Tài liệu Môi trường, Tài nguyên và Phát triển bền vững - Cam kết của Việt Nam: Xã hội học số 4 (88), 2004 3
Môi tr−ờng, Tài nguyên
và Phát triển bền vững - Cam kết của Việt Nam
Phạm Khôi Nguyên
1. Phát triển bền vững - mục tiêu và xu thế phát triển toàn cầu
Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi tr−ờng và phát triển bền vững không còn
là vấn đề của riêng một quốc gia, một khu vực, mà đã thực sự trở thành mối quan
tâm toàn cầu. Do vậy, việc xem xét, giải quyết vấn đề này cũng không thể tiến hành
riêng lẻ ở từng n−ớc, cho dù n−ớc đó có giàu mạnh, có tiềm lực to lớn đến mức nào đi
chăng nữa. Thực tế cho thấy tính nguy cấp, phức tạp và nan giải của các vấn đề về
môi tr−ờng và phát triển bền vững đang đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế và nỗ lực
lớn của toàn nhân loại. Cộng đồng quốc tế trong hơn 30 năm qua đã rất tích cực hoạt
động vì sự sống và phát triển bền vững của mái nhà chung - Trái Đất - của chúng ta.
Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình này.
Sự kiện lớn đầu tiên đánh dấu việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi
tr−ờng...
8 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường, Tài nguyên và Phát triển bền vững - Cam kết của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (88), 2004 3
Môi tr−ờng, Tài nguyên
và Phát triển bền vững - Cam kết của Việt Nam
Phạm Khôi Nguyên
1. Phát triển bền vững - mục tiêu và xu thế phát triển toàn cầu
Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi tr−ờng và phát triển bền vững không còn
là vấn đề của riêng một quốc gia, một khu vực, mà đã thực sự trở thành mối quan
tâm toàn cầu. Do vậy, việc xem xét, giải quyết vấn đề này cũng không thể tiến hành
riêng lẻ ở từng n−ớc, cho dù n−ớc đó có giàu mạnh, có tiềm lực to lớn đến mức nào đi
chăng nữa. Thực tế cho thấy tính nguy cấp, phức tạp và nan giải của các vấn đề về
môi tr−ờng và phát triển bền vững đang đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế và nỗ lực
lớn của toàn nhân loại. Cộng đồng quốc tế trong hơn 30 năm qua đã rất tích cực hoạt
động vì sự sống và phát triển bền vững của mái nhà chung - Trái Đất - của chúng ta.
Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình này.
Sự kiện lớn đầu tiên đánh dấu việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi
tr−ờng và phát triển bền vững là “Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi tr−ờng - Con
ng−ời” họp tại Xtốc-khôm (Thụy Điển) từ ngày 5 đến 16 tháng 6 năm 1972. Điều
quan trọng mà Hội nghị xem xét là nhu cầu cần có một quan điểm chung và những
nguyên tắc chung để h−ớng mọi dân tộc trên thế giới vào quá trình gìn giữ và làm tốt
đẹp hơn môi tr−ờng sống của con ng−ời.
Tròn 20 năm sau ngày Hội nghị Môi tr−ờng thế giới lần thứ nhất, Hội nghị
Th−ợng đỉnh Liên hợp quốc về Môi tr−ờng và Phát triển đã đ−ợc nhóm họp từ 03
đến 16 tháng 6 năm 1992 tại Ri-ô đờ Gia-nê-rô (Bra-xin) với sự tham gia của các
nguyên thủ quốc gia đến từ hơn 170 n−ớc trên thế giới. Một lần nữa, vấn đề bảo vệ
môi tr−ờng và phát triển bền vững đ−ợc đặt ra một cách cấp thiết hơn và với một
tầm nhìn cao hơn và bao quát hơn. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu bảo vệ
môi tr−ờng với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị đã nhất trí lấy phát
triển bền vững làm mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI và đã đ−a ra một
ch−ơng trình hành động quốc tế mang tên “Ch−ơng trình Nghị sự 21”. Xuất phát từ
mục tiêu phát triển bền vững và nội dung của “Ch−ơng trình Nghị sự 21”, nhiều
quốc gia trong đó có Việt Nam cũng đã xây dựng “Ch−ơng trình Nghị sự 21 quốc
gia” của n−ớc mình.
Tuy nhiên, 10 năm sau Hội nghị Th−ợng đỉnh Liên hợp quốc về Môi tr−ờng và
Phát triển, Liên hợp quốc đã đánh giá việc thực hiện các cam kết tại Hội nghị ch−a
đạt đ−ợc kết quả khả quan và ch−a đáp ứng đ−ợc sự mong đợi. Thực tế cho thấy,
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Môi tr−ờng, tài nguyên và phát triển bền vững - cam kết của Việt Nam 4
trong vòng 10 năm kể từ Rio - 92, môi tr−ờng toàn cầu tiếp tục bị xuống cấp, các tài
nguyên thiên nhiên tiếp tục bị hủy hoại. Mỗi năm, 11-13 triệu ha rừng bị chặt phá,
hàng chục triệu ha đất bị hoang mạc hóa. Ô nhiễm gia tăng, nguồn n−ớc sạch ngày
càng khan hiếm. Tình trạng đói nghèo trên thế giới ngày càng trầm trọng, với 2,4 tỷ
ng−ời sống trong cảnh nghèo đói, các điều kiện xã hội và y tế không đ−ợc cải thiện,
các n−ớc nghèo, các khu vực nghèo ngày càng nghèo hơn, các n−ớc giàu ngày càng
giàu lên, khoảng cách Bắc (các n−ớc phát triển) - Nam (các n−ớc đang phát triển)
ngày càng sâu, rộng. Trong khi đó các n−ớc phát triển chỉ huy động 0,22% GNP cho
ODA so với 0,7% mà Liên hợp quốc đã kêu gọi và đ−ợc nhiều n−ớc cam kết tại Rio -
92. Tác động của toàn cầu hóa, tự do hóa th−ơng mại và các hàng rào th−ơng mại trá
hình, mặt trái của việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, của đa dạng sinh
học, bảo vệ môi tr−ờng, việc khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, sự phân chia không thỏa đáng phúc lợi xã hội, sự phát triển của các
công ty, tập đoàn tài chính xuyên quốc gia và các luồng tài chính bị luân chuyển
thiên lệch và đặc biệt gần đây là những diễn biến phức tạp sau sự kiện 11 tháng 9
năm 2001 tại Mỹ là những nguyên nhân trực tiếp và tiềm ẩn tác động lên phát triển
bền vững của toàn thế giới.
Tr−ớc bối cảnh đó, Liên hợp quốc đã quyết định tổ chức Hội nghị th−ợng đỉnh
Thế giới về Phát triển bền vững tại Jo-han-net-bớt, Cộng hòa Nam Phi vào năm 2002
nhằm tiếp tục tái khẳng định các nguyên tắc và các văn bản đã đ−ợc thông qua tại
Hội nghị Ri-ô năm 1992, đồng thời đề ra một Kế hoạch thực hiện ở cấp độ toàn cầu để
đạt đ−ợc sự phát triển bền vững. Lấy tên gọi của Hội nghị th−ợng đỉnh lần này là
Phát triển bền vững, Liên hợp quốc muốn các quốc gia nhìn nhận và cam kết đúng
đắn hơn về sự phát triển bền vững của thế giới nh− là một xu thế và mục tiêu tất yếu
cho mọi con đ−ờng phát triển.
2. Quá trình thực hiện các cam kết phát triển bền vững của Việt Nam
Hòa nhập với xu thế phát triển theo h−ớng bền vững của toàn cầu, Việt Nam
đã tích cực tham gia và thể hiện các cam kết của mình. Chính phủ Việt Nam đã cử
các đoàn cấp cao tham gia các Hội nghị nêu trên và cam kết thực hiện phát triển bền
vững. Điều đó thể hiện ở những kết quả cụ thể sau:
a. Ban hành các văn bản thể chế hóa mục tiêu phát triển bền vững
Việt Nam cũng đã ban hành và tích cực thực hiện nhiều văn bản quan trọng
để thể chế hóa các cam kết của mình nh−: Kế hoạch quốc gia về Môi tr−ờng và Phát
triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000 (ban hành kèm theo Quyết định số 187/CT ngày
12 tháng 6 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ tr−ởng), tạo tiền đề cho quá trình
phát triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững cũng đã đ−ợc
khẳng định trong Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng khóa VIII về tăng c−ờng công tác bảo vệ môi
tr−ờng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc, trong đó nhấn mạnh:
“Bảo vệ môi tr−ờng là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đ−ờng lối, chủ
tr−ơng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Phạm Khôi Nguyên 5
quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất n−ớc”. Quan điểm phát triển bền vững đã tiếp tục đ−ợc tái
khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam và trong Chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là:
“Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng tr−ởng kinh tế đi đôi với với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi tr−ờng” và “Phát triển kinh tế - xã hội phải
gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi tr−ờng, bảo đảm sự hài hòa giữa môi tr−ờng
nhân tạo với môi tr−ờng thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác
của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà n−ớc đã đ−ợc ban hành và
triển khai thực hiện; nhiều ch−ơng trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã đ−ợc
tiến hành và thu đ−ợc những kết quả b−ớc đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển
bền vững đã đi và cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển
của đất n−ớc.
b. Thành lập hệ thống tổ chức quản lý nhà n−ớc về môi tr−ờng và tài
nguyên đến các cấp quận/ huyện, ph−ờng / xã với quan điểm coi tài nguyên
và môi tr−ờng là một bộ phận cấu thành của quá trình phát triển kinh tế -
xã hội
Với quan điểm coi tài nguyên và môi tr−ờng là một bộ phận cấu thành của
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ngày 05 tháng 8 năm 2002, Quốc hội đã thông
qua Nghị quyết số 02/2002/QĐ11 trong đó quyết định thành lập Bộ Tài nguyên và
Môi tr−ờng. Trên cơ sở đó, Thủ t−ớng Chính phủ cũng đã có Quyết định số
45/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2003 thành lập Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng
trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng. Cho đến nay, hệ
thống tổ chức ngành tài nguyên và môi tr−ờng đã từng b−ớc ổn định và đi vào hoạt
động, thực hiện chức năng quản lý nhà n−ớc về tài nguyên đất, tài nguyên n−ớc, tài
nguyên khoáng sản, môi tr−ờng, khí t−ợng thủy văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi
cả n−ớc. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà n−ớc về tài nguyên và môi tr−ờng đã
dần dần đ−ợc hình thành tới cấp quận/ huyện, ph−ờng/ xã.
c. Tăng c−ờng và đa dạng hóa các nguồn đầu t− cho công tác bảo vệ
môi tr−ờng và tài nguyên
Hiện tại mức đầu t− cho bảo vệ môi tr−ờng ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều so
với các n−ớc trong khu vực cũng nh− so với tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi tr−ờng
gây ra. Tuy nhiên, Chính phủ đã có các giải pháp tích cực nhằm đa dạng hóa đầu t−
cho bảo vệ môi tr−ờng. Các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi tr−ờng cũng đang đ−ợc
nghiên cứu và từng b−ớc đ−ợc áp dụng vào công tác quản lý môi tr−ờng. Ngày
26/6/2002, Thủ t−ớng Chính phủ đã thành lập Quỹ Bảo vệ môi tr−ờng Việt Nam, ban
hành Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi tr−ờng đối với n−ớc thải.
Các hình thức thu phí bảo vệ môi tr−ờng đối với một số nguồn gây ô nhiễm khác nh−:
khí thải, chất thải rắn, v.v... cũng đang đ−ợc nghiên cứu xây dựng và ban hành trong
thời gian tới. Việc tổ chức thu thuế khai thác tài nguyên cũng đã đ−ợc ban hành, áp
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Môi tr−ờng, tài nguyên và phát triển bền vững - cam kết của Việt Nam 6
dụng và đang tiếp tục đ−ợc mở rộng. Việc sử dụng các công cụ kinh tế cho công tác
bảo vệ môi tr−ờng sẽ tạo ra những kích thích tích cực từ phía kinh tế đối với những
ng−ời sử dụng các thành phần môi tr−ờng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp
phần nâng cao mức đầu t− cho công tác bảo vệ môi tr−ờng ở Việt Nam hiện nay.
d. Lồng ghép vấn đề môi tr−ờng trong quá trình lập kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội đã đ−ợc thực hiện đồng bộ và thống nhất ở các cấp, các
ngành
Đến nay ở Việt Nam, trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
vấn đề bảo vệ môi tr−ờng ngày càng đ−ợc chú trọng, quan điểm phát triển bền vững
đã đ−ợc thể hiện trong các chiến l−ợc, quy hoạch phát triển của đất n−ớc, ý thức bảo
vệ môi tr−ờng đã bắt đầu đ−ợc quan tâm. Vấn đề bảo vệ môi tr−ờng đã b−ớc đầu đ−ợc
lồng ghép vào các chiến l−ợc, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phải kể
đến là trong Chiến l−ợc toàn diện về tăng tr−ởng và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên,
vẫn còn một số quyết định về phát triển kinh tế - xã hội ch−a đ−ợc cân nhắc đầy đủ
các yếu tố về môi tr−ờng. Ch−a có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các chiến l−ợc và
chính sách về phát triển kinh tế với chiến l−ợc và các chính sách bảo vệ môi tr−ờng.
Quá trình lập kế hoạch phát triển về kinh tế - xã hội và về môi tr−ờng ch−a đ−ợc
triển khai đồng bộ mà vẫn theo quy trình và khuôn khổ riêng, ít có sự trao đổi hoặc
gắn kết với nhau. Vì thế, vẫn tồn tại nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi tr−ờng đồng hành
với quá trình phát triển và sự lãng phí nguồn lực.
đ. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi tr−ờng và phát triển bền vững
Để thu hút mọi ng−ời dân tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi tr−ờng,
Đảng và Nhà n−ớc đã chú trọng nhiều đến việc xã hội hóa các hoạt động này. Nhiều
phong trào quần chúng đã đ−ợc phát động rộng rãi và đã mang lại nhiều kết quả to
lớn. Có thể nêu những phong trào tiêu biểu nh−: “Sạch làng tốt ruộng”, “Xây dựng 3
công trình nông thôn hố xí, nhà tắm, giếng n−ớc”, “thành phố xanh - sạch - đẹp” v.v.
Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ cũng đã đ−ợc tạo mọi
điều kiện, d−ới mọi hình thức để tham gia có hiệu quả vào công tác bảo vệ môi
tr−ờng và phát triển bền vững của đất n−ớc.
e. Tích cực tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực bảo vệ môi tr−ờng và phát triển bền vững
Việt Nam là một n−ớc đang phát triển, tiềm năng kinh tế còn rất hạn chế,
việc h−ớng tới và đạt đ−ợc các mục tiêu phát triển bền vững là vô cùng cần thiết và
rất quý báu. Nhận thức đ−ợc điều đó, Chính phủ Việt Nam đã rất tích cực tham gia
các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế và khu vực về vấn đề này. Năm 1992, Chính phủ
Việt Nam đã tham gia phê chuẩn và ký kết vào bản Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp
quốc về môi tr−ờng và Phát triển ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô (Bra-xin) và các Công −ớc quốc
tế về Đa dạng sinh học, Biến đổi khí hậu tại Hội nghị.
Ngoài việc tham dự ký kết các Công −ớc quốc tế, Việt Nam đã b−ớc đầu tham
gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi tr−ờng theo nhiều
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Phạm Khôi Nguyên 7
ph−ơng thức nh−: hợp tác đa ph−ơng, hợp tác song ph−ơng, hợp tác khu vực và hợp
tác toàn cầu. Quan hệ hợp tác của Việt Nam với các tổ chức quốc tế về môi tr−ờng
ngày càng phát triển, đặc biệt với UNEP (ch−ơng trình môi tr−ờng của Liên hợp
quốc), WWF (Quỹ bảo vệ động vật hoang dã), IUCN (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế
giới), UNDP (Ch−ơng trình phát triển Liên hợp quốc), FAO (Tổ chức nông - l−ơng thế
giới),... Điều này có ý nghĩa quan trọng và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho
công tác bảo vệ môi tr−ờng và phát triển kinh tế - xã hội ở n−ớc ta. Đồng thời, Việt
Nam cũng đang tích cực hợp tác với các n−ớc trong khu vực trong công tác quản lý,
bảo vệ môi tr−ờng. Hiện nay, n−ớc ta đang là thành viên chính thức của Tổ chức các
quan chức cao cấp về môi tr−ờng của các n−ớc ASEAN (ASOEN). Chúng ta cũng đã
tranh thủ sự trợ giúp về tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi tr−ờng
với nhiều n−ớc phát triển nh−: Thụy Điển, Hà Lan, Ô-xtrây-li-a, Đan Mạch, Ca-na-
đa, Nhật Bản, Pháp,...
Cho đến nay, một số dự án quốc tế về môi tr−ờng đã b−ớc đầu đạt đ−ợc
những kết quả khả quan. Trong đó, đặc biệt có các dự án nh−: Dự án SIDA/IUCN
về tăng c−ờng năng lực quản lý môi tr−ờng, Dự án VCEP về ch−ơng trình môi
tr−ờng Việt Nam, Dự án về bảo vệ đa dạng sinh học GEF, Dự án UNEP/COBSEA
về môi tr−ờng biển, Ch−ơng trình n−ớc sạch và vệ sinh môi tr−ờng với sự trợ giúp
của UNICEP, v.v
3. Việt Nam h−ớng tới mục tiêu phát triển bền vững trong những
thập niên đầu của thế kỷ XXI
a. Ban hành Chiến l−ợc bảo vệ môi tr−ờng quốc gia đến năm 2010 và
định h−ớng đến năm 2020
Thực hiện cam kết của mình, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành xây dựng và
ban hành Chiến l−ợc bảo vệ môi tr−ờng quốc gia đến năm 2010 và định h−ớng đến
năm 2020 (kèm theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003
của Thủ t−ớng Chính phủ). Đây là văn bản định h−ớng quan trọng cho công tác bảo
vệ môi tr−ờng của Việt Nam trong các thập niên đầu của thế kỷ XXI. Chiến l−ợc đã
khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa bảo vệ môi tr−ờng với phát triển
kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam: “Chiến l−ợc Bảo
vệ môi tr−ờng là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến l−ợc phát triển
kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất n−ớc. Phát
triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi
tr−ờng. Đầu t− bảo vệ môi tr−ờng là đầu t− cho phát triển bền vững”.
Với quan điểm nêu trên, Chiến l−ợc đề ra một số chỉ tiêu chính về môi tr−ờng
cần đạt đ−ợc đến năm 2020 nh− sau :
- 80% cơ sở sản xuất kinh doanh đ−ợc cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
môi tr−ờng hoặc Chứng chỉ ISO 14001.
- 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý n−ớc thải tập
trung đạt tiêu chuẩn môi tr−ờng.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Môi tr−ờng, tài nguyên và phát triển bền vững - cam kết của Việt Nam 8
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử
dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom đ−ợc tái chế.
- 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn đ−ợc sử dụng n−ớc sạch.
- Nâng tỷ lệ đất có rừng cho phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả n−ớc.
- 100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng trong nội
địa đ−ợc ghi nhãn môi tr−ờng theo tiêu chuẩn ISO 14021.
Để đạt đ−ợc các mục tiêu định h−ớng đến năm 2020 cùng với các mục tiêu cụ
thể đến năm 2010, Chiến l−ợc đã xác định các nhóm nhiệm vụ cơ bản, bao gồm:
- Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm;
- Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi tr−ờng nghiêm trọng;
- Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- Bảo vệ và cải thiện môi tr−ờng các khu vực trọng điểm;
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Và các giải pháp thực hiện:
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi tr−ờng.
- Tăng c−ờng quản lý nhà n−ớc, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi tr−ờng.
- Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi tr−ờng.
- Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội và bảo vệ môi tr−ờng.
- Tăng c−ờng và đa dạng hóa đầu t− cho bảo vệ môi tr−ờng.
- Tăng c−ờng năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ
môi tr−ờng.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi tr−ờng.
- Tăng c−ờng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi tr−ờng.
Chiến l−ợc cũng đã phê duyệt về nguyên tắc 36 ch−ơng trình, kế hoạch, đề
án và dự án −u tiên cấp quốc gia để triển khai, thực hiện các nội dung cơ bản của
Chiến l−ợc.
b. Ban hành Định h−ớng chiến l−ợc phát triển bền vững ở Việt Nam
(Ch−ơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam)
Thực hiện các cam kết đã đạt đ−ợc tại Hội nghị Th−ợng định Trái đất về Môi
tr−ờng và phát triển ở Ri-ô đờ Ra-nê-rô (Bra-xin), đến nay đã có 113 n−ớc trên thế
giới xây dựng và thực hiện Ch−ơng trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc
gia và 6.416 Ch−ơng trình Nghị sự 21 cấp địa ph−ơng. Đồng thời tại các n−ớc này
đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện ch−ơng trình này. Một
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Phạm Khôi Nguyên 9
số n−ớc trong khu vực nh− Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều đã xây
dựng và thực hiện Ch−ơng trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng Ch−ơng trình Nghị sự 21
cho Việt Nam, Chính phủ đã khẩn tr−ơng xây dựng và ban hành Định h−ớng chiến
l−ợc phát triển bền vững ở Việt Nam (tại Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17
tháng 8 năm 2004 của Thủ t−ớng Chính phủ). Đây là một bản chiến l−ợc khung,
bao gồm những định h−ớng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa ph−ơng, các
tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm
bảo đảm phát triển bền vững đất n−ớc trong thể kỷ 21. Bản Định h−ớng nêu lên
những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ tr−ơng, chính
sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động −u tiên cần đ−ợc thực hiện để
phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Cần thấy rằng, bản Định h−ớng không thay
thế các chiến l−ợc, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có mà là căn cứ để cụ thể
hóa Chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến l−ợc Bảo vệ môi
tr−ờng quốc gia đến năm 2010 và định h−ớng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5
năm 2006 - 2010, cũng nh− xây dựng chiến l−ợc, quy hoạch tổng thể và kế hoạch
phát triển của các ngành, địa ph−ơng, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa
giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi tr−ờng,
bảo đảm sự phát triển bền vững đất n−ớc.
Trong lĩnh vực tài nguyên và môi tr−ờng, bản Định h−ớng chiến l−ợc đã xác
định rõ những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi tr−ờng và kiểm
soát ô nhiễm cần −u tiên nhằm phát triển bền vững, bao gồm:
- Chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất;
- Bảo vệ môi tr−ờng n−ớc và sử dụng bền vững tài nguyên n−ớc;
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản;
- Bảo vệ môi tr−ờng biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển;
- Bảo vệ và phát triển rừng;
- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp ;
- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại;
- Bảo tồn đa dạng sinh học;
- Thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những
ảnh h−ởng có hại của biến đổi khí hậu, phòng và chống thiên tai.
c. Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ môi tr−ờng
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc
Nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ môi tr−ờng trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc, trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ
môi tr−ờng, 6 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ
Chính trị, Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng đã phối hợp với Ban Khoa giáo Trung −ơng
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Môi tr−ờng, tài nguyên và phát triển bền vững - cam kết của Việt Nam 10
xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ môi tr−ờng trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. Đến nay, bản dự thảo đã qua
nhiều lần chỉnh sửa trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị,
các Ban Đảng, các Bộ, ngành, cấp chính quyền ở trung −ơng và địa ph−ơng và dự
kiến sẽ đ−ợc thông qua trong thời gian sắp tới.
Bản dự thảo Nghị quyết tiếp tục khẳng định quan điểm: “Bảo vệ môi tr−ờng
vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững,
phải đ−ợc thể hiện trong các chiến l−ợc, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội. Khắc phục t− t−ởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ
môi tr−ờng. Đầu t− cho bảo vệ môi tr−ờng là đầu t− cho phát triển bền vững”, đồng
thời đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho công tác bảo vệ môi tr−ờng
trong thời gian tới.
4. Kết luận
Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc
thực hiện các cam kết quốc tế của mình về phát triển bền vững. Những cố gắng đó đã
đ−ợc Việt Nam khẳng định tại Hội nghị th−ợng đỉnh về Phát triển bền vững tại Giô-
han-ne-xbớc (Nam Phi) từ 26-8-2002 đến 4-9-2002, rằng: “Tại Hội nghị Ri-ô đơ Gia-
nê-rô năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện đầy đủ Ch−ơng trình
Nghị sự 21. M−ời năm thực hiện các cam kết đó, Việt Nam đã phát huy cao độ nỗ lực,
chủ động hội nhập với ph−ơng châm “tăng tr−ởng nhanh về kinh tế đi đôi với thực
hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi tr−ờng”.
Mặc dù, trên bình diện quốc tế, việc thực hiện Ch−ơng trình nghị sự 21 đã
không thu đ−ợc những kết quả nh− mong đợi. Chất l−ợng môi tr−ờng và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất vẫn tiếp tục bị suy thoái. Các tác động tiêu
cực của quá trình toàn cầu hóa, các chính sách bất bình đẳng trong th−ơng mại các
sản phẩm dựa trên tài nguyên, sự phân bổ không công bằng lợi nhuận, nghèo đói...
là những nguy cơ tiềm tàng cho sự phát triển không bền vững. Song, Chính phủ
Việt Nam vẫn khẳng định cam kết sẽ tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc mà Hội nghị
Ri-ô đơ Gia-nê-rô 1992 đã thông qua, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia hãy làm hết
sức mình vì một nền hòa bình bền vững trên thế giới. Hòa bình, tôn trọng chủ
quyền lãnh thổ của nhau, hợp tác phát triển trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi
phải trở thành nguyên tắc ứng xử của mọi quốc gia trên thế giới và đó là tiền đề cơ
bản nhất để phát triển bền vững.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_2004_phamkhoinguyen_0873.pdf