Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học quân sự: 60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
ĐỖ TIẾN QUÂN*; NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO**
*Học viện Khoa học Quân sự, quandovn@yahoo.com
**Học viện Khoa học Quân sự, fangcao1075@gmail.com
Ngày nhận bài: 10/5/2019; ngày sửa chữa: 04/6/2019; ngày duyệt đăng: 10/8/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề trung
tâm của hoạt động giảng dạy. Có rất nhiều nhân tố
ảnh hưởng đến mục tiêu giảng dạy, ví dụ như quan
niệm dạy, nội dung dạy, phương pháp dạy, giảng
viên và học viên, sinh viên, trong đó, phương
pháp dạy là nhân tố ảnh hưởng nổi bật nhất trong
quá trình hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, đồng
thời cũng có tác động vô cùng quan trọng đối với
việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học
viên, sinh viên.
Là môn kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ
Trung Quốc, “Tiếng Trung Quốc cổ đại” nhằm bồi
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY MÔN “TIẾNG TRUNG QUỐC CỔ
ĐẠI” TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Là môn kiến thức chuyên ngà...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
ĐỖ TIẾN QUÂN*; NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO**
*Học viện Khoa học Quân sự, quandovn@yahoo.com
**Học viện Khoa học Quân sự, fangcao1075@gmail.com
Ngày nhận bài: 10/5/2019; ngày sửa chữa: 04/6/2019; ngày duyệt đăng: 10/8/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề trung
tâm của hoạt động giảng dạy. Có rất nhiều nhân tố
ảnh hưởng đến mục tiêu giảng dạy, ví dụ như quan
niệm dạy, nội dung dạy, phương pháp dạy, giảng
viên và học viên, sinh viên, trong đó, phương
pháp dạy là nhân tố ảnh hưởng nổi bật nhất trong
quá trình hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, đồng
thời cũng có tác động vô cùng quan trọng đối với
việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học
viên, sinh viên.
Là môn kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ
Trung Quốc, “Tiếng Trung Quốc cổ đại” nhằm bồi
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY MÔN “TIẾNG TRUNG QUỐC CỔ
ĐẠI” TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Là môn kiến thức chuyên ngành, “Tiếng Trung Quốc cổ đại” nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng
lực đọc và phân tích văn bản cổ, nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Trung Quốc cổ đại, bổ sung
vốn kiến thức văn hóa thời cổ đại của Trung Quốc cho học viên, sinh viên. Do đó, việc cung cấp
cho người học những kiến thức cơ bản để hiểu đúng môn tiếng Trung Quốc cổ đại, đặt nền móng
vững chắc cho để phát triển các kỹ năng khác trong giai đoạn đại học là vô cùng quan trọng. Bằng
phương pháp thực chứng và phương pháp lịch sử, dựa trên cơ sở thực tiễn, chúng tôi đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn "Tiếng Trung Quốc cổ đại" tại Học viện
Khoa học Quân sự dưới góc độ người dạy.
Từ khóa: chất lượng, phương pháp dạy, tiếng Trung Quốc cổ đại
dưỡng, nâng cao năng lực đọc và phân tích văn
bản cổ, nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Trung
Quốc cổ đại, bổ sung vốn kiến thức văn hóa thời
cổ đại của Trung Quốc cho học viên, sinh viên.
Nói một cách chính xác, nội dung để học tập
và nghiên cứu trong môn “Tiếng Trung Quốc cổ
đại” là “Ngôn ngữ viết thời thượng cổ được hình
thành từ cơ sở khẩu ngữ thời kỳ trước triều đại
Tần và trong các tác phẩm mô phỏng phong cách
cổ đại của các tác gia sau này, mà hiện nay hay
được chúng ta gọi là Văn ngôn (文言)” (李玲
璞, 1990, tr. 1). Trên cơ sở đó, các trường đại học
Trung Quốc cũng đã xuất bản nhiều giáo trình.
Trong đó, giáo trình “Tiếng Trung Quốc cổ đại”
61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
(古代汉语)do Từ Tông Tài, Lí Văn (徐宗
才、李文) chủ biên, là tài liệu tham khảo hàng
đầu cho hầu hết các giảng viên trong và ngoài
Trung Quốc khi giảng dạy các kiến thức có liên
quan đối với người nước ngoài học tiếng Trung
Quốc hiện nay. Đối với Học viện Khoa học Quân
sự (HVKHQS) nói riêng và các trường Đại học
có chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc của Việt
Nam nói chung, giáo trình này nhìn chung cũng
luôn là lựa chọn số một cho giảng viên đảm trách
môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” tham khảo. Ngoài
ra, căn cứ vào chương trình, mục tiêu, yêu cầu đào
tạo đặc thù, HVKHQS cũng biên soạn, xuất bản
cuốn giáo trình “Tiếng Trung Quốc cổ đại”. Đây
là cuốn giáo trình do giảng viên có kinh nghiệm
lâu năm của Khoa tiếng Trung Quốc, HVKHQS
biên soạn. Do đó, việc lựa chọn hai bộ giáo trình
này vào dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại”
cho học viên, sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ
Trung Quốc tại HVKHQS là hoàn toàn có cơ sở.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, hai bộ
giáo trình trên còn có những hạn chế nhất định,
như: Tỉ lệ các dạng bài còn có sự chênh lệch; quy
phạm chưa thống nhất, một số dạng bài có độ khó
tương đối cao, lượng bài quá nhiều và chưa phù
hợp với thời lượng chương trình đào tạoNgoài
ra, “Tiếng Trung Quốc cổ đại” là môn học ngôn
ngữ, nội dung học tập và nghiên cứu là ngôn ngữ,
hơn nữa lại là thứ ngôn ngữ có thời gian cách xa
hiện tại. Thêm vào đó là những vấn đề như thời
gian lên lớp của môn học tương đối ít (01 học
phần, 02 đơn vị học trình, 45 tiết), nội dung cần
dạy nhiều, môi trường giảng dạy còn bị hạn chế,
người học không thích học, hoặc thấy khó học
Vậy làm thế nào để giải quyết thỏa đáng các vấn
đề trên, đồng thời nâng cao được tính tích cực và
chủ động của học viên, sinh viên, đó đều là những
câu hỏi hiện hữu mà mỗi một giảng viên đảm trách
môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại’ phải đối mặt. Điều
này đòi hỏi người dạy phải tìm ra phương pháp
phù hợp nhất để mang tới chất lượng đào tạo cao
hơn, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đào tạo.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN “TIẾNG TRUNG
QUỐC CỔ ĐẠI” TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC
QUÂN SỰ
2.1. Lựa chọn nội dung trọng điểm
Theo chương trình chi tiết môn học, “Tiếng
Trung Quốc cổ đại” là môn học nhằm bồi dưỡng,
nâng cao năng lực đọc và phân tích văn bản cổ,
nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Trung Quốc
cổ đại, bổ sung vốn kiến thức văn hóa thời cổ đại
của Trung Quốc cho học viên, sinh viên.
Nội dung gồm: giới thiệu các kiến thức chung
về tiếng Trung Quốc cổ đại, tuyển giảng một số tác
phẩm tiếng Trung Quốc cổ đại, trên cơ sở đó phân
tích cách dùng từ loại(词类), các hiện tượng
ngữ pháp đặc trưng, so sánh sự tương đồng và dị
biệt với tiếng Trung Quốc hiện đại trên các mặt
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Với lượng lớn các bài và kiến thức trong giáo
trình, tài liệu (20 bài, 20 tác phẩm cùng với những
kiến thức liên quan trong giáo trình chính), cùng
với số lượng giờ lên lớp có hạn, việc lựa chọn các
nội dung trọng điểm để giảng dạy là hết sức cấp
thiết. Ví dụ, đối với 20 tác phẩm tiếng Trung Quốc
cổ đại cách xa hiện nay hàng nghìn năm trong
giáo trình chính, đây là những tác phẩm tiếng
Trung Quốc cổ đại có sự khác biệt lớn đối với
tiếng Trung Quốc hiện đại, vì thế trong quá trình
giảng dạy, nên chọn và giới thiệu một số tác phẩm
tiêu biểu của thời kỳ này, như chỉ lựa chọn các
trích giảng trong “Tả truyện” (左传), “Chiến quốc
sách” (战国策), “Quốc ngữ” (国语), “Lão Tử” (老
子), “Luận ngữ” (论语), “Sử ký” (史记) làm trọng
điểm giảng dạy, do các trích đoạn này đã mang đầy
đủ các các kiến thức cơ bản về các mặt như ngữ
pháp, từ vựng, chữ viết, âm vận, tu từ,Đối với
các tác phẩm khác như Trang Tử (庄子), Mạnh Tử
(孟子), Hán Thư (汉书), thì chỉ cần tìm những
trích dẫn, ví dụ trong giáo trình chính và tài liệu
tham khảo phù hợp với trọng điểm giảng dạy để
minh họa thêm cho vấn đề, mà giảng viên thấy
phù hợp và cần thiết. Như vậy, với 6 trích giảng và
62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
các vấn đề trọng điểm tương ứng, sẽ đáp ứng được
yêu cầu về thời lượng cũng như nội dung cần giải
quyết của học phần.
2.2. Lựa chọn các điểm ngữ pháp nổi bật
Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ đơn lập, từ
không có sự thay đổi về hình thái, do đó các hư từ
và trật tự từ cực kỳ quan trọng để thể hiện quan hệ
ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp. Một trong những
điểm nổi bật về sự khác biệt của tiếng Trung Quốc
cổ đại và hiện đại là sự thay đổi trật tự từ giữa dạng
thức nghi vấn, dạng thức phủ định và ngữ điệu.
Đơn cử như trong tiếng Trung Quốc thời Tiên Tần,
đại từ làm tân ngữ trong câu phủ định luôn đặt ở
phía trước động từ, và sau từ phủ định, ví dụ:
(1)三岁贯汝,莫我肯顾。(《诗经·魏
风·硕鼠》)(Tam tuế quán nhữ, mạc ngã khẳng
cố/ Bao nhiêu năm nay ta đã nuôi dưỡng ngươi,
nhưng ngươi lại không thèm để ý đến sự sống chết
của ta)
Đại từ nghi vấn làm tân ngữ trong đa số các
trường hợp luôn đứng trước động từ trong câu nghi
vấn, ví dụ:
(2)王者孰谓?谓文王也。(《公羊传·
隐公元年》(Vương giả thục vị? vị Văn Vương dã/
Nói đến quốc vương là nói đến ai? Chính là nói
đến Văn Vương)
Đại từ nghi vấn làm tân ngữ không đứng phía
trước chỉ trong một số trường hợp sau:
Một là, khi làm tân ngữ của động từ “云”,
hoặc trong câu có sử dụng động từ“谓”, ví dụ:
(3)子夏云何?(《论语·子张》)(Tử
Hạ vân hà?/ Tử Hạ nói gì?)
(4)秦伯曰:“国谓君何?”(《左传·
僖公十五年》)(Tần Bá viết: Quốc vị quân hà?/
Tần Vương nói: “Người trong nước cho rằng quốc
vương của các người sẽ bị đối xử như thế nào?”)
Hai là, khi làm tân ngữ của giới từ “于”, ví dụ:
(5)礼起于何也?(《荀子·礼论》)
(Lễ khởi vu hà dã?/ Lễ được sinh ra trong tình
huống như thế nào?)
Ba là, khi “何” độc lập làm tân ngữ của các
động từ “如”, “若”, tạo thành một kết cấu cố định
thì tân ngữ này có thể đứng trước, cũng có thể
đứng sau động từ, ví dụ:
(6)士何如斯可谓之达矣?(《论语·颜
渊》)(Sĩ hà như tư khả vị chi đạt hĩ/ Kẻ sĩ làm
thế nào mới được gọi là đạt?)
(7)古而无死,其乐若何?(《左传·昭
公二十年》)(Cổ nhi vô tử, kỳ lạc nhược hà?/
Giả dụ cổ nhân không chết, thì có phải vui vẻ biết
bao nhiêu không?)
Sau thời Hán, xu thế đặt đại từ nghi vấn làm
tân ngữ không đứng trước động từ trở nên nhiều
hơn, ngoài các tình huống như đã nói ở trên, các
trường hợp khác cũng có thể không cần đặt tân
ngữ trước động từ, ví dụ:
(8)汤、武不得已而立,非受命为何?
(《史记·儒林列传》)(Thang, Vũ bất đắc dĩ
nhi lập, phi thọ mệnh vi hà?/ Thành Thang, Chu
Vũ Vương bất đắc dĩ mới tự lên làm thiên tử, đó
không phải là theo ý trời thì là gì?)
Giảng viên phải nhấn mạnh vấn đề này thành
một trọng điểm trong quá trình lên lớp. Đồng thời
việc giảng dạy không nên chỉ dừng lại ở việc chỉ
ra hiện tượng tân ngữ nằm ở phía trước, mà còn
phải giải thích nguyên nhân tạo ra hiện tượng đó,
tức là không thể chỉ nói “đó là cái gì”, mà còn phải
giải thích “tại sao lại như vậy”. Các nhà nghiên
cứu hiện nay cũng đã đưa ra nhiều cách suy luận,
giải thích cho nguyên nhân của sự thay đổi trật tự
từ này, tựu chung lại có bốn giả thuyết chính: Thứ
nhất là giả thuyết về trật tự từ dạng S-O-V trong
tiếng Trung Quốc cổ đại được bảo tồn cho đến
ngày nay, đại diện cho giả thuyết này là Chương
Thái Viêm, Hình Công Vãn, Vương Lực, Du Mẫn;
Thứ hai là giả thuyết về nguyên nhân phức tạp hóa
của vị ngữ, đại diện cho giả thuyết này là Ngụy
Bồi Nguyên; Thứ ba là giả thuyết về trọng âm, đại
63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
diện cho giả thuyết này là Phùng Thắng Lợi; Thứ
tư là giả thuyết về sự lựa chọn phương thức biểu
đạt trọng điểm, đại diện cho giả thuyết này là Từ
Kiệt, Lí Anh Triết,(刘志刚, 2008).
Chúng tôi cho rằng, cách giải thích của giả
thuyết thứ tư tương đối phù hợp với thực tiễn tiếng
Trung Quốc. Sau khi khảo sát một lượng lớn các
ngôn ngữ, Từ Kiệt phát hiện thấy, các ngôn ngữ
thường áp dụng hai phương thức là “đưa thành
phần trọng điểm lên phía trước” và “thêm vào từ
đánh dấu trọng điểm” để thể hiện trọng điểm biểu
đạt, và cho rằng, trung tâm của phủ định là trọng
điểm của câu(路广,2004; 刘志刚,2008). Do
tiếng Trung Quốc thời kỳ Tiên Tần không có từ
phán đoán rõ rệt, cho nên lựa chọn phương thức
thứ nhất, tức là thành phần tân ngữ đưa lên phía
trước, tạo thành kết cấu SOV, nhằm nhấn mạnh ý
nghĩa trọng điểm trong câu. Cùng với sự phát triển
của ngôn ngữ Hán từ văn ngôn sang bạch thoại,
hiện tượng đảo tân ngữ ngày càng ít gặp và cấu
trúc SOV chuyển thành SVO, tuy nhiên khi cần
nhấn mạnh vẫn có thể đưa tân ngữ lên trước. Ví dụ:
(9) 酒喝了,饭也吃了,现在让我回去吧。
Như vậy, nếu giảng viên giảng dạy và phân
tích quy luật ngữ pháp về trật tự từ đặc biệt trên
trong tiếng Trung Quốc thời Tiên Tần như thế, học
viên, sinh viên sẽ hiểu được sâu hơn về nội dung
vấn đề cần học.
2.3. Chú trọng giảng dạy từ vựng
Khi tìm hiểu nghĩa của các văn bản, điều quan
trọng nhất là tìm hiểu nghĩa của từ vựng, do đó,
phải đưa từ vựng trở thành một trong những trọng
điểm của việc giảng dạy. Việc giảng dạy chữ Hán
cổ cũng nên chỉ là phần phụ trợ cho phần giảng
dạy từ vựng. Trọng điểm của giảng dạy từ vựng là
làm cho học viên, sinh viên nắm được cách dùng
những từ thông dụng. Bởi vì trong sự biến đổi và
phát triển của các yếu tố ngôn ngữ, yếu tố từ vựng
có sự biến đổi và phát triển nhanh nhất, sự khác
biệt giữa tiếng Trung Quốc cổ đại và tiếng Trung
Quốc hiện đại về ngữ nghĩa của từ, đặc biệt là các từ
thường dùng cũng rõ rệt nhất. Như liên từ “所以”
biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Trung
Quốc hiện đại, thế nhưng trong tiếng Trung Quốc
cổ đại, “所以” không phải là một từ, mà là một kết
cấu gồm đại từ “所” và giới từ “以”, biểu thị nơi
chốn, địa điểm xảy ra hành động; phương thức,
phương pháp mà hành động áp dụng; nguyên nhân
xảy ra một hành động, hành vi nào đó. Ví dụ:
(10)夏曰校,殷曰序,周曰庠;学则
三代共之,皆所以明人伦也。《孟子 .滕文
公下》 (Hạ viết Hiệu, Thương viết Tự, Chu viết
Tường; học tắc tam đại cộng chi, giai sở dĩ minh
nhân luân dã/ Thời Hạ gọi là “Hiệu”, thời Thương
gọi là “Tự”, thời Chu gọi là “Tường”, còn đối với
nội dung học, thì ba thời này đều giống nhau, đều
là nơi làm cho con người hiểu được luân thường
đạo lý) (Biểu thị địa điểm dạy con người hiểu được
quan hệ luân thường đạo lý).
(11)大官、大邑所以庇身也,我远而慢
之。《左传.襄公三十一年》。(Đại quan, đại
ấp sở dĩ tý thân dã, ngã viễn nhi mạn chi/ Quan
lớn, đất lớn để dùng bảo vệ cho bản thân mình, tôi
lại không màng đến và coi thường điều đó) (Biểu
thị phương thức bảo vệ bản thân);
(12)计者,所以定事也,不可不察也。
《韩非子.存韩第二》(Kế giả, sở dĩ định sự dã,
bất khả bất sát dã/ Mưu kế là phương pháp quyết
định sự thành bại của công việc, không thể không
tính toán kỹ)(Biểu thị phương pháp quyết định
sự việc);
(13)儒以文乱法,侠以武犯禁,而人主
兼礼之,此所以乱也。《韩非子.五蠹》(Nho
dĩ văn loạn pháp, hiệp dĩ vũ phạm cấm, nhi nhân
chủ kiêm lễ chi, thử sở dĩ loạn dã/ Nho giáo dùng
văn để loạn pháp, kẻ võ hiệp thì dùng vũ lực để vi
phạm lệnh cấm, mà chúa công lại dùng lễ để đối
đãi, đó là nguồn gốc của bạo loạn quốc gia) (Biểu
thị nguyên nhân sản sinh sự hỗn loạn).
Nghiên cứu của Uông Duy Huy chỉ ra, bắt đầu
từ cuối thời Hán, đầu triều đại Ngụy Tấn, “所以”
được dùng như một liên từ biểu thị quan hệ nhân
64 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
quả. Giai đoạn diễn biến của nó kéo dài trong suốt
thời kỳ Nam Bắc triều, cho đến nửa đầu thế kỷ thứ
8 thì hoàn tất, lúc này “所以” hoàn toàn trở thành
một liên từ biểu thị quan hệ nhân quả trong khẩu
ngữ tiếng Trung Quốc, cách dùng của nó không
khác gì so với “所以” trong tiếng Trung Quốc hiện
đại (汪维辉,2002,tr. 31).
Xét tiếp ví dụ sau, tương đương với từ “eye”
trong tiếng Anh, tiếng Trung Quốc cổ đại dùng từ
“目”:
(14)螓首蛾眉,巧笑倩兮,美目盼兮。
《诗经.国风.卫风》(Tần thủ nga mi, xảo tiếu sai
hề, mỹ mục phán hề/ Trán rộng mày nhỏ cong tinh
tế, nụ cười má lúm đồng tiền, đôi mắt đẹp đầy tình ý)
(15)使者目动而言肆,惧我也,将遁
矣。《左传.文公十二年》(Sứ giả mục động nhi
ngôn tứ, cụ ngã dã, tướng độn hĩ/ Sứ giả tròng mắt
chuyển động liên hồi, ngôn ngữ bất thường, chứng
tỏ đang sợ chúng ta, và sắp tháo chạy đến nơi)
Thời Chiến Quốc xuất hiện từ “眼”, thế nhưng
trước thời Tây Hán, từ “眼” và từ “目” có sự khác
biệt về ngữ nghĩa, từ “眼” đa số dùng để chỉ nhãn
cầu, ví dụ:
(16)比干剖心,子胥抉眼,忠之祸也。
《庄子.盗跖》(Tỉ Can phẫu tâm, Tử Tư quyết
nhãn, trung chi họa dã/ Tỉ Can bị moi tim, Tử Tư
bị móc mắt, đó đều là tai họa do chữ Trung).
(17)抉吾眼,置之吴东门,以观越之灭
吴也。《史记.吴世家》(Quyết ngô nhãn, chí chi
Ngôn đông môn, dĩ quan Việt chi diệt Ngô dã/ Hãy
móc mắt ta treo trên cửa Đông thành nước Ngô,
để ta chứng kiến ngày nước Việt diệt nước Ngô).
Theo nghiên cứu của Uông Duy Huy, sau thời
Đông Hán, không còn sự khác biệt về ngữ nghĩa
của “眼” và “目”, cuối thời Hán, “眼” đã thay thế
“目” trong khẩu ngữ, sau thời Lục Triều, sự thay
thế này đã hoàn tất trong ngôn ngữ viết. Thế nhưng
sau đó “目” không hoàn toàn biến mất khỏi hệ
thống từ vựng văn viết văn ngôn. Thời Đường bắt
đầu nói “眼睛”, tiếng Trung Quốc hiện đại thường
dùng “眼睛”, cũng có lúc chỉ dùng “眼”.(汪维
辉,2000,tr. 31)
Hoặc xét trường hợp từ “谁” trong tác phẩm
“Sử ký” của Tư Mã Thiên.“谁” là từ hay xuất hiện
trong tiếng Trung Quốc cổ đại, trong “Sử ký” cũng
vậy. Theo thống kê, từ “谁” được Tư Mã Thiên
dùng tổng cộng 79 lần, trong đó có 66 lần dùng
đơn, có 5 lần dùng trong từ phức, 8 lần dùng trong
các kết cấu cố định khác.
Trong 66 trường hợp dùng đơn lẻ, nếu xét theo
ngữ nghĩa, có 7 trường hợp biểu thị sự lựa chọn,
ví dụ:
(18)天下谁最爱我者乎?(Thiên hạn thùy tối
ái ngã giả hồ?/ Trong thiên hạ ai là người yêu quý
ta nhất?)
(19)三子之才能,谁最贤哉?(tam tử chi tài
năng, thùy tối hiền tai?/ Tài năng của ba người
này, ai là người hiền minh nhất?)
Xét về ý nghĩa, có 78 trường hợp “谁” dùng
để chỉ người, và chỉ có 1 câu dùng để chỉ vật (tên
người), đó là:
(20)诏召问所为治病死生验者几何人
也,主名为谁。(Chiếu triệu vấn sở vi trị bệnh
tử sinh nghiệm giả kỷ nhân dã, chủ danh vi thùy/
Hoàng đế hạ chiếu thư hỏi ông đã chữa trị bệnh,
cứu sống hoặc làm chết bao nhiêu người, tên của
họ là gì).
Qua so sánh với từ “孰”, có thể thấy, trong thời
Tiên Tần, “谁” được dùng chỉ người hơn khoảng
1,4 lần so với “孰”(胡继明,2005). Còn trong
“Sử ký”, qua trình bày ở phần trên, chúng tôi đã
thấy có 78 lần “谁” được dùng chỉ người, 56 lần
“孰” được dùng chỉ người, vậy tỉ lệ này trong hai
thời kỳ là tương đương nhau. Về phương diện chỉ
vật, thời Tiên Tần, “孰” được dùng nhiều hơn
“谁” (胡继明,2005). Trong “Sử ký”, chỉ có 01
lần “谁” được dùng chỉ vật, 25 lần “孰” được dùng
chỉ vật, tỉ lệ này có sự chênh lệch áp đảo, đây cũng
là cách dùng phổ biến cho đến tận ngày nay. Khi
biểu thị sự lựa chọn, trong “Sử ký” có 7 lượt dùng
65KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
“谁”, đều dùng để chỉ người, có 16 lượt dùng “孰”,
số lượng này nhiều hơn 2 lần so với “谁” (Đỗ
Tiến Quân, 2017, tr. 95).
Với cách giảng dạy những từ thường dùng xuất
phát từ góc độ lịch sử và so sánh như vậy, giảng
viên có thể giúp học viên, sinh viên có kiến thức
tương đối rõ ràng về diễn biễn ngữ nghĩa của các
từ thông dụng, từ đó có thể đọc, hiểu một cách
chính xác hơn các văn bản cổ, tiếp thu vốn văn hóa
cổ Trung Quốc một các tốt hơn.
Ngoài ra, đối với các bài văn dài, như bài số
2 “Tô Tần dĩ liên hoàng thuyết Tần” (苏秦以连
横说秦), phải lựa chọn một số đoạn tiêu biểu để
giảng dạy, các đoạn còn lại được giải quyết qua các
buổi thảo luận, buổi tự học ngoài giờ chính khóa.
Đối với các bài có liên quan đến thơ ca, như bài
17 “Quy viên điền cư”(归园田居), có thể lược
giảng phần văn trích, chú trọng giảng giải phần
luật thơ, luật từ, luật khúc. Phần thường thức về
văn hóa cổ đại có thể làm tài liệu tham khảo, yêu
cầu học viên, sinh viên tự nghiên cứu.
Nói tóm lại, trong quá trình giảng dạy, giảng
viên đảm trách môn phải chú trọng lựa chọn nội
dung trọng điểm để giảng dạy, áp dụng phương
pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với từng nội
dung cụ thể, chú trọng đến nguyên tắc kết hợp giữa
nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, dẫn dắt và
giúp học viên, sinh viên tổng hợp những tri thức
tản mát, phi hệ thống về tiếng Trung Quốc cổ đại
trước đây trở thành một vốn tri thức mang tính hệ
thống, đồng thời cũng cần phải chú ý gợi mở cho
học viên, sinh viên từ góc độ lịch sử, bồi dưỡng
quan niệm lịch sử về ngôn ngữ cho người học.
2.4. Phối kết hợp với các môn học khác
Trong chương trình đào tạo cử nhân ngoại
ngữ ngành ngôn ngữ Trung Quốc, các môn học
về cơ bản đã có tính liên kết và bổ trợ chặt chẽ
cho nhau. Vì thế, việc phối kết hợp với các môn
học khác trong quá trình giảng dạy môn “Tiếng
Trung Quốc cổ đại” là điều phải được các giảng
viên suy nghĩ và tính toán đến một cách thấu
đáo. Ví dụ như khi giảng về văn tự (文字), có nội
dung nguồn gốc của văn tự, kết cấu, hình dạng,
diễn biến của hình, âm và nghĩa chữ Hán, trong
đó, phần quan hệ giữa hình, âm và nghĩa rất quan
trọng, nhưng môn “Ngữ âm-văn tự Trung Quốc”
cũng có những nội dung như thế, hoặc nội dung
về chữ giản thể, phồn thể, ngữ pháp,thì môn
học “Từ vựng học tiếng Trung Quốc”, “Cú pháp
học tiếng Trung Quốc” cũng có một số phần liên
quan. Vì thế, nếu giảng viên không nắm bắt được
chỉnh thể chương trình đào tạo của chuyên ngành
và những kiến thức có liên quan đã được trình bày
trong các môn học khác của chuyên ngành, từ đó
không lựa chọn được các trọng điểm để giảng dạy.
Đồng thời không chú ý đến sự phối hợp với các
môn học khác, thì nội dung giảng dạy tất yếu sẽ
trở thành quá sức, chồng chéo, nặng nề, nhưng lại
không thể đi sâu vào vấn đề chính, làm cho người
học mệt mỏi, khó hiểu, hoặc quá sức để hiểu và
nắm bắt, vận dụng. Trên thực tế, khi biên soạn các
giáo trình, tài liệu, để đảm bảo tính hệ thống, thống
nhất, thì các vấn đề có liên quan đến tiếng Trung
Quốc cổ đại chắc chắc sẽ được các tác giả đưa vào.
Nhưng khi thiết kế và thực hiện chương trình chi
tiết môn học, giảng viên phải đứng trên góc độ
tổng thể bao quát vấn đề chuyên ngành giảng dạy,
từ đó lựa chọn hoặc lược bỏ các vấn đề giảng dạy
cho phù hợp. Ví dụ như khi đề cập đến nội dung
các tác phẩm tiếng Trung Quốc cổ đại trong giảng
dạy, chúng tôi đề nghị người học trước khi đọc các
bài nguyên tác trong giáo trình “Tiếng Trung Quốc
cổ đại”, thì phải xem lại, đọc lại các bài nguyên
tác trong “Giáo trình văn học cổ đại Trung Quốc”.
Do hai cuốn giáo trình này có nhiều bài trùng lặp,
nên người học có thể dùng cảm quan và góc độ
tìm hiểu tác phẩm văn học để tìm hiểu, nắm bắt về
nguyên tác dưới góc độ từ vựng, tu từ, cú pháp,
của tiếng Trung Quốc cổ đại. Việc đọc lại các tác
phẩm đã học trong “Giáo trình văn học cổ đại
Trung Quốc” giúp người học ôn lại những tri thức
đã học, từ đó khắc phục được tâm lý sợ khó, mở
rộng nội dung đọc, tăng lượng đọc hiểu, đồng thời
bổ sung những lượng kiến thức cần thiết khác về
văn bản tiếng Trung Quốc cổ đại. Như thế, việc
giảng dạy văn bản trong giáo trình “Tiếng Trung
66 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
Quốc cổ đại” sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian
hơn, chú trọng hơn về những phần trọng điểm như
từ vựng, sự khác biệt về ngữ pháp
2.5. Sử dụng các phương pháp giảng dạy
hiện đại
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin nói riêng
và khoa học công nghệ nói chung đang tác động
mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành
trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, để công
tác giảng dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” đáp
ứng được đòi hỏi cấp thiết của công tác giáo dục
trong thời đại mới, chúng ta cần cải cách phương
pháp giảng dạy môn học này theo hướng vận dụng
công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông đa
phương tiện và các trang thiết bị dạy học hiện đại
phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực
hành để nâng cao chất lượng dạy học.
Theo chương trình đào tạo, chỉ có 45 tiết dành
cho môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại, nhưng giáo
trình “Tiếng Trung Quốc cổ đại” của HVKHQS
lại gồm 20 bài, giáo trình “Tiếng Trung Quốc cổ
đại” dùng để bổ trợ của Từ Tông Tài, Lí Văn gồm
25 bài. Như thế, thời gian giảng viên giảng các
nội dung chính và thời gian mà học viên, sinh
viên suy nghĩ để tiếp thu kiến thức đã học sẽ là
quá ít. Cứ như thế, giảng viên luôn thấy rằng thời
gian dạy quá gấp gáp, học viên, sinh viên thì cho
rằng nội dung học quá nhiều. Nếu được trang bị
các phương tiện giảng dạy hiện đại, như đưa vào
sử dụng máy chiếu, màn hình cảm ứng, các phần
mềm hỗ trợ, ở khắp các tiết học, đưa các nội
dung trọng điểm, khung bài giảng và lượng lớn
các ví dụ bổ sung thành PPT cho học viên, sinh
viên quan sát trên màn hình lớn, sẽ không chỉ tiết
kiệm được thời gian viết bảng, làm nổi bật được
nội dung giảng dạy, mà còn có thể cung cấp một
môi trường đọc văn bản cổ cho học viên, sinh viên.
Ví dụ như trong phần trên, khi giảng dạy đến trật
tự từ trong tiếng Trung Quốc cổ đại, giảng các từ
ngữ “所以”, “眼”, “目” và các ví dụ có liên quan,
giảng viên có thể đưa đầy đủ lịch sử diễn biến của
từ, ngữ nghĩa, cách dùng và các ví dụ vào PPT để
chiếu cho học viên, sinh viên quan sát, dẫn dắt gợi
mở cho họ dùng phương pháp quy nạp, so sánh đối
chiếu để rút ra kết luận, thời gian ghi chép thường
nhật sẽ được dùng để suy nghĩ thực hiện các thao
tác thực tế.
Kỹ thuật đa phương tiện là công nghệ hiện đại
kết hợp chữ viết, âm thanh, hình ảnh thành một
khối thống nhất, nếu biết tận dụng đầy đủ điều này,
có thể đạt được hiệu quả cao đến không ngờ. Các
tác phẩm thời trước Tần thường xuất hiện các đồ
vật như đỉnh (鼎), cái đỉnh lớn (鼐), chén (爵), bát
(豆), bát làm bằng trúc (笾),... nếu chỉ dựa vào sự
miêu tả qua ngôn ngữ, thì rất dễ nghe nhầm, hiểu
nhầm, thế nhưng khi đưa hình ảnh những đồ vật
đó lên màn hình, cùng với ngữ nghĩa từ vựng được
giải thích một cách ngắn gọn ngay ở phía dưới,
người học sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về hình
dáng, kích thước, công dụng của chúng, hiểu rõ
hơn về nghĩa của từ. Ví dụ như cung (宫), thương
(商), giác (角), chủy (徵), vũ (羽) là cách gọi của
người Trung Quốc cổ đại đối với ngũ âm, nếu chỉ
dựa vào sự miêu tả bằng ngôn ngữ thì học viên,
sinh viên sẽ thấy quá khó hiểu, mông lung, mơ hồ,
nhưng nếu giảng viên có thể dùng âm thanh kết
hợp với hình ảnh diễn tả chữ và nghĩa bằng phầm
mềm để miêu tả ý nghĩa của 5 từ này, học viên,
sinh viên sẽ dễ dàng lĩnh hội được ngữ nghĩa của
chúng, đồng thời cũng làm tăng hứng thú học tập.
Khi giảng đến các văn bản thư tịch cổ, vì
không thể có điều kiện cho học viên, sinh viên tiếp
xúc trực tiếp với bản gốc, nếu có điều kiện, giảng
viên nên tìm kiếm, tổng hợp và trình chiếu các
hình ảnh, băng đĩa tư liệu về các văn bản thư tịch
cổ này trên lớp, điều này giúp học viên, sinh viên
quan sát được hình ảnh gốc của văn bản, thư tịch
cổ, từ đó nảy sinh hứng thú tìm hiểu những kiến
thức trong văn bản, thư tịch cổ đó, điều quan trọng
là trong các thư tịch cổ này, các câu chưa được
đánh dấu câu và phân chia một cách rõ rệt, học
viên, sinh viên có thể tận dụng điều đó để luyện
tập đọc và phân tích câu, góp phần nâng cao kỹ
năng đọc và khả năng tìm hiểu văn bản, thư tịch cổ
của bản thân.
Tất nhiên, việc áp dụng các thao tác đa phương
tiện như trên cũng phải căn cứ vào nội dung cụ
thể của từng bài học. Đồng thời, chúng tôi kiến
67KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
nghị, khi giảng dạy môn tiếng Trung Quốc cổ đại,
nên vận dụng các phương pháp giảng dạy như Dạy
với sự trợ giúp của máy tính (CBT: computer-
based training); Dạy học dựa trên công nghệ web
(WBT: web-based training), phương pháp này sử
dụng gắn với phương pháp đào tạo trực tuyến (on-
line learning), cũng từ nguyên do này mà cụm từ
“on-line” được dùng với nghĩa tương đương với
internet; Dạy học dựa trên công nghệ internet
(IBT: internet-based training). Việc áp dụng
phương pháp nào cũng căn cứ vào tình hình riêng
của Khoa và Học viện .
Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, trong điều kiện
hiện nay của HVKHQS, giảng viên phải tận dụng
triệt để các tài nguyên văn bản và thư tịch cổ (bản
điện tử) có trên mạng, ví dụ như các bản điện tử
của văn bản, thư tịch cổ trên mạng “Tứ khố toàn
thư”(四库全书), đây là một trang web gồm
hầu hết các tác phẩm, thư tịch cổ trọng yếu của
Trung Quốc, nội dung trang web phong phú và đa
dạng, là nguồn tư liệu quý để giảng dạy, luyện tập
và bồi dưỡng năng lực tiếng Trung Quốc cổ đại
cho học viên, sinh viên. Ví dụ như khi giảng dạy
về từ “所以”, giảng viên yêu cầu học viên, sinh
viên vào công cụ tìm kiếm trong trang web trên,
lập tức có thể tìm thấy các tác phẩm có tính tiêu
biểu của từng thời kỳ có chứa từ này, sau khi đọc
và nghiên cứu từ “所以” trong các tác phẩm đã tìm
thấy, học viên, sinh viên dễ dàng nhận ra quá trình
diễn biến của nó. Quá trình luyện tập như thế sẽ
giúp học viên, sinh viên tự nâng cao năng lực tổng
hợp, năng lực tìm hiểu ngôn ngữ văn bản, thư tịch
cổ cho bản thân.
3. KẾT LUẬN
Do khuôn khổ có hạn của bài viết, chúng
tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy môn tiếng Trung Quốc cổ đại tại
HVKHQS được đúc kết qua thực tiễn giảng dạy.
Điều cần chỉ ra là, những giải pháp trên cũng chỉ từ
góc độ người dạy. Trong những nghiên cứu sau, có
thể triển khai dưới góc độ người học, hoặc bàn sâu
hơn về các nguyên nhân ở mặt kiến thức, nguyên
nhân người dạy và người học ở một nội dung cụ
thể, hoặc bổ sung những giải pháp khác dưới góc
độ người dạy như: sửa chữa hoàn thiện, thiết kế
tổng thể cho môn học trong chương trình đào tạo,
thiết kế giáo án cho bài mẫu, Cũng chính vì thế,
nghiên cứu này sẽ còn nhiều không gian hơn để
triển khai trong tương lai, giúp hình thành một cái
nhìn tổng quan hơn về giảng dạy tiếng Trung Quốc
cổ đại. Hi vọng góp một tài liệu tham khảo nhất
định đối với công tác giảng dạy, nghiên cứu tiếng
Trung Quốc tại Việt Nam nói chung, tại HVKHQS
nói riêng./.
Tài liệu tham khảo:
Đỗ Tiến Quân (2017), “Bàn về từ “谁”, “孰” trong tác
phẩm “Sử ký” của Tư Mã Thiên”, Tạp chí Khoa học
Ngoại ngữ Quân sự, số 9, 91-96.
Đinh Quang Trung (2007), Tiếng Trung Quốc cổ đại,
Học viện Khoa học Quân sự, Hà Nội.
胡继明(2005),《史记》《汉书》疑问代词“
孰”与“谁”比较,西南民族大学学报,第11
期,323-328。
李玲璞(1990),古代汉语精解,上海文艺出版
社,上海。
李瑞(2018),古代汉语教学策略研究,文化创新
比较研究,第28期,101-104。
李宗澈(2004),《史记》量词研究,复旦大学博
士论文。
刘志刚(2008),“是、之”标志宾语前置的焦点
理论考察,学术研究,第8期,143-146。
路广(2004),古汉语宾语前置和焦点理论,
南阳师范学院学报(社科版),第10期 ,
83-89。
汪维辉(2000),东汉隋唐常用词演变研究,南京
大学出版社,南京。
汪维辉(2002),“所以”完全变成连词的时
代,古汉语研究,第2期, 30-33。
王力(2008),古代汉语,中华书局,北京。
徐宗才、李文(2010),古代汉语,北京语言大学
出版社,北京。
徐杰(2001),普通语法原则与汉语语法现象,北
京大学出版社,北京。
68 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF “ANCIENT CHINESE”
TEACHING AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
DO TIEN QUAN, NGUYEN THI PHUONG THAO
Abstract: As a core subject of Chinese language major, the teaching of “Ancient Chinese” aims to
foster and improve the capacity of reading and analyzing ancient texts, mastering basic knowledge
about Ancient Chinese, supplementing ancient cultural knowledge of Chinese for students. Therefore,
it is very important to provide learners with the basic knowledge to understand the ancient Chinese
language, laying a solid foundation to develop other skills in the university period. By practical and
historical methods, basing on practicality, we have offered a number of solutions to improve the
quality of teaching ancient Chinese at Military Science Academy the perspective of teachers.
Keywords: quality, teaching methods, ancient Chinese
Received: 10/5/2019; Revised: 04/6/2019; Accepted: 10/8/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_mon_tieng_trung_quoc_co_dai_tai_hoc_vien_khoa_hoc_qua.pdf