Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của học viện dân tộc

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của học viện dân tộc: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 111Ngày nhận bài: 7/11/2017; Ngày phản biện: 17/11/2017; Ngày duyệt đăng: 10/12/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: trinhthisoi@cema.gov.vn Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) là một trong những hoạt động quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay đang biến đổi không ngừng, xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Những yêu cầu và thách thức đó đang đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng lớn, vì vậy công tác bồi dưỡng đội ngũ này ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong những năm qua, đội ngũ CBCCVC ở nước ta đã tăng cả về số lượng và chất lượng, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động bồi dưỡng CBCCVC, hiện ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của học viện dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 111Ngày nhận bài: 7/11/2017; Ngày phản biện: 17/11/2017; Ngày duyệt đăng: 10/12/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: trinhthisoi@cema.gov.vn Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) là một trong những hoạt động quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay đang biến đổi không ngừng, xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Những yêu cầu và thách thức đó đang đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng lớn, vì vậy công tác bồi dưỡng đội ngũ này ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong những năm qua, đội ngũ CBCCVC ở nước ta đã tăng cả về số lượng và chất lượng, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động bồi dưỡng CBCCVC, hiện nay cũng đã bộc lộ rõ sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng bồi dưỡng. Trong khi đó, những gì được xem là năng lực của CBCCVC thường lại được tích lũy từ trải nghiệm của bản thân hơn là thu được qua hoạt động bồi dưỡng, mặc dù nhà nước đã đầu tư kinh phí và công sức cho công tác này không phải là nhỏ. Cùng với các cơ sở bồi dưỡng CBCCVC trong cả nước, Học viện Dân tộc (HVDT) bên cạnh chức năng nghiên cứu và đào tạo là chức năng bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, người có uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong những năm qua, Học viện Dân tộc đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng CBCCVC với những kết quả cụ thể từ năm 2011 đến nay như sau: Về hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: - Bồi dưỡng cập nhật kiến thức kỹ năng theo vị trí việc làm: Bồi dưỡng được hơn 3.368 lượt công chức, viên chức làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. - Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch được gần 200 lượt cán bộ, công chức viên chức trong và ngoài Ủy ban Dân tộc. - Bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số theo Thông tư liên tịch số 02/2014/ TTLT-BNV-UBDT và Nghị định 05/2011/NĐ- CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ: Đã tổ chức bồi dưỡng cho hơn 300 cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số làm công tác dân tộc thuộc Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện và cán bộ, công chức không chuyên trách cấp xã. Về hoạt động biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Hoạt động biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng ở HVDT được thực hiện thường xuyên, MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA HỌC VIỆN DÂN TỘC* Trịnh Thị Sợi(1) Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Bài viết đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở Học viện Dân tộc, hiện nay. Từ khóa: Công tác bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Dân tộc; Ủy ban Dân tộc; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 112 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 kịp thời cập nhật thông tin, góp phần xây dựng chương trình, tài liệu phục vụ quá trình bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Cụ thể: Xây dựng chương trình bồi dưỡng cho cán bộ Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước với thời lượng 3 tháng; Xây dựng chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác dân tộc cho cán bộ Vương quốc Campuchia gồm 6 chuyên đề; Biên soạn bộ tài liệu đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2016; Biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc; Biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo ngạch, chức danh, vị trí việc làm; Biên soạn Tập bài giảng về công tác dân tộc, chương trình dành cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số gồm 10 chuyên đề. Ngoài ra, Học viện còn tham gia biên soạn tài liệu tiếp cận nhân học trong công tác dân tộc do tổ chức UNESCO tài trợ; xây dựng khung chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số theo Thông tư liên tịch số 02/2014/ TTLT-BNV-UBDT và Nghị định số 05/2011/NĐ- CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ; thực hiện biên soạn tài liệu chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức của Uỷ ban Dân tộc và đưa vào giảng dạy phù hợp với đối tượng,... Trong những năm qua, HVDT đã hoàn thành tổ chức các lớp bồi dưỡng theo quyết định được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao. Các lớp bồi dưỡng đều được đánh giá cao, góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho cơ quan công tác dân tộc nói riêng và vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung. Các lớp bồi dưỡng, tập huấn đều đảm bảo về mặt thời gian, đối tượng, chương trình, nội dung bồi dưỡng. Chương trình tài liệu đổi mới, cập nhật kịp thời tương đối phù hợp với tình hình thực tiễn công tác dân tộc. Học viện đã chủ động xây dựng chương trình phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng, bố trí đủ số lượng giảng viên thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng đã đề ra, tổ chức công tác quản lý chuyên môn chặt chẽ, bố trí giảng viên giảng dạy phù hợp với năng lực, phân công hợp lý, sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên thỉnh giảng trong bồi dưỡng. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác bồi dưỡng CBCCVC của HVDT vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Chưa mở rộng được phạm vi tổ chức lớp ở nhiều địa phương; số lượng học viên của các tỉnh còn ít; loại hình tổ chức bồi dưỡng chưa đa dạng về đối tượng, phương thức, chương trình; cơ chế tài chính phục vụ công tác bồi dưỡng còn nhiều bất cập; việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập còn thiếu đồng bộ, Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng CBCCVC ở HVDT trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất, kiến nghị một số giải pháp sau: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về hoạt động bồi dưỡng Quản lý nhà nước đối với hoạt động bồi dưỡng CBCCVC được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật. Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, HVDT cần phải ban hành các văn bản quy phạm nội bộ để hướng dẫn, áp dụng các quy định đó vào điều kiện cụ thể của Học viện cho phù hợp. Hiện nay, HVDT có rất ít các văn bản quy định về hoạt động bồi dưỡng CBCCVC. Vì vậy, trong hoạt động triển khai công tác bồi dưỡng còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Việc quản lý, tổ chức và đánh giá công tác bồi dưỡng đòi hỏi phải xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, có chính sách cụ thể hỗ trợ, động viên cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia các lớp bồi dưỡng để tạo nguồn nhằm nâng cao trình độ cán bộ, công chức ở cơ sở. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa Học viện với các cơ quan, đơn vị chức năng ở Trung ương và địa phương trong công tác bồi dưỡng cán bộ từ khâu xây dựng kế hoạch, cấp kinh phí đến quản lý cán bộ. Cần phải có một quy chế thống nhất thì công tác bồi dưỡng mới đem lại hiệu quả. Việc xây dựng quy chế bồi dưỡng của Học viện phải đạt được các yêu cầu sau: - Xác định rõ mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ bồi dưỡng; - Làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở Học viện; - Tăng cường công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng từ khâu quy hoạch, lập kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng; Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 113Số 20 - Tháng 12 năm 2017 - Phát huy tính chủ động của các đơn vị trong việc phối hợp tổ chức hoạt động bồi dưỡng; - Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng, tăng cường hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng. Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Công tác quản lý bồi dưỡng CBCCVC trong thời gian qua còn hạn chế dẫn đến việc chương trình bồi dưỡng bị trùng lặp, học viên tham gia các lớp bồi dưỡng còn thiếu nghiêm túc, một số giảng viên kinh nghiệm thực tiễn không nhiều nên gặp không ít khó khăn trong bồi dưỡng CBCCVC. Muốn nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng CBCCVC cần phải làm tốt công tác quản lý bồi dưỡng, chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý ở các cấp đạt chuẩn. Đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với công việc của cán bộ, công chức, viên chức Hiện nay, chương trình bồi dưỡng CBCCVC ở nước ta được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng, chưa xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp từng đối tượng CBCCVC. Một số chương trình bồi dưỡng còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, thiếu cập nhật tính thời sự và tính kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho CBCCVC. Việc bồi dưỡng với những nội dung, chương trình không sát với thực tiễn dễ phát sinh lãng phí, kém hiệu quả, người học không hứng thú không đáp ứng yêu cầu công việc. Mặc dù đã qua bồi dưỡng, nhưng một số CBCCVC vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, thiếu năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trong thời gian vừa qua, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, HVDT đã đổi mới theo hướng bồi dưỡng theo nhu cầu công tác của người học. Xác định phương pháp bồi dưỡng không chỉ theo cấp bậc, chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc theo ngạch bậc công chức, viên chức mà còn phải xác định theo chức danh chuyên môn, nghiệp vụ mà CBCCVC đảm nhiệm để xây dựng nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Hiện nay, CBCCVC khi bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh nào đó, họ đã được đào tạo ở một trình độ nhất định. Vì vậy, cần nắm chắc trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo để xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, tránh trùng lặp. Mặt khác bồi dưỡng theo nhu cầu công việc đòi hỏi phải xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khoá học. Đó có thể là sự cập nhật thông tin, bổ sung tri thức mới, hiện đại, sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp hoặc nghiệp vụ công tác đáp ứng nhu cầu công việc, sự thay đổi về thái độ trách nhiệm đối với công việc và các vấn đề của cuộc sống. Đổi mới phương pháp giảng dạy Để công tác bồi dưỡng CBCCVC thực sự có chất lượng cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Tập trung hướng dẫn kỹ năng, xử lý tình huống gắn thực tiễn cơ sở, tăng cường đội ngũ báo cáo viên báo cáo các chuyên đề thực tế mang tính chuyên sâu về công tác dân tộc, xây dựng chính sách dân tộc và tổ chức thực hiện chính sách. Phần lớn người học những chương trình bồi dưỡng này là các CBCCVC đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề. Vì vậy, phương pháp giảng dạy với đối tượng này không thể giống như sinh viên mà nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học, sau cụm chuyên đề nên cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học, có giảng viên hướng dẫn, sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu hoạch. Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên và hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng Về đội ngũ giảng viên: Cần có kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng, chất lượng, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và tin học; khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn, ngoại ngữ, phương pháp Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 114 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 giảng dạy đại học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học; có chính sách thu hút các giảng viên, nhà khoa học giỏi trong và ngoài nước, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các trường đại học trong và ngoài nước về HVDT công tác hoặc tham gia thỉnh giảng, nghiên cứu; tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các nhà khoa học, là người Việt Nam sống ở nước ngoài về tham gia giảng dạy và trao đổi học thuật với cán bộ giảng dạy và học viên tham gia trong các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện; khuyến khích, tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên đăng ký các sáng kiến, phát minh, sáng chế giải thưởng khoa học, công nghệ trong nước và quốc tế; ban hành chính sách quy định trách nhiệm và khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học; bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cần thiết đối với giảng viên và giảng viên kiêm chức; xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách và tổ chức thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên làm công tác bồi dưỡng cán bộ, chế độ phụ cấp, tiền lương, nâng ngạch, bậc và các chế độ đãi ngộ khác,.. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng: Việc xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị là cần thiết cho quá trình bồi dưỡng và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cho Học viện. Bên cạnh đó cần hiện đại hoá cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường hệ thống máy tính, từng bước hoàn thiện hệ thống internet đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng. Xây dựng hệ thống đánh giá, báo cáo công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Hoạt động bồi dưỡng CBCCVC ở HVDT nói riêng và ở nước ta nói chung chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị tổ chức hoạt động bồi dưỡng với đơn vị sử dụng CBCCVC cũng như giữa các đơn vị này với đội ngũ CBCCVC được cử đi bồi dưỡng. Học viện mới chỉ chú trọng đến việc tổ chức các lớp mà chưa quan tâm đến việc khảo sát kết quả làm việc của đội ngũ CBCCVC sau khi được bồi dưỡng, chưa có sự phản hồi của đơn vị quản lý, sử dụng CBCCVC về năng lực, kỹ năng sau khi được bồi dưỡng. Vì vậy, khó có thể đánh giá hoạt động bồi dưỡng có đạt hiệu quả hay không. Chính vì vậy, điều quan trọng trong hoạt động bồi dưỡng CBCCVC là phải xây dựng được hệ thống giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng CBCCVC có thể xem là hoạt động thu thập thông tin một cách có hệ thống liên quan đến việc triển khai hoạt động bồi dưỡng CBCCVC. Thông tin thu được từ hoạt động giám sát có thể sử dụng để đánh giá xem các kết quả và đầu ra của hoạt động bồi dưỡng có đạt được không và cần có những điều chỉnh gì. Giám sát và đánh giá định kỳ sẽ cung cấp thông tin cho cán bộ quản lý điều chỉnh hoạt động của họ và đảm bảo hoạt động bồi dưỡng đóng góp vào năng lực, hiệu quả của tổ chức và không lãng phí nguồn lực. Giám sát, đánh giá nhằm giúp đơn vị quản lý hoạt động bồi dưỡng, giảng viên và các đối tượng liên quan đến bồi dưỡng xác định được chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng, khả năng truyền thụ kiến thức của giảng viên, khả năng tiếp thu của học viên, qua đó nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng, phân công phân cấp bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Hợp tác quốc tế trong hoạt động bồi dưỡng để tiếp cận chuẩn mực với phương pháp bồi dưỡng tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, từng bước đạt trình độ quốc tế,tham gia bồi dưỡng nhân lực khu vực và thế giới. Cần chú trọng đẩy mạnh hợp tác về bồi dưỡng với các nước phát triển trên thế giới nhất là cử người đi học tập và thực hiện chuyển giao công nghệ bồi dưỡng hiện đại. Các giảng viên phải là những người trước tiên được tiếp xúc với cách tổ chức quản lý công việc và quy trình bồi dưỡng của các nước phát triển. Thay đổi nhận thức của học viên trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Hiện nay việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi học các lớp bồi dưỡng tại HVDT là có lựa chọn, nhưng chủ yếu dựa vào một số điều kiện, tiêu chí như: Thâm niên công tác, quy hoạch hoặc phải học bổ sung, học trả nợ chứng chỉ sau khi đã bổ nhiệm. Chính vì vậy, phần lớn học viên có tư tưởng học chỉ mang tính đối phó, học để lấy chứng chỉ nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn để được bổ nhiệm, được chuyển ngạch mà chưa thật sự chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ cho công việc. Do vậy, để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao cần phải thay đổi Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 115Số 20 - Tháng 12 năm 2017 nhận thức của đội ngũ CBCCVC. Đối với bản thân CBCCVC được cử đi bồi dưỡng cần phải xác định nhiệm vụ học tập là để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bổ sung, cập nhật kịp thời những kiến thức mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Nội vụ, (2011), Tổng kết 5 năm (2006- 2010) thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg và triển khai Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 135; [3] Nguồn số liệu Tổ chức cán bộ, Học viện Dân tộc, năm 2017; [4] Nguồn số liệu đào tạo, bồi dưỡng, Học viện Dân tộc, giai đoạn 2010-2017; [5] Quyết định số 98/QĐ-HVDT ngày 30/11/2016 của Giám đốc Học viện Dân tộc về việc ban hành Quy trình tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng. * Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học “Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Học viện Dân tộc hiện nay”, Học viện Dân tộc, năm 2017. SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF CADRE, CIVIL SERVANT, OFFICIAL OF ETHNIC MINORITY ACADEMY Abstract: Fostering cadres and civil servants, officials is one of the important tasks contributing to improve the validity and effectiveness of the state apparatus in particular and the whole political system in general, especially in the context of globalization, international integration today. In order to improve the efficiency of training cadres, civil servants and officials, it is necessary to synchronously implement many solutions. The article proposes a number of practical solutions to improve the efficiency of the training of cadres, civil servants and officials at the Ethnic Minority Academy today. Keywords: Fostering cadres, civil servants, officials; Ethnic Minority Academy; Committee for Ethnic Minority Affairs; solutions to enhance the efficiency of cadre training.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf183_790_1_pb_8338_2151983.pdf
Tài liệu liên quan