Tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí trường mầm non theo chuẩn hiệu trưởng ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - Bùi Thị Linh Giang: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 32-36; 42
32
Email: linhgiangtho@gmail.com
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ
TRƯỜNG MẦM NON THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Bùi Thị Linh Giang - Trường Mầm non Hưng Bình, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Ngày nhận bài: 06/5/2019; ngày chỉnh sửa: 20/5/2019; ngày duyệt đăng: 26/5/2019.
Abstract: In the article, we has generalized the basic contents of the theory of activities to foster
preschool managers; determined the important role of Principal’s Standard for fostering
management staffs at preschools in Bo Trach district, Quang Binh province. We also analyzed,
evaluated and suggested practically on the status of fostering preschool to management staffs
according to the Principal’s Standard, thus proposed some basic solutions to effectively implement
on fostering to improve the quality of preschool management staff in Bo Trach district, Quang
Binh province.
Ke...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí trường mầm non theo chuẩn hiệu trưởng ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - Bùi Thị Linh Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 32-36; 42
32
Email: linhgiangtho@gmail.com
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ
TRƯỜNG MẦM NON THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Bùi Thị Linh Giang - Trường Mầm non Hưng Bình, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Ngày nhận bài: 06/5/2019; ngày chỉnh sửa: 20/5/2019; ngày duyệt đăng: 26/5/2019.
Abstract: In the article, we has generalized the basic contents of the theory of activities to foster
preschool managers; determined the important role of Principal’s Standard for fostering
management staffs at preschools in Bo Trach district, Quang Binh province. We also analyzed,
evaluated and suggested practically on the status of fostering preschool to management staffs
according to the Principal’s Standard, thus proposed some basic solutions to effectively implement
on fostering to improve the quality of preschool management staff in Bo Trach district, Quang
Binh province.
Keywords: Principals’ standards, fostering, management staff, preschool.
1. Mở đầu
Bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi đội
ngũ cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục cần có những phẩm
chất, năng lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới, trong đó có đội
ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Để góp
phần nâng cao năng lực đội ngũ CBQL cơ sở GDMN, Bộ
GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT
ngày 8/10/2018 ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ
sở GDMN. Chuẩn hiệu trưởng được xem như một thang
đo để đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL cũng như là mục
tiêu để mỗi CBQL GDMN rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao
phẩm chất và năng lực. Vì vậy, xác định bồi dưỡng, đào
tạo đội ngũ CBQL cơ sở GDMN theo Chuẩn hiệu trường
là tất yếu và phù hợp với bối cảnh hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non
Chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDMN là hệ thống phẩm
chất, năng lực mà hiệu trưởng cần đạt được để lãnh đạo
và quản trị nhà trường.
Chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDMN gồm 5 tiêu chuẩn
và 18 tiêu chí; có 3 mức phát triển năng lực lãnh đạo và
quản lí trường học từ thấp đến cao, bao gồm: mức đạt,
mức khá và mức tốt (xem bảng 1).
Mục đích ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng
nhằm làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở GDMN tự đánh
giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch
rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản
trị nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; làm
căn cứ để các cơ quan quản lí nhà nước đánh giá phẩm
chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở GDMN; xây dựng
và thực hiện chế độ chính sách phát triển đội ngũ CBQL
cơ sở GDMN; lựa chọn, sử dụng đội ngũ CBQL cơ sở
GDMN cốt cán. Chuẩn hiệu trưởng cũng làm căn cứ để
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL giáo dục
xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường
cho đội ngũ CBQL cơ sở GDMN; làm căn cứ để các phó
hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng;
giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng
hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện
kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng
lực quản trị nhà trường.
Với những nội dung trên, việc triển khai bồi dưỡng
đội ngũ CBQL theo chuẩn là đích đến của hoạt động phát
triển đội ngũ CBQL tại các trường mầm non.
2.2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí cơ sở giáo dục
mầm non theo tiếp cận Chuẩn hiệu trưởng
Quy trình tổ chức bồi dưỡng cho CBQL trường mầm
non theo Chuẩn hiệu trưởng gồm các bước sau đây:
Bảng 1. Các mức phát triển năng lực lãnh đạo và quản lí trường học
Mức đạt Mức khá Mức tốt
Có phẩm chất, năng lực tổ chức
thực hiện nhiệm vụ được giao trong
quản trị cơ sở giáo dục mầm non
theo quy định
Có phẩm chất, năng lực đổi mới,
sáng tạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ
được giao trong quản trị cơ sở giáo
dục mầm non
Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới
quản trị cơ sở giáo dục mầm non và
phát triển giáo dục địa phương
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 32-36; 42
33
- Trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, xác
định khung năng lực cho CBQL trường mầm non đáp
ứng yêu cầu đổi mới GDMN; - Phân tích những hạn chế
về các năng lực của đội ngũ CBQL trường mầm non để
xác định nhu cầu bồi dưỡng (đối tượng, nội dung bồi
dưỡng); - Xây dựng khung và chương trình bồi dưỡng;
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng (tài liệu, mời giáo
viên, hình thức, địa điểm tổ chức lớp bồi dưỡng...); -
Đánh giá năng lực so với Chuẩn Hiệu trưởng; - Cải tiến
chương trình bồi dưỡng cho chu kì sau.
Trong bài viết, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu
hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL cơ sở GDMN
với các nội dung: - Xác định đối tượng bồi dưỡng; - Xác
định mục tiêu, nhu cầu; - Xây dựng chương trình bồi
dưỡng và xác định hình thức, phương pháp tổ chức hoạt
động bồi dưỡng.
Chuẩn Hiệu trưởng được xem như một công cụ quản
lí, giúp các cấp quản lí xác định được chất lượng của đội
ngũ CBQL thông qua hoạt động khảo sát, kiểm tra, đánh
giá từng CBQL theo Chuẩn.
- Xác định đối tượng bồi dưỡng
Việc xác định đối tượng được bồi dưỡng sẽ nắm bắt
được đặc điểm, nhu cầu của họ để từ đó xây dựng được
kế hoạch, nội dung và có phương pháp bồi dưỡng thích
hợp. Chuẩn hiệu trưởng như một công cụ thiết yếu làm
căn cứ khảo sát, đánh giá chất lượng đầu vào của quá
trình bồi dưỡng đội ngũ CBQL cơ sở GDMN. Có thể
phân nhóm đối tượng bồi dưỡng theo các hướng sau:
+ Nhóm cận chuẩn và nhóm xa chuẩn: Nhóm cận
chuẩn là những CBQL được đánh giá ở mức “tốt, khá”;
nhóm xa chuẩn là những CBQL được đánh giá ở mức
“đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn”.
+ CBQL mới bổ nhiệm (thời gian bổ nhiệm chưa đủ
5 năm) và CBQL đã được bổ nhiệm từ 5 năm trở lên.
- Xác định mục tiêu
Mục tiêu của mọi chương trình bồi dưỡng phải gắn
liền với việc phân tích nhu cầu của đối tượng bồi dưỡng,
các mục tiêu được xác lập đều phải cụ thể và có thể đo
lường được. Từ những mục tiêu này, các thành tố của
khung kế hoạch và chương trình bồi dưỡng mới được
hình thành trong mối tương quan giữa mục tiêu, nguồn
lực về con người, cơ sở vật chất và thời gian.
Mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ CBQL mầm non phải
đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu
trưởng. Đó là mục tiêu về phẩm chất, năng lực còn thiếu,
yếu của đội ngũ CBQL các trường mầm non. Có nghĩa
là, mục tiêu đưa ra phải tạo sự chuyển biến, thay đổi tích
cực chất lượng đội ngũ CBQL, khắc phục những hạn chế
mà đội ngũ còn tồn tại. Với cách phân chia đối tượng như
trên, cần phải xác định mục tiêu cho cả 2 đối tượng có
điểm chung và có những khác biệt để từ đó định hướng
xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp phù
hợp với từng nhóm đối tượng.
- Xác định nhu cầu
Đây là một trong những bước quan trọng để xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng. Xác định nhu cầu bồi dưỡng dựa
trên kết quả đánh giá hiệu quả quản lí, mức độ đạt Chuẩn
hiệu trưởng cả về phẩm chất và năng lực quản trị cũng
như nhu cầu mong muốn của cá nhân CBQL.
Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng gắn với nội dung
bồi dưỡng, vì vậy vấn đề đặt ra phải xác định được mỗi
đối tượng cần bồi dưỡng năng lực gì? bồi dưỡng phẩm
chất gì?
- Xây dựng chương trình
Tùy theo loại hình bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng
để lựa chọn, xây dựng chương trình phù hợp. Tuy nhiên,
chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo các tiêu chí:
Chương trình phải cập nhật kịp thời những đổi mới về
quản lí giáo dục, đặc biệt là GDMN hiện nay và phải đảm
bảo tính phù hợp với nội dung, đối tượng bồi dưỡng.
- Kiểm tra, đánh giá
Đây là khâu cuối trong quá trình bồi dưỡng. Mục đích
để đánh giá chất lượng đầu ra của một quá trình đào tạo,
bồi dưỡng nhưng đồng thời cũng xác định thực trạng đầu
vào của một quy trình mới. Việc đánh giá phải đảm bảo
thực chất, khách quan và mấu chốt phải rút ra được ưu,
nhược của quá trình bồi dưỡng để làm cơ sở cho việc xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo. Chuẩn hiệu trưởng
là công cụ cốt lõi để đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL.
2.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
quản lí trường mầm non theo Chuẩn hiệu trưởng ở
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Để đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ
CBQL theo Chuẩn hiệu trưởng tại huyện Bố Trạch,
tháng 2/2019, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu báo cáo
của Phòng GD-ĐT Bố Trạch, khảo sát bằng phiếu hỏi 95
CBQL và 755 giáo viên về nội dung này. Kết quả cụ thể
như sau:
- Về đối tượng được bồi dưỡng: Chủ yếu là đội ngũ
hiệu trưởng và phó hiệu trưởng (95,5%) đã được bổ
nhiệm, một số ít là cán bộ dự nguồn sẽ bổ nhiệm trong
thời gian tới (33,2%).
- Mục đích của việc bồi dưỡng: Có 60,9% ý kiến cho
rằng góp phần nâng cao năng lực quản lí cho hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng và giáo viên; 71,6% ý kiến cho rằng bồi
dưỡng để tạo nguồn.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 32-36; 42
34
- Về hình thức bồi dưỡng: Chủ yếu là vừa học vừa
làm, hình thức tập trung chiếm tỉ lệ rất ít, bên cạnh đó
chương trình bồi dưỡng thường xuyên được 100%
CBQL thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT nhưng
chất lượng của chương trình bồi dưỡng thường xuyên
chưa kiểm soát được do việc quản lí công tác bồi dưỡng
thường xuyên còn nhiều hạn chế nên các CBQL tham
gia với mục đích đối phó hơn là bồi dưỡng kiến thức
cho bản thân.
- Về nội dung: Kết quả nghiên cứu báo cáo của Phòng
GD-ĐT Bố Trạch cho thấy, công tác bồi dưỡng đội ngũ
hiệu trưởng trường mầm non ở huyện Bố Trạch chủ yếu
tập trung về nâng cao trình độ chuyên môn; việc bồi
dưỡng về lí luận chính trị, quản lí giáo dục chưa được
quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng nhiều hiệu trưởng
khi được bổ nhiệm vẫn chưa đảm bảo các yêu cầu theo
quy định của Điều lệ trường mầm non và Chuẩn hiệu
trưởng trường mầm non. Nguyên nhân là do Phòng GD-
ĐT chưa xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội
ngũ kế cận, dự nguồn mà chờ đến khi bổ nhiệm xong mới
có kế hoạch gửi đi đào tạo, bồi dưỡng. Đa số ý kiến cho
rằng trước khi được bổ nhiệm, đội ngũ hiệu trưởng
trường mầm non chủ yếu được tạo điều kiện về mặt thời
gian để tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn,
còn những nội dung khác không được cấp trên bố trí
tham gia vì chưa có kế hoạch...
Nội dung bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào kiến thức
chuyên môn, kĩ năng và nghiệp vụ quản lí chỉ bồi dưỡng
ngắn hạn 1 lần (3 tháng), sau đó không được đào tạo, bồi
dưỡng gì thêm; chính vì vậy mà đối với một số hiệu
trưởng lâu năm, kiến thức về nghiệp vụ quản lí đã không
phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn
hiện nay nhưng không được bồi dưỡng lại nên dẫn đến
tình trạng lạc hậu với xu thế quản lí mới. Bên cạnh đó,
nội dung kiến thức tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng
chưa thực sự mới, tiến bộ dẫn đến tình trạng được đào
tạo, bồi dưỡng xong nhưng chưa thực sự hiệu quả.
Nội dung bồi dưỡng mà các cơ sở GDMN đang thực
hiện còn nặng về hình thức, chưa chú trọng đúng mức
việc nâng cao năng lực nghề nghiệp và thực hành. Hoạt
động bồi dưỡng thông qua giao lưu khoa học, học tập
trao đổi kinh nghiệm thực hiện được rất ít. Các hoạt động
tổ chức dự giờ thao giảng, tự bồi dưỡng còn ít hiệu quả.
Đặc biệt, đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non ít có thời
gian thâm nhập thực tế quản lí giáo dục để nâng cao năng
lực xử lí tình huống thực tiễn quản lí giáo dục, đây là
nguyên nhân của một số hạn chế năng lực quản lí của
hiệu trưởng hiện nay, như: nhận thức định hướng đổi mới
GDMN và quản lí giáo dục; kiến thức chuyên ngành
GDMN; khả năng hợp tác, liên kết với thực tiễn quản lí
giáo dục; khả năng vận dụng kiến thức liên ngành...
Đối với đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non ở các
vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những
vùng có điều kiện kinh tế khó khăn chưa được bồi dưỡng
thêm những nội dung như: tiếng dân tộc thiểu số; kĩ năng
làm việc với cha mẹ và cộng đồng người dân tộc thiểu
số; phong tục tập quán của địa phương; nội dung giáo
dục kĩ năng sống cho trẻ phù hợp với đặc thù của địa
phương; phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc
thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn... Đội ngũ hiệu
trưởng trường mầm non còn hạn chế về ngoại ngữ và kĩ
năng sử dụng công nghệ thông tin, đây là một trở ngại
lớn trong việc khai thác kinh nghiệm quản lí trường mầm
non của các nước phát triển trên thế giới. Thực trạng này
chưa được đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non nhận
thức đúng đắn, vẫn cho rằng không cần thiết.
Bảng 2. Kết quả trưng cầu ý kiến về nội dung cần được đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non
TT Nội dung
Giáo viên
mầm non
CBQL
Cán bộ Phòng
GD-ĐT
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Lí luận chính trị; chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước về đổi mới GDMN
4,09 0,77 4,09 0,82 4,09 0,77
2
Các kĩ năng xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục trẻ
3,90 0,82 4,09 0,77 3,71 0,70
3 Kiến thức và kĩ năng quản trị nhà trường 3,98 0,85 4,16 0,74 3,72 0,74
4 Kĩ năng giao tiếp 3,88 0,85 4,05 0,78 3,71 0,78
5 Ngoại ngữ (tiếng Anh) 3,92 0,87 3,98 0,85 3,79 0,74
6 Tiếng dân tộc 3,77 0,78 3,99 0,72 4,16 0,74
7 Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin 3,88 0,85 4,21 0,74 3,71 0,78
(ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 32-36; 42
35
Kết quả trưng cầu ý kiến về nhu cầu kiến thức và kĩ
năng cần đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng
trường mầm non ở trên cho thấy, những nội dung cần bồi
dưỡng đội ngũ CBQL trường mầm non ở huyện Bố
Trạch ở mức độ rất cần thiết và cần thiết khá cao; với giá
trị trung bình của các trung bình cộng có trọng số ĐTB =
3,71. Trong đó, những nội dung cần thiết nhất là “Các kĩ
năng xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ” với ĐTB của cả 3
đối tượng khảo sát là: giáo viên mầm non: 3,90; CBQL:
4,09; cán bộ Phòng GD-ĐT: 3,71 và nội dung ít cần thiết
nhất là “Ngoại ngữ (tiếng Anh)” với giá trị ĐTB của giáo
viên mầm non là 3,92; CBQL là 3,98 và cán bộ Phòng
GD-ĐT là 3,79. Nhu cầu kiến thức và kĩ năng cần đào
tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non
ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và vùng
có điều kiện kinh tế khó khăn cho thấy những nội dung
đặc thù cần bồi dưỡng ở những vùng này có mức độ rất
cần thiết và cần thiết cao; giá trị trung bình của các trung
bình cộng có trọng số là: giáo viên mầm non: 3,77;
CBQL: 3,99; cán bộ Phòng GD-ĐT: 4,16.
Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các
trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cần
thiết phải có những biện pháp phù hợp.
2.4. Một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản
lí trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
theo Chuẩn hiệu trưởng
2.4.1. Xác định đối tượng, nhu cầu, mục tiêu đào tạo, bồi
dưỡng
Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi
chính như: Những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho đội
ngũ CBQL trường mầm non? Những kiến thức, kĩ năng
cần thiết mà đội ngũ CBQL trường mầm non hiện có?
Những kiến thức, kĩ năng còn thiếu của đội ngũ CBQL
trường mầm non đối với vị trí công việc? Làm cách nào
để xác định đúng những thiếu hụt đó? Những khóa học
nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến
thức, kĩ năng cho đội ngũ CBQL trường mầm non?
Để nắm bắt nhu cầu đào tạo cần sử dụng các phương
pháp sau: 1) Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động
và kế hoạch nguồn nhân lực; 2) Phân tích công việc, phân
tích đánh giá thực hiện công việc; 3) Điều tra, khảo sát
chất lượng đội ngũ (phiếu khảo sát, thảo luận, lấy ý kiến
chuyên gia).
Công cụ chính để khảo sát, đánh giá chất lượng đội
ngũ CBQL trường mầm non là Chuẩn hiệu trưởng. Trên
cơ sở khảo sát, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng
của CBQL trường mầm non đối với công tác đào tạo, bồi
dưỡng; lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng; phân tích nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ CBQL các
trường mầm non, chúng tôi xác định sẽ có 02 nhóm đối
tượng: 1) Theo chức vụ: Nhóm hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng và nhóm giáo viên cốt cán tạo nguồn; 2) Theo
thâm niên giữ chức vụ: CBQL giữ chức vụ trên 10 năm
và CBQL mới được bổ nhiệm dưới 10 năm.
2.4.2. Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu
thực tiễn và nhu cầu phát triển của đội ngũ cán bộ quản
lí dựa trên Chuẩn hiệu trưởng
Căn cứ vào đối tượng và nhu cầu bồi dưỡng (như đã
đề cập ở mục 2.4.1); các cấp quản lí cần tập trung chủ
yếu vào các nội dung chung nhất, cốt lõi nhất cho cả 02
đối tượng bồi dưỡng, bao gồm các nội dung bồi dưỡng
sau:
- Phẩm chất nghề nghiệp: Đạo đức phong cách nghề
nghiệp; tư tưởng đổi mới trong quản lí nhà trường; ý thức
tự phát triển chuyên môn nghiệp vụ bản thân.
- Các nội dung về lĩnh vực kiến thức và kĩ năng gồm:
Cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng quản trị nhà
trường: xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; quản
trị hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng sức khỏe trẻ; quản trị
hoạt động giáo dục trẻ; quản trị nhân sự; quản trị tổ chức
hành chính; quản trị tài chính, cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ
chơi, thiết bị dạy học trong nhà trường; kĩ năng giao tiếp
và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã
hội; kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ,
tiếng dân tộc.
2.4.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp
bồi dưỡng cán bộ quản lí trường mầm non
Đổi mới hình thức học tập của CBQL trong các
chương trình bồi dưỡng theo hướng tập trung vào nhu
cầu bồi dưỡng của CBQL với phương châm lấy tự học,
tự bồi dưỡng là chính. Mở rộng môi trường bồi dưỡng
với việc tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề theo
từng cụm trường. Tạo điều kiện cho CBQL đóng góp
kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung, chương
trình bồi dưỡng. Cụ thể:
- Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng
bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL
+ Thay vì tập trung tại Sở GD-ĐT để bồi dưỡng như
hiện nay, nên tổ chức bồi dưỡng thường xuyên tại các
Phòng GD-ĐT. Giảng viên thực hiện nhiệm vụ này là
CBQL cốt cán, chuyên viên chuyên môn thuộc Phòng
GD-ĐT có thể mời chuyên viên chuyên môn của Sở GD-
ĐT tư vấn.
+ Triển khai bồi dưỡng thường xuyên phải đảm bảo
tính phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương
và có nội dung riêng cho từng địa phương
+ Đưa việc giảng dạy các kĩ năng mềm vào chương
trình bồi dưỡng; xây dựng chương trình bồi dưỡng cần
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 32-36; 42
36
phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại
ngữ và tiếng dân tộc.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng tại chỗ
+ Tổ chức bồi dưỡng CBQL thông qua các hội thảo:
Đổi mới hình thức tổ chức hội thảo; nội dung hội thảo
phải mang tính thực tiễn cao. Việc tổ chức hội thảo phải
sát với thực tiễn của các đơn vị trường học và có mời diễn
giả, giảng viên cốt cán cấp Sở, Phòng trao đổi, chia sẻ.
+ Chỉ đạo việc nghiên cứu khoa học và tổ chức công
bố đều đặn các kết quả nghiên cứu của CBQL: Đổi mới
hình thức viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm hằng năm
bằng nghiên cứu cải tiến sư phạm theo nhóm; khuyến
khích CBQL tham gia viết bài tại các hội thảo chuyên
ngành quản lí giáo dục từ thực tiễn quản lí, hoặc các tạp
chí chuyên ngành có chất lượng để nâng cao ý thức tự
học, tự bồi dưỡng của CBQL; nội dung sáng kiến kinh
nghiệm gắn liền với thực tiễn quản lí trường mầm non.
+ Tổ chức bồi dưỡng CBQL thông qua các hoạt
động trải nghiệm thực tiễn: Nâng cao hiệu quả hoạt
động tham quan, học tập kinh nghiệm; phương thức kết
hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội... cho
tất cả CBQL tham gia; Tổ chức và tham gia các hội thi
CBQL giỏi, các hội thi tìm hiểu về đổi mới căn bản toàn
diện GD-ĐT; Tổ chức kiểm tra chéo công tác quản lí
giữa các trường trong cụm; tổ chức góp ý, rút kinh
nghiệm; khen thưởng, động viên các CBQL giỏi và
nhân rộng điển hình.
- Quản lí việc tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu của
CBQL
Cần tập trung vào quản lí việc xây dựng kế hoạch tự
bồi dưỡng của CBQL, tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn
CBQL thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng có hiệu quả,
quản lí nội dung, hình thức và các điều kiện đảm bảo hoạt
động tự bồi dưỡng cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả
tự bồi dưỡng của CBQL.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL tham gia vào
hoạt động học tập bồi dưỡng, qua đó phát hiện và khơi
dậy tiềm năng lao động của họ; Phải tăng cường củng cố
hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn; xây dựng mạng
lưới quan hệ cộng đồng giúp CBQL mở rộng kết nối bên
trong và ngoài nhà trường phục vụ công tác tự bồi dưỡng
một cách thường xuyên liên tục; Phải tổ chức đánh giá
và đưa ra các phản hồi về kết quả tự bồi dưỡng của đội
ngũ nhằm giúp cho đội ngũ CBQL không ngừng phát
triển các kĩ năng và kiến thức cần thiết.
+ Để nâng cao khả năng, động lực tự phát triển,
khuyến khích những hoạt động đột phá của CBQL; tạo
cho CBQL có tinh thần tự giác học tập suốt đời, sáng tạo
tìm tòi, cần hai điều kiện: hỗ trợ CBQL và tạo “sức ép”
đối với CBQL. Các đơn vị cần tăng cường hoạt động
quản lí để chuyển từ “bắt buộc” thành tự giác, từ “áp lực”
sang động lực khi thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng.
Tổ chức các hình thức bồi dưỡng: Có hai hình thức
tổ chức bồi dưỡng thích hợp cho hiệu trưởng trường mầm
non: bồi dưỡng chính thức thông qua các khóa học (hiệu
trưởng được cử tham dự chương trình bồi dưỡng của các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL giáo dục); Tự học,
tự bồi dưỡng: việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ, kiến thức, kĩ năng, thái độ ngay trong công việc là
hình thức tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá
trình phát triển năng lực, giúp cho mọi hiệu trưởng có thể
chủ động học tập suốt đời.
2.4.4. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng theo Chuẩn
hiệu trưởng
Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng để xác định mức độ đạt
được về mục tiêu, nội dung, chương trình, giảng viên,
học viên, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng như thế
nào; học viên học được những gì và họ áp dụng được
những điều đã học vào thực tế công việc như thế nào;
hiệu quả của chương trình đào tạo, bồi dưỡng... Tổ chức
đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng bằng cách:
- Xây dựng phiếu khảo sát để hỏi ý kiến của các đối
tượng (CBQL, giáo viên mầm non) được tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng sau mỗi khóa học để đánh giá toàn bộ khóa
học. Đồng thời, giám sát, đánh giá tác động khóa học (về
kiến thức, kĩ năng thu nhận được, thay đổi hành vi) sau
khi giảng viên đã vận dụng để nâng cao chất lượng và
hiệu quả giảng dạy tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Kiểm tra năng lực sau khóa đào tạo, bồi dưỡng để
đo được năng lực mới hình thành so với khung năng lực
sau bồi dưỡng, nhằm cải tiến liên tục chương trình, đồng
thời điều chỉnh hình thức linh hoạt và đa dạng đáp ứng
nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
3. Kết luận
Tóm lại, Chuẩn hiệu trưởng có mục đích phát triển
năng lực lãnh đạo và quản lí trường học của CBQL cơ sở
GDMN. Việc tiếp cận chuẩn để nâng cao chất lượng đội
ngũ CBQL là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Để thực
hiện có hiệu quả hoạt động này, các cấp quản lí cần xác
định Chuẩn hiệu trưởng như một công cụ tất yếu để khảo
sát chất lượng đầu vào, làm thang đo cho chất lượng quá
trình đào tạo, bồi dưỡng và mức độ đạt được của đầu ra
của hoạt động bồi dưỡng với 04 nội dung chính: 1) Xác
định đối tượng, nhu cầu, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng;
2) Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu
thực tiễn và nhu cầu phát triển của đội ngũ CBQL dựa
trên Chuẩn hiệu trưởng; 3) Đa dạng hóa các hình thức tổ
chức, phương pháp bồi dưỡng đội ngũ CBQL; 4) Đánh
giá kết quả công tác bồi dưỡng CBQL.
(Xem tiếp trang 42)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 37-42
42
- Cần có quy chế khen thưởng rõ ràng sau quá trình
thanh tra, kiểm tra, đánh giá.
3. Kết luận
Các biện pháp được đề xuất ở trên đã được chúng tôi
đưa vào triển khai thực hiện ở Trường Tiểu học Nguyễn
An Ninh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016. Sau
khi triển khai các biện pháp, chúng tôi nhận thấy hiệu quả
tổ chức các HĐTN đã được cải thiện rõ rệt, HS hứng thú,
say mê tích cực và chủ động trong học tập, từ đó hiệu quả
dạy học cũng được nâng cao, đáp ứng mục tiêu đổi mới
giáo dục hiện nay. Điều này cho thấy, các biện pháp nêu
trên là có tính thực tiễn và có tính khả thi.
Để các biện pháp đề xuất được triển khai thực hiện ở
các trường tiểu trên địa bàn thành phố Biên Hòa đạt hiệu
quả, chúng tôi kiến nghị: - Đối với Bộ GD-ĐT: cần nghiên
cứu ban hành sớm các cơ chế, chính sách quản lí HĐTN
thống nhất trong phạm vi cả nước, gồm cả nội dung, hình
thức và nguồn lực. Nâng cao tính pháp lí, tính hiệu lực của
các văn bản hướng dẫn, xây dựng các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng để triển khai tại các địa phương; - Đối với
Sở GD-ĐT Đồng Nai và Phòng GD-ĐT TP. Biên Hòa:
trên cơ sở cơ chế chính sách của nhà nước, của Bộ GD-
ĐT ban hành, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho các trường
tiểu học trên địa bàn, bảo đảm thực hiện thống nhất các nội
dung, hình thức, quy trình, mô hình triển khai HĐTN,
hướng dẫn việc huy động và quản lí nguồn lực, chấp hành
đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương. Tổ chức tập huấn, đào tạo cho CBQL,
GV và các chủ thể có liên quan về chương trình, nội dung,
hình thức triển khai HĐTN; - Đối với các trường tiểu học
trên địa bàn TP. Biên Hòa: các trường cần tổ chức nghiên
cứu, triển khai đồng bộ các biện pháp đã được đề xuất,
trong đó tập trung vào việc nâng cao nhận thức, năng lực
cho đội ngũ CBQL và GV, có sự phối hợp chặt chẽ giữa
phụ huynh HS và các tổ chức xã hội.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương
trình giáo dục phổ thông.
[2] Bộ GD-ĐT (2015). Kĩ năng xây dựng và tổ chức các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học.
[3] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29/NQ-TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[4] Nguyễn Thanh Bình (2011). Giáo trình chuyên đề
giáo dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Vũ Cao Đàm (2008). Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học. NXB Giáo dục.
[6] Bùi Minh Hiền (2006). Quản lí giáo dục. NXB Đại
học Sư phạm.
[7] Đặng Vũ Hoạt (1997). Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường trung học cơ sở. NXB Giáo dục.
[8] Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (chủ biên) - Lê Thị Mai
Phương (2015). Giáo trình khoa học quản lí giáo
dục. NXB Giáo dục Việt Nam.
[9] Phạm Minh Hạc (2002). Giáo dục và phát triển
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục.
[10] Đinh Thị Kim Thoa (2015). Xây dựng chương trình
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình
giáo dục phổ thông. Tạp chí Quản lí giáo dục, số đặc
biệt tháng 4, tr 45-49.
[11] Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên, 2010). Giáo dục giá
trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ
thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ...
(Tiếp theo trang 36)
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 25/2018/TT-
BGDĐT ngày 08/10/2018 Ban hành quy định
Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.
[2] Bộ GD-ĐT (2015). Quyết định số 04/2008/VBHN-
BGDĐT ngày 24/12/2015 Ban hành Điều lệ trường
mầm non.
[3] Phòng GD-ĐT Bố Trạch (2019). Báo cáo Sơ kết học
kì 1 năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm
học 2018-2019.
[4] Nguyễn Thị Kim Thanh (chủ biên, 2005). Cẩm nang
dành cho hiệu trưởng trường mầm non. NXB Giáo
dục.
[5] Chu Thị Hồng Nhung - Trần Thị Ngọc Trâm -
Nguyễn Thị Sinh Thảo (2014). Tăng cường năng
lực quản lí lớp/trường của giáo viên: Dành cho giáo
viên mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] Nguyễn Thị Duyên (2015). Quản lí bồi dưỡng cán
bộ quản lí trường mầm non tỉnh Hải Dương theo
chuẩn hiệu trưởng trong bối cảnh hiện nay. Luận án
tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội.
[7] Trần Thị Ngọc Trâm - Bùi Thị Kim Tuyến (2012).
Một số mô hình quản lí cơ sở giáo dục mầm non
ngoài công lập. Tạp chí Giáo dục, số 295, tr 62-65.
[8] Trần Thị Ngọc Trâm và cộng sự (2012). Quản lí cơ
sở giáo dục mầm non ngoài công lập của một số
nước trên thế giới. Kỉ yếu hội thảo “Hướng tới đổi
mới nền giáo dục Việt Nam”, tr 268-275.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7bui_thi_linh_giang_6639_2164574.pdf