Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nghe tiếng trung quốc giai đoạn nâng cao tại Học viện Khoa học quân sự: 3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
NGÔ HOÀI PHƯƠNG*, TRỊNH THANH HOA**
*Học viện Khoa học Quân sự, nguyenhavi2011@gmail.com
**Học viện Khoa học Quân sự, hoamaudon7478@gmail.com
Ngày nhận bài: 27/3/2019; ngày sửa chữa: 25/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng
trong việc giảng dạy và học tập ngôn ngữ, có ảnh
hưởng lớn đến việc hình thành năng lực ngôn ngữ
của người học. Trong bốn kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết thì kỹ năng nghe do đặc thù riêng thường được
coi là khó dạy và khó học. Người dạy thường phải
dành nhiều thời gian trước khi lên lớp để chuẩn
bị một bài dạy nghe nhưng dường như vẫn không
thỏa mãn với chất lượng bài dạy, còn người học thì
rất ngại nếu không muốn nói là sợ học và kết quả
thi- kiểm tra thường không cao. Đặc biệt là trong
giai đoạn nâng cao (năm thứ 3 và học kỳ 1 năm thứ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG NGHE
TIẾNG TRUNG QUỐC ...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nghe tiếng trung quốc giai đoạn nâng cao tại Học viện Khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
NGÔ HOÀI PHƯƠNG*, TRỊNH THANH HOA**
*Học viện Khoa học Quân sự, nguyenhavi2011@gmail.com
**Học viện Khoa học Quân sự, hoamaudon7478@gmail.com
Ngày nhận bài: 27/3/2019; ngày sửa chữa: 25/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng
trong việc giảng dạy và học tập ngôn ngữ, có ảnh
hưởng lớn đến việc hình thành năng lực ngôn ngữ
của người học. Trong bốn kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết thì kỹ năng nghe do đặc thù riêng thường được
coi là khó dạy và khó học. Người dạy thường phải
dành nhiều thời gian trước khi lên lớp để chuẩn
bị một bài dạy nghe nhưng dường như vẫn không
thỏa mãn với chất lượng bài dạy, còn người học thì
rất ngại nếu không muốn nói là sợ học và kết quả
thi- kiểm tra thường không cao. Đặc biệt là trong
giai đoạn nâng cao (năm thứ 3 và học kỳ 1 năm thứ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG NGHE
TIẾNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN NÂNG CAO
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc dạy và học ngôn ngữ, có ảnh hưởng lớn
đến việc hình thành năng lực ngôn ngữ của người học. Do vậy, trong quá trình dạy và học tiếng
Trung Quốc cần phải phát huy được vai trò của việc dạy và học kỹ năng nghe, từ đó có thể nâng
cao toàn diện các kỹ năng khác của người học. Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích tìm
hiểu thực trạng dạy và học kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng cao tại Học viện Khoa
học Quân sự. Bằng phương pháp phân tích thống kê, dựa trên cơ sở thực tiễn, tìm ra những vấn
đề còn tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, đồng thời đề xuất một số giải pháp từ phía
người dạy, người học cũng như môi trường dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng
nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng cao.
Từ khóa: giải pháp, giai đoạn nâng cao, nâng cao chất lượng, kỹ năng nghe, tiếng Trung Quốc
4), nội dung ngữ liệu nghe không phải là những bài
hội thoại giao tiếp thông thường như ở giai đoạn
cơ sở mà đã được nâng cao lên gắn với những nội
dung cả quen thuộc và không quen thuộc, phức
tạp và trừu tượng hơn gây không ít khó khăn cho
người học. Chính vì vậy để nghe hiểu được nội
dung người học cần phải có kỹ năng nghe, biết sử
dụng các chiến lược nghe một cách hợp lý.
Trong quá trình dạy và học kỹ năng nghe
hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề nhất định mà
nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người
dạy về quá trình dạy và học kỹ năng nghe cũng
như phương pháp dạy và học. Điều đó cần phải
4 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
được khắc phục chỉ đạo về cả lý luận và thực tiễn.
Trong phạm vi cụ thể, tới nay cũng chưa có nghiên
cứu tổng thể nào đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng dạy và học kỹ năng nghe tiếng Trung
Quốc cho học viên, sinh viên giai đoạn nâng cao
tại Học viện Khoa học Quân sự (HVKHQS). Vì
thế, bài viết này mong muốn giúp cho các giảng
viên Thực hành tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng
cao (Bộ môn Thực hành tiếng 2) cũng như học
viên, sinh viên giai đoạn này có một cái nhìn tổng
quát hơn về thực trạng dạy và học môn nghe đồng
thời cung cấp một số giải pháp góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học. Hy vọng đây sẽ là tài liệu
tham khảo cho người dạy cũng như người học về
mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình dạy và học
ngôn ngữ này.
2. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm và bản chất của quá trình
nghe hiểu
Theo Hasan (2000) (Dẫn theo Kiều Thị Thu
Hương, 2014), “nghe” và “hiểu” là hai quá trình
tách biệt, trong đó “nghe” là một quá trình mà
người nghe tiếp nhận thông tin, và quá trình này
diễn ra một chiều, hoàn toàn không đòi hỏi bất kỳ
sự giải thích hay tương tác nào với văn bản nghe.
Còn “nghe hiểu” là quá trình diễn ra hoạt động
tương tác hai chiều giữa người nghe và văn bản
nghe, và sự tương tác này giúp người nghe có sự
hiểu biết khái quát về văn bản nghe. Quá trình
“nghe” và “hiểu” này được thực hiện khi người
nghe chọn lọc và giải thích được những thông tin
thu nhận nhờ cơ quan thính giác cùng các dấu hiệu
trực quan khác (nếu có) nhằm mục đích hiểu được
thông điệp của người nói.
Dương Huệ Nguyên (杨惠元, 1996) cho rằng,
bản chất của nghe hiểu là quá trình con người
thông qua các cơ quan thính giác tiến hành, tiếp
nhận, giải mã các tín hiệu ngôn ngữ. Khi các tín
hiệu ngôn ngữ được cơ quan thính giác tiếp nhận,
người nghe trước tiên sẽ căn cứ vào các kiến thức
ngôn ngữ văn hóa của mình tiến hành nhận biết và
phân tích các tín hiệu ngôn ngữ đồng thời sắp xếp
và gia công thành những đơn vị ngôn ngữ có ý ng-
hĩa, sau đó tiến hành so sánh, nhận biết với các tín
hiệu đã biết trong não bộ, từ đó lý giải hàm ý của
người nói và căn cứ vào mục đích của người nói
để có những phản ứng thích hợp. Trong quá trình
nghe, người nghe đóng vai trò là chủ thể tích cực,
xử lý thông tin theo cách từ dưới lên - phân đoạn
lời nói thành từng đơn vị từ nhỏ đến lớn để hiểu
nội dung, hoặc từ trên xuống - dùng kiến thức nền
sẵn có của mình để nắm bắt vấn đề.
Nếu không có kỹ năng nghe, người nghe sẽ
không tiếp nhận được thông điệp, và do đó họ
cũng không thể phản hồi nhanh chóng và hiệu
quả được. Nghe tốt thì nói mới có thể giỏi, trong
quá trình học chỉ có nghe chuẩn thì mới nói đúng,
trong giao tiếp chỉ có nghe hiểu lời của người nói
mới có thể quyết định điều mình nói và nói như thế
nào. Do vậy trong quá trình dạy và học tiếng Trung
Quốc cần phải phát huy được vai trò đặc biệt của
việc dạy và học kỹ năng nghe, nắm được điều này
để có thể nâng cao toàn diện các kỹ năng khác của
người học.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nghe
hiểu và chất lượng dạy và học kỹ năng nghe giai
đoạn nâng cao
2.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghe hiểu
Underwood (1989), Runin (1994), Hasan
(2000), Yagang (1994), cũng như Dương Huệ
Nguyên (杨惠元, 1996), Từ Tử Lượng, Ngô Nhân
Phủ (徐子亮,吴仁甫, 2006) đều đề cập đến các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghe hiểu. Các
yếu tố mà các nhà nghiên cứu đưa ra liên quan đến
ba yếu tố (i) nội dung thông điệp được nghe, (ii)
người nói, (iii) người nghe. (Dẫn theo Kiều Thị
Thu Hương, 2014).
- Yếu tố về nội dung thông điệp nghe
Cùng là một ngữ liệu nhưng nhiều người thấy
nghe khó hơn đọc trên giấy rất nhiều lần vì khi
nghe âm thanh vụt qua rất nhanh còn khi đọc xong
5KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
đoạn ngữ liệu vẫn còn trên giấy có cơ hội cho
chúng ta xem lại. Với những đề tài người học có
hứng thú và những đề tài gần với đời sống hàng
ngày họ sẽ dễ dàng hiểu nội dung hơn và nâng cao
được tính tích cực của người học, hiệu quả nghe
cũng tốt hơn. Với ngữ liệu nghe quá dài thì hiệu
quả nghe sẽ không cao, người học không thể tập
trung liên tục vào ngữ liệu nghe mà băng/đĩa vẫn
chạy liên tục không thể suy nghĩ lâu, thông thường
là nghe được nội dung phía sau thì lại quên nội
dung phía trước. Do vậy, trước khi lên lớp giảng
viên cần nghiên cứu kỹ nội dung ngữ liệu nghe,
có những phương pháp phù hợp để xử lý ngữ liệu
nghe một cách hợp lý.
- Yếu tố về người nói trong ngữ liệu nghe
Ảnh hưởng của người nói chủ yếu là về ngữ
âm và tốc độ khi nói. Đa số các ngữ liệu nghe
được thu trong phòng thu âm và sử dụng tiếng phổ
thông với ngữ âm chuẩn. Tuy nhiên ở giai đoạn
nâng cao để rèn luyện cho người học tiếp xúc với
ngôn ngữ thực tế, nhiều ngữ liệu nghe được ghi
trực tiếp tại hiện trường do đó có người nói ngữ âm
không chuẩn và mang sắc thái địa phương vùng
miền, đây là điểm khó đối với người nghe trong
quá trình nghe hiểu.Tốc độ của người nói cũng là
một cản trở không nhỏ đối với người nghe. Việc
cố gắng bắt kịp tốc độ, cố gắng hiểu những điều
mình nghe thấy sẽ làm họ thất bại trong quá trình
nghe. Khi họ cố gắng hiểu được một phần nào đó
của ngữ liệu nghe, họ sẽ bị lỡ thông tin của đoạn
nghe kế tiếp và kết quả là sẽ không hiểu cả một
lượng thông tin lớn của ngữ liệu nghe vì tốc độ lời
nói quá nhanh.
- Yếu tố về bản thân người nghe
Những yếu tố về bản thân người nghe ảnh
hưởng đến hiệu quả nghe theo chúng tôi chủ yếu
là: (i) kiến thức nền và (ii) việc sử dụng các chiến
lược nghe.
Kiến thức nền của người học bao gồm kiến
thức văn hóa xã hội và kiến thức ngôn ngữ. Đây
là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
nghe hiểu của người học. Kiến thức nền của người
nghe là nhân tố căn bản, đầu tiên quyết định thành
công trong quá trình nghe của họ, thiếu kiến thức
nền sẽ là trở ngại trong quá trình nghe. Ngoài ra
một nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến nghe hiểu đó
là việc áp dụng các chiến lược nghe hiểu của người
học. Chiến lược nghe hiểu gồm (i) chiến lược siêu
nhận thức, (ii) chiến lược nhận thức và (iii) chiến
lược tình cảm, xã hội. Chiến lược siêu nhận thức
là chiến lược được tiến hành để kiểm soát thông
tin, giám sát và hướng dẫn quá trình nhận thức.
Siêu nhận thức hay còn gọi là “ tư duy về tư duy”,
là quá trình trí tuệ có khả năng điều khiển và điều
chỉnh cách thức suy nghĩ của con người. Do vậy,
trong quá trình học tập đây là chiến lược sử dụng
kiến thức thu được trong quá trình nhận thức để
điều chỉnh hành vi ngôn ngữ bằng cách thiết lập
mục tiêu và kế hoạch học tập, theo dõi quá trình
học tập và đánh giá kết quả học tập. Chiến lược
nhận thức là những phương pháp và kỹ xảo của
người học để xử lý thông tin, giúp học lý giải và
ghi nhớ thông tin một cách có hiệu quả. Chiến
lược tình cảm, xã hội chính là các cách người học
quản lý tình cảm của mình và giao lưu với người
xung quanh để thúc đẩy quá trình học tập. Người
nghe hiệu quả là người có khả năng áp dụng tất cả
các chiến lược phù hợp cùng lúc, thành công của
người nghe trong việc hiểu nội dung những gì họ
nghe thấy phụ thuộc rất nhiều vào sự thành thạo
của họ trong sử dụng các chiến lược nghe.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
dạy và học kỹ năng nghe giai đoạn nâng cao
Theo Nguyễn Văn Tuấn (2016), quá trình dạy
học là sự vận động của một hoạt động kép dạy và
học đan xen và tương tác lẫn nhau trong khoảng
không gian và thời gian nhất định, quá trình này
được thực hiện bởi người dạy và người học và
trong một môi trường dạy học cụ thể. Do vậy,
chất lượng dạy và học phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó trực tiếp nhất là ba yếu tố tham gia tương
tác lẫn nhau trong một giờ giảng bất kỳ đó là người
dạy, người học và môi trường (điều kiện) dạy học.
6 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Người dạy với vai trò là chủ thể của hoạt động
dạy, người “thiết kế” quá trình dạy học. Thành công
của quá trình dạy học phụ thuộc nhiều vào các hoạt
động dạy học trên lớp của người dạy. Trên lớp,
người dạy phải tổ chức, điều khiển, tạo ra những
điều kiện và cơ hội cho quá trình dạy học được
tiến hành thuận lợi; tạo ra những qui trình, thao
tác hình thành ở người học các nhu cầu thường
xuyên học tập, tìm tòi tri thức, rèn luyện kỹ năng,
kích thích khả năng tư duy sáng tạo, định hướng
cho người học trong việc tìm tòi, đào sâu kiến thức
từ nguồn tài nguyên kiến thức phong phú trong xã
hội; hình thành thói quen lập kế hoạch tự kiểm tra,
đánh giá hoạt động học của mình.
Người học vừa là khách thể nhưng cũng vừa
là chủ thể của quá trình dạy học, giữ vai trò tích
cực chủ động, quyết định chất lượng và hiệu quả
của quá trình dạy học. Các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng dạy và học kỹ năng nghe từ phía người
học ngoài kiến thức nền và các chiến lược nghe họ
sử dụng trong quá trình học đã nói ở phần trên ra,
còn có động cơ học tập cũng là yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả học tập nói riêng và chất lượng học
tập nói chung. Động cơ học tập là lòng ham muốn
tham dự và học tập những nội dung của môn học
hay chương trình học. Động cơ học tập là quá trình
quyết định của người học về định hướng, mức độ
tập trung và nỗ lực của họ trong quá trình học tập.
Ngoài yếu tố người dạy, người học ảnh hưởng
đến chất lượng dạy và học ra thì yếu tố môi trường
dạy học cũng góp một phần không nhỏ. Đối với
kỹ năng nghe, trong phạm vi nghiên cứu của mình
chúng tôi chủ yếu xét đến yếu tố môi trường có
ảnh hưởng trực tiếp đó chính là giáo trình và trang
thiết bị dạy học. Ở giai đoạn nâng cao các ngữ
liệu nghe thường là các bài khóa dài đề cập đến
nhiều nội dung, tốc độ nghe nhanh, sẽ không là
việc dễ dàng để nghe hiểu đối với người học. Giáo
trình học không phù hợp, không hấp dẫn hay cơ sở
vật chất, trang biết bị dạy học không đầy đủ, đồng
bộ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả
giảng dạy.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Mục đích, đối tượng và phương thức
khảo sát
Mục đích của việc khảo sát nhằm đánh giá
thực trạng quá trình dạy và học kỹ năng nghe tiếng
Trung Quốc giai đoạn nâng cao. Trên cơ sở phân
tích kết quả khảo sát tìm ra những vấn đề còn tồn
tại ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học kỹ năng
nghe giai đoạn nâng cao.
Đối tượng khảo sát là 108 học viên, sinh viên đã
và đang học kỹ năng nghe giai đoạn nâng cao học
phần 5,6,7 và 07 giảng viên đã và đang giảng dạy kỹ
năng nghe tại Khoa tiếng Trung Quốc.
Phương thức khảo sát là lập bảng hỏi, phỏng vấn
và dự giờ nghe ở một số lớp.
2.2.2. Đánh giá thực trạng
Các vấn đề khảo sát chủ yếu xoay quanh đến
ba nhân tố chính của quá trình dạy học, đó là người
dạy, người học và môi trường dạy học, cụ thể là:
chương trình giảng dạy; giáo trình tài liệu và trang
thiết bị giảng dạy; phương pháp dạy và học; nội
dung, hình thức thi kiểm tra đánh giá; chất lượng
đội ngũ giảng viên; kết quả học tập của học viên,
sinh viên. Thông qua việc phân tích kết quả khảo
sát chúng tôi nhận thấy kết quả học tập môn nghe
của học viên, sinh viên hiện nay không cao, họ
chưa có sự hứng thú trong môn học và nguyên
nhân xuất phát từ nhiều phía, cụ thể là:
Về phía người dạy: chúng tôi nhận thấy có 2
vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, đó
là phương pháp giảng dạy theo mô hình truyền
thống làm môn nghe khô khan, không gây được sự
hứng thú cho người học và việc rèn luyện kỹ năng
nghe thiếu tính khoa học làm cho người học thiếu
và yếu các kỹ năng nghe.
Với phương pháp giảng dạy truyền thống theo
các bước: giảng giải từ mới – nghe băng/đĩa – làm
bài tập/đối chiếu đáp án – nghe lại để kiểm tra
(nếu cần thiết), người dạy có vai trò quyết định
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
trong tiến trình bài giảng, người dạy truyền thụ,
người học bị động tiếp nhận, người học cảm nhận,
lý giải và củng cố các kiến thức ngôn ngữ đều dưới
sự giúp đỡ của người dạy. Ưu điểm của phương
pháp này là vận dụng tương đối đơn giản, đối với
nhiều giảng viên thì đây là phương pháp được lựa
chọn thường xuyên vừa đảm bảo việc truyền thụ
kiến thức ngôn ngữ vừa dễ thao tác, trong quá trình
dạy cũng ít mắc lỗi. Tuy nhiên, phương pháp giảng
dạy theo mô hình truyền thống thường chú trọng
nội dung, ít chú ý khơi gợi tiềm năng của học viên,
sinh viên, thêm nữa việc rèn luyện kỹ năng nghe
vẫn chủ yếu dựa vào bài tập thiết kế trong giáo trình,
việc mở rộng kiến thức bên ngoài hầu như không
có, các hình thức hoạt động trong giờ nghe đơn
điệu, do đó rất dễ làm người học mệt mỏi, không
tạo được sự hứng thú cho người học, chất lượng
giảng dạy không cao. Theo kết quả khảo sát 7/7
(100%) giảng viên đều áp dụng theo mô hình này.
Nguyên nhân của việc rèn luyện kỹ năng nghe,
chiến lược nghe thiếu tính khoa học gồm cả nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là do thời
lượng môn nghe hạn chế, chủ quan là do giảng viên
có lúc chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghe, cụ
thể là: Với số lượng giờ nghe ít, việc rèn luyện kỹ
năng trên lớp không nhiều, thời gian học và thời
gian thi cuối kỳ bị gián đoạn cũng ảnh hưởng ít
nhiều đến kết quả thi. Ngoài ra, nội dung của giáo
trình đã chiếm hết thời gian trên lớp, do vậy, giảng
viên chỉ chú trọng việc hoàn thành nội dung giảng
dạy trong giáo trình, không mở rộng nội dung ngoài
giáo trình. Việc này làm cho chất lượng giảng dạy
không thể ở mức cao nhất. Đa số giảng viên không
ra bài tập về nhà nếu trên lớp đã hoàn thành xong
các phần bài tập trong giáo trình, bài tập về nhà
nếu có chỉ là những phần chưa kịp nghe trên lớp
hoặc là yêu cầu ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới
nhưng không qui định bắt buộc, do đó chất lượng
giảng dạy cũng bị ảnh hưởng phần nào, người học
cũng dần dần không coi trọng kỹ năng nghe và
không có thói quen tự luyện nghe ngoài giờ.
Trong quá trình luyện nghe, người dạy thường
chỉ chú trọng ở việc cho người học hiểu nội dung
ngữ liệu được nghe mà chưa chú trọng vào việc
rèn luyện kỹ năng nghe. Người dạy thường cho
người học nghe đi nghe lại vài lần cho đến khi
hiểu nội dung ngữ liệu nghe mà chưa chú ý đến
việc làm thế nào để hiểu nội dung đấy một cách có
hiệu quả, trong quá trình nghe nên sử dụng chiến
lược nghe nào để có thể nghe một cách dễ dàng,
thuận lợi và có hiệu quả cao, từ đó dần hình thành
kỹ năng nghe cho người học, nâng cao năng lực
nghe hiểu của học. Trong khi luyện nếu người dạy
không chú trọng bồi dưỡng các chiến lược nghe
thì người học sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi
nghe. Theo kết quả khảo sát về mong muốn của
học viên, sinh viên khi học môn nghe thì chiếm vị
trí cao nhất là “học được các kỹ xảo, phương pháp
nghe” (72.2%), điều này cho thấy nhu cầu được
bồi dưỡng về các chiến lược nghe là nhu cầu lớn
nhất hiện nay của sinh viên mà giảng viên cần phải
chú ý trong quá trình giảng dạy.
Về phía người học: chúng tôi nhận thấy những
vấn đề còn tồn tại về phía người học chủ yếu là
thiếu và yếu kỹ năng nghe một phần do kiến thức
nền hạn chế, một phần là do động cơ học tập chưa
cao và phần nữa là do chưa biết cách sử dụng các
chiến lược nghe một cách hợp lý.
Theo kết quả khảo sát, chỉ có 2.8% học viên,
sinh viên cho rằng khả năng nghe của mình tốt,
26.9% tự nhận ở mức khá, 47.2% nhận mức trung
bình và 23.1% nhận mức yếu/kém, 28,7% sinh
viên không thích học môn nghe, ngoài ra khi khảo
sát khó khăn của giảng viên khi dạy kỹ năng nghe
thì kiến thức nền của người học ít (42.8%) cũng
đứng ở vị trí thứ 3/8. Điều này cho thấy, động cơ
học tập và kiến thức nền của người học vẫn cần
phải được củng cố và bổ sung.
Với giả thiết phương pháp học có sự khác nhau
trong từng nhóm đối tượng, thông thường những
người học tốt sẽ có phương pháp học hay và ngược
lại có một số người học chưa tốt là do chưa có
phương pháp học, do vậy chúng tôi tiến hành phân
tích và thống kê đối tượng khảo sát thành 3 nhóm
căn cứ vào trình độ nghe do họ tự nhận. Nhóm 1
học lực khá/tốt (gồm 32 người), nhóm 2 học lực
trung bình (51 người) và nhóm 3 học lực yếu kém
(25 người). Theo kết quả sảo sát, tần suất sử dụng
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
các chiến lược nghe ở cả 3 nhóm có sự khác nhau,
đa số là ở các chiến lược nghe hiệu quả tần suất sử
dụng các chiến lược nghe của nhóm 1 > nhóm 2 >
nhóm 3. Nhóm 1 khi nghe thường sử dụng nhiều
các chiến lược nghe hơn, các chiến lược họ nghe
đều là các chiến lược nghe hiệu quả và điều này
giúp họ dễ dàng lý giải nội dung nghe. Số lượng
các chiến lược nghe nhóm 1 sử dụng thường xuyên
là 16/30, nhóm 2 là 2/30, nhóm 3 là 4/30, tuy nhiên,
ở nhóm 3 có 2 chiến lược không hiệu quả, không
nên dùng khi nghe. Như vậy, có thể thấy số lượng
các chiến lược nghe được học viên, sinh viên sử
dụng thường xuyên tương đối ít (22/90) hay nói
cách khác là số lượng học viên, sinh viên sử dụng
các chiến lược nghe trong khi nghe vẫn rất ít (trừ
một số có kỹ năng nghe tốt). Đây cũng là nguyên
nhân vì sao đa số học viên, sinh viên yếu và thiếu
kỹ năng khi nghe.
Môi trường dạy học: hiện nay môi trường dạy
học cũng còn một số vấn đề cần được khắc phục.
Về phía giáo trình, chưa có sự đồng bộ giữa các
giáo trình và mỗi giáo trình vẫn có hạn chế nhất
định. Theo kết quả khảo sát, 71.4% giảng viên
cho rằng, các giáo trình trong ba học phần phù
hợp hoặc tương đối phù hợp với yêu cầu, nội dung
và mục tiêu môn học, 14.3% giảng viên cho rằng
chưa phù hợp lắm vì nội dung giáo trình nhiều thời
gian lên lớp còn ngắn hơn so với sách biên soạn.
Về phía học viên, sinh viên, kết quả khảo sát cho
thấy, các giáo trình cơ bản đáp ứng yêu cầu của
họ về tất cả các tiêu chí khảo sát. Giáo trình ở học
phần 5 về độ hài lòng giáo trình được đánh giá
cao nhất, tuy nhiên, vẫn còn một số ít ý kiến cho
rằng giáo trình dễ (9.3%), không thiết thực (4.6%)
và chưa khoa học (4.6%). Giáo trình ở học phần
6 về nội dung không phải là giáo trình dễ đối với
người học (0%), vẫn còn 4.2% sinh viên không hài
lòng, 15.3 % sinh viên cho rằng, các chủ đề không
thiết thực và 11.1% sinh viên cho rằng chưa khoa
học. Giáo trình ở học phần 7 được sinh viên đánh
giá là khó nhất (48.6%), nhưng lại được đánh giá
là khoa học nhất (23.6%), tuy nhiên, vẫn còn một
số ít ý kiến cho rằng giáo trình không thiết thực
(4.6%). Nhìn chung mỗi giáo trình đều có những
ưu khuyết điểm riêng là điều không tránh khỏi,
điều quan trọng đối với người dạy là cần phải tìm
hiểu kỹ giáo trình để phát huy những điểm mạnh
và khắc phục những điểm yếu của giáo trình. Về
trang thiết bị giảng dạy, hiện nay các phòng học
trên giảng đường đều đã trang bị máy tính, tivi,
đèn chiếu và có một số phòng máy chuyên dụng,
tuy nhiên, hiệu quả khai thác và sử dụng vẫn còn
một số bất cập về công tác bảo dưỡng sửa chữa
cũng như chất lượng.
Những vấn đề còn tồn tại này một phần nào
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học kỹ năng
nghe giai đoạn nâng cao. Đây cũng chính là cơ sở
để chúng tôi đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả chất lượng dạy học kỹ năng nghe tiếng Trung
Quốc giai đoạn nâng cao tại HVKHQS.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC KỸ NĂNG NGHE
TIẾNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN NÂNG
CAO TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
3.1. Nâng cao nhận thức của người dạy và
người học
Người dạy và người học cần có nhận thức đúng
về vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy
học. Quá trình dạy học được hình thành trên cơ sở
của quá trình học và xu hướng phát triển của người
học, ngược lại tính tự giác, chủ động sáng tạo của
người học có được là nhờ có sự tác động kích thích
từ phía người dạy. Người học là trung tâm của quá
trình dạy học, toàn bộ quá trình dạy học đều hướng
vào nhu cầu, kỹ năng và lợi ích của người học,
mục đích là phát triển ở người học kỹ năng độc lập
học tập và giải quyết các vấn đề.
Cần phải nhận thức rõ, nghe là kỹ năng có thể
dạy và có thể học. Để rèn luyện kỹ năng nghe có
hiệu quả, người dạy và người học cần hiểu rõ bản
chất của quá trình nghe hiểu, trong đó người nghe
đóng vai trò là một chủ thể tích cực. Người nghe
cần xác định cho mình kỹ năng nắm bắt thông tin
bằng phương pháp từ dưới lên – phân đoạn lời nói
thành từng đơn vị từ nhỏ đến lớn dần để hiểu hoặc
bằng phương pháp từ trên xuống – dùng kiến thức
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
nền sẵn có của mình để nắm bắt vấn đề, lý giải
thông tin nghe được. Trên nguyên tắc dạy và học
kỹ năng nghe giai đoạn nâng cao, cần áp dụng các
phương pháp nghe vốn được sử dụng một cách tự
nhiên trong quá trình nghe hiểu tiếng mẹ đẻ (quá
trình thụ đắc ngôn ngữ) để luyện nghe – nghe nhiều
luyện nhiều, không nên bám vào từng câu, từng
chữ trong ngữ liệu nghe, cần rèn luyện kỹ năng
nắm bắt những thông tin quan trọng. Người học
cũng cần phải tăng cường học hỏi để tăng cường
vốn kiến thức nền về ngôn ngữ cũng như mở mang
thêm kiến thức văn hóa xã hội có liên quan đến các
lĩnh vực trong đời sống xã hội. Ở giai đoạn nâng
cao với ngữ liệu nghe dài, tốc độ băng nhanh để
nghe hiểu được nội dung ngữ liệu, trước trong và
sau khi nghe cần sử dụng các chiến lược nghe một
cách hợp lý để quá trình nghe được tiến hành thuận
lợi và có kết quả cao. Với thời lượng nghe trên lớp
ít cần rèn luyện cho mình thói quen tự học tập, tự
rèn luyện. Ngoài ra cũng cần phải hình thành động
cơ học tập đúng đắn cho người học, khi có động cơ
học tập đúng đắn, chuyên tâm vào học tập và say
mê học tập, người học sẽ tự tìm ra những phương
pháp tối ưu, phù hợp với mình để đạt kết quả cao.
Về phía người dạy, với quan điểm lấy người
học làm trung tâm, dạy học hướng vào người học,
tập trung mọi điều kiện tốt nhất cho người học để
được học, được phát triển, đòi hỏi người dạy phải
có trình độ cao hơn về phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp. Người dạy là người hướng dẫn, người cố
vấn hơn là chỉ đóng vai trò là công cụ truyền đạt
tri thức. Trong quá trình dạy kỹ năng nghe giai
đoạn nâng cao vai trò của người dạy là xác định
lượng kiến thức ngôn ngữ và trọng điểm giảng dạy
của mỗi bài, phán đoán những vấn đề khó đối với
người học, đồng thời sử dụng một số phương pháp
phù hợp dẫn dắt người học trước khi nghe, hướng
dẫn cho người học cách để hiểu những điểm khó
này, tìm ra những nguyên nhân gây trở ngại cho
người học và các biện pháp giúp người học vượt
qua những trở ngại này khi nghe. Trên lớp ngoài
việc dẫn dắt cho người học hiểu nội dung ngữ liệu
nghe cần chú trọng rèn luyện kỹ năng nghe, hướng
dẫn người nghe sử dụng các chiến lược nghe có
hiệu quả một cách hợp lý, dần hình thành kỹ năng
nghe cho người học, nâng cao khả năng nghe hiểu.
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy cũng cần kết
hợp đa dạng các hình thức luyện tập để tạo không
khí vui vẻ, phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của người học cũng như khắc phục hình thức
các hoạt động đơn điệu hiện nay. Người dạy cũng
cần có ý thức tự đổi mới mình cả về kiến thức ngôn
ngữ cũng như phương pháp giảng dạy.
3.2. Đổi mới về phương pháp dạy và học
3.2.1. Đổi mới về phương pháp dạy
Đổi mới phương pháp giảng dạy, theo quan
điểm của chúng tôi chính là đổi mới nhận thức,
tư duy và cách lên lớp của mỗi giảng viên, một sự
đổi mới nằm trong bản thân mỗi người đứng lớp.
Cho dù đó là một phương pháp giảng dạy mới,
tiên tiến đã được áp dụng thành công ở một số đối
tượng nhưng nếu người dạy chỉ áp dụng duy nhất
một phương pháp trong một thời gian dài không
kể đó là đối tượng nào thì hoặc là nó không phù
hợp với đối tượng hoặc nếu có phù hợp thì cũng sẽ
trở nên nhàm chán, lạc hậu trở thành lối mòn đối
với giảng viên đó. Do vậy, việc cải tiến, đổi mới
phương pháp giảng dạy là công việc mà mỗi giảng
viên cần làm thường xuyên và liên tục.
Nhiệm vụ quan trọng của giảng viên trong đổi
mới phương pháp giảng dạy kỹ năng nghe tiếng
Trung Quốc giai đoạn nâng cao là phải tiếp cận
và sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực,
tự nghiên cứu, tự hoàn thiện các phương pháp dạy
học để thích nghi với yêu cầu giảng dạy trong tình
hình mới, ngoài ra phải sáng tạo trong kết hợp các
phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại.
Căn cứ vào thực trạng dạy và học kỹ năng nghe
giai đoạn nâng cao hiện nay, chúng tôi đề xuất một số
giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại.
3.2.1.1. Các giải pháp khắc phục những hạn
chế của phương pháp giảng dạy truyền thống
Để tránh sự khô khan của phương pháp truyền
thống trong môn nghe hiện nay có thể kết hợp
thêm một số phương pháp và biện pháp khác, làm
10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
mới phương pháp truyền thống hiện có, nâng cao
chất lượng dạy học. Cụ thể là:
- Tăng cường các hoạt động tương tác trong lớp
học. Việc làm này một mặt có thể bồi dưỡng được
các kỹ năng nghe cho người học, mặt khác có thể
nâng cao khả năng giao tiếp của người học. Trên
lớp, giảng viên cung cấp ngữ liệu, đưa ra những
tình huống thực, giúp người học có những phản ứng
nghe trong từng tình huống cụ thể, đồng thời qua
việc cung cấp ngữ liệu của giảng viên, người học
có thể nắm được những kiến thức ngôn ngữ và phát
triển kỹ năng nghe, nói. Trong giờ học đưa ra các
chủ đề và nhiệm vụ giao tiếp có thể kích thích sự
hứng thú của người học, tạo động cơ học tập cho
người học. Trong quá trình giảng dạy giảng viên có
thể thiết kế một số trò chơi hoặc một số nhiệm vụ
tạo không khí vui vẻ trong lớp học, cũng có thể tạo
cơ hội cho người học trong môi trường thoải mái,
tự nhiên nhất để luyện nghe, để thực hành những
kiến thức đã được học. Trong quá trình luyện nghe
có thể chia nhóm thi đua để kích thích sự nhiệt tình
của người học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình
giảng dạy, làm nội dung và hình thức giảng dạy
phong phú, sinh động, tạo sự hứng thú cho người
học. Giảng viên có thể sử dụng các phương tiện
thiết bị đa phương tiện với hình thức điền trống,
hội thoại, trình chiếu phần nội dung văn bản để
học viên, sinh viên chia nhóm hoặc cả lớp cùng
làm bài tập. Đồng thời có thể đưa các kết cấu câu
ra để họ có thêm cơ hội củng cố nội dung kiến thức
trong bài.
- Bổ sung một số nội dung và hình thức luyện
nghe ngoài giáo trình mà người học có hứng thú.
Trên lớp có thể dành một thời gian ngắn hợp lý
giữa những bài nghe trong giáo trình cho học viên
sinh viên nghe một bài hát, một câu chuyện nhỏ,
một đoạn phim ngắn đang ăn khách, ... với những
yêu cầu cụ thể khi nghe để thay đổi hình thức luyện
nghe. Với những nội dung người học có hứng thú,
họ sẽ tích cực, chủ động trong quá trình nghe và
hiệu quả luyện nghe sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra
giảng viên cũng có thể giới thiệu cho người học tài
liệu để họ có thể tự luyện nghe tại nhà, tuy nhiên
trên lớp vẫn phải có sự kiểm tra về kết quả tự nghe
tại nhà.
Kết hợp một số hình thức này trong phương
pháp giảng dạy truyền thống vừa đảm bảo tính
toàn diện của kiến thức (kiến thức được cung cấp
đầy đủ) đồng thời cũng giảm sự khô khan trong
việc luyện nghe, nâng cao khả năng tiếp thu bài
của người học.
3.2.1.2. Các giải pháp khắc phục việc thiếu
tính khoa học trong rèn luyện kỹ năng nghe
- Nâng cao tính khoa học trong việc luyện nghe
với thời lượng môn nghe hạn chế
Để nâng cao khả năng nghe hiểu thì việc luyện
tập thường xuyên là không thể thiếu. Quá trình
luyện nghe nên thường xuyên và liên tục không
nên có sự gián đoạn, nếu thời gian học và thời gian
thi bị gián đoạn trong thời gian dài nhất định sẽ có
ảnh hưởng đến kết quả thi. Do vậy với thời lượng
môn nghe hạn chế nên sắp xếp môn nghe từ đầu
kỳ đến cuối kỳ, có thể bố trí các môn đan xen, cách
tuần, đảm bảo các kỹ năng luôn được rèn luyện
thường xuyên và liên tục.
Trên lớp cả người dạy và người học cần chú
ý tận dụng khoảng thời gian tối đa trên lớp để rèn
luyện kỹ năng nghe. Ngoài ra điều quan trọng là
phải hình thành cho người học thói quen tự luyện
nghe ngoài giờ lên lớp. Để làm được điều này
trước tiên giảng viên cần chú trọng việc giao và
kiểm tra bài tập về nhà cho người học, tiếp đó cần
chú trọng bồi dưỡng chiến lược siêu nhận thức của
người học, để họ có thói quen lập mục tiêu, xây
dựng kế hoạch và đánh giá việc học của mình, xây
dựng động cơ học tập cho bản thân.
- Tăng cường rèn luyện kỹ năng nghe, kết hợp
với việc bồi dưỡng các chiến lược nghe. Trong giai
đoạn này cần rèn luyện các kỹ năng nghe như: kỹ
năng nắm bắt các thông tin quan trọng, kỹ năng
suy đoán, kỹ năng ghi chép, kỹ năng tổng kết khái
quát, kỹ năng tự kiểm soát,...
11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
3.2.2. Đổi mới về phương pháp học
Nghe là kỹ năng có thể rèn luyện, tuy rằng tiến
triển không thể trong một sớm một chiều. Mỗi tiến
bộ đạt được trong nghe hiểu, việc nâng cao kỹ
năng nghe hiểu là kết quả của cả một quá trình rèn
luyện khổ công không những chỉ ở trên lớp mà chủ
yếu là trong thời gian tự học. Người học cần nhận
thức rõ nếu chỉ trông chờ vào các giờ dành cho kỹ
năng này trong phân bố thời khoá biểu thì khó có
thể đạt được mục tiêu đề ra của môn học. Điều này
hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giảng dạy ở cấp
đại học là trang bị cho người học một phương pháp
tự học, tự nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo để học suốt đời.
Đối với người học việc quan trọng trong khi
nghe là phải biết cách sử dụng chiến lược nghe
hiểu một cách hợp lý để có hiệu quả cao trong quá
trình nghe. Thông qua việc sử dụng các chiến lược
nghe, đặc biệt là chiến lược siêu nhận thức hình
thành thói quen tự học, tự luyện nghe. Nếu tăng
cường việc bồi dưỡng chiến lược siêu nhận thức
cho người học, họ sẽ càng xác định rõ mục đích
học tập, có tính khoa học, có kỹ năng giám sát và
điều chỉnh quá trình học tập, không ngừng phát
hiện những vấn đề thực tế xảy ra trong quá trình
học, trong từng giai đoạn cụ thể áp dụng các biện
pháp thích hợp để khắc phục những nhân tố không
có lợi và nâng cao hiệu quả học tập. Do vậy, người
học trong quá trình học, dưới sự dẫn dắt của người
dạy nên rèn luyện, bồi dưỡng chiến lược siêu nhận
thức của mình, kết hợp các hoạt động trước khi
nghe, trong khi nghe, sau khi nghe nắm vững một
số nội dung trong chiến lược siêu nhận thức như:
xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, tự đánh giá.
Người học có thể áp dụng một số bước cụ thể sau:
- Xây dựng mục tiêu cụ thể trong từng bài, từng
giai đoạn: phải hiểu được nội dung của bài, nghe hiểu
lời thầy cô giảng trên lớp, đạt được bao nhiêu điểm
trở lên, ....
- Lập kế hoạch học tập ngoài giờ trên lớp bao
gồm: chọn ngữ liệu nghe, sắp xếp thời gian tiến
độ, mục tiêu dự tính,...
- Hoạt động chuẩn bị trước khi nghe: người
dạy giúp người học làm công tác chuẩn bị đồng
thời đưa ra các yêu cầu để xác định cho người học
trọng tâm nghe là gì, trong khi nghe cần chú ý đến
điểm nào,...
- Trong quá trình nghe, người học cần học cách
giám sát tình hình nghe hiểu của mình đồng thời
quyết định sử dụng chiến lược nghe gì. Hàng ngày
nên kiểm tra thường xuyên việc hoàn thành kế
hoạch nghe đã đưa ra hoặc hình hình vận dụng các
chiến lược nghe.
- Đánh giá xem hiệu quả việc sử dụng các
chiến lược nghe, mức độ hoàn thành kế hoạch và
sự tiến bộ trong khi nghe để giảm bớt những yếu tố
không hiệu quả và phát huy những yếu tố hiệu quả
để cải thiện phương pháp học nghe của bản thân.
Tóm lại, trong vai trò là người học, là chủ thể
của quá trình học, mỗi học viên, sinh viên cần phải
nhận thức rõ để nâng cao kỹ năng nghe hiểu chú ý
phương pháp học, đặc biệt cần phải bồi dưỡng các
chiến lược nghe, từ đó hình thành thói quen tự học,
tự nghiên cứu.
3.3. Đổi mới về giáo trình và trang thiết bị
dạy học
Hệ thống giáo trình nghe hiện nay ở giai đoạn
nâng cao về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu. Nhưng để
nâng cao chất lượng dạy và học vẫn cần phải bổ
sung thêm nội dung và biên soạn mới cho đồng bộ
với hệ thống giáo trình của Khoa, Bộ môn. Trong
quá trình biên soạn giáo trình cũng như lên chương
trình môn học cần tạo sự chủ động cho người dạy
và người học khi muốn bổ sung tài liệu bên ngoài
giáo trình.
Việc biên soạn, đổi mới nội dung giáo trình,
tài liệu dạy học cần hết sức chú trọng việc ứng
dụng công nghệ thông tin. Hiện nay chúng ta
bước vào thời đại 4.0, với việc sử dụng điện
thoại thông minh và mạng Internet một cách phổ
biến, việc biên soạn các giáo trình điện tử và tận
dụng, khai thác nguồn tài nguyên kiến thức trên
mạng (kho tài nguyên học tập) là điều nên làm và
12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
cần thiết. Kho tài nguyên tiên tiến này cho phép
thiết lập một lớp học ảo thầy - trò liên lạc, trao
đổi thông tin trực tiếp (chat). Người tham gia được
hiển thị tương ứng với dòng tin nhắn và các thành
viên lớp học đều nhận được tin. Tuy nhiên để thực
hiện một cách có hiệu quả việc này không phải
đơn giản bởi vì ngoài sự cố gắng học hỏi trau dồi
những kiến thức về công nghệ thông tin của người
dạy và người học thì cũng cần phải có một cơ chế
quản lý phù hợp.
Với cơ sở trang thiết bị hiện nay, mặc dù mỗi
phòng học trên giảng đường đã trang bị tivi và
máy tính về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hiện
tại, tuy nhiên hiệu quả khai thác và sử dụng vẫn
còn một số bất cập về công tác bảo dưỡng sửa
chữa cũng như chất lượng. Để giải quyết vấn đề
cần các nhà quản lý quan tâm xử lý cũng như cần
sự phối hợp nhịp nhàng của giảng viên và các cấp
quản lý. Ngoài trang thiết bị hiện có để theo kịp
với xu thế phát triển của thời đại, chúng ta có thể
nâng cấp các phương tiện giảng dạy như phương
tiện nghe nhìn, phương tiện thông tin đại chúng
và nối mạng Internet để tạo môi trường học tiếng
cho người học. Thông qua băng, đĩa, các chương
trình phát thanh, truyền hình, các mạng xã hội,
các chương trình học trực tuyến,... người học có
thể tiếp xúc gần hơn với môi trường ngôn ngữ
lý tưởng để nhận sự hỗ trợ đắc lực cho quá trình
học tiếng Trung Quốc nói chung và học nghe nói
riêng. Giảng viên có thể cho học viên, sinh viên
xem phim Trung Quốc, cho nghe các bản tin thời
sự, nghe các chương trình thể thao và sau đó yêu
cầu họ thảo luận về nội dung ngay trên lớp. Điều
quan trọng là người học cần tích cực chủ động khai
thác nguồn tài nguyên kiến thức phong phú này và
trong nhiều trường hợp cũng cần phải có sự hướng
dẫn tỉ mỉ và chu đáo của người dạy.
4. KẾT LUẬN
Thành công trong dạy học ngôn ngữ nói chung,
trong dạy và học kỹ năng nghe nói riêng phải là kết
quả của những nỗ lực toàn diện không chỉ từ phía
người dạy, người học mà còn từ những yếu tố liên
quan như tài liệu trang thiết bị giảng dạy, phương
pháp dạy, phương pháp học, phương pháp kiểm tra
đánh giá. Với mục đích nâng cao chất lượng dạy
và học kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn
nâng cao tại HVKHQS, trên cơ sở làm rõ những
lý luận có liên quan, chúng tôi tiến hành khảo sát
và đưa ra một số vấn đề còn tồn tại ở góc độ người
dạy, người học, môi trường dạy học đồng thời đưa
ra một số giải pháp khắc phục những vấn đề này.
Ở những nghiên cứu sau về phía người dạy có thể
triển khai nghiên cứu các phương pháp rèn luyện
các kỹ năng nghe trong giai đoạn nâng cao hoặc
tiến trình giảng dạy một giờ nghe cụ thể,...; về
phía người học có thể nghiên cứu sâu hơn về việc
sử dụng các chiến lược nghe trước, trong, sau khi
nghe cũng như việc áp dụng các chiến lược nghe
hiệu quả khi nghe,... Chính vì vậy, nghiên cứu
này sẽ còn nhiều không gian để tiếp tục triển khai
trong tương lai, giúp hình thành một cái nhìn tổng
quan về phương pháp dạy và học kỹ năng nghe
giai đoạn nâng cao. Hy vọng góp một tài liệu tham
khảo nhất định đối với công tác giảng dạy, nghiên
cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam nói chung, tại
HVKHQS nói riêng./.
Tài liệu tham khảo:
Kiều Thị Thu Hương (2014), "Nâng cao khả năng nghe hiểu tiếng Anh chuyên ngành Quan hệ quốc tế cho các cán
bộ đối ngoại", Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3, 23-26.
Nguyễn Văn Tuấn (2009), Tài liệu bài giảng Lý luận dạy học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, TP. Hồ Chí Minh.
徐子亮,吴仁甫 (2016), 实用对外汉语教学法,北京:北京大学出版社。
杨惠元 (1996),汉语听力说话教学法, 北京语言文化大学出版社,北京。
13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
IMPROVING THE TEACHING AND LEARNING QUALITY OF CHINESE
LISTENING SKILLS AT ADVANCED LEVEL AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGO HOAI PHUONG, TRINH THANH HOA
Abstract: Listening skills are among those of significant importance in the process of language
acquisition, greatly affecting learners’ formation of linguistic competence. Consequently, the
teaching and learning of Chinese as a language should focus on promoting the role of listening
skills, hence contributing to the comprehensive development of other language skills. This study
is conducted to provide further understanding of the current situation of teaching and learning
Chinese listening skills at advanced level at Military Science Academy. By the statistical analysis
methods, based on the reality, the study also points out issues adversely affecting the process and
proposes a number of solutions from the perspectives of teachers, students and administrators
in order to enhance the overall quality of the teaching and learning process of Chinese listening
skills at advanced level.
Keywords: advanced level, solution, improve quality, listening skills, Chinese language
Received: 27/3/2019; Revised: 25/4/2019; Accepted: 15/5/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_ky_nang_nghe_tieng_trung_quoc_giai_doan_nang_cao_tai.pdf