Tài liệu Một số đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt giống cây Giổi nhung (paramechelia brainensis): KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT16
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
Giổi nhung là loài cây bản địa gỗ lớn
thường xanh, có giá trị kinh tế cao. Gỗ Giổi
nhung cứng, đẹp và bền, được ưa chuộng để
đóng đồ nội thất như bàn ghế, cánh cửa và làm
các đồ mỹ nghệ. Là một trong các loài cây trồng
lâm nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đưa vào danh mục cây trồng
lâm nghiệp chính nhưng những nghiên cứu
về loài cây này còn rất hạn chế, nhất là trong
nhân giống và gây trồng. Giổi nhung có chu
kỳ sai quả hàng năm, hạt Giổi nhung có hàm
lượng nước thấp, nhanh mất sức nảy mầm, nếu
bảo quản theo phương pháp truyền thống của
người dân địa phương chỉ duy trì sự sống được
1 - 2 tháng. Để dự trữ hạt và cung cấp giống cho
các chương trình trồng rừng hàng năm, góp
phần bảo tồn nguồn gen cây rừng thì nghiên
cứu các đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo
quản hạt giống cho loài cây này là ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt giống cây Giổi nhung (paramechelia brainensis), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT16
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
Giổi nhung là loài cây bản địa gỗ lớn
thường xanh, có giá trị kinh tế cao. Gỗ Giổi
nhung cứng, đẹp và bền, được ưa chuộng để
đóng đồ nội thất như bàn ghế, cánh cửa và làm
các đồ mỹ nghệ. Là một trong các loài cây trồng
lâm nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đưa vào danh mục cây trồng
lâm nghiệp chính nhưng những nghiên cứu
về loài cây này còn rất hạn chế, nhất là trong
nhân giống và gây trồng. Giổi nhung có chu
kỳ sai quả hàng năm, hạt Giổi nhung có hàm
lượng nước thấp, nhanh mất sức nảy mầm, nếu
bảo quản theo phương pháp truyền thống của
người dân địa phương chỉ duy trì sự sống được
1 - 2 tháng. Để dự trữ hạt và cung cấp giống cho
các chương trình trồng rừng hàng năm, góp
phần bảo tồn nguồn gen cây rừng thì nghiên
cứu các đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo
quản hạt giống cho loài cây này là rất cần thiết.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu
Hạt được thu hái từ 3 cây trội được lựa
chọn trong lâm phần Trạm thực nghiệm lâm
nghiệp Kon Hà Nừng (huyện Kbang, tỉnh Gia
Một số đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt giống
cây Giổi nhung (paramechelia brainensis)
PHẠM TIẾN BẰNG, NGUYỄN NHƯ HIẾN,
TRẦN HỒNG SƠN, PHẠM HOÀNG ANH
Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
Lai vào tháng 9 - 10 năm 2015). Các cây mẹ đều
có đường kính trên 60cm, chiều cao trên 20m.
Cây trội đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Gia Lai cấp chứng nhận nguồn
gốc giống.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu hái và xử lý hạt giống
Đến mùa quả chín, tiến hành thu hái bằng
cách trèo cây, dùng sào và vợt chuyên dụng để
cắt cành mang quả. Tách quả ra khỏi cành, dùng
dao tách vỏ quả lấy hạt ra khỏi quả. Hạt được
tách ra khỏi vỏ quả còn có một lớp vỏ thịt màu
đỏ. Khối lượng hạt, vỏ thịt và độ thuần được
xác định bằng cân phân tích (10-2).
Tách hạt ra khỏi lớp vỏ thịt bằng cách
ngâm trong nước, dùng tay xát mạnh hạt vào
thành rổ nhựa. Trong quá trình chế biến, hạt
được ngâm trong nước khoảng từ 4-5 giờ.
Ngoài ra, còn chế biến hạt bằng cách dùng dao
cạo lớp vỏ thịt không ngâm trong nước để làm
đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh
lý hạt giống
+ Tỷ lệ nảy mầm của hạt được xác định
bằng cách gieo hạt trên khay đựng cát ẩm đặt
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 17
S
Ố
0
1
N
Ă
M
2
0
19trong nhà nuôi cây mô và theo dõi số lượng hạt
nảy mầm hàng ngày.
+ Độ ẩm ban đầu của hạt được xác định
bằng cách rút ngẫu nhiên 100 hạt, dùng cân
điện tử cân riêng từng hạt trước và sau khi sấy
khô ở nhiệt độ 1050C trong 15 giờ. Độ ẩm của
hạt được tính theo công thức sau:
P1 - P2
%MC = ———— - x 100%
P1
Trong đó: %MC là hàm lượng nước chứa
trong hạt.
P1 là trọng lượng hạt trước khi sấy.
P2 là trọng lượng hạt sau khi sấy.
- Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của
độ ẩm và phương pháp bảo quản đến khả năng
nảy mầm của hạt:
Làm khô hạt bằng Silica gel, sử dụng Silica
gel để rút độ ẩm của hạt xuống ở các cấp độ
khác nhau (tính theo trọng lượng). Định kỳ
kiểm tra độ ẩm và tỷ lệ nảy mầm của hạt là 1;
3; 6 tháng. Dung lượng mẫu/1 lần kiểm tra/1
công thức thí nghiệm, lặp lại 3 lần là 90 hạt
(30hạt x 3lần lặp).
Thí nghiệm bố trí 2 nhân tố gồm là độ ẩm
hạt và phương pháp bảo quản. Nhân tố độ ẩm
gồm 4 cấp: 20%, 15%, 10% và không làm khô
(đối chứng). Phương pháp bảo quản gồm gồm
3 phương pháp: (1) Bảo quản ở nhiệt độ thông
thường, (2) bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ
80C, (3) bảo quản khô trong chum.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp
xử lý hạt giống đến khả năng nảy mầm của hạt
Hạt giống được thí nghiệm theo 3 công
thức: (1) Công thức 1: Hạt giống không xử lý,
đem gieo trong cát ẩm; (2) Công thức 2: Ngâm
hạt trong 10 giờ ở nhiệt độ nước ban đầu 400C,
đem gieo trong cát ẩm; (3) Ngâm hạt trong
nước lã có nhiệt độ ban đầu 200C, đem gieo
trong cát ẩm.
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Độ thuần hạt (độ sạch) là tỷ lệ phần trăm
giữa hạt thuần (hạt sạch) chứa trong mẫu kiểm
nghiệm và khối lượng mẫu kiểm nghiệm.
+ Khối lượng 1.000 hạt (P1000, gr) là khối
lượng được tính bằng gam của 1.000 hạt thuần.
+ Độ ẩm hạt (Hàm lượng nước - Mc%) là tỷ
số phần trăm giữa lượng nước chứa trong hạt
và khối lượng tươi của hạt.
+ Tỷ lệ nảy mầm (%) là tỷ số phần trăm giữa
số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường) so
với tổng số hạt kiểm nghiệm.
+ Thế nảy mầm là tỷ lệ phần trăm hạt
nảy mầm trong khoảng thời gian 1/3 ban đầu
của thời kỳ nảy mầm so với tổng số hạt kiểm
nghiệm.
+ Sử dụng phầm mềm excel để tính toán
và phân tích thống kê.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đặc điểm sinh lý hạt giống Giổi nhung
3.1.1. Khối lượng, độ ẩm ban đầu và chất
lượng lô hạt giống Giổi nhung
Kết quả ở bảng 1 cho thấy trọng lượng của
hạt bao gồm cả vỏ thịt lớn hơn nhiều so với hạt
sạch sau khi xử lý, trọng lượng hạt có vỏ thịt gấp
2,84 lần so với hạt sạch sau khi xử lý, chứng tỏ
phần vỏ quả bao bọc bên ngoài chiếm một tỷ
trọng rất lớn. Sau khi tách bỏ phần vỏ thịt, trọng
lượng trung bình của 1 hạt là 0,067g, độ thuần
của hạt 66,7%. Với hệ số biến động 0,85%, 1kg
hạt có khoảng từ 14.799 - 15.053 hạt, trung bình
có 14.925 hạt. Độ ẩm tự nhiên của hạt khoảng
21,41 ± 1,043 (%) tính theo khối lượng. Như vậy,
với độ ẩm tự nhiên khá thấp cho thấy hạt Giổi
nhung rất dễ bị hư hỏng và mất khả năng nảy
mầm nếu không có phương pháp bảo quản
phù hợp.
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT18
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
Hình 1: Tỷ lệ nảy mầm của hạt Giổi nhung sau khi thu hái
3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm và phương
pháp bảo quản đến khả năng nảy mầm hạt
giống.
Độ ẩm của hạt ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy
mầm của lô hạt giống. Ở độ ẩm tự nhiên hạt
giống có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (đạt trên
90,1%). Khi rút ẩm từ 21,4% xuống 10%, tỷ lệ
nảy mầm giảm từ 90,1% xuống 15%. Khi rút
độ ẩm của hạt xuống dưới 10%, hạt không còn
khả năng nảy mầm. Kết quả này cũng tương
tự với kết quả nghiên cứu về cây Giổi xanh của
Nguyễn Huy Sơn và Nguyễn Tuấn Hưng (2009).
Bảng 2. Ảnh hưởng của độ ẩm hạt và
phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm
Phương
pháp
bảo
quản
Độ ẩm hạt đưa
vào bảo quản
Tỷ lệ nảy mầm qua các thời kỳ
Ban đầu 1 tháng 3 tháng 6 tháng
X Sx X Sx X Sx X Sx
Bảo
quản
thông
thường
Độ ẩm tư nhiên 90,1 5,2 45 2,4 13,4 8,7 - -
Độ ẩm 20% 85 2,7 55 4,3 11,2 1,5 - -
Độ ẩm 15% 45 11,2 - - - - - -
Độ ẩm 10% 15 9,8 - - - - - -
Bảo
quản
trong
tủ lạnh
(80C)
Độ ẩm tư nhiên 90,1 5,2 82,0 1,1 71 2,3 63,2 1,0
Độ ẩm 20% 85 2,7 70,3 1,5 69 5,5 60,5 12,5
Độ ẩm 15% 45 11,2 30 12,1 25 6,7 21,2 11,8
Độ ẩm 10% 15 9,8 11,2 5,6 - - - -
Bảo
quản
khô
(trong
chum)
Độ ẩm tư nhiên 90,1 5,2 48 4,2 35 1,2 15 1,7
Độ ẩm 20% 85 2,7 48,5 3,6 31,5 3,2 18,7 2,5
Độ ẩm 15% 45 11,2 8,5 1,2 - - - -
Độ ẩm 10% 15 9,8 - - - - - -
Bảng 1: Trọng lượng và độ ẩm ban đầu
của hạt Giổi nhung
Chỉ tiêu Dung lượng mẫu (n) X Sx V%
Trọng lượng hạt cả
vỏ thịt (g/hạt) 1000 0.190 0.0017 0,90
Trọng lượng hạt đã
xử lý vỏ thịt (g/hạt) 1000 0,067 0,0005 0,85
Độ ẩm hạt
sau thu hái (%) 100 21,4 1,0430 4,87
Độ thuần (%) 1400 66,7 0,97 0,85
3.1.2. Tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm ban
đầu của hạt Giổi nhung
Hạt Giổi nhung bắt đầu nảy mầm sau 10
ngày gieo ươm, tỷ lệ nảy mầm cao nhất vào
ngày thứ 16. Sau 24 ngày, số lượng hạt nảy mầm
không đáng kể, sau 30 ngày hạt không còn khả
năng nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm trung bình của
lô hạt thí nghiệm là 92,4%. Thế nảy mầm 81,3%.
Hình 2: Hạt Giổi nhung gieo trên cát
Hình 3: Thí nghiệm bảo quản Giổi nhung
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 19
S
Ố
0
1
N
Ă
M
2
0
19Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống tốt nhất trong
vòng 1 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
phương pháp bảo quản hạt trong tủ lạnh ở
nhiệt độ 80 C giúp giữ hạt lâu hơn. Ở điều kiện
bảo quản thông thường hạt bị mất sức nảy
mầm sau 1 tháng. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Hồ Đức Soa (2003).
3.3. Ảnh hưởng của các phương pháp xử
lý hạt đến khả năng nảy mầm của hạt giống
Xử lý nảy mầm hạt giống là một trong
những khâu đầu tiên và quan trọng nhằm kích
thích hạt nảy mầm để hạt đạt được sản lượng
gieo ươm cao, cây con sinh trưởng nhanh, đồng
đều, tránh sâu bệnh hại, rút ngắn thời gian ngủ
của hạt trong quá trình tạo cây giống để trồng
rừng. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Ảnh hưởng của phương pháp xử
lý tới khả năng nảy mầm của hạt
Công thức
Ngày bắt đầu
nảy mầm
(ngày thứ)
Thời gian
nảy mầm
(ngày)
Tỷ lệ
nảy mầm
(%)
BĐ S% Tg S% TLMN S%
CT1 (Hạt không xử lý) 20,0 3,5 18,2 4,6 71,6 5,6
CT2 (Ngâm hạt 10 giờ
trong nước ấm có nhiệt
độ ban đầu là 400C)
10,4 3,1 15,2 5,5 92,6 3,6
CT3 (Ngâm hạt 10 giờ
trong nước lã có nhiệt độ
ban đầu 200C)
19,2 2,3 18,4 6,2 74,6 7,8
Số liệu tại bảng 3 và kết quả phân tích
phương sai theo tiêu chuẩn Ducan cho thấy
phương pháp xử lý hạt Giổi nhung trước khi
gieo có ảnh hưởng rõ rệt tới thời gian bắt đầu
nảy mầm, thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm
của hạt giống (Sig F = 0,00 < 0,05). Hạt Giổi
nhung không qua xử lý hoặc hạt được xử lý
đơn giản bằng cách ngâm trong nước lã có
nhiệt độ ban đầu 200C trong 10 giờ, thời gian
bắt đầu nảy mầm chậm (19-20 ngày), thời gian
nảy mầm kéo dài tới 18-19 ngày, tỷ lệ nảy mầm
thấp (64,6-71,6%), thế nảy mầm 50%. Hạt Giổi
nhung trước khi đem gieo đã được xử lý bằng
cách ngâm trong nước ấm có nhiệt độ ban
đầu là 400C trong 10 giờ, thời gian bắt đầu nảy
mầm 10-14 ngày, thời gian nảy mầm nhanh
hơn (từ 15-16 ngày), tỷ lệ nảy mầm cao nhất
(92,6%), thế nảy mầm 85,7%. Như vậy, biện
pháp xử lý nảy mầm tốt nhất cho Giổi nhung
là ngâm trong nước ấm có nhiệt độ ban đầu
là 400C trong 10 giờ, sau đó vớt ra, rửa sạch rồi
đem gieo, sau 10 ngày hạt bắt đầu nảy mầm,
thời gian nảy mầm 15 ngày và tỷ lệ nảy mầm
đạt 92,4%.
4. Kết luận
- Phương pháp bảo quản hạt giống ảnh
hưởng đến tỷ lệ nảy mầm. Hạt Giổi nhung mất
sức nảy mầm nhanh, phương pháp bảo quản
trong tủ lạnh ở nhiệt độ 80C giúp kéo dài thời
gian bảo quản.
- Phương pháp xử lý hạt giống trước khi
gieo ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm. Hạt giống
được ngâm trong nước ấm ở nhiệt độ 400C
trong 10 giờ có thời gian bắt đầu nảy mầm
nhanh hơn (10 ngày), thời gian nảy mầm của
lô hạt ngắn hơn (15 - 16 ngày) và tỷ lệ nảy mầm
cao hơn (92,4%).
- Độ ẩm của hạt ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy
mầm. Hạt Giổi nhung giảm tỷ lệ nảy mầm từ
95% xuống 35% khi rút độ ẩm hạt từ 21,4%
xuống 10%, hạt không còn khả năng nảy mầm
khi rút độ ẩm hạt xuống 8%. Độ ẩm của hạt
càng thấp càng nhanh mất sức nảy mầm, nhất
là trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hồng Sơn, Phạm Tiến Bằng (2017). Một số đặc
điểm lâm học cây Giổi nhung (Paramechelia brainensis. Dany).
Tạp chí Khoa học công nghệ và Môi trường tỉnh Gia Lai, 6/2017.
2. Hồ Đức Soa (2006), Thử nghiệm và hoàn thiện biện
pháp kỹ thuật trồng rừng và nuôi dưỡng rừng Giổi nhung
(Michelia braianensis), kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học
công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005, Viện khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
3. Hồ Đức Soa (2004), Quy trình tạm thời trồng và nuôi
dưỡng rừng cây Giổi, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới, Gia Lai.
4. Hồ Đức Soa (2003), Nghiên cứu kỹ thuật thu hái và
bảo quản hạt giống một số loài cây bản địa có giá trị kinh tế
cao phục vụ các dự án cải tạo, phục hồi rừng nghèo và trồng
rừng. Báo cáo sơ kết đề tài nghiên cứu khoa học cộng nghệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 41_6874_2207547.pdf