Tài liệu Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học số học cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học - Nguyễn Thị Trúc Minh: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 37-40; 36
37
Email: nguyenthitrucminh@dthu.edu.vn
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC SỐ HỌC
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Nguyễn Thị Trúc Minh - Trường Đại học Đồng Tháp
Ngày nhận bài: 11/12/2018; ngày sửa chữa: 20/12/2018; ngày duyệt đăng: 30/01/2019.
Abstract: In the Mathematics curriculum in elementary school, arithmetic is the central content,
playing a key role, serving as a foundation for teaching the remaining knowledge contents. The
arithmetic content has the following roles: equipping elementary students with basic knowledge,
applying much in life about natural numbers, fractions, decimals; forming and training students
mental arithmetic skill, calculations with natural numbers, fractions, decimals,... The article
presents a number of measures to develop the competency of teaching arithmetic for Elementary
Education students.
Keywords: Arithmetic teaching competence, elementary educa...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học số học cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học - Nguyễn Thị Trúc Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 37-40; 36
37
Email: nguyenthitrucminh@dthu.edu.vn
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC SỐ HỌC
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Nguyễn Thị Trúc Minh - Trường Đại học Đồng Tháp
Ngày nhận bài: 11/12/2018; ngày sửa chữa: 20/12/2018; ngày duyệt đăng: 30/01/2019.
Abstract: In the Mathematics curriculum in elementary school, arithmetic is the central content,
playing a key role, serving as a foundation for teaching the remaining knowledge contents. The
arithmetic content has the following roles: equipping elementary students with basic knowledge,
applying much in life about natural numbers, fractions, decimals; forming and training students
mental arithmetic skill, calculations with natural numbers, fractions, decimals,... The article
presents a number of measures to develop the competency of teaching arithmetic for Elementary
Education students.
Keywords: Arithmetic teaching competence, elementary education students.
1. Mở đầu
Ở trường phổ thông, môn Toán có vai trò, vị trí quan
trọng trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn
diện cả về phẩm chất và năng lực (NL) người học. Trong
chương trình môn Toán ở tiểu học, nội dung số học có
vai trò là kiến thức nền tảng cho quá trình dạy học các
mạch kiến thức còn lại. Nội dung số học có các nhiệm
vụ: trang bị cho học sinh tiểu học (HSTH) các kiến thức
cơ bản về số tự nhiên, phân số, số thập phân; hình thành
và rèn luyện cho HSTH kĩ năng thực hành tính nhẩm,
thực hiện các phép tính về số tự nhiên, phân số, số thập
phân, Do vậy, việc đề xuất các biện pháp phát triển
năng lực dạy học (NLDH) số học cho sinh viên (SV)
ngành Giáo dục tiểu học (GDTH) là cần thiết, phù hợp
với yêu cầu thực tiễn.
Ở nước ta, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến phát triển NLDH, kĩ năng dạy học môn Toán cho SV
ngành GDTH đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu, có thể kể đến như Nguyễn Thị Châu Giang [1],
Nguyễn Thị Kim Thoa [2], Bài viết đề xuất một số
biện pháp phát triển NLDH số học cho SV ngành GDTH.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học
Có rất nhiều quan niệm và cách diễn đạt khác nhau
của các tác giả về khái niệm NLDH, như Tremblay [3],
Lê Văn Hồng [4], Trần Bá Hoành [5], Các tác giả đều
cho rằng NLDH là NL cần thiết của giáo viên (GV),
NLDH được tạo bởi nhiều yếu tố tâm lí khác nhau. Theo
chúng tôi, có thể hiểu: NLDH là khả năng huy động và
sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của cá nhân nhằm thực
hiện thành công nhiệm vụ dạy học.
Chúng tôi chọn cách tiếp cận phổ biến, đó là tiếp cận
theo cách nghiên cứu các thành tố của NL. Dựa trên những
đặc điểm về hoạt động dạy và học ở tiểu học, yêu cầu về
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (GVTH) [6], Chuẩn
nghề nghiệp GV ở Việt Nam [7], kết quả nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi quan niệm
NLDH của GVTH gồm 6 thành tố. Các thành tố này liên
kết, đan xen và phụ thuộc lẫn nhau như sau:
- NL hiểu học sinh (HS): GVTH cần hiểu tâm lí của
HSTH, nghĩa là cần nắm được đặc điểm tâm lí, quá trình
nhận thức của HS, hiểu rõ các giai đoạn phát triển của
HS.
- NL nắm vững tri thức dạy học: GVTH cần hiểu rõ
nội dung kiến thức, ý nghĩa của các môn học được phân
công giảng dạy; đồng thời, có khả năng hệ thống hóa kiến
thức, hiểu bản chất và quy trình tổ chức dạy học ở tiểu
học; nắm vững nguyên tắc và vận dụng tốt các phương
pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học trong quá trình tổ
chức các hoạt động dạy học ở tiểu học.
- NL lập kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học: Căn cứ
vào chuẩn chương trình GV, cần xây dựng các kế hoạch
dạy học phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp
phân công giảng dạy; lập kế hoạch bài học, trong đó xác
định rõ mục tiêu, đối tượng, hình thức, phương pháp và
phương tiện dạy học, dự kiến các hoạt động của GV và
HS theo hướng phát huy tính tích cực của HS nhằm đạt
được mục tiêu dạy học đã xác định.
- NL tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học: GV
tổ chức dạy học theo đúng kế hoạch đã xây dựng, có trình
tự các bước phù hợp với lứa tuổi và khả năng của HS. Để
tổ chức và thực hiện hoạt động dạy học hiệu quả, GV cần
có kĩ năng vận dụng tốt các kĩ thuật dạy học nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tạo môi
trường học tập thuận lợi, kích thích động cơ học tập của
HS; sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học đã có
hoặc tự thiết kế phương tiện dạy học, biết ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
dễ hiểu, phù hợp với đối tượng HS.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 37-40; 36
38
- NL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của
HS thông qua sự hiểu biết về các chiến lược đánh giá,
chẩn đoán và tổng kết; khả năng thực hiện các quy định
về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
của HSTH; khả năng soạn các đề kiểm tra; khả năng thu
thập và xử lí thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra, đánh
giá HS để điều chỉnh hoạt động dạy và học phù hợp với
điều kiện thực tế của lớp học.
- NL tự phát triển NLDH. GV cần thường xuyên tự
đánh giá lại quá trình dạy học, theo dõi, cập nhật xu
hướng dạy học mới, những thay đổi về nội dung chương
trình, sách giáo khoa. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch, các
hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình
dạy học, qua đó tự phát triển NLDH của bản thân.
2.2. Một số thành tố của năng lực dạy học số học của
sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
Để dạy học số học đạt hiệu quả cao, GV cần thiết kế
và tổ chức tốt các hoạt động học tập nội dung số học cho
HS. Do đó, GV cần nắm vững và vận dụng các phương
pháp dạy học phù hợp với HSTH, nắm vững nội dung số
học ở tiểu học, hiểu rõ đặc điểm học tập của HS để có thể
dự đoán được những khó khăn, sai lầm mà các em có thể
gặp phải và xây dựng các tình huống dạy học hiệu quả.
Dạy học số học bao gồm cả việc đánh giá quá trình học
tập của HS, qua đó GV có thể kịp thời điều chỉnh các
hoạt động dạy và học.
Dựa trên các đặc điểm về hoạt động dạy và học nội
dung số học ở tiểu học, NLDH của GVTH và quan niệm
của các tác giả trong và ngoài nước về NLDH môn Toán
của SV, theo chúng tôi, NLDH số học của SV ngành
GDTH gồm 6 thành tố. Các thành tố này liên kết, đan
xen và phụ thuộc lẫn nhau, mỗi thành tố được biểu hiện
bằng các tiêu chí, chỉ báo như sau:
2.2.1. Năng lực hiểu tâm sinh lí và tư duy toán học của
học sinh tiểu học
Năng lực này thể hiện thông qua các tiêu chí sau:
- Hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức
của HSTH; - Có khả năng thông hiểu tư duy toán học của
HS thông qua những ý tưởng và ngôn ngữ toán học mà
các em đưa ra; - Nắm vững các mức độ đạt được kiến
thức số học của HS.
2.2.2. Năng lực hiểu biết về những vấn đề liên quan tới
nội dung số học ở tiểu học
NL này thể hiện qua các tiêu chí sau: - Hiểu biết về
nội dung, cấu trúc mạch số học ở tiểu học; - Nắm vững
phương pháp giải và giải thành thạo các dạng toán số học,
biết khai thác và sáng tạo ra các bài toán mới; - Xác định
được cơ sở toán học của những kiến thức số học trong
sách giáo khoa; - Hiểu biết về quan điểm xây dựng của
mạch số học, ý nghĩa và mối quan hệ giữa mạch số học
với các mạch kiến thức khác trong chương trình môn
Toán ở tiểu học; - Hiểu biết về lịch sử hình thành và phát
triển của các tập hợp số trong môn Toán ở tiểu học.
2.2.3. Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và
hình thức tổ chức dạy học số học
NL này thể hiện qua các tiêu chí sau: - Nắm vững ưu
điểm, hạn chế và nguyên tắc vận dụng của các phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học thường dùng trong
dạy học Toán ở tiểu học; - Vận hành các loại phương tiện
dạy học đúng kĩ thuật và quy trình sư phạm; - Biết lựa
chọn các phương tiện, đồ dùng dạy học đã có hoặc cải
tiến, làm thêm đồ dùng dạy học phù hợp với mục tiêu và
nội dung của bài học nhằm tăng cường tính trực quan
trong dạy học số học; - Biết vận dụng phối hợp các
phương pháp, kĩ thuật dạy học trong một tiết học để thể
hiện ý tưởng trong dạy học.
2.2.4. Năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động
dạy học nội dung số học
NL này thể hiện qua các tiêu chí sau: - Hiểu biết về
các dạng bài học thuộc nội dung số học và cấu trúc của
hoạt động dạy học; - Thiết kế được các hoạt động dạy
học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy
học; - Có khả năng xử lí tình huống sư phạm, khả năng
làm chủ lớp học, tạo được môi trường học tập thân thiện;
- Có khả năng diễn đạt, rõ ràng, mạch lạc.
2.2.5. Năng lực dự kiến những khó khăn trong học tập
nội dung số học của sinh viên và cách khắc phục
NL này thể hiện thông qua các tiêu chí sau: - Hiểu
biết về cách thức HS học các chủ đề số học, hệ thống hóa
được những khó khăn, sai lầm của HS khi giải các dạng
toán số học; - Phân tích và chỉ ra được nguyên nhân dẫn
đến khó khăn, sai lầm của HS, đưa ra được cách thức tổ
chức, khắc phục sai lầm cho các em.
2.2.6. Năng lực đánh giá quá trình học tập và sử dụng
kết quả đánh giá vào dạy học nội dung số học
NL này được thể hiện thông qua các tiêu chí sau:
- Hiểu rõ mục đích, yêu cầu và nguyên tắc đánh giá HSTH;
- Sử dụng có hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật đánh
giá HSTH; - Biết cách đánh giá quá trình thông qua những
nhận xét tích cực, biết vận dụng những thông tin phản hồi
từ HS làm căn cứ điều chỉnh hoạt động dạy học.
2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học số
học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
2.3.1. Rèn luyện kĩ năng dạy học tính toán cho sinh viên
ngành Giáo dục tiểu học thông qua dạy học các học
phần Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học và học
phần Toán cao cấp
Mục đích của biện pháp: Giúp SV có kĩ năng dạy học
các phép toán ở tiểu học.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 37-40; 36
39
Cách thực hiện: ở biện pháp này, thông qua dạy học
các học phần Toán, chúng tôi rèn luyện kĩ năng dạy học
tính toán cho SV với các nội dung sau:
* Rèn luyện kĩ năng dạy học tính nhẩm cho SV: trong
dạy học học phần Giải toán tiểu học, chúng tôi dành 2 tiết
để tổ chức seminar nhằm rèn luyện kĩ năng dạy tính
nhẩm cho SV gồm các bước sau:
- Chuẩn bị: giảng viên yêu cầu SV liệt kê các dạng
tính nhẩm và cách tính nhẩm tương ứng theo các giai
đoạn phù hợp với nhận thức của HSTH.
- Tiến hành seminar: giảng viên tổ chức cho SV trình
bày những nội dung mình đã chuẩn bị. Với mỗi dạng tính
nhẩm, giảng viên tổ chức cho SV thảo luận, rút ra cách
tính nhẩm phù hợp nhất cho HSTH.
* Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép toán cho SV.
Trong dạy học học phần Phương pháp dạy học toán tiểu
học sẽ dành 4 tiết để tổ chức seminar như sau:
- Chuẩn bị seminar: + Lớp tự phân chia thành 4 nhóm,
sau đó mỗi nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí; + Giảng viên
giới thiệu chủ đề (chủ đề là dạy học các phép tính cộng,
trừ, nhân, chia ở tiểu học). Trong mỗi chủ đề, giảng viên
yêu cầu SV thực hiện các nội dung sau: trình bày cấu tạo
thập phân của số tự nhiên; trình bày cơ sở toán học của
phép toán; giải thích cách xây dựng và trình bày kĩ thuật
của phép toán trên số tự nhiên ghi trong hệ thập phân;
những dạng phép tính mà HS thường gặp khó khăn khi
thực hiện các phép toán; chọn bài học có chứa các phép
tính mà HS thường gặp khó khăn để thiết kế hoạt động dạy
học cho phù hợp; + Giảng viên tổ chức cho các nhóm
trưởng bốc thăm để chọn chủ đề; + Sau khi đã chọn chủ
đề, mỗi nhóm tự thảo luận, phân công thực hiện các nội
dung theo yêu cầu trên cơ sở hoạt động tự học.
- Tiến hành seminar: Giảng viên tổ chức cho các nhóm
lần lượt trình bày những nội dung đã chuẩn bị. Với mỗi
chủ đề, giảng viên tổ chức cho SV thảo luận nhằm đưa ra
phương pháp dạy học phù hợp cho dạng phép tính đã chọn.
2.3.2. Trang bị kĩ năng dạy học giải toán số học cho sinh
viên thông qua dạy học học phần Thực hành giải toán
tiểu học
Mục đích của biện pháp: - Giúp SV nắm vững và có
phương pháp hướng dẫn HS giải các dạng toán số học trong
chương trình sách giáo khoa môn Toán ở tiểu học; - Giúp
SV hiểu được các khó khăn, sai lầm của HS và biết cách tổ
chức cho các em khắc phục sai lầm khi giải toán số học.
Cách thực hiện: ở biện pháp này, để trang bị kĩ năng
dạy học giải toán số học cho SV, chúng tôi dành thời
lượng 4 tiết trong học phần Thực hành giải toán tiểu học
để tổ chức seminar về các nội dung:
* Hệ thống hóa các dạng toán số học ở tiểu học
- Chuẩn bị seminar: SV thực hiện các nhiệm vụ sau
trên cơ sở hoạt động tự học:
+ Phân loại dạng toán: SV dựa vào hệ thống bài tập
số học trong sách giáo khoa môn Toán ở tiểu học để nhận
dạng, hệ thống hóa các dạng toán.
+ Với mỗi dạng toán, SV cần mô tả đặc điểm (điều
kiện và yêu cầu) hay bài toán tổng quát; trình bày cách
giải và hệ thống hóa những sai lầm thường gặp của HS
khi giải toán.
+ Tiến hành seminar trên lớp: giảng viên tổ chức cho
SV trình bày và thảo luận các nội dung đã chuẩn bị. Sau
đó, rút ra kết quả về các dạng toán, đặc điểm, phương
pháp giải, và những sai lầm thường gặp của HS khi giải
từng dạng toán.
* Tìm hiểu nguyên nhân và tổ chức sửa chữa những
sai lầm thường gặp của HS khi giải toán số học. Ở nội
dung này, chúng tôi đưa ra các tình huống (hay bài toán)
cụ thể, yêu cầu SV thảo luận, tìm hiểu nguyên nhân và
đề ra cách tổ chức cho HS khắc phục sai lầm khi giải
quyết tình huống (hay bài toán) đó. Dưới đây là một ví
dụ minh họa:
Ví dụ 1: Khi thực hiện các phép tính 5476 + 4153, 5426
– 4153, 475 x 205 và 6004 : 5, có HS đã làm như sau:
a)
5476
4153
9529
b)
5426
4153
1373
c)
475
205
2375
950
11875
d)
56004
125
10
10
004
Hãy tìm chỗ sai, nguyên nhân sai lầm của HS và đưa
ra cách tổ chức khắc phục sai lầm cho HS trong các tình
huống trên.
Kết quả thảo luận của SV:
- Trong ví dụ a, HS sai ở chỗ quên nhớ đối với phép
cộng có nhớ, ví dụ b HS quên “trả” sau khi đã “mượn”
khi thực hiện phép trừ, ví dụ c và ví dụ d HS đã bỏ sót
chữ số 0 khi thực hiện phép nhân và phép chia dẫn đến
kết quả phép tính sai.
- Nguyên nhân: HS chưa nắm vững cách đặt phép tính,
quy tắc thực hiện phép tính, chưa hiểu bản chất của cách ghi
số theo hệ thập phân, ý nghĩa, vị trí của từng chữ số, thường
đặt tính một cách máy móc và không thử lại kết quả.
- Cách khắc phục: + GV yêu cầu HS thử lại kết quả
phép tính bằng cách thực hiện phép tính ngược, qua đó
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 37-40; 36
40
các em thấy được kết quả tính toán của mình là đúng hay
sai; + HS nhắc lại quy tắc đặt tính và thực hiện phép tính.
GV có thể phân tích để giúp HS hiểu rõ cấu tạo số, cách
thực hiện các phép tính và nhận ra nguyên nhân dẫn đến
sai lầm; + HS thực hiện lại các phép toán theo quy tắc
vừa nêu; + GV lưu ý tạo cho HS thói quen thử lại kết quả
sau khi thực hiện các phép tính.
2.3.3. Tổ chức cho sinh viên thực hành xây dựng tình
huống, câu hỏi, bài tập trong dạy học số học ở tiểu học
thông qua học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Mục đích của biện pháp: Giúp SV có các kĩ năng thiết
kế tình huống thực tế, thiết kế bài tập, đặt câu hỏi và sử
dụng câu hỏi trong dạy học.
Cách thực hiện: Ở biện pháp này, thông qua học phần
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, chúng tôi tổ chức cho SV
thực hành những nội dung sau:
* Thực hành xây dựng tình huống thực tế trong dạy
học số học: trong dạy học học phần Rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm, chúng tôi tổ chức cho SV thực hành xây dựng
tình huống thực tế trong dạy học số học bằng cách đưa ra
những nội dung cụ thể và yêu cầu SV xây dựng tình
huống thực tế để dạy học nội dung đó.
Việc xây dựng các tình huống thực tế trong dạy học
cần đảm bảo mục tiêu của bài học, của hoạt động dạy
học; tình huống phù hợp với vốn kiến thức, kinh nghiệm
đã có và đặc điểm của HS.
Ví dụ 2: Giảng viên yêu cầu SV xây dựng tình huống
gợi động cơ học tập cho HS trong dạy học bài “Rút gọn
phân số” [Toán 4; tr 112].
Sau đây là tình huống được SV xây dựng:
An và Bình có những nhận xét như sau:
An: “Phân số
10
15
và
2
3
bằng nhau”.
Bình: “ Phân số
10
15
và
2
3
không bằng nhau”.
Các em hãy xem bạn nào nói đúng?
* Thực hành đặt câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong dạy
học số học. Trước khi tổ chức cho SV thực hành, giảng
viên cần cung cấp tài liệu tham khảo nhằm giúp các em
tìm hiểu những kiến thức về việc đặt câu hỏi và sử dụng
câu hỏi trong dạy học như: mục tiêu của việc đặt câu hỏi,
kĩ thuật đặt câu hỏi (trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu
rèn luyện cho SV đặt 6 loại câu hỏi mở theo cấp độ nhận
thức của Bloom),... Quá trình thực hành đặt câu hỏi và sử
dụng câu hỏi trong dạy học số học gồm các bước sau:
- Bước 1: Giảng viên đưa ra tình huống (có thể là một
bài học, bài tập hay dạy học hình thành một đơn vị kiến
thức nào đó thuộc nội dung số học), chọn loại câu hỏi và
yêu cầu SV đặt câu hỏi dạy học cho tình huống đó.
- Bước 2: SV đặt câu hỏi theo yêu cầu, giảng viên ghi
lại các câu hỏi của SV lên bảng.
- Bước 3: Giảng viên cùng SV nhận xét, đánh giá các
câu hỏi đã đưa ra để chọn câu hỏi phù hợp.
* Thực hành thiết kế các bài toán thực tiễn trong dạy
học số học. Với đặc điểm nội dung của mạch kiến thức
số học trong chương trình môn Toán ở tiểu học, chúng
tôi chỉ tổ chức cho SV thiết kế dạng bài toán thực tiễn
nhằm rèn luyện cho HS các kĩ năng tính toán cần thiết.
Để thiết kế bài toán thực tiễn, giảng viên có thể hướng
dẫn SV thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu thiết kế: Bài toán dành
cho đối tượng HS nào, củng cố kiến thức hay rèn luyện
kĩ năng gì cho HS?
- Bước 2: Lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Vấn đề cần
giải quyết trong bài toán cần gần gũi với cuộc sống hằng
ngày của HS, số liệu phải phù hợp với thực tế.
- Bước 3: Nêu bài toán.
- Bước 4: Giải bài toán để kiểm tra kết quả.
Ví dụ 3: Hãy xác định mục tiêu của bài học “Tìm số
trung bình cộng” [Toán 4; tr 26], sau đó thiết kế bài toán
thực tiễn nhằm đáp ứng một trong các mục tiêu đó.
Sau đây là kết quả thực hiện của SV:
- Mục tiêu của bài học “Tìm số trung bình cộng”:
giúp HS bước đầu nhận biết trung bình cộng của nhiều
số, biết cách tính trung bình cộng của nhiều số.
- Thiết kế bài toán:
+ Bước 1: Mục tiêu thiết kế: bài toán nhằm rèn luyện
cho HS lớp 4 kĩ năng tìm số trung bình cộng, giúp HS
hiểu ý nghĩa của số trung bình cộng.
+ Bước 2: vấn đề cần giải quyết: tìm điểm trung bình
của lớp, của tổ trong lớp.
+ Bước 3: Nêu bài toán: “Khi trả bài kiểm tra môn
Toán của lớp 4B, điểm của các bạn trong tổ 1 và tổ 2
được cho trong bảng sau:
Tổ Tổ 1 Tổ 2
Tên
HS
An Bình Cúc Mai Thủy Tuấn Yến Xuân
Điểm 10 9 8 5 6 6 7 9
Điểm trung bình của tổ nào cao hơn?”
+ Bước 4: Kiểm tra kết quả: bài toán có số liệu phù
hợp với thực tiễn dạy học HS lớp 4.
(Xem tiếp trang 36)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 33-36
36
thống BT và trên thực tế, bản thân hoạt động nói năng đã
bao hàm tính chất thực hành, thừa nhận BT như là một
phương tiện dạy học cơ bản và cần thiết. Mục đích của
dạy tiếng ở tiểu học cũng được thống nhất rằng không
phải cung cấp cho HS những tri thức lí thuyết ngôn ngữ
một cách bị động mà là hình thành ở các em kĩ năng,
năng lực hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Nói cách khác,
dạy tiếng hướng đến giúp người học sử dụng được ngôn
ngữ như một ngôn ngữ thông tin giao tiếp. “Ở trường tiểu
học, dạy tiếng Việt là tổ chức hoạt động lời nói. Đối với
HS, có thể xem việc giải BT tiếng Việt là hình thức chủ
yếu của hoạt động tiếng Việt. Các BT tiếng Việt là một
phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được
trong việc giúp HS có năng lực ngôn ngữ, phát triển tư
duy” [3; tr 47]. Bên cạnh đó, cũng cần khẳng định vai trò
của BT như là một công cụ để đánh giá mức độ phát triển
năng lực ngôn ngữ và tư duy của người học.
Thực tiễn dạy học cho thấy, năng lực sử dụng tiếng Việt
được phát triển một cách tích cực thông qua tổ chức thực
hành BT trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, những hạn
chế về tư liệu và yêu cầu đổi mới về nội dung chương trình,
sách giáo khoa trong giai đoạn sau năm 2015 cũng là cơ sở
khoa học cho việc xây dựng, bổ sung hệ thống BT phát triển
năng lực từ ngữ tiếng Việt cho HS dân tộc tiểu số. Các BT
vừa là sự thể nghiệm những điều chỉnh về cách tiếp cận nội
dung (Dạy học từ ngữ tiếng Việt), vừa là định hướng tổ chức
thực hành ngôn ngữ cho các em, nhất là việc vận dụng từ
ngữ tiếng Việt vào tiếp nhận văn bản.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Minh Thuyết (2013). “Dạy tiếng Việt theo
phương pháp giao tiếp”. Kỉ yếu Hội thảo khoa học
Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông
Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm, tr 825-838.
[2] Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt. NXB
Đà Nẵng.
[3] Lê Phương Nga (2004). Những sai phạm cần tránh
khi xây dựng bài tập tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
Tạp chí Giáo dục, số 78, tr 30-34.
[4] Lê A - Mông Ký Slay (1993). Phương pháp dạy
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học.
Bộ GD-ĐT.
[5] Lương Bèn (1986). Giao thoa ngôn ngữ và việc dạy
tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người. Những vấn
đề ngữ văn trong nhà trường. Trường Đại học Sư
phạm Việt Bắc.
[6] Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (1999). Phương pháp
dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[7] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN...
(Tiếp theo trang 40)
3. Kết luận
Dạy học các phép tính số học, xây dựng tình huống, thiết
kế hệ thống bài tập thực tiễn, là những kĩ năng quan trọng
của GV trong dạy học môn Toán ở tiểu học, đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay với mục tiêu giáo dục nhằm phát triển phẩm
chất, NL người học, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các
vấn đề thực tiễn. Do đó, việc rèn luyện các kĩ năng dạy học cơ
bản ở trên cho SV ngành GDTH là rất cần thiết nhằm góp phần
trang bị kiến thức nghề nghiệp nền tảng cho các em.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Châu Giang (2007). Làm rõ cơ sở lí
thuyết tập hợp của nội dung dạy học số tự nhiên ở tiểu
học cho sinh viên. Tạp chí Giáo dục, số 163, tr 24-27.
[2] Nguyễn Thị Kim Thoa (2015). Phát triển năng lực
dạy học giải toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu
học. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Phát triển năng lực
nghề nghiệp cho giáo viên toán phổ thông Việt Nam.
NXB Đại học Sư phạm.
[3] Denyse Tremblay (2002). The Competency-Based
Approach: Helping learners becom autonomous. In
Adult Education - A Lifelong Journey.
[4] Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng
(2001). Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Trần Bá Hoành (2010). Vấn đề giáo viên, những
nghiên cứu lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm.
[6] Bộ GD-ĐT (2007). Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học (Ban hành theo Quyết định số 14/QĐ-BGDĐT
ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
[7] Bộ GD-ĐT (2018). Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ
sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông
tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT).
[8] Trần Xuân Bộ (2018). Một số biện pháp rèn luyện
kĩ năng dạy học toán cho sinh viên ngành Giáo dục
tiểu học theo tiếp cận học hợp tác ở Trường Đại học
Tân Trào. Tạp chí Giáo dục, số 422, tr 40-43.
[9] Vũ Quốc Chung (2007). Phương pháp dạy học toán
ở tiểu học. NXB Giáo dục.
[10] Trần Diên Hiển (chủ biên) - Nguyễn Thủy Chung
(2018). Cơ sở toán học của môn Toán tiểu học.
NXB Đại học Sư phạm.
[11] Nguyễn Thị Trúc Minh. Thực trạng phát triển năng
lực dạy học số học cho sinh viên ngành Giáo dục
tiểu học ở một số trường đại học. Tạp chí Giáo dục,
số 427, tr 27-32.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09nguyen_thi_truc_minh_9914_2148324.pdf