Một số đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư tuyến vú ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam trong 5 năm (1996 - 2000) – Trần Hòa

Tài liệu Một số đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư tuyến vú ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam trong 5 năm (1996 - 2000) – Trần Hòa: Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 51 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA UNG THƯ TUYẾN VÚ Ở KHU VỰC ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM TRONG 5 NĂM (1996 - 2000) Trần Hoà * , Hoàng Xuân Kháng **, Đặng Thế Căn ** , Nguyễn Sào Trung *** , Lê Văn Xuân **** TÓM TẮT Qua khảo sát 252 trường hợp ung thư vú ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam trong 5 năm (1996 - 2000) chúng tôi ghi nhận được: - Tỷ lệ mắc bệnh đa số ở lứa tuổi 40-59 chiếm 60% tổng số bệnh nhân ung thư vú. - Tổn thương u ở vị trí 1/4 trên ngoài vú nhiều hơn ở các vị trí khác chiếm 43,7%. - Các loại mô học: loại mô học gặp nhiều nhất là ung thư biểu mô tuyến vú thể ống NOS: 85,3%, thể thùy: 4,8%, thể nhầy: 3,6%, thể tủy (đa bào ): 2,8%, thể nhú: 0,8%, bệnh Paget: 0,8%, u diệp thể (thể lá) ác tính: 1,2%. Sarcoma nguyên phát tại vú hiếm gặp hơn, chỉ ghi nhận được 1 trường hợp u mô bào ác tính: 0,4%, 1 trường hợ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư tuyến vú ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam trong 5 năm (1996 - 2000) – Trần Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 51 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA UNG THƯ TUYẾN VÚ Ở KHU VỰC ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM TRONG 5 NĂM (1996 - 2000) Trần Hoà * , Hoàng Xuân Kháng **, Đặng Thế Căn ** , Nguyễn Sào Trung *** , Lê Văn Xuân **** TÓM TẮT Qua khảo sát 252 trường hợp ung thư vú ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam trong 5 năm (1996 - 2000) chúng tôi ghi nhận được: - Tỷ lệ mắc bệnh đa số ở lứa tuổi 40-59 chiếm 60% tổng số bệnh nhân ung thư vú. - Tổn thương u ở vị trí 1/4 trên ngoài vú nhiều hơn ở các vị trí khác chiếm 43,7%. - Các loại mô học: loại mô học gặp nhiều nhất là ung thư biểu mô tuyến vú thể ống NOS: 85,3%, thể thùy: 4,8%, thể nhầy: 3,6%, thể tủy (đa bào ): 2,8%, thể nhú: 0,8%, bệnh Paget: 0,8%, u diệp thể (thể lá) ác tính: 1,2%. Sarcoma nguyên phát tại vú hiếm gặp hơn, chỉ ghi nhận được 1 trường hợp u mô bào ác tính: 0,4%, 1 trường hợp limphosarcomma: 0,4%. Về độ mô học: Khảo sát trên 105 trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú cho thấy: Độ mô học thường gặp là độ II: 62%, độ I: 9,5% và độ III: 28,6%. SUMMARY PATHOLOGIC CHARACTERISTICS OF BREAST CANCER IN QUANGNAM-DANANG FROM 1996 – 2000 Trần Hoà, Hoàng Xuân Kháng, Đặng Thế Căn, Nguyễn Sào Trung, Lê Văn Xuân * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Special issue of Pathology - Vol. 5 - Supplement of No 4 - 2001: 58 - 63 By studying 252 cases of Breast cancer (Since 1-1996 to 12-2000 at Danang city and Quang Nam Province), we have recogniged that: - Most patients are among the age of 40 - 59 including 60% of all breast cancers in our reseach. - Neoplasm commonly situated in a outer upper quadrant: 43,7%. - Histological typing: the most frequent type is Ductal Carcinoma (NOS) 85.3%, lobular Carcinoma 4.8%, Mucinous Carcinoma 3.6% Medullary Carcinoma: 2.8%, Papillary Carcinoma 0.8%, Paget’s disease: 0.8%, Malignant phyllode tumor 1.2%, primary Sarcoma of the breast are rare, the pathologic diagnostic was found to be malignant fibrous histiocytoma (1 case: 0.4%), limphosarcoma (1 case: 0.4%). - According to SBR histoligic grading, we have 105 cases of invasive Carcinoma of the breast, the most histopathology grades in our research are grade II including 62%, 9.5% in grade I and 28.6% in grade III. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vú là một trong những ung thư phổ biến ở phụ nữ, các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy ung thư vú có xuất độ đứng hàng thứ nhất hoặc thứ hai so với các loại ung thư khác. Ở khoa Sản Bệnh viện Đà Nẵng tỷ lệ ung thư vú trên tổng số bệnh nhân đến khám phụ khoa là 1,05% (1) , và tỷ lệ bệnh nhân điều trị ung thư vú ở khoa Tia xạ Bệnh viện Đà Nẵng từ 7,7 - 11,2% tổng số bệnh nhân (2,3) . Với một tỷ lệ khá cao như vậy nhưng phân loại mô * Khoa Giải phẫu Bệnh lý Bệnh viện C Đà Nẵng ** Khoa Giải phẫu Bệnh lý Bệnh viện K Hà Nội *** Bộ môn Giải phẫu Bệnh lý Trường Đại học Y Dược TP. HCM **** Khoa Giải phẫu Bệnh - Trung tâm Ung Bướu TP. HCM Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 59 học và độ mô học của ung thư vú vẫn chưa được đánh giá cụ thể. Trong khi đó ở hai đầu đất nước Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vấn đề này đã được khảo sát khá thấu đáo (Công trình của GS. Nguyễn Sào Trung, TS. Nguyễn Đăng Đức). Qua công trình này, chúng tôi cố gắng trình bày khái quát về một số đặc điểm chính của ung thư vú ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam nhằm có được kinh nghiệm trong chẩn đoán vi thể được tốt hơn và cung cấp cho lâm sàng một số dữ liệu để bổ sung cho công tác điều trị và tiên lượng bệnh được thuận lợi hơn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tiền cứu và hồi cứu 252 trường hợp bệnh nhân qua các mẫu bệnh phẩm mổ u vú có chẩn đoán là ung thư vú xâm lấn từ các cơ sở y tế trong khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam gởi về khoa Giải phẫu bệnh trong năm năm (1/1996 – 12/2000). - Bệnh phẩm u được cắt 1 - 3 mẫu sinh thiết. - Kỹ thuật nhuộm theo phương pháp nhuộm HE. - Phân loại mô học: Dựa theo phân loại áp dụng cho đề tài nghiên cứu điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật và hóa trị liệu TAM, có tham khảo thêm các tiêu chuẩn lý thuyết ở y văn trong và ngoài nước. - Đánh giá độ mô học theo cách của ELSTON (*). - Các tiêu bản khó về phân loại mô học và các tiêu bản đánh giá độ mô học đều được kiểm tra lại ở Bệnh viện K Hà Nội (BS. Hoàng Xuân Kháng, Đặng Thế Căn), Trung tâm Ung bướu TP. Hồ Chí Minh (BS. Lê Văn Xuân), Bộ môn Giải phẫu Bệnh lý Trường Đại học Y Dược TP. HCM (GS. Nguyễn Sào Trung) và Khoa Bệnh lý và Xét nghiệm y khoa - Trường Đại học Wisconsin (bác sĩ Kennedy - Gilchrist). - Tập hợp số liệu theo phương pháp thống kê mô tả thông thường. KẾT QUẢ Trong tổng số 252 bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận được: Giới Nam Nữ Tỷ lệ 1/125 2 250 Tuổi Trẻ nhất 28 tuổi, già nhất 82 tuổi 70 Tổng cộng 1 36 73 78 53 11 252 0,4% 14,3% 29% 31% 21% 4,4% 100% Vị trí u Vú phải Vú trái 114 138 45,2% 54,85% Định khu tổn thương ở vú ¼ trên ngoài ¼ trên trong ¼ dưới ngoài ¼ dưới trong Quanh quầng vú Không ghi nhận 110 68 20 12 17 25 43,7% 27% 7,9% 4,8% 6,6% 9,9% Kích thước u 5cm 15 184 53 6% 73% 21% Phân loại mô học Loại mô học N % Ung thư biểu mô thể ống NOS 215 85,3% Ung thư biểu mô thể nhầy 9 3,6% Ung thư biểu mô thể tủy 7 2,8% Ung thư biểu mô thể nhú 2 0,8% Ung thư biểu mô thể thùy 12 4,8% U diệp thể ác tính 3 1,2% U mô bào ác tính 1 0,4% Limphosarcoma 1 0,4% Bệnh Paget 2 0,8% Độ mô học Chỉ khảo sát và đánh giá được 105 trường hợp. Độ I Độ II Độ III 10 65 30 9,5% 62% 28,6% NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN Về giới Ung thư vú luôn là bệnh của nữ giới, xuất độ mắc bệnh ở nam giới của chúng tôi chiếm tỷ lệ 1/125 trên tổng số ung thư vú nói chung - một tỷ lệ rất thấp tương đồng với các tác giả khác trong và ngoài nước: Tỷ lệ này ở Trung tâm Ung bướu TP. Hồ Chí Minh là 1/100 (Lê Văn Xuân), ơÛ Thái Lan là 1/181 (10) , phù hợp với nhận định của y văn về tỷ lệ ung thư vú ở nam giới rất hiếm gặp tỷ lệ mắc là 1/100.000 trường hợp bệnh nhân nam giới (11,12,13,14) . Người ta còn nhận thấy rằng nguy cơ ung thư vú ở nam giới tăng cao khi có gia đình bị ung thư vú, có tổn thương ở tinh hoàn, nhiễm virus quai bị ở tinh hoàn (17) . Về tuổi Nhóm tuổi mắc bệnh cao là 40 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ ưu thế hơn so với các nhóm tuổi khác: 60% tổng số bệnh nhân ung thư vú. Tỷ lệ này tương đồng với các tác giả khác ở phía Nam và phía Bắc Việt Nam: TP. HCM: 54% (6) , Hà Nội: 53% (8) . Qua sự ghi nhận này còn cho thấy tỷ lệ ung thư vú ở Đà Nẵng - Quảng Nam bắt đầu tăng vọt từ lứa tuổi trên 30 và đỉnh cao là 40 - 49 và 50 - 59 sau đó giảm dần ở lứa tuổi 60 - 69 và giảm hẵn ở người già trên 70 tuổi. Điều ghi nhận này tương tự như ghi nhận ở TP. HCM và Hà Nội (6,8) . Về vị trí u Tổn thương ung thư vẫn thường gặp ở vú (T) nhiều hơn vú (P): 54,8% so với 45,2% và cũng thường khu trú ở ¼ trên ngoài hơn là ở các vị trí khác: 43,7% tổng số ung thư ghi nhận. Đặc điểm bệnh học này cũng giống như ghi nhận ở Thành phố Hồ Chí Minh và Nội: Tỷ lệ này ở Thành phố Hồ Chí Minh theo thứ tự là 57,3% và 56,4% (6) ở Hà Nội tỷ lệ ung thư vú (T) là 59,5% (8) , và theo một tài liệu của Mỹ tỷ lệ ung thư ¼ trên ngoài là 49% (18) . Về kích thước u Đa số bệnh nhân ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam được xác định bệnh đều ở giai đoạn khá trễ, u đã có kích thước từ 2 - 5cm (T2 - T3), tỷ lệ bị đến 73% tổng số bệnh nhân, quá cao so với giai đoạn sớm khi khối u còn nhỏ dưới 2cm (T1) tỷ lệ chỉ 6%. Đây thật sự là một vấn nạn không chỉ riêng cho từng khu vực địa phương nào cả mà còn trên phạm vi cả nước. Bất kể thống kê nào về ung thư đều cho thấy bệnh nhân đến trễ là chuyện thường gặp. Đây cũng là điều mà chúng ta còn phải suy nghĩ trong việc giáo dục sức khỏe cho nhân dân để phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ nhất là bệnh nhân từ lứa tuổi 40 trở lên kể cả nam giới. Loại mô học Ung thư biểu mô tuyến vú thể ống loại NOS Các công trình nghiên cứu, các y văn trong và ngoài nước đều cho thấy rằng ung thư biểu mô tuyến vú thể ống loại NOS luôn có một tỷ lệ vượt trội so với các loại mô học khác của ung thư vú: 90,8% (6) , 76,18% (4,8) , trên 70% (11,12) . Kết quả từ ghi nhận của chúng tôi cũng không nằm ngoài nhận định đó tỷ lệ này là 85,3% trên tổng số ung thư vú. Ung thư vú thuộc loại NOS có một tiên lượng xấu hơn các loại mô học còn lại, tỷ lệ sống thêm 5 năm cho tất cả các giai đoạn là 60% so với 80 - 95% đối với các nhóm mô học khác. Đối với ung thư vú thể tủy (đa bào ) Xuất độ được chúng tôi ghi nhận ở báo cáo này là 2,8%, trong khi đó ở TP. Hồ Chí Minh là 3,5% (6) và ở Hà Nội là 0,61% (4) . Theo một số y văn thì tỷ lệ loại này chiếm từ 4 - 7% tất cả các loại ung thư vú, typ mô học điển hình (thực sự) và có thay đổi đều có một tỷ lệ tương đương. Tiên lượng bệnh tốt hơn NOS ngay cả khi có di căn hạch. Thời gian sống thêm 10 năm là 80 - 90% (13) hoặc 92% (12) đối với các type điển hình, còn các type thay đổi bất thường có tiên lượng dao động giữa tiên lượng thể tủy điển hình (thực sự) và NOS (12) , thời gian sống thêm sẽ cải thiện hơn nếu phát hiện được u kích thước dưới 3cm (12) . Ung thư biểu mô tuyến vú thể nhầy Ung thư vú loại này, tỷ lệ bắt gặp của chúng tôi là 3,6% trên tổng số bệnh nhân ung thư vú, ở TP. HCM tỷ lệ gặp là 3,2% (6) , ở Hà Nội dao động từ 3,2% (4) đến 4% (8) . Trong khi đó theo các y văn thì ung thư vú thể nhầy có tỷ lệ từ 2 - 3% type không điển hình nhiều hơn gấp 3 lần so với type điển hình (13) . Trong một thống kê khác cho thấy ung thư vú thể nhầy ít gặp hơn thể tủy: 17/940 trường hợp so với 41/940 trường hợp (19) . Ung thư vú thể nhầy có tiên lượng tốt hơn so với thể NOS nhất là khi khối u nhỏ hơn 3cm. Thời gian sống thêm 5 năm từ 84% đến 87% thậm chí đến Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 61 100% tùy theo các tác giả cho loại thể nhầy điển hình và 60% cho loại không điển hình (11) . Nếu như đánh giá thời gian sống thêm từ 10 năm đến 15 năm thì tỷ lệ vẫn là 85 - 90% cho loại điển hình và 63% - 80% cho loại không điển hình (11,13) . Tỷ lệ tái phát tại chỗ sau mổ cắt vú và tương đối hiếm, 50% tái phát sau 10 năm, có trường hợp sau 25 - 30 năm (11,12) Ung thư biểu mô tuyến vú thể nhú Đây là một trong những loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ gặp được ghi nhận ở khu vực chúng tôi là 0,8% trên tổng số ung thư vú, ở TP. HCM là 0,5% tổng số loại ung thư biểu mô tuyến vú (6) . Trong khi đó tại Hà Nội cùng tại một đơn vị nghiên cứu vào hai thời điểm khác nhau có tác giả không ghi nhận được loại mô học này (4) , nhưng có tác giả lại ghi nhận một tỷ lệ là 11% (8) . Theo y văn các nước tỷ lệ ung thư biểu mô thể nhú gặp từ 1 - 2% tổng số loại ung thư (11,12,13) . Tiên lượng bệnh được cho là rất tốt ngay cả khi có di căn hạch, tỷ lệ này sống 5 năm là 89% và 10 năm là 75% (11) . Ung thư biểu mô tuyến vú thể thùy Tỷ lệ loại mô học này được ghi nhận ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam là 4,8% tổng số loại ung thư vú. Tỷ lệ ung thư biểu mô thể thùy luôn có một sự dao động khá lớn giữa các tác giả trong nước: Ở TP. HCM là 0,5% tổng số ung thư biểu mô vú (Nguyễn Sào Trung) và 4% tổng số ung thư biểu mô (Lê Văn Xuân), ở Hà Nội tỷ lệ này là 0,1% (Nguyễn Đăng Đức) và 2% (Lê Quang Hải). Trong khi đó theo y văn, tỷ lệ loại bệnh này cũng thay đổi theo từng tác giả khác nhau 3 - 5% (11) , 5 - 10% (17) có khi đến 15% (13) . Điều này phù hợp với một nhận định là “Cũng cần chú ý rằng trong nhiều trường hợp việc phân biệt rất khó và với sự chủ quan rất lớn tạo nên một thực tế là tỷ lệ ung thư biểu mô thể thùy xâm nhập được xếp từ 0,7 đến 20% trong các lô được công bố”(9). Trong 2 phân nhóm ung thư thể thủy điển hình và thể thùy có thay đổi, việc đánh giá tiên lượng chỉ được áp dụng cho loại điển hình là quan trọng hơn loại có thay đổi (12) . Tiên lượng sống thêm 7 - 10 năm là 80 - 90% cho tất cả các giai đoạn (13) . Còn loại thể thùy có thay đổi thì tiên lượng giống như thể ống NOS. Một vấn đề màcó một tác giả đã nhấn mạnh đối với ung thư thể thùy có một tỷ lệ ý nghĩa 10 - 15% trường hợp có thêm một ung thư vú hoặc có tỷ lệ 20 - 30% một sự phát triển tiếp theo của ung thư ở vú còn lại. Khả năng di căn thường đến màng não, các thanh mạc, sau phúc mạc, buồng trứng. Trong khi đó ung thư thể ống thường di căn đến xương, vào trong nhu mô phổi, gan và não (11,17) . Bệnh Paget Một loại bệnh lý khá hiếm gặp, ở đây chúng tôi ghi nhận được một tỷ lệ mắc bệnh là 0,8% tổng số các loại ung thư vú. Theo y văn, tỷ lệ mắc bệnh từ 1 - 2% tổng số ung thư (11,12,13) nhưng cũng có tác giả cho thấy tỷ lệ này là 5% tổng số ung thư vu ù(16) . Một điều đáng lưu ý là 10 - 28% trường hợp không có biểu hiện lâm sàng và chỉ được phát hiện bằng chẩn đoán mô học. Bệnh Paget là do sự lan tràn của ung thư vú thể ống tại chỗ dạng bả khô (Comedo - DCIS) hoặc ung thư vú thể ống xâm lấn có độ mô học cao lên quầng vú. Không biết có phải vì thế mà một số tác giả không tách ra thành một nhóm bệnh riêng biệt và cụ thể trong bệnh lý về vú mà lại được đề cập khá chi tiết trong bệnh lý ở da (13) . Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào sự lan tràn của tình trạng ung thư có liên quan trong vú (11,12) . Tiên lượng tốt chỉ khi nào tổn thương còn khu trú ở núm vú. U diệp thể (thể lá) ác tính Tỷ lệ gặp của chúng tôi ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam là 1,2% tổng số ung thư. Ở TP. HCM tỷ lệ bệnh gặp loại ung thư này dao động từ 2/826 tổng số u tuyến vú (5) đến 1,8% tổng số loại ung thư vú (7) . Một số y văn có đề cập đến bệnh lý này nhưng không đưa ra một số liệu cụ thể, cũng như tiên lượng về thời gian sống thêm của bệnh nhân (11,13,14) , nhưng cũng theo một y văn khác thì tỷ lệ gặp phải u diệp thể ác tính là 0,18% tổng số ung thư và tỷ lệ sống thêm 5 năm là 80% (12) . Sarcom vú nguyên phát Chúng tôi chỉ ghi nhận được một trường hợp u limpho ác tính, 1 trường hợp u mô bào ác tính, một tỷ lệ bắt gặp rất thấp là 0,4% tổng số các bệnh ung thư vú. Điều này cũng giống như các nghiên cứu của các tác giả khác, tỷ lệ sarcoma vú luôn thấp hơn dưới 1% (11,12,13,14) . Trong các loại sarcoma ở vú u mô bào ác tính là một trong những loại hay gặp nhất, tỷ lệ đến 14,3%, với chỉ 1 trường hợp mà chúng tôi bắt gặp ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam cũng là loại u mô bào ác tính. Đối với trường hợp u limpho ác tính ở vú, tỷ lệ gặp của chúng tôi là 0,4%, ở TP. HCM tỷ lệ này là 0,9% (7) . Trong khi đó các y văn ghi nhận một tỷ lệ dưới 0,1% - 0,12% (11,12,13) . Tiên lượng của sarcoma vú phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, giai đoạn càng muộn thì tiên lượng càng xấu, tiên lượng của limphoma ở vú thể chưa thống nhất, có tác giả cho là tốt khi tổn thương còn khu trú ở vú (12) . Về độ mô học Cách đánh giá độ mô học của ELSTON(*) được áp dụng cho ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn và chỉ bằng phương pháp nhuộm H.E, được dựa trên 3 yếu tố: sự tạo thành ống tuyến, mức độ di dạng nhân, tỷ lệ nhân chia. Mỗâi yếu tố được chấm từ 1 - 3 điểm. Độ mô học được xác định bằng tổng số các số diểm của các yếu tố nêu trên. Độ I (biệt hóa tốt) : 3 - 5 điểm Độ II (biệt hóa vừa) : 6 - 7 điểm Độ III (biệt hóa kém) : 8 - 9 điểm Trong tổng kết của chúng tôi kết quả được đánh giá và ghi nhận chỉ 105 trường hợp, cho thấy: Độ I: 9,5%, độ II: 62%, độ III: 28,6%. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú ở độ II chiếm ưu thế hơn so với các độ mô học khác, điều này cũng tương đồng với các kết quả của các tác giả khác ở hai khu vực TP. HCM và Hà Nội: 56,7% (Nguyễn Sào Trung) (6) , 65,9% (Nguyễn Đăng Đức) (4) . Đối với tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú ở độ III, ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy cao hơn so với các tác giả khác, tỷ lệ ở đây là 28,6% so với 7,3% của 2 tác giả Nguyễn Sào Trung và Nguyễn Đăng Đức (6,4) . Nếu như đây là một con số tạm chấp nhận thì thực là một điều đáng lo buồn cho bệnh nhân ung thư vú ở khu vực chúng tôi. Việc trả lời câu hỏi tại sao như vậy thật sự là quá khó khăn cho một tầm mức nghiên cứu ở địa phương. Đây có lẽ là một vấn đề lớn cần phải khảo sát và đánh giá lại một cách thấu đáo và khoa học hơn về những mối liên quan khác đến với bệnh nhân khi mà vùng đất Đà Nẵng - Quảng Nam là một trong những vùng trọng điểm của cuộc chiến tranh trước đây. Mặc dù tiên lượng của bệnh nhân ung thư vú còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, tình trạng di căn hạch, sự thâm nhập dưới da và mạch máu, loại mô học và còn nhiều yếu tố khác nữa nhưng các tác giả Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Đăng Đức cũng như các tác giả ngoài nước khác đều có chung một nhận định rằng độ mô học của các ung thư biểu mô tuyến vú cũng là một chỉ số đánh giá một phần nào tiên lương của bệnh: độ mô học càng cao thì khả năng di căn hạch, khả năng tái phát và tử vong do bệnh càng gia tăng (4,6,11,12) . Tỷ lệ sống 10 năm là 90% - 60% - 40% tương ứng với độ I, độ II, dộ III (13) . Việc phối hợp các yếu tố trên lại với nhau sẽ giúp cho việc tiên lượng ung thư biểu mô tuyến vú càng chính xác, trong đó không thể tách rời việc đánh giá độ mô học, nó được thể hiện khá rõ trong chỉ số NPI (15): NPI = 0,2 x kích thước u (cm) + tình trạng hạch limpho (1,2,3) + độ mô học khối u (1,2,3) Kết quả đánh giá độ mô học cũng đã được đưa vào trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư vú ở Anh quốc nhằm lựa chọn một phương thức điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân có độ mô học khác nhau (15) . KẾT LUẬN Qua khảo sát 252 trường hợp ung thư vú ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy rằng: Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 63 - Lứa tuổi mắc bệnh cao là 40 - 59 tuổi chiếm 60% tổng số bệnh nhân. - Tổn thương thường gặp ở vị trí ¼ trên ngoài hơn các vị trí khác chiếm tỷ lệ 43,7% tổng số bệnh nhân và vú (T) nhiều hơn vú (P) - Loại mô học có tỷ lệ vượt trội là ung thư biểu mô tuyến vú thể ống dạng NOS 85,3% sau đó là các loại khác thể thùy (4,8%), thể nhầy (3,6%), thể tủy (2,8%), thể nhú (0,8%) ít gặp hơn là sarcoma nguyên phát ở vú: (0,4%). - Độ mô học thường gặp độ II: 62% và độ III: 28,6%, độ I chỉ có 9,5%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PHẠM THỊ MINH DUNG và cộng sự (1993) - Tình hình ung thư vú ở Bệnh viện Đà Nẵng - Nội san Bệnh viện Từ Dũ - Hội nghị chỉ đạo các tỉnh phía Nam - trang 76 - 83 2. TRẦN TỨ QUÝ (1997) - Tổng kết điều trị ung thư vú và cổ tử cung trong 2 năm 1993 - 1994 tại khoa K Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng - Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng trang 411 - 418 3. NGUYỄN HỒNG LONG (1993) - Hoạt động bước đầu của khoa ung thư Bệnh viện Đà Nẵng - Y học Việt Nam số 7 tập 173 - Trang 21 - 24. 4. NGUYÊN ĐĂNG ĐỨC và cộng sự (1995) - Phân loại độ mô học ung thư biểu mô tuyến vú - Y học thực hành chuyên san ung thư học - Trang 65-66. 5. NGUYỄN SÀO TRUNG (1992) - Hình thái giải phẫu bệnh lâm sàn Bướu diệp thể của vú - Hình thái học - tập 2 - số 2 - trang 13 - 14. 6. NGUYỄN SÀO TRUNG (1995) - Góp phần nghiên cứu độ mô học của ung thư vú xâm nhập - Hình thái học - tập 5 - số 2 - trang 12 - 16. 7. ÂU NGUYỆT DIỆU (2000) - Một số đặc điểm giải phẫu bệnh của Sarcom nguyên phát của vú - Y học TPHCM chuyên đề ung Bướu học - phụ bản số 4 - tập 4 - trang 102 - 107 8. LÊ QUANG HẢI (1998) - Đồi chiếu lâm sàng - Tế bào học - Mô bệnh học các ung thư vú - Đặc san giải phẫu bệnh - y pháp - trang 21 - 24 9. BỘ MÔN GIẢI PHẪU BỆNH ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI (1992) - Tài liệu tập huấn sau Đại học - Ung thư Biểu mô tuyến vú - trang 38 - 62 10. IARC TECHNICAL REPORT: Cancer in Thailand (1988 - 1991) - NO. 16 - lyon 1993 - p.68 11. ROSEN PP AND OBERMAN HA - Invasive carcinoma - tumor of the mammary gland - AFIP - p.157 - 244 - 1993. 12. SAKAMOTO G - Infiltrating carcinoma major histological types – In: Page DL., Aderson TJ - Diagnostic histopathology of the breast - p.193 - 265 - Churchill Livingstone - 1992. 13. SHARKEY FE, ALFRED DC, VALLENT PT - Breast – In: Damjanov I, Linder J – Anderson’s Pathology - 10th edition - vol 2 - p.2354 - 2381 - Mosby - 1996. 14. ASHLEY DJB: Tumor of the mamary gland - DJB – Evans’ Histological appearances of tumor, Churchill - Livingtone – 1990, 4th edition : 423 - 464 15. WILLIAMSON RCN., WAXMAN BP - The breast - Scott : An aid to clinical surgery 5th edition - p.197 and 203 - churchill - livingstone - 1994. 16. TRẦN PHƯƠNG HẠNH và cộng sự - Các thư mục của ung thư vú - Tự điển Bệnh học - Xuất bản lần thứ 2 - Nhà xuất bản y học 1997. 17. CREASMAN D - Breast disease - Disaia.Creasman - Clinical gynecologic oncology - p.474 - Mosby 4th edition 1993 18. POWELL DE, STELLING CB - Carcinoma of the breast - the diagnosis and detection of breast disease - p.312 - Mosby - 1994 19. ELSTON CW: Grading of invasive carcinoma of the breast – Page DL, Anderson TJ: Diagnostic histopathology of the breast - p.300 - 311 - Churchill Livingstone - 1992 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_giai_phau_benh_cua_ung_thu_tuyen_vu_o_khu_vu.pdf
Tài liệu liên quan