Một số chỉ tiêu sinh lý máu của giống lợn địa phương (lợn cỏ) miền núi, tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Tường Vi

Tài liệu Một số chỉ tiêu sinh lý máu của giống lợn địa phương (lợn cỏ) miền núi, tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Tường Vi: 187 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU CỦA GIỐNG LỢN ĐỊA PHƢƠNG (LỢN CỎ) MIỀN NÚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Tường Vy, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Nguyễn Đức Hưng, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Cỏ miền núi, Thừa Thiên Huế cho thấy: Số lượng hồng cầu của lợn đực lúc sơ sinh, 2, 4 và 8 tháng tuổi lần lượt là: 5,50; 5,65; 6,62 và 6,64 (triệu/mm3). Ở lợn cái tương ứng là 4,51; 5,36; 6,11 và 5,73 (triệu/mm3). Số lượng hồng cầu tăng dần từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, tương đối ổn định ở giai đoạn 8-12 tháng tuổi và chỉ số này ở lợn đực cao hơn lợn cái. Hàm lượng hemoglobin, lúc sơ sinh, 4, 8 tháng tuổi lần lượt là: 10,00g%; 12,74g%; 10,6g% ở lợn đực và 8,46g%; 10,7g%; 10,00g% ở lợn cái. Lượng huyết sắc tố và nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu tăng nhẹ từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, giảm dần từ 8 đến 12 tháng tuổi và không có sự sai khác ở lợn đực và lợn cái. Thể tích trung...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số chỉ tiêu sinh lý máu của giống lợn địa phương (lợn cỏ) miền núi, tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Tường Vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
187 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU CỦA GIỐNG LỢN ĐỊA PHƢƠNG (LỢN CỎ) MIỀN NÚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Tường Vy, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Nguyễn Đức Hưng, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Cỏ miền núi, Thừa Thiên Huế cho thấy: Số lượng hồng cầu của lợn đực lúc sơ sinh, 2, 4 và 8 tháng tuổi lần lượt là: 5,50; 5,65; 6,62 và 6,64 (triệu/mm3). Ở lợn cái tương ứng là 4,51; 5,36; 6,11 và 5,73 (triệu/mm3). Số lượng hồng cầu tăng dần từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, tương đối ổn định ở giai đoạn 8-12 tháng tuổi và chỉ số này ở lợn đực cao hơn lợn cái. Hàm lượng hemoglobin, lúc sơ sinh, 4, 8 tháng tuổi lần lượt là: 10,00g%; 12,74g%; 10,6g% ở lợn đực và 8,46g%; 10,7g%; 10,00g% ở lợn cái. Lượng huyết sắc tố và nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu tăng nhẹ từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, giảm dần từ 8 đến 12 tháng tuổi và không có sự sai khác ở lợn đực và lợn cái. Thể tích trung bình của hồng cầu giảm theo tháng tuổi và chỉ số này ở lợn đực thấp hơn so với lợn cái. Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) lúc sơ sinh của lợn đực là 13,11; lúc 12 tháng tuổi là 22,57; ở lợn cái, tương ứng là 14,04 và 18,43. Số lượng bạch cầu tăng dần theo tháng tuổi và chỉ số này ở lợn đực cao hơn lợn cái. Công thức bạch cầu thay đổi theo tuổi: bạch cầu lâm ba có tỷ lệ cao nhất và giảm dần từ sinh đến 12 tháng tuổi, ở lợn đực tương ứng là 51,20% và 42,20%, còn ở lợn cái là 56,13% và 41,66%; bạch cầu trung tính tăng dần qua các tháng tuổi và không có sự sai khác giữa lợn đực và lợn cái; bạch cầu ái toan tăng nhẹ từ lúc sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Các chỉ số sinh lý máu nhận được ở lợn Cỏ miền núi Thừa Thiên Huế nằm trong giới hạn sinh lý bình thường của lợn mà các kết quả nghiên cứu đã công bố. Từ khóa: sinh lý máu, hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố. 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu về giống lợn địa phương (lợn Cỏ) đang nuôi ở miền núi các tỉnh Trung Trung Bộ được thực hiện trong những năm gần đây, nhằm đánh giá đúng thực trạng giống lợn này để có hướng bảo tồn và phát triển thích hợp (Nguyễn Đức Hưng và cộng sự, 2010). Các chỉ tiêu sinh lý máu của vật nuôi là sự phản ánh trạng thái trao đổi chất, sự thích nghi và trạng thái sức khỏe, sức sản xuất của con vật trong những điều kiện cụ thể, nhất định. Giống lợn Cỏ địa phương A Lưới (có tên gọi là Alic) là một trong những đối tượng nuôi chủ yếu của bà con dân tộc thiểu số C’Tu, Bru Vân Kiều, Pa Kô ở một số huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Lợn Cỏ, với phương thức nuôi thả tự 188 nhiên, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phối giống và phòng trừ dịch bệnh chưa được quan tâm. Điều kiện sinh sống của lợn Cỏ phù hợp với vùng sinh thái và điều kiện sản xuất của bà con các dân tộc ít người vùng cao. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Cỏ trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường giúp ta có đánh giá đầy đủ hơn về giống lợn này. 2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Cỏ miền núi Thừa Thiên Huế, trong điều kiện lợn được nuôi thả tự do, dưới tán cây rừng trồng, diện tích 1000 m2, giới hạn bởi rào lưới B40. Thức ăn từ nguồn thức ăn tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp (củ và lá sắn, rau lang, môn rừng, cám gạo và bột ngô), nuôi theo truyền thống mà người dân địa phương vẫn sử dụng. 2.1. Cách lấy mẫu Lợn Cỏ được lấy máu lúc sơ sinh, 2, 4, 6, 8 và 12 tháng tuổi. Ở mỗi lứa tuổi, chọn ra 10 lợn (5 đực, 5 cái) tương đối đồng đều về khối lượng để lấy máu. Máu được lấy ở tĩnh mạch tai (lợn lớn), hay tĩnh mạch cổ (lợn nhỏ) vào lúc sáng sớm, trước khi cho lợn ăn. Máu lấy xong đưa nhanh vào ống chống đông EDTA, lắc nhẹ, bảo quản trong bình lạnh từ 2- 80C. 2.2. Chỉ tiêu và kỹ thuật phân tích các thông số tế bào máu Số lượng HC (tr/mm3); số lượng BC (nghìn/mm3); hàm lượng Hb (g%); lượng huyết sắc tố trung bình (µg); nồng độ huyết sắc tố trung bình (%), được xác định theo quy trình xét nghiệm của máy đếm tế bào máu tự động 18 thông số hiệu KX21, hãng Sysmex (Nhật Bản), tại Khoa huyết học Bệnh viện Trung ương Huế. Lập công thức bạch cầu tại phòng thí nghiệm động vật Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế. Công thức bạch cầu được xác định theo phương pháp Ludrasepa và Kudrasep. Máu được phết lên tiêu bản, nhuộm giêmsa, đếm bạch cầu trên kính hiển vi phóng đại 1000 lần, đếm 200 bạch cầu liên tiếp nhau ở 4 góc và 2 đầu tiêu bản theo nguyên tắc hình chữ chi. Mỗi mẫu máu đếm 5 lần rồi lấy trung bình chung. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel và SAS 6.12 để tính các tham số thống kê và độ tin cậy. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hồng cầu, hemoglobin 189 Bảng 1. Một số chỉ tiêu về Hồng cầu và Hemoglobin của lợn Cỏ (thừa Thiên Huế) theo tuổi Giai đoạn Chỉ tiêu Sơ sinh 2 tháng tuổi 4 tháng tuổi 8 tháng tuổi 12tháng tuổi X SD CV% X SD CV% X SD CV% X SD CV% X SD CV% Số lượng hồng cầu (tr/mm3) Đực (n=5) 5,50b 0,36 6,56 5,65b 0,32 5,59 6,62a 0,51 7,70 6,64a 0,64 9,61 6,06ab 0,39 6,40 Cái (n=5) 4,51 b 0,55 12,30 5,36 a 0,67 12,50 6,11 a 0,37 6,08 5,73 a 0,85 14,89 5,65 a 0,62 10,89 Hàm lượng hemoglobin (g%) Đực (n=5) 10,00ab 0,47 0,74 10,76ab 1,04 9,67 12,74ab 2,72 21,36 10,6ab 1,71 16,09 10,74ab 1,14 10,65 Cái (n=5) 8,46 ab 1,65 19,54 10,44 a 0,94 9,05 10,7 a 1,31 12,24 10,00 ab 0,86 8,57 9,34 ab 1,26 13,47 Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (µg) Đực (n=5) 18,28ab 2,00 10,93 18,92a 1,18 6,22 19,16a 3,13 16,32 15,90b 1,95 12,26 17,7ab 1,05 5,95 Cái (n=5) 18,78 a 2,50 13,29 19,74 a 3,13 15,87 17,48 a 3,13 9,36 17,64 a 1,47 8,35 16,58 a 1,73 10,42 Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu(%) Đực (n=5) 29,36a 0,85 2,91 31,96a 3,02 9,45 31,30a 3,38 10,80 29,76a 0,47 1,57 29,44a 0,80 2,72 Cái (n=5) 29,76 ab 2,76 9,28 27,54 b 2,84 10,31 30,88 a 0,69 2,24 29,96 ab 1,49 4,98 30,00 ab 1,34 4,47 Thể tích trung bình của hồng cầu (µm3 Đực (n=5) 62,26ab 12,94 20,78 63,62a 9,76 15,34 60,98ab 2,83 4,64 53,44b 6,58 12,31 60,10ab 6,43 10,71 Cái (n=5) 63,26 ab 13,36 21,13 72,08 a 15,20 21,09 56,62 b 2,19 3,87 58,98 b 1,27 2,16 55,20 b 1,41 2,56 Thể tích khối của hồng cầu (%) Đực (n=5) 34,11a 2,57 7,53 35,78a 3,15 8,80 40,44a 4,50 11,14 35,68a 6,23 17,46 36,56a 4,84 13,25 Cái (n=5) 28,65 b 6,33 22,11 38,36 a 6,20 16,15 34,64 ab 3,90 11,26 33,50 ab 3,78 11,30 31,29 ab 5,06 16,16 Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 190 Số liệu ở bảng 1 cho thấy, số lượng hồng cầu lợn Cỏ tăng dần từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, tương đối ổn định ở giai đoạn 12 tháng tuổi. Chỉ tiêu này ở con đực luôn luôn cao hơn con cái trong cùng một nhóm tuổi. Cụ thể số lượng hồng cầu trong máu (triệu/mm3) của lợn đực sơ sinh là 5,50 0,36; tăng dần lên giai đoạn 2 tháng tuổi 5,65 0,32 và tăng mạnh ở giai đoạn 4 tháng tuổi 6,62 0,51 (p < 0,05). Tương tự số lượng hồng cầu trong máu (triệu/mm3) của lợn cái sơ sinh là 4,51 0,55 tăng nhanh lên giai đoạn 2 tháng tuổi 5,36 0,67 và giai đoạn 4 tháng tuổi 6,11 0,37. Đến giai đoạn 8 tháng tuổi thì số lượng hồng cầu của lợn cái giảm dần và duy trì ổn định ở giai đoạn 12 tháng tuổi. Sự biến đổi số lượng hồng cầu của lợn con tăng dần từ giai đoạn sơ sinh đến 4 tháng tuổi là hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận xét của Phạm Ngọc Thạch (2004) số lượng hồng cầu trung bình của lợn con khỏe là 6,55 0,16tr/mm3. Hàm lượng hemoglobin (Hb) trong máu của lợn Cỏ tăng dần (P < 0,05) từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, có giảm xuống chút ít (P > 0,05) ở giai đoạn 8 tháng tuổi và tương đối ổn định ở giai đoạn 12 tháng tuổi. Cụ thể, hàm lượng Hb trong máu của lợn Cỏ lúc sơ sinh ở con đực là 10g%, con cái là 8,46g% và tăng lên (P < 0,05) lúc 4 tháng tuổi là 12,74g% ở con đực và con cái là 10,7g%; sau đó giảm xuống chút ít (P > 0,05) 8 tháng tuổi, dao động 10,30 - 10,77g% và tiếp tục giảm rồi giữ mức tương đối ổn định lúc 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, so với kết quả nghiên cứu của Trần Sáng Tạo (1987), hàm lượng Hb trong máu của lợn Trắng Phú Khánh 9 - 10 tháng tuổi là 11,22 0,26g%, cao hơn nhiều so với chỉ số này của lợn Cỏ ở Thừa Thiên Huế. Điều này có thể do lợn trắng Phú Khánh có phẩm chất giống tốt hơn, nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt hơn ở vùng Phú Yên nên hàm lượng Hb trong máu cao. Trong khi đó, lợn Cỏ nuôi ở vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm và nuôi trong điều kiện kham khổ nên hàm lượng Hb bị thấp. Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu cao nhất ở lợn Cỏ 2 tháng tuổi cụ thể ở lợn đực là 18,92 1,18 g, ở lợn cái là 19,74 3,13 g. Theo Phạm Ngọc Thạch (2004) lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu lợn khỏe trung bình là 18,66 0,59 g, khi lợn bị bệnh thì chỉ số này tăng lên (31,26 - 42,03) g. Như vậy lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu của lợn Cỏ miền núi Thừa Thiên Huế là tương đương với các kết qủa nghiên cứu đã công bố. Thể tích trung bình của hồng cầu (Vtb) ở lợn Cỏ giảm dần theo lứa tuổi. Theo (Phạm Ngọc Thạch, 2004), thể tích trung bình của hồng cầu ở lợn 2 tháng tuổi là 53,09 0,73 m 3 , khi bị bệnh thể tích hồng cầu có xu hướng tăng so với hồng cầu lợn khỏe. Như vậy, kết quả nghiên cứu thể tích trung bình của hồng cầu ở lợn Cỏ phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trước. 191 3.2. Các chỉ tiêu về bạch cầu Bảng 2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của lợn Cỏ theo tuổi Giai đoạn Chỉ tiêu Sơ sinh 2 tháng tuổi 4 tháng tuổi 8 tháng tuổi 12tháng tuổi X SD CV% X SD CV% X SD CV% X SD CV % X SD CV% Số lượng bạch cầu (nghìn/mm 3 ) Đực (n=5) 13,11c 2,57 19,59 17,56bc 1,45 8,25 28,50a 5,19 18,21 23,60ab 9,84 41,71 22,57ab 4,00 17,72 Cái (n=5) 13,30 c 2,49 18,72 12,62 c 2,57 20,38 26,32 a 3,64 13,84 21,06 b 5,12 24,33 18,43 b 1,55 8,42 Bạch cầu trung tính (%) Đực (n=5) 41,87c 2,64 6,31 43,93bc 1,76 4,00 43,19bc 3,19 7,39 45,40b 1,98 4,36 52,27a 1,16 2,23 Cái (n=5) 38,47 d 3,11 8,10 42,33 c 1,79 4,24 44,73 bc 3,34 7,47 46,00 b 0,23 0,51 53,20 a 0,69 1,30 Bạch cầu ái toan (%) Đực (n=5) 2,63 0,99 37,61 2,80 0,56 20,00 2,53 0,69 27,20 3,20 0,90 28,11 2,93 0,15 5,03 Cái (n=5) 2,07 0,28 13,36 2,40 0,37 15,28 0,67 0,71 26,55 2,67 0,40 15,30 2,40 0,64 26,81 Bạch cầu ái kiềm (%) Đực (n=5) 1,00 0,33 33 0,60 0,28 46,81 0,80 0,30 37,39 0,60 0,28 46,81 0,60 0,28 46,81 Cái (n=5) 0,87 0,38 43,85 0,73 0,28 38,11 0,73 0,28 38,11 0,80 0,30 37,39 1,13 0,90 79,57 Bạch cầu lâm ba (%) Đực (n=5) 51,20a 0,71 1,38 50,20a 0,47 0,94 48,99a 1,86 3,80 47,87a 1,41 2,95 42,20b 1,18 2,80 Cái (n=5) 56,13 a 1,18 2,10 51,27 b 0,94 1,83 50,07 b 6,13 12,25 48,87 b 1,18 2,42 41,66 c 0,02 0,05 Bạch cầu đơn nhân lớn (%) Đực (n=5) 2,43 0,80 32,73 2,46 0,50 20,49 2,87 0,77 26,80 3,00 0,63 20,86 2,46 0,87 35,26 Cái (n=5) 2,47 ab 0,45 18,15 3,33 a 1,18 35,33 1,8 b 0,56 31,13 1,87 b 0,80 43,01 2,27 ab 0,86 38,05 Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 192 Qua số liệu ở bảng 2 cho thấy, số lượng bạch cầu có xu hướng tăng dần theo tháng tuổi và chỉ số này ở lợn đực cao hơn so với lợn cái khi cùng lứa tuổi, nhưng không đáng kể (P>0,05). Lúc sơ sinh, số lượng bạch cầu của lợn đực là 13,11 ± 2,27 nghìn/mm3, của lợn cái là 14,04 ± 2,82 nghìn/mm 3 . Số lượng bạch cầu lúc 2 tháng tuổi tăng lên 17,56 ± 1,45 nghìn/mm 3 ở lợn đực và 12,62 ± 2,57 nghìn/mm3 ở lợn cái. Số lượng bạch cầu tăng nhanh lúc 4 tháng tuổi, ở lợn đực là 28,50 ± 5,16 nghìn/mm3 và ở lợn cái là 26,32± 3,64 nghìn/mm 3 . Sự gia tăng số lượng bạch cầu sẽ tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó con vật thích nghi với ngày càng nhiều các tác động của môi trường sống. Lúc 8 và 12 tháng tuổi, số lượng bạch cầu của lợn có xu hướng giảm nhẹ, ở con đực là 23,60 ± 9,84; 22,57 4,00 nghìn/mm 3 ; và ở con cái là 21,06 ± 5,12; 18,43 1,55 nghìn/mm3. Theo Phạm Ngọc Thạch khi lợn bị bệnh số lượng bạch cầu tăng lên nhiều so với sinh lý bình thường. Cụ thể: số lượng bạch cầu của lợn cai sữa khỏe mạnh là 14,21±0,23 nghìn/mm 3, tăng lên 18,12 ± 0,23 nghìn/mm3 ở lợn bệnh. Kết quả này tương đương với kết quả chúng tôi thu được, như vậy số lượng bạch cầu nằm trong khoảng bình thường. Khi so sánh với các giống lợn khác, lợn Ba Xuyên số lượng bạch cầu của là 21,4 nghìn/mm 3 , lợn Thuộc Nhiêu là 17,6 nghìn/mm3 (Lưu Trọng Hiếu và cộng sự, 1972). Số lượng bạch cầu trong máu của lợn con F1 theo Phạm Ngọc Thạch (2004) là 14,70 nghìn/mm 3 . Lợn Yorshire 12 tuần tuổi có số lượng bạch cầu là 16,15 nghìn/mm3 [2]. Qua số liệu này, nhận thấy số lượng bạch cầu của lợn Cỏ mà chúng tôi thu được cao hơn so với một số giống lợn khác. Điều này cho thấy, lợn Cỏ có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, sức đề kháng cao. Chính vì vậy, lợn Cỏ chịu đựng kham khổ tốt, chống chịu được điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và điều kiện nuôi dưỡng kém, ít mắc bệnh. 3.3. Công thức bạch cầu Mỗi loài bạch cầu có chức năng riêng và tăng giảm trong những bệnh lý khác nhau. Sự biến đổi tỉ lệ từng loại bạch cầu phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể nên muốn chẩn đoán bệnh thường dựa vào công thức bạch cầu. Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy, trong thời kì sinh trưởng của lợn Cỏ, tỷ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan tăng, tỷ lệ bạch cầu ái kiềm, bạch cầu lâm ba giảm dần và tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn thường ít biến đổi. Bạch cầu trung tính của lợn Cỏ chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong các loại bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng dần từ lúc sơ sinh đến 12 tháng tuổi (P < 0,05). Không có sự sai khác về tỷ lệ bạch cầu trung tính giữa lợn đực và lợn cái khi cùng một lứa tuổi. Cụ thể, tỷ lệ bạch cầu trung tính của lợn đực lúc sơ sinh là 41,87 ± 2,64%, tăng lên lúc 2 tháng tuổi 43,93 ± 1,76%, lúc 4 tháng tuổi đạt 43,19 ± 3,19%; 8 tháng tuổi là 45,40 ± 193 1,98% và 12 tháng tuổi là hơn 53%. Sự biến đổi về tỉ lệ bạch cầu trung tính của lợn cái cũng cho kết quả tương tự, từ 38,47 ± 3,11% lúc sơ sinh, tăng lên 42,33 ± 1,79% lúc 2 tháng tuổi, đạt 44,73 ± 3,34% lúc 4 tháng tuổi, tỷ lệ này tăng lên 46,00 ± 0,23% lúc 8 tháng tuổi. Với các giống lợn khác, lợn Móng Cái có tỉ lệ bạch cầu trung tính chiếm 25,58% (Trần Cừ và cộng sự), lợn Thuộc Nhiêu loại bạch cầu này chiếm 33,00%, còn ở lợn Ba Xuyên là 36,50% (Lưu Trọng Hiếu và cộng sự), lợn Yorshire 12 tuần tuổi có 37,6% bạch cầu trung tính. Như vậy ở lợn Cỏ có tỉ lệ bạch cầu trung tính cao hơn các giống lợn trên. Với phương thức chăn nuôi thả rông, điều kiện sống tự nhiên với tỉ lệ bạch cầu trung tính cao sẽ giúp cho con vật đề kháng tốt hơn khi bị nhiễm khuẩn. Tỷ lệ bạch cầu ái toan cũng có sự gia tăng qua các giai đoạn nhưng không đáng kể. Lúc sơ sinh tỷ lệ bạch cầu ái toan ở lợn đực là 2,63 ± 0,99% và 2,07 ± 0,28% ở lợn cái. Tỷ lệ loại bạch cầu này tăng nhẹ lên lúc 2 tháng tuổi, đạt 2,80 ± 0,56% ở lợn đực và 2,40 ± 0,37% ở lợn cái. Đến 4 tháng tuổi tỷ lệ bạch cầu ái toan của lợn Cỏ khá thấp, ở lợn đực giảm xuống 2,53 ± 0,69%, ở lợn cái tỉ lệ bạch cầu này chỉ còn 0,67 ± 0,71%. Ít có sự sai khác về tỉ lệ bạch cầu ái toan giữa lợn đực và lợn cái qua các tháng tuổi. Bạch cầu ái toan ở các giống lợn khác cũng chiếm tỷ lệ thấp tương đương với tỷ lệ bạch cầu ái toan của giống lợn Cỏ mà chúng tôi thu được. Lợn Móng Cái có bạch cầu ái toan chiếm 1,96%, tỷ lệ loại bạch cầu này ở lợn Ba Xuyên là 5%, còn ở lợn Thuộc Nhiêu là 3,2%. Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm của lợn đực và lợn cái đều rất thấp. Cụ thể, tỷ lệ bạch cầu ái kiềm của lợn đực lúc sơ sinh là 1,00 ± 0,33%, giảm dần xuống 0,6 ± 0,28% lúc 2 tháng tuổi và dao động trong khoảng từ 0,6 - 0,8 % đến 8 tháng tuổi. Ở lợn cái, tỷ lệ bạch cầu ái kiềm lúc sơ sinh là 0,87 ± 0,38%. Từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi, tỷ lệ bạch cầu này chỉ chiếm từ 0,60 - 1,13%. Vì bạch cầu ái kiềm không có chức năng miễn dịch các bệnh nhiễm khuẩn thông thường nên hiếm gặp bạch cầu này ở cả người và động vật. Ở các giống lợn khác tỉ lệ bạch cầu này cũng thấp tương tự như: Móng Cái bạch cầu ái kiềm chỉ chiếm 0,25%, lợn Ba Xuyên tỉ lệ này là 1,60%. Bạch cầu lâm ba chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại bạch cầu và có xu hướng giảm dần từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi (P < 0,05). Cụ thể, tỷ lệ của bạch cầu lâm ba của lợn đực lúc sơ sinh là 51,20 ± 0,71%, giảm xuống lúc 2 tháng tuổi là 50,20 ± 0,47%, tiếp tục giảm đến 4 tháng tuổi là 48,99 ± 1,86% và 12 tháng tuổi 42,20 1,18. Nghiên cứu về tỉ lệ bạch cầu lâm ba trong máu của lợn cái cũng cho kết quả tương tự. Lúc sơ sinh chỉ số này của con cái là 56,13 ± 1,18%, giảm xuống lúc 2 tháng tuổi là 51,27 ± 0,94%, lúc 4 tháng tuổi là 50,07 ± 6,13% và giảm còn 48,87 ± 1,18% lúc 8 tháng tuổi và lúc 12 tháng tuổi là 41,66c 0,02 . So sánh về tỷ lệ bạch cầu lâm ba giữa lợn đực và lợn cái qua các tháng tuổi, đặc biệt ở giai đoạn 2, 4 và 8 tháng, 12 tháng tuổi nhận thấy không có sự khác nhau. Loại bạch cầu này có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể nên chiếm tỉ lệ cao ở hầu hết các động vật. Ở các giống lợn khác như 194 Móng Cái lâm ba cầu chiếm đến 70,55% (Trần Cừ và cộng sự ), tỉ lệ bạch cầu này ở lợn Thuộc Nhiêu là 54,00%, lợn Ba Xuyên là 53,20% (Lưu Trọng Hiếu và cộng sự, 1972). 4. Kết luận Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Cỏ miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: - Số lượng hồng cầu tăng dần từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, tương đối ổn định ở giai đoạn 8-12 tháng tuổi và chỉ số này ở lợn đực cao hơn lợn cái. Số lượng hồng cầu của lợn đực lúc sơ sinh, 2, 4 và 8 tháng tuổi lần lượt là: 5,50 ± 0,36; 5,65 ± 0,32; 6,62 ± 0,51 và 6,64 ± 0,64 (triệu/mm3). Ở lợn cái tương ứng là 4,51 ± 0,55, 5,36 ± 0,67, 6,11 ± 0,37 và 5,73 ± 0,85 (triệu/mm3). Hàm lượng hemoglobin, lúc sơ sinh, 4 và 8 tháng tuổi lần lượt là: 10,00 ± 0,47 g%, 12,74 ± 2,72 g% và 10,6 ± 1,71 g% ở lợn đực và 8,46 ± 1,65 g%, 10,7 ± 1,31 và 10,00 ± 0,86 g% ở con cái. - Lượng huyết sắc tố và nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu tăng nhẹ từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi và giảm dần từ 8 đến 12 tháng tuổi. Hai chỉ số này ở lợn đực và lợn cái không có sự sai khác trong cùng độ tuổi. Thể tích trung bình của hồng cầu giảm theo tháng tuổi và chỉ số này ở lợn đực thấp hơn so với lợn cái. - Số lượng bạch cầu tăng dần theo tháng tuổi và chỉ số này ở lợn đực cao hơn lợn cái. Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) lúc sơ sinh của lợn đực là 13,11 ± 2,27, đến 12 tháng tuổi là 22,57 4,00. Lợn cái có số lượng bạch cầu tương ứng là 14,04 ± 2,82 và 18,43 1,55 - Công thức bạch cầu có sự thay đổi theo các giai đoạn. Trong công thức bạch cầu, bạch cầu lâm ba có tỷ lệ cao nhất và có xu hướng giảm dần từ sinh đến 12 tháng tuổi, ở lợn đực là 51,20 ± 0,71% lúc sơ sinh, 12 tháng tuổi là 42,20, còn ở lợn cái, tương ứng là 56,13 ± 1,18% và 41,66 0,02. Lợn Cỏ có bạch cầu trung tính tăng dần qua các tháng tuổi, chỉ tiêu này của lợn đực và lợn cái tương đương nhau khi cùng lứa tuổi. Tỷ lệ bạch cầu ái toan có tăng nhẹ từ lúc sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Các chỉ số sinh lý máu nhận được ở lợn Cỏ miền núi Thừa Thiên Huế nằm trong giới hạn sinh lý bình thường của lợn mà các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Cừ, Sinh lý học gia súc, Nxb. Nông nghiệp, (1975), 136-168. [2]. Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Hữu Nam, Bùi Thị Tố Nga, Một số đặc điểm huyết học ở lợn mắc bệnh dịch tả, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI, số 4, (2009), 12-15. [3]. Nguyễn Đức Hưng, Trần Sáng Tạo, Nguyễn Thị Tường Vy, Một số chỉ tiêu sinh lý máu từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi của lợn Cỏ nuôi trong nông hộ ở huyện Nam Đông, tỉnh 195 Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 15, (2010), 44-48. [4]. Hồ Thị Nga, Trần Thị Dân, Khảo sát sinh lý, sinh hóa máu trên heo nuôi thịt nhiễm virut gây rối loạn hô hấp và sinh sản được bổ sung β-Glucan trong khẩu phần ăn, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XIV, số 1, (2007), 59-64. [5]. Hoàng Thị Phượng, Trần Thị Hạnh, Ảnh hưởng thức ăn gây nhiễm E.Coli và Samonella đến biến đổi bệnh lý và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở lợn sau cai sữa, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XI, số 4, (2004), 36-41. [6]. Trần Sáng Tạo, Một số tính năng sản xuất và chỉ tiêu huyết học của nhóm lợn trắng Phú Khánh, Thông tin KHKT trường ĐHNN 2 Huế, kỷ niệm 20 năm thành lập Trường; Số đặc biệt, (1987), 97-100. [7]. Phạm Ngọc Thạch, Theo dõi một số chỉ tiêu lâm sàng và sinh lý máu ở lợn con mắc bệnh phù đầu, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XI, số 2, (2004), 35-59. [8]. Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Đức Lực, F.Farnir, P.Leroy, Đặng Vũ Bình, Chỉ tiêu huyết học của lợn Pietrain kháng stress nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Hải Phòng, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập VIII, số 6, (2010), 969-974. [9]. Phạm Ngọc Thạch, Đàm Văn Phải, Một số chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu máu ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên một số đàn lợn thuộc tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, Tạp chí Khoa học và phát triển tập XVI, số 2, (2009), 66-71. [10]. Miller. E.R, D.E. Ullrey, Inge Ackermann, D. A. Schmidt, R.W. Luecke and J.A. Hoefer, Swine hematology from birth to maturity. II. Erythrocyte population, size and hemoglobin concentration, American Society of Animal Science, (1961), 890-897. [11]. Waddill D.G, D.E. Ullrey, E.R.Miller, J.I. Sprague, E.A. Alexander and J.A. Hoefer, Blood cell populations and Serum protein concentrations in the fatal pig, American Society of Animal Science, (1962), 583- 587. THE BLOOD PHISIOLOGYCAL INDICATORS OF LOCAL PIG (CO PIG) AT A LUOI DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Thi Tuong Vy, College of Pedagogy, Hue University Nguyen Duc Hung, Hue University SUMMARY The number of erythrocyte in blood of local Pig at newborn, 2, 4, 8 months of age were 5,50; 5,65; 6,62; and 6,64 million/mm 3 (male); 4,51; 5,36; 6,11 and 5,73million/mm 3 (female); it increased from newborn to 4 months of age. The content of hemoglobin in blood of male figlet at newborn, 4, 8 muonths of age were 10,0; 12,7; 10,6g% (male) and 8,46; 10,7; 10,0g% 196 (female). The amount of hemoglobin in erythrocyte, and erytrocyte volume from newborn to 4 months were increased; at 8 and 12 mounths were decreased. There was no difference between male and female. The number of leucocyte were increased at newbrorn to 12 months of age, respectively 13,11; 22,57 (male) and 14,04; 18,43 thousand/nmm 3 (female). The limphocyte occupied the highest percentage omong lecocyte structure and decresing from newborn to 12 months of age, respectively 51,20%; 42,20% (male) and 56,13; 41,66% (female). The basophil occupied were increased during the age and there was no difference between male and female. The blood phisiologycal indicators of local Pig (lon Co) at Aluoi district, Thua Thien Hue province was not different in pig breeds. Key words: red blood cell/ erythrocyte, hemoglobin, leucocyte, limphocyte, basophil.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf67_19_8766_54_2117911.pdf