Tài liệu Một số giải pháp khắc phục rào cản về ngôn ngữ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho lưu học sinh Lào ở trường Đại học Hà Tĩnh - Trần Thị Anh Thư: 105
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 105 - 110
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN VỀ NGÔN NGỮ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
CHO LƯU HỌC SINH LÀO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
Trần Thị Anh Thư
Khoa Sư phạm Xã hội - Nhân văn, Trường Đại học Hà Tĩnh
Tóm tắt: Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc đào tạo Lưu
học sinh cho nước bạn Lào trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tế giảng dạy, từ việc tìm hiểu những nét tương
đồng và khác biệt của ngôn ngữ Việt - Lào, bài viết đã đề xuất một số giải pháp khắc phục rào cản ngôn ngữ ,
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở trường Đại học Hà Tĩnh. Thứ nhất là, thực hiện quy trình dạy ngữ
âm tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào tương tự dạy ngữ âm tiếng Lào cho người bản ngữ. Thứ hai là, cung cấp
những hiện tượng từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp tương đương giữa tiếng Việt và tiếng Lào bằng hệ thống thuật
ngữ ngôn ngữ học. Thứ ba là, nhấn mạnh điểm tương đồng v...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp khắc phục rào cản về ngôn ngữ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho lưu học sinh Lào ở trường Đại học Hà Tĩnh - Trần Thị Anh Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
105
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 105 - 110
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN VỀ NGÔN NGỮ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
CHO LƯU HỌC SINH LÀO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
Trần Thị Anh Thư
Khoa Sư phạm Xã hội - Nhân văn, Trường Đại học Hà Tĩnh
Tóm tắt: Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc đào tạo Lưu
học sinh cho nước bạn Lào trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tế giảng dạy, từ việc tìm hiểu những nét tương
đồng và khác biệt của ngôn ngữ Việt - Lào, bài viết đã đề xuất một số giải pháp khắc phục rào cản ngôn ngữ ,
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở trường Đại học Hà Tĩnh. Thứ nhất là, thực hiện quy trình dạy ngữ
âm tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào tương tự dạy ngữ âm tiếng Lào cho người bản ngữ. Thứ hai là, cung cấp
những hiện tượng từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp tương đương giữa tiếng Việt và tiếng Lào bằng hệ thống thuật
ngữ ngôn ngữ học. Thứ ba là, nhấn mạnh điểm tương đồng về từ loại, về ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Lào.
Thứ tư là, chú trọng luyện tập những điểm khác biệt về ngôn ngữ Việt - Lào trong quá trình dạy - học tiếng Việt.
Từ khóa: Dạy tiếng Việt, Giải pháp, Dạy ngữ âm, Hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học, sinh viên Lào
1. Đặt vấn đề
Những năm qua, Trường Đại học Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt cho
LHS Lào với số lượng rất đông, năm 2010 - 2011 số lượng Lưu học sinh Lào khoảng hơn 100
em; năm 2012 - 2013 là 217 em; năm 2013 - 2014 là 462 em, năm 2014 - 2015 là 612 em, và
năm học 2015 - 2016 là 752 em, chất lượng đào tạo cũng nâng lên đáng kể. Có được kết quả
như vậy là nhờ sự chỉ đạo, định hướng một cách toàn diện của Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo; sự quan tâm, kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Đặc biệt, trong quá trình đào tạo các
giảng viên đã chú trọng đến các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt. Với
nhận thức sâu sắc về việc hợp tác đào tạo với nước bạn Lào như là một trong những nhiệm vụ
chính trị đặc biệt của nhà trường, các cán bộ giảng viên đã không ngừng nỗ lực cố gắng hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cán bộ giảng viên luôn mang trong mình sự tâm huyết với
nghề nghiệp, luôn mong mỏi được đóng góp công sức, trí tuệ để góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo LHS Lào.
Việc đào tạo Lưu học sinh Lào ở trường Đại học Hà Tĩnh có những thuận lợi căn bản:
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, bề dày kinh nghiệm và nhiệt tình, tận tâm, hết
lòng với LHS; môi trường học tập mới mẻ và thuận tiện; tài liệu, và phương tiện dạy học đầy
đủ, phù hợp với đối tượng; đặc biệt đa số Lưu học sinh Lào có mục tiêu học tập (Học tiếng
Việt để học chuyên ngành, học tiếp chứ không phải học có phong trào, học để cho biết), điều
này tạo động cơ học tập rất lớn cho các em. Bên cạnh đó, việc dạy học tiếng Việt cho Lưu
học sinh Lào gặp không ít những khó khăn: sự khác biệt về văn hóa, phong tục, tập quán, lối
sống; nhiều thành phần khác nhau: nhiều tuổi, ít tuổi, đã đi làm, chưa đi làm dẫn đến suy nghĩ,
đặc điểm tâm sinh lý khác nhau; trình độ đầu vào của Lưu học sinh không đồng đều... Nhưng
Ngày nhận bài: 10/3/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016
Liên lạc: Trần Thị Anh Thư- mail: thu.tranthianh@htu.edu.vn
106
trở ngại lớn nhất là sự bất đồng về ngôn ngữ: giữa giảng viên và LHS Lào không có chung
một ngôn ngữ để giao tiếp. Do yếu tố lịch sử và việc giao lưu về kinh tế, văn hóa, du lịch
tiếng Lào và tiếng Việt có rất nhiều điểm tương đồng, nhưng chính trong những điểm tương
đồng đó cũng luôn có sự khác biệt. Để tăng cường hiệu quả dạy tiếng Việt cho Lưu học sinh
Lào, giảm bớt rào cản ngôn ngữ cần phát huy tận dụng tối đa những nét tương đồng và hạn
chế những điểm khác biệt về ngôn ngữ Việt - Lào.
2. Các giải pháp khắc phục rào cản về ngôn ngữ Việt - Lào
2.1. Một là thực hiện quy trình dạy ngữ âm tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào tương tự
dạy ngữ âm tiếng Lào cho người bản ngữ
Tiếng Việt và tiếng Lào là những ngôn ngữ thuộc cùng một nhóm loại hình ngôn ngữ đơn
lập. Vì vậy, việc nắm bắt các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt đối với
Lưu học sinh Lào, không gặp những khó khăn như Lưu học sinh các nước khác loại hình
ngôn ngữ. Hơn nữa, tiếng Việt và tiếng Lào có sự tiếp xúc lâu đời. Việt Nam và Lào có sự
giao lưu và tiếp biến văn hoá từ rất sớm. Vì vậy, trong vốn từ vựng, thành ngữ, tục ngữ cũng
có nhiều hiện tượng tương đồng. Đó là một điểm thuận lợi cho Lưu học sinh nắm bắt nghĩa và
nghĩa các thành ngữ một cách nhanh chóng. Đây là phương diện quan trọng nhất để giảm bớt
rào cản ngôn ngữ cho người học, làm cho các nội dung học phù hợp với ngôn ngữ mẹ đẻ của
người học, hiệu quả của việc học ngoại ngữ sẽ tốt hơn. Lưu học sinh giảm bớt lo âu và sẽ
hoàn thiện khả năng tiếp nhận hơn.
Qua việc khảo sát các tài liệu, từ thực tế dạy học tiếng Việt và tiếng Lào, chúng tôi nhận
thấy những hiệu quả nhất định khi thực hiện các bước dạy về ngữ âm. Cụ thể: Giới thiệu bảng
chữ cái; các nguyên âm; các phụ âm; vần; thanh điệu và cấu trúc âm tiết. Tiếng Việt và tiếng
Lào giữa cách đánh vần và cách viết thống nhất với nhau. Do vậy, ngay những buổi đầu tiên
giáo viên cần chú trọng rèn luyện phát âm, tập cho các em cách phát âm đúng, chính xác
Bên cạnh luyện các kĩ năng phát âm, giảng viên thường so sánh cách ghép âm, sử dụng
thanh điệu giữa tiếng Việt và tiếng Lào. Giữa ngôn ngữ Lào và ngôn ngữ Việt đều có thanh
điệu, nên việc ghép âm cùng thanh điệu không phải hoàn toàn mới lạ đối với sinh viên Lào.
Việc thể hiện đúng thanh điệu khi phát âm tiếng Việt không chỉ phải đạt yêu cầu trên mỗi âm
tiết độc lập mà còn cả trong chuỗi kết hợp nhiều âm tiết với nhau. Dạy phát âm tiếng Việt cho
học viên người nước ngoài là nội dung khởi đầu và là cơ sở để phát triển kĩ năng tiếng Việt
cho họ. Khi dạy ngữ âm làm thế nào người học phân biệt được các thanh điệu, âm đầu, âm
chính, âm cuối để nhận biết âm, tiếng, từ. Có nghĩa là người học phải làm chủ được cách ghép
vần của từng từ ở cấp độ câu, là cấp độ mà học viên sử dụng trong giao tiếp.
Giáo viên cần chỉ ra sự tương đồng về ngữ âm trong tiếng Việt và tiếng Lào để giảm độ
khó cho việc học ngữ âm. Dựa trên hiểu biết về đặc điểm ngữ âm căn bản của âm tiết tiếng
Việt- tiếng Lào, mối quan hệ giữa âm và con chữ, nguyên tắc ghép vần, giảng viên giúp người
học phân biệt, đối chiếu với tiếng bản ngữ để thực hành cho đúng.
2.2. Hai là cung cấp những hiện tượng từ vựng - ngữ pháp tương đương giữa tiếng Việt
và tiếng Lào bằng hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học
107
Một trở ngại lớn là giữa giảng viên và LHS không cùng chung một ngôn ngữ để giao tiếp.
Việc học tiếng Việt sẽ không thể đạt kết quả nếu cứ đi vào giải thích các từ ngữ khi vốn từ
của các em còn ít. Chính vì thế, chúng tôi đã tập trung xây dựng hệ thống các thuật ngữ Việt-
Lào, nhằm cung cấp cho giáo viên và LHS Lào những thuật ngữ cần thiết hỗ trợ cho quá trình
dạy học tiếng Việt.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc cung cấp các thuật ngữ cho LHS Lào
trong qua trình dạy tiếng Việt vô cùng hiệu quả. Chẳng hạn, khi dạy bài liên quan đến “danh
từ”, hay “ đại từ’’ thay cho việc giải thích dài dòng, giáo viên nói “danh từ” là “khăm nám”;
“đại từ’’là “khằm then nam”, các em hiểu rất nhanh. Bởi lẽ, ý nghĩa ngữ pháp và cách sử
dụng các thuật ngữ này trong tiếng Lào giống tiếng Việt. Hay khi dạy phần “Phân loại câu
theo mục đích nói”, nếu giáo viên không biết tiếng Lào sẽ khó khăn khi giải thích cho các em
hiểu vấn đề này. Nhưng khi nói “câu hỏi” là “pa nhốc khăm thám”; “câu kể” là “pa nhốc
bọc làu” các em hiểu ngay. Khi dạy phần ngữ pháp, chúng tôi đã cung cấp các thuật ngữ cho
giáo viên và học sinh theo bảng sau:
THUẬT NGỮ
TIẾNG VIỆT
THUẬT NGỮ
TIẾNG LÀO
CÁCH ĐỌC
Ngữ pháp ໄວຍະກອນ Vay nha cón
Từ loại ປະເພດຄ ຳ Pa phêt khằm
Danh từ ຄ ຳນຳມ Khằm nám
Động từ ຄ ຳກິລິ ຍຳ Khằm ki li nha
Tính từ ຄ ຳຄຸນນຳມ Khằm khùn nám
Số từ ຄ ຳສະແດງຈ ຳນວນ Khằm xa đéng chăm nuôn
Đại từ ຄ ຳແທນນຳມ Khằm then nám
Liên từ ຄ ຳຕ ໍ່ Khằm tò
Giới từ ຄ ຳເຊ ໍ່ ອມ Khằm xườm
Trợ từ ຄ ຳກ ຳມະ Khằm cằm ma
Câu ປະໂຫຍກ Pa nhốc
Cấu trúc câu ໂຄງຮໍ່ ຳງຂອງປະໂຫຍກ Không hàng khóng pa nhốc
Câu đơn ປະໂຫຍກງໍ່ ຳຍດຳຍ Pa nhốc điếu
Câu phức ປະໂຫຍກສັບຊອ້ນ Pa nhốc xắp xỏn
Câu ghép ປະໂຫຍກປະສົມ Pa nhốc pa xốm
Mục đích nói ຈຸດປະສົງໃນກຳນເວົ ້ ຳ Chụt pa xống náy can vạu
Câu hỏi ປະໂຫຍກ ຄ ຳຖຳມ Pa nhốc khăm thám
Câu kể ປະໂຫຍກ ບອກເລົໍ່ ຳ Pa nhốc bọc làu
Câu khiến ປະໂຫຍກ ບອກໃຊ້ Pa nhốc bọc xảy
Câu cảm ປະໂຫຍກ
ສະແດງຄວຳມຮ ້ ສຶ ກ
Pa nhốc xa đéng khuồm hụ xực
Câu khắng định ປະໂຫຍກ ຢ ນຢັນ Pa nhốc giừn giắn
108
Câu phủ định ປະໂຫຍກ ປະຕິເສດ Pa nhốc pa ti xệt
Thành phần câu ພຳກສວໍ່ ນປະໂຫຍກ Phạc xuồn pa nhốc
Giảng viên chú trọng mở rộng vốn từ qua từng chủ đề, từng vấn đề. Khi cung cấp từ
mới, giáo viên nên so sánh đối chiếu tiếng Việt với tiếng Lào, đặc biệt các hiện tượng đồng
âm, đa nghĩa, từ láy. Đặc biệt các từ láy trong tiếng Lào, có cách kết hợp giống như tiếng
Việt: Đây là loại từ được cấu tạo hai hình vị, một hình vị gốc và một hình vị cùng âm, cùng
nghĩa lặp lại từ đứng trước làm cho nghĩa gốc được rõ ràng, chặt chẽ hơn. Trên chữ viết, hai
chữ viết không dính liền nhau. Điều này hoàn toàn giống với tiếng Việt. Bằng cách này, từ
vựng sẽ được mở rộng một cách có hệ thống. Theo đó, LHS sẽ không học chỉ một hai từ mà
là nhiều từ liên kết với nhau, chẳng hạn như “hạnh phúc” sẽ đi với “một cách hạnh phúc”,
“niềm hạnh phúc”, “bất hạnh”. người học sẽ gia tăng vốn từ nhanh chóng. Đây là yếu tố
thuận lợi giúp cho sinh viên Lào nhớ từ, mở rộng vốn từ và sử dụng các từ láy dễ dàng, thuận
tiện hơn.
2.3. Ba là nhấn mạnh điểm tương đồng về từ loại, về ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Lào
Việc dạy các từ loại thực từ (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ) giữa tiếng Việt và
tiếng Lào sẽ rất thuận lợi khi có sự so sánh tương đồng về các mặt ý nghĩa khái quát, phân
loại và chức năng cụ thể của mỗi tiểu loại để đặt câu. Trong các bài tập dùng từ đặt câu, giảng
viên cần chỉ cho LHS biết từ đó thuộc từ loại nào và làm chức năng gì trong câu thì các em có
thể đặt được nhiều câu đúng và hay. Giảng viên có thể chọn một vài ví dụ tiếng Lào tương
ứng để làm ví dụ thì LHS sẽ nhớ và vận dụng một cách nhanh chóng các mẫu câu trong bài
học.
Để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, tiếng Việt và tiếng Lào đều sử dụng hệ thống hư từ với số
lượng lớn và có thể lập thành hệ thống song ngữ Việt - Lào. Nắm bắt được điều này, giảng
viên sẽ giới thiệu các kết cấu cú pháp, các nội dung bài dạy một cách nhanh chóng. Chúng tôi
đã khảo sát tư liệu và thấy cách thể hiện thời của động từ trong tiếng Việt và tiếng Lào hoàn
toàn giống nhau. Những điểm tương đồng được vận dụng thích hợp trong các bài dạy sẽ tạo
cho học sinh cảm giác hứng thú và gần gũi khi học ngoại ngữ. Điều này làm cho các em
không thấy chán khi học một cách máy móc, ráp khuôn theo mô hình của giảng viên nếu
không được so sánh, đối chiếu.
2.4. Thứ tư là chú trọng luyện tập những điểm khác biệt về ngôn ngữ Việt - Lào trong
quá trình dạy - học tiếng Việt
Trong khi học tiếng Việt, Lưu học sinh Lào gặp phải rất nhiều trở ngại do sự khác biệt về
ngôn ngữ. Do vậy, trong quá trình dạy, giảng viên cần phát hiện những trở ngại đó, đồng thời
tìm ra nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục, nhằm giúp người học vượt qua khó khăn,
đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập. Giữa Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng và
dị biệt về ngôn ngữ và văn hoá. Những điểm tương đồng dị biệt này ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình học tập tiếng Việt của Lưu học sinh Lào. Điểm tương đồng một mặt nó giúp Lưu
học sinh tiếp thu nhanh chóng tiếng Việt, đồng thời mặt khác cũng làm cho Lưu học sinh dễ
mắc một số lỗi giao thoa ngôn ngữ dẫn đến sử dụng tiếng Việt chưa đúng. Điểm dị biệt lại
gây trở ngại cho việc học tiếng Việt của Lưu học sinh Lào.
109
Khi tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai, Lưu học sinh Lào đã có kiến thức nhất định về ngôn ngữ
thứ nhất (là ngôn ngữ mẹ đẻ), những kiến thức này có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận ngôn ngữ
thứ hai. Khi tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai, họ sẽ dùng những quy tắc của ngôn ngữ thứ nhất để
lý giải và vận dụng vào ngôn ngữ thứ hai một cách rất tự nhiên không chủ ý, gây ra hiện
tượng thay đổi ngôn ngữ, trong đó có những thay đổi tích cực có tác động tốt, đồng thời cũng
có những thay đổi tiêu cực có tác động xấu ảnh hưởng đến việc tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai và
xuất hiện các lỗi. Chính vì thế, tìm hiểu, khắc phục những mặt khác biệt trong ngôn ngữ Lào
Việt cần chú trọng tìm hiểu các lỗi sai và nguyên nhân lỗi sai của người học.
Đối với các lỗi dùng từ sai về nghĩa, giảng viên phải luôn yêu cầu Lưu học sinh Lào phải
trau dồi vốn từ vựng, luôn phải nhớ và hiểu nghĩa của từ, phải có thói quen tra từ điển hiểu rõ
nghĩa của từ. Giáo viên phải giải thích cặn kẽ, so sánh giữa từ dùng sai và từ đúng cần thay
thế để người học nhận ra lỗi dùng từ sai của mình, đồng thời ghi nhớ nghĩa của các từ đó,
tránh các lỗi sai lần sau. Đối với lỗi dùng từ không đúng với sắc thái biểu cảm thì phụ thuộc
chủ yếu vào việc ghi nhớ của người học. Đồng thời, giảng viên khi dạy đến các nhóm từ đồng
nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm phải có sự giải thích rõ ràng, đặt từ trong câu,
trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để người học hiểu rõ các ý nghĩa và không phải từ nào cũng
có thể thay thế cho nhau phải tùy theo từng ngữ cảnh, hoàn cảnh giao tiếp... Để giúp Lưu học
sinh Lào tích luỹ vốn từ, các đơn vị từ vựng được giới thiệu bao gồm từ đơn tiết, từ đa tiết
(ghép, láy) và ngữ. Các thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ cũng được giới thiệu rải rác trong các
bài học như những đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa. Chính nhờ đó mà Lưu học sinh Lào nắm được
những nét thuộc về bản sắc của tiếng Việt, nét tinh tế của sự sử dụng ngôn từ, chứ không phải
qua sự phân tích cú pháp. Tùy văn cảnh mà ta giới thiệu thành tố nghĩa cụ thể của từ, chứ
không giới thiệu nghĩa theo các từ điển đối chiếu. Tiếp theo, giảng viên có thể giúp LHS làm
phong phú thêm vốn từ bằng cách dạy trong ngữ cảnh. Phương pháp này giúp việc học từ trở
nên dễ hiểu hơn. Một mặt, ngữ cảnh sẽ giúp xác định nghĩa của từ. Mặt khác, LHS sẽ hình
thành thói quen đoán nghĩa của từ mới trong nội dung ngữ cảnh - một kỹ năng rất cần thiết
cho việc mở rộng vốn từ vựng. Cách này sẽ giúp người học nhớ từ lâu hơn.
3. Kết luận
Bài viết này đã đề cập đến vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào. Trên cơ sở tìm hiểu ngữ pháp hai ngôn ngữ Việt -
Lào, chúng tôi đã mạnh dạn nêu ra các giải pháp khắc phục các trở ngại ngôn ngữ để giúp
giảng viên và LHS Lào hiểu hơn những vấn đề căn bản trong dạy học tiếng Việt. Bài viết đã
đề cập đến các giải pháp mà giảng viên Khoa Sư phạm Xã hội- Nhân văn Trường Đại học Hà
Tĩnh đã thực hiện trong thời gian qua nhằm giảm bớt rào cản ngôn ngữ, nâng cao chất lượng
dạy học tiếng Việt. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại, mỗi giảng viên phải
không ngừng nỗ lực, thường xuyên cập nhật thông tin và lựa chọn phương pháp phù hợp
trong quá trình dạy học.
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mai Ngọc Chừ, (2002) Tạp chí Ngôn ngữ số 5“Dạy tiếng Việt với tư cách một ngoại
ngữ”.
[2]. Trần Thị Lan (2009), Hội thảo Đổi mới PPGD “Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
theo phương pháp giao tiếp”.
[3]. Nguyễn Sĩ Nam (2007), Luận văn Tiến sĩ “ Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của
người nước ngoài”.
[4]. Sách “Tự học Tiếng Lào cấp tốc” (2001) NXB CHDCND Lào.
SOME SOLUTIONS TO OVERCOME LANGUAGE BARRIERS
IN ORDER TO ENHANCE EFFICIENCY IN TEACHING
VIETNAMESE TO LAOTIAN STUDENTS IN HA TINH UNIVERSITY
Trần Thị Anh Thư
Faculty of Social Sciences and Humanities, Ha Tinh University
Abstract: Improving the efficiency of Vietnamese teaching is a very important issue in training Laotian
students. Through teaching practice as well as the identified similarities and differences of Vietnamese - Laotian,
the article proposes some solutions to overcome language barriers in order to enhance efficiency in teaching
Vietnamese to Laotian students in Ha Tinh University. Firstly, implementing a process of Vietnamese phonetics
teaching to Laotian students as similar as teaching Laotian phonetics to the native speakers. Secondly, providing
vocabulary and grammar items of Vietnamese equivalent to Laotian ones by linguistic terminology system.
Thirdly, emphasizing the similarities of parts of speech and grammar between Vietnamese and Lao. Fourthly,
focusing on practicing the differences between Vietnamese - Laotian while teaching and learning Vietnamese to
Laotian students.
Keywords: Vietnamese teaching, Solutions, Phonetic teaching, Linguistic terminology system, Lao students
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24_7156_2136070.pdf