Tài liệu Một hình thái gia đình mới ở Thụy Điển và mấy vấn đề đặt ra cho xã hội học gia đình: 94 Xó hội học, số 4 - 2009
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Một hình thái gia đình mới ở Thụy Điển
và mấy vấn đề đặt ra cho xã hội học gia đình
Mai Huy Bích1TP0F*
Nhiều người thường cho rằng gia đình chậm thay đổi, và theo nghĩa đó, rất bảo thủ.
Tuy nhiên, gia đình ở Thụy Điển đã cho thấy ấn tượng trên là sai. Nửa sau thế kỷ XX vừa
qua, gia đình ở Thụy Điển đã biến đổi rất nhanh chóng và sâu sắc. Không ít người ở thế
giới bên ngoài vừa làm quen nhưng chưa hết sốc với hiện tượng nam nữ chung sống (thay
vì kết hôn theo truyền thống trong xã hội Thụy Điển), thì ở đây lại xuất hiện một xu
hướng mới: tuy tạo lập cặp đôi với nhau, nhưng nhiều nam nữ thậm chí không chung
sống, mà cùng nhau sống riêng, mỗi người một nhà. Họ chỉ đến với nhau vào những dịp
nhất định (ngày nghỉ cuối tuần, lễ hội v.v.). Cách sắp xếp này được gọi trong tiếng Anh là
“living apart together” (viết tắt thành LAT) (nghĩa đen: sống riêng cùng nhau; nghĩa
rộng: cặp đôi sống riêng ...
12 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một hình thái gia đình mới ở Thụy Điển và mấy vấn đề đặt ra cho xã hội học gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
94 Xó hội học, số 4 - 2009
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Một hình thái gia đình mới ở Thụy Điển
và mấy vấn đề đặt ra cho xã hội học gia đình
Mai Huy Bích1TP0F*
Nhiều người thường cho rằng gia đình chậm thay đổi, và theo nghĩa đó, rất bảo thủ.
Tuy nhiên, gia đình ở Thụy Điển đã cho thấy ấn tượng trên là sai. Nửa sau thế kỷ XX vừa
qua, gia đình ở Thụy Điển đã biến đổi rất nhanh chóng và sâu sắc. Không ít người ở thế
giới bên ngoài vừa làm quen nhưng chưa hết sốc với hiện tượng nam nữ chung sống (thay
vì kết hôn theo truyền thống trong xã hội Thụy Điển), thì ở đây lại xuất hiện một xu
hướng mới: tuy tạo lập cặp đôi với nhau, nhưng nhiều nam nữ thậm chí không chung
sống, mà cùng nhau sống riêng, mỗi người một nhà. Họ chỉ đến với nhau vào những dịp
nhất định (ngày nghỉ cuối tuần, lễ hội v.v.). Cách sắp xếp này được gọi trong tiếng Anh là
“living apart together” (viết tắt thành LAT) (nghĩa đen: sống riêng cùng nhau; nghĩa
rộng: cặp đôi sống riêng mỗi người một nơi. Bài viết này sử dụng nghĩa rộng của khái
niệm).
Dựa trên những nghiên cứu ban đầu của các nhà xã hội học Thụy Điển (Levin and
Trost, 2003; Levin, 2004) bài viết xin giới thiệu đôi nét về hiện tượng này, và từ đó nêu
lên mấy vấn đề mà nó đặt ra với xã hội học gia đình. Trong khi dữ liệu về các cặp đôi mỗi
người sống một nơi được khai thác từ các nghiên cứu của Thụy Điển, thì suy ngẫm về
những vấn đề mà hiện tượng ấy đặt ra là của cá nhân tác giả, dựa trên cả dữ liệu lẫn
những điều tai nghe mắt thấy trong 5 năm (1993-1998) theo học tại đất nước Bắc Âu này.
I. ưu thế của gia đình
Lý giải vì sao người ta xây dựng gia đình hoặc quan hệ gần giống như gia đình mặc
dù họ có thể ở trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn cho cuộc sống gia đình (ví dụ họ
đang bị tù, đang có chiến tranh, bệnh dịch hay sức ép chính trị muốn giảm vai trò của
đơn vị xã hội ấy v.v.), một cuốn giáo trình xã hội học gia đình nổi tiếng – nhan đề “The
family” của W. Goode - đã tổng kết những ưu thế của gia đình so với cảnh sống độc thân.
Điều đáng nói ở đây là cuốn sách từng gây nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ vượt ra ngoài biên
giới của quốc gia xuất thân của nó (tức nước Mỹ).
Ưu thế cơ bản thứ nhất là sự phân công lao động và khả năng trao đổi giữa chồng
và vợ, cha mẹ và con cái với kết quả là mỗi người được hưởng hàng loạt dịch vụ mà nếu
bên ngoài gia đình thì người ta phải trả tiền. Thứ hai, gia đình tiết kiệm được một số
khoản chi tiêu nhờ cộng tác đông người (mà cách nói dân gian người Kinh gọi là “thêm
người ăn chỉ cần thêm đũa thêm bát” chứ không phải thêm công mua bán nấu nướng).
Thứ ba là tính liên tục, đảm bảo cho các thành viên được thụ hưởng cách làm ơn và trả ơn
lâu dài hơn hẳn so với sự trao đổi với người ngoài. Thứ tư, với tư cách một nhóm thân
tình, giao tiếp trong gia đình rất ngắn gọn và chu đáo, theo đúng sở thích khẩu vị riêng
của cá nhân. Cuối cùng, nhiều nhu cầu của con người được thoả mãn tại gia mà khỏi cần
chuyên gia. Tóm lại, cuốn sách khẳng định: “Không thể chế xã hội nào khác mang lại cả
* PGS.TS, Viện Xã hội học
Mai Huy Bớch
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
95
chuỗi những ưu thế bổ sung, chia sẻ, đan xen và gắn bó qua lại chặt chẽ như thế” (Goode,
1982:10-11).
Câu hỏi đặt ra ở đây là những ưu thế kể trên có đúng với các cặp đôi mỗi người sống
một nơi hay không? Nói cách khác, ưu thế đó được coi là của gia đình nói chung hay chỉ
của một hình thái gia đình cụ thể?
II. Vài nét về các cặp đôi sống riêng mỗi người một nơi
Thế nào là “cặp đôi sống riêng mỗi người một nơi”?
Đây là những cặp không ở chung với nhau; thay vào đó, mỗi người sống một nhà, nơi
người kia cũng có thể ở. Họ coi mình là một cặp đôi, và cảm nhận rằng những người thân
cận xung quanh họ cũng thừa nhận như vậy. Tóm lại, có 3 điều kiện:
1. Cả hai người phải đồng ý rằng họ là một cặp;
2. những người khác thân cận với họ cũng thừa nhận như vậy;
3. và họ phải sống mỗi người ở một nhà riêng (Levin, 2004: 226-227).
Bao nhiêu người thuộc những “cặp đôi sống riêng mỗi người một nơi”?
Theo dữ liệu cuộc điều tra ba đợt tiến hành các năm 1993, 1998 và 2001 (với một
câu hỏi chính như sau: “Quý vị có sống trong một mối quan hệ giống như vợ chồng với
một ai đó mà vẫn giữ nhà riêng không?”), thì năm 1993, 6% những người được hỏi đang
trong các cặp đôi sống riêng mỗi người một nơi. Dữ liệu cho phép suy ra rằng khoảng 60.
000 cặp, tức 120.000 người đang có quan hệ LAT. Tỉ lệ đó tăng lên qua các đợt điều tra:
năm 1998 là 12%, tức khoảng 130. 000 cặp với 260. 000 người; và năm 2001 là 14%, nghĩa
là khoảng 150. 000 cặp với 300. 000 người (Levin, 2004: 228-229).
Những người trong các “cặp đôi sống riêng mỗi người một nơi” là ai?
Người ta thường nói là quan hệ sống riêng mỗi người một nơi chỉ có thể xảy ra với
những ai mạnh về tài chính. Tất nhiên sự vững mạnh về tài chính khiến người ta dễ duy
trì hai nếp nhà và đơn giản hóa khoảng cách không gian giữa hai nơi, vì nó giúp họ dễ trả
chi phí đi lại cũng như liên lạc với nhau (qua điện thoại đường dài v.v.) hơn. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ LAT có ở tất cả các nhóm thu nhập (Levin and
Trost, 2003: 286).
Cũng xét trên phương diện tài chính, thì việc dọn đến ở với nhau là điều hợp lý đối
với nhiều hoặc hầu hết các cặp, và lý do thật dễ hiểu: ở một nhà rẻ hơn giữ hai nhà. Song
trong nhiều (nếu không nói là hầu hết) các trường hợp, cả hai bên đương sự đều đã có sẵn
mỗi người một nhà riêng khi họ gặp nhau. Như vậy, họ đã quen với nhà riêng của mình
và quen với việc trả chi phí riêng, nên việc kết đôi mà vẫn sống mỗi người một nơi không
thành vấn đề tài chính đối với họ.
Hơn thế nữa, sự hợp lý tài chính không phải cùng là một với sự hợp lý về mặt xã
hội. Có những lý do xã hội và sự hợp lý về mặt xã hội khiến người ta sống riêng, và đấy là
điều chúng ta sẽ xem xét tiếp theo đây.
Lý do tạo ra “cặp đôi sống riêng mỗi người một nơi”
Có thể chia những cặp đôi sống riêng mỗi người một nơi thành hai nhóm:
1. Những người sẽ sống cùng nhau, nhưng hiện phải quyết định không sống cùng
nhau vì lý do này hay khác;
Một hỡnh thỏi gia đỡnh mới ở Thuỵ Điển...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
96
2. Những người sẽ không sống cùng nhau ngay dù họ có thể làm thế, song họ vẫn
muốn là một cặp.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn hai nhóm này.
1) Trước hết là nhóm những người hiện không sống cùng nhau vì những lý do đặc biệt
nào đó, nhưng sẽ sống cùng nhau nếu hoàn cảnh thay đổi. Các lý do bao gồm:
Vì có con nhỏ
Đây là những người đã ly hôn và có con cái từ cuộc hôn nhân (hoặc mối quan hệ
sống chung) trước đó. Một trong hai người này, hay cả hai, có con nhỏ (dù con sống với bố
mẹ hoặc không). Một trong hai hay cả hai người trong cặp không muốn người kia dọn vào
ở chung, để vì lợi ích của con cái. Dưới đây là một ví dụ.
Fred và Freda ban đầu là một cặp không kết hôn, sống theo kiểu LAT, nhưng sau
đó họ kết hôn, song vẫn giữ quan hệ LAT cho đến khi tất cả con cái của hai bên - theo tập
quán của người Thụy Điển - đã rời nhà bố mẹ. Vào thời điểm phỏng vấn, Fred 56 tuổi và
Freda 51. Họ gặp nhau 10 năm trước, khi cả hai đã ly hôn và có con từ cuộc hôn nhân đó:
ba con của Fred còn đang sống với anh, do anh chăm nuôi. Khi ấy, tuổi của các con anh
lần lượt là 14, 16 và 20. Còn Freda có hai con, 10 và 14 tuổi, cũng do chị nuôi. Họ quyết
định rằng họ sẽ không dọn đến sống cùng nhau cho đến khi con riêng của họ đều lớn và
rời nhà. Cả hai sống ở cùng một thành phố, chỉ cách nhau 15 phút đi lại bằng giao thông
công cộng. Khi mới xác lập quan hệ với nhau, họ qua đêm ở nhà nhau vào dịp cuối tuần,
và không nói cho con cái mình biết về quan hệ thật với nhau, mà chỉ giới thiệu nhau với
con cái rằng họ là những người bạn cũ và tốt của nhau. Không ai muốn thúc ép người kia
hoặc muốn mình bị thúc ép phải xác lập quan hệ với con cái của nhau. Sau một thời gian,
con cái của cả hai người chấp nhận quan hệ mới của cha mẹ chúng.
Hai năm trước cuộc phỏng vấn, hai người kết hôn, nhưng vẫn sống riêng. Rồi sau
đó, họ dọn đến sống chung, kết thúc 10 năm quan hệ sống riêng mỗi người một nơi như
thế (Levin, 2004: 230-231).
Vì chăm sóc cha mẹ
Một trong hai người trong cặp nam nữ kiểu này tuy đã trưởng thành nhưng không
tách ra ở riêng như thông lệ ở Thụy Điển, mà vẫn sống chung với cha mẹ. Và cha mẹ già
của họ cũng không (hoặc chưa) sống ở các trại dưỡng lão (hay còn gọi là “Nhà Già”). Họ
gặp bạn tình, và quyết định sống trong quan hệ LAT thay vì dọn đến ở với nhau. Cách
sắp xếp này có thể kéo dài nhiều năm. Dù họ thích nó hay không, nhưng họ chấp nhận nó
như một giải pháp cho tới khi người cha hoặc người mẹ qua đời hay cha mẹ ốm nặng và
già yếu tới mức không còn giải pháp nào khác ngoài việc đưa vào trại dưỡng lão. Họ thích
ở lại trong môi trường quen thuộc, tiếp tục giữ trách nhiệm với cha mẹ, đồng thời vẫn giữ
quan hệ cặp đôi với bạn tình đang sống ở nhà riêng. Nhờ thế, họ có cả hai, chứ không phải
lựa chọn giữa cha mẹ già với bạn tình.
Nét chung ở cả hai phân nhóm: những cặp này không dọn về ở với nhau vì phải
chăm sóc và thực thi trách nhiệm với người thân. Họ cảm nhận mình là quan trọng với
người thân, và xác định tình huống của mình là tình huống chăm sóc và trách nhiệm.
Trong trường hợp này, sự chăm sóc và trách nhiệm đối với người khác là quan trọng hơn
sự chăm sóc và trách nhiệm đối với bản thân (Levin and Trost, 2003: 279). Với cha mẹ
già, những người chọn sống trong quan hệ LAT không muốn để cha mẹ sống một mình, vì
Mai Huy Bớch
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
97
làm thế nghĩa là đẩy cha mẹ vào trại dưỡng lão. Với con nhỏ từ cuộc hôn nhân đã đổ vỡ,
ngay những người không nhận trách nhiệm nuôi và chăm sóc con cũng cho rằng: nếu dọn
đến ở nhà bạn tình mới hoặc đưa bạn tình mới về sống với mình thì đó đều như một sự dối
trá con cái (Levin, 2004: 230).
Những người này coi quan hệ cặp đôi là sự bổ sung (addition) cho những quan hệ
mà họ vốn có với cha mẹ già và con cái nhỏ, chứ không phải sự thay thế quan hệ vốn đã
sẵn có ấy. Quan hệ cặp đôi mới không được phép đe dọa hoặc thay thế những quan hệ sẵn
có. “Một cảm thức trách nhiệm mạnh mẽ phải chăm sóc con nhỏ và cha mẹ già đã có ở
những người này rất lâu trước khi họ gặp bạn tình mới. Trong ví dụ này, những người trả
lời cảm thấy họ là những tha nhân quan trọng (significant others) đối với cha mẹ và con
cái họ. Nếu họ không hành động theo đúng cảm thức trách nhiệm, họ biết sẽ dẫn đến cảm
giác tội lỗi” (Levin, 2004: 231).
Vì làm việc (hay học tập) ở những nơi khác nhau
Phân nhóm này gồm hầu hết là những cặp đang đi làm hoặc đi học, và họ cho rằng
họ sống riêng là do hoàn cảnh công việc. Họ không muốn hoặc không thể dọn đến ở cùng
nhau, mà giữ hai nếp nhà. Song họ coi đây chỉ là tạm thời. Họ biết rằng nếu họ dọn đến
nơi ở của bạn tình, họ sẽ không có cơ hội làm việc giống như hiện tại. Ngay nếu như một
người trong số họ có thể nuôi được người kia, nhưng họ không chấp nhận điều đó. Đối với
những người này, sống độc lập là rất quan trọng. Đây là điều mà một số nhà quan sát có
thể coi là xu hướng tiến tới cá nhân hóa. Tuy nhiên, cả mối quan hệ với bạn tình lẫn công
việc đều rất quan trọng đối với họ, và họ không muốn lựa chọn chỉ một, mà muốn có cả
hai. Do kết quả của quyết định này mà họ phải sống riêng.
Một trong các cặp tham gia cuộc nghiên cứu đã kết hôn từ năm 1981, nhưng hai
người sống ở hai châu lục khác nhau: chị sống ở Bắc Âu, còn anh ở Bắc Mỹ (Canada). Có
thời kỳ chị sống với anh ở Bắc Mỹ, và cũng có thời kỳ anh sống với chị tại Bắc Âu. Họ coi
cả hai nếp nhà là của mình, nhưng ai trả tiền nhà của người ấy. Nếu một trong hai thiếu
tiền để duy trì nếp nhà, người kia sẽ góp một khoản tiền mà không đòi hỏi hoàn trả trong
tương lai. Khoản tiền đó không được coi là cho vay, mà là đóng góp cho cuộc sống cùng
nhau trong quan hệ LAT (Levin and Trost, 2003: 280).
Trước kia người ta kỳ vọng rằng phụ nữ dọn đến nhà chồng, từ bỏ công việc và bạn
bè, người quen của chị. Nay thì người ta chấp nhận rằng chị có thể giữ công việc và bạn
bè, cũng như quan hệ với con cái và cha mẹ đồng thời vẫn có quan hệ với bạn tình vốn
sống ở nhà khác (Levin and Trost, 2003: 280).
Trước kia người ta giải quyết vấn đề này dưới hình thức thể hiện tình yêu như sau:
“Nếu em yêu anh, em sẽ chuyển đến ở cùng anh!”. Công việc và bạn tình được coi như
cạnh tranh với nhau, và người ta phải chọn một trong hai. Cũng trước kia, chính phụ nữ
là người phải hi sinh nơi ở, công việc và bạn bè mình để dọn đến ở với người nam giới của
mình.
Ngày nay, chị có thể giữ nơi ở, công việc và bạn bè của mình, cũng như quan hệ với
con cái, cha mẹ và bạn bè, đồng thời vẫn có quan hệ với một người đàn ông mình yêu mà
vẫn giữ được nhà riêng (Levin, 2004: 232).
Những người gần về hưu có thể thay đổi tình thế khi một trong hai người nghỉ
hưu.
Một hỡnh thỏi gia đỡnh mới ở Thuỵ Điển...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
98
Phân nhóm này cũng bao gồm những sinh viên đang học ở các thành phố khác
nhau. LAT đối với họ chỉ là tạm thời. Khi tốt nghiệp, một người sẽ dọn đến chỗ người kia,
và hai hộ sẽ nhập làm một nếu họ tìm được việc làm ở cùng một chỗ.
Các cặp kiểu này nhìn cuộc sống như một quá trình luôn luôn thay đổi. Các quyết
định mà họ đưa ra chỉ là cho một thời kỳ nào đấy; khi tình hình công việc của họ thay đổi,
họ có thể thay đổi cách sắp xếp chỗ ở.
2) Bây giờ chúng ta hãy xét nhóm thứ hai: những người không muốn sống chung
nhưng vẫn muốn là một cặp. Họ có những lý do sau đây:
Không muốn lặp lại sai lầm
Những người này đã từng nhiều năm sống trong quan hệ vợ chồng truyền thống
nhưng kết thúc bằng ly hôn hay ly thân. Bây giờ, khi thử một lần nữa, họ cố gắng sắp xếp
tình hình sao cho không lặp lại sai lầm cũ. Giải pháp sống ở hai nhà là dựa trên cơ sở
phân tích hữu thức hoặc vô thức xem điều gì đã sai trong quan hệ xưa cũ, và tránh lặp lại
một cuộc chia lìa mới (Levin and Trost, 2003: 280).
Chúng ta hãy xét một trường hợp cụ thể sau đây. Một phụ nữ đã kết hôn 23 năm, có
ba con. Một hôm, chồng chị đề nghị ly hôn (anh đã bắt đầu quan hệ với cô thư ký của
mình). Cả thế giới như sụp đổ đối với chị, nhưng rút cục chị vượt qua được cơn choáng sốc.
Thời gian qua đi, cuối cùng chị đã gặp và yêu một người đàn ông mới. Anh sống cách
nhà chị nửa giờ lái xe, và anh muốn họ dọn đến ở chung như mọi cặp đôi khác. Tuy nhiên,
chị lo rằng mình sẽ lặp lại sai lầm cũ. Cuộc ly hôn quả là cú sốc quá lớn, và chị muốn làm
mọi việc để tránh phải nếm lại trải nghiệm ấy. Chị từ chối sống chung một nhà với anh,
không phải vì không yêu anh, mà trái lại, chị yêu anh rất nhiều. Nhưng chị nói rằng chị
thà sống một mình, chỉ gặp anh vào mỗi cuối tuần và dịp nghỉ phép hơn là sống với anh
100% thời gian, rồi rất có thể phải chia tay một lần nữa. Theo lời chị, chị tự biết mình
(không phải một phụ nữ hấp dẫn). Chị e rằng nếu sống dưới cùng một mái nhà, chị có thể
lặp lại chính những điều khiến chị trở nên nhàm chán đối với chồng cũ. Chị quyết định
sống trong quan hệ LAT để duy trì mối quan hệ nồng thắm và học được bài học từ kinh
nghiệm đã qua (Levin, 2004: 234).
Các cặp đã về hưu
Đây là những người nghỉ hưu, muốn giữ nếp nhà của mình mà vẫn có quan hệ “yêu
đương”. Nếu dọn đến ở cùng nhau, họ sẽ phải hi sinh nhiều thứ, ví dụ sống ở đâu, ai sẽ
dọn đồ tới nhà ai (chứ không phải đương nhiên người phụ nữ phải theo chồng như ở Việt
Nam). Họ có nhiều đồ đạc, và những đồ đạc ấy gắn với những quãng đời không thể nào
quên, nên rất quan trọng đối với họ (Levin and Trost, 2003: 281).
Họ cũng có thể đã có con và cháu, và họ muốn duy trì quan hệ được coi là rất quan
trọng với con cháu. Họ tin rằng điều đó có thể được thực hiện dễ dàng hơn nếu họ sống
trong quan hệ LAT với bạn tình. Một phụ nữ sống cách bạn tình 30 km, và gặp ông vào
thứ tư hàng tuần cũng như mỗi dịp cuối tuần. Họ cũng nghỉ phép cùng nhau. Họ không
bao giờ bàn đến việc dọn đến ở chung. Người phụ nữ này cho rằng hiện nay bà đã đạt
được những gì bà mong muốn từ chính mối quan hệ này, và hà cớ gì bà phải thay đổi điều
đó? Trước đây, bà có lần cảm thấy bị xúc phạm vì việc ông phê phán quan hệ của bà với
đứa con riêng (người con trai này sống ở nơi khác, nhưng mỗi lần cậu về thăm mẹ, ông
bạn tình của mẹ cho rằng bà quá thiên vị với cậu, và điều đó khiến bà không thể chấp
Mai Huy Bớch
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
99
nhận). Hiện tại, quan hệ giữa ông và bà đã bình thường trở lại. Bà rất hạnh phúc với tình
thế hiện nay, và ông cũng rất hài lòng. Theo bà, một trong những điều bà thích nhất ở
mối quan hệ này là những bữa ăn tối chủ nhật: bà lái xe chở cả hai đến một thị trấn bên
cạnh và ông trả tiền cho bữa tối của cả hai ở một nhà hàng rất dễ chịu (Levin, 2004: 235).
Một phụ nữ khác cũng đã về hưu. Bà gặp bạn tình của mình 10 năm về trước. Ông đã
và hiện vẫn đang sống ở Đan Mạch, còn bà sống ở Thụy Điển. Theo lời kể, thì hồi còn đang
làm việc, bà dự tính rằng khi về hưu, bà sẽ dọn đến ở cùng ông. Nhưng khi rút cục nghỉ hưu
bà lại quyết định không thực hiện dự tính ấy. Bà cho rằng việc dọn đến ở cùng nhau sẽ khiến
cuộc sống hàng ngày của họ sẽ trở nên nhàm chán. Bà thích vượt biển bằng phà đến với ông
mỗi dịp cuối tuần, và ông sẽ ra bến cảng đón bà với bó hoa hồng trên tay. Bà tin rằng thời
gian bên nhau của họ vẫn là một cuộc phiêu lưu kỳ thú, và đây là điều bà thích hơn hẳn so
với việc ở chung một nhà (Levin and Trost, 2003: 282).
Rõ ràng ít nhất đối với những người này, cảnh sống riêng mỗi người một nơi mang
lại cho họ sự thoả mãn, hài lòng, và theo nghĩa đó, nó có nhiều lợi thế hơn là việc sống
chung một nhà. Cụ thể, đó là nỗi mong mỏi ngày cuối tuần, là phong vị và màu sắc lãng
mạn trên bông hồng gặp mặt – những điều khó mà duy trì trong đời thường dười cùng
một mái nhà.
Từ chung sống tới LAT
Một số người thuở ban đầu thì chung sống với nhau, nhưng sau một thời gian, quan
hệ của họ trở nên nhàm chán và lủng củng. Tuy nhiên, họ vẫn còn yêu nhau, nên họ
quyết định tách rời nhau ra: một người chuyển ra một căn hộ gần đó. Con cái sống với mẹ,
song ông bố vẫn thường trở về nhà cũ. Vậy LAT là giải pháp cho một mối quan hệ khó
khăn mà không phá vỡ nó (Levin and Trost, 2003: 282).
Một ví dụ là tình cảnh của Per và Inger. Gặp nhau 20 năm trước, họ kết đôi và dọn
đến ở cùng nhau. Họ đã có hai con. Nhưng sau một thời gian chung sống, quan hệ giữa họ
trở nên nhàm chán và xấu đi. Họ bực mình với nhau vì nhiều chuyện nhỏ nhặt đời
thường. Vẫn còn yêu nhau, nhưng một năm trước khi được phỏng vấn, họ quyết định tách
ra ở riêng. Họ bán căn hộ chung, và mua hai căn hộ mới nhỏ hơn, chỉ cách nhau vài phút
đi bộ. Con cái sống với mẹ, nhưng cả hai vẫn dành nhiều thì giờ với bố. Về phần mình,
người bố cũng dành nhiều thời gian sống ở căn hộ của ba mẹ con (vốn lớn hơn căn hộ của
anh).
Đây là cách cứu vãn quan hệ của họ, mối quan hệ mà theo ý kiến của cả hai người là
sẽ chấm dứt nếu không có cách sắp xếp LAT. Họ vẫn muốn tiếp tục quan hệ với nhau,
nhưng cuộc sống hàng ngày quá phức tạp để có thể chia sẻ 100% với người kia. Với giải
pháp hai căn hộ, họ hi vọng giữ được mối quan hệ và vẫn là người cha người mẹ tốt (Levin
and Trost, 2003: 282).
LAT với tư cách là sống thử
Một số cặp nhìn LAT như thời kỳ thử thách. Nếu họ vẫn thấy thoải mái với nhau
sau thời kỳ này, họ sẽ dọn đến cùng nhau; bằng không, họ sẽ phá bỏ nó (Levin and Trost,
2003: 283).
Tóm lại, rõ ràng gia đình ở Thụy Điển đã và đang biến đổi sâu sắc. Trước kia, người
ta phải kết hôn để sống cùng nhau; chỉ trong hôn nhân một cặp đôi mới thực sự được coi
là một cặp. Tuy nhiên, ở nửa sau thế kỷ XX, mỗi cá nhân có thể tự chọn bạn tình và sống
Một hỡnh thỏi gia đỡnh mới ở Thuỵ Điển...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
100
với nhau mà không cần qua bất cứ thủ tục pháp lý nào – một hiện tượng được gọi là
“chung sống” (cohabitation).
Dù vậy, ngoài nghi lễ kết hôn ra, giữa chung sống và kết hôn có nhiều điểm giống
nhau. Những người chọn hai hình thái gia đình này đều sống cùng một nhà, chia sẻ “bàn
ăn và giường ngủ”. Con cái họ không quan tâm lắm với việc cha mẹ chúng có kết hôn hay
không.
Bây giờ, với sự xuất hiện của LAT, việc người ta có ở chung cùng nhà với nhau hay
không không còn là tiêu chuẩn quan trọng để trở thành một cặp. Hơn thế nữa, trong hệ
thống hôn nhân truyền thống trước năm 1970 ở Thụy Điển và nhiều nước phương Tây, có
bốn yếu tố gắn chặt với nhau về mặt thời gian:
1. Lễ cưới
2. Dọn đến ở cùng nhau
3. Có quan hệ tính dục với nhau
4. và có con đầu lòng khoảng 1 năm sau đó.
Hệ thống hôn nhân truyền thống quy định một chuẩn mực về trật tự thời gian cho
bốn yếu tố trên, nghĩa là người ta phải lần lượt đi từng bước đầu tiên cho đến bước thứ tư.
Bước 1 và 2 gần như tiến hành cùng một ngày ở nhiều xã hội, còn với bước 3 thì không
phải cặp đôi nào cũng thật sự tuân thủ trật tự thời gian quy định trên. Với hiện tượng
chung sống và LAT, bốn yếu tố, bốn bước trên mất đi sức mạnh chuẩn mực của nó và
không còn gắn kết với nhau nữa. Đó quả là một biến đổi sâu sắc: một hình thái gia đình
mới đã xuất hiện. Tuy nhiên, giới xã hội học chưa theo kịp với biến đổi này: còn rất ít
nghiên cứu về nó, và thậm chí nó còn chưa được định danh cụ thể và chính xác trong từ
vựng chuyên môn của xã hội học gia đình. Tên gọi “LAT” là do những người trong cuộc tự
đặt (Levin, 2004: 227-228). Một số người thậm chí còn chưa đồng ý về việc có nên coi đây
là gia đình hay không?
Dự đoán tương lai của LAT
Theo các nhà xã hội học Thụy Điển, LAT đã tồn tại từ lâu trước khi nó được thừa
nhận, và thực ra, nó xuất hiện không riêng chỉ ở Thụy Điển, mà cả ở nhiều nước châu Âu
khác như Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Pháp và Đức (Levin, 2004: 227-228). Xu hướng sẽ
là: tỉ lệ ly hôn và ly thân càng cao, thì càng dễ xảy ra khả năng hình thành không chỉ các
cuộc tái hôn, tái chung sống, mà cả LAT. “Sự thừa nhận quan hệ LAT như một hiện
tượng mới ở dăm bảy nước phương Tây và sự gia tăng tần số của nó mà người ta ghi lại
được, cũng như việc công chúng ngày càng biết nhiều hơn về quan hệ LAT sẽ là những
nhân tố đang vận hành hiện nay mà một ngày nào đó trong tương lai sẽ xác lập LAT như
một thể chế xã hội được chấp thuận và nói chung thừa nhận ở nhiều nước khác nữa”
(Levin, 2004: 238).
III. Mấy vấn đề đặt ra cho xã hội học gia đình
Còn nhiều điều chúng ta muốn tìm hiểu nhưng chưa biết về các cặp đôi sống riêng
mỗi người một nơi. Ví dụ: nếu họ sinh con chung, liệu họ có dọn đến ở cùng nhau không?
Một đứa con nhỏ đòi hỏi rất nhiều ở cha mẹ, và cảnh sống mỗi người một nơi khó lòng đáp
ứng được những đòi hỏi đó. Chúng ta cũng không rõ những diễn biến mới nhất hiện nay
(cuộc khủng hoảng tài chính đang xảy ra trên quy mô thế giới) có tác động gì đến LAT
hay không?
Mai Huy Bớch
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
101
Tuy nhiên, với những gì đã biết, có thể nói: hình thái gia đình mới ở Thụy Điển này
rất có thể gây cú “sốc” về văn hóa cho không ít người Việt Nam. Lý do là đối với họ, nó đã
không tuân thủ mọi chuẩn mực và quan niệm thông thường về gia đình. Những vị này
thường “lấy tộc người của mình làm trung tâm”, tức quen với lối tư duy coi các phương
thức suy nghĩ và hành động trong nền văn hóa của tôi là đúng, còn phương thức của các
nền văn hóa khác, nếu nó không giống với nền văn hóa của tôi, thì là sai; và cái gì quen
thuộc là tốt, còn cái gì không quen thuộc hay xa lạ là xấu. Vì thế họ không tán thành,
thậm chí lên án hình thái gia đình mới này của Thụy Điển. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh lại
sau cú sốc và gạt sang bên những thành kiến đạo đức và thiên kiến “lấy tộc người của
mình làm trung tâm” vốn đã trở thành thâm căn cố đế trong tâm trí nhiều học giả Việt
Nam, chúng ta thấy LAT buộc giới nghiên cứu xã hội học gia đình phải khảo sát nó sâu
rộng hơn nữa, và suy tư về những chủ đề sau đây:
1) Điều đáng nói ở cuốn giáo trình xã hội học gia đình của Goode mà ta đã nêu ở
trên là sách đã mở ngỏ chứ không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về gia đình. Lý do là
tác giả muốn để dành chỗ cho sự muôn hình muôn vẻ của các hình thái của gia đình. Ông
khẳng định: bất kỳ nhóm hay tổ chức nào có sáu đặc điểm sau đây đều có thể được coi là
gia đình. Thứ nhất, ít nhất có hai người trưởng thành khác giới cư trú cùng nhau. Thứ
hai, họ tham gia một sự phân công lao động với nhau, tức là cả hai không cùng làm một
số nhiệm vụ. Thứ ba, họ tham gia nhiều kiểu trao đổi về kinh tế và xã hội, tức là họ làm
các việc cho nhau. Thứ tư, họ chia sẻ nhiều điều như lương thực thực phẩm, tính dục, nhà
ở, hàng hoá và hoạt động xã hội. Thứ năm, người lớn thì làm cha làm mẹ, và trẻ em thì
giữ vai trò làm con. Thứ sáu, con cái có quan hệ anh chị em, bao gồm nghĩa vụ và trách
nhiệm, với nhau (Goode, 1982:9).
Tuy nhiên, LAT đã cho thấy khái niệm truyền thống về gia đình hiện đang gặp rất
nhiều thách thức của những phương thức mới sắp xếp đời sống riêng tư. Và quan trọng
hơn, dù rất mở ngỏ với khả năng đa dạng của các hình thái gia đình trên thế giới, nhưng
Goode vẫn xuất phát từ một tiên đề mặc định rằng gia đình phải cư trú chung: “Như vậy,
nếu hai người lớn sống cùng nhau, nhưng chẳng làm gì cho nhau, ít người sẽ coi rằng đó
là một gia đình. Nếu họ thậm chí không sống cùng nhau, càng ít người gọi cặp đôi ấy là
một gia đình” (Goode, 1982:9). Nói cách khác, Goode coi việc cùng cư trú đương nhiên là
điều kiện để hợp thành gia đình.
Như thế, nếu theo và áp dụng quan niệm của Goode thì LAT không phải gia đình.
Song những người chọn LAT cho rằng họ là gia đình. Điều đó hàm ý rằng có nhiều quan
niệm khác nhau về thế nào là một gia đình và nhiều cách định nghĩa gia đình. Vậy thì
chúng ta nên định nghĩa gia đình căn cứ vào tiêu chuẩn chung sống hay vào cách sắp xếp
mới? Dựa trên quan niệm truyền thống (phải có bốn yếu tố nói trên với trình tự thời gian
chặt chẽ) hay thừa nhận những hình thái phi truyền thống? Theo quan điểm những người
ngoài hay quan điểm người trong cuộc?
Nếu giới học thuật chọn theo quan điểm người ngoài, thì dù LAT có được bên ngoài
thừa nhận hay không, những người trong cuộc vẫn coi nhau là một gia đình và sống
thành gia đình. Trong một xã hội đã biến chuyển tới chỗ coi gia đình là chuyện riêng tư,
do các cá nhân tự định liệu và giải quyết như Thụy Điển, thì quan điểm của những người
trong cuộc cần được tính đến.
2) Kết hôn rồi sống cùng nhà với nhau là những bước và những hình thái sắp xếp
Một hỡnh thỏi gia đỡnh mới ở Thuỵ Điển...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
102
cuộc sống phổ biến không riêng ở một nền văn hóa, một xã hội nào, mà cả ở phạm vi thế
giới, đến mức hầu hết chúng ta cho là đương nhiên cặp hôn nhân sẽ sống chung dưới một
mái nhà với nhau, và dứt khoát phải như thế. Những trường hợp ở riêng, chồng Nam vợ
Bắc (hay nói theo khẩu ngữ dân gian người Kinh là “vợ chồng Ngâu”) bị xem là ngoại lệ
và bất khả kháng, do hoàn cảnh bắt buộc. Chỉ đến khi xuất hiện cặp đôi tự nguyện và chủ
động chọn cách sống riêng mỗi người một nơi LAT, người ta mới giật mình nhận thấy
rằng hình thái hết sức phổ biến ấy té ra chỉ là một trong nhiều, rất nhiều hình thái có thể
có trên đời này.
Như Goode đã vạch rõ trên đây, hình thái phổ biến đó (tức sống chung cùng nhà) có
vô số ưu thế so với lối sống độc thân. Tuy nhiên, với sự xuất hiện và lan rộng của các cặp
đôi mỗi người sống một nơi, người ta mới vỡ lẽ hai điều.
Thứ nhất, dù Goode hết sức mở ngỏ khi định nghĩa về gia đình để có thể bao quát
được sự đa dạng văn hóa, nhưng các ưu thế đó chỉ là của một hình thái gia đình cụ thể,
tức hình thái cùng cư trú. Tiếc thay, những ưu thế đó đã bị khái quát hóa lên thành của
gia đình chung, do Goode đồng nhất gia đình cùng cư trú với gia đình nói chung. Ông
thậm chí coi sự cùng cư trú là điều kiện cần để tạo nên một gia đình, và điều này rõ ràng
không khớp với những gia đình kiểu LAT.
Thứ hai, ngoài và bên cạnh những ưu thế kể trên, hình thái cư trú cùng nhau đã
bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là ở những xã hội coi trọng và nhấn mạnh quan hệ đôi lứa giữa
nam với nữ, nhưng trong cuốn sách Goode không nói một lời nào về những bất lợi (nếu có)
của gia đình so với cảnh sống độc thân - ông không hề đề cập, và chắc hẳn ông không biết
đến chúng. Nói cụ thể hơn, hình thái cùng cư trú đòi hỏi mỗi người trong cặp đôi phải
dành dâng toàn tâm toàn ý cho nhau, ít nhất về mặt thì giờ, công sức và tâm trí. Chính vì
thế, nhiều người thấy khó mà vừa duy trì quan hệ với bạn tình vừa hỗ trợ và chăm sóc
cha mẹ già, con nhỏ v.v. Những mối quan hệ này bị coi là cạnh tranh nhau để giành toàn
tâm toàn ý của mỗi bạn tình, nên người trong cuộc nhiều khi phải lựa chọn: hoặc bạn
tình, hoặc con nhỏ (hay cha mẹ già), chứ không thể chọn cả hai. Hơn thế nữa, rất khó duy
trì sự lãng mạn khi sống chung dưới cùng một mái nhà.
Như kết quả nghiên cứu dẫn ra trên đây cho thấy, LAT có những ưu thế nhất định
với người trong cuộc.
Thứ nhất, theo phân tích của các nhà nghiên cứu Thụy Điển, LAT không đòi hỏi hai
bên dành dâng 100% thì giờ, tâm trí và công sức cho nhau. Nhờ thế, thông qua quan hệ
LAT, các cặp đôi khỏi phải lựa chọn giữa trách nhiệm chăm sóc (đối với cha mẹ già và con
cái nhỏ) với bạn tình mới. Quan hệ kiểu LAT cho phép họ vừa chăm sóc cha mẹ già và con
nhỏ, vừa duy trì quan hệ với bạn tình mới. Đối với những người này, tình hình không phải
là: hãy lựa chọn “hoặc bạn tình hoặc con nhỏ”, “hoặc bạn tình hoặc cha mẹ già”. Thực tế là
với LAT, người ta có được cả bạn tình lẫn con nhỏ, cả bạn tình lẫn cha mẹ già. Nói một
cách khái quát, đây không phải sự lựa chọn “hoặc - hoặc - (either/or)”, mà là “cả - lẫn
(both/and)” (Levin, 2004: 231). Nếu sống chung cùng nhau, họ sẽ phải lựa chọn “hoặc -
hoặc -“. Còn trong LAT, xã hội đã mở ra dăm bảy giải pháp “cả - lẫn -“, chứ không phải
“hoặc - hoặc - “. Ưu thế này so với cách sắp xếp nơi ở truyền thống cần được giới xã hội học
tìm hiểu kỹ hơn. Nếu nó xác thực, thì nên thừa nhận điều đó.
Thứ hai, hơn thế nữa, quan hệ LAT có thể là một giải pháp cho một cuộc hôn nhân
hoặc cuộc chung sống khó khăn, lủng củng. Các cặp trong tình cảnh này có thể tách ra ở
Mai Huy Bớch
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
103
riêng, lập cách sống LAT và cứu vãn mối quan hệ, hay ít nhất làm chậm lại sự đổ vỡ. Nhờ
giảm bớt khả năng gây bực mình cho nhau vì những chuyện cá tính, nếp sinh hoạt trong
đời thường hàng ngày, LAT chứng tỏ được điểm mạnh của nó.
Thứ ba, nếu kết hợp với ưu thế là giữ được màu sắc và phong vị lãng mạn của tình
yêu (như câu chuyện của cặp đôi sống hai bờ biển chung giữa Thụy Điển và Đan Mạch ở
trên vừa chứng minh), thì LAT rõ ràng đã “ghi điểm” trong cuộc cạnh tranh với phương
thức ở chung một nhà truyền thống.
Như chúng ta đã thấy, những người trong cuộc khẳng định rằng: với LAT, họ có tất cả
những gì họ mong muốn, và vì thế họ không chuyển từ LAT sang cư trú dưới cùng một mái
nhà. Một số khác thì đang từ sống chung đã chuyển sang quan hệ cặp đôi sống riêng... Điều
đó đã chứng minh ưu thế hơn hẳn và không thể đánh đổi của LAT trong mắt họ so với
phương thức cùng cư trú. Tóm lại, với ba ưu thế trên, LAT làm người trong cuộc hài lòng và
thoả mãn. Như thế, hình thái này sẽ có thể được nhiều người hơn nữa chấp nhận. Nếu nó
chưa được tán thành, thì với thời gian, thái độ của dư luận xã hội cũng như bản thân các
chuẩn mực điều tiết quan hệ nam nữ có thể sẽ thay đổi (như quá trình từng xảy ra với hiện
tượng chung sống không kết hôn ở chính Thụy Điển).
Đương nhiên, cần nhấn mạnh rằng đây là những ưu thế đối với những ai đã chọn và
thực thi cách sắp xếp này, tức những người trong cuộc. Rất có thể người ngoài cuộc không
thừa nhận ưu thế ấy, thậm chí coi đó là bất lợi, là điểm yếu khiến gia đình thiếu đi nền
tảng chung và mối liên kết, trở nên lỏng lẻo v.v. Mặt khác, không thể không nói rằng tuy
có nhiều ưu thế như trên, song LAT đồng thời mang những bất lợi nhất định ngay với
người trong cuộc (như một câu thành ngữ nước ngoài đã quả quyết, tấm huy chương nào
cũng có mặt trái của nó).
Vậy những bất lợi của LAT là gì? Chưa một nghiên cứu nào ở Thụy Điển giải đáp
câu hỏi này. Nhưng bằng phân tích logic, ta dễ suy đoán rằng nó ít hoặc không được
hưởng những ưu thế của gia đình mà Goode đã nêu. Hơn thế nữa, bằng quan sát thông
thường và trải nghiệm cá nhân, chúng ta có thể thấy mỗi đương sự phải “tự lực cánh
sinh” rất cao vì không thể dựa vào sự phân công lao động theo giới như trường hợp hai
người sống chung. Thay vào đó, mỗi người phải trả tiền để nhận dịch vụ hoặc cần tự mình
làm hết mọi việc của cả hai giới, từ kiếm sống đến làm việc nhà, tự chăm sóc bản thân, tự
phục vụ, cũng như một mình đảm nhiệm gánh nặng chăm nuôi con nhỏ hay cha mẹ già
(nếu họ sống cùng những người này). Còn nếu họ chỉ có một mình, và khi cuộc sống diễn
ra bình thường, không sự cố, và chưa đến kỳ hẹn gặp nhau, thì dù có thể đã quen, nhưng
người trong cuộc của LAT vẫn ít nhiều phải chịu đựng cảnh cô đơn vò võ, nhất là những
nam giới kém thích nghi với cảnh “cơm niêu nước lọ”. Và như một câu tục ngữ Việt Nam
đã đúc kết rất sâu sắc, tình cảnh một mình khiến cả khi làm lẫn khi ăn đều vất vả, khó
khăn, cơ cực: “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”. Còn khi một hay cả hai
người gặp sự cố bất ngờ, khoảng không gian ngăn cách nhiều cặp đôi có thể khiến cho họ
không đến với nhau được kịp thời, buộc họ phải đơn thương độc mã gánh chịu, “một mình
mình biết, một mình mình hay”. Đó là thực tế không thể phủ nhận.
3) Những người Thụy Điển thực thi LAT hẳn không tự coi nó là mẫu mực, càng
không có ý định xuất khẩu nó ra ngoài biên giới quốc gia này; họ chỉ đơn giản cảm thấy
nó phù hợp với mình. Song việc tìm hiểu LAT không phải là chuyện riêng của giới xã hội
học Thụy Điển, mà đáng quan tâm với cả các nhà nghiên cứu gia đình Việt Nam. Khoảng
Một hỡnh thỏi gia đỡnh mới ở Thuỵ Điển...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
104
mươi mười lăm năm trước, ít ai đoán được rằng hiện tượng chung sống không kết hôn có
thể xuất hiện ở một xã hội coi trọng gia đình như Việt Nam. Nhưng nó đã nảy sinh, thậm
chí có xu hướng đang tăng lên, và thu hút sự chú ý, quan tâm không chỉ của dư luận xã
hội, mà cả của báo chí (xin xem Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2007; Nguyễn Đức Chiện, 2008)
và giới học thuật (ví dụ Lưu Phương Thảo, 2007). Vậy thì chúng ta có thể dự đoán rằng
rất có khả năng LAT cũng nảy sinh ở Việt Nam do tác động mạnh mẽ của giao lưu văn
hóa và hội nhập.
Với những người Việt Nam vốn giữ định kiến coi gia đình phương Tây là cá nhân chủ
nghĩa, ích kỷ v.v., thì quan hệ LAT (qua những ví dụ trình bày ở trên) rõ ràng không hậu
thuẫn quan điểm của họ. Những cặp LAT ở Thụy Điển không dọn đến ở với bạn tình mà
sống riêng để chăm sóc cha mẹ già và con cái nhỏ là ví dụ về lòng vị tha của họ, và là bằng
chứng bác bỏ cách nhìn nhận lệch lạc đầy thành kiến trên.
Điều đó có nghĩa là giới nghiên cứu cần nhìn nhận hiện tượng LAT một cách khách
quan, tránh quy kết vội vã theo tinh thần lấy tộc người của mình làm chuẩn (khi so sánh
và đánh giá các tộc người khác). Đó là thái độ trước tiên cần xác lập để có thể tìm hiểu nó.
Nói cách khác, các học giả chúng ta nên thấm nhuần tinh thần của thuyết tương đối văn
hóa, theo đó mỗi nền văn hóa có tính hợp lý riêng của mình, và nó cần được nhìn nhận và
đánh giá theo quan điểm của chính nó, chứ không thể áp đặt quy chuẩn đánh giá từ bên
ngoài. Như vậy, “không một nền văn hóa hay một tổ chức xã hội nào tự nó cao hơn nền
văn hóa hay tổ chức xã hội khác” (Evans, 1993: 10). Điều gì đúng trong một nền văn hóa
này có thể là sai ở nền văn hóa khác; cái được coi là văn minh trong một xã hội có thể bị
xem là dã man ở xã hội khác. Ngoài nền văn hóa của bản thân mỗi người, thì những nhận
xét về “cái tốt”, “cái xấu” ở một nền văn hóa này không nên áp dụng thiếu suy tính vào
các nền văn hóa khác. Đây chính là đặc điểm khác biệt của xã hội học mà nhà nghiên cứu
người Mỹ Peter Berger đã nêu bật lên thành bài học vỡ lòng về nghề nghiệp trong cuốn
sách nổi tiếng cho những người mới nhập môn nhan đề “Lời mời đến với xã hội học”. Xã
hội học phải tiếp thu tính tương đối (relativist) về văn hóa và đi theo tinh thần của chủ
nghĩa thế giới (cosmopolitan). Nghĩa là nhà xã hội học nghiên cứu sự tương tác con người
ở hàng loạt nền văn hóa khác nhau trong nhiều điều kiện khác nhau. Họ học được rằng
hành vi, các ý tưởng và thể chế đều mang tính tương đối, phù hợp với những nền văn hóa
cụ thể và nơi chốn cụ thể. Nghĩa là để đánh giá hay nhận xét những hành vi nhất định,
nhà xã hội học phải áp dụng một nhãn quan rộng lớn, mang tầm thế giới chủ nghĩa
(Berger, 1963: 66).
Nhưng không ít học giả Việt Nam đã không tiếc lời phê phán gia đình phương Tây
nói chung và Thụy Điển nói riêng. Ví dụ hai học giả thuộc cái gọi là gia đình học đã mượn
lời “nhiều nhà xã hội học ở các nước đang phát triển” để nói về “những mặt thiếu lành
mạnh của gia đình và lối sống phương Tây, nói chính xác hơn là những cặn bã của lối
sống ấy”. Thậm chí họ đã không ngần ngại gọi đó là “văn hóa của quỷ dữ”. Nghĩa là trong
mắt hai học giả này, gia đình phương Tây không những bệnh hoạn, suy đồi về đạo đức,
mà còn không thuộc loài người nữa, và thậm chí là loài quỷ!
Rõ ràng những học giả này đã không tiếp thu được bài học về tinh thần khách quan, tính
tương đối văn hóa và chủ nghĩa thế giới khi họ nhân danh quan điểm dân tộc mình để phán xét
về mặt đạo đức đối với gia đình ở các nền văn hóa và xã hội khác. Khỏi cần nói cách nhìn nhận
như vậy có thích hợp với người nghiên cứu khoa học hay không.
Mai Huy Bớch
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
105
Sách báo trích dẫn
1. Berger, Peter. 1963. Invitation to sociology: a humanistic perspective.
Harmondsworth: Penguin Book Ltd.
2. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý. 2007. Gia đình học. Hà Nội: Nhà xuất bản lý luận
chính trị.
3. Evans, Grant (ed.). 1993. Asia’s cultural mosaic: an anthropological introduction.
Singapore: Prentice Hall.
4. Goode, William. 1982. The family. Second edition. Englewood Cliffs: Prentice-Hall.
5. Levin, Irene and Jan Trost. 2003. “Living apart together”. Trong: David Cheal (ed.).
Family: critical concepts in sociology. Vol. I. Family patterns and processes. London:
Routledge.
6. Levin, Irene. 2004. “Living apart together: a new family form”. Current Sociology. Vol.
52 (2).
7. Lưu Phương Thảo. 2007. Hiện tượng chung sống trước hôn nhân của công nhân trẻ tại
thành phố Hỗ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ xã hội học, Khoa Xã hội học, trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Đức Chiện. 2008. “Sinh viên sống chung trước hôn nhân tại các thành phố lớn
ở Việt Nam hiện nay qua góc nhìn báo chí”. Nghiên cứu gia đình và giới. Vol. 18, N. 4.
9. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa. 2007. “Xu hướng sống thử của thanh niên Việt Nam hiện
nay”. Nghiên cứu gia đình và giới. Vol. 17, N. 2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_2009_maihuybich_4565.pdf