiments of students of Thai Nguyen
University of Technology – Thai Nguyen University, the author has observed, surveyed,
interviewed, and summarized, then came up with some solutions on improving the effectiveness of
general physics experiments for students of Thai Nguyen University of Technology. The author
tried to apply those solutions on experimental lessons and evaluating the results. Eventually, the
chosen solutions were somewhat effective to students.
Key words: Experiment; practice; physics; solutions; general physics.
Ngày nhận bài: 15/11/2018; Ngày hoàn thiện: 06/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018
*
Tel: 0989 879291, Email: kieukhanh1981@tnut.edu.vn
154
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61_91_1_pb_8005_2124485.pdf