Tài liệu Một số đặc điểm giải phẫu động mạch thận đoạn ngoài nhu mô ở người Việt Nam: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 289
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THẬN
ĐOẠN NGOÀI NHU MÔ Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Phước Vĩnh*, Nguyễn Quang Hiển*, Dương Văn Hải*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đặc điểm giải phẫu động mạch thận, bao gồm cả đoạn đi trong xoang thận, ngoài nhu mô thận,
có ý nghĩa to lớn trong các phương pháp điều trị bệnh lý thận niệu. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam chưa có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Mục tiêu: Góp phần mô tả chi tiết một số đặc điểm giải phẫu của các động mạch thận và đặc điểm cấp máu
cho nhu mô thận.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 40 thận của 20 xác ướp tại bộ môn Giải phẫu
học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp nạo bỏ nhu mô thận để quan sát các động
mạch đoạn trong xoang thận.
Kết quả: Đa số thận có 1 động mạch thận chính (90%), 5% có động mạch cực trên và 2,5% có động mạch
cực dưới xuất phát từ động mạch chủ bụng. Động mạc...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm giải phẫu động mạch thận đoạn ngoài nhu mô ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 289
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THẬN
ĐOẠN NGOÀI NHU MÔ Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Phước Vĩnh*, Nguyễn Quang Hiển*, Dương Văn Hải*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đặc điểm giải phẫu động mạch thận, bao gồm cả đoạn đi trong xoang thận, ngoài nhu mô thận,
có ý nghĩa to lớn trong các phương pháp điều trị bệnh lý thận niệu. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam chưa có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Mục tiêu: Góp phần mô tả chi tiết một số đặc điểm giải phẫu của các động mạch thận và đặc điểm cấp máu
cho nhu mô thận.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 40 thận của 20 xác ướp tại bộ môn Giải phẫu
học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp nạo bỏ nhu mô thận để quan sát các động
mạch đoạn trong xoang thận.
Kết quả: Đa số thận có 1 động mạch thận chính (90%), 5% có động mạch cực trên và 2,5% có động mạch
cực dưới xuất phát từ động mạch chủ bụng. Động mạch thận thường phân nhánh ngoài xoang thận (77,78%).
Các động mạch thận có thể phân thành 3 nhóm: nhóm I (động mạch thận phân đôi 2 ngành trước sau bể thận,
52,78%), nhóm II (động mạch thận có nhánh bên và phân đôi 2 ngành trước sau bể thận, 25,00%), nhóm III
(động mạch thận chia ba hoặc chia tư, 22,22%). Trong nhóm I, ngành động mạch đi trước bể thận có 4 dạng: dạng
chia đôi (47,37%), dạng chia ba (26,32%), dạng chia tư (10,53%) và dạng trục chính (15,79%); ngành động
mạch đi sau bể thận có 2 dạng: dạng trục chính (78,95%) và dạng phân đôi (21,05%). Nhìn chung, vùng cấp máu
của phân nhánh trước rộng hơn phân nhánh sau.
Kết luận: Sự phân nhánh của động mạch thận rất đa dạng. Các động mạch thận có thể phân thành 3 nhóm.
Từ khóa: giải phẫu, động mạch thận, nhu mô thận, xoang thận, cấp máu.
ABSTRACT
ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF HUMAN EXTRA-PARENCHYMA RENAL ARTERIES IN
VIETNAMESE POPULATION
Nguyen Phuoc Vinh, Nguyen Quang Hien, Duong Van Hai
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 289 - 297
Background: The anatomy of renal arteries, especially the intrarenal arteries, has great significance in
certain urology therapies. However, there have not been many studies in Vietnam of this subject.
Objectives: Provide additional anatomical information in detail about the renal artery, its branching
patterns and the characteristics of renal parenchyma’s blood supply.
Materials and Methods: Forty kidneys from 20 cadavers were obtained. To observe the intrarenal artery,
we severed the kidney from cadaver and then micro-dissected the parenchyma to reveal the renal artery.
Results: The majority of kidneys has one main renal artery (90%). The upper renal polar artery, which arises
from the abdominal aorta, appears in 5% of the observed kidneys and lower renal polar artery appears in 2.5% of
cases. Renal artery often branches outside the renal sinus (77.78%). The renal artery can be classified into 3
*Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Phước Vĩnh ĐT: 0938007818 Email: vinhnguyen@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 290
groups: group I (the main renal artery separates into 2 divisions – anterior and posterior division, 52.78%), group
II (the main renal artery gives “early” branching arteries before separating into 2 divisions, 25.00%), group III
(the main renal artery separates into three or four branches, 22.22%). In group I, the anterior division has 4
branching patterns: difurcating (47.37%), trifurcating (26.32%), quadfurcating (10.53%) and main-axis form
(15.79%); the posterior division has 2 branching patterns: main-axis form (78.95%) and bifurcating (21.05%).
Overall, the anterior division supplies blood to a wider area than the posterior division does.
Conclusion: The branching of human renal artery are diverse and have many variations. The renal artery
can be classified into 3 groups.
Keywords: anatomy, renal artery, renal parenchyma, intrarenal, blood supply
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều phương pháp điều trị bệnh lý thận
niệu (cắt thận bán phần, thuyên tắc động mạch
thận, lấy sỏi nhu mô thận) cần sự hiểu biết sâu
sắc về giải phẫu động mạch thận và sự phân
nhánh của động mạch thận khi đi vào trong
xoang thận. Trên thế giới, đã có một số công
trình nghiên cứu về giải phẫu các động mạch
thận, kể cả đoạn động mạch khi vào trong xoang
thận, ngoài nhu mô thận. Từ đó, một số tác giả
đưa ra các cách phân loại sự phân nhánh của
động mạch thận(4,7,10). Các tác giả cũng đưa ra
cách phân loại các phân thùy thận dựa vào sự
phân nhánh của động mạch(5,8). Tuy nhiên, hiện
nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu
tương tự nhằm đưa ra các kết quả tương ứng ở
người Việt Nam. Do đó, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm góp phần mô tả về mặt
giải phẫu học sự phân bố và chia nhánh của các
động mạch thận đoạn ngoài nhu mô thận, đồng
thời xác định đặc điểm sự cấp máu cho nhu mô
thận. Nghiên cứu giúp nhà giải phẫu học cũng
như các bác sĩ thực hành lâm sàng, cận lâm sàng
có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm của các động
mạch này và từ đó ứng dụng kết quả của nghiên
cứu trong điều trị các bệnh lý liên quan.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 40 thận
(20 cặp) của 20 xác ướp được lưu trữ tại bộ môn
Giải phẫu học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh. Trong đó, có 12 xác nam (60%) và 8
xác nữ (40%). Độ tuổi trung bình khi mất của các
xác là 68,30 ± 13,05 tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Chúng tôi tiến hành chọn mẫu thuận tiện
ngẫu nhiên trên các xác ướp tại bộ môn Giải
phẫu học. Các xác có bất thường giải phẫu bẩm
sinh hay mắc phải (u thận, chấn thương thận, u
thượng thận,...), hay do can thiệp phẫu thuật
trước đây ảnh hưởng đến thận và động mạch
thận bị loại khỏi nghiên cứu. Các thận bị hư hại
do quá trình bảo quản và phẫu tích cũng bị loại
khỏi nghiên cứu.
Sau khi lựa chọn các xác thỏa tiêu chuẩn,
chúng tôi tiến hành phẫu tích và thu thập số liệu:
Trên xác, bộc lộ mạc thận cùng thận, tuyến
thượng thận, động mạch chủ và các mạch máu
của thận. Phẫu tích sạch các mạc, mô mỡ quanh
thận, bộc lộ rõ các mạch máu cấp máu cho thận
Lấy thận và đài bể thận, niệu quản, động
mạch, tĩnh mạch thận nguyên khối.
Nạo mô thận một cách cẩn thận, bộc lộ hệ
thống động mạch, đài bể thận.
Quan sát, ghi lại các thông tin cần thu thập.
Mô tả đặc điểm các động mạch thận và sự phân
nhánh của động mạch thận trong xoang thận.
Đo đường kính ngoài của động mạch thận
và các nhánh bằng cách ép dẹp đoạn động mạch
muốn đo, đo chiều rộng đoạn động mạch đã kẹp
(P). Đường kính đoạn động mạch (d) được tính
bởi công thức: d = 2P/3,14159.
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm IBM
SPSS Statistics 22 và Microsoft Excel 2013.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 291
KẾT QUẢ
Đặc điểm động mạch thận
Chúng tôi ghi nhận có 36 thận (90%) có 1
động mạch thận chính và 4 thận (10%) có 2 động
mạch thận chính; không ghi nhận trường hợp
nào có 2 động mạch thận chính ở cả 2 bên thận
của cùng một cặp thận. Không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về số lượng động mạch thận
chính ở 2 bên phải trái.
Đồng thời, 2 thận (5,00%) có 1 động mạch
cực trên xuất phát từ động mạch chủ bụng và 1
thận (2,50%) có 1 động mạch cực dưới xuất phát
từ động mạch chủ bụng. Chúng tôi không ghi
nhận trường hợp nào có nhiều động mạch cực
xuất phát từ động mạch chủ bụng.
Vị trí phân nhánh của động mạch thận
Chúng tôi khảo sát trên 36 thận có 1 động
mạch thận chính (Hình 1).
Hình 1: Vị trí phân nhánh của động mạch thận.
a. Ngoài xoang thận. b. Trong xoang thận
Bảng 1: Vị trí phân nhánh của động mạch thận.
Vị trí phân nhánh Thận phải Thận trái Tính chung
Ngoài xoang 15(83,33%) 13(72,22%) 28(77,78%)
Trong xoang 3(16,17%) 5(27,78%) 8(22,22%)
Tổng 18 18 36
Vị trí phân nhánh của động mạch thận chính
ở 2 bên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (phép kiểm chính xác Fisher, p = 0,691).
Sự phân chia của động mạch thận chính
Khảo sát trên các tiêu bản đã nạo bỏ nhu mô
thận, sự phân nhánh của động mạch thận chính
rất thay đổi giữa các thận. Nhìn chung, các động
mạch thận chính đều phân thành các ngành đi
trước đài bể thận và đi sau đài bể thận trong
xoang thận. Từ các ngành này, các động mạch
tiếp tục phân chia để cho nhánh đi vào nhu mô
thận. Đồng thời, ở một số thận, trước khi phân
thành các ngành tận đi trước và sau bể thận,
động mạch thận chính đã chia thành một số
nhánh bên cấp máu cho một phần nhu mô thận.
Dựa vào các đặc điểm này, chúng tôi chia thận
có 1 động mạch chính thành các nhóm (hình 2):
Nhóm I
19 trường hợp (52,78%): Động mạch thận
phân đôi 2 ngành, 1 ngành đi trước và 1 ngành
đi sau đài bể thận.
Nhóm II
9 trường hợp (25,00%): Động mạch thận có
chia “sớm” thành các nhánh bên trước khi phân
đôi thành 2 ngành tận, 1 ngành đi trước và 1
ngành đi sau đài bể thận.
Nhóm III
8 trường hợp (22,22%): Động mạch thận chia
ba hoặc chia tư.
Hình 2: Các nhóm động mạch thận.
Dấu mũi tên: nhánh bên tách sớm
Đặc điểm động mạch thận thuộc nhóm I
Ngành động mạch đi trước bể thận phân
nhánh trong xoang thận theo các dạng (hình 3):
Dạng chia đôi (47,37%): ngành trước phân
thành 2 nhánh trên, dưới với kích thước tương
đương nhau và các nhánh này tiếp tục phân
chia thành các nhánh nhỏ hơn để đi vào nhu
mô thận.
Dạng chia ba (26,32%): ngành trước phân
thành 3 nhánh tận. Các nhánh tận này sẽ trực
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 292
tiếp đi vào nhu mô thận hoặc tiếp tục chia thành
các nhánh nhỏ hơn.
Dạng chia tư (10,53%).
Dạng trục chính (15,79%): ngành trước bể
thận chạy vòng xuống dưới cấp máu cho cực
dưới, trên đường đi lần lượt tách các nhánh bên
nhỏ cấp máu cho các vùng nhu mô thận riêng
biệt.
Hình 3: Động mạch thận thuộc nhóm I.
Ngành trước phân nhánh dạng:
a. Chia đôi b. Chia ba c. Trục chính.
Ngành động mạch đi sau đài bể thận có 2
dạng phân nhánh:
Dạng trục chính (78,95%): động mạch
thường chạy hướng xuống dưới, đồng thời có
thể tách nhánh quặt ngược lên trên cấp máu cho
cực trên thận. Nhánh này có thể vào nhu mô
thận ở mặt sau đài bể thận hoặc vòng ra trước để
cấp máu cho mặt trước của cực trên thận.
Dạng phân đôi (21,05%): có hình ảnh tương
tự dạng phân đôi của ngành trước.
Đặc điểm động mạch thận thuộc nhóm II
Trong 9 trường hợp động mạch thận thuộc
nhóm II, 8 trường hợp (88,89%) có 1 nhánh bên
và 1 trường hợp (11,11%) có 2 nhánh bên tách
sớm, trước khi chia thành 2 ngành động mạch đi
trước và sau đài bể thận.
Trong các trường hợp có 1 nhánh bên, đa số
nhánh động mạch này đi trước đài bể thận khi
vào trong xoang thận (7 trường hợp), chỉ có 1
trường hợp nhánh tách sớm đi sau đài bể thận.
Phạm vi cấp máu của những nhánh bên rất
thay đổi, có thể chỉ chiếm một phần nhỏ một
cực thận hay chiếm đến một nửa mặt trước
nhu mô thận. Trong 7 trường hợp có 1 nhánh
bên đi trước đài bể thận, có 6 trường hợp
nhánh bên cấp máu cho vùng trước trên của
thận và 1 trường hợp cấp máu cho vùng trước
dưới của thận.
Hình 4: Động mạch thận thuộc nhóm II.
Nhánh tách sớm (dấu mũi tên) cấp máu cho 1/2 trước
dưới của thận.
Trong 1 trường hợp có 2 nhánh bên được ghi
nhận, 1 nhánh bên đi trước bể thận, cấp máu
nhu mô thận vùng giữa trước và 1 nhánh đi phía
sau đài bể thận, cấp máu cho cực dưới thận.
Đặc điểm động mạch thận thuộc nhóm III
Trong 8 thận thuộc nhóm này, có 7 thận có
động mạch thận chia ba và 1 thận có động mạch
thận chia tư.
Trong dạng động mạch thận chia ba, 85,71%
số trường hợp có 2 nhánh động mạch đi trước và
1 nhánh động mạch đi sau đài bể thận; 14,29% số
trường hợp có 1 nhánh động mạch đi trước và 2
nhánh động mạch đi sau đài bể thận. Đồng thời,
trong 2 trường hợp, động mạch đã chia sớm
thành các nhánh bên nhỏ trước khi phân thành 3
nhánh tận này.
Trường hợp động mạch thận chính chia tư
có 2 nhánh đi trước đài bể thận và phân nhánh
kiểu chia đôi, 1 nhánh đi sau đài bể thận phân
nhánh kiểu trục chính, 1 nhánh đi ở bờ trên, hơi
chếch ra sau, cấp máu cho cực trên thận tương
ứng (Hình 5).
Trường hợp có nhiều động mạch thận chính:
Chúng tôi ghi nhận 4 trường hợp thận có 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 293
động mạch thận chính. Khi vào rốn thận, trong
xoang thận, 1 động mạch sẽ đi trước và 1 động
mạch đi sau đài bể thận. Do đó, có thể xem dạng
động mạch này có phần tương tự dạng 1 động
mạch thận chính với vị trí chia đôi 2 ngành trước
sau rất sớm (tại động mạch chủ bụng).
Hình 5: Động mạch thận thuộc nhóm III.
a. ĐM thận chia ba. b. ĐM thận chia tư.
Đặc biệt, tuy chỉ có 4 trường hợp, động mạch
thận đi trước bể thận có 4 dạng phân chia: dạng
chia đôi, chia ba, chia tư và dạng trục chính (mỗi
thận có 1 dạng riêng). Động mạch đi sau đài bể
thận có 2 trường hợp phân chia theo dạng phân
đôi và 2 trường hợp theo dạng trục chính.
Sự cấp máu cho nhu mô thận
Chúng tôi chia thận thành 4 phân vùng: cực
trên, vùng giữa trước, cực dưới, vùng giữa sau
(Hình 7).
Hình 7: Sơ đồ phân vùng cấp máu cho thận.
Chúng tôi quy ước:
Vùng nhu mô được cấp máu từ nhánh trước
bể thận. Đây là những vùng nhu mô được cấp
máu từ các ngành động mạch hay nhánh bên
tách sớmcủa động mạch thận khi vào xoang thận
đi trước đài bể thận. Với thận có 2 động mạch
thận chính, đây là vùng nhu mô được cấp máu
từ động mạch đi trước đài bể thận.
Vùng nhu mô thận được cấp máu từ nhánh
sau bể thận được định nghĩa tương tự như trên.
Vùng nhu mô thận được cấp máu từ cả 2:
nhánh trước và nhánh sau bể thận.
Với các thận có động mạch cực trên hay cực
dưới, động mạch cực này chỉ cấp máu cho một
phần nhu mô khá nhỏ của thận tương ứng, cực
trên hay cực dưới của các thận này vẫn được cấp
máu từ các nhánh của động mạch thận chính. Do
đó, chúng tôi chỉ mô tả đặc điểm cấp máu của
động mạch thận chính (Bảng 2).
Bảng 2: Sự cấp máu cho nhu mô thận
Vùng nhu mô Nguồn cấp máu Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Cực trên
Nhánh trước 23 57,50
Nhánh sau 7 17,50
Cả hai 10 25,50
Cực dưới
Nhánh trước 19 47,50
Nhánh sau 10 25,00
Cả hai 11 27,50
Giữa trước
Nhánh trước 39 97,50
Cả hai 1 2,50
Giữa sau
Nhánh sau 39 97,50
Cả hai 1 2,50
Kích thước động mạch thận và phân nhánh.
Các trường hợp có 1 động mạch thận chính:
Đường kính của động mạch thận chính
(được đo tại vị trí ngay trước khi phân nhánh
tận) là 5,39 ± 0,80 mm, lớn nhất là 8,71 mm và
nhỏ nhất là 4,28 mm; không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa bên phải và bên trái,
p = 0,310.
Trong nhóm I, đường kính ngành trước
(được đo tại gốc động mạch) là 4,50 ± 0,90 mm,
dao động từ 3,12 mm đến 7,13 mm; đường kính
ngành sau là 3,92 ± 0,74 mm, dao động từ 1,99
mm đến 5,09 mm. Đường kính ngành trước lớn
hơn đường kính ngành sau có ý nghĩa thống kê,
p = 0,017.
Trong nhóm II, đường kính nhánh cấp 1 của
động mạch thận chia ba là 5,30 ± 1,07 mm, dao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 294
động từ 2,70 mm đến 7,56 mm; đường kính
nhánh cấp 1 của động mạch thận chia tư là 6,79 ±
0,36 mm, dao động từ 6,32 mm đến 7,24 mm.
Các trường hợp có 2 động mạch thận chính
Đường kính của động mạch thận chính đi
trước đài bể thận là 6,30 ± 0,79 mm, lớn nhất là
7,01 mm và nhỏ nhất là 5,01 mm. Đường kính
của động mạch thận chính đi sau đài bể thận là
3,10 ± 0,92 mm, lớn nhất là 6,78 mm và nhỏ nhất
là 4,52 mm. Tính chung, đường kính động mạch
thận là 6,21 ± 0,87 mm.
BÀN LUẬN
Đặc điểm động mạch thận
Bảng 3: So sánh các dạng ĐM thận chính.
Tác giả
1 ĐM
(%)
2 ĐM
(%)
Hơn 2 ĐM
(%)
Chúng tôi 90,00 10,00 _
Võ Văn Hải và Dương Văn
Hải
(15)
93,75 4,69 1,56
Trịnh Xuân Đàn
(142)
68,52 20,37 11,11
Trịnh Xuân Đàn và Lê Gia
Vinh
(13)
66,6 26,7 6,7
Trịnh Xuân Đàn và Lê Văn
Minh
(14)
65,8 26,8 7,4
Bùi Văn Mạnh
(2)
83,85 14,91 1,24
Sampaio và Passos
(9)
84,2 13,5 2,3
Kyle J. W. và cs
(6)
87,7 12,3 _
Rocco và cs
(7)
86,6 11,43 1,96
0
5
10
15
20
25
5,00
10,94
4,80
7,00
9,59
2,50 1,56
20,8
5,50
15,07
T
ần
s
ố
ĐM cực trên ĐM cực dưới
Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ các động mạch cực xuất phát
từ ĐM chủ bụng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa
động mạch thận chính là các động mạch thận có
nguyên ủy từ động mạch chủ bụng, đi vào thận
ở rốn thận, có kích thước tương đối lớn và cấp
máu cho một vùng lớn nhu mô thận.
Sự đa dạng về số lượng động mạch thận tại
rốn thận cũng như sự xuất hiện của các động
mạch cực đã được nhiều tác giả đề cập. Sampaio
và cộng sự đã mô tả đến 12 dạng động mạch rốn
thận và động mạch cực(8). Điểm thống nhất của
tất cả các nghiên cứu là trường hợp thận với 1
động mạch thận chính là phổ biến nhất. Sự khác
biệt về số lượng động mạch thận chính cũng như
động mạch cực có thể được giải thích phần nào
bởi số lượng mẫu được quan sát.
Vị trí phân nhánh của động mạch thận
Daescu và cộng sự nhận thấy 81,67% động
mạch thận chia nhánh trước khi đi vào rốn thận,
10% tại rốn thận và 8,33% trong xoang thận(3).
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự
với đa số động mạch thận phân nhánh ngoài
xoang thận (77,78%). Trường hợp động mạch
phân nhánh khi đi vào xoang thận tuy ít hơn
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao (22,22%).
Trong các phẫu thuật cần bộc lộ động mạch thận
hoặc một phân nhánh cần chú ý điều này.
Sự phân chia của động mạch thận
Trước hết, chúng tôi nhận thấy động mạch
thận phân chia dạng phân nhánh tận, nghĩa là
không có nhánh nối giữa các động mạch sau khi
đã phân chia. Điều này phù hợp với các mô tả
giải phẫu kinh điển. Do đó, trên lâm sàng, nếu
làm tổn thương hay gây tắc một nhánh động
mạch của thận sẽ gây hoại tử vùng nhu mô
tương ứng.
Đã có một số nghiên cứu mô tả về các dạng
phân nhánh của động mạch thận trước khi đi
vào nhu mô thận(1,4,6,10,14). Tuy nhiên, các nghiên
cứu này đều có cách phân loại và mô tả các dạng
phân nhánh của động mạch thận theo phương
pháp riêng. Điều này cho thấy sự đa dạng trong
cách phân nhánh của động mạch thận và chưa
có một phương pháp thống nhất trong việc phân
loại hay mô tả sự phân nhánh này.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 295
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào số
lượng nhánh cấp 1 của động mạch thận chính,
các nhánh chia sớm và đặc điểm vùng cấp máu
của chúng để xếp các động mạch thận vào các
nhóm riêng.
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy
dạng động mạch thận chia đôi là phổ biến nhất,
các dạng chia ba hay chia tư là ít gặp hơn (bảng
4). Điều này cũng được thể hiện trong nghiên
cứu của Fine và Keen(4).
Bảng 4: So sánh tỷ lệ các dạng phân nhánh của động
mạch thận.
Tác giả Nhóm I (%) Nhóm II (%) Nhóm III (%) Cỡ mẫu
Chúng tôi 52,78 25,00 22,22 36
Daescu
(3)
70,00 30,00 60
Đặc điểm các phân nhánh của động mạch thận
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Ngành trước Ngành sau
47,37
21,05
26,32 78,95
10,53
15,79
T
ỷ
lệ
Chia đôi Trục chính Chia ba Chia tư
Biểu đồ 2: So sánh các dạng phân nhánh của ngành
trước và sau của ĐM thận thuộc nhóm I.
Trong nhóm I, ngành động mạch trước bể
thận phân chia ưu thế theo dạng chia đôi
(47,37%), các dạng chia ba, chia tư hay dạng trục
chính ít gặp hơn. Đối với ngành động mạch đi
sau bể thận, ngược lại, dạng trục chính chiếm ưu
thế (78,95%). Điều này phần nào phù hợp với
nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn(12). Năm 1966,
Fine và Keen(4) mô tả các dạng phân nhánh của
ngành động mạch sau bể thận, trong đó tỷ lệ các
dạng trục chính, chia đôi và chia ba lần lượt là
50%, 30% và 10%. Trong khi đó, chúng tôi chỉ
mới ghi nhận được 2 dạng là dạng trục chính
(78,95%) và dạng phân đôi (21,05%). Cả 2 nghiên
cứu đều thống nhất dạng chia nhánh dạng trục
chính là phổ biến nhất đối với ngành động mạch
đi sau bể thận.
Sự cấp máu cho nhu mô thận
Bảng 5: So sánh sự cấp máu cho nhu mô thận.
Vùng nhu
mô
Nguồn cấp máu Chúng tôi (%)
Sampaio và
Aragao
(8)(%)
Cực trên
Nhánh trước 57,50
13,4
Nhánh sau 17,50
Cả hai 25,50 86,6
Cực dưới
Nhánh trước 47,50 62,2
Nhánh sau 25,00 0,00
Cả hai 27,50 37,8
Giữa trước
Nhánh trước 97,50 100,0
Cả hai 2,50 _
Giữa sau
Nhánh sau 97,50 100,0
Cả hai 2,50 _
Nhìn chung, các nhánh đi trước đài bể thận
có vùng cấp máu rộng hơn so với các nhánh đi
sau đài bể thận. Nhánh trước bể thận tham gia
cấp máu cho cực trên trong 83,00% trường hợp
và tham gia cấp máu cho cực dưới trong 75%
trường hợp. Trong khi đó, nhánh sau bể thận
tham gia cấp máu cho cực trên trong 43% trường
hợp và tham gia cấp máu cho cực dưới trong
52,5% trường hợp. Đồng thời, đường kính ngành
trước động mạch thận trong nhóm I lớn hơn
ngành sau cũng góp phần khẳng định điều này.
So với nghiên cứu của Sampaio và Aragao(8),
nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng về
nguồn cấp máu cho nhu mô thận vùng giữa
trước và vùng giữa sau. Trong đó, hầu hết vùng
giữa trước và vùng giữa sau được cấp máu từ
nhánh trước và nhánh sau tương ứng. Điều này
cũng dễ hiểu vì vị trí tương đối của các vùng
nhu mô thận này và động mạch cấp máu cho
chúng. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận 1 trường
hợp đặc biệt có nhu mô thận vùng giữa trước và
vùng giữa sau được cấp máu bởi cả 2 phân
nhánh trước và sau, trong đó mỗi phân nhánh
cấp máu cho một nửa vùng nhu mô thận này. Sự
cấp máu cho vùng nhu mô cực trên và cực dưới
thận có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa phần các
trường hợp vùng cực trên thận được cấp máu
chỉ bởi phân nhánh trước (57,5%), chỉ 25% thận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 296
được cấp máu bởi cả 2 phân nhánh trước và sau.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Sampaio và
Aragao, 86,6% thận có cực trên được cấp máu từ
2 động mạch, trong đó 1 động mạch thuộc phân
nhánh trước và 1 động mạch thuộc phân nhánh
sau. Đối với cực dưới, cả 2 nghiên cứu đều cho
thấy vùng này được cấp máu chỉ bởi phân
nhánh trước chiếm tỷ lệ cao. Sampaio và Aragao
không ghi nhận trường hợp nào cực dưới được
cấp máu chỉ bởi nhánh sau, trong khi đó chúng
tôi ghi nhận tỷ lệ của trường hợp này là 25%.
Năm 1954, Graves dựa vào sự phân chia của
động mạch thận đã đưa ra phân loại 5 động
mạch phân thùy thận: động mạch phân thùy
đỉnh, trước trên, trước giữa, dưới và động mạch
phân thùy sau. Trong đó, Graves nhận thấy
phân nhánh trước của động mạch thận chia
thành động mạch phân thùy trên, giữa, dưới,
phân nhánh sau trở thành động mạch phân thùy
sau và động mạch phân thùy đỉnh thường xuất
phát từ phân nhánh trước(5). Năm 1963, David
Sykes nghiên cứu trên 71 khuôn đúc nhận thấy
chỉ 83,1% động mạch thận phân nhánh thành 5
động mạch phân thùy tương tự nghiên cứu của
Graves và 16,9% trường hợp có 2 dạng phân
nhánh khác (dạng động mạch thận chia 3, mỗi
nhánh cấp máu cho 1/3 nhu mô thận, cả hai mặt
trước, sau và dạng có 2 động mạch thận với kích
thước tương tự nhau, có nguyên ủy từ động
mạch chủ bụng)(11). Qua nghiên cứu, chúng tôi
nhận thấy sự phân chia của động mạch thận
chính khá đa dạng. Chúng tôi cũng ghi nhận các
dạng động mạch như David Sykes, đồng thời
phân nhánh trước vẫn có thể được phân nhánh
dạng trục chính mà không tạo các động mạch
phân thùy rõ ràng, như vậy, việc phân chia động
mạch thận thành 5 động mạch phân thùy như
Graves trở nên không phù hợp trong một tỷ lệ
lớn các trường hợp.
KẾT LUẬN
Thận có thể có 1 động mạch thận chính
(90%) hoặc nhiều động mạch thận chính (10%);
5% trường hợp có 1 động mạch cực trên và 2,5%
có 1 động mạch cực dưới xuất phát từ động
mạch chủ bụng.
Động mạch thận chính có thể phân nhánh
tận ở ngoài xoang thận (77,78%), hay trong
xoang thận(22,22%).
Động mạch thận có thể được chia thành 3
nhóm:
Nhóm I: động mạch thận phân đôi 2 ngành
trước sau bể thận (52,78%).
Nhóm II: động mạch thận có nhánh bên và
phân đôi 2 ngành trước sau bể thận (25,00%).
Nhóm III: động mạch thận chia ba hoặc chia
tư (22,22%).
Trong nhóm I, ngành động mạch đi trước bể
thận phân nhánh theo 4 dạng: dạng chia đôi
chiếm ưu thế (47,37%), dạng chia ba (26,32%),
dạng chia tư (10,53%) và dạng trục chính
(15,79%). Ngành động mạch đi sau bể thận phân
nhánh theo 2 dạng: dạng trục chính chiếm ưu
thế (78,95%) và dạng phân đôi (21,05%). Đường
kính ngành trước lớn hơn ngành sau.
Trong nhóm II, động mạch thận có thể có 1
nhánh bên (88,89%) hoặc 2 nhánh bên (11,11%)
tách sớm trước khi chia thành 2 ngành động
mạch đi trước và sau đài bể thận.
Trong nhóm III, 87,50% trường hợp động
mạch thận chia ba và 12,5% chia tư. Động mạch
thận chia ba có dạng: 2 nhánh đi trước kèm 1
nhánh đi sau đài bể thận chiếm ưu thế (85,71%)
và dạng 1 nhánh đi trước kèm 2 nhánh đi sau đài
bể thận (14,29%).
Các trường hợp có 2 động mạch thận chính,
đều có 1 động mạch khi vào rốn thận, trong
xoang thận, đi trước đài bể thận và 1 động mạch
đi sau đài bể thận.
Vùng cấp máu của nhánh trước bể thận rộng
hơn nhánh sau bể thận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Budhiraja V, Rastogi R, and Asthana AK (2010), “Renal artery
variations: embryological basis and surgical correlation”, Rom
J Morphol Embryol, 51(3), pp. 533 – 536.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 297
2. Bùi Văn Mạnh (2015), “Nghiên cứu các dạng động mạch thận
trong cuống thận ở người sống hiến thận tại bệnh viện quân y
103”, Tạp chí Y – Dược học quân sự, số 4 – 2015, tr. 120 – 124.
3. Daescu E, Zahoi DE, et al (2012), “Morphological variability of
the renal artery branching pattern: a brief review and an
anatomical study”, Rom J Morphol Embryol, 53(2), pp. 287 –
291.
4. Fine H, and Keen EN (1966), “The arteries of the human
kidney”, Journal of Anatomy, 100(4), pp. 881 – 894.
5. Graves FT (1954), “The anatomy of the intrarenal arteries and
its application to segmental resection of the kidney”, British
Journal of Surgery, 42(172), pp. 132 – 139.
6. Kyle W, Bhayani SB, et al (2005), “Extrarenal vascular
anatomy of kidney: Assessment of variations and their
relevance to partial nephrectomy”, Urology, 66(5), pp. 985 –
989.
7. Rocco F, Cozzi LA, and Cozzi G (2015), “Study of the renal
segmental arterial anatomy with contrast-enhanced multi-
detector computed tomography”, Surg Radiol Anat, 37(5), pp.
517 – 526.
8. Sampaio FJ, and Aragao AH (1990), “Anatomical relationship
between the intrarenal arteries and the kidney collecting
system”, Journal of Urology, 143, pp. 679 – 681.
9. Sampaio FJ, and Passos MA (1992), “Renal arteries: anatomic
study for surgical and radiological practice”, Surg Radiol Anat,
14, pp. 113 – 117.
10. Shoja MM, Tubbs RS, et al (2008), “Peri-hilar branching
patterns and morphologies of the renal artery: a review and
anatomical study”, Surg Radiol Anat, 30, pp. 375 – 382.
11. Sykes D (1963), “The arterial supply of the human kidney with
special reference to accessory renal arteries”, British Journal of
Surgery, 50(222), pp. 368 – 374.
12. Trịnh Xuân Đàn (1999), Nghiên cứu giải phẫu hệ thống bể đài
thận và mạch máu, thần kinh thận của người Việt Nam trưởng
thành, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 39 –
76.
13. Trịnh Xuân Đàn và Lê Gia Vinh (1995), “Góp phần nghiên
cứu mạch máu cuống thận người Việt Nam trưởng thành”,
Hình thái học, tập 5, tr. 14 – 15.
14. Trịnh Xuân Đàn và Lê Văn Minh (1996), “Nghiên cứu dạng có
nhiều động mạch thận”, Hình thái học, tập 6(1), tr. 32 – 34
15. Võ Văn Hải và Dương Văn Hải (2007), “Một số đặc điểm giải
phẫu mạch máu thận trong cuống thận và rốn thận người Việt
Nam”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 11(1), tr. 488 – 495.
Ngày nhận bài báo: 21/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_dac_diem_giai_phau_dong_mach_than_doan_ngoai_nhu_mo_o.pdf