Một đánh giá nhanh về chương trình truyền thông thử nghiệm Meena ở Việt Nam

Tài liệu Một đánh giá nhanh về chương trình truyền thông thử nghiệm Meena ở Việt Nam: Xã hội học số 4 (84), 2003 47 Một đánh giá nhanh về ch−ơng trình truyền thông thử nghiệm Meena ở Việt Nam Bùi Quang Dũng 1. Giới thiệu Ch−ơng trình truyền thông nhiều mặt Meena là sáng kiến truyền thông theo vùng của UNICEF, sử dụng tiếp cận giáo dục để dạy cho khán giả về quyền trẻ em. Hình ảnh Meena, một cô bé Nam á đ−ợc lấy làm hình mẫu đại diện để khuyến khích và bảo vệ các quyền của trẻ em. Meena là chất xúc tác trong các cuộc thảo luận về chủ đề quyền trẻ em. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đ−ợc sự trợ giúp của UNICEF đã thực hiện ch−ơng trình thử nghiệm vào những năm 1998- 1999. Giai đoạn thí điểm dự án đ−ợc thực hiện tại 10 xã thuộc 5 tỉnh. Giai đoạn hai thực hiện tại 8 xã thuộc 5 tỉnh. Tính đến nay, các tỉnh có dự án bao gồm: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Trà Vinh, Kon Tum, Hồ Chí Minh và Sóc Trăng. Những tiếp xúc đầu tiên cho thấy công chúng đã nhận thấy Meena là ch−ơng trình thú vị, thích hợp với điều kiện địa ph−ơng và các thông điệp có tác...

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một đánh giá nhanh về chương trình truyền thông thử nghiệm Meena ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (84), 2003 47 Một đánh giá nhanh về ch−ơng trình truyền thông thử nghiệm Meena ở Việt Nam Bùi Quang Dũng 1. Giới thiệu Ch−ơng trình truyền thông nhiều mặt Meena là sáng kiến truyền thông theo vùng của UNICEF, sử dụng tiếp cận giáo dục để dạy cho khán giả về quyền trẻ em. Hình ảnh Meena, một cô bé Nam á đ−ợc lấy làm hình mẫu đại diện để khuyến khích và bảo vệ các quyền của trẻ em. Meena là chất xúc tác trong các cuộc thảo luận về chủ đề quyền trẻ em. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đ−ợc sự trợ giúp của UNICEF đã thực hiện ch−ơng trình thử nghiệm vào những năm 1998- 1999. Giai đoạn thí điểm dự án đ−ợc thực hiện tại 10 xã thuộc 5 tỉnh. Giai đoạn hai thực hiện tại 8 xã thuộc 5 tỉnh. Tính đến nay, các tỉnh có dự án bao gồm: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Trà Vinh, Kon Tum, Hồ Chí Minh và Sóc Trăng. Những tiếp xúc đầu tiên cho thấy công chúng đã nhận thấy Meena là ch−ơng trình thú vị, thích hợp với điều kiện địa ph−ơng và các thông điệp có tác dụng nâng cao kiến thức. Tên Meena cũng đ−ợc đề nghị đổi thành Mai cho gần gũi với ng−ời Việt Nam. Cuộc nghiên cứu đánh giá ch−ơng trình truyền thông thử nghiệm Meena bắt đầu bằng các buổi làm việc với đại diện UNICEF và Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung −ơng đã cho biết những thông tin đầu tiên về dự án. Khảo sát thực địa sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung cung cấp những dữ liệu căn bản cho phân tích. Một bộ công cụ (bao gồm các bảng h−ớng dẫn phỏng vấn và thảo luận) đ−ợc thiết kế dành cho từng đối t−ợng riêng đã đ−ợc soạn và đem thảo luận với các cán bộ ch−ơng trình của UNICEF. Nội dung của bộ công cụ này đ−ợc diễn đạt d−ới dạng những câu hỏi về dự án. Số l−ợng phỏng vấn sâu là 50 tr−ờng hợp và thảo luận nhóm là 24 cuộc. Tổng cộng là 74 cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm. Do điều kiện nảy sinh tại thực địa, 2 cuộc phỏng vấn sâu đã không thực hiện đ−ợc tại tỉnh Sơn La và thành phố Hồ Chí Minh. 1 1 Cuộc nghiên cứu đánh giá hiêu quả của ch−ơng trình truyền thông Mai tiến hành theo lời mời của UNICEF . Một nhóm nghiên cứu viên và trợ lý nghiên cứu của viện Xã hội học cùng với các cộng tác viên đã tham gia cuộc nghiên cứu này, bao gồm: Bế Quỳnh Nga, Bế Văn Hậu, Phạm Thị Vân, Đỗ Minh Khuê, Đinh Ph−ơng Thảo, Nguyễn Hồng Thái, Bùi Quang Dũng, Nguyễn Lan Anh. Bài viêt tóm l−ợc những kết quả chủ yếu của cuộc nghiên cứu. Tác giả nhân dịp này xin có lời cảm ơn tất cả. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Một đánh giá nhanh về ch−ơng trình truyền thông thử nghiệm Meena ở Việt Nam 48 2. Những thông điệp chủ yếu Nội dung các chuyện kể khá đa dạng. Chuyện “Ba điều −ớc” đề cập đến những vấn đề về n−ớc sạch và vệ sinh môi tr−ờng, −ớc muốn của trẻ có cuộc sống tốt hơn. “Chia xoài” đề cập đến việc chia khẩu phần thức ăn và công việc giữa con trai và con gái nhằm giúp nâng cao nhận thức về quan điểm giới. Chuyện “Đếm gà” nói rằng nếu trẻ em không học đ−ợc thì nó sẽ không giúp đỡ đ−ợc cho gia đình. Câu chuyện nói lên nhu cầu của trẻ em cần đ−ợc phát triển, đ−ợc trau dồi kiến thức, vừa cho thấy trách nhiệm của trẻ em đối với gia đình và xã hội nh− thế nào. “Chuyện về một cô bé” thì giáo dục cho cộng đồng tình đoàn kết; không ai có thể sống cô lập, cách biệt với ng−ời khác. Câu chuyện “Cứu em bé” giáo dục phải biết sống một cách khoa học, để tránh và chữa những bệnh đơn giản. Chuyện “Em yêu tr−ờng em” giúp trẻ em hiểu đ−ợc việc học hành là quan trọng và cần thiết, dù trong hoàn cảnh nào cũng không đ−ợc bỏ học. Bên cạnh đó, chuyện còn giáo dục cho các thày cô giáo ph−ơng pháp dạy học nh− thế nào cho phù hợp, tạo sự tin t−ởng và tôn trọng đối với học sinh, v.v. Theo những ng−ời trả lời, nội dung các câu chuyện đ−a ra nhìn chung là phù hợp. Cốt truyện đ−ợc cho là đơn giản và gần gũi với cuộc sống địa ph−ơng, đề cập đến những vấn đề mà cộng đồng quan tâm. Đối với những vùng cao, vùng nông thôn, trình độ dân trí còn thấp và sự hiểu biết về quyền trẻ em còn hạn chế thì những nội dung đó có ý nghĩa rất tích cực. Vấn đề trẻ em lang thang bị lạm dụng thân thể và sức lao động, vấn đề giao thông hay các tệ nạn xã hội rất nổi cộm ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Trà Vinh. Tại hai thành phố này những vấn đề nh− vậy nên đ−a vào nội dung tuyên truyền. Ng−ời thực hiện quyền trẻ em không chỉ là bản thân trẻ mà là cả cộng đồng, trong đó có những ng−ời sống gần gũi với các em nh− ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Cho nên nhiều ng−ời trả lời cho rằng trong các câu chuyện, hình ảnh của những ng−ời tr−ởng thành, những ng−ời sống gần gũi với trẻ em hay những ng−ời có trách nhiệm với trẻ vẫn còn thiếu vắng. Một trong những thành công của dự án là đ−a đ−ợc hình ảnh một em bé gái xuyên suốt qua các câu chuyện. Đây có thể coi là một hình mẫu mà các em v−ơn tới. Các bậc cha mẹ cũng thấy bé Mai là “tấm g−ơng tốt”. Đối với ng−ời dân và trẻ em, Mai là một ng−ời bạn. “Hình ảnh bé Mai chuẩn, lấy đó làm điểm v−ơn tới, một cô bé năng động, ham hiểu biết, giúp đỡ mọi ng−ời, có những −ớc mơ tốt đẹp... Một hình ảnh tốt đẹp điển hình để giáo dục các em” (HCM 5, nữ, 46 tuổi, Cán bộ Phòng Giáo dục huyện Hooc Môn, kiêm ẹy viên Ban chấp hành huyện Hội Phụ nữ Hooc Môn). Hình ảnh bé Mai đôi lúc cũng gây ra những nhận xét trái ng−ợc. Trẻ em cũng muốn có ng−ời bạn nh− Mai, thích trở thành ng−ời nh− Mai. Các bậc cha mẹ có ng−ời Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Bùi Quang Dũng 49 lại không thích lắm vì bảo con gái lanh quá thế thì cực , con gái mà lý sự quá. Thái độ nh− vậy cũng có thể hiểu đ−ợc, nhiều ng−ời Việt Nam nhất là nông dân, mong con gái hiền thục, biết nghe lời, ngoan ngoãn, hơn là có lý sự, mạnh mẽ. Nh−ng có bà mẹ lại nói nếu tôi có đứa con nh− vậy thì đổi vàng tôi cũng không đổi. 3. Các tuyên truyền viên Cách làm của Ch−ơng trình sáng kiến truyền thông Mai còn mới lạ đối với nhiều ng−ời. Thời gian tập huấn không dài và các tuyên truyền viên vẫn ch−a bao giờ đ−ợc trang bị kiến thức về quyền trẻ em và kỹ năng tuyên truyền, nh−ng nhìn chung họ thu nhận khá tốt. Một số ng−ời có khả năng nắm bắt sáng kiến ngay trong quá trình tập huấn, nh−ng có ng−ời phải đến lúc đi vào thực tế mới hiểu đ−ợc vai trò của họ trong dự án. Đi xuống cộng đồng là quá trình để tuyên truyền viên nắm vững nội dung truyền thông. “Khi đi tập huấn mới đầu mình không hiểu ch−ơng trình đó là gì, lúc học thì không hình dung bạn Mai ra làm sao, 4 quyền theo công −ớc và theo luật trẻ em thì biết rồi. Đến ngày thứ 2 bắt ngồi xem bộ phim, đ−ợc thực tập, xuống cộng đồng làm thì lúc đó mới hiểu thì ra mình là những tuyên truyền viên. Lúc tập huấn họ có gọi chúng tôi là những tuyên truyền viên, nh−ng không hình dung đ−ợc, nghĩ đi học cái này về để làm hoạt động gì đó” (HCM 10, nữ, 42 tuổi, Bệnh viện cơ sở trẻ em xã Tân Hiệp, huyện Hooc Môn). Đối với những ng−ời có trình độ học vấn thấp, ít đ−ợc tiếp cận với các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng thì tuyên truyền viên đi vào vấn đề một cách cụ thể, dễ hiểu, kiên trì giảng giải làm sao ng−ời nghe hiểu đ−ợc hết ý nghĩa câu chuyện. Nhìn chung, cán bộ tham gia dự án, đặc biệt là tuyên truyền viên, nắm đ−ợc các nhóm quyền trẻ em, ví dụ quyền đ−ợc khai sinh, đ−ợc học tập, tham gia và phát triển. Trong quá trình tập huấn, các học viên còn thực hành đóng vai tuyên truyền viên, có thể nói rằng họ đ−ợc đào tạo khá tốt các kỹ năng truyền thông. Truyền tải những nội dung về quyền trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm bắt sáng kiến của tuyên truyền viên. Câu chuyện về Mai giản dị, dễ hiểu nên hỗ trợ rất nhiều cho tuyên truyền viên, khiến họ tự tin tr−ớc công chúng. Các tuyên truyền viên khi tiến hành công việc đã có những thay đổi trong cách làm việc với đối t−ợng. Họ không bị nội dung câu chuyện trói buộc. “Tôi cũng nhận thấy rõ trách nhiệm của mình là làm thế nào để đ−a thông tin đến với bà con, đến với cộng đồng và đến với các em học sinh. Trong khi tiến hành công việc, tôi có thay đổi cách làm với trẻ em, để phù hợp hơn với điều kiện của địa ph−ơng, tôi không nhất thiết phải làm theo sự chỉ dẫn của ch−ơng trình, điều quan trọng là làm sao mình tuyên truyền để ng−ời dân hiểu nội dung các câu chuyện, những câu chuyện đó nói lên cái gì? có vận dụng vào trong cuộc sống đ−ợc hay Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Một đánh giá nhanh về ch−ơng trình truyền thông thử nghiệm Meena ở Việt Nam 50 không?” (SLA 9, nam, Tổng phụ trách đội Tr−ờng Phổ thông cơ sở xã T−ờng Phù, huyện Phù Yên). Theo những ng−ời cung cấp thông tin thì các tuyên truyền viên đã kích thích đ−ợc ng−ời dân tham gia, phát biểu. Có 4 nhóm quyền trẻ em nh−ng trong mỗi nhóm lại có những quyền cụ thể, không phải ai cũng hiểu hết nội dung và ý nghĩa của các quyền đó, đặc biệt là quyền tham gia, quyền phát triển. Không phải nội dung câu chuyện hay hình ảnh nào cũng phù hợp với ng−ời nghe. Cũng có những lúc trẻ em hoặc ng−ời lớn thắc mắc. Hình ảnh Mai đi chân đất, đối với những em ở vùng nông thôn, miền núi thì không sao, nh−ng đối với những trẻ em thành thị trở thành có vấn đề! Tại thành phố Hồ Chí Minh, khi gặp tr−ờng hợp này, tuyên truyền viên đã trả lời “Các con biết sao không, nhà bạn Mai cũng nghèo nh− nhà mình thôi. Đây là mình đang quay bạn Mai trong hình ảnh đời th−ờng, chứ có phải khi đi họp, đi học đâu. Các con đi chơi có bao giờ đi chân đất không. Thì chúng nó à, đúng rồi. Nó gắn liền với đời sống của các em. Đó là một cách không phải chống chế mà làm cho Mai gần gũi” (HCM 1, nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, thành viên dự án). Kinh nghiệm cho thấy rằng khả năng thu hút trẻ em nằm ở chỗ tuyên truyền viên có lắng nghe tâm sự của chúng, thực sự quan tâm đến đời sống của trẻ hay không. Nếu trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn còn phải tìm cách khắc phục, giúp đỡ các em. Những gì mà bản thân ng−ời tuyên truyền viên không thể làm đ−ợc thì th−ờng họ h−ớng cho các em tìm đến những ng−ời có chức năng để giải quyết. Hầu nh− những đòi hỏi của trẻ không phải là cái gì lớn mà th−ờng sát với đời sống của các em. “Muốn thu hút trẻ nói lên đ−ợc nhận xét của chúng thì mình phải sống gần gũi nó, coi mình nh− bạn nó, từ đứa con nít lớp 1 trở lên. Học trò tr−ờng tôi nó kêu tôi bằng bố Hoàng, vì nó thấy tôi gần nó. Để thu hút trẻ vào việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, cho trẻ tham gia vào dự án chỉ bằng cách làm nó mến mình thì nó tham gia. Nếu không đủ khả năng thì mình phải nhờ đoàn thể, nhiều ng−ời thuyết phục. Trẻ con mà mến mình rồi thì cái gì cũng đ−ợc hết” (HCM 8, tuyên truyền viên, nam, giáo viên Tr−ờng tiểu học xã Thới Tam Thôn). 4. Các nhóm công chúng và truyền thông Việc tổ chức tuyên truyền đ−ợc chia theo nhóm, nhóm dành cho cha mẹ hoặc nhóm dành cho trẻ em. Tuy nhiên có những nhóm tổ chức riêng cho học sinh trong nhà tr−ờng nh−ng cả cha mẹ cũng tham gia. ở Thới Tam Thôn, khi tổ chức truyền thông vào dịp nghỉ hè thì nhà tr−ờng gửi giấy mời học sinh, nh−ng cha mẹ cũng đến tham dự với t− cách là khán giả dự thính. Còn trong những buổi mời bà mẹ đến tuyên truyền thì trẻ em cũng đi theo. Nh− vậy cả hai đều đ−ợc tuyên truyền và biết đ−ợc những suy nghĩ, tình cảm của nhau. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Bùi Quang Dũng 51 Đối với các bậc cha mẹ thì có sự khác biệt rõ rệt. Phần lớn là các bà mẹ tham gia, còn các ông bố vẫn gần nh− đứng ngoài cuộc. Sự kiện này rõ rệt ở các điểm phía Nam. Theo những ng−ời đ−ợc hỏi thì đấy là do cánh đàn ông ngại đi họp; cho tới nay, nam giới vẫn là lao động chính, kiếm sống chủ yếu trong các gia đình miền Nam). “Nam tham gia ít lắm. Còn phụ nữ mời theo tổ, nhóm, trong tổ thì tổ tr−ởng báo chiều này họp tổ thì cứ truyền cho nhau là biết, 1 quý họp 1 lần, 1 tháng 1 lần cứ tới ngày đó là họ đến họp. Trong những cuộc thi về chủ đề luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ chăm sóc trẻ em trong đó có các nhóm quyền trẻ em, luật phòng chống ma tuý thì đối t−ợng đến xem một là phụ nữ, hai là trẻ em, các ông bố ít đến xem, đoàn thanh niên nam có chứ ông bố nông dân ít lắm” (HCM 6, nữ, 48 tuổi, Phó Chủ tịch huyện Hooc Môn, Phó tr−ởng ban điều hành dự án). “Nhóm phụ nữ tham gia tích cực vì điều kiện mùa vụ thì ng−ời nam là lao động chính trong gia đình nên bà vợ đi tham gia nhiều hơn” (Trà Vinh 7, nam, 34 tuổi, Phó Chủ tịch ủy ban Nhân dân xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang). Nhóm học sinh trong tr−ờng tham gia nhiều hơn do dễ tập trung . Còn đối với các em không đi học, mặc dù có tổ chức tuyên truyền nh−ng ít hiệu quả vì tập trung các em rất khó. Đây cũng là nhóm đối t−ợng có nhiều vấn đề về quyền trẻ em. ở ng−ời Kinh, Thái, M−ờng phần đông các bà mẹ tham gia, còn dân tộc H’Mông thì chủ yếu là nam giới. Phụ nữ H’Mông ít giao tiếp, nhà có khách chỉ nam giới đứng ra chứ phụ nữ ít khi tiếp khách. Một phân còn vì đa số phụ nữ không biết tiếng phổ thông, . Trong tr−ờng hợp bắt buộc nữ tham gia thì nam phải đi kèm để phiên dịch, nói lại thông tin cho vợ nghe. Trên vùng núi cao, sống xa với các hộ gia đình khác nên cơ hội giao tiếp của ng−ời dân rất hiếm. Theo những ng−ời trả lời thì trẻ em ở các nơi có dự án đều đ−ợc tham gia Ch−ơng trình sáng kiến truyền thông bạn Mai. Thới Tam Thôn là tr−ờng hợp khá đặc biệt, ở đây có nhiều trẻ nhập c−, có khoảng 70-80 em không đi học, rất khó tập trung các em . Cho nên mặc dù mục tiêu truyền thông có nhằm vào nhóm này nh−ng rất ít hiệu quả, về cơ bản đối t−ợng chủ yếu truyền thông vẫn là trẻ em trong các tr−ờng học tại xã. Đến nay, số l−ợng ng−ời tham gia nhiều nhất và tích cực nhất vẫn là đối t−ợng phụ nữ và trẻ em. Tại Sơn La, tỷ lệ ng−ời tham gia dự án là 67% nữ và trẻ em, còn ng−ời già và nam giới chiếm khoảng 33%. Trong nhóm cha mẹ thì 70% là bà mẹ, còn ông bố là 30% tham gia truyền thông này. ở huyện Mộc Châu, có 68 nhóm phụ nữ và 38 nhóm học sinh đ−ợc tham gia tuyên truyền, thêm vào đó là ng−ời dân của các bản. Qua hai đợt truyền thông tại huyện, có tất cả khoảng 5.783 l−ợt ng−ời tham gia. ở huyện Phù Yên, mỗi nhóm cha mẹ và học sinh đ−ợc xem truyền thông một lần. Xã T−ờng Phù số l−ợng hộ tham gia ít nhất là 50%. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Một đánh giá nhanh về ch−ơng trình truyền thông thử nghiệm Meena ở Việt Nam 52 Huyện Cầu Ngang, Trà Vinh có khoảng 80-90% trẻ em đ−ợc tham gia ch−ơng trình. Số còn lại không tham gia đ−ợc do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn. Cả huyện có 8 điểm, mỗi điểm khoảng 150 em học sinh đã đ−ợc tham gia ch−ơng trình. Hai xã Thanh Sơn và Ngải Xuyên thuộc huyện Trà Cú có 3000 học sinh, 600 ng−ời dân, 150 hội viên Hội phụ nữ và 181 cán bộ thuộc các ban ngành tham gia. (ở huyện Trà Cú dự án thực hiện từ tháng 9/2002). Thông qua các hoạt động lồng ghép đến nay tổng số trẻ em và bà mẹ đ−ợc truyền thông là 6.900 l−ợt ng−ời. Tính tỷ lệ số ng−ời tham gia ở huyện là khoảng 70-80%. ở tỉnh Yên Bái, qua 15.000 l−ợt tuyên truyền (tính cả các xã không nằm trong dự án), tỷ lệ trẻ em tham gia ch−ơng trình là khoảng 70-80%. Số l−ợng ng−ời tham gia đông nhất là các bản vùng cao nh− xã Trạm Tấu (Yên Bái). Đối t−ợng mà dự án h−ớng tới để tuyên truyền là phụ nữ và trẻ em. Tuy vậy, do hình thức tuyên truyền mới mẻ, cộng với việc ng−ời dân ở vùng cao, xa xôi ít đ−ợc tiếp cận với các ph−ơng tiện truyền thông (một bản chỉ có 2-3 tivi đen trắng) nên khi chiếu phim gần nh− tất cả mọi ng−ời từ già đến trẻ, từ nam đến nữ trong các gia đình đều đến dự. Nhu cầu đ−ợc ng−ời lớn “lắng nghe, chia sẻ” ý kiến của mình rất quan trọng đối với trẻ. Nhiều trẻ em do không đ−ợc làm những việc mình thích thì trở nên xa lánh, tách rời khỏi bố mẹ. Khi đứa trẻ lớn lên trong một gia đình, nó đ−ợc cha mẹ và cộng đồng h−ớng đến những giá trị đ−ợc cho là hợp với giới tính của nó. Nếu đứa trẻ là con trai thì nó đ−ợc h−ớng đến những trò chơi, việc làm của con trai, còn những công việc nội trợ vẫn mặc nhiên đ−ợc coi là công việc của phụ nữ, của con gái. “Thí dụ buổi thảo luận nói về câu chuyện “Chia xoài” thì thí dụ các em trai phản ứng là tụi em làm sao nấu cơm, giữ em đ−ợc, tụi em phải làm chuyện đàn ông, tuyên chiến nh− vậy thì tụi em không chịu, nam làm chuyện nam nữ làm chuyện nữ tự nhiên hoán đổi làm chi” (HCM 10, nữ, 42 tuổi, Bệnh viện cơ sở trẻ em xã Tân Hiệp). Dự án có tác động thực sự đối với những ng−ời tr−ớc đây ch−a biết gì về quyền trẻ em. Những thông điệp của Dự án đã gây sự ngạc nhiên thật sự vì họ không ngờ rằng trẻ em lại có những quyền nh− vậy. Một ví dụ là khai sinh cho trẻ em. Tr−ớc khi có ch−ơng trình, mặc dù đã đ−ợc vận động nhiều nh−ng bà con hầu nh− không đi làm giấy khai sinh cho con. ở Yên Bái chẳng hạn, do nhận thức hạn chế và tập quán sinh con ngay tại nhà nên nhiều bà mẹ sinh con không khai sinh, kể cả bé trai lẫn bé gái. Ng−ời dân không có ý niệm phải đi khai sinh cho trẻ. Theo lời ng−ời cùng cấp thông tin thì hiện nay sau khi đẻ con, trong vòng 1 tháng là các ông bố bà mẹ đã đến ủy ban xã khai sinh cho con. ở Yên Bái, tỷ lệ trẻ em gái đi học đã tăng hơn so với tr−ớc đây. Tr−ớc kia các em gái đi học ít hơn nhiều so với em trai (nếu đi học thì chỉ đ−ợc học đến lớp 1-2). Hiện nay, tỷ lệ trẻ em gái đi học đông lên và số đi học lên lớp cao hơn cũng đã tăng Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Bùi Quang Dũng 53 lên nhiều. Theo thống kê của tr−ờng Phổ thông cơ sở xã Trạm Tấu, năm nay tr−ờng có 478 học sinh trong đó có 206 học sinh nữ, tỷ lệ huy động cao hơn mọi năm. ở Yên Bái và Sơn La tình hình t−ơng tự: nhiều trẻ em trong độ tuổi đi học không đến tr−ờng hoặc bỏ học giữa chừng. Ch−ơng trình truyền thông Mai đã có tác động tốt ở đây: các em đi học chăm hơn, biết xin phép thầy cô khi nghỉ học. Dự án đã tác động đến không chỉ bố mẹ và trẻ em mà còn tác động đến cộng đồng. Chính quyền tr−ớc đây chỉ lo làm thế nào cho bộ máy hoạt động tốt, chú trọng vào hoạt động chính trị xã hội mà ít quan tâm đến đời sống của trẻ. Theo một số ng−ời trả lời, sau khi có dự án, chính quyền các xã đã có những hành động cụ thể tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho tr−ờng học, xây dựng khu vui chơi, giải trí cho các em. Ban ngành các cấp, quan tâm nhiều hơn đến trẻ em và có những hành động cụ thể. ở Yên Bái, trẻ em không đến tr−ờng là do điều kiện đi lại quá khó khăn, phải đi mất khoảng 3-4 tiếng mới đến đ−ợc lớp. Sau khi có ch−ơng trình truyền thông Mai, ngành giáo dục cùng các ngành ở Yên Bái đã mở lớp học lồng ghép tại các bản để trẻ em có điều kiện học tập tốt hơn. ủy ban chăm sóc sức khoẻ cũng chú trọng đến trẻ hơn, vận động các ngành làm giấy khai sinh, khám chữa bệnh cho trẻ. Trách nhiệm của cộng đồng cũng nh− các cấp, các ngành đ−ợc nâng cao nhiều, sau khi hoạt động dự án đ−ợc thực hiện thì cán bộ các cấp các ngành cũng hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với trẻ em trong gia đình và trong cộng đồng. “Qua truyền thông bạn Mai ý thức của chính quyền, đoàn thể địa ph−ơng cũng rõ hơn chứ, họ l−u ý nhiều hơn đến việc tạo môi tr−ờng, điều kiện cụ thể để thực hiện quyền trẻ em rồi chứ không chỉ nói lý thuyết và hiểu biết chung chung nh− tr−ớc nữa” (HCM 7, nam, 42 tuổi, Phó Ban bảo vệ chăm sóc trẻ em xã Thới Tam Thôn, Phó Chủ tịch huyện Hooc Môn, Phó tr−ởng ban điều hành dự án). 5. Mức độ phù hợp của loại hình và ph−ơng pháp truyền thông Mỗi loại hình truyền thông có −u điểm và nh−ợc điểm riêng. ở địa ph−ơng này thì loại hình này là phù hợp và có hiệu quả nh−ng ở địa ph−ơng khác, đối t−ợng khác thì loại hình khác lại phù hợp. Sử dụng băng hình thu hút ng−ời xem hơn cả. Loại hình này kết hợp đ−ợc cả hình ảnh, âm thanh sống động gây sự chú ý hơn. ở những vùng sâu, vùng xa, điều kiện tiếp cận với truyền hình rất ít, do đó khi nghe có chiếu phim hầu nh− mọi ng−ời đều đến xem. Sử dụng băng hình còn đáp ứng đ−ợc ng−ời xem về mặt số l−ợng. Với các loại hình kia, trong cùng một thời gian chỉ có thể tuyên truyền cho một nhóm đối t−ợng nhỏ, còn qua băng hình, số l−ợng xem có thể đông hơn. Sau khi xem băng, có thể chia nhóm nhỏ ra để thảo luận. Nh− vậy, loại hình này có thể kết hợp đ−ợc nhiều nhóm đối t−ợng xem cùng một lúc. Chiếu băng video thu hút đ−ợc nhiều ng−ời nhất nh−ng cũng có hạn chế. Loại băng này phải sử dụng đầu đa hệ mà nhiều địa ph−ơng không có. Sự không phù hợp Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Một đánh giá nhanh về ch−ơng trình truyền thông thử nghiệm Meena ở Việt Nam 54 của loại đầu video cũng làm cho việc sử dụng băng trở nên kém hiệu quả. Địa điểm tiến hành dự án chủ yếu là những vùng khó khăn, vùng sâu, nhiều nơi ch−a có điện, do đó việc sử dụng loại hình truyền thông này trong một số tr−ờng hợp gặp khó khăn. Tại Yên Bái, có xã mở băng chỉ nghe đ−ợc tiếng mà không thấy hình. Khi đó các loại hình truyền thông khác có −u thế hơn. Việc vận chuyển làm cho băng bị bụi, nhanh hỏng, giảm chất l−ợng âm thanh và hình ảnh. “Tôi nghĩ các hình thức này đều có hiệu quả nh−ng để cho ng−ời dân ng−ời ta dễ dàng chấp nhận và nhớ lâu nhất là chiếu phim, nh−ng chiếu phim lại có hạn chế mà chúng tôi gặp phải là những khu vực không có điện thì chúng tôi gặp khó khăn và thứ hai nữa là đầu máy chúng tôi cũng gặp khó khăn” (Trà Vinh 2, nữ, 33 tuổi, ẹy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh). Mặc dù không thu hút đ−ợc nhiều đối t−ợng nh− chiếu phim nh−ng tranh lật cũng là loại hình truyền thông đ−ợc nhiều ng−ời −a thích, nhất là ng−ời lớn và học sinh. Tranh lật phù hợp với học sinh và giáo viên vì gần gũi với ph−ơng pháp giảng dạy sử dụng các giáo cụ trực quan trong nhà tr−ờng. Ngoài việc kết hợp các loại hình truyền thông, ch−ơng trình còn sử dụng ph−ơng pháp truyền thông lặp lại thông qua các hoạt động lồng ghép. Hầu hết ng−ời dân chỉ có trình độ học vấn thấp, cần có một quá trình mới có thể làm cho nhận thức của họ thay đổi, từ đó dẫn đến điều chỉnh hành vi. Truyền thông lặp lại nâng cao hiêu quả truyền thông rõ rệt. 6. Thay lời kết “Quyền trẻ em” là một vấn đề hết sức tế nhị trong bối cảnh một xã hội nông nghiệp còn nhiều nét truyền thống nh− Việt nam. Phổ biến những thông điệp liên quan tới chủ đề này ngày càng trở thành cấp thiết và rõ ràng là sẽ gặp không ít khó khăn thách thức trong những điều kiện nh− vậy. Có thể thấy rằng ch−ơng trình truyền thông Mai rất có hiệu quả đối với các địa ph−ơng , đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít ng−ời. Những loại hình truyền thông đ−ợc sử dụng đã góp phần thay đổi b−ớc đầu nhân thức và hành vi của các nhóm đối tuợng liên quan đến vấn đề quyền trẻ em. Tác động của dự án tr−ớc hết đến nhóm mục tiêu (cha mẹ và trẻ em) và cũng có tác động đến cộng đồng, đến chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa ph−ơng. Nhóm nghiên cứu cho rằng với những kinh nghiệm tích cực rút ra từ quá trình thực hiện dự án này và với tầm quan trọng của vấn đề quyền trẻ em và vệ sinh môi tr−ờng tại Việt Nam, nên tiếp tục nhân rộng sáng kiến truyền thông này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2003_buiquangdung_3275.pdf
Tài liệu liên quan