Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM

Tài liệu Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 194 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, DỊCH TỄ TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM NẤM DA TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. HCM Hà Mạnh Tuấn*,**, Vũ Quang Huy*,**,***, Trần Phủ Mạnh Siêu*, Nguyễn Quang Minh Mẫn* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm nấm da tại bệnh viện Da Liễu, tỉ lệ nhiễm các loại sợi tơ nấm vách ngăn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được chẩn đoán vi nấm bằng kỹ thuật xét nghiệm tìm vi nấm trên bệnh phẩm soi tươi. Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát phỏng vấn bệnh nhân để thu thập một số thông tin về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả cận lâm sàng trên 207 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu. Áp dụng kỹ thuật cấy định danh sợi tơ nấm vách ngăn. Kết quả: Sợi tơ nấm vách ngăn (STNVN) 55%, Pityrosporum orbiculare (P.O) 27,5%, nấm men 17,5%. Triệu chứng lâm sàng điển hình ở vi nấm là ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 194 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, DỊCH TỄ TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM NẤM DA TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. HCM Hà Mạnh Tuấn*,**, Vũ Quang Huy*,**,***, Trần Phủ Mạnh Siêu*, Nguyễn Quang Minh Mẫn* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm nấm da tại bệnh viện Da Liễu, tỉ lệ nhiễm các loại sợi tơ nấm vách ngăn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được chẩn đoán vi nấm bằng kỹ thuật xét nghiệm tìm vi nấm trên bệnh phẩm soi tươi. Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát phỏng vấn bệnh nhân để thu thập một số thông tin về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả cận lâm sàng trên 207 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu. Áp dụng kỹ thuật cấy định danh sợi tơ nấm vách ngăn. Kết quả: Sợi tơ nấm vách ngăn (STNVN) 55%, Pityrosporum orbiculare (P.O) 27,5%, nấm men 17,5%. Triệu chứng lâm sàng điển hình ở vi nấm là ngứa với 83%, tỉ lệ nhiễm nấm ở nam nhiều hơn nữ (54,1% và 45,9%) và phần lớn trong độ tuổi từ 16-30 tuổi (48,8%) và số bệnh nhân ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn ở tỉnh thành khác (59,9% và 40,1%). Kết quả định danh sợi tơ nấm vách ngăn là Trichophyton rubrum 29,3%, Trichophyton mentagrophytes 20,7%, Trichophyton tonsurans 25,6%, Trichophyton schoenleinii 1,2%, Microsporum audouinii 2,4%, Microsporum gypseum 7,3%, Epidermophyton floccosum 3,7%. Kết luận: Ngứa là triệu chứng thường gặp ở bệnh nấm da, phổ biến ở nhóm 16-30 tuổi, với phần nhiều bệnh nhân đến từ TP. Hồ Chí Minh. Sợi tơ nấm vách ngăn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại nấm nhiễm trên da và tác nhân gây bệnh nhiều nhất là Trichophyton rubrum. Từ khoá: nấm da, sợi tơ nấm vách ngăn ABSTRACT SOME CLINICAL, SUBCLINICAL CHARACTERISTICS, EPIDEMIOLOGICAL SITUATION OF FUNGI ON THE SKIN AT HCMC HOSPITAL OF DERMATO VENEREOLOGY Ha Manh Tuan, Vu Quang Huy, Tran Phu Manh Sieu, Nguyen Quang Minh Man * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 194 – 199 Objective: Survey some epidemiological, clinical and subclinical characteristics in patients with fungi on the skin infections at HCMC Hospital of Dermato Venereology, prevalence of dermatophytes. Methods: The patient was diagnosed with microscopy by testing to find fungi on skin. Using the questionnaire to interview patients to collect some information on epidemiological, clinical and subclinical characteristics in 207 patients. Applying the testing of identifying dermatophytes. Result: Dermatophytes 55%, Pityrosporum orbiculare 27.5%, Yeasts 17.5%. Typical clinical symptoms in fungi on the skin are pruritus with 83%, male infection rate is higher than that of women (54.1% and 45.9%) and most are the ages of 16-30 (48.8%) and patients in HCMC is higher than in other provinces (59.9% and 40.1%). Results of identification of dermatophytes were Trichophyton rubrum 29.3%, Trichophyton mentagrophytes 20.7%, Trichophyton tonsurans 25.6%, Trichophyton 1.2%, Microsporum audouinii 2.4%, Microsporum gypseum 7.3%, Epidermophyton floccosum 3.7%. Conclusion: Pruritus is a common symptom of fungi on skin disease, common in the age of 16-30, with *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng Y học - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Hà Mạnh Tuấn ĐT: 0903311709 Email: hamanhtuan@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 195 most patients coming from Ho Chi Minh City. Dermatophytes have the highest fungi rate on the skin, with Trichophyton rubrum being the most common. Key words: fungi on the skin, dermatophytes ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nấm da có ở khắp nơi trên thế giới, trong đó sợi tơ nấm có vách ngăn là loại thường gặp nhất trong các bệnh nấm da do vi nấm cạn trên người, gây ảnh hưởng 20-25% dân số toàn cầu(4,9). Loại vi nấm hay gặp nhất ở da là dạng sợi tơ nấm vách ngăn (STNVN)(8,9). Tại khoa xét nghiệm bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh, hiện đang phục vụ bệnh nhân đến chẩn đoán nấm da bằng kỹ thuật soi tươi tìm sợi tơ nấm vách ngăn, nấm men và nấm lang ben. Bệnh nấm da ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng sống, tâm lý và chi phí cho người bệnh, cho xã hội(2). Tuy nhiên nhiễm nấm da là một tình trạng không quá mức ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nên người bệnh ít quan tâm lo lắng, hơn nữa đường dùng chủ yếu là bôi ngoài da vì vậy người bệnh thường tự đi mua thuốc mà không cần kê đơn và hướng dẫn của thầy thuốc, cũng như tự điều trị và ngưng thuốc khi thấy triệu chứng đỡ. Chính những yếu tố trên đã làm cho tình trạng nhiễm nấm dễ bị kháng thuốc, nhiễm nấm mạn tính dẫn đến những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Chính vì vậy, nghiên cứu chúng tôi thực hiện để tìm hiểu về một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh. Qua khảo sát chúng tôi thấy sợi tơ nấm vách ngăn chiếm tỉ lệ trội hơn ở các bệnh nấm trên da, nên trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn triển khai kỹ thuật cấy và cấy định danh trên kính để xác định tỉ lệ các loại nấm vách ngăn, hỗ trợ bác sĩ lâm sàng trong điều trị, cũng như phục vụ cho những nghiên cứu chuyên môn sâu hơn. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát được một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình hình nhiễm nấm da và tỉ lệ các loại sợi nấm vách ngăn tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Trong đó: n: cỡ mẫu = 207, chọn mức sai số d=0,05 α: độ tin cậy = 95%. Z = 1,96 (Z: trị số từ phân phối chuẩn) P: tỉ lệ bệnh nhân nhiễm nấm da là 16% (Thực hiện Pilot từ tháng 08/2018 đến tháng 10/2018 tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh). Thời gian thực hiện Từ tháng 09/2018 – 05/2019. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ngoại trú được bác sĩ chẩn đoán nấm da khi đến khám tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 02/2019 đến tháng 04/2019, có kết quả soi tươi tìm thấy vi nấm. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành phỏng vấn bệnh nhân bằng bộ câu hỏi khảo sát về một số đặc điểm lâm sàng, cận lân sàng, dịch tễ trên bệnh nhân có kết quả soi tươi tìm thấy vi nấm trên da. Thực hiện nuôi cấy định danh vi nấm trên mẫu da dương tính với sợi tơ nấm vách ngăn: Cấy mẫu da vào môi trường Sabouraud có Chloramphenicol 0,05g/l và Cycloheximide 0,5g/l, để ở nhiệt độ phòng. Theo dõi, quan sát sự phát triển của vi nấm vào các ngày 3, 7, 10, 14, 21, 28, 35, 45. Vi nấm phát triển đủ độ, quan sát vi, đại thể xác định hình thái khúm nấm. Tiến hành kỹ thuật cấy trên kính. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 196 Theo dõi, quan sát sự phát triển của vi nấm vào các ngày 3, 7, 10, 14, 21, 28, 35, 45. Theo dõi, thấy nấm mọc trên lá kính, quan sát dưới kính hiển vi với phẩm xanh LPCB. Dựa vào đặc điểm khúm nấm, thời gian mọc, quan sát hình thể dưới kính hiển vi định tên loài. KẾT QUẢ Một số đặc điểm dịch tễ Tổng số 207 bệnh nhân Bảng 1: Tỉ lệ nhiễm các loại nấm da và phân bố theo nơi cư ngụ Nơi sống P.O Nấm men STNVN Tổng TP.HCM 42 (73,6%) 25 (69,4%) 57 (50%) 124(59,9%) Tỉnh thành khác 15 (26,4%) 11 (30,6%) 57 (50%) 83 (40,1%) Tổng 57 (27,5%) 36 (17,5%) 114 (55%) 207 (100%) Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm nấm da phân bố theo nhóm tuổi Tuổi P.O Nấm men STNVN Tổng ≤15 4 (33,3%) 6 (50%) 2 (16,7%) 12 (5,8%) 16-30 31 (30,6%) 9 (9,1%) 61 (60,3%) 101 (48,8%) 31-45 18 (32,7%) 9 (16,4%) 28 (50,9%) 55 (26,6%) 46-60 4 (12,5%) 8 (25%) 20 (62,5%) 32 (15,5%) >60 0 (0%) 4 (57,1%) 3 (42,9%) 7 (3,3%) Bảng 3: Tỉ lệ nhiễm nấm da phân bố theo giới tính Giới tính P.O Nấm men STNVN Tổng Nam 36 (63,1%) 16 (44,4%) 60 (52,6%) 112 (54,1%) Nữ 21 (36,9%) 20 (55,6%) 54 (47,4%) 95 (45,9%) Một số đặc điểm lâm sàng Bảng 4: Tỉ lệ phân bố theo triệu chứng lâm sàng các loại nấm da Triệu chứng Ngứa da Đau rát Đỏ da Rạn da P.O 36 (63,2%) 6 (10,5%) 32 (56,1%) 2 (3,5%) Nấm men 26 (72,2%) 20 (55,6%) 17 (47,2%) 1 (2,8%) STNVN 110 (96,5%) 70 (61,4%) 103 (90,4%) 17 (14,9%) Tổng 172 (83,1%) 96 (46,4%) 152 (73,4%) 20 (9,7%) Bảng 5: Tỉ lệ phân bố theo vị trí sang thương các loại nấm da Vị trí Đầu, mặt, cổ Thân Mông bẹn Tay Chân >2 vị trí P.O 6 (10,5%) 44 (77,2%) 3 (5,3%) 11 (19,3%) 2 (3,5%) 6 (10,5%) Nấm men 0 (0%) 2 (5,6%) 14 (38,9%) 16 (44,4%) 6 (16,7%) 2 (5,6%) STNVN 18 (15,8%) 19 (16,7%) 59 (51,8%) 16 (14%) 24 (21,1%) 14 (12,3%) Tổng 24 (11,6%) 65 (31,4%) 76 (36,7%) 43 (20,8%) 32 (15,5%) 22 (10,6%) Kết quả cận lâm sàng Bảng 6: Kết quả xét nghiệm soi tươi vi nấm Loại nấm nhiễm Tần số Tỉ lệ (%) P.O 57 27,5 Nấm men 36 17,5 STNVN 114 55 Bảng 7: Kết quả nuôi cấy STNVN Cấy STNVN Mọc Không mọc 114 mẫu 82 (71,9%) 32 (28,1%) Nhóm Tần số Tỉ lệ % Trichophyton sp. 63 76,8 Microsporum sp. 8 9,7 Epidermophyton sp. 3 3,7 Dạng khác 8 9,8 Bảng 8: Kết quả định danh STNVN Loại STNVN Tần số Tỉ lệ % Trichophyton rubrum 24 29,3 Trichophyton mentagrophytes 17 20,7 Trichophyton tonsurans 21 25,6 Trichophyton schoenleinnii 1 1,2 Microsporum gypseum 6 7,3 Microsporum audouinii 2 2,4 Epidermophyton floccosum 3 3,7 Loại STNVN Tần số Tỉ lệ % Dạng khác 8 9,8 BÀN LUẬN Với 207 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 114 bệnh nhân nhiễm STNVN (55%), 57 bệnh nhân nhiễm P.O (27,5%) và 36 bệnh nhân nhiễm nấm men (17,5%), chúng tôi có những nhận xét như sau: Nơi cư ngụ Theo kết quả khảo sát thì tỉ lệ bệnh nhân cư trú tại TP. Hồ Chí Minh là 124 bệnh nhân (59,9%) và ở các địa phương khác là 83 (40,1%). Đây có thể do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh. Tỉ lệ này bằng nhau ở nhóm STNVN với 57 người (50%) đến từ TP. Hồ Chí Minh và 57 người (50%) đến từ tỉnh thành khác. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Lee là 84,5% bệnh nhân thành thị và 15,5% bệnh nhân vùng khác(5). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thái Dũng thì tỉ lệ bệnh nhân ở nông thôn nhiều hơn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 197 thành thị(7). Đây có thể do nguyên nhân nghiên cứu này thực hiện ở Nghệ An, nơi vẫn còn nhiều hoạt động nông nghiệp nên sự khác biệt này có tính khách quan, tùy thuộc nơi thực hiện nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu. Ở nhóm P.O và nấm men, tỉ lệ bệnh nhân ở TP. Hồ Chí Minh so với tỉnh thành khác là 42 (73,6%) và 25 (69,4%) so với 15 (26,4%) và 11 (30,6%). Điều này có thể do bệnh nhân chưa chú trọng nhiều đến tình trạng bệnh, do thể bệnh không ảnh hưởng nhiều, nên những bệnh nhân ở xa không đến trực tiếp bệnh viện Da Liễu mà điều trị tại địa phương. Độ tuổi trong nghiên cứu Trong tổng số 207 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy độ tuổi nhỏ nhất là 1 tuổi và cao nhất là 69 tuổi. Tuổi trung bình là 32 ± 14,23 tuổi. Qua đó cho thấy bệnh nấm da có ở mọi lứa tuổi. Độ tuổi chiếm nhiều nhất trong nghiên cứu là 16-30 tuổi, chiếm tỉ lệ 48,8% (101 bệnh nhân). Trong đó, STNVN chiếm 60,3% (61 bệnh nhân), tiếp theo là P.O chiếm 30,6% (31 bệnh nhân), ít nhất là nấm men 9,1% (9 bệnh nhân). Theo sau là nhóm 31-45 tuổi với 26,6% (55 bệnh nhân). Trong đó, tỉ lệ STNVN là 50,9% (28 bệnh nhân), P.O là 32,7% (18 bệnh nhân), ít nhất là nấm men 16,4% (9 bệnh nhân). Nhóm tuổi 46-60 chiếm 15,5% (32 bệnh nhân), với tỉ lệ STNVN là 62,5% (20 bệnh nhân), nấm men là 25% (8 bệnh nhân), P.O là 12,5% (4 bệnh nhân). Ở nhóm tuổi ≤15 thì chiếm tỉ lệ 5,8% (12 bệnh nhân), trong đó chiếm tỉ lệ nhiều lại là nấm men với 50% (6 bệnh nhân), P.O là 33,3% (4 bệnh nhân), STNVN chỉ chiếm 16,7% (2 bệnh nhân). Cuối cùng với tỉ lệ ít nhất 3,3% (7 bệnh nhân) là nhóm >60 tuổi. Trong đó, nấm men chiếm 57,1% (4 bệnh nhân), STNVN là 42,9% (3 bệnh nhân) và không có bệnh nhân nào nhiễm P.O. Như vậy, trong nhóm tuổi từ 16 đến 60 thì tỉ lệ STNVN vẫn chiếm ưu thế. Khác biệt chỉ xảy ra ở nhóm từ 15 tuổi trở xuống và trên 60 tuổi với tỉ lệ nấm men nhiều hơn, điều này có thể do điều kiện vệ sinh ở trẻ nhỏ và người cao tuổi không tự bản thân chăm sóc tốt được nên dễ tạo điều kiện cho nấm men phát triển ở kẽ bẹn, mông. Theo nghiên cứu của Surendran KAK thì nhóm tuổi 16-30 chiếm nhiều nhất(12). Kết quả nghiên cứu của tác giả Rezaei- Matehkolaei(11) Pauld(10) và Agarwal(1) cũng cho tỉ lệ nhiễm nấm cao nhất ở nhóm 21-30 tuổi. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thái Dũng cũng cho tỉ lệ nhiễm nấm cao nhất ở nhóm 20- 29 tuổi(7). Nghiên cứu của Trương Quang Ánh và cộng sự thực hiện năm 2003 về bệnh nấm nông tại Khoa Ký sinh trùng, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế cho thấy độ tuổi chủ yếu là 11 - 30 tuổi(15). Nghiên cứu của Bùi Văn Đức và cộng sự (2004) tại Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh về bệnh nấm da cũng cho thấy tỷ lệ các đối tượng đến khám là người trẻ tuổi, trung bình là 22,5 tuổi, độ tuổi 16 - 40 chiếm 72,9%(3). Giới tính Trong 207 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 112 là nam giới chiếm tỉ lệ 54.1% nhiều hơn 95 bệnh nhân là nữ giới chiếm tỉ lệ 45.9%. Tỉ lệ nam giới cũng chiếm nhiều hơn ở nhóm nhiễm P.O là 36 (63,1%) ở nam và 21 (36,9%) ở nữ, và nhóm STNVN là 60 (52,6%) ở nam và 54 (47,4%) ở nữ. Riêng với nhóm nấm men thì tỉ lệ này có sự khác biệt khi ở nam là 16 (44,4%) và 20 (55,6%) ở nữ. Điều này có thể do ở nữ và trẻ em, nấm men sống hoại sinh và dễ tự nhiễm ở bẹn từ nước tiểu do vệ sinh không kĩ. Còn ở nhóm P.O và STNVN thì nam chiếm tỉ lệ nhiều hơn do nam hoạt động sinh lý, hoạt động thể lực và tăng tiết mồ hôi nhiều hơn ở nữ(12). Tỉ lệ nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Paudel(10) khi nam chiếm 68.3% và nữ chiếm 31,6%. Trong nghiên cứu của Agarwal(1) thì nam giới chiếm 68,3% và nữ chiếm 31,6% và với nghiên cứu của Surendran K.A.K thì nam là 62%, nữ 38%(12). Nghiên cứu của Nguyễn Thái Dũng thì tỉ lệ nam nhiễm nhiều hơn nữ là 63,4% và 36,6%(7). Nghiên cứu của Bùi Văn Đức và cộng sự (2004) tại Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh về bệnh nấm da cũng cho thấy tỷ lệ nam, nữ là 55,1% và 44,9%(3). Triệu chứng lâm sàng Phổ biến nhất là triệu chứng ngứa da với Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 198 83,1% bệnh nhân trong nghiên cứu. Đây cũng là triệu chứng phổ biến nhất trong cả 3 nhóm bệnh với các tỉ lệ 96,5%, 72,2%, 63,2% cho nhóm STNVN, nấm men và P.O. Theo sau là triệu chứng đỏ da với 73,4% và các tỉ lệ 90,4%, 47.2% và 56,1% lần lượt cho các nhóm STNVN, nấm men và P.O. Đau rát chiếm tỉ lệ chung 46,4% và ở STNVN là 61,4%, nấm men là 55,6%, P.O là 10,5%, cuối cùng chiếm ít nhất là tỉ lệ rạn da với 9,7% bệnh nhân gặp phải, tương ứng với 14,9% cho nhóm STNVN, 2,8% cho nhóm nấm men và 3,5% cho nhóm P.O. Tình trạng rạn da chỉ xuất hiện ở một số bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc, không theo chỉ định. Như vậy, ngứa là triệu chứng thường gặp nhất của nhóm nấm trên da. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thái Dũng khi tỉ lệ ngứa là 95,1%(7). Nghiên cứu của Mahalakshmi ghi nhận triệu chứng ngứa là 79,5%(6). Vị trí sang thương Chiếm tỉ lệ nhiều nhất là nhóm nấm ở vùng mông, bẹn với 36,7%, tiếp theo là nhóm nấm ở thân với 31,4%, tiếp đến là vùng tay với 20,8%, chân 15,5% và ít nhất là vùng đầu, mặt, cổ với 11,6%. Trong đó có 10,6% bệnh nhân nhiễm nấm nhiều hơn 2 vị trí. Trong nhóm P.O, tỉ lệ nhiều nhất là vùng thân với 77,2%, đây cũng vị trí thường gặp của P.O(14). Ở nhóm nấm men thì vị trí gặp nhiều nhất là vùng mông, bẹn và tay, nách với 38,9% và 44,4% và trong phạm vi nghiên cứu này không có trường hợp nào ở vùng đầu, mặt, cổ. Với sang thương nấm trên da thì vùng mông, bẹn, nách là những vị trí phổ biến nhất(14). Trong nhóm STNVN, phổ biến nhất là gặp ở vùng mông, bẹn với 51,8%, chân 21,1%, 3 vùng thân; đầu, mặt, cổ và tay với những tỉ lệ gần ngang nhau là 16,7%, 15,8%, 14%. Trong đó có 12,3% trường hợp bị nhiễm nhiều hơn 2 vị trí. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tôn Nữ Phương Anh khi có tỉ lệ nấm vùng bẹn chiếm cao nhất(13). Kết quả của Nguyễn Thái Dũng(7) thì nấm ở vùng da trơn nhiều nhất, còn theo Agarwal(1), Rezaei-Matehkolaei(11) thì nấm ở thân chiếm nhiều nhất. Kết quả định danh nấm sợi Trong 207 bệnh nhân nghiên cứu, có 114 trường hợp dương tính với sợi tơ nấm vách ngăn. Trong đó tỉ lệ nuôi cấy dương tính là 82 ca, chiếm 71,9%. Điều này có thể do những nguyên nhân như bệnh nhân đã tự bôi thuốc trước đó, cách lấy mẫu, kỹ thuật cấy Kết quả sau định danh chúng tôi nhận thấy Trichophyton sp. chiếm tỉ lệ cao hơn Microsporum sp. và Epidermophyton sp. Trong nhóm Trichophyton sp. thì tác nhân thường gặp nhất là Trichophyton rubrum (29,3%) Chiếm tỉ lệ ít nhất là Trichophyton schoenleinnii (1,2%). Trong nhóm Microsporum sp. thì tác nhân thường gặp nhất là Microsporum gypseum (7,3%). Chiếm tỉ lệ ít nhất là Microsporum audouinii (2,4%). Trong nhóm Epidermophyton sp. thì chỉ thấy tác nhân Epidermophyton floccosum (3,7%). Quy trình kỹ thuật tìm sợi tơ nấm vách ngăn Từ qui trình soi tươi tìm vi nấm đang thực hiện tại bệnh viện, triển khai định danh vi nấm với các kỹ thuật cấy, cấy trên kính để định danh. Với việc xây dựng quy trình hoàn chỉnh, từng bước chuẩn hóa thao tác kỹ thuật đã bước đầu định danh được nhóm sợi tơ nấm có vách ngăn, kết quả nhận dạng được các loại như Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Trichophyton tonsurans, Trichophyton schoenleinii, Microsporum audouinii, Microsporum gypseum, Epidermophyton floccosum. KẾT LUẬN Phần lớn bệnh nhân đến khám khi gặp triệu chứng ngứa da gây khó chịu, gặp nhiều ở nhóm người trẻ độ tuổi 16 đến 30 và nhóm bệnh nhân đến từ TP. Hồ Chí Minh cũng chiếm ưu thế hơn các tỉnh thành khác. Tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh thì sợi tơ nấm vách ngăn gây bệnh nấm trên da với tỉ lệ cao nhất và trong đó loại Trichophyton rubrum là tác nhân gây bệnh nhiều nhất. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 199 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agarwal US, Saran J, Agarwal P (2014). "Clinico-mycological study of dermatophytes in a tertiary care centre in Northwest India". Indian J Dermatol Venereol Leprol, 80(2):194. 2. Arsić-Arsenijević V, Branković M, Dzamić A Colović I, Mitrović S, Ratkov E (2010). "Antimycotics susceptibility testing of dermatophytes". Srp Arh Celok Lek Serbian, 138:518-525. 3. Bùi Văn Đức và cộng sự (2004). "Góp phần nghiên cứu tác dụng của Griseofulvin trong điều trị bệnh nấm da do Dermatophytes ở bệnh nhân nghiện ma túy". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, pp.32-39. 4. Havlickova B, Czaika VA, Friedrich M (2008). "Epidemiological trends in skin mycoses worldwide". Mycoses, 51(S4):2-15. 5. Lee WJ, Kim SL, Jang YH, Lee SJ, et al (2015). "Increasing Prevalence of Trichophyton rubrum Identified through an Analysis of 115,846 Cases over the Last 37 Years". J Korean Med Sci, 30(5):639-43. 6. Mahalakshmi R, Apoorva R, Joshua J (2017). "Dermatophytosis: clinical profile and association between sociodemographic factors and duration of infection". Int J Res Dermatol, 3(2):282- 285. 7. Nguyễn Thái Dũng (2017). "Nghiên cứu một số đặc điểm và kết quả điều trị nấm da ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại trung tâm chống phong - da liễu Nghệ An 2015 - 2016". Luận văn Tiến sỹ Y học, Viện sốt rét ký sinh trùng trung ương. 8. Nishimoto K (2006). "An epidemiological survey of dermatomycoses in Japan 2002". Nihon Ishinkin Gakkai Zasshi, 47(2):103-11. 9. Nweze EI (2014). "Dermatophytosis in Western Africa: a review". Pak J Biol Sci, pp.649-656. 10. Paudel D, Manandhar S (2015) "Dermatophytic Infections among the Patients Attending Di Skin Hospital and Research Center at Maharajgunj Kathmandu". Journal Nepal Health Res Counc, pp. 226-232. 11. Rezaei-Matehkolaei A, Rafiei A, Makimura K, et al (2016). "Epidemiological Aspects of Dermatophytosis in Khuzestan, southwestern Iran, an Update". Mycopathologia, 181(7-8):547-53. 12. Surendran K, Bhat RM, Boloor R, et al (2014). "A clinical and mycological study of dermatophytic infections". Indian J Dermatol, 59(3):262-7. 13. Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu, Phan Thị Hằng Giang, Nguyễn Thị Hoá (2012) "Nghiên cứu bệnh nguyên bệnh vi nấm ở da của bệnh nhân khám tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế". Tạp chí Y dược học, 11: pp.92-98. 14. Trần Xuân Mai (2015). Bệnh vi nấm ngoài da, ký sinh trùng Y học. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, https://xuatbanyhoc.vn/ky-sinh-trung-y-hoc-1. 15. Trương Quang Ánh, Tôn Nữ Phương Anh (2003). "Bước đầu khảo sát tình hình nhiễm nấm da và nấm ngoại biên ở bệnh nhân được xét nghiệm nấm tại Khoa Ký sinh trùng" - Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế". Phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, pp.80-85. Ngày nhận bài báo: 15/05/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019 Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_dich_te_tren_benh_nhan.pdf
Tài liệu liên quan