Mối tương quan tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính và lymphô bào với độ nặng bệnh mạch vành ở những bệnh nhân được chụp mạch vành theo chương trình

Tài liệu Mối tương quan tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính và lymphô bào với độ nặng bệnh mạch vành ở những bệnh nhân được chụp mạch vành theo chương trình: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 192 MỐI TƯƠNG QUAN TỈ LỆ BẠCH CẦU ĐA NHÂN TRUNG TÍNH VÀ LYMPHÔ BÀO VỚI ĐỘ NẶNG BỆNH MẠCH VÀNH Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỤP MẠCH VÀNH THEO CHƯƠNG TRÌNH Võ Anh Minh*, Trương Quang Bình** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) và lymphô bào với độ nặng BMV theo thang điểm Gensini. Đối tượng và phương pháp: Dân số nghiên cứu gồm 133 bệnh nhân được chụp mạch vành chương trình. Nhóm chứng (n=24) gồm các bệnh nhân có động mạch vành bình thường. Bệnh nhân có hẹp mạch vành được phân thành 2 nhóm dựa vào số điểm Gensini, xơ vữa động mạch vành nhẹ (n=81; điểm Gensini 1-50) và xơ vữa động mạch vành nặng (n=28; điểm Gensini > 50). Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào được tính bằng tỉ lệ số lượng bạch cầu đa nhân trung tính chia cho số lượng lymphô bào. Kết quả: Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ở nhóm điểm Gensini cao là 3,96 ± 2,48 cao hơn so với nhóm điểm ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính và lymphô bào với độ nặng bệnh mạch vành ở những bệnh nhân được chụp mạch vành theo chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 192 MỐI TƯƠNG QUAN TỈ LỆ BẠCH CẦU ĐA NHÂN TRUNG TÍNH VÀ LYMPHÔ BÀO VỚI ĐỘ NẶNG BỆNH MẠCH VÀNH Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỤP MẠCH VÀNH THEO CHƯƠNG TRÌNH Võ Anh Minh*, Trương Quang Bình** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) và lymphô bào với độ nặng BMV theo thang điểm Gensini. Đối tượng và phương pháp: Dân số nghiên cứu gồm 133 bệnh nhân được chụp mạch vành chương trình. Nhóm chứng (n=24) gồm các bệnh nhân có động mạch vành bình thường. Bệnh nhân có hẹp mạch vành được phân thành 2 nhóm dựa vào số điểm Gensini, xơ vữa động mạch vành nhẹ (n=81; điểm Gensini 1-50) và xơ vữa động mạch vành nặng (n=28; điểm Gensini > 50). Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào được tính bằng tỉ lệ số lượng bạch cầu đa nhân trung tính chia cho số lượng lymphô bào. Kết quả: Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ở nhóm điểm Gensini cao là 3,96 ± 2,48 cao hơn so với nhóm điểm thấp (p=0,001) và nhóm chứng (p<0,001). Có sự tương quan mức độ vừa giữa tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào với tổng điểm Gensini ở bệnh nhân có xơ vữa động mạch vành (r=0,439 với p < 0,0001). Phân tích hồi qui logistic, tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào cao là yếu tố tiên lượng độc lập cho xơ vữa động mạch vành nặng (p=0,019). Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ở mức 2,32 là điểm cắt tối ưu để tiên lượng hẹp động mạch vành nặng với độ nhạy 71,4% và độ đặc hiệu 68,6%; diện tích dưới đường cong 0,737 (p < 0,001), khoảng tin cậy 95%: 0,628-0,845. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào yếu tố tiên lượng độc lập cho xơ vữa động mạch vành nặng. Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào là xét nghiệm dễ thực hiện, chi phí thấp, dễ sử dụng, không xâm lấn cho ta một khái niệm ban đầu về độ nặng BMV. Từ khóa: tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào, điểm Gensini, bệnh mạch vành. ABSTRACT ASSOCIATION BETWEEN NEUTROPHIL TO LYMPHOCYTE RATIO AND SEVERITY OF CORONARY ARTERY DISEASE IN PATIENTS UNDERGOING ELECTIVE CORONARY ANGIOGRAM Vo Anh Minh, Trương Quang Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 192 - 198 Objective: To explore relation of neutrophil to lymphocyte ratio (NLR) with severity of coronary artery disease (CAD) according to Gensini score. Patients and methods: The study population consisted of 133 consecutive patients who underwent elective coronary angiography. Control group (n=24) consisted of patients with normal coronary arteries. Patients with coronary stenosis were divided into 2 groups by use of Gensini score. those with mild atherosclerosis (n = 81; Gensini score 1-50) and severe atherosclerosis (n =28; Gensini score >50). NLR were calculated as the ratio of neutrophil count to lymphocyte count. Results: Neutrophil to lymphocyte ratio in high Gensini score group was 3.96 ± 2.48 and higher compared to low Gensini score (p=0.001) and Control group (p<0.001). There was modest relation of neutrophil to lymphocyte Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, ** Bộ môn Nội ĐHYD TpHCM Tác giả liên lạc: BS. Võ Anh Minh ĐT: 01239221523 Email: anhminh.krb@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 193 ratio with Gensini score in atherosclerosis patients (r=0.439 with p < 0.0001). In logistic regression analyses, only NLR (odds ratio: 1.576, CI: 1.198-2.072, p=0.001) was independent predictor of severe atherosclerosis (p=0.019). A NLR of 2.32 was an optimal cut-off for predict the severe atherosclerosis with a sensitivity of 71.4 % and specificity of 68.6%; the area under the curve was 0.737 (p < 0.001), 95% confidence intervals : 0.628-0.845. Conclusion: This study had showed neutrophil to lymphocyte ratio was independent predictor for severe atherosclerosis. Neutrophil to lymphocyte ratios easily accessible, cheap and easy to use, noninvasive show us an basic understanding to severity of coronary artery disease. Key words: neutrophil to lymphocyte ratio, Gensini score, Coronary artery disease ĐẶT VẤN ĐỀ BMV có một cơ chế sinh lý bệnh phức tạp và tình trạng viêm giữ một vai trò quan trọng(6). Trong 4 năm gần đây trên thế giới có hơn 10 nghiên cứu cho thấy tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào là một dấu ấn viêm mới trong tiên lượng độ nặng BMV. Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để có khái niệm ban đầu về độ nặng BMV dựa vào xét nghiệm dễ thực hiện, đơn giản, chi phí thấp. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tỉ lệ và mối tương quan giữa tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào với độ nặng BMV theo thang điểm Gensini. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong, điểm cắt của tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào trong tiên lượng độ nặng BMV theo thang điểm Gensini. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn vào Các bệnh nhân được chụp mạch vành qua da theo chương trình tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2016 đến tháng 05/2016. Tiêu chuẩn loại ra Bệnh nhân có bệnh hệ thống và sử dụng điều trị thuốc ảnh hưởng lên số lượng bạch cầu như các rối loạn liên quan hệ thống tạo máu, tiền sử bệnh ác tính và hoặc hóa trị liệu, bệnh tự miễn,đang có tình trạng bệnh lý viêm, nhiễm trùng cấp, tình trạng viêm mạn kèm theo,đã được can thiệp ĐMV qua da hoặc mổ bắc cầu ĐMV, tiền sử sử dụng corticoid trong 3 tháng vừa qua, tiền sử xơ gan hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối, tai biến mạch máu não: nhồi máu não hoặc xuất huyết não hoặc cơn thoáng thiếu máu não, bệnh động mạch ngoại biên, THA thứ phát. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Cách chọn mẫu Chọn mẫu theo phương pháp liên tiếp Cỡ mẫu Được tính theo công thức: n = + 3 Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu, C: Được chọn từ bảng liên quan đến sai sót loại I và loại II, r : Hệ số tương quan Chọn: C = 13,33 tương ứng với alpha = 0,01 và beta = 0,2 (power= 0,8) r = 0,42 là hệ số tương quan trong nghiên cứu của Tanindi và các cs(8). n = + 3 = 69 Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần để nghiên cứu là 69 bệnh nhân. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá Hệ thống tính điểm Gensini được sử dụng để xác định độ nặng BMV(3). Phương pháp này định nghĩa dựa trên mức độ hẹp lòng ĐMV: 1 = hẹp 1%-25%; 2 = 26-50%; 4 = 51-75%; 8=76-90%; 16= 91-99% và 32= tắc nghẽn hoàn toàn. Số điểm sau đó được Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 194 nhân với yếu tố thể hiện sự quan trọng của vị trí của sang thương trong ĐMV. Tính điểm vị trí: 5đ = sang thương thân chung, 2,5đ = ĐM liên thất trước đoạn gần hoặc ĐM mũ đoạn gần; 1,5đ= ĐM liên thất trước đoạn giữa hoặc ĐM mũ đoạn giữa; 1đ = ĐM liên thất trước đoạn xa hoặc ĐM mũ đoạn xa, nhánh chéo thứ nhất, nhánh bờ tù thứ nhất, ĐMV phải, ĐM liên thất sau, và ĐM trung gian và 0,5đ= nhánh chéo thứ hai và nhánh bờ tù thứ hai. Thang điểm Gensini có ưu điểm đánh giá mức độ nặng của sang thương, số sang thương, ý nghĩa của sang thương về mặt chức năng và là thang điểm được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, thang điểm Gensini có những hạn chế nhất định là không khảo sát tuần hoàn bàng hệ trong bệnh mạch vành, chưa khảo sát chính xác sinh lý tưới máu mạch vành. Độ nặng BMV Được đánh giá qua thang điểm Gensini, dựa theo bảng điểm Gensini chia tắc nghẽn mạch vành ra làm 3 nhóm: nhóm điểm thấp (Gensini 1-50), nhóm điểm cao (Gensini > 50), nhóm chứng (Gensini = 0 điểm). Nhóm chứng Các bệnh nhân có số điểm Gensini =0, được xác định dựa vào chụp mạch vành cho thấy hoàn toàn không có hẹp trên động mạch vành. Tỉ lệ số lượng bạch cầu đa nhân trung tính (mm3) và số lượng lymphô bào (mm3) (BC: biến định lượng, liên tục. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: So sánh đặc điểm cơ bản giữa các nhóm: nhóm chứng, nhóm điểm Gensini thấp, nhóm điểm Gensini cao. Nhóm chứng Điểm Gensini=0 n=24 Điểm Gensini thấp n = 81 Điểm Gensini cao n =28 Giá trị p Tuổi, năm 57,88 ± 13,63 62,46 ± 10,72 68,25 ± 11,57 0,006 Nam giới % (n) 45,8% (11) 54,3% (44) 50,0% (14) 0,747 Y T N C THA, % (n) 70,8% (17) 74,1% (60) 64,3% (18) 0,612 ĐTĐ, % (n) 20,8% (5) 28,4% (23) 39,3% (11) 0,331 RLMM, % (n) 50,0% (12) 67,9% (55) 67,9% (19) 0,252 Thừa cân và Béo Phì, % (n) 25,0% (6) 43,2% (35) 28,6% (8) 0,159 XN sinh hóa Đường huyết, mmol/l 6,29 ± 2,32 7,1 ± 4,3 10,9 ± 16 0,046 Cholesterol, mmol/l 4,7 ± 1,8 4,5 ± 1,2 4,7 ± 1,2 0,435 LDL, mmol/l 1,4 ± 0,7 1,2 ± 0,7 1,1 ± 0,2 0,146 HDL, mmol/l 2,5 ± 1,0 2,8 ± 1,1 3,1 ± 1,2 0,004 TG, mmol/l 2,1 ± 1,6 2,0 ± 0,9 2,0 ± 1,6 0,353 Creatinine, mmol/l 1,0 ± 0,3 0,9 ± 0,2 1,0 ± 0,3 0,669 CPR phản ứng 2,4±5,1 6,2±13,3 16,6±32,3 < 0,001 XN huyết học Tổng số lượng BC x10 9 /L 6,9±1,7 7,5±2,1 8,6±2,4 0,012 Số lượng BCĐNTT x10 9 /L 3,9±1,2 4,5±1,7 5,9±2,2 <0,001 Số lượng Lymphô bào x 10 9 /L 2,2±0,7 2,0±0,7 1,8±0,8 0,117 Hemoglobin, g/dL 13,2±1,2 13,5±1,6 12,0±2,3 0,001 Số lượng tiểu cầu, G/L 223±57 244±56 267±91 0,305 Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào 1,84 ± 0,58 2,53 ± 1,70 3,96 ± 2,48 < 0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 195 Bảng 2: Tỉ lệ số nhánh ĐMV bị hẹp trong BMV cấp và mạn Số nhánh ĐMV bị hẹp BMV ổn định Số ca (%) HCVC Số ca (%) Tổng 1 13 (39,4% 27 (38,6%) 40 (38,8%) 2 7 (21,2%) 18 (25,7%) 25 (24,3%) 3 13 (39,4%) 25 (35,7%) 38 (36,9%) Tổng 33 (100%) 70 (100%) 103 (100%) Bảng 3: So sánh tỉ lệ trung bình BCĐNTT và lymphô bào giữa nhóm hẹp một nhánh và hẹp hơn một nhánh ĐMV. Số nhánh ĐMV hẹp Hẹp 1 nhánh n = 40 Hẹp hơn 1 nhánh n = 63 p Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào 2,21 ± 1,02 3,45 ± 2,38 0,002 Bảng 4: So sánh tỉ lệ trung bình BCĐNTT và lymphô bào giữa các nhóm theo thang điểm Gensini Điểm Genisini Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào Phép kiểm T độc lập So sánh giữa các nhóm Điểm cao(n=28) 3,96 ± 2,48 Điểm cao với Điểm thấp, với p= 0,001 Điểm thấp với Nhóm chứng, với p=0,057 Điểm cao với Nhóm chứng, với p < 0,001 Điểm thấp(n= 81) 2,53 ± 1,70 Nhóm chứng (n=24) 1,84 ± 0,58 Bảng 5: Phân tích hồi qui logistic để xác định yếu tố tiên lượng độc lập điểm Gensini cao. Tỉ số chênh Độ tin cậy 95% Giá trị p Tuổi 1,085 1,019-1,154 0,011 BCĐNTT và lymphô bào 1,480 1,066-2,056 0,019 CRP phản ứng 0,998 0,969-1,028 0,902 HDL-C 0,624 0,116-3,358 0,583 Glucose 1,042 0,954-1,138 0,362 Bảng 6: Độ nhạy và độ đặc hiệu của tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào trong tiên lượng điểm Gensini cao Giá trị BCĐNTT và lymphô bào Độ nhạy Độ đặc hiệu 2,2672 0,714 0,657 2,2875 0,714 0,667 2,3098 0,714 0,676 2,3257 0,714 0,686 2,3410 0,679 0,686 2,3595 0,679 0,695 2,3793 0,643 0,695 Ghi nhận: Trong nghiên cứu này, tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ở mức 2,32 là điểm cắt tối ưu để tiên lượng xơ vữa động mạch vành nặng với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 71,4% và 68,6%. Diện tích dưới đường cong là 0,737 (p<0,001) CI: 0,628-0,845. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Biểu đồ 1: Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ở các phân nhóm chứng, điểm Gensini thấp, điểm Gensini cao BÀN LUẬN So sánh tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào giữa hai nhóm bệnh nhân: hẹp 1 nhánh mạch vành và hẹp hơn 1 nhánh mạch vành Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ở nhóm có BMV hẹp 1 nhánh và hẹp hơn 1 nhánh khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Theo nghiên cứu của Yaron Arbel và cs thực hiện năm 2012 thực hiện trên 3005 bệnh nhân được chụp mạch vành với các chỉ định khác nhau. Độ nặng BMV được phân ra thành 4 nhóm dựa vào số lượng nhánh mạch vành bị bệnh (0,1,2,3). Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 (tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào< 2,0) gồm 30% bệnh nhân; nhóm 2 (tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào 2,0-3,0), gồm 30% bệnh nhân; nhóm 3 (tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào > 3,0) gồm 40% bệnh nhân. Phân tích cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa trong độ nặng mạch vành giữa 3 nhóm (p< 0,001), và tương quan thuận giữa giá trị tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào cao và độ nặng BMV (p< 0,001)(Error! Reference source not found.). T Ỉ L Ệ B C Đ N T T /L Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 196 Khảo sát tỉ lệ và mối tương quan giữa tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào với độ nặng BMV theo thang điểm Gensini, phân tích hồi qui đa biến để xác định yếu tố tiên lượng xơ vữa động mạch vành nặng. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào giữa nhóm có điểm Gensini cao và nhóm điểm Gensini thấp khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào giữa nhóm có điểm Gensini cao và nhóm chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Hệ số tương quan Spearman giữa tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào với tổng điểm Gensini trong nghiên cứu của chúng tôi là r = 0,439 với p < 0,0001. Phân tích hồi qui logistic, tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào cao là yếu tố tiên lượng độc lập cho điểm Gensini cao hay xơ vữa động mạch vành nặng, cùng với yếu tố tuổi (OR: 1,085, 95%CI: 1,019-1,154; p=0,011). Theo nghiên cứu của Zhang G.Y và cs thực hiện năm 2014 nghiên cứu trên 219 bệnh nhân. Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ở nhóm có điểm Gensini cao có giá trị cao hơn có ý nghĩa so với nhóm điểm thấp (p< 0,05). Phân tích tương quan thể hiện rằng tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào tương quan có ý nghĩa với thang điểm Gensini. Sau khi phân tích đa biến, tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào cao là yếu tố tiên lượng độc lập của điểm Gensini cao, cùng với tuổi và HDL(10). Theo nghiên cứu của Sari và cs thực hiện năm 2013 nghiên cứu trên 180 bệnh nhân được chụp động vành chọn lọc. Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào tương quan có ý nghĩa thang điểm Gensini, r=0,413 với p < 0,001. Phân tích hồi qui logistic, tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào là yếu tố tiên lượng độc lập của BMV (tỉ số odds: 1,576, CI: 1,198-2,072; p=0,001)(6). Theo nghiên cứu của Hasan Kayavà cs thực hiện năm 2014 trên 172 bệnh nhân. Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào cao hơn có ý nghĩa ở nhóm có xơ vữa động mạch nặng so nhóm xơ vữa động mạch nhẹ và nhóm chứng (tương ứng, 4,1±3,0. 2,4±1,2, và 1,9±0,6; p< 0,001). Phân tích tương quan, tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào tương quan có ý nghĩa với điểm Gensini (r=0,422, p< 0,001) (4). Nghiên cứu Hasan Kaya và cs, cho thấy tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào là yếu tố tiên lượng độc lập cho tình trạng xơ vữa động mạch vành nặng (OR= 1,798; 95%CI:1,348-2,399; p <.001) cùng với glucose (OR: 1,010 95%CI: 1,002- 1,017; p= 0,02); HDL-C (OR 0,927, 95% CI:0,884-0,971; p= 0,001). Theo nghiên cứu của Chen J và cs thực hiện năm 2011 đến 2013 trên 2.976 bệnh nhân BMV và 571 bệnh nhân không có BMV. Kết quả cho thấy tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào là yếu tố tiên lượng độc lập cho cả sự hiện diện của BMV (OR =1,18, 95%CI:1,09-1,27; p=0,009) và điểm Gensini cao (OR=1,10. 95% CI: 1,01-1,16; p=0,032)(2). Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi số ca có điểm Gensini cao ít (n=28 bệnh nhân), do đó việc phân tích hồi qui logistic đa biến có ý nghĩa thống kê thấp cần được phân tích với số lượng bệnh nhân nhiều hơn. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong, điểm cắt của tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào trong tiên lượng độ nặng BMV theo thang điểm Gensini Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ở mức 2,32 là điểm cắt tối ưu để tiên lượng hẹp động mạch vành nặng với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 71,4% và 68,6%. (Diện tích dưới đường cong là 0,737, 95%CI: 0,628-0,845; p<0,001 ). Theo nghiên cứu của Hasan Kaya và cscho thấy với giá trị tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ≥ 2,5 tiên lượng xơ vữa động mạch vành nặng với độ nhạy 62% và độ đặc hiệu 69% (diện tích dưới đường cong ROC là 0,73, CI: 0,648-0,813; p< 0,001)(4). Theo nghiên cứu của Zhang G. Y và cs với tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ≥ 2,385 tiên lượng xơ vữa động mạch nặng với độ nhạy là 63,6% và chuyên là 62,7% (diện tích dưới đường cong ROC: 0,658, 95%CI = 0,583-0,733; P < 0,05(10). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 197 Theo nghiên cứu của Chen J và cs cho thấy tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ≥ 2,04 tiên lượng xơ vữa động mạch vành nặng (độ nhạy: 62,1%, độ đặc hiệu 54,8%), dưới đường cong ROC: 0,63, 95% CI: 0,59-0,67; p=0,000(Error! Reference source not found.). Ý nghĩa của hệ thống tính điểm Gensini Murakami Naoto và cs thực hiện nghiên cứu năm 2007 đến 2012(5), so sánh kết quả tiên lượng dự hậu lâm sàng của 2 thang điểm SYNTAX và thang điểm Gensini ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định sau can thiệp động mạch vành qua da. Nhóm tác giả thực hiện phân tích hồi cứu 795 bệnh nhân BMV ổn định được chụp mạch vành từ tháng 1/2007 đến tháng 8/2012. Nghiên cứu đưa ra kết luận: Hệ thống tính điểm Gensini không kém so với hệ thống tính điểm SYNTAX trong tiên lượng dự hậu lâm sàng sau can thiệp động mạch vành qua da ở những bệnh nhân đau thắt ngực ổn định. Tiên lượng sau can thiệp mạch vành có vẻ tốt ở nhóm điểm Gensini thấp (đặc biệt những bệnh nhân có tổng điểm Gensini < 66,5). Theo nghiên cứu của Zencirci và cs(9), mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá giá trị tiên lượng của hệ thống tính điểm Gensini với dự hậu lâm sàng trong 3 năm ở những bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da tiên phát cho nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên. Nghiên cứu đưa ra kết luận: Hệ thống tính điểm Gensini có thể tiên lượng dự hậu lâm sàng xấu trong thời gian theo dõi trung hạn (3 năm) ở những bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên. Nghiên cứu của Christoph Sinning và cs thực hiện 1996-2004(7), độ nặng BMV liên quan với dự hậu tim mạch. Mục tiêu nghiên cứu đánh giá tiên lượng dài hạn được theo dõi dựa vào đánh giá ban đầu với thang điểm SYNTAX và Gensini. Nghiên cứu cho kết quả: Thang điểm Gensini cùng với những biến lâm sàng có thể được sử dụng để tiên lượng dự hậu tim mạch trong suốt thời gian theo dõi dài hạn đến 8 năm ở những bệnh nhân BMV. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy có sự tương quan mức độ vừa giữa tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào với tổng điểm Gensini ở bệnh nhân có xơ vữa động mạch vành. Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào ở mức 2,32 là điểm cắt tối ưu để tiên lượng hẹp động mạch vành nặng. Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào là yếu tố tiên lượng độc lập cho xơ vữa hay hẹp động mạch vành nặng. Tỉ lệ BCĐNTT và lymphô bào là xét nghiệm chi phí thấp, tính toán đơn giản, dễ thực hiện, không xâm lấn cho ta một khái niệm ban đầu về độ nặng BMV, cùng với những dữ liệu lâm sàng, dấu ấn viêm khác giúp bác sĩ có định hướng: giải thích người nhà tình trạng bệnh, dự trù vật tư trang thiết bị can thiệp mạch vành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arbel Y, Finkelstein A, Halkin A, Birati E. Y, Revivo M, et al. (2012), "Neutrophil và lymphocyte ratio is related to the severity of coronary artery disease and clinical outcome in patients undergoing angiography".Atherosclerosis, 225 (2), pp. 456-60. 2. Chen J, Chen MH, Li S, Guo YL, Zhu CG, et al. (2014), "Usefulness of the neutrophil-to-lymphocyte ratio in predicting the severity of coronary artery disease: a Gensini score assessment".J Atheroscler Thromb, 21 (12), pp. 1271-82. 3. Gensini GG. (1983), "A more meaningful scoring system for determining the severity of coronary heart disease".Am J Cardiol, 51 (3), pp. 606. 4. Kaya H, Ertas F, Soydinc MS. (2014), "Association between neutrophil to lymphocyte ratio and severity of coronary artery disease".Clin Appl Thromb Hemost, 20 (2), pp. 221. 5. Murakami N, Kokubu N, Nishida J, Hase M, Fujito T, et al. (2014), "Do Two Scoring Systems of Coronary Stenosis, Syntax Score and Gensini Score, Similarly Predict Clinical Outcome After Pci in Patients With Stable Angina Pectoris?".Circulation, 130 (Suppl 2), pp. A15183-A15183. 6. Sari I, Sunbul M, Mammadov C, Durmus E, Bozbay M, et al. (2015), "Relation of neutrophil to lymphocyte and platelet to lymphocyte ratio with coronary artery disease severity in patients undergoing coronary angiography".Kardiol Pol, 73 (12), 1310-6. 7. Sinning C, Lillpopp L, Appelbaum S, Ojeda F, Zeller T, et al. (2013), "Angiographic score assessment improves cardiovascular risk prediction: the clinical value of SYNTAX and Gensini application".Clin Res Cardiol, 102 (7), pp. 495-503. 8. Tanindi A, Erkan AF, Ekici B, Alhan A, Tore HF. (2014), "Neutrophil to lymphocyte ratio is associated with more extensive, severe and complex coronary artery disease and impaired myocardial perfusion".Turk Kardiyol Dern Ars, 42 (2), pp. 125-30. 9. Zencirci AE, Zencirci E, Degirmencioglu A, Karakus G, Ugurlucan M, et al. (2014), "The relationship between Gensini Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 198 score and ST-segment resolution in patients with acute ST- segment elevation myocardial infarction undergoing primary percutaneous coronary intervention".Kardiol Pol, 72 (6), pp. 494-503. 10. Zhang GY, Chen M, Yu ZM, Wang XD, Wang ZQ. (2014), "Relation between neutrophil-to-lymphocyte ratio and severity of coronary artery stenosis".Genet Mol Res, 13 (4), pp. 9382-9. Ngày nhận bài báo: 01/12/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_tuong_quan_ti_le_bach_cau_da_nhan_trung_tinh_va_lympho_b.pdf
Tài liệu liên quan