Tài liệu Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà tre Nam Bộ: PHẠM MẠNH HƯNG - Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Tre Nam Bộ.
15
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA GÀ TRE NAM BỘ
Phạm Mạnh Hưng1, Nguyễn Hữu Tỉnh2 và Lã Văn Kính2
1Học viện Nông nghiệp Việt Nam; 2Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi
Tác giả liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính; Tel: 0913 916 201; Email: kinh.lavan@iasvn.vn
ABSTRACT
Morphological characterization of several qualitative traits and growth performance in Tre chicken from
Southern Vietnam
Morphological characterization of Tre chicken genetic resources is a prerequisite for conservation and their
rational utilization.
Data were collected from 182 chickens, which originated from 60 randomly selected smallholders in An Giang,
Dong Thap and Tien Giang Province, using questionnaires. The results indicated that several qualitative traits,
except for eye color trait, were significant differences among provinces. The normal feather distribution was hi...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà tre Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM MẠNH HƯNG - Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Tre Nam Bộ.
15
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA GÀ TRE NAM BỘ
Phạm Mạnh Hưng1, Nguyễn Hữu Tỉnh2 và Lã Văn Kính2
1Học viện Nông nghiệp Việt Nam; 2Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi
Tác giả liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính; Tel: 0913 916 201; Email: kinh.lavan@iasvn.vn
ABSTRACT
Morphological characterization of several qualitative traits and growth performance in Tre chicken from
Southern Vietnam
Morphological characterization of Tre chicken genetic resources is a prerequisite for conservation and their
rational utilization.
Data were collected from 182 chickens, which originated from 60 randomly selected smallholders in An Giang,
Dong Thap and Tien Giang Province, using questionnaires. The results indicated that several qualitative traits,
except for eye color trait, were significant differences among provinces. The normal feather distribution was high
at the value of 82.26%. The main plumage colors were found to be yellow, red, white and silver-penciled, which
were 15.93, 19.78, 18.68 and 25.82%, respectively. Tre chicken with yellow shanks was high at the value of
69.23%. The square shank is one of the characteristics for farmers to distinguish Tre chicken in Southern
Vietnam. The highest percentage of this trait was found at the value of 67.05% in An Giang Province. In
addition, the highest percentage of ear-lobe color was red-white at the value of 53.96%. There was a high
correlation between several quantitative traits, which was reflected that selection of a specific trait will probably
improve other traits. The high correlations were found between body weight and body length, body weight and
circumference chest, and between shank length and wing length (Spearman's rank correlation = 0.80, 0.85 and
0.84, respectively, P<0.001). The mean of body weight of female was 628.36 g and that of male was 818.01 g.
Moreover, the body length and circumference chest of female and male were 28.25 and 21.06; 30.25 and 23.30
cm, respectively. The lowest shank length of chickens in An Giang Province was 5.10 in female and 5.93 in
male. The body weight, body length, circumference chest, wing span and shank length were significant
differences among provinces, except for circumference shank in male chicken. The present study suggests that
Tre chicken might possess useful genetic potentials for conservation, fancy and improved productivity under
scavenging production systems.
Keywords: morphological characterization, Tre chicken, Southern Vietnam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua tám nghìn năm thuần hóa và lai tạo, con người đã tạo ra rất nhiều dòng/giống gà trên
thế giới, đa dạng về màu sắc lông, ngoại hình và tính trạng sản xuất (Tixier-Boichard và cs.,
2012). Tuy nhiên, nhiều giống địa phương đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng kể từ khi lai
tạo ra giống gà công nghiệp có năng suất cao. Hơn nữa, các nước đang phát triển không có đủ
nguồn tài chính và cơ sở vật chất để bảo tồn hết các giống bản địa (Pham, 2013). Giống bản
địa đóng vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển vì có khoảng 95% tổng đàn của thế
giới hiện đang thuộc về các nước này (Besbes và cs., 2008). FAO (2011) công bố 32% giống
bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Con số này còn cao hơn vì 42% giống bản địa trên
thế giới vẫn chưa được khảo sát, đánh giá và thu thập thông tin. Cabarles và cs. (2012) cho
biết sáu quần thể gà bản địa ở sáu tỉnh của Philippines có đặc điểm ngoại hình khác biệt nhau.
Kết quả nghiên cứu trên tám giống gà bản địa tại hai tỉnh Tây Bengal và Sikkim của Ấn Độ
cho thấy, các giống gà này có mức độ đa dạng cao về tính trạng màu sắc lông và ngoại hình,
trong đó có một số tính trạng quý như lông xước, cổ trụi lông, không có lông đuôi và chân
thấp cần được bảo tồn vì chúng có khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới (Banerjee, 2012).
Ở Việt Nam, theo Hoàng Tuấn Thành và Nguyễn Quốc Đạt (2009) thì gà Tre Tiền Giang chủ
yếu được nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên phục vụ cho nhu cầu giải trí và cải thiện
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 54. Tháng 6/2014
16
bữa ăn của người dân. Kết quả theo dõi từ 200 con gà nuôi bảo tồn tại nông hộ ở Tiền Giang
cho thấy giống gà Tre có màu sắc đa dạng, nhất là con trống. Các chỉ tiêu sản xuất thấp hơn
một số giống gà nội khác, khối lượng cơ thể của con mái và con trống lúc 16 tuần tuổi lần lượt
là 594,3 và 701,7 g. Qua khảo sát giống gà Tre ở Ba Vì, Lê Thị Thúy (2010) cho biết giống gà
Tre có khối lượng của con trống và mái lần lượt là 770,3 và 643,8g, dài thân và vòng ngực lần
lượt là 16,4 và 15,1 cm ở con trống và 20,8 và 18,8 cm ở con mái. Đã có nghiên cứu về đánh
giá đa dạng di truyền và chiến lược bảo tồn cho 23 giống gà địa phương và gà rừng tai đỏ của
Việt Nam ở mức độ phân tử. Kết quả cho thấy giống gà Tre miền Bắc rất đa dạng về mặt di
truyền, nhưng có mức độ đồng huyết cao là 0,26 và cấu trúc quần thể ở một số quần thể không
rõ ràng do bị pha tạp (Pham và cs., 2013). Đánh giá và bảo tồn nguồn gen vật nuôi là cần thiết
cho nông nghiệp bền vững. Các phân tích dựa vào đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh
trưởng đóng góp cho nhu cầu thiết yếu về thú tiêu khiển và thực phẩm cho con người. Do đó,
các quần thể gà Tre Nam Bộ cần được thu thập thông tin và theo dõi các chỉ tiêu về ngoại
hình và khả năng sinh trưởng.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Thông tin về đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Tre Nam Bộ được thu thập
tại ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang. Gà Tre Tân Châu, ở tỉnh An Giang được trao
đổi với nhiều địa phương trên cả nước với mục đích nuôi làm thú cưng. Thông thường mỗi hộ
chỉ nuôi khoảng từ 5 đến 30 con. Riêng ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, một vài trại nuôi
khoảng 5 ngàn con với mục đích cho thịt và trứng.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra sơ cấp
Tìm hiểu thông tin chung về phân bố và số lượng gà Tre ở một số tỉnh Tây Nam Bộ thông qua
cán bộ xã, khuyến nông và thú y của các địa phương. Đây là cơ sở để tiến hành điều tra số liệu
thực địa.
Điều tra thực địa
Tiến hành điều tra từng cá thể của 20 hộ/tỉnh, mỗi hộ có số lượng gà khoảng 10 con/hộ, đại
diện cho các huyện của mỗi tỉnh An Giang (gồm 4 xã của thị xã Tân Châu: Long Hưng, Long
Thạnh, Long Thạnh A và Long Thị), Đồng Tháp (gồm 5 xã của huyện Hồng Ngự: An Lạc, An
Thạnh, Long Khánh A, Phú Thuận A và Thường Phước) và Tiền Giang (gồm 7 xã của 2
huyện: Huyện Gò Công Đông và Huyện Chợ Gạo: Bình An, Gia Thuận và Phường 3, 4, 5,
Phước Trung và Lương Hòa Lạc). Mỗi xã điều tra từ 3 đến 5 hộ. Các thông tin về ngoại hình,
khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể thu thập bằng phương pháp mô tả dựa trên sự
quan sát trực tiếp của 2 cán bộ điều tra, chụp ảnh từng con và phỏng vấn trực tiếp từng hộ
chăn nuôi. Tất cả các thông tin trên được miêu tả trong mẫu điều tra, tham khảo của tác giả
Bùi Hữu Đoàn (2011) và FAO (2012).
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu về tính trạng ngoại hình, khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể được thu
thập từ 182 con gà trống và mái có độ tuổi từ 6 đến 24 tháng.
Tính trạng ngoại hình thu thập bao gồm:
PHẠM MẠNH HƯNG - Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Tre Nam Bộ.
17
Phân bố lông trên cơ thể: bình thường, trụi cổ, lông chân, lông cẳng chân, râu, chùm lông đầu
Màu sắc bộ lông: trắng, đen, xanh, đỏ, vàng rơm, nâu, tía
Màu da: vàng, xanh thẫm, trắng
Màu da cẳng chân: trắng, vàng, xanh màu nước biển, xanh lục, đen, nâu
Hình dạng cẳng chân: hình vuông, tròn
Màu sắc dái tai: xanh, đỏ, trắng, trắng và đỏ
Kiểu mào: màu đơn, hạt đậu, hoa hồng, dâu, kép, hình chữ V, mào đôi
Kích cỡ mào: nhỏ, vừa, lớn
Màu mắt: đỏ, cam, ngọc trai
Các tính trạng ngoại hình được mã hoá theo dạng nhị phân (0, là không xuất hiện và 1, là có
xuất hiện), được xác định tần số và xử lý thống kê bằng trắc nghiệm Kruskal-Wallis trong
phần mềm SAS 9.3 để phân tích mức độ sai khác về tần số của các tính trạng ngoại hình giữa
các tỉnh.
Khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể bao gồm:
Khối lượng cơ thể (cân lúc 6 tháng tuổi trở lên)
Chiều dài thân (từ đầu mỏ đến khấu đuôi)
Sải cánh (khoảng cách giữa hai đầu cánh)
Vòng ngực (đo vòng quanh ngực, sát sau gốc cánh)
Cao chân (khoảng cách từ khớp khuỷu chân đến khớp xương của các ngón chân)
Vòng ống chân (đo ở vị trí nhỏ nhất của cẳng chân)
Khối lượng cơ thể của gà được cân từng con bằng cân điện tử có mức sai số ±5 g. Các chiều
đo cơ thể tính bằng cm và được đo bằng thước dây. Khối lượng và kích thước một số chiều đo
cơ thể được phân tích bằng mô hình tuyến tính đơn giản bằng phần mềm R (R Core
Development Team, 2006). Khối lượng cơ thể là biến phụ thuộc, trong khi đó ảnh hưởng cố
định của giới tính, tuổi gà, và tỉnh lấy mẫu; dài thân, vòng ngực, sải cánh và vòng chân là biến
độc lập. Ảnh hưởng của cao chân, tương tác giữa tuổi, giới tính gà và tính trạng dài thân, vòng
ngực, sải cánh và vòng chân không có đóng góp vào mô hình nên tính trạng này bị loại ra khỏi
mô hình. Số liệu này dùng để ước lượng các hệ số trong mô hình tuyến tính đơn giản. Mô
hình thống kê được dùng như sau:
Y = −1.309,74 + 2,96X1 + 4,04X2 + 2,59X3 + 19,11X4 + 25,74X5 + 14,73X6 + 101,03X7 ± 84,32
Trong đó Y là khối lượng cơ thể (g) của gà Tre. Hệ số −1.309,74 = hệ số hồi quy của mô hình
(α); X1 = ảnh hưởng cố định của tuổi gà; X2 = ảnh hưởng cố định của tỉnh lấy mẫu; X3 = ảnh
hưởng cố định của giới tính gà; X4 = dài thân; X5 = vòng ngực; X6 = sải cánh; X7 = vòng ống;
84,32 = sai số còn dư của mô hình. Hệ số xác định của mô hình (R2) là 0,84, cho biết độ tin
cậy khá cao của mô hình dự đoán khối lượng cơ thể.
Tương quan giữa khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể được phân tích bằng
phương pháp tương quan xếp hạng Spearman. Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (Least
Square Means) của khối lượng cơ thể và kích thước một số chiều đo cơ thể được phân tích
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 54. Tháng 6/2014
18
bằng mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) có hiệu chỉnh các yếu tố như tỉnh lấy mẫu, nhóm
tuổi và giới tính của gà. Trắc nghiệm t-test được dùng để đánh giá mức độ sai khác giữa các
số trung bình. Phân tích số liệu được thực hiện bởi phần mềm SAS 9.3.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tính trạng ngoại hình
Phân bố lông trên cơ thể
Hầu hết gà có bộ lông bình thường dao động từ 72,09% ở tỉnh Đồng Tháp, 85,23% ở tỉnh An
Giang và 100% ở tỉnh Tiền Giang, trong khi đó gà có râu dao động từ 14,77% ở An Giang
đến 27,91% ở tỉnh Đồng Tháp (P<0,01; Bảng 1 và Hình 1). Chủ yếu gà có phân bố bộ lông
bình thường, chiếm tỷ lệ cao là 82,26%. Gà mang kiểu gen [mb+mb+] sẽ không có râu, gà có
râu mang kiểu gen [Mb Mb] (Pham, 2013). Melesse và Negesse (2011) cho biết chỉ có 1,3%
số gà khảo sát ở miền nam Ethiopia là có râu. Điều này cho thấy gà có râu rất hiếm gặp trên
giống gà bản địa ở trong nước cũng như ở thế giới.
Hình 1. Phân bố lông trên cơ thể. (a) Bình thường (b) có râu.
Màu sắc bộ lông
Kết quả cho thấy 18,18% trong số 88 gà Tre Tân Châu được thu thập ở tỉnh An Giang có màu
lông vàng (tiếng địa phương gọi là màu lông khét). Tiếp theo là 19,32% số gà có màu lông
trắng (tiếng địa phương gọi là màu lông nhạn). Lông màu trắng của gà do kiểu gen [cc] quy
định. Gà có màu trắng sọc đen (tiếng địa phương gọi là màu lông chuối) chiếm tỷ lệ 21,59
(Bảng 1 và Hình 2). Không có gà có lông màu nâu sọc đen (tiếng địa phương gọi là màu lông
điều) ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp, trong khi đó không có gà có lông màu trắng-vàng (tiếng
địa phương gọi là lông màu khét chuối) ở tỉnh Tiền Giang. Gà Tre Nam Bộ chủ yếu có màu
lông vàng (15,93%), đỏ (19,78%), trắng (18,68%) và trắng sọc đen (25,82%). Gà có lông màu
do kiểu gen [i+i+] quy định. Sự phân bố màu lông giữa các tỉnh có sai khác về mặt thống kê
(P<0,01). Sự khác biệt này là do sự chọn lọc theo ý thích của người chăn nuôi gà Tre ở các
địa phương trên.
Màu sắc cẳng chân
Đa số gà Tre Nam Bộ có da cẳng chân màu vàng tương ứng với 81,82, 72,09 và 45,10% ở
tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang (Bảng 1 và Hình 3). Gà chân vàng chiếm tỷ lệ cao
với 69,23%. Tương tác gữa kiểu gen đồng hợp tử lặn id+ và đồng hợp tử lặn ww sẽ cho kiểu
gen quy định màu chân xanh. Màu chân vàng là do tương tác giữa đồng hợp tử lặn ww với dị
hợp tử Id-, trong khi chân màu trắng là do ảnh hưởng của kiểu gen W+/- và id/- (Pham, 2013).
PHẠM MẠNH HƯNG - Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Tre Nam Bộ.
19
Bảng 1. Phân bố lông trên cơ thể, màu sắc bộ lông, màu sắc cẳng chân, hình dạng cẳng chân
và màu sắc da của giống gà Tre Nam Bộ.
Ghi chú: Dấu hoa thị cho biết mức độ sai khác có ý nghĩa giữa các tỉnh với 5% (*) và 1% (**) mức sác xuất của các
tính trạng. Giá trị Ki-bình phương (
2
) của các tính trạng chỉ ra sai khác có ý nghĩa giữa các tỉnh dựa vào trắc nghiệm
Kruskal-Wallis.
Hình dạng cẳng chân
Tính trạng này là một trong những đặc điểm phân biệt giống gà Tre Nam Bộ của người chăn
nuôi gà Tre ở tỉnh An Giang. Gà Tre Tân Châu thường có cẳng chân hình vuông (phía trước
cẳng chân có 1 rãnh ở giữa). Gà có cẳng chân hình vuông phổ biến ở tỉnh An Giang với
67,05%, trong khi đó, gà có cẳng chân hình tròn chiếm tỷ lệ cao ở tỉnh Đồng Tháp và Tiền
Giang tương ứng với 65,12 và 56,86% (Bảng 1; Hình 4). Tính chung cả 3 tỉnh thì tỷ lệ gà có
cẳng chân hình vuông và tròn lần lượt là 52,75 và 47,25%.
Tính trạng
An Giang Đồng Tháp Tiền Giang
2
Chung
Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %
Phân bố lông trên cơ thể ** 15,40
Bình thường 75 85,23 31 72,09 51 100,00 157 82,26
Có râu 13 14,77 12 27,91 - - 25 13,74
Màu sắc bộ lông** 19,68
Vàng 16 18,18 5 11,63 8 15,69 29 15,93
Trắng-vàng 18 20,45 2 4,65 - - 20 10,99
Đỏ 18 20,45 6 13,95 8 15,69 36 19,78
Trắng 17 19,32 17 39,53 - - 34 18,68
Trắng sọc đen 19 21,59 13 30,23 15 29,41 47 25,82
Nâu sọc đen - - - - 16 31,37 16 8,79
Màu sắc cẳng chân** 29,46
Xanh 1 1,14 4 9,30 23 45,10 28 15,38
Trắng 15 17,05 8 18,60 5 9,80 28 15,38
Vàng 72 81,82 31 72,09 23 45,10 126 69,23
Hình dạng cẳng chân** 14,53
Tròn 29 32,95 28 65,12 29 56,86 86 47,25
Vuông 59 67,05 15 34,88 22 43,14 96 52,75
Màu da* 6,33
Trắng 23 26,14 14 32,56 24 47,06 61 33,52
Vàng 65 73,86 29 67,44 27 52,94 121 69,23
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 54. Tháng 6/2014
20
Bảng 2. Màu sắc dái tai, kiểu mào, kích cỡ mào và màu sắc mắt của giống gà Tre Nam Bộ.
Tính trạng
An Giang Đồng Tháp Tiền Giang
2
Chung
Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %
Màu sắc dái tai** 20,24
Đỏ 24 27,27 23 53,49 33 64,71 80 43,96
Đỏ-trắng 61 69,32 20 46,51 17 33,33 98 53,96
Trắng 3 3,41 0 0 1 1,96 4 2,20
Kiểu mào** 17,13
Hạt đậu 23 26,14 19 44,19 23 45,10 65 35,71
Hoa hồng 10 11,36 5 11,63 0 0 15 8,24
Đơn 5 5,68 5 11,63 24 47,06 34 18,68
Hạt quả óc chó 50 56,82 14 32,56 4 7,84 68 37,36
Kích cỡ mào* 8,28
To 11 12,50 12 27,91 14 27,45 37 20,33
Trung bình 42 47,73 19 44,19 26 50,98 87 47,80
Nhỏ 35 39,77 12 27,91 11 21,57 58 31,87
Màu sắc mắtNS 3,77
Cam 32 36,36 10 23,26 21 41,18 63 34,62
Ngọc trai 2 2,27 0 0 0 0 2 1,10
Đỏ 54 61,36 33 76,74 30 58,82 117 64,29
Ghi chú: Dấu hoa thị cho biết mức độ sai khác có ý nghĩa giữa các tỉnh với 5% (*) và 1% (**) mức sác xuất của
các tính trạng, và (NS) không có sai khác về mặt thống kê. Giá trị Ki-bình phương (2) của các tính trạng chỉ ra
sai khác có ý nghĩa giữa các tỉnh dựa vào trắc nghiệm Kruskal-Wallis.
Màu da
Màu da trắng và vàng của gà ở ba tỉnh có sai khác về thông kê (P<0,05). Màu da vàng chiếm
đa số ở tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang lần lượt là 73,86, 67,44 và 52,94% (Bảng
1). Tỷ lệ gà có da màu vàng của cả 3 tỉnh chiếm tỷ lệ cao là 69,23%.
Màu sắc dái tai
Kết quả từ Bảng 2 cho thấy dái tai màu đỏ phổ biến ở tỉnh Đồng Tháp (53,49%) và Tiền
Giang (64,71%), gà có dái tai có màu đỏ-trắng chiếm tỷ lệ cao, 69,32%, ở tỉnh An Giang.
Nhìn chung, gà Tre Nam Bộ có dái tai màu đỏ-trắng chiếm tỷ lệ cao với 53,96%. Có khả năng
là do lai tạp giữa các loài gà rừng (Gallus).
PHẠM MẠNH HƯNG - Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Tre Nam Bộ.
21
Hình 2. Màu sắc bộ lông gà. (a) Trắng (nhạn); (b) đỏ; (c) vàng (khét);
(d) trắng-vàng (khét chuối); (e) Trắng sọc đen (chuối); (f) nâu sọc đen (điều).
Hình 3. Màu sắc cẳng chân. (a) Trắng; (b) xanh; (c) vàng.
Hình 4. Hình dạng cẳng chân. (a) Cẳng chân hình tròn; (b) cẳng chân hình vuông
Hình 5. Màu sắc dái tai. (a) Đỏ (b) trắng-đỏ (c) trắng.
Trong thực tế gà rừng G. g. Bankiva, G. g. murghi và G. g. gallus có dái tai màu trắng, rất có
thể các loài gà rừng trên đã lai với loài gà rừng G. g. spadiceus và G. g. Jabouillei có dái tai
màu đỏ (Nishida và cs., 2000). Màu sắc dái tai của gà Tre được minh họa ở Hình 5. Đây là kết
quả của đặc điểm di truyền bởi tính trạng đa gen. Tần số của màu dái tai giữa ba tỉnh có sự sai
khác về mặt thống kê (P<0,01). Melesse và Negesse (2011) cho biết gà địa phương ở Ethiopia
có tỷ lệ dái tai màu đỏ, trắng và trắng-đỏ lần lượt là 40, 30 và 20%. Tỷ lệ dái tai màu trắng của
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 54. Tháng 6/2014
22
đề tài này chiếm tỷ lệ rất thấp lần lượt là 0, 1,96 và 3,41% ở tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và
An Giang.
Hình 6. Kiểu mào. (a) Mào đơn (b) mào hạt đậu (c) mào hoa hồng (d) mào hạt quả óc chó.
Hình 7. Màu sắc mắt. (a) Vàng (b) đỏ (c) ngọc trai.
Kiểu mào
Kết quả điều tra cho biết có 56,82% gà của tỉnh An Giang có kiểu mào hạt quả óc chó (Bảng
2, Hình 6). Tiếp theo là mào hạt đậu (hay mào nụ) với 26,14%. Gà có kiểu mào hoa hồng
(11,36%) và mào đơn hay là mào cờ (5,68%). Gà Tre có kiểu mào hạt đậu ở tỉnh Đồng Tháp
chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,19%. Ở tỉnh tiền Giang, mào hạt đậu và mào đơn xuất hiện phổ biến
hơn tương ứng với 45,01 và 47,06%. Gà có kiểu mào hạt quả óc chó chiếm 7,84%. Tần số
xuất hiện kiểu mào giữa ba tỉnh có sự sai khác về mặt thống kê (P<0,01). Alen (p+) của gà có
kiểu mào đơn được di truyền từ gà rừng G. gallus, G. sonneratii và G. lafayettei (Somes,
1990). Duguma (2006) cho biết kiểu mào đơn phổ biến hơn trong quần thể gà ở vùng nhiệt
đới, nó có thể giảm được 40% lượng nhiệt của cơ thể. Mặt khác, con lai của bố có kiểu hình
mào hạt đậu và mẹ có kiểu hình mào hoa hồng sẽ có kiểu hình mào hạt quả óc chó và mào
dâu.
Màu sắc mắt
Tính trạng màu mắt do nhiều gen quy định. Màu mắt đỏ chiếm tỷ lệ cao ở ba tỉnh An Giang,
Đồng Tháp và Tiền Giang tương ứng với 61,36, 76,74 và 58,82% trong tổng số gà được điều
tra (Bảng 2; Hình 7). Tiếp theo là tỷ lệ gà có màu mắt cam. Gà Tre có màu mắt ngọc trai chỉ
xuất hiện ở tỉnh An Giang, chiếm tỷ lệ 2,27%.
Khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể
Tương quan dương giữa khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể có sai khác và cao
hơn giá trị 0,60 (Bảng 3), ngoại trừ tương quan giữa vòng ống chân và cao chân, sải cánh và
dài thân tương ứng là tương quan xếp hạng Spearman = 0,21, 0,33 và 0,42 (P<0,001). Tương
quan cao nhất được tìm thấy ở khối lượng và chiều dài thân, khối lượng và vòng ngực, và giữa
cao chân với sải cánh lần lượt là tương quan xếp hạng Spearman = 0,80, 0,85 và 0,84
(P<0,001). Giá trị tương quan này cao hơn so với giá trị tương quan tương ứng của gà Tre
PHẠM MẠNH HƯNG - Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Tre Nam Bộ.
23
nuôi tại Bình Dương, dao động từ 0,60 đến 0,80 (Nguyễn Thị Thu Hiền và Lê Thị Ngọc,
2014). Tương quan giữa khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể phản ánh mức độ
quan hệ giữa chúng với nhau, việc chọn lọc tính trạng này có thể giúp cải thiện tính trạng
khác. Khối lượng cơ thể luôn có tương quan thuận với chiều dài thân, và với vòng ngực nên
có thể dựa vào 2 chiều đo này để tiến hành chọn lọc.
Bảng 3. Tương quan giữa khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể của giống gà Tre
Nam Bộ.
Tính trạng Khối lượng Cao chân Vòng ống chân Sải cánh Dài thân Vòng ngực
Khối lượng - 0,67(**) 0,64(**) 0,75(**) 0,80(**) 0,85(**)
Cao chân - 0,21(**) 0,84(**) 0,78(**) 0,60(**)
Vòng ống chân - 0,33(**) 0,42(**) 0,62(**)
Sải cánh - 0,78(**) 0,66(**)
Dài thân - 0,72(**)
Vòng ngực -
(**) Giá trị trong ngoặc đơn là giá trị xác suất P<0,001.
Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất của khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể
ở gà trưởng thành giữa ba tỉnh thu thập mẫu được trình bày ở Bảng 4. Khối lượng cơ thể trung
bình của gà mái dao động từ 530,47 đến 768,50 g và ở gà trống dao động từ 710,28 đến
1.000,82 g. Khối lượng cơ thể gà cao nhất được tìm thấy ở tỉnh Tiền Giang, vì một số hộ nông
dân nuôi gà ở đây chủ yếu cho gà ăn thức ăn công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu thịt và
trứng của thị trường. Khối lượng cơ thể gà ở nghiên cứu này tương đương với kết quả của gà
Tre nuôi bảo tồn ở Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội (Nguyễn Hữu Lương và cs., 2009), nhưng thấp
hơn so với khối lượng từ 800 đến 900 g ở gà Tre mái và từ 1.200 đến 1.300 g ở gà Tre trống
(Cục Chăn nuôi, 2009).
Các chỉ tiêu còn lại có sai khác giữa các tỉnh, ngoại trừ vòng ống chân của gà trống. Chiều cao
chân của gà Tre ở tỉnh An Giang là nhỏ nhất, lần lượt là 5,10 cm ở con mái và 5,93 ở con
trống. Theo Nguyễn Hữu Lương và cs. (2009), vòng ống của gà Tre nuôi bảo tồn ở Ba Vì, Hà
Nội là 2,9 cm ở gà mái và 3,7 cm ở gà trống. Cao chân dao động từ 5,9 đến 8,1 cm ở gà trống
và từ 5,1 đến 7,0 cm ở gà mái. Giá trị này thấp hơn nhiều so với gà bản địa của Ethiopia, dao
động từ 6,6 đến 7,8 cm ở gà mái và từ 8,2 đến 10,1 cm ở gà trống (Dana và cs., 2010).
Tính chung cho cả ba tỉnh thì khối lượng gà Tre Nam Bộ của con mái và trống lần lượt là
628,36 và 818,01 g, tương đương với kết quả của nhóm gà Tre nuôi ở Ba Vì và Từ Liêm, Hà
Nội (Lê Thị Thúy, 2010). Giống gà Tre có tốc độ tăng trưởng rất thấp, nhất là giai đoạn sau 6
tháng tuổi nên khối lượng của chúng nhỏ hơn so với giống gà khác (Lê Thị Thúy, 2010;
Nguyễn Thị Thu Hiền và Lê Thị Ngọc, 2014). Giá trị của một số chiều đo nằm trong khoảng
giá trị của gà Tre nuôi bảo tồn ở Ba Vì, Hà Nội (Nguyễn Hữu Lương và cs., 2009), nhưng đều
cao hơn so với kết quả của Lê Thị Thúy (2010).
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 54. Tháng 6/2014
24
Bảng 4. Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSMean) và sai số chuẩn (SE) của khối
lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể trên gà mái và gà trống trưởng thành của gà Tre
Nam Bộ
Tính trạng
An Giang Đồng Tháp Tiền Giang Chung
n LSMean±SE n LSMean±SE n LSMean±SE n LSMean±SE
Gà mái:
Khối lượng (g/gà) 20 530,47a±16,14 21 560,85a,b±32,91 24 768,50c±41,46 65 628,36±23,92
Cao chân (cm) 38 5,10a±0,13 21 6,08b±0,18 24 7,03c±0,21 83 5,89±0,13
Vòng ống (cm) 38 3,35a±0,04 21 3,49b,c±0,06 24 3,63c±0,07 83 3,50±0,04
Sải cánh (cm) 38 27,20a±0,35 21 28,50b±0,48 24 33,51c±0,56 83 29,47±0,39
Dài thân (cm) 38 27,05a±0,34 21 27,61a,b±0,46 24 31,09c±0,53 83 28,25±0,34
Vòng ngực (cm) 38 20,02a±0,34 21 20,47a,b±0,46 24 22,86c±0,53 83 21,06±0,25
Gà trống:
Khối lượng (g/gà) 32 710,28a±29,80 22 793,00a,b±34,39 27 1.000,82c±35,97 81 818,01±20,83
Cao chân (cm) 50 5,93a±0,14 22 6,73b±0,22 27 8,05c±0,22 99 6,64±0,12
Vòng ống (cm) 50 4,11±0,05 22 4,13±0,08 27 4,13±0,08 99 4,12±0,03
Sải cánh (cm) 50 30,64a±0,45 22 32,11a,b±0,68 27 36,24c±0,69 99 32,37±0,35
Dài thân (cm) 50 28,27 a±0,39 22 31,09b±0,58 27 33,65c±0,60 99 30,25±0,29
Vòng ngực (cm) 50 22,55a±0,29 22 23,50a,b±0,43 27 24,83c±0,44 99 23,30±0,22
Ghi chú: n, số mẫu thu thập; LSmeans trong cùng một hàng với chữ viết trên khác nhau cho biết mức độ sai khác giữa
các tỉnh thu thập mẫu (P<0,05).
Bảo tồn, nhân giống và phát triển nguồn gen gà Tre Nam Bộ
Giải pháp được xem là tốt nhất là bảo tồn giống gà Tre Nam Bộ tại các hộ chăn nuôi (in situ)
vì chúng phát triển tốt trong môi trường mà chúng đang sinh sống (Lê Viết Ly, 2001). Ngoài
ra, bảo tồn exsitu invivo là bảo tồn gà Tre trong các cơ sở của Viện nghiên cứu hay Trường đại
học cũng là giải pháp bảo tồn nguồn gen gà Tre nhằm tránh rủi ro cho phương pháp nêu trên
và còn là nguồn nguyên liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Việc ước lượng quy mô quần thể
dựa vào số lượng gà trống và mái được áp dụng theo phương pháp đề xuất của Wright (1931).
Số liệu thu thập được từ đàn giống hạt nhân sẽ được dùng để hiệu chỉnh cho số liệu thu thập
được từ các địa phương.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Tre Nam Bộ là điều kiện cần
thiết cho công việc bảo tồn và khai thác có hiệu quả giống gà này. Kết quả cho thấy, hầu hết
các tính trạng ngoại hình của giống gà này có phân bố khác nhau giữa các tỉnh, ngoại trừ tính
trạng màu mắt. Nhìn chung, gà có phân bố bộ lông bình thường chiếm tỷ lệ cao là 82,26%. Gà
Tre Nam Bộ chủ yếu có màu lông vàng, đỏ, trắng và trắng sọc đen lần lượt là 15,93, 19,78,
18,68 và 25,82%. Cẳng chân có hình vuông là một trong những đặc điểm phân biệt giống gà
PHẠM MẠNH HƯNG - Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Tre Nam Bộ.
25
Tre Nam Bộ, đặc biệt ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, người chăn nuôi gà Tre căn cứ vào
đặc điểm này để phân biệt gà Tre thuần hay gà Tre đã lai tạp. Gà có cẳng chân hình vuông ở
tỉnh này chiếm tỷ lệ cao nhất là 67,05%, tính chung cho cả 3 tỉnh thì tỷ lệ này là 52,75%. Gà
có da chân màu vàng chiếm tỷ lệ cao là 69,23%. Gà có màu sắc dái tai đỏ-trắng và kiểu mào
hạt quả óc chó chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 53,96 và 37,36%. Khối lượng và kích thước
một số chiều đo cơ thể có tương quan cao và thuận như giữa khối lượng và chiều dài thân là
0,80, giữa khối lượng và vòng ngực là 0,85, và giữa cao chân và sải cánh là 0,84. Khối lượng
gà của con mái và trống là thấp và lần lượt là 628,36 và 818,01 g. Dài thân và vòng ngực lần
lượt là 28,25 và 21,06 cm ở con mái và 30,25 và 23,30 cm ở con trống. Gà Tre ở tỉnh An
Giang có chiều cao chân nhỏ nhất lần lượt là 5,10 cm ở con mái và 5,93 ở con trống. Khối
lượng, vòng ngực, dài thân, sải cánh và cao chân giữa ba tỉnh có sự sai khác về mặt thống kê.
Do đó, đặc điểm quan trọng nhất của gà Tre Nam Bộ là có gà có cẳng chân hình vuông và
thấp, dùng để phân biệt với giống gà Tre khác.
Đề nghị
Giống gà Tre Nam Bộ, đặc biệt là giống gà Tre Tân Châu ở tỉnh An Giang, có cẳng chân hình
vuông và thấp là nguồn gen quý cần được bảo tồn tại các hộ chăn nuôi và các trung tâm
nghiên cứu để có điều kiện theo dõi các đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất. Đây còn là
nguồn nguyên liệu dùng cho các nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Cục Chăn nuôi. 2009. Tập bản đồ Chăn nuôi Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.
Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt. 2011. Các chỉ tiêu dùng trong nghiên
cứu chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.
Nguyễn Thị Thu Hiền, và Lê Thị Ngọc. 2014. Đặc điểm sinh trưởng của gà Tre trong điều kiện nuôi thả vườn tại
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5: 40 – 47.
Nguyễn Hữu Lương, Đặng Thị Dương, và Chu Văn Long. 2009. Báo cáo một số đặc điểm sinh vật học của gà
Tre nuôi tại Ba Vì. Tài liệu bảo tồn, Viện Chăn nuôi, Hà Nội, Việt Nam.
Lê Viết Ly. 2001. Chuyên khảo: Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam. Tập II: Phần gia cầm. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.
Hoàng Tuấn Thành và Nguyễn Quốc Đạt. 2009. Kết quả nuôi bảo tồn quỹ gen gà Tre tại Tiền Giang. Tài liệu
bảo tồn, Viện Chăn nuôi, Hà Nội, Việt Nam.
Lê Thị Thúy. 2010. Xác định sự sai khác di truyền của các giống gà nội. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Chăn
nuôi, Hà Nội, Việt Nam.
Tiếng nước ngoài
Banerjee, S. 2012. Morphological characterization of indigenous chickens of Sikkim and West Bengal, India.
Anim. Genet. Resour. 51: 57–71.
Besbes, B., M. Tixier-Boichard, I. Hoffmann, and G. L Jain. 2008. Future trends for poultry genetic resources –
FAO, in: Poultry in the 21st Century, Rome, Italy.
Cabarles, J. C., A. L. Lambio, S. A. Vega, S. S. Capitan, and M. S. Mendioro. 2012. Distinct morphological
features of traditional chickens (Gallus gallus domesticus L.) in Western Visayas, Philippines. Anim. Genet.
Resour. 51: 73–87.
Dana, N., T. Dessie, L. H. van der Waaij, and J. A. M. van Arendonk. 2010. Morphological features of
indigenous chicken population of Ethiopia. Anim. Genet. Resour. 46: 11–23.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 54. Tháng 6/2014
26
Duguma, R. 2006. Phenotypic characterization of some indigenous chicken ecotypes of Ethiopia Livest. Res.
Rural Dev. 18: 131.
FAO. 2011. Status and trends of animal genetic resources – 2010. Commission on genetic resources for food and
agriculture, Thirteenth regular sessio, Rome, Italy.
FAO. 2012. Phenotypic characterization of animal genetic resources. FAO Animal Production and Health
Guidelines No. 11, Rome, Italy.
Melesse, A., and T. Negesse. 2011. Phenotypic and morphological characterization of indigenous chicken
populations in southern region of Ethiopia. Anim. Genet. Resour. 49: 19–31.
Nishida, T., W. Rerkamnuaychoke, D. G. Tung, S. Saignaleus, and S. Okamoto et al. 2000. Morphological
identification and ecology of the red jungle fowl in Thailand, Laos and Vietnam. Anim. Sci. J. 71: 470–480.
Pham, M. H. 2013. Analysis of genetic diversity and conservation priorities in Asian domestic chicken
populations based on microsatellites, Ph.D thesis, National Chung Hsing University, Taichung, Taiwan.
Pham, M. H., C. Berthouly-Salazar, X. H. Tran, W. H. Chang, and R. P. M. A. Crooijmans et al. 2013. Genetic
diversity of Vietnamese domestic chicken populations as decision-making support for conservation strategies.
Anim. Genet. 44: 509–521.
R Core Development Team. 2006. R: A language and environment for statistical computing, R foundation for
statistical computing, Vienna, Austria.
Somes, R. 1990. Mutations and major variants of plumage and skin in chicken, Elsevier Science Publishers,
Amsterdam, The Netherlands.
Tixier-Boichard, M., F. Leenstra, D. K. Flock, P. M. Hocking, and S. Weigend. 2012. A century of poultry
genetics. Worlds Poult. Sci. J. 68: 307–321.
Wright, S. 1931. Evolution in Mendelian populations. Genetics 16: 97–159.
Người phản biện: TS. Phạm Công Thiếu và TS. Nguyễn Quý Khiêm
Ngày nhận bài: 12/3/2015
Ngày chấp nhận đăng: 28/5/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_31_2395_2134328.pdf