Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường Đại học trong quân đội hiện nay - Phạm Hồng Quân

Tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường Đại học trong quân đội hiện nay - Phạm Hồng Quân: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 24-28 24 Email: phamhongquanspqs@gmail.com MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Phạm Hồng Quân - Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng Ngày nhận bài: 05/01/2019; ngày sửa chữa: 24/01/2019; ngày duyệt đăng: 31/01/2019. Abstract: Integrated teaching is a modern teaching perspective, which contribute to develop the learners’ competency to apply knowledge to effectively solve practical situations. In order to teach social and humanities sciences at military universities today in an integrated perspective, the lecturer must have integrated teaching competency. The article focuses on analyzing and clarifying the concept of integrated teaching competency and measures to foster integrated teaching competency for lecturers of social and humanities science to meet the requirements of improving teaching and learning ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường Đại học trong quân đội hiện nay - Phạm Hồng Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 24-28 24 Email: phamhongquanspqs@gmail.com MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Phạm Hồng Quân - Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng Ngày nhận bài: 05/01/2019; ngày sửa chữa: 24/01/2019; ngày duyệt đăng: 31/01/2019. Abstract: Integrated teaching is a modern teaching perspective, which contribute to develop the learners’ competency to apply knowledge to effectively solve practical situations. In order to teach social and humanities sciences at military universities today in an integrated perspective, the lecturer must have integrated teaching competency. The article focuses on analyzing and clarifying the concept of integrated teaching competency and measures to foster integrated teaching competency for lecturers of social and humanities science to meet the requirements of improving teaching and learning quality of this subject at military universities today. Keywords: Integrated teaching, social and humanities science, competency, military universities. 1. Mở đầu Đội ngũ giảng viên (GV) khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) là lực lượng trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu bộ môn này ở các trường đại học trong quân đội (ĐHTQĐ). Dạy học tích hợp (DHTH) là quan điểm, một định hướng trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Đối với các trường ĐHTQĐ, vận dụng DHTH vào dạy học các môn KHXH&NV có ý nghĩa quan trọng, khắc phục lối giảng dạy lí thuyết thuần túy, đồng thời gắn dạy học trong nhà trường với thực tiễn xã hội, thực tiễn hoạt động nghề nghiệp quân sự; qua đó, phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành cho học viên. Để vận dụng DHTH có hiệu quả, đòi hỏi GV KHXH&NV cần có năng lực tổ chức hoạt động dạy học các môn KHXH&NV theo quan điểm tích hợp. Năng lực DHTH là một loại năng lực chuyên biệt, một bộ phận hợp thành năng lực dạy học của GV KHXH&NV. Bài viết làm rõ các quan niệm và đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV ở các trường đại học trong quân đội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm “dạy học tích hợp” Trong tiếng Anh, “tích hợp” có nghĩa là sự phối hợp giữa các hoạt động, thành phần khác nhau của một hệ thống nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Theo Từ điển Giáo dục học: “DHTH là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực khác nhau trong kế hoạch dạy học” [1; tr 384- 385]. Tiếp cận theo góc độ này thì DHTH được hiểu là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho người học; các thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình dạy học. Nói cách khác, DHTH là quá trình dạy học mà ở đó các hoạt động dạy học, kiến thức, kĩ năng và thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung dựa trên các tình huống thực tiễn, hoạt động nghề nghiệp để hình thành và phát triển năng lực cho người học. DHTH có mục đích là giúp người học vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, qua đó hình thành và phát triển năng lực người học. Trong DHTH, người dạy có thể lựa chọn những thông tin, kiến thức, kĩ năng cần thiết để trang bị cho người học; đồng thời hình thành cho người học năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức, sử dụng kiến thức khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; khắc phục triệt để sự trùng lặp kiến thức, kĩ năng; phân biệt được nội dung quan trọng và nội dung ít quan trọng. Có 4 hình thức tích hợp cơ bản trong dạy học đó là: - Tích hợp “đơn môn” (tích hợp trong nội bộ môn học) là hình thức được thực hiện trong 1 tiết học hay trong một bài tập gồm nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và “tiết kiệm thời gian cho người học; - Tích hợp “đa môn” là hình thức phối hợp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống, tạo ra những kết nối giữa nhiều môn học; - Tích hợp “liên môn” là hình thức dạy học theo các môn học riêng rẽ nhưng các môn học đều có một chủ đề chung; - Tích hợp “xuyên môn” là hình thức hướng vào phát triển năng lực của người học thông qua nhiều môn học. 2.2. Năng lực dạy học tích hợp của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học trong quân đội “Năng lực” (competency) có nguồn gốc từ tiếng La tinh “competentia”. Theo Nguyễn Quang Uẩn thì: năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 24-28 25 với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó có kết quả [2]. Tiếp cận ở góc độ Tâm lí học quan niệm: năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao. Theo chúng tôi: năng lực là khả năng làm chủ hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ, vận dụng chúng một cách hợp lí và thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức, hợp lí các kiến thức, kĩ năng nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, giúp cho hoạt động đó đạt kết quả cao trong một bối cảnh tình huống nhất định. Năng lực là một thuộc tính của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách. Năng lực được cấu thành từ 3 yếu tố: tri thức, kĩ năng và các điều kiện tâm lí cho việc thực hiện hoạt động đó của mỗi cá nhân, trong đó kĩ năng được coi là yếu tố cốt lõi của năng lực. Năng lực của mỗi cá nhân có được dựa trên sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn. Năng lực của mỗi con người được chia thành 2 loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt (năng lực chuyên môn). Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội, được hình thành và phát triển do nhiều hoạt động. Năng lực chuyên môn là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác. Năng lực dạy học của GV KHXH&NV là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao. Năng lực DHTH là một bộ phận hợp thành năng lực dạy học của GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ, được biểu hiện ở khả năng tổ chức các hoạt động DHTH đạt chất lượng cao. Do đặc điểm của DHTH là GV hướng dẫn cho người học biết vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình vào giải quyết những tình huống cụ thể; đồng thời, xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng của môn học hay các phân môn khác nhau nhằm giúp người học huy động có hiệu quả các kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Có thể hiểu, năng lực DHTH của GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ là khả năng huy động kiến thức, kĩ năng, thái độ của GV để tạo sự liên kết giữa nội dung của các môn học hoặc giữa các đơn vị kiến thức trong mỗi phân môn của cùng một môn học theo các cách khác nhau trong dạy học, qua đó hình thành và phát triển năng lực cho người học, đáp ứng mục tiêu đào tạo của các trường ĐHTQĐ. Năng lực DHTH của GV KHXH&NV thực chất là năng lực vận dụng kiến thức về DHTH vào thực tiễn giảng dạy để phân tích khả năng DHTH trong các chủ đề, học phần hoặc môn học thuộc chuyên ngành đảm nhiệm; biên soạn và triển khai các kế hoạch DHTH, xây dựng giáo án tích hợp tri thức, nội dung của môn học trong quá trình dạy học. Năng lực DHTH của GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ còn được biểu hiện cụ thể ở khả năng tổ chức linh hoạt nội dung DHTH. Cụ thể: khi tổ chức hoạt động DHTH, GV tùy theo mức độ tích hợp hoàn toàn hoặc tích hợp bộ phận để bổ sung những vấn đề cần tích hợp vào bài học sao cho nội dung bài học và nội dung cần tích hợp có sự thống nhất, logic. GV cần linh hoạt liên kết các kiến thức cần được tích hợp một cách khoa học, hợp lí vào bài giảng. Cấu trúc năng lực DHTH của GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ gồm: sự hiểu biết về DHTH của GV KHXH&NV thể hiện ở nhận thức đúng về sự cần thiết phải tiến hành DHTH; ý nghĩa, vai trò của DHTH; các quan điểm về DHTH, mục đích và các phương pháp được sử dụng trong DHTH; hình thức tích hợp trong dạy học; nguyên tắc tích hợp các môn học. Khả năng phát hiện, xác định mức độ tích hợp, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương dạy học môn học thể hiện ở việc tư duy tích cực và sáng tạo nhằm phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề tích hợp trong chương trình dạy học; khả năng xác định mức độ tích hợp phù hợp (tích hợp, liên hệ, lồng ghép) cho từng nội dung cụ thể trong bài học; khả năng tổ chức, sắp xếp các tri thức, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức một cách logic, khoa học và sáng tạo nhằm tạo hứng thú cho người học trong quá trình dạy học môn học. Khả năng lập kế hoạch DHTH thể hiện ở việc phân tích, xác định và xây dựng được kế hoạch phù hợp với các đặc điểm của DHTH, của môn học, điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực bảo đảm cho các hoạt động sư phạm của nhà trường. Khả năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học trong DHTH thể hiện ở việc lựa chọn, vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy và năng lực hành động cho người học. Kĩ năng tổ chức các hoạt động học tập cho người học trong DHTH của GV thể hiện ở việc xác định mục tiêu, nội dung dạy học, thiết kế và tổ chức hoạt động dạy và học, dự kiến các tình huống sư phạm và cách xử lí tương ứng trong từng chủ đề tích hợp. 2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học trong quân đội Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 102 cán bộ quản lí giáo dục và 161 GV KHXH&NV ở một số học viện, VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 24-28 26 trường ĐHTQĐ ở khu vực Hà Nội như: Trường Đại học Chính trị (71 GV, 42 cán bộ quản lí giáo dục), Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (50 GV, 30 cán bộ quản lí giáo dục), Học viện Phòng không - không quân (40 GV, 30 cán bộ quản lí giáo dục) thông qua bảng hỏi, thời gian khảo sát vào tháng 9-10/2018. Kết quả khảo sát được xử lí bằng phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục. 2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Kết quả khảo sát cho thấy (xem biểu đồ 1): có 18,01% GV và 16,66% cán bộ quản lí giáo dục cho rằng, việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV là rất quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn 12,44% GV và 19,60% cán bộ quản lí giáo dục đánh giá vấn đề này là không quan trọng. Khi được hỏi qua phỏng vấn trực tiếp, một số khách thể điều tra cho rằng: - Quá trình tổ chức DHTH sẽ khiến GV mất nhiều thời gian hơn trong công tác chuẩn bị nên dẫn đến họ không còn nhiều thời gian cho các hoạt động chuyên môn khác; - GV KHXH&NV có thể tự tìm kiếm thông tin để nâng cao năng lực DHTH thông qua các phương tiện kĩ thuật, mạng internet, tài liệu tham khảo hoặc từ đồng nghiệp nên không cần thiết phải tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV. Biểu đồ 1. Đánh giá của GV và cán bộ quản lí giáo dục về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV 2.3.2. Thực trạng mức độ hình thành các yếu tố hợp thành năng lực dạy học tích hợp của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Nội dung khảo sát về mức độ hình thành năng lực DHTH của GV KHXH&NV tập trung vào các vấn đề: - Mức độ nắm và hiểu các kiến thức về DHTH; - Mức độ nắm và sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo trong DHTH; - Mức độ phát triển các phẩm chất, tư duy sư phạm trong DHTH; - Mức độ hình thành, phát triển ý thức, nhu cầu tổ chức DHTH. Kết quả khảo sát được chia thành các mức đánh giá: tốt, khá, trung bình, chưa đạt về thực trạng các yếu tố hợp thành năng lực DHTH của GV KHXH&NV như sau (xem bảng 1 trang bên): Kết quả phỏng vấn trực tiếp một số GV, cán bộ quản lí giáo dục cho thấy, kiến thức về DHTH của một bộ phận GV KHXH&NV chưa toàn diện; một số GV có kiến thức và kĩ năng vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học còn hạn chế; nhiều GV còn lúng túng, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy học các môn học theo quan điểm tích hợp; kĩ năng xây dựng kế hoạch, sử dụng các phương pháp, phương tiện trong dạy học các môn KHXH&NV theo quan điểm tích hợp còn chưa thành thạo; khả năng xây dựng các vấn đề trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng chú trọng đánh giá năng lực thực hành của học viên còn yếu; nhiều GV chưa có nhu cầu rõ ràng về việc cần thiết phải sử dụng DHTH trong hoạt động dạy học,... Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân cơ bản là hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học nói chung và năng lực DHTH nói riêng cho đội ngũ GV KHXH&NV còn chưa thực hiện có kế hoạch, khoa học, hệ thống, đa dạng và chặt chẽ. Vì vậy, để nâng cao năng lực DHTH cho GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ, cần xác định và thực hiện đồng bộ, hệ thống các biện pháp bồi dưỡng năng lực này cho GV KHXH&NV. 2.4. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học trong quân đội Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ là quá trình tác động vào đội ngũ GV của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức để hoàn thiện các thành phần của năng lực DHTH, đảm bảo cho đội ngũ GV tổ chức DHTH đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở phân tích cấu trúc năng lực DHTH và thực trạng bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ thời gian qua, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau: 2.4.1. Đổi mới nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng sư phạm trong nhà trường đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. 17,66% 33,33%29,41% 19,60% Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng 18,01% 31,05%38,50% 12,44% Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Cán bộ Giảng viên VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 24-28 27 Đây là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV. Trước hết, cần đổi mới mạnh mẽ nhận thức, phương pháp tổ chức và tiến hành các hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ hiện nay. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu, nội dung và quy trình bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, Nghị quyết Đại hội XII, Chiến lược phát triển GD-ĐT trong quân đội giai đoạn 2011 -2020, Đề án kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục ở các trường ĐHTQĐ và phù hợp với từng chuyên ngành, nhiệm vụ đào tạo của mỗi nhà trường. Đồng thời, tạo điều kiện, cơ hội để các lực lượng sư phạm có thể tham gia các khóa bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV, động viên, khích lệ đội ngũ GV tích cực, chủ động trong việc tự bồi dưỡng năng lực DHTH cho bản thân. Thông qua tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn như: sinh hoạt theo chuyên đề, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, tọa đàm, thảo luận, nhằm tuyên truyền, phổ biến để các lực lượng sư phạm nắm được thực trạng, yêu cầu, nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân và các lực lượng sư phạm của nhà trường vào hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV. 2.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn bảo đảm tính khoa học, thiết thực, khả thi, phù hợp. Kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đề ra trong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV nhằm giúp cho hoạt động này diễn ra thống nhất, chặt chẽ, khoa học và đạt hiệu quả cao; là quá trình xác lập mục tiêu, dự kiến các biện pháp, huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV gồm: xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng; nội dung của hoạt động bồi dưỡng; cách thức thực hiện (phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, phương tiện bồi dưỡng,...); cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng; nguồn lực trong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV. 2.4.3. Đa dạng hóa hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV là “con đường” trực tiếp, góp phần hoàn thiện phẩm chất, năng lực DHTH của GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ. Các hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV càng phong phú, đa dạng bao nhiêu thì hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV càng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng cũng có thể được thực hiện thông qua các giờ học thực hành, tổ chức học tập theo chuyên đề, tổ chức diễn đàn, hội thảo, các buổi sinh hoạt, thi nghiệp vụ sư phạm, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức cho GV đi quan sát thực tế hoạt động DHTH ở các nhà trường trong và ngoài quân đội; tổ chức cho GV nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm về việc vận dụng DHTH vào quá trình giảng dạy,... Ngoài ra, các trường ĐHTQĐ cần phối hợp tốt với các cơ quan chức năng để tổ chức định kì hoặc theo giai đoạn các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ về DHTH cho đội Bảng 1. Đánh giá của GV và cán bộ quản lí giáo dục về các yếu tố hợp thành năng lực DHTH của GV KHXH&NV TT Nội dung Cán bộ quản lí GV KHXH&NV Tốt Khá Trung bình Chưa đạt Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1 Mức độ nắm và hiểu các kiến thức về DHTH 0,00 29,41 37,26 33,33 0,00 24,22 47,20 28,58 2 Mức độ nắm và sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo trong DHTH 0,00 35,30 23,53 41,17 0,00 18,01 49,68 32,31 3 Mức độ hình thành, phát triển ý thức, nhu cầu tổ chức DHTH 0,00 25,50 31,37 43,15 0,00 13,04 49,96 37,90 4 Mức độ phát triển các phẩm chất, tư duy sư phạm trong DHTH 0,00 17,66 43,13 39,21 0,00 9,31 44,72 45,97 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 24-28 28 ngũ GV KHXH&NV theo tín chỉ hoặc module, đảm bảo cho đội ngũ GV được học tập, nghiên cứu liên thông theo một chương trình chuẩn thống nhất. 2.4.4. Xây dựng môi trường sư phạm, kết hợp với hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học trong quân đội. Thực tiễn cho thấy, nếu môi trường sư phạm ở các trường ĐHTQĐ được quan tâm thường xuyên sẽ giúp GV tự giác học tập, rèn luyện, lĩnh hội tri thức, trau dồi kĩ năng, kĩ xảo, năng lực dạy học nói chung, năng lực DHTH nói riêng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường cơ sở vật chất đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ sẽ tạo ra động lực để các lực lượng sư phạm và đội ngũ GV tham gia vào hoạt động này. Các trường ĐHTQĐ cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi GV KHXH&NV rèn luyện để phát triển năng lực sư phạm, năng lực DHTH; đẩy mạnh các phong trào thi đua, cuộc vận động như: “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, “Mỗi nhà giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, tạo môi trường lành mạnh thúc đẩy cán bộ, GV tích cực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Trong thời gian tới các nhà trường cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, kịp thời, bao gồm các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, cũng như các chế độ đảm bảo điều kiện về vật chất, văn hóa tinh thần, cơ chế khen thưởng đối với các lực lượng tham gia tích cực vào các hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm nói chung, năng lực DHTH cho GV KHXH&NV nói riêng. Bên cạnh đó, các nhà trường cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, trang thiết bị, tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV KHXH&NV như: hệ thống giảng đường, thư viện, phương tiện, công nghệ thông tin, mạng internet, tài liệu, giáo trình, sách báo, phương tiện thông tin cần thiết, hỗ trợ kinh phí, quỹ thời gian tự nghiên cứu, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tự bồi dưỡng năng lực DHTH của GV KHXH&NV. 3. Kết luận DHTH là xu hướng mới trong dạy học ở đại học nói chung, dạy học các môn KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT của đất nước cũng như yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa quá trình GD-ĐT trong các nhà trường quân đội, đòi hỏi đội ngũ GV KHXH&NV phải không ngừng hoàn thiện các năng lực dạy học, trong đó có năng lực DHTH. Do vậy, các trường cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, từ thay đổi nhận thức đến xây dựng các điều kiện bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho đội ngũ GV KHXH&NV đạt hiệu quả cao. Những biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH của GV KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ được đề xuất ở trên là một thể thống nhất, trực tiếp hình thành, phát triển năng lực DHTH cho đội ngũ GV; qua đó nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở các trường ĐHTQĐ hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Bùi Hiền - Nguyễn Văn Giao - Nguyễn Hữu Quỳnh - Vũ Văn Tảo (2001). Từ điển Giáo dục học. NXB Từ điển Bách khoa. [2] Nguyễn Quang Uẩn (2001). Tâm lí học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Nguyễn Văn Đệ - Lê Quang Sơn (2013). Xu thế phát triển giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. [4] Xavier Roegiers (1996). Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường. NXB Giáo dục (biên dịch: Đào Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Nhị). [5] Nguyễn Văn Đệ - Lê Quang Sơn (2013). Xu thế phát triển giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. [6] Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015). Dạy học tích hợp - Phát triển năng lực học sinh. NXB Đại học Sư phạm. [7] Nguyễn Hữu Châu (2006). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục. KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2019 Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua thuận tiện tại các bưu cục địa phương, (Mã số C192) hoặc đặt mua trực tiếp tại Tòa soạn (số lượng lớn) theo địa chỉ: TẠP CHÍ GIÁO DỤC, 4 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội. Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục, trường học đặt mua Tạp chí Giáo dục năm 2019. Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ trên hoặc liên lạc qua số điện thoại: 024.37345363; Fax: 024.37345363. Xin trân trọng cảm ơn. TẠP CHÍ GIÁO DỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf06pham_hong_quan_7843_2148312.pdf
Tài liệu liên quan