Tài liệu Một nghiên cứu về hoạt động thực hành nghiệp vụ của giáo viên Toán - Hoa Ánh Tường: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 (34) - Thaùng 11/2015
45
Một nghiên cứu về hoạt động thực hành nghiệp vụ của
giáo viên Toán
A research on professional activities of Mathematics teacher
TS. Hoa Ánh Tường
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
Ph.D. Hoa Anh Tuong
Sai Gon High School
Tóm tắt
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày mô hình nghiên cứu bài học tác động đến nghiệp vụ của giáo
viên trong dạy học và minh họa một ví dụ thực tế về áp dụng mô hình nghiên cứu bài học chú trọng đến
thực hành dạy học của giáo viên trên lớp học. Sau đó, chúng tôi đề xuất một số lưu ý khi áp dụng mô
hình nghiên cứu bài học trong thực tiễn dạy học.
Từ khóa: nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn, định lý Pythagore
Abstract
With this report, we present lesson study model which impacts on professional activities of mathematics
teachers. An example which illustrates the application of the lesson study model focused on teaching
practices of teachers in the class...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một nghiên cứu về hoạt động thực hành nghiệp vụ của giáo viên Toán - Hoa Ánh Tường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 (34) - Thaùng 11/2015
45
Một nghiên cứu về hoạt động thực hành nghiệp vụ của
giáo viên Toán
A research on professional activities of Mathematics teacher
TS. Hoa Ánh Tường
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
Ph.D. Hoa Anh Tuong
Sai Gon High School
Tóm tắt
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày mô hình nghiên cứu bài học tác động đến nghiệp vụ của giáo
viên trong dạy học và minh họa một ví dụ thực tế về áp dụng mô hình nghiên cứu bài học chú trọng đến
thực hành dạy học của giáo viên trên lớp học. Sau đó, chúng tôi đề xuất một số lưu ý khi áp dụng mô
hình nghiên cứu bài học trong thực tiễn dạy học.
Từ khóa: nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn, định lý Pythagore
Abstract
With this report, we present lesson study model which impacts on professional activities of mathematics
teachers. An example which illustrates the application of the lesson study model focused on teaching
practices of teachers in the classroom is discussed and analyzed. Then, we give some ideas to apply
lesson study model in practical teaching.
Keywords: lesson study, professional activities, Pythagorean theorem
1. Mở đầu
Ở trường phổ thông, việc dự giờ trước
đây thường chú ý đến hoạt động dạy của
giáo viên (GV), tập trung vào đánh giá GV,
đôi khi GV dạy trở thành mục tiêu bị phân
tích, mổ xẻ các thiếu sót. Còn việc sinh
hoạt chuyên môn theo cách nghiên cứu bài
học là các GV cùng nhau dự giờ, nghiên
cứu và suy ngẫm về bài dạy, chia sẻ trên
tinh thần xây dựng, qua đó cùng giúp đỡ
nhau nâng cao hiệu quả của việc dạy học,
tập trung chủ yếu vào việc học của học
sinh (HS) để điều chỉnh. Trong bài viết
này, chúng tôi đề cập đến mô hình nghiên
cứu bài học vận dụng thực tiễn vào một tiết
dạy cụ thể ở Trường Trung học Thực hành
Sài Gòn, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nội dung
2.1. Sinh hoạt chuyên môn theo
mô hình nghiên cứu bài học
2.1.1. Thế nào là sinh hoạt chuyên môn
theo nghiên cứu bài học?
Từ việc nghiên cứu Tài liệu tập huấn
đổi mới sinh hoạt chuyên môn, 2014, trang
83, chúng tôi cho rằng: Sinh hoạt chuyên
môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động
giáo viên cùng nhau tập trung chủ yếu vào
thực tế việc học của học sinh mà ở đó, giáo
viên cùng nhau lên kế hoạch bài học, cùng
nhau dự giờ, quan sát, chia sẻ về bài học.
46
2.1.2. Triết lý của hoạt động sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
“Trong Tài liệu tập huấn đổi mới sinh
hoạt chuyên môn, 2014, trang 83 đã viết:
Triết lý của hoạt động này nhằm: Đảm bảo
cơ hội học tập cho từng em HS; Đảm bảo
cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo
viên; Xây dựng cộng đồng học tập để đổi
mới nhà trường; Mỗi học sinh đến trường
đều phải được học và học được; Giáo viên
phải chấp nhận mọi em học sinh với đặc
điểm riêng của từng em”.
2.1.3. Mục đích, ý nghĩa của hoạt
động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động này:
là hoạt động trong đó GV học tập lẫn nhau,
học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và
trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý
thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế.
2.2. Quy trình nghiên cứu bài học
Có nhiều biến thể khác nhau của quy
trình nghiên cứu bài học nhưng nhìn chung
một quy trình nghiên cứu bài học thường
gồm ba bước chính là (1) xác định chủ đề
nghiên cứu, (2) thực hiện một số bài học
nhằm khám phá chủ đề nghiên cứu (lên kế
hoạch bài học; dạy và quan sát bài học;
thảo luận và phản ánh; chỉnh sửa kế hoạch
bài học; dạy, quan sát và phản ánh về bài
học đã được chỉnh sửa) và (3) chia sẻ kết
quả và viết báo cáo (Hoa Ánh Tường,
2014, trang 53).
- Bước Lên kế hoạch bài học: Người
chuẩn bị giờ dạy minh họa là giáo viên
được phân công hoặc một nhóm GV. Sau
khi dự kiến giáo án sẽ được trao đổi với
toàn thể đồng nghiệp trong tổ. Giáo án thể
hiện nội dung: đầy đủ, chính xác, khoa học,
lôgic, có tính phân hóa; tiến trình các hoạt
động của giáo viên và học sinh rõ ràng, dự
kiến sử dụng phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học, thiết bị dạy học phù hợp với
nội dung bài học, điều kiện của địa
phương, dự kiến được thời gian cho các
hoạt động.
- Bước Dạy và quan sát bài học:
Người tiến hành giờ dạy minh họa là một
GV tự nguyện hoặc người được nhóm thiết
kế lựa chọn. Người dạy cần quan tâm đến
tất cả các HS, không dạy trước hoặc huấn
luyện trước cho HS về nội dung bài học.
Người quan sát: ghi lại các hoạt động của
HS trong giờ học. Vị trí quan sát: phía
trước hoặc hai bên lớp học, không ngồi sau
HS vì không quan sát được việc học của
HS. Kĩ thuật: kết hợp nghe, nhìn, suy nghĩ,
ghi chép, quay phim, chụp ảnh để nhằm
trả lời các câu hỏi: HS học như thế nào?
HS gặp những khó khăn gì? Vì sao? Cần
phải thay đổi như thế nào để cải thiện kết
quả học tập của HS?
- Bước Thảo luận và phản ánh về
giờ dạy minh họa: Nội dung thảo luận và
suy ngẫm:
Học sinh có hiểu rõ nhiệm vụ, chủ
động trong các hoạt động học tập.
Học sinh được tiếp cận các câu
hỏi/bài tập có tính phân hóa, kích
thích tư duy, tích cực hóa hoạt động
học tập.
Học sinh tham gia nhận xét đánh
giá lẫn nhau trong giờ học về những
sai sót về kiến thức, kỹ năng, thái
độ và hành vi.
Học sinh phát huy khả năng tự học.
Học sinh hiểu về kiến thức, có kỹ
năng và có thái độ tích cực sau bài
học/ giờ học.
Học sinh vận dụng được kiến thức,
kĩ năng vào tình huống cụ thể, biết
liên hệ kiến thức đã học vào thực tế.
Học sinh tự tin, tích cực tương tác,
hỗ trợ nhau trong quá trình học tập.
47
2.3. Ví dụ minh họa
Chúng tôi minh họa ví dụ bài dạy định
lý Pythagore (chương trình lớp 7, học kỳ 2)
Chúng tôi đã tiến hành họp nhóm thảo
luận bài dạy. Qua 4 lần thảo luận: lần 1 vào
ngày 28/10/2014, lần 2 vào 11/11/2014, lần
3 vào 9/12/2014, lần 4 vào 6/1/2015. Lần
5, sau khi dạy và đóng góp thảo luận ý kiến
vào ngày 20/1/2015.
i) Lên kế hoạch bài học
Trong các lần thảo luận, nhóm thảo
luận thiết kế tiến trình nội dung bài học,
chú trọng đến cách đặt vấn đề bài học, hệ
thống câu hỏi, các hoạt động để phát huy
năng lực vẽ hình, tính toán, suy luận, giải
thích, làm việc theo nhóm nhỏ, trình bày
lời giải bài toán bằng ngôn ngữ nói và viết,
vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn
đề (kế hoạch dưới đây là sản phẩm sau 4
lần thảo luận).
Hoạt động 1: Định lý Pytago
- Nhằm tạo sự chú ý cho HS về nội
dung của bài học để giúp giải quyết tình
huống mô phỏng thực tiễn, chúng tôi thiết
kế hoạt động đặt vấn đề như sau:
BT1: Tính chiều cao của bức tường.
Biết chiều dài của thang là 4m và chân
thang cách tường 1m.
BT2: Rùa sẽ phải bò một quãng đường
bao xa để lên được đỉnh dốc. Biết đỉnh dốc
cách điểm O là 6 m, chân dốc cách điểm O
là 8.
BT3: Trong lúc anh Nam dựng tủ cho
thẳng, tủ có bị vướng vào trần nhà không?
- Nhằm giúp HS nhớ kiến thức cũ (khi
cho trước một tam giác vuông, phải xác
định được cạnh góc vuông, cạnh huyền) và
tiếp cận được bài học mới (phát hiện mối
liên hệ về độ dài các cạnh góc vuông và
cạnh huyền của tam giác vuông), chúng tôi
thiết kế hoạt động kiểm tra bài cũ như sau:
Câu 1: Nêu định nghĩa tam giác
vuông? Kể tên các cạnh góc vuông, cạnh
huyền trong tam giác vuông sau?
Câu 2: Vẽ một tam giác vuông có hai
cạnh góc vuông lần lượt là 3cm và 4 cm.
Đo độ dài cạnh huyền.
- Nhằm giúp cho HS rút ra nội dung
định lý Pythagore, chúng tôi yêu cầu HS
trả lời câu hỏi 2 phần kiểm tra bài cũ và
hoạt động ghép hình (hoạt động sách giáo
khoa toán lớp 7 tập 2 trang 129) để phát
hiện mối liên hệ về độ dài các cạnh góc
vuông và cạnh huyền của tam giác vuông.
- Nhằm củng cố cho HS về định lý
Pythagore, chúng tôi yêu cầu HS viết được
đẳng thức mối liên hệ về độ dài các cạnh
góc vuông và cạnh huyền của tam giác
vuông khi ABC vuông tại A (có hình
vẽ), PQR vuông tại Q (không có hình
A
B
C
48
vẽ), HS giải bài tập 3 trang 130.
Hoạt động 2: Định lý Pytago đảo
- Nhằm giúp cho HS rút ra định lý
Pythagore đảo, chúng tôi cho HS thực hiện
hoạt động “Vẽ ABC, AB = 3cm, AC =
4cm, BC = 5cm. Dùng thước đo góc xác
định số đo của góc BAC. Tính và so sánh
BC
2
và AB
2
+ AC
2” và sau đó yêu cầu HS
trả lời câu hỏi “Tam giác ABC có bình
phương độ dài một cạnh bằng tổng bình
phương độ dài hai cạnh kia, khi đó tam
giác ABC là tam giác gì?”.
- Nhằm củng cố định lý Pythagore
đảo: HS dựa đẳng thức mối liên hệ về độ
dài các cạnh để khẳng định một tam giác
đã cho có là tam giác vuông không như
sau:
1) RST có SR2 + ST2
= RT
2
, áp dụng
định lí Pythagore đảo suy ra RST là
2) Xét tam giác MNP có:
NP
2
=
MN
2
+ MP
2
=
Vậy NP2 MN2 + MP2, áp dụng định
lí Pythagore đảo suy ra MNP là
3) HS giải bài tập 57 trang 131 theo
nhóm nhỏ.
Hoạt động 3: Củng cố
1) HS điền vào chỗ
Định lí Py-ta-go: ABC vuông tại A
BC
2
= AB
2
+ AC
2
Định lí Py-ta-go đảo: BC
2
= AB
2
+
AC
2
ABC vuông tại A
2) HS nêu ứng dụng của bài học (vận
dụng định lý Py-ta-go để tính độ dài một
cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài
của hai cạnh kia. Vận dụng định lý Py-ta-
go đảo để nhận biết một tam giác là tam
giác vuông).
3) HS giải quyết các bài toán thực tế
GV đặt vấn đề đầu giờ.
ii) Dạy và quan sát bài học
Có 6 giáo viên cùng nhau làm việc
trong đó Cô Nguyễn Ngọc Thùy Trinh thay
mặt nhóm dạy tại lớp 7A6 vào sáng thứ ba,
ngày 20/1/2015. Cũng trong ngày đó, có 40
giáo viên toán trong quận 5 đến dự giờ.
Tiến trình dạy học, hệ thống câu hỏi phù
hợp giúp phát huy việc học của HS, cụ thể:
- HS nêu và phát biểu chính xác nội
dung định lý Pythagore thông qua hoạt
động đo đạc, hoạt động ghép hình. HS nêu
lên được định lý Pythagore chỉ áp dụng vào
tam giác vuông. Ngoài ra, khi cho sẵn hình
vẽ một tam giác vuông HS viết đúng được
biểu thức về mối liên hệ giữa cạnh huyền
và hai cạnh góc vuông. Đặc biệt, không
cần vẽ hình, nếu biết một tam giác vuông
HS vẫn đọc và viết đúng được biểu thức về
mối liên hệ giữa cạnh huyền và hai cạnh
góc vuông. HS vận dụng được định lý
Pythagore để tính độ dài cạnh còn lại khi
biết tam giác vuông có độ dài 2 cạnh.
- HS dựng được một tam giác khi biết
độ dài 3 cạnh và từ đó rút ra được biểu
thức liên hệ giữa ba cạnh để từ đó nêu lên
được định lý Pythagore đảo.
- HS làm việc theo nhóm và nêu được
quan điểm của mình khi giải bài tập 57
trang 131. “Phải so sánh bình phương độ
dài của cạnh lớn nhất với tổng các bình
phương độ dài của hai cạnh kia”.
- HS hiểu được ý nghĩa của bài học và
áp dụng vào cuộc sống.
Ngoài ra, HS diễn đạt lưu loát ý tưởng
của mình, trình bày lời giải bài toán rõ ràng
chính xác.
49
iii) Thảo luận và phản ánh về giờ
dạy minh họa
* Thảo luận về giờ dạy minh họa
Từ quan sát, ghi chép, quay phim lớp
học, đánh giá của tập thể giáo viên dự giờ
trong quận, chúng tôi có một số thảo luận
như sau:
- Tiết học đảm bảo theo mục tiêu giáo
án nhóm đề ra.
- HS có hiểu rõ nhiệm vụ và chủ động
trong các hoạt động học tập, cụ thể:
Kỹ năng vẽ hình của HS thành thạo;
HS biết sử dụng máy tính bỏ túi để
tính toán;
HS cẩn thận khi làm toán, chẳng
hạn xác định cạnh huyền (đối diện
góc vuông hoặc cạnh dài nhất) từ
đó viết đúng biểu thức về mối liên
hệ giữa cạnh huyền và hai cạnh góc
vuông (bình phương độ dài của
cạnh huyền bằng tổng bình phương
độ dài của hai cạnh góc vuông) rồi
giải toán;
HS có khả năng diễn đạt, suy luận
(chẳng hạn, khi giải bài tập 57 trang
131, HS nêu lên được quan điểm
“Phải so sánh bình phương độ dài
của cạnh lớn nhất với tổng các bình
phương của hai cạnh kia”), giải
thích và vận dụng (chẳng hạn, HS
biết giải thích vận dụng định lý
Pythagore đảo để nhận biết một tam
giác là tam giác vuông);
Hoạt động tương tác giữa GV và
HS hợp lý. Tuy nhiên, trong hoạt
động ghép hình, HS lúng túng và
còn mất khá nhiều thời gian do HS
thao tác trên các giấy bìa cứng và
giấy decal.
- HS trả lời được các câu hỏi có tính
phân hóa, kích thích tư duy của các em
(chẳng hạn, không cần vẽ hình, nếu biết một
tam giác vuông, HS tư duy vẫn đọc và viết
đúng được biểu thức về mối liên hệ độ dài
giữa cạnh huyền và hai cạnh góc vuông).
- HS tự tin, có tích cực tương tác với
nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập
để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng
vào giải tình huống mô phỏng thực tế.
* Giáo viên bổ sung cho tiết dạy để
hoàn chỉnh hơn
Từ những thuận lợi, khó khăn của HS
sau tiết dạy, chúng tôi bổ sung như sau:
Thầy Tường: Về định lý Pythagore,
ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy,
chẳng hạn: khi nói đến cạnh huyền, cạnh
huyền tô màu đậm để HS chú ý hơn đến
các cạnh trong tam giác vuông mà từ đó
HS khi viết đẳng thức không bị sai (trong
tam giác vuông, bình phương độ dài cạnh
huyền tức là bình phương độ dài cạnh dài
nhất bằng tổng các bình phương độ dài của
hai cạnh góc vuông).
Thầy Quốc: Phần tóm tắt kiến thức:
chỉ đánh máy một phần, phần còn lại để
HS tự viết bổ sung để HS nhớ lý thuyết,
vận dụng bài học.
Thầy Sĩ: Phần thực hành hoạt động
ghép hình của HS có thể chọn nam châm lá
để HS tiến hành nhanh hơn giấy decal.
Cô Thủy: Chú ý đến tính chính xác
của một số thuật ngữ, chẳng hạn: bình
phương độ dài cạnh huyền thì chính xác
hơn là bình phương cạnh huyền.
* Tác động của tiết dạy minh họa đối
với giáo viên
- GV tự rút kinh nghiệm cho bản thân
sau dự giờ để điều chỉnh nội dung, cách
dạy học, thiết kế nội dung bài giảng phù
hợp với học sinh của mình.
- Tạo cơ hội cho GV phát triển năng
lực chuyên môn, phát huy khả năng sáng
tạo của mình, kết nối lí thuyết với thực
50
hành, thông qua việc thảo luận, góp ý,
trao đổi, dự giờ tiết dạy, lắng nghe quan
điểm của GV khác, thấy được bối cảnh thực
sự của lớp học, tình hình học tập, thái độ, tư
duy, năng lực diễn đạt, trình bày của HS
3. Một số đề xuất
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học không đặt nặng việc quan tâm nhận
xét, đánh giá hoạt động dạy của GV như
trước đây mà khuyến khích người dự giờ
hướng đến đối tượng HS để làm sao giúp
đỡ các em đều có cơ hội được học tốt hơn,
có được một bài học hoàn chỉnh, chất
lượng, gây được hứng thú và niềm say mê
học tập.
Để mô hình nghiên cứu bài học thật sự
được triển khai:
- Nhà quản lý cần chú ý đến áp lực của
giáo viên như soạn giáo án, chấm trả bài
kiểm tra thường xuyên, công tác kiêm
nhiệm (chủ nhiệm, phụ đạo học sinh yếu,
bồi dưỡng học sinh giỏi,) mà linh hoạt
bố trí, sắp xếp giờ dạy để giáo viên hoàn
thành nhiệm vụ và có thời gian tham gia
vào quy trình nghiên cứu bài học.
- Trong mỗi tiết học, các giáo viên cần
tập trung chú ý và phân tích các vấn đề liên
quan đến người học, phải xem thử học sinh
học như thế nào, đang gặp khó khăn gì, giờ
học có ý nghĩa với các em không? Nội
dung và phương pháp giảng dạy của giáo
viên có phù hợp và gây hứng thú cho học
sinh không? Kết quả cuối cùng có được cải
thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì
điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào
cho phù hợp nhất.
- Chọn lựa bài học nghiên cứu của
GV: Tình huống học tập nào đáng chú ý.
Cố gắng có liên hệ thực tế, liên môn, nội
dung không quá khó, phát huy năng lực
học tập học sinh. Thiết kế hệ thống hoạt
động cần quan tâm đến những khó khăn
của HS, đặc biệt là HS yếu, kém.
- Phân tích giờ dạy: GV dạy minh họa
chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng
mới, những thay đổi, điều chỉnh, cách thức
tiến hành, cảm nhận của mình qua quá
trình dạy bài học. Người dự giờ đưa ra các
ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh
thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính
xây dựng; tập trung phân tích các vấn đề
liên quan đến việc học của HS.
Tài liệu tham khảo
1. ISODA Masami, Max Stephens, Yutaka
Ohara, Takeshi Miyakawa (2005), Japanese
Lesson Study in Mathematics, Its Impact,
Diversity and Potential for Educational
Improvement, World Scientific.
2. Lynn C.Hart, Alice Alston, Aki Murata
(2011), Lesson Study Research and Practice
in Mathematics education, Springer.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Sách giáo
khoa Toán 7, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập
huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn, Nxb Đại
học Sư phạm.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập
huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập theo định hướng phát triển năng lực
học sinh môn Toán cấp trung học phổ thông,
Nxb Đại học Sư phạm.
6. Nguyễn Thị Duyến (2013), “Nghiên cứu bài
học – Một mô hình phát triển năng lực dạy
học của giáo viên Toán”, Journal of Science
of HNUE, Educational Science -
Mathematics, Vol.54, pp 74-84.
7. Hoa Ánh Tường (2014), Sử dung nghiên cứu
bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán
học cho học sinh trung học cơ sở, Luận án
Tiến sĩ khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm
TP.HCM.
Ngày nhận bài: 24/6/2015 Biên tập xong: 05/11/2015 Duyệt đăng: 10/11/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26_0002_2221516.pdf