Tài liệu Một phương pháp xây dựng mô hình đo xa dưới nước dạng hỏi - Đáp sử dụng tín hiệu điều tần tuyến tính
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một phương pháp xây dựng mô hình đo xa dưới nước dạng hỏi - Đáp sử dụng tín hiệu điều tần tuyến tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rada
V. H. Lăng, T. Q. Giang, T. Đ. Khánh, D. T. Cường, “Xây dựng mô hình tuyến tính.” 26
MéT PH¦¥NG PH¸P x©y dùng m« h×nh ®o xa
díi níc D¹NG HáI - §¸P Sö dông TÝN HIÖU
§IÒU TÇN TUYÕN TÝNH
VŨ HẢI LĂNG*, TRẦN QUANG GIANG*, TRỊNH ĐĂNG KHÁNH**, DƯƠNG TỬ CƯỜNG**
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu và phân tích các đặc tính của kênh thông tin thủy âm
và các yếu tố tác động đến sự lan truyền tín hiệu trong môi trường nước, đề xuất một
mô hình và thuật toán xử lý tín hiệu trong bài toán đo xa dưới nước. Các kết quả
thực nghiệm đã chứng tỏ mô hình đề xuất làm việc tốt trong các điều kiện thực tế.
Từ khóa: Kênh thông tin thủy âm, Xử lý tín hiệu, Điều tần tuyến tính, Đa đường, CA-CFAR.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ thuật truyền tin và định vị thuỷ âm có một ý nghĩa quan trọng trong thực
tiễn, đặc biệt các ứng dụng trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Việc truyền tin
dưới nước gặp rất nhiều khó khăn vì: vận tốc truyền âm thay đổi phụ thuộc vào các
tham số môi trường, ảnh hưởng của tạp âm và nhiễu, hiện tượng thăng giáng biên
độ tín hiệu, phading nhiều tia, phading chọn lọc theo tần số. Điều này gây ảnh
hưởng đến chất lượng truyền tin, giảm độ chính xác trong đo xa, định vị dưới
nước. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng các mô hình, các phương pháp xử lý tín
hiệu nhằm nâng cao chất lượng thông tin và giảm thiểu ảnh hưởng của các loại
nhiễu, ảnh hưởng của hiệu ứng đa đường là một vấn đề cấp thiết. Bài báo sẽ
trình bày các đặc tính của kênh thông tin thủy âm, các yếu tố tác động đến sự lan
truyền tín hiệu trong môi trường nước, phân tích, ứng dụng kỹ thuật điều tần tuyến
tính, xây dựng mô hình và thuật toán xử lý tín hiệu trong bài toán đo xa dưới nước.
2. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA KÊNH TRUYỀN TIN THỦY ÂM
2.1. Ảnh hưởng của môi trường đến tín hiệu qua kênh thủy âm
2.1.1. Sự phụ thuộc của tốc độ âm vào các tham số của môi trường nước biển
Bằng thực nghiệm người ta chỉ ra rằng tốc độ lan truyền của sóng âm phụ thuộc
vào các tham số của môi trường nước biển theo công thức sau [1]:
21410 4.21 0.037T 1.14 0.018c T S h (1)
trong đó, T là nhiệt độ của nước biển (°C); S là độ mặn (‰); h là độ sâu (m); c là
tốc độ lan truyền của sóng âm (m/s). Bằng các tính toán thực nghiệm người ta đưa
ra tốc độ lan truyền của sóng âm trong môi trường nước biển xấp xỉ 1500m/s.
2.1.2 Ảnh hưởng của tạp âm và nhiễu trong thông tin thủy âm
Tất cả các loại tạp âm: tạp âm sinh học (sinh vật biển như cá, san hô, rong, tảo);
tạp âm kỹ thuật (tàu bè, dàn khoan, trạm nghiên cứu đại dương, tạp âm nhân tạo);
tạp âm do địa chấn, băng đá, dòng chảy, thủy triều, trạng thái bề mặt biển (sóng biển,
mưa)... đều làm thay đổi về tần số, biên độ và pha của sóng âm làm cho sóng âm có
đặc trưng ngẫu nhiên. Trong môi trường truyền sóng âm dưới nước, ảnh hưởng do
tác động của nhiễu rất lớn khi tần số làm việc của thiết bị trong dải tần số thấp hoặc
dải tần số cao hơn 100kHz [1].
2.1.3 Ảnh hưởng của hiệu ứng đa đường
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 27
Các hiện tượng phản xạ và tán xạ sóng âm ở đáy biển, mặt biển và vật cản gây
ra hiệu ứng đa đường (hình 1) và làm ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính lan truyền của
sóng âm biển (do sự bất đồng nhất của môi trường, đáy và mặt biển). Do sự bất
đồng nhất của môi trường và hiệu ứng đa đường nên gây ra hiện tượng thăng giáng
tín hiệu làm hạn chế hiệu quả của các hệ thống thông tin thủy âm. Khi hệ thống
làm việc trong vùng nước nông, hiện tượng đa đường do phản xạ sóng từ mặt nước
và đáy biển. Khi hệ thống làm việc ở vùng nước sâu, hiện tượng đa đường còn ảnh
hưởng bởi sự lệch tia sóng theo độ cao (vì sự bất đồng nhất của nhiệt độ và áp suất
nước biển theo chiều cao). Mô hình toán học của tín hiệu tại điểm thu được mô tả
theo công thức (2). Tín hiệu s(t) là tổng của nhiều tia tới từ nhiều hướng khác nhau
[3]:
1
( ) ( ) [ ( )] ( )
N
i i
i
s t a t t t n t
(2)
trong đó, N là số tia tại điểm thu; )(ti là thời gian giữ chậm của tia thứ i; )(tai là
biên độ của tia thứ i; n(t) là tạp âm tại điểm thu.
Hình 1. Hiệu ứng đa đường (a)
và biểu đồ tín hiệu thu được trong miền thời gian (b).
Trên cơ sở phân tích các đặc tính của kênh thông tin thủy âm và các yếu tố tác
động đến sự lan truyền tín hiệu trong môi trường nước. Mô hình và thuật toán xử
lý tín hiệu sau đây sẽ khắc phục tác động của nhiễu, giảm thiểu hiệu ứng đa đường
và nâng cao khả năng phát hiện tại máy thu trong bài toán đo xa dưới nước.
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THIẾT BỊ ĐO XA DƯỚI NƯỚC
3.1 Mô hình hệ thống đo xa dưới nước
Nguyên lý đo xa dưới nước dạng hỏi-đáp trình bày trong hình 2.
Thiết bị 1
r
Phát hỏi
Phát đáp
Hình 2. Mô hình hệ thống đo xa dưới nước dạng hỏi đáp.
Thiết bị 2
a,
b,
Rada
V. H. Lăng, T. Q. Giang, T. Đ. Khánh, D. T. Cường, “Xây dựng mô hình tuyến tính.” 28
Nguyên lý đo xa dưới nước: Như ta đã biết, để tính khoảng cách giữa hai thiết
bị thu và phát trong môi trường truyền sóng nói chung, ta theo công thức (3):
*r c t (3)
trong đó, r là khoảng cách cần đo, t là khoảng thời gian truyền sóng giữa thiết bị 1
và thiết bị 2 (giữa máy phát và máy thu), c là vận tốc truyền sóng (với môi trường
truyền sóng dưới nước, c có giá trị xấp xỉ 1500m/s), t được xác định theo biểu đồ
hình 3.
Hình 3. Biểu đồ thời gian phát và thu tín hiệu dạng hỏi đáp.
Tại thời điểm t0=0, thiết bị 1 (TB1) phát tín hiệu kiểm tra (phát hỏi) được tính là
gốc thời gian phát. Thời điểm t1 (sau một khoảng thời gian tính từ khi TB1 phát),
thiết bị 2 (TB2) thu được tín hiệu do TB1 phát. TB2 mất một khoảng thời gian
2TBt để xử lý và nhận dạng. Khi phát hiện đúng tín hiệu do TB1 phát đi, TB2 sẽ
phát đáp tại thời điểm t2 với tín hiệu có cấu trúc tương tự. Tại thời điểm t3 (sau
khoảng thời gian ' kể từ khi TB2 phát), TB1 thu. TB1 cũng sẽ mất một khoảng
thời gian 1TBt để xử lý và nhận dạng. Như vậy tổng thời gian tính từ lúc TB1 phát
tín hiệu hỏi đến khi phát hiện được tín hiệu phát đáp là:
'2 1TB TBT t t (4)
Với các hệ xử lý tốc độ cao hiện nay, các giá trị tTB1, tTB2 có thể đạt được với độ
chính xác đến 10-6s. Do đó có thể bỏ qua thời gian tính toán tTB1, tTB2 của thiết bị
mà sai số ảnh hưởng đến kết quả đo r không đáng kể (do thời gian tính toán trên
thiết bị nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ truyền sóng). Trong khoảng đo cự ly nhỏ
(coi môi trường truyền sóng đồng nhất) thì thời gian truyền sóng giữa hai thiết bị
trên cả 2 đường đi và về là như nhau khi đó ta có = '. Theo (4) ta có:
2T (5)
Thời điểm t0 phát tín hiệu hỏi của TB1 (gốc thời gian phát) và thời điểm t3 TB1
nhận được tín hiệu phát đáp của TB2 ta sẽ tính được . Khi đó thời gian truyền
sóng t giữa hai thiết bị TB1 và TB2 là.
/ 2t T = (6)
Thông tin về thời gian truyền sóng giữa hai thiết bị thu phát TB1 và TB2 sẽ
được xử lý và tính khoảng cách r tại thiết bị phát hỏi (TB1 hoặc TB2 tùy theo thiết
bị được dùng làm thiết bị phát hỏi), theo công thức 3 ta có:
*r c (7)
t1 t3
t
t0=0
tTB2
' tTB1
t2 t4
T
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 29
Sơ đồ thiết bị đo xa dưới nước trỉnh bày trong hình 4.
3.2. Cấu trúc tín hiệu sử dụng trong bài toán đo xa dưới nước
Như trên đã phân tích, yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đối với hệ thống thông tin
thủy âm là tạp âm, nhiễu và hiệu ứng đa đường. Một phương thức hiệu quả để
chống nhiễu và hiệu ứng đa đường là sử dụng kỹ thuật điều tần tuyến tính (Linear
Frequence Modulation-LFM) [5]. Về bản chất, xung tín hiệu điều tần tuyến tính
(còn gọi là xung “Chirp”) có dạng khá giống nhiễu. Tuy nhiên sự khác biệt giữa
xung chirp và nhiễu trắng ở chỗ: sự thay đổi pha trong chirp là tuyến tính, còn sự
thay đổi pha trong tín hiệu nhiễu trắng là ngẫu nhiên. Băng tần của tín hiệu chirp bị
giới hạn trong khi băng tần tín hiệu nhiễu trắng là không giới hạn. Hiệu ứng đa
đường sẽ gây thăng giáng pha ngẫu nhiên, trong khi tín hiệu chirp có tần số
tăng/giảm theo quy luật. Do vậy đây là tính chất khác biệt để tách khỏi nền tạp
trắng gây ra do hiệu ứng đa đường. Xung điều tần tuyến tính được biểu diễn bằng
phương trình sau [5].
00
2
2cos
1
x
x
tttfArecttu (8)
trong đó, A là biên độ, f0 là tần số trung tâm, φ0 là pha đầu, rect() là hàm xung
vuông được định nghĩa như sau:
x
x
x
t
tt
rect
,0,0
0,1
(9)
2/2 sradf
x
d
, df là lượng di tần trong cả độ rộng xung x . Tần số tức thời
của tín hiệu phát thay đổi theo quy luật đường thẳng:
0 0.5 ,0d x
x
t
f t f f t
(10)
Ưu điểm chính của tín hiệu điều tần tuyến tính là kỹ thuật thực hiện tương đối
đơn giản ở thiết bị phát xung điều tần tuyến tính và lọc thu tối ưu. Tuy nhiên việc
Hình 4. Sơ đồ khối thiết bị thu phát trong hệ thống đo xa dưới nước.
Khối xử lý trung tâm
Chuyển
mạch thu
phát
Khuếch
đại tạp
âm thấp
Đầu thu phát
thủy âm
Tính khoảng
cách
ADC
Khuếch
đại công
suất
DAC
Lọc nén Điều
khiển
Phát hiện
Tạo xung
ĐTTT
KĐ&Lọc
KĐ&Lọc
Rada
V. H. Lăng, T. Q. Giang, T. Đ. Khánh, D. T. Cường, “Xây dựng mô hình tuyến tính.” 30
sử dụng tín hiệu điều tần tuyến tính sẽ gây ra sai số đo cự ly do sự liên quan chặt
chẽ giữa các tham số tín hiệu đặc trưng cho cự ly và độ dịch tần Đốp le dẫn tới sự
đa trị cho cự ly khi chưa biết vận tốc di chuyển của thiết bị thu phát. Lượng dịch
tần Đốp le tại máy thu gây ra sự dịch chuyển xung sau lọc nén theo thời gian một
lượng ∆t [5].
3.3 Thuật toán xử lý tín hiệu
Để nâng cao khả năng phát hiện trong sơ đồ máy thu sử dụng một bộ lọc nén về
bản chất là một bộ lọc FIR với các hệ số đã biết trước, đầu ra của bộ lọc là một dãy
tương quan [4].
Kết quả mô phỏng trên hình 5 và hình 6 cho thấy, tín hiệu ở đầu ra bộ lọc nén
có tỷ số tín/tạp được nâng cao và năng lượng được tập trung khi tín hiệu phát hỏi
dạng điều tần tuyến tính. Tín hiệu sau bộ lọc nén sẽ được cho qua bộ phát hiện
CA-CFAR [6]. Trong bộ phát hiện CA-CFAR (hình 7) tín hiệu sau lọc nén được
đưa tới N+1 phần tử (cell) với mỗi cell có độ lớn bằng một khoảng phân biệt,
thông thường thì có N/2 cell trước, N/2 cell sau và cell kiểm tra. Xi là các mẫu của
các cell trong cửa sổ khảo sát. Z là số hạng để ước lượng toàn bộ năng lượng nhiễu
ở N cell liên quan xung quanh cell kiểm tra (bỏ qua hai giá trị Xi lân cận cell kiểm
tra) và Y là năng lượng nhiễu tại cell kiểm tra. Z1 và Z2 là tổng các đầu ra của nửa
trước và nửa sau của cửa sổ khảo sát xung quanh cell kiểm tra.
N
N
i
iX
N
Z
2
1
1
2
,
/2
2
1
2 N
i
i
Z X
N
(11)
Hình 5. Tín hiệu mô phỏng ở đầu vào
bộ lọc nén khi tín hiệu phát là điều tần
tuyến tính với tỷ số tín/tạp bằng 1.
Hình 6. Tín hiệu mô phỏng ở đầu ra bộ lọc
nén khi tín hiệu phát dạng điều tần tuyến
tính với tỷ số tín/tạp bằng 1 ở đầu vào.
Đầu vào
SS
X
T So sánh
Z1
Hình 7. Thuật toán phát hiện CA-CFAR.
X(N) X(N/2)+1 Y X(N/2) X(1)
Z=(Z1+Z2)/2
Z2
Đầu ra
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 31
Ước lượng Z được nhân với hệ số tỉ lệ T (xác định theo xác suất báo động lầm
cho phép). Giá trị Z.T là ngưỡng cho bộ phát hiện xung đơn. Bộ phát hiện sẽ đưa
ra quyết định đánh giá tín hiệu tại ô kiểm tra vượt ngưỡng hoặc không vượt
ngưỡng. Thuật toán CA-CFAR dễ dàng cài đặt và có khả năng phát hiện tốt. Tuy
nhiên khi cửa sổ phát hiện là không đồng nhất thì xác suất phát hiện giảm và xác
suất báo động lầm thay đổi.
4. CÁC KẾT QUẢ ĐO VÀ THỬ NGHIỆM
Trên cơ sở lý thuyết, kết quả mô phỏng, mô hình đã được thiết kế và cài đặt các
thuật toán xử lý tín hiệu. Kết quả đo lường dạng tín hiệu điều tần tuyến tính bên
phát và tín hiệu thu sau lọc nén có dạng như hình 8 và 9 tương ứng. Kết quả thử
nghiệm thực tế trong môi trường nước biển được đánh giá như trong bảng 1.
Bảng1. Bảng kết quả đo thử nghiệm trong môi trường nước biển.
Đợt
Điểm
đo
Đo bằng
GPS (m)
Kết quả đo trên thiết bị (m)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
4
Lần
5
1
1 215 216 220 227 230 235 225.6 6.08
2 400 402 407 405 406 409 405.81.84
3 430 431 435 440 442 445 438.64.48
4 860 862 864 867 868 870 866.22.56
5 845 849 846 850 847 852 848.81.84
2
6 520 523 523 521 522 523 522.40.72
7 570 571 571 573 572 577 572.81.76
8 695 705 706 709 707 708 7071.2
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý thuyết, kết quả mô phỏng và mô hình thực nghiệm đã cho
thấy hiệu quả rõ rệt của mô hình trong việc làm giảm ảnh hưởng của nhiễu và hiệu
ứng đa đường trong bài toán đo xa dưới nước. Đặc biệt, hệ thống đã được thử
nghiệm trong môi trường cửa biển là kênh nước nông, ảnh hưởng của nhiễu do tàu
bè và hiệu ứng đa đường lớn, nhưng kết quả đo vẫn đảm bảo tính ổn định và độ
Hình 8. Tín hiệu phát dạng điều tần
tuyến tính.
Hình 9. Tín hiệu đầu ra bộ lọc nén với tín
hiệu phát dạng điều tần tuyến tính.
Rada
V. H. Lăng, T. Q. Giang, T. Đ. Khánh, D. T. Cường, “Xây dựng mô hình tuyến tính.” 32
chính xác cao. Như vậy phương pháp điều tần tuyến tính ngoài ý nghĩa tăng cường
độ nhận biết tín hiệu của hệ thống đo khoảng cách còn góp phần làm giảm ảnh
hưởng của hiệu ứng đa đường.
Với kết quả đã đạt được nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu nâng
cao hơn nữa độ chính xác cũng như độ tin cậy của phép đo nhằm mục đích ứng
dụng cho lĩnh vực định vị và dẫn đường cho các đối tượng ngầm dưới nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Hải Lăng (2013), “Nghiên cứu thiết kế, chế thử thiết bị liên lạc dưới nước sử
dụng cho đặc công nước, đặc công người nhái của Quân chủng Hải quân.”
Báo cáo tổng kết khoa học đề tài cấp Viện KH-CN quân sự.
[2]. Vương Tuấn Hùng (2007), “Nghiên cứu phương pháp xử lý tín hiệu trong
truyền tin thủy âm ở vùng biển nông Việt Nam,” Báo cáo khoa học, Hội nghị
thông tin và định vị vì sự phát triển kinh tế biển Việt Nam.
[3]. Vương Tuấn Hùng (2007), “Các phương pháp nâng cao cự ly phát hiện mục
tiêu trên nền tín hiệu nhiễu vang,” Báo khoa học, Hội nghị thông tin và định
vị vì sự phát triển kinh tế biển Việt Nam.
[4]. Dương Tử Cường (2003), “Xử lý tín hiệu số,” Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân.
[5]. Hoàng Thọ Tu (2003), “Cơ sở xây dựng đài ra đa cảnh giới,” Học viện KTQS.
[6]. Loizos Anastasiou Prastitis (1993), “On Adaptive Censored CFAR Detection,”
The Faculty of New Jersey Institute of Technology.
ABSTRACT
ONE METHOD TO BUILD A ACK MODEL USING LINEAR FREQUENCY
MODULATED SIGNAL FOR MEASURING UNDERWATER DISTANCE
The article introduces and analyses characteristics of underwater
acoustic communication channels and factors which influence the spread
processing of control signal in underwater environment. Thus, a model
and its signal processing algorithm are offered to control under water
systems remotely. The experimental results show that the proposed
solution works well in the complex background conditions.
Keywords: Underwater acoustic communication channels, Signal processing, Linear Frequence Modulation,
Multiple-paths, CA-CFAR.
Nhận bài ngày 25 tháng 08 năm 2014
Hoàn thiện ngày 05 tháng 9 năm 2014
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 12 năm 2014
Địa chỉ: * Viện Điện tử, Viện KH-CN quân sự - langvh@vietkey.vn.
** Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 04_giang_26_32_4708_2149151.pdf