Tài liệu Một số biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra - Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây - Lê Thị Thơm: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 16-18
16
Email: lethithom.c20@gmail.com
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY
Lê Thị Thơm - Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
Ngày nhận bài: 13/03/2018; ngày sửa chữa: 15/04/2018; ngày duyệt đăng: 24/04/2018.
Abstract: Testing and assessing is an important step in the training process, it not only measures
the level of achievement but also is valuable in adjusting the training process (such as: content,
curriculum, teaching methods, how to organize, ...). Testing and assessing to promote learners'
competency to achieve outcomes is both scientific and humane. The article presents a number of
measures to renovate the testing and assessing in the direction of competency development for
students in Ha Tay Teacher Training College.
Keywords: Testing, assessing, students, Ha Tay Teacher Training College.
1. Mở đầu
Thự...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra - Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây - Lê Thị Thơm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 16-18
16
Email: lethithom.c20@gmail.com
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY
Lê Thị Thơm - Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
Ngày nhận bài: 13/03/2018; ngày sửa chữa: 15/04/2018; ngày duyệt đăng: 24/04/2018.
Abstract: Testing and assessing is an important step in the training process, it not only measures
the level of achievement but also is valuable in adjusting the training process (such as: content,
curriculum, teaching methods, how to organize, ...). Testing and assessing to promote learners'
competency to achieve outcomes is both scientific and humane. The article presents a number of
measures to renovate the testing and assessing in the direction of competency development for
students in Ha Tay Teacher Training College.
Keywords: Testing, assessing, students, Ha Tay Teacher Training College.
1. Mở đầu
Thực tế dạy học cho thấy, việc tiếp thu kiến thức, rèn
luyện kĩ năng và hình thành thái độ của người học chỉ có
ý nghĩa khi được phối hợp, giải quyết hiệu quả các tình
huống trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Như vậy, năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống
kiến thức, kĩ năng, thái độ, đồng thời là khả năng vận
hành/ kết nối chúng một cách hợp lí khi thực hiện một
nhiệm vụ, hoặc giải quyết hiệu quả những vấn đề của
cuộc sống. “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến
thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành
động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình
huống đa dạng của cuộc sống” [1; tr 11].
Kiểm tra - đánh giá (KT-ĐG) trong dạy học là một quá
trình được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ
đạt được về trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của người
học. KT-ĐG là sự so sánh đối chiếu giữa trình độ kiến
thức, kĩ năng, thái độ đã được hình thành ở người học với
những yêu cầu xác định của mục tiêu chương trình, mục
tiêu dạy học. Mục tiêu dạy học là cơ sở cho việc xác định
nội dung, xây dựng chương trình, lựa chọn phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học. Bên cạnh đó, mục tiêu dạy
học chi phối toàn bộ quá trình KT-ĐG kết quả học tập của
người học, từ việc xác định mục tiêu, đến việc lựa chọn
nội dung, phương pháp, hình thức KT-ĐG.
KT-ĐG là hai mặt của một quá trình. Kiểm tra là thu
thập thông tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được;
đánh giá là so sánh, đối chiếu với mục tiêu dạy học để
đưa ra kết luận về thực trạng và nguyên nhân của kết quả
đã thu được. Đánh gia gắn liền với kiểm tra, nằm trong
chu trình của quá trình dạy học. Nếu tuyến tính hóa chu
trình dạy học, coi việc xác lập chuẩn đầu ra là bước đầu
tiên, thì KT-ĐG là bước cuối cùng. Như vậy, KT-ĐG nếu
được thực hiện một cách khoa học sẽ là động lực, thúc
đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào, đánh giá như thế nào để
người học xác định được khả năng của bản thân đã đạt đến
mức nào so với chuẩn đầu ra? Như vậy, ngoài việc giảng
viên (GV) đánh giá sinh viên (SV), quá trình đánh giá còn
cho phép người học tự phản ánh những suy nghĩ, hành
động của mình so với mục tiêu của cá nhân. Khi đó, người
học không chỉ là đối tượng chịu sự đánh giá mà còn là chủ
thể của hoạt động đánh giá. Người học cần xác lập và thực
hiện tốt các cách thức đánh giá và biết tự đánh giá.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá tại
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
Trong những năm gần đây, Trường Cao đẳng Sư
phạm Hà Tây đã rất tích cực trong việc đổi mới hoạt động
KT-ĐG, cụ thể: 1) Thực hiện bài bản, đúng quy trình,
đúng quy chế; 2) Chú ý đến việc đánh giá quá trình;
3) Hướng tới sự khách quan hóa trong hoạt động KT-ĐG
(làm ngân hàng đề thi, tổ chức coi, chấm thi chặt chẽ,
nghiêm túc, đúng quy chế,); 4) Ngày càng đa dạng hóa
các loại hình KT-ĐG; 5) Cấu trúc đề thi đã có sự phân
hóa rõ ràng các thang bậc của nhận thức (từ tư duy bậc
thấp đến tư duy bậc cao/vận dụng); 6) Một số bộ môn đã
đưa các tình huống thực tế vào đề thi để yêu cầu SV vận
dụng kiến thức đã học vào xử lí tình huống,... Những hoạt
động này đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc nâng
cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Song, thực tiễn
dạy học cho thấy, quá trình đổi mới đó mới dừng lại ở
việc đổi mới hình thức KT-ĐG (tăng dần việc chuyển từ
dùng hình thức tự luận sang hình thức vấn đáp, thực
hành, vấn đáp - thực hành; từ thi trên giấy sang thi trên
máy có ứng dụng phần mềm,). Hoạt động KT-ĐG vẫn
chưa xác định rõ: Đánh giá để làm gì? Tại sao phải đánh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 16-18
17
giá như vậy? Quá trình đánh giá nhằm thúc đẩy, hình
thành kĩ năng gì ở người học? Kết quả của quá trình đánh
giá đã làm thay đổi gì trong nhận thức và hành động của
người học?. Hoạt động KT-ĐG mới chỉ tập trung vào
đánh giá kết quả học tập; dùng kết quả đánh giá để xếp
loại người học; cho điểm nhưng ít phản hồi; hoạt động
KT-ĐG thường xuyên chưa mạnh (số lượng không
nhiều, thời điểm thực hiện chưa phù hợp, chưa chú ý
phân tích định tính trong các bài KT-ĐG thường xuyên);
dựa vào khối lượng kiến thức để đánh giá SV. Nội dung
đánh giá chủ yếu vẫn là các module kiến thức trong
chương trình đào tạo, tái hiện nội dung kiến thức lí
thuyết, nhiều câu hỏi là đề mục trong đề cương chi tiết;
ít đặt trọng tâm vào việc đánh giá năng lực thực hiện
thông qua những tình huống, vấn đề thực tiễn, SV ít phải
thực hiện các bài tập đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức
một cách tích hợp,... Theo Nguyễn Thị Thúy Hồng, thực
trạng KT-ĐG tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
“bước đầu nhận thấy một số tồn tại như sau: Thứ nhất,
KT-ĐG vẫn dừng ở việc đánh giá kiến thức kĩ năng,;
Thứ hai, hệ thống câu hỏi, ngân hàng đề thi ít hướng tới
kiểm tra sự vận dụng tình huống vào thực tế, ít nội dung
tích hợp liên môn, liên ngành; Thứ ba, KT-ĐG không
hướng đến sự phân hóa năng lực của chính người học
nên khó thúc đẩy, hình thành động cơ, sự hứng thú cho
người học” [2; tr 17]. Đề thi học phần của một số bộ môn
còn nặng về kiến thức, chưa phân loại và đánh giá đúng
năng lực của sinh viên [3].
Đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao
hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để khẳng định
người học có năng lực ở một lĩnh vực nào đó, cần tạo cơ
hội cho họ giải quyết vấn đề trong các tình huống, bối
cảnh thực tiễn. Khi đó, người học vừa phải vận dụng
những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa
sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ
những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (trong gia đình,
cộng đồng và xã hội). Mặt khác, đánh giá năng lực không
hoàn toàn dựa vào chương trình giáo dục môn học như
đánh giá kiến thức, kĩ năng bởi năng lực là tổng hòa, kết
tinh giữa kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, chuẩn mực
đạo đức,... được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và
từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
KT-ĐG theo năng lực có những đặc trưng sau:
1) Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào
thực tiễn; 2) Nhiệm vụ, bài tập được đặt trong tình huống,
bối cảnh thực; 3) Đánh giá người học so với chính bản
thân họ; 4) Thời điểm đánh giá được chú trọng trong quá
trình học tập của người học.
2.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm đổi mới hoạt động
kiểm tra - đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
Đổi mới cách thức KT-ĐG để đánh giá đúng năng
lực của người học đã trở thành vấn đề có tính cấp thiết
hiện nay. Trong bối cảnh hiện nay, người dạy, các nhà
quản lí cần điều chỉnh, cải tiến các hình thức KT-ĐG theo
hướng yêu cầu người học vận dụng các kiến thức, kĩ năng
đã học vào giải quyết một vấn đề cụ thể. Mặt khác, tăng
cường sử dụng nhiều loại hình KT-ĐG nhằm đánh giá
đúng năng lực người học.
2.2.1. Thay đổi về nhận thức: Thấm nhuần và nắm vững
(có tính xuyên suốt) chuẩn năng lực của SV trong từng
ngành học. Quá trình KT-ĐG cần: 1) Vì sự tiến bộ của
người học; 2) Diễn ra trong suốt quá trình học tập; 3) Đề
cao sự tự đánh giá; 4) Đánh giá được khả năng vận dụng,
thực hiện,... năng lực tư duy của người học.
2.2.2. Đổi mới cơ chế: Giao quyền tự chủ trong việc đánh
giá quá trình và đánh giá hết môn cho GV; riêng đối với
các bộ môn nghiệp vụ (phương pháp dạy học) thống nhất
tổ chức KT-ĐG bằng hình thức vấn đáp, thực hành. Đối
với SV, có thể vận dụng hình thức “tự đánh giá” và “đánh
giá chéo”- các SV đánh giá lẫn nhau.
2.2.3. Điều chỉnh chương trình đào tạo: Chương trình cần
được xây dựng có tính mở, tạo cơ hội cho SV “vận dụng”
vào thực tiễn. Mục tiêu chương trình cũng như mục tiêu học
tập cần được xác lập cụ thể, tường minh. Lựa chọn hình thức
KT-ĐG với từng học phần cũng như từng bài học.
2.2.4. Thay đổi cách thức tiến hành: Thay đổi thói quen
đánh giá thường xuyên (số lượng, thời điểm,) và đánh giá
hết môn, không nên yêu cầu tất cả SV cùng thực hiện một
nhiệm vụ giống nhau mà giao theo khả năng của từng SV).
Xây dựng tiêu chí đánh giá, các hình thức KT-ĐG và công
khai hóa cho SV ngay từ đầu học kì. Tăng cường đánh giá
năng lực thực hành của người học; GV cần chú trọng việc
đánh giá năng lực thực hành, nhất là kĩ năng vận dụng kiến
thức vào giải quyết vấn đề thọc tập cũng như trong cuộc
sống của người học. Trong các đề thi, không chỉ dừng lại ở
những câu hỏi lí thuyết, cần kiểm tra năng lực, mức độ tiếp
nhận và vận dụng kiến thức của người học. Như vậy, cần
đánh giá cả quá trình học tập của người học chứ không chỉ
ở kết quả cuối cùng. Đặc biệt, chú ý đánh giá khả năng tìm
tòi, khai thác thông tin, khả năng tiếp nhận, xử lí và áp dụng
các thông tin thu nhận được. Về bản chất là đánh giá quá
trình phát triển tư duy, năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy
sáng tạo, khả năng vận dụng của người học.
2.2.5. Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá:
- Mở rộng, đổi mới các hình thức KT-ĐG như: tự luận,
vấn đáp, thực hành, phiếu hỏi, phiếu bài tập, đánh giá qua
giải quyết tình huống. GV cần xây dựng các tình huống có
vấn đề, qua đó đánh giá, yêu cầu người học vận dụng các
kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống. Những
tình huống này đòi hỏi phải sát với thực tiễn nghề nghiệp.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 16-18
18
- Xây dựng các hình thức KT-ĐG, tiêu chí đánh giá
SV ở từng môn học. Căn cứ vào đặc trưng của từng môn
học, người dạy có thể xây dựng các hình thức KT-ĐG
khác nhau cho từng môn học (đánh giá trong giờ học lí
thuyết khác với trong giờ thực hành, giờ thảo luận, giờ
làm việc nhóm,), phù hợp với đặc trưng môn học cũng
như khả năng của GV.
- Đổi mới trong công tác ra đề thi, đề kiểm tra: Gia
tăng các tình huống để yêu cầu SV vận dụng kiến thức,
kĩ năng vào giải quyết vấn đề.
2.2.6. Chú trọng và tăng cường đánh giá hồ sơ môn học:
Việc yêu cầu SV xây dựng hồ sơ môn học là một trong
những cách hiệu quả để người học nâng cao năng lực tìm
tòi, nghiên cứu, giải quyết vấn đề; đồng thời nâng cao
chất lượng, phương pháp tự học của SV. Hơn nữa, việc
xây dựng hồ sơ môn học còn nâng cao năng lực nghề
nghiệp cũng như khả năng tự đánh giá của SV.
Hồ sơ môn học do SV tự xây dựng trong cả quá trình
học tập, phục vụ cho mục tiêu của môn học; có thể được
thực hiện theo cá nhân SV hoặc theo nhóm. Đặc điểm
của hồ sơ môn học gồm: 1) Tập hợp những kết quả học
tập của SV; 2) Có thể đánh giá được quá trình phát triển
kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo và thái độ của người
học; 3) Có thể được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung vì được
tập hợp trong thời gian dài; 4) Gắn với mục tiêu môn học;
5) SV chủ động lựa chọn tư liệu.
Hồ sơ môn học đặc biệt có ý nghĩa đối với SV sư
phạm. Mỗi môn học, GV nên yêu cầu SV làm hồ sơ (đặc
biệt là những môn chuyên ngành hẹp, môn học nghiệp vụ).
Bởi đó sẽ là tư liệu quan trọng cho việc biên soạn bài giảng
sau này. Trước khi SV đi thực tập sư phạm, GV bộ môn
phương pháp dạy học yêu cầu SV làm hồ sơ (gồm các tư
liệu liên quan đến phần chương trình khi đi thực tập sư
phạm ở trường phổ thông, các giáo án có chất lượng,...).
Trong quá trình thực tập sư phạm, SV cần ghi lại nội dung,
tiến trình bài học, các phương pháp dạy học được thực
hiện, cách đặt câu hỏi, tác phong sư phạm,... Cuối cùng,
GV và nhóm thực tập sẽ cùng nhận xét và rút kinh nghiệm.
Như vậy, trong hồ sơ môn học có bằng chứng về sự tự
phản ánh của SV trong quá trình học tập; là nguồn tư liệu
để đánh giá những thành tích của SV đã đạt được trong
nhiều môi trường khác nhau (học trên lớp, ở nhà hoặc
ngoài xã hội). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng
các loại hình giờ học trong đào tạo tín chỉ. Việc yêu cầu
người học lập hồ sơ môn học và GV đánh giá hồ sơ đó là
cách thức hữu hiệu để đánh giá năng lực của người học.
2.2.7. Đổi mới công cụ kiểm tra - đánh giá. Bộ công cụ KT-
ĐG cần được xây dựng đa dạng (gồm các bài trắc nghiệm
khách quan, bài tập tự luận, kết hợp bài trắc nghiệm khách
quan và tự luận, bài tập nghiên cứu nhỏ, các tình huống dạy
học,) để có thể vừa đánh giá được mức độ lĩnh hội tri
thức, vừa đánh giá được kĩ năng thực hành, năng lực vận
dụng, năng lực giải quyết vấn đề của người học.
2.2.8. Hình thành cơ chế phối hợp liên môn trong việc
theo dõi, phát triển năng lực cho SV (sự phối hợp giữa
GV ở các bộ môn khác nhau, chẳng hạn sự phối hợp giữa
GV bộ môn Giáo dục học với GV dạy các học phần
phương pháp dạy học).
2.2.9. Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập. Mỗi SV sẽ có cố
vấn học tập theo dõi, tư vấn, hỗ trợ các em trong quá trình
xây dựng hồ sơ môn học.
3. Kết luận
Trong chu trình đào tạo, KT-ĐG là một mắt xích
quan trọng. KT-ĐG vừa có ý nghĩa trong việc “đo” mức
độ đạt mục tiêu của hoạt động dạy học, vừa có ý nghĩa
trong việc cung cấp, minh chứng để tác động, điều chỉnh
nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo cũng như
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, Mỗi SV có
những thế mạnh và hạn chế khác nhau. Do vậy, để hướng
tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình đào
tạo ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, cần đổi mới
một cách nhất quán, đồng bộ cách thức KT-ĐG theo định
hướng phát triển năng lực cho SV.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ phận thường trực đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông (2014). Một số vấn đề
về mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục
phổ thông sau năm 2015. Tài liệu Hội thảo Xây
dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông
mới - Những vấn đề đặt ra và giải pháp (Lưu hành
nội bộ), Bộ GD-ĐT. Lào Cai, tháng 12.
[2] Nguyễn Thị Thúy Hồng (2015). Tiếp cận năng lực
trong kiểm tra, đánh giá người học. Kỉ yếu Hội thảo
khoa học Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát
triển năng lực người học. Trường Cao đẳng Sư phạm
Hà Tây, tháng 4.
[3] Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Báo cáo tổng
kết công tác đào tạo và phương hướng hoạt động
chuyên môn của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
các năm học 2014-2015; 2015-2016 và 2016-2017.
[4] Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012). Giáo trình
Khoa học quản lí và Quản lí giáo dục đại cương.
NXB Đại học Sư phạm.
[5] Vũ Dũng - Phùng Đình Mẫn (2007). Tâm lí học
quản lí. NXB Giáo dục.
[6] Bùi Việt Phú - Lê Quang Sơn (2013). Xu thế phát
triển giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam.
[7] Đặng Quốc Bảo (1997). Những vấn đề cơ bản về
quản lí giáo dục. NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 04le_thi_thom_127_2141257.pdf