Tài liệu Một số biện pháp phát triển năng lực tổ chức, hỗ trợ học sinh học toán theo tiến độ cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học - Huỳnh Thái Lộc: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 48-51
48
Email: huynhlocbentre@gmail.com
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC, HỖ TRỢ HỌC SINH
HỌC TOÁN THEO TIẾN ĐỘ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Huỳnh Thái Lộc - Trường Đại học Cần Thơ
Ngày nhận bài: 10/10/2018; ngày sửa chữa: 15/10/2018; ngày duyệt đăng: 29/10/2018.
Abstract: In this article, the author presents his views on competencies of organization and support
students, as well as issues about the progress of learning mathematics for elementary students.
Since then, we have pointed out the levels and common manifestations of competencies of
organization and support primary students to study math progressively and propose some measures
to develop this specific competency for elementary education students.
Keywords: Competency, organization, support, primary education, students, progress.
1. Mở đầu
Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, ngành
Giáo dục ở Việt Nam đã có những đổi mới m...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp phát triển năng lực tổ chức, hỗ trợ học sinh học toán theo tiến độ cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học - Huỳnh Thái Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 48-51
48
Email: huynhlocbentre@gmail.com
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC, HỖ TRỢ HỌC SINH
HỌC TOÁN THEO TIẾN ĐỘ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Huỳnh Thái Lộc - Trường Đại học Cần Thơ
Ngày nhận bài: 10/10/2018; ngày sửa chữa: 15/10/2018; ngày duyệt đăng: 29/10/2018.
Abstract: In this article, the author presents his views on competencies of organization and support
students, as well as issues about the progress of learning mathematics for elementary students.
Since then, we have pointed out the levels and common manifestations of competencies of
organization and support primary students to study math progressively and propose some measures
to develop this specific competency for elementary education students.
Keywords: Competency, organization, support, primary education, students, progress.
1. Mở đầu
Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, ngành
Giáo dục ở Việt Nam đã có những đổi mới mang tính
chất căn bản và toàn diện. Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa
XI) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung,
phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu
nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực
(NL) nghề nghiệp; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với
thực tiễn; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kĩ năng, phát triển NL” [1].
Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông nói chung
và giáo dục tiểu học nói riêng đang có những đổi mới
theo hướng phát triển phẩm chất và NL người học. Theo
đó, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hỗ trợ và đánh
giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của học sinh
(HS); HS chủ động học tập thông qua các hoạt động trải
nghiệm, tìm tòi và khám phá tri thức mới, sau đó vận
dụng vào thực tiễn theo tiến độ phù hợp của cá nhân hoặc
của nhóm.
Bài viết đề xuất một số biện pháp phát triển NL tổ
chức, hỗ trợ HS tiểu học học toán theo tiến độ cho sinh
viên (SV) ngành Giáo dục tiểu học trong dạy học học
phần Phương pháp dạy học toán tiểu học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quan niệm về tiến độ và tiến độ học tập môn Toán
của học sinh
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tiến độ là tốc độ/nhịp
độ tiến hành một công việc nào đó” [2]. Học tập là quá
trình thực hiện một chuỗi các hoạt động tương ứng. Vì
vậy, tiến độ học Toán của HS là nhịp độ/tốc độ mà các
em thực hiện các hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám
phá, nhằm chiếm lĩnh tri thức mới và vận dụng những
tri thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Tiến độ học toán của HS bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố như: giới tính, động cơ, hoàn cảnh gia đình và môi
trường sống, nên mỗi em sẽ có tiến độ học toán khác
nhau. Trong quá trình dạy học môn Toán, giáo viên cần
đánh giá được tiến độ học tập của HS để có thể thiết kế
các nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
2.2. Quan điểm về năng lực và năng lực tổ chức, hỗ trợ
học sinh tiểu học học Toán theo tiến độ
Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về NL, trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi tiếp cận NL dưới góc nhìn
là dạng NL thực hiện. Tức là, cá nhân khi thực hiện một
hoạt động, một công việc nào đó, sẽ hình thành và phát
triển những NL tương ứng khi hội đủ các điều kiện cần
thiết. Các điều kiện cần thiết đó là: sự huy động tổng hợp
các kiến thức, kĩ năng, thái độ; tham gia tích cực vào một
hoạt động cụ thể trong suốt một quá trình; biết tận dụng
những yếu tố môi trường sẵn có, tạo lập các yếu tố cần
thiết và cuối cùng là tạo ra sản phẩm có giá trị.
Theo đó, NL tổ chức, hỗ trợ HS tiểu học học Toán
theo tiến độ của giáo viên tiểu học là một dạng NL đặc
thù, diễn ra trong quá trình tổ chức các hoạt động học
Toán cho HS; giáo viên là người tìm hiểu tiến độ học
Toán của HS, sau đó thiết kế, tổ chức, hỗ trợ và đánh giá
việc tự tìm tòi, tự khám phá và tự giải quyết vấn đề toán
học của các em.
2.3. Mức độ và biểu hiện của năng lực tổ chức, hỗ trợ
học sinh tiểu học học Toán theo tiến độ
NL tổ chức, hỗ trợ HS tiểu học học Toán theo tiến độ
thể hiện ở việc người dạy biết vận dụng các kiến thức, kĩ
năng dạy học vào quá trình tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ
HS tiểu học học Toán theo tiến độ trong những điều kiện
cần thiết. Từ thực tiễn dạy học Toán ở tiểu học, chúng tôi
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 48-51
49
chỉ ra các mức độ và biểu hiện của NL tổ chức, hỗ trợ HS
tiểu học học Toán như sau:
2.4. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tổ
chức, hỗ trợ học sinh học Toán theo tiến độ cho sinh
viên ngành Giáo dục tiểu học trong dạy học học phần
Phương pháp dạy học toán tiểu học
2.4.1. Hướng dẫn sinh viên cách phát hiện tương đối chính
xác và kịp thời tiến độ học tập môn Toán của học sinh
Trong dạy học học phần Phương pháp dạy học Toán
tiểu học, giảng viên (GV) cần hướng dẫn kĩ cho SV cách
sử dụng phương pháp quan sát, xem các đoạn video quay
các hoạt động học Toán của HS để SV có thể phát hiện
và phân tích các biểu hiện về tiến độ học Toán của HS.
Trong quá trình tổ chức cho SV đi kiến tập hoặc thực tập
sư phạm, GV cần yêu cầu SV quan sát thực tế và lưu lại
những biểu hiện của HS khi thực hiện các hoạt động học
tập môn Toán để xác định tiến độ học tập môn Toán của
các em. Những HS có tiến độ học tập tốt thường trả lời
nhanh và chính xác các câu hỏi của GV; lí giải được cách
giải quyết vấn đề của mình một cách logic, chặt chẽ; biết
hướng dẫn cho bạn thực hiện cách giải; có thể tự đánh
giá được tiến độ học tập của bạn và của mình, Với
những HS có tiến độ học Toán chưa tốt thường có những
biểu hiện ngược lại.
2.4.2. Hướng dẫn sinh viên cách tổ chức các nhóm học
tập theo hướng tương tác phù hợp
Tiến độ học Toán của mỗi HS là khác nhau, dạy học
cần hướng đến việc cá nhân hóa người học. Tuy nhiên,
trong điều kiện các lớp học của Việt Nam hiện nay có
khá đông HS (từ 35 HS trở lên), GV có thể thành lập các
nhóm học tập phù hợp. Sau khi đã xác định được tiến độ
học Toán của từng HS, GV cần thành lập các nhóm học
tập theo nhiều cách khác nhau. Trong quá trình tổ chức
dạy học, GV cần phân tích rõ các vấn đề trên và hướng
dẫn SV có thể chia nhóm theo hai cách sau:
- Thành lập nhóm có tiến độ học Toán như nhau. Giáo
viên sàng lọc và lựa chọn những HS có tiến độ học Toán
như nhau vào một nhóm, giao cho các em cùng một nhiệm
vụ. Đối với những nhóm có tiến độ học Toán tốt, GV có thể
giao cho các em các nhiệm vụ học tập khó hơn. Đối với
nhóm có tiến độ học toán chưa tốt, giáo viên cần có sự hỗ
trợ, hướng dẫn kĩ nhằm giúp các em học tập tiến bộ hơn.
- Thành lập nhóm hỗn hợp có tiến độ học tập khác
nhau. Đây là cách mà giáo viên thường sử dụng trong
dạy học nhằm giúp HS có tiến độ học Toán tốt hỗ trợ cho
HS có tiến độ học Toán chưa tốt. Tuy nhiên, nếu GV
không hướng dẫn kĩ cách hỗ trợ và cách đánh giá không
phù hợp sẽ dễ dẫn đến hiện tượng HS có tiến độ học Toán
chưa tốt không tích cực tham gia vào bài học.
Hai cách thành lập nhóm ở trên đều có ưu điểm và
hạn chế nhất định. Do đó, thời gian đầu GV cần chọn
cách thành lập nhóm có cùng tiến độ học tập, sau khi HS
đã quen với các nhiệm vụ học tập, GV chuyển về cách
thành lập nhóm hỗn hợp.
2.4.3. Tổ chức cho sinh viên thực hành lựa chọn, thiết kế
nội dung và sử dụng các phương pháp dạy học môn Toán
phù hợp với tiến độ học Toán của học sinh
Trước hết, GV cần giúp SV hiểu rằng: Với chủ trương
một chương trình gáo dục có nhiều bộ sách giáo khoa như
hiện nay, đòi hỏi người dạy phải nghiên cứu thật kĩ nội dung
bài học để có thể hiểu được dụng ý trình bày các hoạt động
trong sách và có những thiết kế, điều chỉnh phù hợp hơn.
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Phát hiện chính xác và
kịp thời những HS gặp
khó khăn trong học tập
môn Toán.
Phát hiện tương đối chính
xác và kịp thời những HS
gặp khó khăn trong học tập
môn Toán.
Phát hiện được những HS
gặp khó khăn trong học
tập môn Toán.
Phát hiện được một số HS
gặp khó khăn trong học tập
môn Toán.
Hỗ trợ kịp thời và phù
hợp cho những HS gặp
khó khăn trong học tập
môn Toán.
Hỗ trợ tương đối kịp thời và
phù hợp những HS gặp khó
khăn trong học tập môn
Toán.
Hỗ trợ kịp thời cho những
HS gặp khó khăn trong
học tập môn Toán.
Hỗ trợ kịp thời cho một số
HS gặp khó khăn trong
học tập môn Toán.
Tổ chức được các nhóm
HS theo hướng tương tác
phù hợp.
Tổ chức được các nhóm HS
theo hướng tương tác khá
phù hợp.
Tổ chức được các nhóm
HS theo hướng tương tác.
Tổ chức được một số
nhóm HS theo hướng
tương tác.
Lựa chọn được nội dung
dạy học và phương thức
dạy học môn Toán phù
hợp với các nhóm đối
tượng HS trong lớp.
Lựa chọn được nội dung
dạy học và phương thức
dạy học môn Toán tương
đối phù hợp với các nhóm
đối tượng HS trong lớp.
Lựa chọn được nội dung
dạy học và phương thức
dạy học môn Toán cho
các nhóm đối tượng HS
trong lớp.
Lựa chọn được nội dung
dạy học và phương thức
dạy học môn Toán cho
một số đối tượng HS trong
lớp.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 48-51
50
Tiếp theo, tùy vào tiến độ học Toán của HS, cũng như điều
kiện thực tế của lớp học, giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt nhằm
tổ chức các hoạt động học tập của HS đạt hiệu quả cao.
Sau khi SV đã nhận thức được các vấn đề trên, GV
cần tổ chức cho các em thực hành nghiên cứu, thiết kế,
điều chỉnh và thực hiện dạy học Toán với đối tượng
người học là giả định để các em làm quen với phương
thức dạy học theo tiến độ học Toán của HS.
2.4.4. Hướng dẫn sinh viên các kĩ thuật bao quát và đánh
giá kịp thời tiến độ học Toán của học sinh
GV cần hướng dẫn SV một số kĩ thuật để có thể bao
quát và đánh giá đúng tiến độ học Toán của HS như sau:
- Tùy vào tiến độ học Toán của mỗi cá nhân và của các
nhóm mà giáo viên giao các nhiệm vụ học tập phù hợp.
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho
HS, giáo viên cần quan sát, xử lí các tình huống và có sự
hỗ trợ kịp thời cho các cá nhân và nhóm.
- Khi các cá nhân/nhóm cần sự trợ giúp, giáo viên
không nên giải đáp ngay mà cần tìm hiểu xem HS đang
gặp những khó khăn gì, mức độ như thế nào để đưa ra
phương án hỗ trợ.
- Giáo viên cần chốt lại những kiến thức mới, khó để
khắc sâu kiến thức cho HS.
- Trong quá trình tổng kết, giáo viên cần kết hợp thực
hiện việc đánh giá HS một cách kịp thời:
+ Đối với những HS đã hoàn thành tốt tất cả các yêu
cầu của bài tập, GV cần lựa chọn những từ ngữ thật ngắn
gọn, đủ nghĩa để đánh giá HS (ví dụ: Tuyệt, tuyệt vời,
giỏi, xuất sắc, cô khen, hoàn thành tốt, đáng khen,).
+ Đối với những HS chưa hoàn thành, GV cần trao đổi
và tìm hiểu xem các em mắc phải những sai lầm gì, nguyên
nhân và cách khắc phục. Sau đó, hướng dẫn HS cách tự sửa
chữa và có thể giao một số bài tập tương tự cho các em.
- Giáo viên cần dự đoán những sai lầm thường mắc
phải của HS khi học về một nội dung toán học nào đó.
2.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Để thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi
tiến hành thiết kế phiếu khảo sát 16 SV ngành Giáo dục
tiểu học Trường Đại học Cần Thơ. Đồng thời, chúng tôi
xây dựng Phiếu đánh giá tiết học bao gồm các tiêu chí và
tiến hành dự giờ 02 tiết dạy của 16 SV, trong khoảng thời
gian từ tháng 7/2017 đến tháng 10/2018:
- Lần 1: Trước khi tác động các biện pháp (chuẩn bị
học học phần Phương pháp dạy học toán tiểu học vào
tháng 7/2018).
- Lần 2: Sau khi tác động các biện pháp (vào tháng
10/2018).
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC
Họ tên người dạy:
Tên bài:
Lớp:...............Ngày dạy:.......
Các khía cạnh Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Điểm
đánh giá
Ghi
chú
Điều chỉnh
hoạt động học
của HS
(4 điểm)
1. Giáo viên phát phiếu học tập, có sự điều chỉnh hợp lí, phù hợp các
hoạt động học tập, giúp HS có thể tự học
4,0
Tổ chức, điều
khiển, hướng
dẫn hoạt động
học của HS
(12 điểm)
2. Tạo động cơ và hứng thú học tập cho HS (HS tập trung, say mê
học tập).
1,0
3. Giáo viên dự kiến được tiến độ học Toán của các nhóm 2,0
4. Giáo viên tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập đảm bảo tiến
độ của HS: - Bố trí chỗ ngồi của HS có dụng ý sư phạm; - Tổ chức,
điều khiển HS trong các giờ học nhóm; - Hướng dẫn HS cách tự học
các nội dung cụ thể.
3,0
5. Giáo viên khai thác các thiết bị dạy học phù hợp với tiến độ học
toán của HS
2,0
6. Giáo viên phát hiện và xử lí kịp thời các tình huống dạy học nảy sinh 3,0
7. Sử dụng hình thức linh hoạt trong việc tổng kết lại những kiến thức
trọng tâm.
1,0
Đánh giá
(4,0 điểm)
8. Tạo cơ hội cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 2,0
9. Kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ thuật đánh giá quá trình và đưa ra những
nhận xét ngắn gọn, rõ ràng; giúp HS nhận ra sai lầm và biết cách khắc phục.
2,0
Tổng cộng 20,0
Xếp loại
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 48-51
51
* Cách xếp loại:
- Loại Xuất sắc: Điểm tổng cộng đạt từ 18-20 điểm.
- Loại Tốt (mức 1): Điểm tổng cộng đạt từ 16 đến
dưới 18 điểm.
- Loại Khá (mức 2): Điểm tổng cộng đạt từ 14 đến
dưới 16 điểm.
- Loại Trung bình (mức 3): Điểm tổng cộng đạt từ 10
đến dưới 14 điểm.
- Loại yếu, kém (mức 4): Điểm tổng dưới 10 điểm.
Tổng hợp các kết quả, chúng tôi đánh giá các mức độ
NL tổ chức, hỗ trợ HS học Toán theo tiến độ của 16 SV
qua 2 lần như sau:
Số lần Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
Lần 1 0 3 5 8
Lần 2 6 5 3 2
Các mức độ về NL tổ chức, hỗ trợ HS tiểu học học
Toán theo tiến độ của tất cả 16 SV đều được nâng lên.
Các biểu hiện ngày càng rõ nét và kĩ thuật dạy học của
SV ngày càng nhuần nhuyễn và linh hoạt, cụ thể SV đã
chú trọng đến việc chia nhóm có chủ đích và cách hướng
dẫn cho HS quản lí và làm việc trong nhóm; biết cách tổ
chức các hoạt động khởi động hiệu quả hơn; biết linh
hoạt sử dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp,
khai thác các công cụ dạy học một cách hiệu quả, biết
bao quát lớp học, kết hợp đánh giá quá trình học toán của
HS,... Từ đó, SV cảm thấy tự tin và say mê học tập.
3. Kết luận
HS tiểu học có tiến độ học tập các môn nói chung và
môn Toán nói riêng rất khác nhau, quá trình dạy học cần
chú trọng đến đặc điểm này để tổ chức, hỗ trợ hoạt động
học Toán cho HS một cách hiệu quả.
Việc xác định các mức độ và biểu hiện, đề xuất các
biện pháp nhằm phát triển NL tổ chức, hỗ trợ HS tiểu học
học Toán theo tiến độ cho SV ngành giáo dục tiểu học là
rất cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển NL
người học. Để thực hiện hiệu quả các biện pháp này, GV
cần hướng dẫn kĩ cho SV các kĩ thuật như: xác định chính
xác tiến độ học Toán của HS, tổ chức thành lập các nhóm
theo tiến độ hợp lí, linh hoạt trong việc lựa chọn, thiết kế
các nội dung dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học
và đánh giá HS. Qua đó, góp phần phát triển NL tổ chức,
hỗ trợ HS học Toán theo tiến độ cho SV.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế.
[2] Hoàng Phê (2017). Từ điển Tiếng Việt. NXB
Hồng Đức.
[3] Bộ GD-ĐT (2016). Phương pháp dạy học Toán ở
tiểu học (Dự án mô hình trường học mới). NXB Đại
học Sư phạm.
[4] Lê Thị Bừng (chủ biên, 2007). Các thuộc tính tâm lí
điển hình của nhân cách. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Huỳnh Thái Lộc (2018). Một số biện pháp phát triển
năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
đáp ứng yêu cầu mô hình trường học mới tại Việt
Nam. Tạp chí Giáo dục, số 422, tr 35-39.
[6] Thomas Armstrong (2011). Đa trí tuệ trong lớp học
(Lê Quang Long dịch). NXB Giáo dục Việt Nam.
[7] Đỗ Như Thiên (2008). Rèn luyện và nâng cao
kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học. NXB
Giáo dục.
VƯỜN THỰC NGHIỆM - MÔ HÌNH TRẢI NGHIỆM...
(Tiếp theo bìa 3)
[1] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương
trình giáo dục phổ thông tổng thể.
[2] Bộ GD-ĐT (2008). Hướng dẫn số 5977/BGDĐT-
GDTrH về việc thực hiện nội dung GD địa phương
ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông từ
năm học 2008-2009 ngày 07/7/2008.
[3] Đỗ Quốc Đạt (1997). Tiếp cận hiện đại trong hoạt
động dạy học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 50.
[4] Bùi Văn Hồng (2015). Dạy học tích hợp trong giáo
dục nghề nghiệp theo lí thuyết học tập trải nghiệm
của David A.Kolb. Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, tr 82-83.
[5] Dương Phúc Tý (2015). Xây dựng mục tiêu và
chuẩn đầu ra của ngành đào tạo bậc đại học, cao
đẳng theo hệ thống tín chỉ. Tạp chí Đại học Công
nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh.
[6] Tỉnh ủy Quảng Trị (2013). Chương trình hành động
số 95-CTHĐ/TU của Tỉnh ủy Quảng Trị về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11huynh_thai_loc_3485_2141270.pdf