Một số đặc điểm dịch tễ của những bệnh nhân bị rối loạn cương được điều trị tại Bệnh viện Bình Dân trong ba năm (2000-2001-2002)

Tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ của những bệnh nhân bị rối loạn cương được điều trị tại Bệnh viện Bình Dân trong ba năm (2000-2001-2002): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học 27 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ RỐI LOẠN CƯƠNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN TRONG BA NĂM (2000-2001-2002) Nguyễn Thành Như*, Nguyễn Ngọc Tiến*, Phạm Hữu Đương*, Vũ Lê Chuyên*, Nguyễn Văn Hiệp** TÓM TẮT Trong ba năm 2000-2001-2002 đã có 2151 bệnh nhân đến khám vì rối loạn cương tại bệnh viện Bình Dân. Không như nhiều người nghĩ, rối loạn cương là bệnh của người nghèo. Hút thuốc lá là một nguy cơ đáng kể. Tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm là những bệnh hay gặp. Đa số bệnh nhân là những người đang trong tuổi lao động. Sự gia tăng khá nhanh số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bình Dân trong ba năm qua cho thấy RLC thực sự tồn tại. SUMMARY SOME EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF ERECTILE DYSFUNCTION PATIENTS AT BINH DAN HOSPITAL DURING 3 YEARS (2000-2...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ của những bệnh nhân bị rối loạn cương được điều trị tại Bệnh viện Bình Dân trong ba năm (2000-2001-2002), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học 27 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ RỐI LOẠN CƯƠNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN TRONG BA NĂM (2000-2001-2002) Nguyễn Thành Như*, Nguyễn Ngọc Tiến*, Phạm Hữu Đương*, Vũ Lê Chuyên*, Nguyễn Văn Hiệp** TÓM TẮT Trong ba năm 2000-2001-2002 đã có 2151 bệnh nhân đến khám vì rối loạn cương tại bệnh viện Bình Dân. Không như nhiều người nghĩ, rối loạn cương là bệnh của người nghèo. Hút thuốc lá là một nguy cơ đáng kể. Tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm là những bệnh hay gặp. Đa số bệnh nhân là những người đang trong tuổi lao động. Sự gia tăng khá nhanh số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bình Dân trong ba năm qua cho thấy RLC thực sự tồn tại. SUMMARY SOME EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF ERECTILE DYSFUNCTION PATIENTS AT BINH DAN HOSPITAL DURING 3 YEARS (2000-2001-2002) Nguyen Thanh Nhu, Nguyen Ngoc Tien, Pham Huu Duong, Vu Le Chuyen, Nguyen Van Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 183 – 186 In 3 years, 2000-2001-2002, 2151 patients suffering from erectile dysfunction have been seen at Binh Dan hospital. Unlike general thoughts, erectile dysfunction is a medical trouble of poor people. Smoking is an important risk. Diabetes, hypertension and depression are common diseases. Most of patients are in working age. The number of erectile dysfunction patients increased rapidly during the last 3 years represents the existence of erectile dysfunction . ĐẶT VẤN ĐỀ Nếu có những bệnh lý ở loài người chỉ mới xuất hiện gần đây thì rối loạn cương (RLC) đã từ lâu là mối ưu tư của nhân loại. Xử trí RLC nhằm đem lại hạnh phúc cho cá nhân người bệnh và cho gia đình họ là một trong những mục tiêu của thầy thuốc, đặc biệt là thầy thuốc chuyên khoa niệu. Khoa niệu bệnh viện Bình Dân đã có những hoạt động khám và chữa trị RLC từ lâu. Gần đây, với sự hoạt động thường xuyên của phòng khám nam khoa, số lượng bệnh nhân đến khám cũng gia tăng nhanh chóng. Nghiên cứu nầy, do đó, được thực hiện nhằm đánh giá một số yếu tố dịch tễ học của những bệnh nhân đến khám tại khoa niệu bệnh viện Bình Dân vì RLC như bước đầu của những nghiên cứu khác sâu hơn của lãnh vực nầy về sau. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là một nghiên cứu hồi cứu dựa trên đối tượng là tất cả những bệnh nhân (BN) đến khám vì RLC tại phòng khám nam khoa bệnh viện Bình Dân trong thời gian 3 năm, từ 1/2000 đến hết 12/2002. Số liệu thu thập bao gồm các thông số dịch tễ như tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, các bệnh đi kèm. Kết quả được đối chiếu với các tác giả khác trong và ngoài nước. * ** Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 183 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 KẾT QUẢ Bảng 1. Số lượng bệnh nhân theo năm và theo lứa tuổi 60 Tổng số 2000 02 134 247 140 45 29 597 2001 08 238 262 168 52 16 744 2002 14 205 307 196 58 30 810 Người cao tuổi nhất là 78, thấp nhất là 17. Địa lý : tỉ lệ BN tỉnh và thành phố là 1:2 Trình độ học vấn Bảng 2. Trình độ học vấn Cấp 1 và 2 Cấp 3 Đại Học Sau Đại Học Số BN 1159 837 132 23 Sinh viên cũng được xếp vào nhóm đại học. Không ghi nhận trường hợp nào mù chữ và người có bằng tiến sĩ. Nghề nghiệp Bảng 3. Nghề nghiệp Lao động chân tay Lao động trí óc Doanh nhân, giàu có Số BN 1671 (78%) 450 (21%) 30 (1%) Lao động chân tay là công nhân, nông dân, buôn bán nhỏ, tiếp thị và không nghề Lao động trí óc là giáo viên, kỹ sư, nghệ sĩ, bác sĩ Động cơ đến khám 3% BN đến khám vì bạn tình đề nghị, còn lại là tự đến khám. Lo lắng cho hạnh phúc gia đình hiện tại và tương lai là lý do chính (80%), không thoả mãn tình dục đơn thuần là lý do sau đó (20%), chỉ có 3 TH (trên 60 tuổi) ghi nhận đến khám vì mong có sức khoẻ chứ không còn hoạt động tình dục. Bảng 4. Thời gian bị RLC < 3 tháng 3-6 tháng 6 -12 tháng 12-24 tháng > 24 tháng Số BN 172 (8%) 64 (3%) 1355 (63%) 366 (17%) 194 (9%) Yếu tố nguy cơ và bệnh đi kèm Hút thuốc lá thường xuyên trên 10 điếu mỗi ngày, trên 10 năm chiếm tỉ lệ 6% (129 BN), hút thuốc không thường xuyên chiếm tỉ lệ 21% (451 BN). Nghiện rượu ở 1% số BN (20BN). Tiểu đường xảy ra ở 85 BN (4%). Cao huyết áp và bệnh mạch vành phải dùng thuốc thường xuyên xảy ra ở 57 BN (2,6%), cao huyết áp thỉnh thỏang và dùng thuốc không thường xuyên chiếm 6,5% (140BN). Lo lắng, Stress, bệnh tâm thần chiếm 1,7% (37 BN). Các bệnh khác như sau cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt, phẫu thuật vùng chậu, chấn thương cột sống chỉ có vài trường hợp. Đau lưng và lo lắng bệnh thận là hai than phiền hay gặp. Mức độ RLC Bảng 5. Mức độ RLC Nhẹ Vừa Nặng Số BN 774 BN (36%) 1205 (56%) 172 (8%) BÀN LUẬN RLC là tình trạng không đủ khả năng, kéo dài hay xảy ra liên tục trong ít nhất là 3 tháng, để đạt tới và/hoặc duy trì sự cương đủ cứng để giao hợp thoả mãn(12). Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết bệnh nhân bị RLC từ 6 tháng đến 2 năm (89%), có lẽ do ngại đi khám bệnh và do không biết nên đến khám ở đâu(2). Những trường hợp bị RLC vài ngày thường ở người trẻ, đến gặp bác sĩ ngay sau một, hai lần giao hợp không thành công. 3 BN lớn tuổi đến khám vì RLC nhưng không vì mục đích quan hệ tình dục mà do nghĩ rằng có cương dương vật thì sức khoẻ mới tốt. Đây là một đặc điểm riêng của bệnh nhân Á Đông mà trong các nghiên cứu khác không thấy đề cập tới. Khảo sát dịch tễ RLC trong cộng đồng là một việc khó khăn do sự tế nhị của vấn đề. Cho tới hiện nay, nghiên cứu của Feldman và cs. được công bố năm 1994 5 được xem là có giá trị nhất. Nghiên cứu nầy được thực hiện trong 3 năm (1987-1989), trên 1290 người tuổi từ 40-70, cho thấy có sự gia tăng tần suất RLC theo tuổi. Từ tuổi 40 đến 70, tần suất RLC hoàn toàn tăng từ 5,1% tới 15%, RLC vừa là 17% và 34%, và tần suất RLC nhẹ thì không thay đổi, là 17%. Một tần suất tương tự cũng gặp tại những nước châu Âu(3,6) , châu Mỹ La Tinh như Brazin(11) , châu Á như Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 184 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học Nhật, Trung Quốc(10) và Việt Nam(1). Thống kê của chúng tôi là của một cơ sở điều trị nên tần suất bệnh nhân cao trong lứa tuổi lao động và hoạt động tình dục mạnh (chiếm 88%, từ 20-49 tuổi). Đánh giá chức năng cương dưa trên bảng IIEF 13 theo Rosen khá phức tạp, nên chúng tôi dựa vào bảng đánh giá mức độ RLC do Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Nhất về RLC, tại Paris năm1999 đưa ra để đánh giá mức độ RLC của BN trong quá trình hỏi bệnh(2,9). Bảng nầy dễ nhớ, bác sĩ có thể hỏi trực tiếp bệnh nhân và cho điểm (xem phụ lục 1). Hầu hết BN đến với chúng tôi khi RLC ở mức độ vừa (56%) và ít có trường hợp trầm trọng (8%) có lẽ do tuổi BN đa số còn trẻ (88% dưới 50 tuổi). Những người đến khám sớm, RLC nhẹ, thường chưa lập gia đình hay mới lập gia đình và rất lo lắng cho tương lai tình dục của họ. Theo nhiều tác giả, hút thuốc lá có thể là một yếu tố nguy cơ của RLC, trong nghiên cứu nầy, có 27% BN hút thuốc lá. Theo Lewis, dường như hút thuốc lá chỉ làm tăng khả năng bị RLC khi bệnh nhân có những bệnh khác đi kèm như bệnh tim mạch(7) . Càng hút thuốc lâu năm càng dễ bị RLC hơn(6) . Tiểu đường và bệnh tim mạch là những bệnh phối hợp hay gặp, đó cũng có thể là nguyên nhân gây RLC(3). RLC có thể xảy ra trên ít nhất là 50% bệnh nhân tiểu đường và tới 12% bệnh nhân đến khám đầu tiên vì RLC được phát hiện có bị tiểu đường(4,7). Trái với suy nghĩ của nhiều người, chỉ có 1% số BN là thuộc tầng lớp khá giả. Vì vậy có thể nói RLC là lọai bệnh lý ảnh hưởng đến mọi tầng lớp xã hội, nhu cầu người nghèo cần chữa bệnh không kém mà còn có thể còn nhiều hơn người có thu nhập cao. Phụ lục 1(9). Thang đánh giá mức độ RLC, theo Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Nhất về RLC, Paris, 1999. Không bao giờ hay gần như không bao giờ Vài lần (dưới xa một nửa số lần) Đôi khi (khoảng một nửa số lần) Đa số (rất nhiều hơn nửa số lần) Luôn luôn hay gần như luôn luôn Ông có thường cương dương vật được trong khi quan hệ tình dục? 1 2 3 4 5 Khi dương vật cương lúc có kích thích tình dục, nó có thường cương đủ cứng để đưa vào âm đạo? 1 2 3 4 5 Khi dự định giao hợp, ông có thường đưa dương vật vào âm đạo được? 1 2 3 4 5 Trong khi giao hợp, ông có thường duy trì được sự cương dương vật sau khi đã đưa vào âm đạo ? 1 2 3 4 5 Cực kỳ khó Rất khó Khó Hơi khó Không khó Trong khi giao hợp, mức độ khó khăn để duy trì dương vật cương cho tới khi kết thúc giao hợp ? 1 2 3 4 5 Điểm mức độ RLC : Tổng số điểm 5-10 (nặng), 11-15 (vừa), 16-20 (nhẹ), 21-25 (bình thường). KẾT LUẬN Tuy chưa có một thống kê chính xác, nhưng với sự gia tăng khá nhanh số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bình Dân trong ba năm qua cho thấy RLC thực sự tồn tại, với số lượng không nhỏ tại môi trường Việt Nam và ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân, gia đình và xã hội. Tiểu đường và cao huyết áp là hai bệnh có liên quan nhiều nhất đến rối loạn cương, trong khi hút thuốc lá được thừa nhận rộng rãi là một yếu tố nguy cơ quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Trần Quán. Rối loạn cương dương. Bệnh học giới tính nam, nxb Y học, Hà Nội, 2002, 379-458 2. Anh Trần Quán, Vệ Lê Văn. Rối loạn cương dương. Bệnh học tiết niệu, nxb Y học, Hà Nội, 2003, 730-749 Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 185 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 3. Braun M, Wassmer G, Klotz T, Reifenrath B, Mathers M, Engelmann U. Epidemiology of erectile dysfunction: results of the 'Cologne Male Survey'. Int J Impot Res 2000 Dec;12(6):305-11 4. Fedele D, Coscelli C, Cucinotta D, Forti G, Santeusanio F, Viaggi S, Fiori G, Velona T, Lavezzari M; Diade Study Group. Incidence of erectile dysfunction in Italian men with diabetes. J Urol 2001 Oct;166(4):1368-71 5. Feldman HA, Goldstein I, Gatzichristou DG, Krane RJ, McKinlay J. Impotence and its medical and psychological correlates: results of the Massachusttes Male Aging Study. J Urol, Vol.151, 54-61 January 1994 6. Green JSA, Holden STR, Ingram P, Bose P, George DP, Bowsher WG. An investigation of erectile dysfunction in Gwent, Wales. BJU International (2001), 88, 551-553 7. Lewis RW. Epidemiology of erectile dysfunction. Urol Clin North America, Vol 28 (2), May 2001, 209-217 8. Lue TF. Physiology of penile erection and pathophysiology od erectile dysfunction and priapism. In Campbell’s Urology, 8th Ed, Philadelphia, W.B.Saunders, 2002, 1591-1618 9. Broderick GA, Lue TF. Evaluation and nonsurgical management of erectile dysfunction and priapism. In Campbell’s Urology, 8th Ed, Philadelphia, W.B.Saunders, 2002, 1619-1671 10. Marumo K, Murai M. Epidemiology of erectile dysfunction: prevalence and risk factors. APSIR Book on erectile dysfunction, the Asia-Pacific Society for Impotence Research, 1999, 15-27 11. Moreira ED, Abdo CH, Torres EB, Lobo CF, Fittipaldi JA. Prevalence and correlates of erectile dysfunction: results of the Brazilian study of sexual behavior. Urology 2001 Oct;58(4):583-8 12. Padma-Nathan H. Medical management of erectile dysfunction: a primary-care manual, 1st ed, Professoinal Communications Inc., 1999 13. Rosen RC, Riley A, Wagner G, Osterloh IH, Kirkpatrick J, Mishra A. The international index of erectile function (IIEF): a multidimensional scale for assessment of erectile dysfunction. Urology 49 (6), 1997, 822-830 14. Wagner G, Mulhall J. Pathophysiology and diagnosis of male erectile dysfunction. BJU International (2001), 88 (Suppl.3), 3-10 Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 186

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_dich_te_cua_nhung_benh_nhan_bi_roi_loan_cuon.pdf
Tài liệu liên quan