Tài liệu Môi trường đất, nước và không khí: 1MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ
A. MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1 Định nghĩa
Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp
thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái đất.
Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem
như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí
hậu...
2. Những thành phần chủ yếu của môi trường đất
2.1. Thành phần vô sinh
Thành phần này gồm có một nữa là các khoáng chất, phân nữa còn lại là không khí và
nước và một ít chất hữu cơ từ xác bã các động thực vật có trong đất. Chất khoáng trong
đất có được từ sự phân hũy đá mẹ, và nguồn khác đến từ sông hồ, dòng chảy đại dương,
các cơn gió bảo, và từ các nguồn khác... Tùy theo kích thước cỡ hạt người ta chia thành
cát, bụi, sét, hạt keo.
2.2 Thành phần hữu sinh.
2.2.1 Vi sinh vật
Vi sinh vật đất gồm vi sinh vật hiếu khí, yếm khí và hiếm khí. Vi sinh vật...
42 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Môi trường đất, nước và không khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ
A. MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1 Định nghĩa
Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp
thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái đất.
Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem
như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí
hậu...
2. Những thành phần chủ yếu của môi trường đất
2.1. Thành phần vô sinh
Thành phần này gồm có một nữa là các khoáng chất, phân nữa còn lại là không khí và
nước và một ít chất hữu cơ từ xác bã các động thực vật có trong đất. Chất khoáng trong
đất có được từ sự phân hũy đá mẹ, và nguồn khác đến từ sông hồ, dòng chảy đại dương,
các cơn gió bảo, và từ các nguồn khác... Tùy theo kích thước cỡ hạt người ta chia thành
cát, bụi, sét, hạt keo.
2.2 Thành phần hữu sinh.
2.2.1 Vi sinh vật
Vi sinh vật đất gồm vi sinh vật hiếu khí, yếm khí và hiếm khí. Vi sinh vật là hệ sinh vật
quan trọng của môi trường đất. Đóng vai trò phân hũy để cung cấp chất hữu cơ.
2.2.2 Thực vật
Thực vật sống trong lòng đất như rễ cây, thực vật không diệp lục, thực vật đơn bào.
Thực vật trên mặt đất gồm nhiều loài, họ, bộ tạo nên quần xã thực vật, mỗi dạng môi
trường đất đặc trưng cho hệ thực vật nhất định. Thí dụ; cỏ năng thấy ở vùng đất phèn.
2.2.3 Động vật
Động vật trong và trên lòng đất như: giun, chuột, mối, kiến, sâu bọ, côn trùng đẻ trứng
trong lòng đất. Mỗi loại đất cũng có hệ động vật nhất định như cá sặc rằng ở vùng đất
phèn.... Các thành phần này liên kết thành chuỗi thực phẩm và năng lượng tồn tại tất yếu
trong môi trường đất.
Các thành phần vô sinh và hữu sinh tạo thành một dây chuyền thực phẩm và dây chuyền
năng lượng, tồn tại tất yếu trong môi trường đất.
3. Suy thoái đất
3.1 Định nghĩa
2Suy thoái đất được xem như là sự suy giảm chất lượng đất đai, sự suy giảm này ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Tiến trình suy thoái
đất có thể nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào điều kiện của thời tiết khí hậu, và trình độ hiểu
biết của chủ thể sử dụng và khai thác đất. Ngày nay suy thoái đất là vấn đề môi trường
nan giải nhất ở các quốc gia đang phát triển nhất là Châu Phi, đặc biệt là ở những vùng sa
mạc, bán sa mạc, cũng như vùng khí hậu ẩm ướt
Tài nguyên đất trên thế giới nhìn chung đang ở vào tình trạng bị suy thoái nghiêm trọng
do bị khai thác quá mức với những phương thức không thích hợp, do phá hoại tầng phủ
thực vật gây xói mòn, rửa trôi. Ở Hoa Kỳ bình quân mỗi năm khoảng 8,5 triệu ha bị nước
và gió xói cuốn đi khoảng 25.000 triệu tấn đất màu mỡ. Trên mỗi ha đất canh tác trung
bình bị xói mòn từ 1,8 đến 3,4 tấn đất/năm. Lượng chất dinh dưỡng bị rửa trôi vào khoảng
5,4 – 8,4 triệu tấn hàng năm, tương đương với sự mất đi 30 – 50 triệu tấn lương thực.
Biến đổi khí hậu kết hợp biện pháp sử dụng đất không hợp lý gây ra sa mạc hóa. Ước tính
đến nay 10% đất có tiềm năng khai thác nông nghiệp trên Trái Đất đã bị sa mạc hóa.
Các biện pháp làm đất, bón phân và tưới tiêu, xả thải nước, không hợp lý cũng gây ra tình
trạng đất bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc; trở thành chua, mặn hoặc laterit hóa.
Uớc tính hàng năm 15% đất toàn cầu bị suy thoái vì lý do nhân tạo. Trong đó suy thoái vì
xói mòn do nước chiếm 55,7%, do gió 28%, 12,1% do mất chất dinh dưỡng. Ở Trung
Quốc diện tích đất đã bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67
triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng, 6,67 triệu ha bị chua mặn, 4 triệu ha bị úng, lầy. Ở Ấn
Độ hàng năm mất 3,7 triệu ha đất trồng trọt. Tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương
860 triệu ha đất đã bị hoang mạc hóa ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người.
3.2 Các nguyên nhân chính gây suy thoái đất
3.2.1 Do tự nhiên.
- Địa hình đất có độ dốc cao
- Các tiến trình địa chất
3.2.2 Do con người
- Do canh tác không đúng khoa học (du canh, phá rừng, thâm canh) nên đất bị cằn cỗi và
cạn kiệt dưỡng chất, cấu trúc cuả đất bị phá vỡ.
- Làm gia tăng nồng độ độc chất và các muối trong đất như: lạm dụng phân bón, thuốc trừ
sâu.
- Độc chất và ô nhiễm đến từ các hoạt động công nghiệp và chất thải từ các thành phố.
- Quản lý đất kém (đất bị phá vỡ cấu trúc). Đa dạng sinh học trong môi trường đất bị giảm
thiểu, nhất là giảm sút hoạt động của vi sinh vật đất do hạn chế trồng các cây có thể tạo độ
phì tự nhiên cho đất. Sừ dụng đất đai không hợp lý
3.3 Các cấp độ suy thoái đất
3- Suy thoái đất nhẹ: một phần đất bề mặt bị mất đi, 70% thực vật còn được duy trì che phủ
đất.
- Suy thoái đất trung bình: hầu hết đất bề mặt bị mất đi. Dinh dưỡng bị nghèo kiệt, có thể
gây độc cho cây trồng, khả năng giữ nước kém. Chỉ có từ 30-70% thảm thực vât che phủ.
- Suy thoái đất nặng: dinh dưỡng nghèo kiệt trầm trọng, độc chất tác hại đến cây, thực vật
nghèo nàn. Có khoảng ít hơn 30% thực vật tự nhiên che phủ. Khả năng phục hồi chất
lượng đất tương đối khó và cực kỳ tốn kém.
- Suy thoái đất trầm trọng: không còn thực vật che phủ và không thể phục hồi.
3.4 Các loại hình suy thoái đất
Như đã đề cập ở phần trên, suy thoái đất là hậu qủa của hoạt động con người và sự
tương tác của hoạt động này với môi trường tự nhiên. Qua nghiên cứu, các Nhà khoa
học đã chia ra ba loại hình suy thoái chính như sau:
- Suy thoái đất lý học.
- Suy thoái đất hóa học.
- Suy thoái đất sinh học.
3.5 Hậu quả suy thoái đất
Sự suy thoái chất lượng đất, gây ra do canh tác, sử dụng đất không phù hợp của con người
đưa đến những thay đổi lớn về tình trạng dưỡng chất, nguồn hữu cơ, nồng độ các chất và
độc tố. Cụ thể:
- Làm giảm tiềm năng sản xuất của hệ sinh thái.
- Phá vỡ cân bằng nước, năng lượng, và chu trình vật chất trong hệ sinh thái.
- Tác hại đến môi trường sinh thái như làm giảm giá trị của đất, giảm khả năng dẫn thủy,
giảm sức chứa của các hồ...
- Ngoài tác động của suy thoái lên sản lượng nông nghiệp, môi trường nó còn dẫn đến
tình trạng bất ổn về xã hội, thúc đẩy sự thâm canh, gia tăng tốc độ khai hoang, làm ô
nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng.
- Tăng nguồn đầu tư vốn canh tác nông nghiệp.
- Giảm đa dạng sinh học.
3.6 Suy thoái đất ở Việt Nam
Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng hơn 33 triệu ha (thứ 57 s/v các nước trên thế giới và
diện tích đất bình quân khoảng 0.6 ha/người, thấp thứ 159 s/v thế giới). Đặc biệt, đất vùng
đồi núi chiếm khoảng 22 triệu ha (67% s/v tổng diện tích cả nước). Việt Nam thuộc vùng
nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, do đó, các tiến trình khoáng hóa và rửa trôi,
xói mòn trong đất xảy ra khá mạnh. Do đặc điểm khí hậu Việt Nam, nên đất dễ dàng có
chiều hướng bị thoái hóa. Hiện nay, khoảng 55 % diện tích đất tự nhiên được sử dụng cho
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chuyên dùng khác trong đó gần 7 triệu ha (21% s/v
tổng diện tích tự nhiên) là đất nông nghiệp.
4a. Vài số liệu đất bị suy thoái ở Việt Nam
- 10 triệu ha đang bị xói mòn do nước.
- 1,35 triệu ha đất nghèo kiệt dưỡng chất.
- Và các diện tích đất bị chua hóa, phèn hóa, xói mòn do gió, cỏ hóa, ngập úng, ...
chưa tổng kết cụ thể (ước tính khoảng 2 triệu ha).
Riêng đất ĐBSCL với hệ thống phân loại USDA/soil taxonomy, cho thấy đất cũng có
những trở ngại nhất định trong sự suy thoái đất.
b. Thực trạng suy thoái đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tài nguyên đất ở ĐBSCL đã được khai thác và sử dụng qua nhiều thế hệ, cùng với thời
gian con người định cư và sinh sống tại đây. Người dân địa phương đã áp dụng nhiều biện
pháp và kinh nghiệm: làm đất thủ công, làm đất bằng cơ giới, ém phèn, rửa phèn, tưới
tiêu, bón phân hoặc chỉ thuần túy dựa vào sức sản xuất tự nhiên của đất trên từng vùng đất
khác nhau nhầm đạt hiệu qủa cao nhất. Ngoài những tác động của con người, đất ĐBSCL
vẫn phát triển theo các tiến trình lý-hóa-sinh học tự nhiên trong đất dưới ảnh hưởng của
các điều kiện môi trường. Kết quả của những quá-tiến trình này đã làm cho đất ngày càng
thay đổi, phát triển có khả năng dẫn đến những suy thoái về dinh dưỡng, phèn hóa, mặn
hóa, lý tính kém, nghèo về quần thể vi sinh vật và cuối cùng làm cho đất giảm tiềm năng
sản xuất, đưa đến sự phát triển nông nghiệp không ổn định và lâu bền trên toàn vùng. Qua
kết quả phân loại đất theo hệ thống phân loại USDA/Soil taxonomy, đất ĐBSCL có khả
năng bạc màu theo các dạng sau đây:
- Đất có tiềm năng nén dẻ, hình thành tầng đất tích tụ sét có tính thấm và những đặc tính
vật lý khác kém, làm giới hạn tầng đất canh tác đối với sự phát triển của hệ thống rễ cây
trồng, xảy ra trên các các loại đất thuộc nhóm đất phù sa xa sông Tiền và sông Hậu đang
và đã phát triển mạnh.
- Đất có khả năng xảy ra hiện tượng khô cứng trên mặt đất, đối với các nhóm đất có thành
phần cơ giới tầng mặt khá nhẹ thuộc nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu.
- Tính cơ học của đất kém trở ngại cho việc làm đất, đất bị phèn hóa sinh ra nhiều độc
chất làm cho đất trở nên thích nghi kém hoặc không thích nghi tạm thời trong nông
nghiệp, nếu chưa được cải tạo. Có thể quan sát thấy ở các nhóm đất: đất phèn tiềm tàng và
đất phèn hoạt động.
- Đất có thể mặn hóa (dẫn đến sodic hóa) và úng thủy tạo điều kiện thuận lợi cho suy
thoái lý-hóa học hình thành. Dạng nầy có thể xảy ra ở các nhóm đất bị nhiễm mặn và
ngập mặn theo triều chưa phát triển hoặc phát triển yếu.
- Đất bị kiệt màu, thể tích đất có khả năng bị giới hạn trong tầng đất canh tác, độ sâu tầng
đất hoạt động của rể cây trồng mỏng dần và bị nước xói mòn.
5Trên đây là những tiềm năng mang tính chất dự đoán, dự báo được đánh giá từ đặc tính và
chất lượng đất của từng nhóm, từng loại đất. Sự thoái hóa đất sẽ xảy ra theo các tiến trình
tự nhiên. Do đó, tùy thuộc vào tác động của con người trong sử dụng, cải tạo đất có thể
làm cho đất thay đổi theo hướng có lợi hoặc ngược lại và tất nhiên cần phải trải qua thời
gian lâu dài.
4. Quan điểm và bảo tồn đất trên cơ sở phát triển bền vững
4.1 Quan điểm của FAO/Unesco
Quan điểm cũ
- Bảo tồn tài nguyên đất được coi là vấn đề kỹ thuật.
- Tập trung bảo tồn đất.
- Mục tiêu chung.
- Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
- Nông dân bị áp lực thực hiện.
- Đất đai người dân bị trưng dụng.
- Ít mang lại lợi ích cho người nông dân, đôi khi có những ảnh hưởng tiêu cực.
Quan điểm mới
- Chú ý quyền lợi người dân.
- Khích lệ các dự án có hiệu quả.
- Thuyết phục nông dân trong công tác bảo tồn tài nguyên đất.
- Nông dân thực hiện nhiệm vụ chính.
- Áp dụng trên quy mô nhỏ
- Tìm kiếm hệ thống sở hữu đất đai tốt, môi trường kinh tế, xã hội và điều kiện
chính trị phù hợp.
Các bước hành chính sau đây cần chú ý thực hiện để “chiến lược bảo tồn tài nguyên đất
quốc gia” được thành công:
- Thành lập hội đồng hoặc ban tư vấn về chiến lược bảo tồn tài nguyên đất.
- Xác định các nguyên chính đưa đến sử dụng đất sai lầm.
- Phân nhiệm cụ thể.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất đai.
- Giới thiệu các hệ thống luật pháp có liên quan
6- Thiết lập các nhu cầu huấn luyện.
- Xây dựng các chương trình bảo tồn tài nguyên đất rỏ ràng.
- Xuất bản các tài liệu có liên quan.
4.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến bảo tồn tài nguyên đất
- Tốc độ gia tăng dân số
- Đặc tính môi trường sinh sống
- Khả năng khai thác vùng đất mới
- Sự hình thành và phát triển mô hình xã hội mới
Phản ứng của xã hội đối với sự suy thoái đất là bảo tồn đất, có thể đưa ra các phương
pháp có thể kiểm soát hoặc ngăn chặn sự thoái hóa đất. Mục đích của bảo tồn đất là duy
trì sự hoạt động của sinh vật liên tục và lâu dài trong đất, hạn chế mức độ suy thoái đất.
Trong thực tế, bảo tồn đất và nước là một trong những thách thức to lớn. Đã có những
giải pháp công bố và đưa vào thực tiễn, tuy nhiên đễ làm sao áp dụng tốt và có những giải
pháp thích hợp cho từng quốc gia là vấn đề rất cần thiết.
Chính sách của nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Vấn đề về kinh tế xã hội.
- Tổ chức cuả các nông dân trực tiếp tham gia sản xuất.
- Các công ty xí nghiệp, các tổ chức đoàn thể.
- Thị trường tiêu thụ.
- Giáo dục cộng đồng.
- Cộng đồng đô thị.
4.3 Bảo tồn đất ở ĐBSCL
Trong các phần trước là những đánh giá về tiềm năng thoái hóa đất hiện tại của các nhóm
đất chính. Kết qủa cho thấy cần phải có những chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp
trong sử dụng và quản trị đất đai. Bởi lẽ, tiến trình đất cũng diễn biến như chu kỳ sống
của con người: phát sinh (sinh ra), phát triển (lớn lên), thuần thục (trưởng thành) và bạc
màu, cằn cổi (già đi). Đối với đất ĐBSCL cần chú ý một số điểm trong sử dụng như sau:
- Hiện tại, nhóm đất phù sa đang còn màu mỡ chưa có những trở ngại đáng kể, cần
được vun bón, làm đất và có thời gian để đất phục hồi. Nên bố trí mùa vụ và loại
cây trồng khác nhau (thí dụ: lúa được luân canh với đậu chẳng hạn) để cải thiện độ
phì của đất và có thể sử dụng tiềm năng phì nhiêu của đất được lâu dài.
- Cần bón phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh và làm bờ thửa cho nhóm đất phù
sa cổ có địa hình cao để tăng độ phì nhiêu cho đất và hạn chế sự xói mòn do nước
mưa hàng năm (đối với những loại đất có thành phần sa cấu thô ở lớp đất mặt).
7- Cần có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào các vùng đất ven sông rạch
đang bị nhiễm mặn hàng năm, để tránh hiện tượng đất bị mặn hóa và dẫn đến sodic
hóa đất (đối với nhóm đất phù sa nhiễm mặn). Tuy nhiên, cần thận trọng hơn trong
các khu vực đất phèn tiềm tàng, có tầng đất chứa vật liệu sinh phèn xuất hiện cạn
và trung bình vì tiềm năng phèn hóa dễ xảy ra khi xây dựng hệ thống đê bao ngăn
mặn.
- Đặc biệt đối với đất phèn, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện
để cải tạo và sử dụng đất phèn bằng nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, có 3
hướng chính: (1) Rửa phèn (đào kinh, mương, rãnh để tháo nước phèn), (2) ém
phèn (giữ mực thủy cấp trong đất trên tầng đất chứa vật liệu sinh phèn), (3) bố trí
cây trồng thích hợp (trồng các loại cây chịu phèn như: khóm, khoai mỡ, bạch đàn,
tràm, ...). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần phải tính toán để giữ cho môi
trường nước và sinh thái không bị ô nhiễm và hủy diệt trong sử dụng và cải tạo đất
phèn.
- Đẩy mạnh công tác xã hội và khuyến nông hầu giúp người nông dân từng vùng
hiểu nhiều hơn về mảnh đất của chính mình, để sử dụng và quản trị đất đúng
hướng.
Trên đây là một số đề nghị trong thời gian trước mắt về lâu dài, tùy trường hợp cụ thể của
từng khu vực ở địa phương sẽ có những biện pháp khác trong sử dụng và quản trị đất đai.
Nhìn chung, đất sản xuất là nguồn tài nguyên mang tính chất quyết định cho sự tồn tại của
nhân loại, tiềm năng của đất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải biết
sử dụng, vun đắp và cải tạo, mới có khả năng giữ và làm tăng độ phì nhiêu của đất nhằm
phát triển sản xuất nông nghiệp lâu bền và ổn định.
4.4 Bảo tồn tài nguyên đất trên cơ sở phát triển bền vững.
Cùng với sự giao lưu kinh tế được mở rộng, khối lượng hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam
và các nước tăng nhanh, Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời tăng sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và suy giảm sinh thái. Hệ sinh thái là cơ
sở tồn tại của sự sống trên hành tinh chúng ta, trong đó có loài người. Các hệ sinh thái
đảm bảo sự vận hành của các chu trình địa hoá, thuỷ hoá, chúng duy trì sự ổn định, màu
mỡ của đất, nước, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm và giảm nhẹ thiên tai.
Các quần xã sinh vật (gồm động vật, thực vật và vi sinh vật) đóng vai trò rất quan trọng
trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt là thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ thiên tai:
hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. Việc huỷ hoại rừng do khai thác gỗ,
khai hoang làm nông – công – ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người
trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn, sạt lở đất, hoang mạc hoá đất
8đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia
tăng các thảm hoạ thiên nhiên…gây ô nhiễn môi trường đất, nước không khí.
Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu
vùng và toàn cầu: tạo ra bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi
thời tiết nóng bức, giảm sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hoà nguồn oxy và
cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua quá trình quang hợp…
Các quần xã sinh vật đặc biệt là các loại nấm và vi sinh vật có khả năng hấp thụ, phân huỷ
các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác…
5. Quản lý tài nguyên đất
5.1 Thu thập dữ liệu gốc về tài nguyên đất
Đây là việc làm tối cần thiết, là số liệu gốc và nền tảng cho việc thẩm định và đánh giá
nguồn tài nguyên đất. Đánh giá tài nguyên đất đai hiện nay có thể được tiến hành dựa trên
các kỹ thuật tin học như: viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, và mô hình hoá tài nguyên
đất
5.2 Phân loại đất
Phân loại tài nguyên đất là một trong những công việc không thể thiếu trong việc khảo sát
TNMTĐ, nó là một trong những phần việc đầu tiên của phân tích tài nguyên đất (TNĐ).
Trong các nghiên cứu về đất cần chú ý sức chứa, sức sản xuất, sự nhạy cảm môi trường
(MT) và các tác động MT của MT đất. Ví dụ như khi sử dụng tài nguyên đất cho trồng
rừng thi trước nhất nên đánh giá xem ảnh hưởng của nó đến chất lượng MT đất nước
không khí quanh vùng. Kiến thức về hệ sinh thái rất quan trọng để giải quyết các vấn đề
trên
5.3 Thống kê tài nguyên đất đai
Thống kê TNĐ nhằm để cung cấp thông tin về sự xói mòn, đưa ra tiêu chuẩn về khả năng
sử dụng TNMTĐ, và cũng cung cấp cơ sở cho việc qui hoạch và sử dụng đất ở cấp quốc
gai và cấp vùng. Đánh giá khả năng sử dụng đất đai để phân vùng sử dụng phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp bền vững.
5.4 Vấn đề kinh tế xã hội phát sinh trong việc quản lý đất
- Tốc độ gia tăng dân số
- Đặc tính môi trường sinh sống
- Khả năng khai thác vùng đất mới
- Sự hình thành và phát triển mô hình xã hội mới
- Hoạt động của con người
5.5 Qui hoạch và sử dụng đất nông nghiệp
9Qui hoạch sử dụng đất đai thường dựa chủ yếu vào hệ thống phân loại của FAO-
UNESCO, và của Mỹ. Mỗi hệ thống đều có những ưu và khuyết khác nhau. Hệ thống
phân loại của Mỹ đơn giản, trình bày kết quả rỏ ràng có thể dùng để đánh giá phân hạng
cho cả nước mà cũng có thể dùng để qui hoạch cho cơ sở sản xuất nông nghiệp. Nhược
điểm của hệ thống này không thể xem xét đến yêu cầu phong phú của cách sử dụng đất
khác.
Dựa vào hệ thống phân loại của Mỹ có các loại đất sau:
- Loại I: đất đai có hạn chế không đáng kể, không thu hẹp khả năng sử dụng đất
loại này.
- Loại II: đất có một số rất ít hạn chế, hơi thu hẹp khả năng lựa chọn cây trồng hoặc
cần có biệ pháp kỹ thuật bảo vệ đất.
- Loại III: đất có nhiều hạn chế nghiêm trọng, khả năng chọn lựa cây trồng bị thu
hẹp, có biện pháp kỹ thuật đặc biệt để bảo vệ đất.
- Loại IV: đất có hạn chế rất nghiêm trọng, khả năng chọn lựa cây trồng rất thu hẹp.
Cần có chế độ chăm sóc rất đặc biệt.
- Loại V: đất rất ít hoặc không bị xói mòn, khả năng sử dụng đất đai bị thu hẹp, chỉ
sử dụng làm đất đồng cỏ cắt hay chăn thả, hay nuôi thú hoang để săn bắn.
- Loaị VI: đất có nhiều hạn chế, không thích hợp để cày, chỉ sử dụng làm đồng cỏ.
- Loại VII: đất có những hạn chế rất nghiêm trọng, không thể sử dụng để làm đồng
cỏ. Rừng lấy gỗ cũng bị thu hẹp.
- Loại VIII: đất có hạn chế rất nghiêm trọng. Được sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi
hay danh lam thắng cảnh.
Hệ thống phân loại FAO-UNESCO thường chi tiết hơn và định loại đất này sử dụng cho
mục đích gì. Có 4 cấp là bậc, lớp, lớp phụ và đơn vị.
5.5.1 Bậc là mức độ thích hợp của đất đai: Có hai bậc
Thích hợp, có 3 lớp:
+ Rất thích hợp(S1): đất không có những hạn chế khi áp dụng trong điều kiện kinh
tế xã hội nhất định.
+ Thích hợp vừa (S2): đất có thể làm giảm năng suất hoặc tăng chi phí sản xuất.
+ Kém thích hợp (S3): tăng chi phí sản xuất, về mặt kinh tế phải loại bỏ cách sử
dụng đã đề nghị.
Không thích hợp:
10
+ Hiện thời không thích hợp (N1): đất có những mặt hạn chế có thể khắc phục
được trong tương lai gần.
+ Không thích hợp lâu dài (N2): đất có những hạn chế nghiêm trọng, không có khả
năng sử dụng hiệu quả. Mặc dù có nhiều tác động về mặt khoa học và kỹ thuật.
5.5.2 Lớp phụ: là phân chia nhỏ của lớp, nêu rõ bản chất của những hạn chế để có giải
pháp khắc phục
5.5.3 Đơn vị: là phân chia nhỏ của lớp phụ, thể hiện rỏ trên bản đồ thổ nhưỡng là những
con số được đánh số theo quy ước thể hiện sau: cột dọc ghi thứ tự khoảnh đất, hàng ngang
ghi tên cách sử dụng dự kiến cho khoảnh đất ấy, như vậy trông ô người ta sẽ ghi kết quả
về mức độ thích hợp của từng khoảnh đất theo từng cách sử dụng. Dựa vào bảng ghi tổng
hợp người ta có thể biết đất dùng vào việc gì là có lợi nhất.
Những quyết định qui hoạch thường dựa vào khảo sát cơ bản và phân tích có liên quan,
được thể hiện theo sơ đồ sau:
5.6 Đất phèn qui hoạch và sử dụng
Những tham khảo ban đầu
Khảo sát cơ bản
Phân loại đất định tính
Phân tích kinh tế xã hội
Phân loại đất đai định lượng
Những quyết định cho qui
hoạch
11
Diện tích đất phèn ở ĐBSCL chiếm rất lớn, sự hiện diện tầng phèn càng gần tầng mặt thì
hạn chế sự phát triển của cây trồng. Trong đất phèn có trị số pH thấp, hàm lượng dinh
dưỡng không cân đối, các độc chất sắt nhôm cao gây nên sự ức chế bộ rễ cây trồng, ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng, đôi khi hàm lượng độc chất quá cao sẽ làm cho cây trồng
bị chết. Tuỳ theo sự hiện diện tầng phèn ở các độ sâu trong đất mà chia thành các loại đất
phèn khác nhau. Để qui hoạch và sủ dụng đất phèn hiệu quả, hiện nay có một số biện
pháp sau:
- Duy trì hệ sinh thái tự nhiên của đất phèn để duy trì sự cân bằng, nhất là nguồn lợi
thuỷ sản Trên 2/3 thuỷ sản của thế giới phụ thuộc vào tình trạng ổn định của vùng
đất ngập nước.
- Kiểm soát nước để khống chế phèn
- Trồng cây chịu phèn
- Bón phân cân đối cho đất và cây trồng nhất là phân lân.
5.7 Đất rừng và bảo vệ rừng
Đất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các
chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ
nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn
sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và
tiến ra phía trước.
Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được
30% tốc độ gió và có khả năng bảo vệ phạm vi đất đai gấp hơn 2 lần chiều cao của cây. Ở
những nơi có gió cát và hạn hán nghiêm trọng, việc trồng những hàng cây phi lao ngăn
gió cát rất có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái đất đai.
Rừng là chiếc ô bảo vệ mặt đất. Khi trời mưa, do tán lá cây hứng đỡ nên nước mưa không
trực tiếp xối xuống mặt đất, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng chống xói
mòn. Thực tế cho thấy, nếu nước mưa trực tiếp xối vào mặt đất thì mỗi năm một hecta đất
trồng hoa bị xói mòn 20 tấn, đất trồng cỏ bị xói mòn 1 tấn, trong khi đó đất trồng rừng chỉ
bị xói mòn 0,1 tấn. Mặt đất trong rừng có nhiều cành và lá cây khô, nước mưa rơi xuống
mặt đất không thể xối thẳng vào đất, cũng không thể chảy nhanh mà ngầm chảy từ từ. Đó
là vật cản quan trọng khiến mưa to không gây ra lũ lụt và rất có ích đối với việc bảo vệ
đồng ruộng, nhà cửa.
Hiện nay, trên thế giới lượng khí cacbonic thải ra ngày một tăng. Biện pháp duy nhất để
giải quyết vấn đề này là trồng nhiều cây xanh, vì cây xanh có khả năng hấp thụ khí
cacbonic. Trung bình 1 hecta cây tán lá rộng có thể hấp thụ được 1 tấn khí cacbonic/ngày
và nhả ra 730kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do 1 người thải ra trong 1 ngày sẽ được
12
10m2 cây xanh hút hết. Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ tiếng ồn, hấp thụ một số chất ô
nhiễm trong không khí và một số nguyên tố kim loại nặng trong đất.
B. MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1 Định nghĩa ô nhiễm môi trường nước
Môi trường nước có thể bị nhiễm bẩn hoặc bị ô nhiễm. Nhiễm bẩn có thể màu sắc bị thay
đổi chưa gây hại. Ô nhiễm môi trường nước là nồng độ chất gây ô nhiễm vượt quá mức
an toàn cho phép. Ô nhiễm nguồn nước cho nông nghiệp và công nghiệp sẽ gây hậu quả
là ô nhiễm cho nguồn nước uống và sinh hoạt. Một cách tổng quát, bất cứ sự thay đổi chất
lượng nước về mặt vật lý, hóa học hay sinh học, mà sự thay đổi này có tác hại đến sinh
vật, hay sự thay đổi này làm cho nước không thích hợp cho bất cứ mục đích sử dụng nào
thì được xem là ô nhiễm môi trường nước.
2 Nguồn gây ô nhiễm nước
2.1 Nước thải từ khu công nghiệp & chế biến
Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gọi là nước thải công
nghiệp. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của
từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm chứa nhiều chất
hữu cơ với hàm lượng cao. Nước thải của xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có
kim loại nặng, và chất tấy rửa.
2.2 Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp
Do nhu cầu lương thực ngày càng tăng do vậy hoạt động nông nghiệp ngày càng phong
phú, đa dạng để đáp ứng và thỏa mãn đòi hỏi của cộng đồng. Chính vì vậy hoạt động
nông nghiệp đã đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thải độc hại, làm cho môi
trường ngày càng ô nhiễm hơn. Dư lượng thuốc trừ sâu và nhiều tạp chất của phân bón đã
làm cho hàm lượng kim loại nặng gia tăng theo thời gian. Ở ĐBSCL những năm gần đây,
do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, người nông dân tìm mọi cách để khai thác giúp cho năng
suất ngày càng cao, vả lại do ý thức kém nên họ sử dụng nhiều loại hóa chất và nông dược
độc hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân quanh vùng, hay gây độc đối
với các loài thủy sinh.
2.3 Nước thải từ khu dân cư
Là nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học... Đặc điểm cơ bản của
nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững cao, dễ bị phân hủy
sinh học như cacbonhydrat, protein, chất dinh dưỡng (phospho, nitơ). Tuy nhiên, trong
thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân này do con người là khác nhau. Hàm lượng
các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất
lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng & hệ thống tiếp nhận thải. Khi nước thải chưa xử lý
đưa vào kênh rạch sẽ gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu có các biểu hiện chính là: gia tăng
13
hàm lượng chất rắn lơ lửng, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực
với việc cấp nước cho các mục đích khác nhau, gia tăng mùi hôi và nhiều vi trùng.
2.4 Nước chảy tràn mặt đất
Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn gây
ra ô nhiễm nước sông, ao, hồ. Nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn,
hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản
xuất công nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp. Khối
lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích của vùng, thành phần,
khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước chảy qua.
Lưu lượng cực đại của nước chảy tràn được tính theo công thức: Q = 0,278 KIA
Trong đó:
- Q: Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn
- K: Hệ số chảy tràn thay đổi từ 0,1-0,95 tùy theo đặc điểm bề mặt
- I: Cường độ mưa trung bình (mm/giờ)
- A: Diện tích lưu vực (km2)
2.5 Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên
- Nhiễm phèn: các quá trình phèn hóa trong đất, khi gặp nước phèn sẽ hòa tan gây ra ô
nhiễm nguồn nước. Nguồn nước lúc này chứa nhiều các chất độc dạng ion Al3+, Fe2+,
SO4
2- & làm cho pH của nước thấp. Khi pH thấp sự phóng thích các kim loại nặng từ các
khoáng sét càng cao (Brêmen).
- Nhiễm do mặn: Nước mặn theo thủy triều hoặc từ các mỏ muối trong lòng đất khi hòa
lẫn trong môi trường nước làm cho nước bị ô nhiễm clo, natri khá cao. Nếu nước sông bị
nhiễm mặn ở vùng ven biển có thể chuyển nước mặn vào các vùng sâu trong nội địa đến
các vùng khác, gây suy giảm chất lượng nước ở vùng bị tác động và vùng lân cận phụ
thuộc.
Ô nhiễm phèn và mặn ở mức độ khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Tuy nhiên sự hoạt động của con người cũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm của các
yếu tố tự nhiên. Ví dụ như việc cải tạo Đồng Tháp Mười bằng các biện pháp đào kênh,
mương... là nguyên nhân gây gia tăng mức độ axit hóa của các con sông tại chỗ và lân
cận.
3 Tác nhân gây ô nhiễm
Có hàng ngàn các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, để tiện lợi cho việc kiểm soát và
khống chế ô nhiễm nguồn nước, cho nên chia chúng thành các nhóm cơ bản như sau:
.3.1 Các chất hữu cơ dễ bị phân hũy
14
Dạng này bao gồm cacbohydrat, protein, chất béo... Đây là chất gây ô nhiễm phổ biến
nhất có trong nước thải từ khu dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẫm. Các chất này
được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N & P, chúng nằm dưới dạng các hợp chất đa
phân tử, có cấu tạo phức tạp. Trong nước thải, các hợp chất này có phân tử lớn nên không
thể thấm qua màng vi sinh, để chuyển hóa các phân tử này, các vi sinh vật phải phân tách
chúng thành những mảnh nhỏ để có thể thấm qua tế bào.
3.2 Các chất hữu cơ bền vững
Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị phân hũy bởi vi sinh
vật. Một số có tác dụng tích lủy & tồn tại lâu dài trong môi trường nước & trong cơ thể
thủy sinh vật nên gây ô nhiễm lâu dài, đồng thời tác hại đến hệ sinh thái nước. Các chất
này thường có từ trong nước thải công nghiệp & nguồn nước chảy tràn từ các vùng nông,
lâm nghiệp sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc diệt
cỏ...Ngoài ra các chất này còn có độc tính cao đối với sinh vật trên cạn & con người.
3.3 Kim loại nặng
Hầu hết các kim loại có độc tính cao đối với con người, các loại động vật có vú
tôm, và cá. Các kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp như chì (Pb), thủy
ngân (Hg), Crom (Cr), Cadmium (Cd), Asenic (As), và Mangan (Mn).
- Chì (Pb): Chì có trong nước thải của ngành luyện kim, sản xuất pin- acqui, hóa dầu. Chì
còn được đưa vào môi trường từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì
có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể, có độc tính cao đối với não và gây chết người
nếu bị nhiễm độc nặng. Theo tiêu chuẩn của WHO cho phép nồng độ chì tối đa trong
nước uống là 0,05 mg/l. Tiêu chuẩn của Việt Nam cho phép nồng độ chì tối đa trong nước
sinh hoạt là 0,05 mg/l (TCVN 5943 - 1995). Chì trong nước xác định bằng hai phương
pháp: hấp thụ nguyên tử hoặc chiết trắc quang với thuốc thử dithzon, đo ở bước sóng 510
nm.
- Thủy ngân (Hg): Trong tự nhiên thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi
lửa. Thủy ngân còn có trong các chất thải công nghiệp phân bón, xút clo, bột giấy. Thủy
ngân có độc tính cao đối với các loại thủy sinh vật, đặc biệt là thủy ngân hữu cơ có độc
tính cao đối với các loài vi sinh, do vậy được sử dụng để diệt nấm mốc. Ngoài ra thủy
ngân cũng là hóa chất có độc tính cao đối với con người, sự kiện ô nhiễm thủy ngân hữu
cơ tại vịnh Minamata (Nhật Bản) trong thập kỷ 50, 60 là một ví dụ điển hình cho việc ngộ
độc thủy ngân ở thủy sinh vật & ngộ độc ở người thông qua chuỗi thức ăn. Theo tiêu
chuẩn Việt Nam 1995 qui định nồng độ thủy ngân tối đa là 0,001 mg/l đối với nước dùng
cho sinh hoạt và nước ngầm.
- Arsenic (As): Các hợp chất Arsenic có trong nước thải công nghiệp luyện kim, khai
khoáng. Arsenic là chất độc mạnh có khả năng tích lủy và gây ung thư. Theo tiêu chuẩn
15
về môi trường của Việt Nam (1995) nồng độ cho phép tối đa của Asen là 0,05mg/l cho
nước sinh hoạt & nước ngầm.
3.4 Các ion vô cơ
Trong nước tự nhiên có nhiều ion vô cơ có nồng độ cao, đặc biệt là trong nước biển.
Nước thải từ khu dân cư có nồng độ cao của các ion Cl-, SO42-, PO43-, Na+, K+, trong
nước thải công nghiệp ngoài các ion này còn có các chất vô cơ có độc tính cao như: Hg,
Pb, Cd, As, F...
3.5 Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất lỏng, khó tan trong môi trường nước, tan trong dung môi hữu cơ. dầu
mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế (dầu DO,
FO) & một số sản phẩm dầu mỡ còn chứa các chất độc như hydrocacbon thơm đa vòng
(PAH), Polyclobiphenyl (PCB), kim loại (chì). Do đó dầu mỡ có độc tính cao và tương
đối bền vững trong môi trường nước. Hầu hết các loài thực, động vật đều bị tác hại do dầu
mỡ. Hàng loạt những sự cố dầu tràn trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua đã
chứng minh cho những tác động nghiêm trọng của dầu mỡ đối với môi trường.
3.6 Các chất phóng xạ
Trong môi trường luôn tồn tại một lượng phóng xạ do hoạt dộng của con người như đốt
nhiên liệu, hoặc từ nguồn đất, đá, núi lửa tạo ra. Các sự cố phóng xạ có khả năng gây hại
nghiêm trọng đến con người và sinh vật chủ yếu do nổ hoặc rò rỉ các lò phản ứng nguyên
tử hạt nhân (sự cố Chernobyl ở Ucraina vào tháng 4 năm 1986, gây chết hàng trăm người
và hàng vạn người bị nhiễm phóng xạ), việc sử dụng bom hạt nhân, hay các vụ thử bom
hạt nhân ở các đảo Nam Thái Bình Dương, Trung Á... Bức xạ hạt nhân có khả năng gây
chết người ở cường độ cao, khi ở cường độ thấp chúng có khả năng gây tác động mãn
tính, gây hại đến nhiễm sắc thể, gây ung thư, hại phôi thai, ảnh hưởng đến di truyền. Bức
xạ hạt nhân còn có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật.
3.7 Các chất có mùi
Môi trường nước tinh khiết không mùi, nhưng khi bị ô nhiễm thường có mùi, do các
chất hữu cơ phân hũy yếm khí tạo nên mùi hôi tanh của H2S, FeS & CH4, hoặc có thể mùi
từ các hợp chất hóa học, dầu mỡ từ nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó
sự phân hũy yếm khí xác bã động thực vật, rác thải đóng vai trò quan trọng để tạo mùi.
3.8 Các chất rắn
Môi trường nước bị ô nhiễm bởi các chất rắn từ đất hoặc nước chảy tràn trên bề mặt hay
từ nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Chỉ tiêu đặc trưng cho các chất rắn trong
môi trường nước là tổng chất rắn TDS (Total Diposal Solid) đây chính là lượng chất rắn
16
có thể lọc được & không thể lọc. Theo qui định của WHO đối với nước uống TDS < 1200
mg/l.
3.9 Vi trùng
Nguồn nước bị ô nhiễm do phân chứa nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng (virus) đơn bào và
nhóm trứng giun sán gây bệnh. Các bệnh lây lan qua đường nước như các bệnh tả, thương
hàn, kiết lỵ... Hiện trạng này còn rất phổ biến ở các nước nghèo do điều kiện vệ sinh môi
trường và ý thức cộng đồng kém. Có 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị cho ô nhiễm phân:
- Nhóm Coliform.
- Nhóm Streptococci.
- Nhóm Clostridia khử Sulphit.
Thực tế khi phân tích về vi sinh vật nhóm Coliform được chú ý nhiều, sự có mặt của các
vi sinh này trong nước cho thấy rằng nước bị ô nhiễm phân và nước tiểu có thể có các loài
vi trùng gây bệnh.
4 Các phương thức đưa chất ô nhiễm vào môi trường
Nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến phương thức phóng thải
chất ô nhiễm như sau:
4.1 Dạng nguồn ô nhiễm
- Nguồn điểm: là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước,
bản chất, lưu lượng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm. Các điểm nguồn chủ yếu là:
ống khói nhà máy, cống xả nước thải, giàn khoang dầu khí, lò phản ứng hạt
nhân.....
- Nguồn không điểm: là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác
định được vị trí, bản chất, lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn không điểm
có khả năng phát tán xa hơn, rộng hơn & khó quan trắc hơn so với nguồn điểm. Ví
dụ như chất ô nhiễm được phát tán từ gió, mưa hoặc từ nước mưa chảy tràn...
4.2 Thành phần của chất ô nhiễm
Thành phần của chất ô nhiễm có vai trò quan trọng đối với độ bền vững và khả năng
tác động đến sinh vật. Nhiều chất độc không sử dụng ở dạng tinh khiết mà pha trong dung
dịch hữu cơ hoặc ở dạng chất độn để tăng khả năng thấm vào cơ thể sinh vật và tăng độ
bền vững trong môi trường. Ví dụ các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất độc quân sự...
Nhiều chất ô nhiễm bản thân có độc tính không cao nhưng có chứa các tạp chất và các tạp
chất này dù hàm lượng thấp nhưng có độc tính cao với hệ sinh thái và con người.
4.3 Tính chất vật lý của chất ô nhiễm
17
- Độ tan: chất có độ tan trong nước cao (các muối dinh dưỡng NH4+, NO3-, các ion
kim loại...) nhanh chóng phân tán vào nguồn nước và lan rộng trong môi trường.
Các chất này sau khi hấp thụ vào cơ thể sinh vật dễ dàng được bài tiết ra ngoài, ít
tích lũy trong cơ thể. Ngược lại các chất có độ tan trong nước kém, dễ tan trong
dung môi hữu cơ, hoặc trong chất béo, nhưng lại khó phân tán trong nguồn nước,
thường lắng hoặc nổi và dễ hấp thụ. Các chất này có khuynh hướng tích lũy trong
mô mỡ của động vật và khó bài tiết (ví dụ các loại thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo
hữu cơ: DDT, Thiodane; các hợp chất polyclobiphenyl; các dioxin...)
- Dạng tồn tại: chất ô nhiễm tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, khí. Dạng tồn tại cũng là
một trong các đặc điểm ảnh hưởng đến sự phân bố của các chất ô nhiễm.
4.4 Tính chất hóa học của chất ô nhiễm
Các chất ô nhiễm dễ thủy phân, ví dụ các loại thuốc bảo vệ thực vật phospho hữu cơ:
parathion, mêthyparathion... khó giữ được nồng độ cao trong môi trường sau một thời
gian dài, đặc biệt trong môi trường nước pH kiềm tính. Thời gian phân hủy của các hóa
chất này chỉ 10-15 giờ trong điều kiện pH trung tính. Chính vì vậy dung dịch loãng của
các chất kiềm như dung dịch xút, nước vôi thường được sử dụng để xử lý các vật liệu bị
nhiễm các hóa chất loại này.
Một số chất ô nhiễm có thể bị phân hủy hoặc chuyển hóa dưới tác dụng của ánh sáng có
nhiều tia tử ngoại (phản ứng quang phân), tạo ra chất có độc tính kém hơn. Các chất hữu
cơ trong nước thải khu dân cư (chất béo, cacbohydrat, hydrocacbon) dễ dàng bị oxy hóa
do vi sinh, tạo ra các chất không độc:
vi sinh
C4H10O3N + O2 CO2 + H2O + NH3
(C4H10O3N: công thức dùng chung của chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt).
Nhiều chất hữu cơ đa vòng ngưng tụ như dioxin, DDT, 2,4-pyren khó bị thủy phân, oxy
hóa nên tồn tại lâu trong môi trường và cơ thể sinh vật.
4.5 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến độ bền vững của chất ô nhiễm:
Các tính chất của môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi & tồn lưu của các
chất ô nhiễm trong môi trường.
- Diện tích bề mặt, dòng chảy & độ sâu của dòng sông: ảnh hưởng trực tiếp đến sự
pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất hữu cơ không bền vững.
Dòng sông có dòng chảy mạnh, lưu lượng lớn, độ sâu nông và bề mặt lớn thì khả
năng tự làm sạch cao đối với các chất các chất ô nhiễm hữu cơ do khả năng thông
thoáng không khí tốt, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy nhanh các chất
18
hữu cơ. Ngược lại, tại vùng nước ao tù thì khả năng tự làm sạch của môi trường
nước thấp.
- Độ pH, nhiệt độ: nhiệt độ của nước ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng hòa tan chất ô
nhiễm. Nhiệt độ càng cao, khả năng hòa tan của các chất ô nhiễm càng cao. Nhiệt
độ còn làm gia tăng tốc độ phản ứng thủy phân để chuyển chất ô nhiễm thành
những chất có độc tính thấp hơn. Độ pH, ảnh hưởng đến sự hòa tan và khả năng
phản ứng của các chất ô nhiễm. Một tác nhân ô nhiễm tồn tại ở trạng thái hòa tan
thường có độc tính cao hơn so với tồn tại ở các dạng khác. Ví dụ pH axit thì kẽm
tồn tại ở trạng thái hòa tan là Zn2+ & ZnHCO3+ có độc tính cao hơn khi pH kiềm,
kẽm tồn tại ở trạng thái kết tủa Zn(OH)2.
5 Tác hại của ô nhiễm nước
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng qua việc sử dụng nước cho sinh hoạt.
- Khi môi trường nước bị ô nhiễm, khả năng xâm nhiễm, bay hơi, khuyến tán vào
môi trường lân cận rất cao và nhanh, từ đó kéo theo sự ô nhiễm dây chuyền và gây
độc.
- Nhu cầu nước của thực động vật và con người rất lớn, do vậy khả năng tác hại của
môi trường nước khi ô nhiễm thì rất trầm trọng.
6. Quản lý tài nguyên nước
6.1 Quản lý môi trường nước mặt
6.1.1 Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nước mặt
Đây là công cụ pháp lý quan trọng nhất để QLMTN. Đã từ rất lâu các nước tiên tiến đã áp
dụng qui định là các cơ sở sản xuất phải có giấy phép thải nước mới được thải nước vào
hệ thống thoát nước chung ở đô thị và khu CN. Các giấp phép này được xét cấp cho mỗi
thời kỳ là 5 năm và sau đó phải được cấp giấy phép mới thì mới tiếp tục xả thải. Ở các
nước như Anh và Hà Lan thì mỗi 2 năm được cấp giấy phép mới. Các cơ sở vi phạm có
thể bị xử phạt từ nhẹ đến nặng như: khiển trách, cảnh cáo, xử phạt, thu hồi giấy phép, tạm
ngưng sản xuất hoặc phải đóng cửa nhà máy. Công cụ này tỏ ra đắc lực trong công tác
QLMT nước mặt
6.1.2 Phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng
Cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các cơ quan và các cấp chính quyền địa
phương trong QLMT nước, phân công và phân nhiệm rỏ ràng. Tiến hành kiểm tra sự tuân
thủ các qui định và các tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các nguồn thải gây ONMTN.
Trong nhiều trường hợp khi giải quyết vấn đề ô nhiễm nên có sự phối hợp đồng bộ với
các địa phương với nhau, giữa các tỉnh thành, đôi khi ở cấp vùng.
6.1.3 Đình kỳ quan trắc
19
Tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng MTNM, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm
trầm trọng và đề nghị biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm. Cần phân tích nguyên nhân gây
ôn nhiễm chính xác thì mới có thể khắc phục được. Ví dụ ô nhiễm nông dược trong quá
trình sản xuất nông nghiệp, lúc này phải phối hợp với cơ quan chức năng để xem xét nơi
nào đã sử dụng nông dược quá mức, loại gì đã sử dụng…Nếu ô nhiễm do hoạt động công
nghiệp thì phải xác định cụ thể nguồn thải từ nhà máy xí nghiệp nào? cần phạt xử phạt
đúng lúc và kịp thời các xí nghiệp vi phạm, dùng công cụ pháp lý để cưỡng chế họ áp
dụng kỹ thuật xử lý nước thải
Trong nhiều trường hợp, ONMT đô thị do dân cư quanh vùng kém ý thức, vứt bừa bải rác
thải xuống kênh mương gây ngập úng cục bộ, và gây ONMTN. Đối với trường hợp này
cần phải tăng cường giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý và xử phạt vi
phạm, nạo vét kênh rạch cũng rất cần thiết
6.1.4 Phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị và công nghiệp
Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt ở đô thị tập trung cho từng khu vực. Các nhà
máy, bệnh viện khách sạn, dịch vụ lớn phải có hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi
trường. Luôn quan tâm bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị, vì hệ thống này thường bị hư
hỏng nặng do quá trình phát triển đô thị.
6.1.5 Phổ biến kinh nghiệm chọn lựa công nghệ xử lý nước thải đô thị
Tuỳ theo tính chất khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp. Thông
thường xử lý cơ học, và sinh học, đôi khi sẽ áp dụng xử lý hoá học và hiếm khi dùng đến
cách tinh lọc. Để đạt được hiệu suất tối đa trong việc hạn chế thấp nhất mức ô nhiễm do
hoạt động công nghiệp cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu. Một số biện
pháp cụ thể là:
- Phải thực hiện tiền xử lý tại cơ sở sản xuất trước khi đưa về trạm xử lý nước thải
tập trung
- Hạn chế sử dụng hoá chất gây ONMT
- Xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm
6.1.6 Sử dụng công cụ kinh tế trong QLMTN
Công cụ kinh tế trong QLMTN được cụ thể hoá bằng hệ thống lệ phí ONN. Các lệ phí
này là công cụ quan trọng bổ sung cho công cụ pháp lý. Ở các nước tiên tiến thường sử
dụng hai loại phí để kiểm soát ONN là phí xả thải và phí người sử dụng nước.
- Phí xả thải nước, ở nhiều nước đã áp dụng thành công phí thải nước để kiểm soát
ONN. Theo qui định của nhà nước tất cả xí nghiệp hay bất kỳ cơ sở nào có xả thải
chất ON đều phải trả phí thải nước. Phí này chính là phí mua quyền sử dụng môi
20
trường tiếp nhận các chất ô nhiễm xả thải. Ở Hà lan nhờ có biện pháp này mà
lượng chất thải đưa vào môi trường giảm từ 50-70% ở lĩnh vực công nghiệp
- Phí người sử dụng, loại phí này áp dụng cho các mỗi hộ gia đình mặc dù rất khó
xác định lượng xả thải ô nhiễm cho mỗi hộ. Phí này được tính trên lượng nước cấp
tiêu dùng cho mỗi hộ hay dựa vào giá trị bất động sản của ngôi nhà. Loại phí này
đã góp phần tiết kiệm lượng nước sử dụng ở các khu dân cư.
6.1.7 Loại bỏ bùn thải
Hoạt động xử lý nước thải ngày càng tăng sẽ làm tăng lượng bùn thải ở thành phố. Lượng
này nếu không quản lý tốt sẽ gây nguy cơ gây ONMT. Thường bùn thải sẽ được loại bỏ ở
các khu chôn lấp bùn hoặc được sử dụng trong nông nghiệp để làm dinh dưỡng cho cây,
nhưng cần phải chú ý hàm lượng kim loại nặng trong bùn thải và vi trùng gây bệnh.
6.1.8 Thoát nước mưa
Vào mùa mưa nhiều đô thị bị ngập úng gây ONMT và làm cản trở giao thông, gây thiệt
hại rất lớn về KTXH. Vì vậy thoát nước mưa và chống ngập úng trong mùa mưa đối với
đô thị có ý nghĩa rất quan trọng về mặt MT & KTXH. Để đảm bảo thoát nước cần phải
biết rỏ nguyên nhân gây ngập úng để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả. Có một vài
nguyên nhân:
- Thiếu sót trong thiết kế xây dựng có thể hệ thống thoát nước quá nhỏ.
- Diện tích ao hồ bị thu hẹp làm mất khả năng điều hoà nước mưa.
- Độ cao mặt nền đô thị mới cao hơn đô thị cũ
- Hệ thống thoát nước mưa bị bồi lắng nên giảm khả năng thóat nước so với ban đầu
6.2 Quản lý môi trường nước ngầm
- Kiểm tra định kỳ lưu lượng và chất lượng nước ngầm để kịp thời tìm ra nguyên
nhân và giải pháp cho phù hợp.
- Kiểm soát khai thác nước ngầm, bất cứ sự khai thác nước ngầm nào cần phải có
giấy phép, khai thác đúng kỹ thuật, hạn chế khai thác nước ngầm ở vùng ven biển
để hạn chế xâm nhập mặn.
- Hạn chế ONNN do việc thải bỏ bừa bải các chất ON nguy hiểm vào nước ngầm
- Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế xây dựng các nhà máy xí nghiệp, các nơi
gây ONN có tác đông đến chất lượng nước ngầm.
- Kiểm soát sử dụng đất để bảo vệ tài nguyên nước ngầm, khoanh vùng các nơi nhạy
cảm đối với nước ngầm. Hoặc các vành đai bảo vệ nước ngầm.
- Trợ cấp kinh phí để bảo vệ nước ngầm như ngặn chặn sự rò rỉ của nguồn thải.
6.3 Quản lý lưu vực sông
21
6.3.1 Khái quát về quản lý lưu vực sông (LVS)
Lưu vực sông (River Basin hay Watershed) có thể được hiểu là một vùng địa lý mà trong
đó phạm vi nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. Có nhiều cách định nghĩa về
quản lý LVS, nhưng có thể hiểu đây là một khái niệm rộng gắn với các kế hoạch, chính
sách và hoạt động nhằm kiểm soát nguồn nước, tài nguyên và môi trường cũng như các
quá trình liên quan trong một lưu vực nhất định. Quy mô của việc quản lý LVS tuỳ thuộc
vào các điều kiện tài nguyên, địa lý và hành chính. Các chương trình quản lý tổng hợp
LVS có thể tác động toàn diện đến các mặt kinh tế, xã hội và đem lại
nhiều lợi ích cho lưu vực như:
- Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát triển kinh
tế xã hội, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS đều được
khai thác sử dụng.
- Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao gồm địa
chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí hậu.
Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là các
hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ
phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này.
- Kiểm soát lũ: Việc cấp nước đồng thời đảm bảo chống lũ có thể là lý do quan trọng
nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS quan tâm
đến các vùng đầu nguồn và bảo vệ các vùng đất ngập nước.
- Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh cảnh,
giao thông thuỷ, kiểm soát lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó còn ảnh hưởng
đến các loài cá do bùn lắng trên lòng sông - nơi cần thiết cho chúng đẻ trứng, và
che phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.
- Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường gây ô
nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ
khoáng cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt môi
trường với các hoạt động giao thông thủy là sự cố tràn dầu.
- Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ điện - thuỷ lợi: Có thể thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ những năm 80,
Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa để tích nước trong mùa mưa lũ
và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát điện, điều tiết lưu lượng dòng chảy ở
hạ lưu và đẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cấp nước, nuôi cá, cải tạo
môi trường.
- Đa dạng sinh học: lưu vực sông đặc biệt là những nơi ven sông là nơi cư trú cần
thiết và đa dạng cho nhiều quá trình và nhiều loài sinh vật, đây còn là nơi cung cấp
22
mối liên kết giữa hệ sinh thái thuỷ sinh với hệ sinh thái vùng cao. Chẳng hạn như,
thảm thực vật ven sông sẽ kiểm soát nhiều cơ chế môi trường của hệ sinh thái
sông, và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lưu lượng, điều chỉnh dòng
chảy cũng như nhiệt độ sông. Các vùng đất ngập nước cũng đóng vai trò quan
trọng tương tự trong việc duy trì đa dạng sinh học và các quá trình trong LVS.
Quản lý LVS có thể là công cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật
hoang dã, một nhân tố của sự đa dạng sinh thái. Mặc dù không phải là thích hợp
với mọi trường hợp nhưng việc lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những
nỗ lực tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
- Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác: cần có các hoạt động quản lý LVS để làm giảm
các ảnh hưởng và cải thiện, bảo tồn loài cá cũng như các sinh vật thuỷ sinh khác.
- Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục đích
như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước.
- Giải trí-du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí-du lịch có thể được tăng
cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở phía
hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngoài ra còn
có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các hoạt
động giải trí như bơi thuyền và câu cá.
6.3.2 Phương cách tiếp cận quản lý lưu vực sông
Mặc dù nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cách tiếp cận này, song cách hiểu và áp dụng
tại mỗi nước có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận lưu vực sông có một số
điểm chung là:
Nhằm mục đích hài hoà các mục tiêu của các cơ quan địa phương và trung ương trong lưu
vực, giúp họ có được chiến lược quản lý hợp lý. Quá trình ra quyết định thường cố gắng
bao hàm đầy đủ các lĩnh vực liên quan và sử dụng kỹ năng "tìm tiếng nói chung" để xây
dựng được kế hoạch đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan.
- Sử dụng thông tin khoa học và logic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh
thái thuỷ sinh, hệ sinh thái trên cạn, sức khoẻ con người, và các điều kiện kinh tế
trong lưu vực.
- Sử dụng các biện pháp tài chính phù hợp để chi phí được phân bổ cho các dự án
tương ứng với lợi ích thu được của chúng.
- Cố gắng tạo ra khung thoả thuận liên ngành nhằm đảm bảo các kế hoạch sẽ được
thực hiện dựa vào cách tiếp cận và mong muốn của các bên liên quan chứ không
phải dựa vào các luật lệ hay quy định.
23
- Xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của
việc quản lý LVS.
Nhìn chung, cách tiếp cận quản lý môi trường LVS này bao gồm 3 nét chính. Thứ nhất là
sự phát hiện vấn đề, phát hiện các mối đe doạ tiềm ẩn đối với sức khoẻ con người và hệ
sinh thái trong lưu vực. Thứ hai là sự tham gia của các bên liên quan, đòi hỏi mọi người
phải có sự quan tâm thích đáng hoặc thích hợp nhất. Thứ ba là sự phối hợp hành động, đó
là các nỗ lực được thực hiện một cách tổng hợp và toàn diện một khi các giải pháp đã
được quyết định.
Trong những năm gần đây, mặc dù những lợi ích của việc xây dựng kế hoạch tổng hợp
quản lý LVS là rất lớn và được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật tốt, nhưng việc thực hiện
lại gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bất cứ chương trình quản lý LVS nào cũng đều cần
tính đến và phải vượt qua những trở ngại đó là:
- Việc lập kế hoạch quản lý LVS thường được tiến hành theo quá trình tĩnh và
thường được công thức hoá về mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện. Điều này khó
nhận được sự đồng tình và chấp nhận của các đối tượng khác nhau vì mục tiêu của
họ cũng rất khác nhau.
- Ranh giới LVS thường không trùng với ranh giới hành chính, do vậy khó khăn cho
việc thiết lập quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến LVS.
- Các mô hình cở sở để xây dựng kế hoạch thường dựa trên các cơ sở dữ liệu yếu do
vậy độ chính xác và tin cậy không cao.
Về thực chất, việc lập kế hoạch quản lý LVS là công việc rất phức tạp, nhất là khi tính
đến những tác động về môi trường. Quá trình lập kế hoạch thường chậm và mất rất nhiều
thời gian để nó có thể thực sự được tiến hành.
6.4 Sử dụng GIS trong quản lý môi trường nước
Trong lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ viễn thám được coi như một công cụ quan
trắc hữu ích, nhằm theo dõi những biến động của môi trường theo thời gian, phát hiện kịp
thời những ảnh hưởng bất lợi của các hiện tượng thiên nhiên và tác động của con người
lên môi trường. Những hiện tượng thiên nhiên thường được quan trắc là:
- Theo dõi, giám sát diễn biến môi trường nước mặt.
- Theo dõi những diễn biến lũ lụt và đánh giá ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề xuất các
biện pháp dự báo và phòng tránh có hiệu quả.
- Theo dõi, dự báo những hiện tượng cháy rừng và các dạng mất rừng, thoái hoá rừng...
- Quan trắc đánh giá những tai biến môi trường như sạt lở đất hoặc xói mòn đất, thoái hoá
đất, sa mạc hoá...
24
7. Bảo tồn nước sinh hoạt
Với hiện trạng nguồn nước như hiện nay, vấn đề ô nhiễm khá trầm trọng. Vì vậy chúng ta
cần có một số biện pháp thật cụ thể và triệt để, tập trung vào các mặt sau:
1. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ dân trí cho mọi người nhất là
dân trí về môi trường.
2. Có qui định với tất cả xí nghiệp phải xử lý nước thải chất thải trước khi dẫn ra kênh
hoặc sông rạch.
3. Có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm từ vùng nông thôn và miền núi, Những vùng bị
mặn phèn thì nên đề xuất hướng quản trị để chống ô nhiễm nguồn nước.
4. Nghiên cứu chất lượng môi trường nước phải đồng bộ và tổng hợp, nhất là nghiên cứu
chất lượng nước không thể tách rời với chất lượng môi trường đất.
5. Quản lý chất thải theo nguyên tắc tránh thải, giảm thải, tái sử dụng, tái chế, xử lý và
thải bỏ được tóm tắt qua sơ đồ dưới đây
8. Sử dụng nước và tái sử dụng nước
Ở Việt Nam nguồn nước ngọt có được nhờ vào nước mưa hằng năm, với đặc điểm lượng
mưa hằng năm từng vùng khác nhau, nơi cao tới hơn 2.000 mm, nơi thấp chỉ 600 - 700
mm; nhưng lượng mưa đó không phân đều trong năm mà tập trung vào một số tháng
trong năm, trong tháng cũng chỉ tập trung vào một số ngày. Có những trận mưa hàng trăm
ly trong ngày gây nên lũ lụt và nạn xói mòn đất nghiêm trọng; đồng thời tình trạng mưa
phân bố không đều trong năm cũng gây nên những đợt hạn hán khắc nghiệt kéo dài. Vụ
hạn từ cuối năm 2004 đến 2005 kéo dài tới mười tháng ở các tỉnh cực nam Trung Bộ và
Tránh thải
Giảm thải
Tái sử dụng
Tái chế
Xử lý
Thải bỏ
25
Tây Nguyên không những đã gây nên thiệt hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp mà còn
ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của cư dân trong vùng. Với những đặc điểm thiên
nhiên và thiên tai kể trên, đòi hỏi chúng ta muốn có nền sản xuất, nhất là nông nghiệp,
bền vững và ổn định cuộc sống của nhân dân, phải xây dựng một chiến lược sử dụng
nước có cơ sở khoa học kết hợp kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trên thế giới và trong
nước để sử dụng nguồn nước tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất.
Chiến lược sử dụng nước là một công trình khoa học mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực.
Các nước trên thế giới và nước ta nhiều năm cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm,
nhất là trong lĩnh vực chống xói mòn. Nhưng trong những năm của thập kỷ 60 và 70 của
thế kỷ 20, do khai thác thiên nhiên, phát triển kinh tế thiếu khoa học, lãng phí tài nguyên,
làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, nạn lũ lụt, hạn hán xảy ra hằng năm
ngày càng trầm trọng, nạn thiếu nước ngọt cho cuộc sống và sản xuất đang trở thành nguy
cơ số một của thế giới. Việt Nam cũng đang vấp phải tình trạng tương tự. Ðã đến lúc, các
nước cần tính đến chiến lược nhằm từng bước giải quyết một cách cơ bản vấn đề bức xúc
này. Nội dung cơ bản của chiến lược sử dụng nước bao gồm:
- Giải pháp giữ nước, giữ tại chỗ, giữ từng chặng, triệt để hạn chế lượng nước mưa chảy
ra biển. Ðịa hình phần lớn các tỉnh nước ta đều có độ dốc đổ ra Biển Ðông, nếu không có
những giải pháp giữ nước thì sau mỗi trận mưa tạo dòng chảy trên mặt đất chiếm tới 90%
lượng nước mưa, làm xói mòn hàng chục tấn đất mùn và lượng nước mưa quý hiếm đó
nhanh chóng theo sông chảy ra biển. Các giải pháp giữ nước tại chỗ và từng chặng bao
gồm tích trữ nước mặt, tăng lượng nước ngầm. Tổng thể các giải pháp là một hệ thống
hoàn chỉnh chia nhiều bước, thực hiện trong nhiều năm; nhỏ và dễ làm trước, to và khó
làm sau, tùy theo khả năng huy động nhân lực, tài lực của nhân dân và Nhà nước. Trước
mắt cần tổ chức một chương trình nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp được bố trí
thành hệ thống kế hoạch, chia bước hằng năm, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sản
xuất bền vững và ổn định đời sống xã hội. Mỗi khi tạo được các công trình trữ nước lớn,
nhỏ hay các đập tràn dâng mức nước, cần có kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn nước
mới được tạo nên, lấy hiệu quả kinh tế của bản thân nó để tạo điều kiện thực hiện tiếp kế
hoạch của giai đoạn sau.
- Sử dụng nước hợp lý, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Cần hình thành một chương trình
nghiên cứu khoa học để làm cơ sở phân phối nguồn nước quý hiếm này cho các lĩnh vực
sử dụng như: cho cư dân thành thị và nông thôn, cho các ngành kinh tế quốc dân.
- Chống ô nhiễm nguồn nước sạch, hiện tượng khá phổ biến ở nước ta hiện nay là sử dụng
nước lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước; đồng thời nước thải không xử lý càng làm
tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước sạch. Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài là tăng
cường tuyên truyền, nâng cao dân trí về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch, thực
hiện các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước sạch. Ba giải pháp trên bao gồm một hệ
26
thống các giải pháp mang tính tổng hợp, cần được tiến hành đồng bộ mới đạt được yêu
cầu hỗ trợ lẫn nhau, chi phí thấp, hiệu quả cao.
- Tái sử dụng nước thải trong sinh hoạt cũng như trong các lĩnh vực sản xuất để quay
vòng sử dụng nước nhằm tiết kiệm nguồn nước cho cộng đồng, không chỉ đem lại lợi ích
về môi trường mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở những vung
khan hiếm nước hay thiếu nước sạch. Khái niệm tái sử dụng nước (TSDN) trong quá trình
sản xuất và sinh hoạt đã có từ rất lâu. Những hoạt động tái sử dụng đã góp phần làm giảm
giá thành và giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh
tranh khốc liệt, vai trò của tái sử dụng như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ
càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nước đầu vào cho tái sử dụng nước có thể coi là vô
tận, vì có sản xuất là có nước thải và có cơ hội cho tái sử dụng. Mặc khác, tái sử dụng còn
là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó
hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, TSDN góp phần làm giảm các
thiệt hại môi trường do nước thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh
thái cho các sản phẩm của công ty. Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp TSDN đem
lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải
pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Các lợi ích của việc TSDN
không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất. Nhiều khi, những lợi ích môi trường và xã hội gián
tiếp còn to lớn hơn những lợi ích kinh tế đo đếm được. Chẳng hạn, tái chế giúp khôi phục
và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh
và chi phí do nghỉ ốm. Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch, kéo theo
là các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng... Về
lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nóng
trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở
hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Một xã hội phát triển bền vững là
xã hội không những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình mà còn có khả năng
đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các
nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng hơn là chúng có thể
được tái sinh. Trong sản xuất bền vững lý tưởng, các nguyên, vật liệu được sử dụng trong
những vòng khép kín với số chu kỳ vô hạn. Điều hiển nhiên là chúng ta chỉ có thể tiệm
cận chứ không bao giờ đạt tới khái niệm sản xuất bền vững lý tưởng này. Nhưng "tiệm
cận" đã là quá tốt so với tình hình hiện nay.
C. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Môi trường không khí là phần không gian bao quanh trái đất. Gồm nhiều lớp khí khác
nhau. Năng lượng từ mặt trời chuyền qua khí quyển đến môi trường không khí thông qua
sự trao đổi điện từ, phóng xạ, đối lưu, sự bay hơi, và cuối cùng là sự biến đổi nhiệt độ
theo mùa theo độ cao và thời gian. Môi trường không khí là môi trường cực kỳ quan trọng
27
trong sự phát triển và sinh tồn của nhân loại. Là loại môi trường rất nhạy cảm, rất dễ biến
đổi và lan truyền, sự lan truyền này không ở trong phạm vi một vài quốc gia, có thể lan
rộng khắp cả châu lục. Môi trường không khí tuân theo những qui luật về môi trường khí
hậu riêng của nó. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ có ảnh hưởng trên qui mô rộng
và gây nhiều bất lợi cho con người và sinh vật. Mối quan hệ giữa khí quyển và chất lượng
môi trường không khí:
Tầng trên cùng của khí quyển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bề mặt trái đất
tránh được các tia tử ngoại từ mặt trời.
Khí quyển tương đối trong suốt để cho ánh sáng hiện hữu làm nóng bề mặt trái đất và ánh
sáng này sẽ được sinh vật và thực vật sử dụng cho quá trình quang tổng hợp, và nó
được dự trữ như dạng năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hóa học hữu cơ.
Vòng quay của trái đất gây ra sự thay đổi hướng gió sự thay đổi này đã làm cho khối khí
di chuyển quay vòng theo hình xoắn ốc. Khối khí trôn ốc này được đốt nóng dần bởi
nhiệt độ và áp suất và năng lượng sẳn có trong hơi nước, từ đó có thể tạo ra bảo có sức
tàn phá lớn.
Gió mùa cũng có thể tạo ra bảo, đó là sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa đại dương và đất
liền. Gió mùa thường kèm theo mưa lớn kéo dài và đưa đến lũ lụt, nhưng gió mùa
cũng mang lại độ ẩm cần thiết cho các vùng đất canh tác, mà những vùng này là nguồn
cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người trên thế giới.
Có nhiều biện pháp khả thi có thể kiểm soát thời tiết, nhưng không có hiệu quả do bởi các
hoạt động của con người kể cả ý thức và vô thức. Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo
rằng các chất khí gây ô nhiễm mà con người thải vào bầu khí quyển sẽ được năng
lượng bức xạ giữ lại và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu điều này là bằng chứng
rỏ ràng nhất con người đã phá vở cân bằng trong hệ sinh thái tự nhiên. Hiểu biết và
vận dụng cũng như bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển là trách nhiệm của mọi
người, là việc làm thiết thực nhất của hành tinh chúng ta vì sự sống còn của cộng
đồng.
1. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm không khí
1.1 Các nguồn gây ô nhiễm chính
a. Ô nhiễm do tự nhiên.
Ô nhiễm trong tự nhiên đó là sự bốc hơi từ quá trình phân giải chất hữu cơ, bão cát, tro
khói, núi lửa, sự phát tán của phấn hoa...
b. Ô nhiễm do con người.
- Ô nhiễm do giao thông được sản sinh từ ống khói, ống xã của các xe trong đó chứa
nhiều chất khí CO, NO, NO2; những hạt bụi chì, các hợp chất của benzen và dẫn xuất của
28
benzen gây ra ung thư. Giao thông càng phát triển thì ô nhiễm không khí càng nặng. Theo
tổ chức đo lường chất lượng không khí trên thế giới cho biết, ô nhiễm không khí đã làm
cho bệnh đường hô hấp tăng lên gấp đôi. Ngoài ra ô nhiễm không khí gây nhiều thiệt hại
cho sinh vật và tài sản của nhân dân. Ở các nước phát triển, nước Pháp được xem là nước
bị ô nhiễm không khí nặng nề nhất, kế đến là Mỹ, Úc, Nhật, Bỉ.
- Ô nhiễm công nghiệp gây ra từ ống khói của các nhà máy, nhất là các nhà máy có trang
thiết bị lạc hậu, chưa có bộ phận xử lý chất thải. Mỗi ngành công nghiệp tạo ra những
nguồn gây ô nhiễm khác nhau:
+ Ô nhiễm không khí từ nhà máy lọc dầu: HC, SOx, COx, NOx.
+ Nhà máy cao su chất dẻo tạo ra các chất có khả năng gây ung thư cao.
+ Nhà máy thuốc lá tạo bụi và mùi hôi nicotine.
+ Nhà máy điện và lò nung tạo ra SOx, NOx, CO2, CH4.
+ Nhà máy sơn tạo ra nhiều bụi và hỗn hợp hydrocacbon.
+ Các nhà máy chế biến thực phẩm tạo ra bụi và amoniac.
Ở Việt Nam. nhất là ở TPHCM ô nhiễm không khí chủ yếu là do các hoạt động công
nghiệp, bởi vì theo thống kê có khoảng 700 nhà máy công nghiệp, 30.000 cơ sở tiểu thủ
công nghiệp, và hàng trăm cơ sở đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề lớn về môi trường ở
TPHCM khi bước vào thế kỹ 21.
- Ô nhiễm do sinh hoạt: đốt củi than để sưởi ấm . Quá trình đốt cháy này đã tạo ra CO2 và
CO. Ngoài ra hút thuốc lá cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Trong khói
thuốc có khoảng 22 chất độc, ngoài ra có một số chất gây ung thư không những cho người
nghiện, mà cho cả những người xung quanh đó. Công trình xây dựng do nhu cầu ngày
càng tăng. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kễ về bụi, tiếng ồn.
- Ô nhiễm do nông nghiệp chủ yếu là do đốt rừng làm rẫy, làm cho khí CO2 tăng lên
nhiều, tạo hiệu ứng nhà kính. Khí CH4 tạo ra do sự phân hũy các chất hữu cơ, nguồn này
đáng kể sản sinh ra từ trang trại chăn nuôi hoặc từ các đống rác xử lý không đúng kỹ
thuật. Các chất này không những gây ô nhiễm môi trường, làm tăng hiệu ứng nhà kính và
phá hũy tầng ôzon. Các vùng rừng nhiệt đới, đất ướt là nơi có dồi dào các nguồn gây ô
nhiễm như đã nêu trên.
1.2 Các tác nhân gây ô nhiễm chính
a Dẫn xuất của Cacbon.
Dẫn xuất cacbon có tỉ lệ lớn trong các khí gây ô nhiễm môi trường không khí, chúng bao
gồm:
29
- CO2 có từ các động cơ, các lò nung nguyên liệu, lò sưởi, quá trình quang hợp hô hấp của
thực vật... CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như
gây trở ngại cho hô hấp, tổn hại cho sự trao đổi của phổi với cơ quan khác. Nếu trầm
trọng làm giảm sự khả năng vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào khác.
- CO do các hoạt động lên men yếm khí, đốt rừng trong vùng ẩm ướt, đốt nhiên liệu, kỹ
nghệ, giao thông đi lại. CO là chất không mùi không màu tồn tại ở nhiệt độ -192oC. Do
vậy tuổi thọ của nó trong khí quyển rất lâu từ 4-5 năm. Con người rất nhạy cảm với CO,
nếu như bị ngộ độc sẽ làm giảm hồng cầu, hay quên, trầm trọng sẽ gây tử vong nếu như
nồng độ CO vượt quá 2%.
- CHx, là thành phần quan trọng của ô nhiễm không khí. Có nguồn gốc nhân tạo từ các
máy nổ, lò đốt công nghiệp. Nó cũng có thể hình thành từ tự nhiên khi có điều kiện thích
hợp.
b. Dẫn xuất của S.
- SOx, đến từ sự khai thác dầu mõ, kỹ nghệ cơ khí, đốt nhiên liệu....Chủ yếu có SO2 và
SO3. Chúng là những chất không màu có mùi đặc trưng. Hoạt tính của nó lệ thuộc vào độ
ẩm, chất xúc tác, cường độ ánh sáng măt trời.
- H2S là chất gây mùi hôi khó chịu, nó có nguồn gốc từ sự dư thừa chất hữu cơ, các quá
trình tinh chế dầu mỏ, các khu vực chế biến thực phẩm. Ở nồng độ thấp gây nhức đầu khó
chịu, nhưng ở nồng độ cao, sẽ gây nhiễm độc đường hô hấp.
c. Dẫn xuất của N
NO và NO2 thường gặp trong các đô thị công nghiệp, những nhà máy hóa học chế tạo
H2SO4, sự sản xuất nylon, các động cơ nổ, dầu cặn. Dẫn xuất của N có từ tự nhiên trên
phạm vi toàn cầu, nguồn nhân tạo chỉ đến từ một số vùng bị ô nhiễm, đặc biệt ở các trung
tâm đô thị, cao gấp 10-15 lần vùng nông thôn. NO2 ở nồng độ 15-50 ppm sẽ gây nguy
hiểm cho tim và phổi.
- NOx trở thành chất gây ô nhiễm trong khí quyển, mà còn tham gia vào các quá trình
quang hoá, gây nên phản ứng khác làm ảnh hưởng tầng ozon và hiệu ứng nhà kính.
- NH3 có trong các thiết bị làm lạnh, các nhà máy sản xuất phân đạm, acid nitric, các quá
trình phân giải chất hữu cơ. Chúng có mùi khó chịu, gây viêm đường hô hấp cho người và
động vât. Dễ hòa tan trong nước, nên gây độc cho các loài thủy sinh vật.
d. Các chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt.
- Chì là chất quan trọng gây ô nhiễm không khí. Có nguồn gốc từ các động cơ nổ, từ
không khí xâm nhập vào môi trường đất, vào cây, nước và vào cơ thể qua chuỗi
thực phẩm. Chì có ảnh hưởng đến gan thận, đường tiêu hóa, và thần kinh.
30
- Thủy ngân, do các kỹ nghệ khai thác quặng mỏ, thiêu đốt than, kỹ nghệ tạo chất
kiềm, bảo quản hạt giống đã đưa lượng lớn thủy ngân vào môi trường.
e. Các hợp chất hữu cơ.
Các hợp chất hữu cơ được sinh ra trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn ở các động
cơ, và quá trình sản xuất ở nhà máy lọc dầu. Các sự cố rò rỉ các đường ống dẫn khí đốt,
trong các ngành công nghiệp như: sơn, in, dệt, nhuộm. Chúng là các hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi, thường rất độc với người, do chúng có khả năng gây ung thư. Một số chất hữu cơ
khác có mùi rất khó chịu, có thể gây độc cho con người.
f. Các hợp chất chứa halogen.
Các hợp chất HF và SiF4 có từ quá trình sản xuất phân bón phốtphát, công nghiệp sứ,
luyện nhôm, sản xuất gạch....Chúng gây ra bệnh sụn xương, viêm phế quản, tổn thương
răng. Các chất HCl, Cl2 sinh ra trong quá trình gia công chế biến có sử dụng clo.
2 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
2.1 Ảnh hưởng ô nhiễm không khí trên thời tiết khí hậu.
- Làm giảm cường độ ánh sáng, tăng nhiệt độ, làm trái đất nóng dần lên. Sự tác hại
này có qui mô toàn cầu.
- Gây ra sự thay đổi thời tiết thất thường, có thể giảm nhiệt độ trung bình hàng năm
ở vùng bắc bán cầu.
- Gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây sự bất ổn về thời tiết trong phạm vi toàn cầu.
- Lỗ hổng tầng ozon ngày càng lớn, tạo điều kiện ánh sáng tử ngoại xâm nhập gây
ung thư da, đục thuỷ tinh thể, giảm khả năng miễn nhiễm, hoặc gây chết cho nhiều
sinh vật.
- Các chất ô nhiễm gây ra hiện tượng mưa acid, làm tăng độ acid trong đất và nước.
Gây tác hại rất lớn cho hệ sinh thái. Phá hủy các vật liệu của khí, sinh, thủy, địa
quyển. Tạo ra biến đổi rất lớn trong hệ sinh thái.
- Thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra hàng năm là rất lớn, tác động xấu trên nhiều
mặt khác nhau, rất dễ lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
2.2 Tác động đến sức khỏe con người
- Tạo nên một số bệnh nghề nghiệp, chủ yếu trên cơ quan hô hấp và trên da. Ngoài
ra gây ra bệnh dị ứng trên da và một số cơ quan khác. Có thể gây ra bệnh ung thư
khi nhiễm nặng các chất phóng xạ hoặc kim loại nặng.
- Gây ra sự suy yếu cơ quan thần kinh.
2.3 Tác động đến sự phát triển của thực vật.
31
- Giảm khả năng quang hợp do giảm cường độ sáng và tổn hại đến thân lá.
- Giảm kích thước cây, biểu hiện bất thường như phình to, xoắn lại,... Tạo ra sự dị
dạng cho cây.
- Thay đổi màu tạo ra màu khác thường của thân hay lá.
2.4 Tác hại trên công trình xây dựng, nguyên vật liệu
- Có tác hại trên công trình xây dựng trên mặt đất, ngành may, dệt, thủy tinh...
- Làm thay đổi màu hay hóa đen, hoặc dẫn đến ăn mòn vật liệu. Gây thiệt hại trầm
trọng về mặt kinh tế.
- Mất tính co giãn của nguyên vật liệu, giảm chất lượng.
- Gia tăng sự ăn mòn kim loại do SO2, hoặc do ẩm ướt.
- Phân hũy đá thành dạng dễ hòa tan và dễ bị rửa trôi.
2.5 Tác hại trên tài nguyên rừng
- Giảm nhanh chóng diện tích rừng do sự thay đổi bất thường về khí hậu cũng như
sự xáo trộn hệ sinh thái. Khảo sát trong năm 1980, mật độ cây, sản lượng cây con
giảm khoảng 50% trong vòng 15 năm.
- Mưa acid gây thiệt hại trên chồi, và rễ từ đó làm giảm chức năng của hệ sinh thái
rừng, gây ra sự suy thoái rừng.
- Dễ dàng gây ra sự cháy rừng hàng loạt do sự khắc nghiệt của khí hậu.
3 Một số ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn cầu
3.1 Mưa acid
Rất nhiều nguồn ô nhiễm tự nhiên hoặc nhân tạo đưa vào khí quyển dạng khí mang tính
acid như SO2, NOx, HCl... Trong quá trình tạo mưa, các acid này phản ứng với hơi nước
trong khí quyển sinh ra các acid như là: H2SO4, H2SO3, HNO3. Các giọt mưa này mang
tính acid, pH thấp có khi cá biệt pH=2. Những acid này sẽ theo mây di chuyển khắp nơi,
và theo mưa rớt xuống đất gây các tác hại sau:
- Làm tăng độ acid của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hiểm đối với sinh
vật trên trái đất, làm hư hỏng nhà cửa, cầu cống và các công trình lộ thiên cũng
như công trình ngầm.
- Mưa acid làm tăng khả năng hòa tan của một số kim loại nặng, gây ô nhiễm hóa
học. Gây nhiễm độc cho con người thông qua chuỗi thực phẩm.
- Tác hại của mưa acid là đa quốc gia, do vậy ảnh hưởng của nó rất nghiêm trọng
đối với sự sống của sinh vật.
32
3.2 Hiệu ứng nhà kính
Cùng với việc tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, thì lượng CO2 thải ra càng nhiều, và
chúng được tích lũy dần trong khí quyển. Lượng CO2 được hấp thu bởi quá trình quang
hợp bị giảm do diện tích rừng bị giảm nhanh, đưa đến lượng CO2 trong khí quyển tăng
nhanh. Dần dần hình thành lớp khí CO2 dày đặc bao quanh trái đất. Lớp này đã giữ nhiệt
từ bức xạ mặt trời, và làm cho nhiệt độ của trái đất tăng lên. Đây được gọi là hiệu ứng nhà
kính. Ngoài CO2 có các chất khác cũng góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính như: CH4,
CFC. Trong khí quyển hàm lượng hai chất này thấp hơn rất nhiều lần so với khí CO2,
nhưng khả năng giữ nhiệt của hai chất này khá mạnh hơn CO2. Tác hại của hiệu ứng nhà
kính:
- Nhiệt độ tăng, làm tan lớp băng ở hai cực, do vậy mực nước biển sẽ tăng lên, dễ
gây ra lũ lụt đối với các quốc gia có bờ biển thấp.
- Nhiệt độ tăng, làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học, gây nên sự
mất cân bằng về lượng và chất trong cơ thể sống.
- Làm mất cân bằng sinh thái do các hiện tượng mất cân bằng CO2 của đại dương và
khí quyển
- Theo dự báo nhiệt độ trái đất sẽ tiếp tục tăng nếu như hiện tại ta không có biện
pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính.
3.3 Tầng ôzôn và lỗ thủng tầng ôzôn
Quá trình hình thành và phân hũy ôzôn diễn ra đồng thời nên chu trình tồn tại của nó
trong khí quyển rất ngắn. Lượng ôzôn cao nhất ở tầng bình lưu ở độ cao 25 km, với nồng
độ khoảng 5-10 ppm. Tầng ôzôn bị suy giảm là do các khí thải vào bầu khí quyển có sự
hiện diện của khí trơ. Dưới tác dụng của tia hồng ngoại chúng phân ly thành các nguyên
tử tự do. Các nguyên tử này sẽ tạo nên phản ứng với ôzôn và biến ôzôn thành oxy. Một số
các chất khác có khả năng tham gia vào các phản ứng phân hũy ôzôn như: CO, CH4, NOx
và các hợp chất hữu cơ. Như vậy, sự giảm nồng độ ôzôn ở các cực trái đất mà các nhà
khoa học ghi nhận được, có thể là do các chất sinh ra từ hoạt động con người như: CH4,
NOx, HCl, Cl2...Tác dụng của tầng ôzôn: bảo vệ cho mọi sinh vật tránh khỏi tai họa do
bức xạ của tia tử ngoại. Nếu như tầng ôzôn bị suy giảm thì nó sẽ gây ra thảm họa đối với
mọi hệ sinh thái trên trái đất.
4 Ô nhiễm không khí trong gia đình
- Do khói thuốc.
- Các hoá chất được sử dụng trong các vật dụng trong nhà như: trần nhà, sơn tường,
các loại thảm có chứa các chất chống mối mọt, chống vi khuẩn, nấm, côn trùng gây
hại.
33
- Do sinh hoạt bừa bãi không hợp vệ sinh không đúng khoa học nên thường xảy ra
hiện tượng thừa khí CO2, hoặc các khí độc khác.
- Do khí đốt từ các bếp hoặc do sưởi ấm.
Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nhà đôi lúc rất cao vượt rất nhiều lần nồng độ của ô
nhiễm không khí. Do vậy, ở các nước đang phát triển, việc thiết kế xây dựng rẻ, hiệu quả,
không ô nhiễm không chỉ tiết kiệm trên tài nguyên mà còn có tác động lớn trên sức khỏe.
Đây là vấn đề rất bức xúc cho sự an sinh của cộng đồng.
5 Các khu vực đô thị và ô nhiễm không khí do đô thị hóa
- Ô nhiễm tại các thành phố lớn thường tập trung trong diện tích nhất định nên gây
tác hại càng lớn đến sức khỏe con người.
- Đô thị là nơi tập trung dân cao nên ô nhiễm môi trường đô thị sẽ gây ảnh hưởng
đến sức khỏe của nhiều người.
- Hạ tầng cơ sở và trình độ quản lý môi trường còn khiếm khuyết nên kiểm soát ô
nhiễm và tác động của nó chưa có hiệu quả.
- Nhu cầu năng lượng, chất đốt tại các thành phố lớn ngày càng gia tăng dẫn đến
lượng chất thải tăng nhanh, kèm theo phá rừng, dẫn đến xói mòn, cạn kiệt nguồn
nước sạch.
- Đô thị và siêu đô thị đưa đến nhiều vấn đề môi trường cần được quan tâm và giải
quyết nhất là rác thải, nước thải, khí thải phát sinh là vấn đề môi trường nan giải
cho các nhà quản lý môi trường. Một thành phần đặc biệt cần được quan tâm trong
rác thải đô thị đó là rác độc hại. Rác độc hại ở đô thị bao gồm các chất thải hoặc
hợp chất mà có các đặc tính như dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn và dễ lây nhiễm làm
ảnh hưởng đến con người và môi trường do bởi gây ra bệnh tật, hay tiềm năng gây
bệnh hoặc ảnh hưởng đến sự sống của con người trong quá trình lưu giữ, vận
chuyển, xử lý, thải bỏ hay quản lý (Nykoping, 1996). Nguồn phát thải của chúng từ
hoạt động ở khu dân cư, khu thương mại, khu dịch vụ, bệnh viện và dược phẩm,
khu sản xuất công nghiệp.
Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng dân số đô thị gây áp lực rất lớn đến môi
trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển ngành công nghiệp, một mặt góp phần rất lớn vào sự
phát triển kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Môi trường không
khí ở đô thị bao giờ cũng ô nhiễm hơn môi trường không khí ở nông thôn, do bởi nguồn
thải đô thị bao giờ cũng lớn và phức tạp hơn nguồn thải ở nông thôn. Các nguồn gây ô
nhiễm chủ yếu (Phạm Ngọc Đăng, 1997):
- Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp xen kẽ trong nội thành hoặc ở
ven nội thành. Công nghệ sản xuất lạc hậu thì chất thải ô nhiễm càng lớn.
34
- Hoạt động giao thông vận tải đô thị gây ra rất nhiều ô nhiễm như khói bụi, khí,
tiếng ồn.
- Hoạt động xây dựng đô thị đặc biệt là ô nhiễm bụi.
- Nguồn thải từ sinh hoạt của dân đô thị chủ yếu là đun nấu.
6 Kiểm soát ô nhiễm không khí
Các nhà khoa học sẽ làm gì để khống chế sự ô nhiễm? Chúng ta làm gì với mức độ ô
nhiễm hiện nay? Một số biện pháp khả thi:
1. Một số luật lệ được ban hành để điều chỉnh nguồn và tác nhân gây ô nhiễm, nhằm
cải thiện chất lượng không khí.
2. Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, hoặc xử lý chúng trước khi thải chúng.
3. Các công nghệ làm sạch không khí phải luôn được hoàn thiện.
6.1 Biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí
a. Buồng lắng bụi
Bụi có kích thước khoảng 100-200m được lắng dưới tác dụng của trọng lực. Buồng lắng
có cấu tạo đơn giản, tốn ít năng lượng. Hiệu quả xử lý thấp, làm giảm khoảng 40-70%.
b. Ly tâm bằng xyclon
Khí thải có bụi với kích thước 5-100m, được đưa vào buồng lọc xyclon theo phương
pháp tiếp tuyến với vỏ xyclon. Dưới tác dụng của lực ly tâm bụi được lắng dưới phần
hình phễu của xyclon. nếu ghép nhiều xyclon thì hiệu quỉa lọc sẽ được tăng lên rất nhiều.
Phương pháp nà chỉ lọc được những hạt bụi có kích thước lớn.
c. Lọc tay áo
Khí thải được cho qua túi vải lọc. Bụi giữ trên bề mặt túi vải còn khí sạch sẽ được thải ra
ngoài. Phương pháp này cho phép lọc bụi có kích thước khoảng 2-10m, hoặc bụi có kích
thước lớn hơn. Hiệu quả khoảng 85-99%. Phương pháp này chỉ lọc bụi khô không bám
dính, chịu nhiệt độ <100oC.
d. Lọc tĩnh điện
Khí thải được cho qua hệ thống tạo điện trường mạnh. các hạt bụi tích điện và giữ lại các
điện cực có tích điện trái dấu. Cách này cho phép lọc các hạt bụi có kích cỡ khác nhau,
các hạt bụi có kích thước nhỏ khoảng 0,005-10m, đạt được hiệu suất cao 85-95%. Ngoài
ra chúng cho phép hấp thụ một phần các chất thải ở dạng khí. Phương pháp này tiêu hao
nhiều năng lượng nhất là điện và nước.
6.2 Xử lý ô nhiễm dạng khí
a. Phương pháp hấp thụ
35
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút
hoặc acid trong tháp hấp thụ. Để tăng thời gian tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ
có thể sử dụng tháp hấp thụ đệm. Để tăng tốc độ hấp thụ của các chất ô nhiễm trong các
dung dịch có nhiệt độ cao, cần phải làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết trước khi hấp thụ.
b. Phương pháp hấp phụ trong than bùn hoặc phân rác
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là khí thải có chứa hỗn hợp các chất ô nhiễm
(SOx, NOx, hydrocarbon, aldehydes...) được hấp phụ trong lớp đệm than bùn, phân rác
hoặc đất xốp. Các chất khí được giữ lại trong lớp đệm sau đó phân hũy bằng phương pháp
sinh hóa. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu, Mỹ. Hiệu suất đạt
tới 99%. Tuy nhiên để tăng hiệu quả hấp phụ và đảm bảo cho vi sinh vật hoạt động, nhiệt
độ khí thải trước khi đưa vào khí thải phải nhỏ hơn 400C. Để quá trình xảy ra liên tục cần
phải có hai tháp, 1 để làm việc và 1 để tự tái sinh.
c. Hấp phụ trong than hoạt tính
Than hoạt tính được sử dụng để hấp phụ các chất ô nhiễm không khí, đặc biệt là các chất
có mùi hôi. Khí thải được làm lạnh tới nhiệt độ thích hợp, sau đó cho qua tháp hấp phụ.
Than hoạt tính cần phải thay, mỗi khi bảo hòa.
d. Oxy hóa - khử
Phương pháp này được áp dụng cho khí thải là các chất gây mùi hôi bao gồm 3 loại hóa
chất hấp phụ sau:
- Dung dịch acid sulfuric, dùng để hấp thụ các hợp chất amin và amoniac.
- Dung dịch kiềm dùng để hấp thụ acid cacboxylic, acid béo, phenol.
- Dung dịch hypoclorit natri dùng để oxy hóa aldehydes, H2S, mercaptans
Theo phương pháp này khí thải cần được làm lạnh ở 40-50oC để tăng cường khả năng hấp
thụ các chất trong dung dịch nước. Theo một số công ty của Mỹ, để xử lý mùi hôi trong
phạm vi rộng, dùng nguồn phát ra ôzôn và ion. Khí có mùi hôi sẽ bị oxy hóa tạo thành các
chất không mùi, ít độc hoặc không độc.
e. Phương pháp phân hũy nhiệt
Khí thải từ lò thiêu sẽ được đưa vào lò đốt bổ sung có nhiệt độ khoảng 1000oC. Bụi và các
chất hữu cơ gây mùi tiếp tục cháy thành các sản phẩm cháy hòan toàn không có mùi: CO2
và hơi nước. Nhiên liệu dùng cho đốt bổ sung có thể là dầu, điện.
6.3 Công nghiệp sinh thái
36
Công nghiệp sinh thái là sản xuất tối hảo hoá nguồn tài nguyên, năng lượng sản xuất, và
vốn đầu tư. Đây là hệ thống sản xuất không độc lập, không tách rời với các hoạt động
chung quanh mà nó có mối quan hệ rất mật thiết với các yếu tố môi trường chung quanh
nó. Có thể nói đây là nền sản xuất cố gắng đạt tới mức độ tối ưu về nguyên liệu đầu vào,
cũng như hạn chế đến mức thấp nhất chất thải từ sản xuất. Đây là nền sản xuất có định
hướng, được cân nhắc thận trọng nhằm đảm bảo tính bền vững cho các giải pháp về kinh
tế, xã hội, và công nghệ.
7 Tiếng ồn
7.1 Khái niệm cơ bản về tiếng ồn
Cùng với sự phát triển đô thị là sự tăng trưởng về giao thông vận tải trong đô thị. Giao
thông đi lại là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đô thị. Tiếng ồn giao thông to hay nhỏ phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố: lưu lượng xe, thành phần xe, tốc độ, chất lượng xe, chất
lượng đường, đia hình đường phố. Ô nhiễm tiếng ồn là dạng ô nhiễm đặc biệt của các khu
đô thị đông dân, thành phố càng lớn, sầm uất thì ô nhiễm này càng nặng. Thật khó khăn
khi đánh giá tiếng ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn, bởi vì cũng cùng loại tiếng ồn, nhưng
có thể gây khó chịu cho người này nhưng lại không gây ảnh hưởng cho người khác.
Ngoài ra còn lệ thuộc rất lớn vào thính giác của mỗi người.
7.2 Phân loại tiếng ồn
Có 3 loại tiếng ồn:
- Tiếng ồn công nghiệp: sinh ra từ quá trình va chạm, chấn động, hoặc chuyển động
qua lại do sự ma sát của các thiết bị.
- Tiếng ồn do giao thông đi lại.
- Tiếng ồn trong nhà: sinh ra do sự va chạm các vật rắn trong nhà trong quá trình
sinh hoạt. Tiếng ồn trong nhà thường rất đa dạng và cũng rất dễ để khắc phục, có
thể làm tường cách âm hoặc làm tường đặc, hoặc cửa kính dày.
7.3 Tác động của tiếng ồn
Tiếng ồn tác động trên cơ thể con người thể hiện:
- Về mặt cơ học, che lấp âm thanh cần nghe.
- Về mặt sinh học của cơ thể.
- Về mặt hoạt động xã hội.
Tác hại của tiếng ồn là nguyên nhân của bệnh thần kinh, đau đầu, tăng huyết áp, và giảm
trí nhớ, cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả lao động của con người, ảnh hưởng đến cuộc
sống của cộng đồng (WHO, 1995).
7.4 Kiểm soát tiếng ồn
37
Từ năm 1995 đến nay, các trạm quan trắc môi trường quốc gia đã tiến hành quan trắc
tiếng ồn giao thông ở một số thành phố, thị xã lớn của nước ta cho thấy mức độ ồn ở nước
ta còn thấp hơn so với các đô thị ở nước ngoài (trung bình giờ ban ngày khoảng 80 dB٨).
Ở nước ta chưa có tiêu chuẩn mức độ tiếng ồn ở cạnh đường giao thông. Theo tiêu chuẩn
VN 5949-1995 mức độ ồn cho phép trong giờ ban ngày và ban tối đối với khu thương mại
ở cạnh đường là 70dB٨. Phần lớn các đô thị nước ta mức ồn buổi tối dưới hoặc xấp xỉ
70dB٨, nhưng vào ban ngày mức ồn vượt mức cho phép đôi lúc lên đến 94-104dB٨. Có
thể giảm tiếng ồn công nghiệp bằng nhiều biện pháp:
- Đặt thiết bị trên đệm đàn hồi.
- Tăng trọng lượng máy.
- Sử dụng vật liệu hút ẩm bao bọc thiết bị.
- Xây dựng nhà máy cách xa khu dân cư và xa chỗ công nhân nghỉ ngơi.
- Xây dựng tường cao và cây cối giảm tiếng ồn đáng kể.
- Tăng cường chất lượng chế tạo các loại xe.
- Thay đổi máy móc lạc hậu bằng các thiết bị mới.
D. SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1 Định nghĩa
Sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và
năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Ðiều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm
một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Ðể đạt được điều này cần
phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất
hay yêu cầu một đánh giá về sản xuất sạch hơn.
UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn là:
Việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình
sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho
con người và môi trường. Cụ thể là:
- Ðối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu dộc hại và giảm lượng và tính dộc hại của tất
cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
- Ðối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực
trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế dến thải bỏ.
- Ðối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn dưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế
và phát triển các dịch vụ.
38
Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là:
- Giảm thiểu chất thải
- Phòng ngừa ô nhiễm
- Năng suất xanh.
Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý tưởng cơ sở
là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn. Sản xuất sạch hơn không
giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải, nước thải hay bã thải rắn. Các
hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được
phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí
sản xuất. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm
tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa
ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường
như ISO14000.
2. Lợi ích của sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ
nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Ðến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có
tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ
ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi
trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:
- Cải thiện hiệu suất sản xuất.
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn.
- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị.
- Giảm ô nhiễm.
- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải. Tạo nên hình
ảnh về mình tốt hơn; và cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.
- Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng
- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn, các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự
nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo
dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận
từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại
hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ
tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.
- Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện. Việc nâng cao nhận thức của người
tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm
39
xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi đã có những nỗ lực nhận thức về
sản xuất sạch hơn, sẽ có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra
các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.
- Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.
- Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý
môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn.
- Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn.
Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được cả xã hội và các
cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
- Môi trường làm việc tốt hơn việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường
làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng
cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch
hơn, bạn có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm
soát chất thải. Các hoạt động nh• vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được
khả năng cạnh tranh.
- Tuân thủ luật môi trường tốt hơn
- Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên
ngày một chặt chẽ hơn. Ðể đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu việc lắp đặt
các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho
việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một
cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn dẫn dến việc giảm chất
thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn.
3. Các giải pháp về sản xuất sạch hơn
- Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm
soát nội vi.
- Ðảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản
lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra.
- Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay
thế khác.
- Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất.
- Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu
lượng tài nguyên tiêu thụ.
4. Sản xuất sạch hơn trong chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam
40
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25.6.1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ thị là văn bản quan trọng thể hiện sự
quan tâm của Đảng đối với công tác BVMT. Chỉ thị đã vạch ra các nguyên nhân dẫn đến
suy thoái môi trường, đề ra các mục tiêu, quan điểm, cũng như các giải pháp cơ bản đối
với công tác BVMT, trong đó SXSH đóng vai trò quan trọng. Cụ thể Chỉ thị đã nêu rõ cần
thiết phải “ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các
công nghệ sạch” và “áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng
lượng” đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đây là hai giải pháp trọng tâm để thực
hiện thành công SXSH. Ngoài ra, còn có các chính sách tác động gián tiếp việc khuyến
khích phát triển SXSH như: Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003 của Thủ tướng
Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; Nghị định 67/2003/NĐ-
CP ngày 13.6.2003 của Chính phủ về việc thu phí BVMT đối với nước thải. Do vậy sản
xuất sạch hơn trong chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam được thực hiện theo các
lộ trình dưới đây:
4.1 Lộ trình SXSH ở Việt Nam
Chiến lược BVMT quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020, được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt ngày 3.12.2003, là văn bản hết sức quan trọng trong việc định hướng công
tác BVMT nước ta trong hơn một thập kỷ tới. Liên quan đến SXSH, Chiến lược đã nêu rõ
các thách thức đối với môi trường Việt Nam trong thời gian tới là "trang thiết bị xử lý ô
nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt là ở các xí nghiệp vừa và nhỏ còn rất lạc
hậu và thấp kém”, “khả năng tài chính của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều
rất hạn hẹp, đặt ra thách thức rất lớn đối với môi trường nước ta". Ngoài ra, Chiến lược
cũng khẳng định: "Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, nhiều thị trường
tiềm năng trên thế giới, các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi
trường trong giao dịch thương mại. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong
nước khi muốn mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế". Chiến lược cũng đã đề ra
4 quan điểm chỉ đạo, trong đó "coi Khoa học và Công nghệ là công cụ hữu hiệu trong
BVMT", cụ thể hơn là áp dụng SXSH để phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm: "Đẩy mạnh
việc áp dụng công nghệ sạch, dây chuyền SXSH, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô
nhiễm và thân thiện với môi trường". Chiến lược đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho công
tác BVMT đến năm 2010 và 2020, trong đó có các mục tiêu về áp dụng SXSH. Có thể coi
đây là lộ trình áp dụng SXSH ở nước ta trong thời gian tới.
4.2 Mục tiêu đến 2010
- 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có các thiết bị
giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
- 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.
41
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi toàn
quốc theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính
phủ.
- Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm.
- 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường.
4.3 Mục tiêu đến 2020
- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
- trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn
đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.
- 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa
được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.
Tiến tới việc thực hiện lộ trình, Chiến lược đã xây dựng 36 chương trình đồng bộ về
BVMT trong đó có hai chương trình ưu tiên về SXSH được thực hiện từ nay đến 2010 là:
"Chương trình áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường" và "Xây
dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường".
Chương trình thứ hai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và thực hiện lộ
trình áp dụng SXSH, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ giữ vai trò chủ đạo.
4.4 Một số khó khăn trong việc áp dụng SXSH
Mặc dù đã có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về áp dụng SXSH
như là một công cụ trong BVMT, song trên thực tế việc áp dụng SXSH còn gặp rất nhiều
khó khăn:
- Nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của SXSH còn hạn chế. Việc tuyên
truyền phổ biến SXSH cũng như thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật hiện
nay còn đang rất khiêm tốn. Cả nước ta hiện mới chỉ có 100 doanh nghiệp, chủ yếu
là các doanh nghiệp lớn áp dụng SXSH, trong khi phần lớn trong tổng số 600.000
doanh nghiệp là vừa và nhỏ đã và đang có các hoạt động gây tác động xấu đến môi
trường.
- Nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để đầu tư cho SXSH, trong khi việc tiếp cận
các nguồn tài chính còn gặp quá nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối.
- Thiếu một cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng. Nhiều doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có đủ vốn để đầu tư, song
không mấy mặn mà với SXSH bởi họ không được trích lợi nhuận để tái đầu tư, thu
nhập của người lao động không được cải thiện. Cá biệt có doanh nghiệp bỏ ra hàng
42
tỷ đồng để đầu tư cho SXSH trong khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô
nhiễm ra môi trường cũng chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền phạt quá nhỏ,
không đủ mức ngăn chặn.
- Nguồn nhân lực về SXSH còn rất hạn chế. Hiện nay mới chỉ có 150 người được
đào tạo chuyên sâu, trong số đó chỉ khoảng 20% thực sự trở thành chuyên gia
trong lĩnh vực này.
Như vậy, để đạt được những mục tiêu đề ra, các chương trình về SXSH của Chiến lược
BVMT cần phải được thực hiện nghiêm túc, đồng thời phải có những giải pháp đồng bộ
về cơ chế chính sách, giáo dục, đào tạo để giải quyết các khó khăn nêu trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ.pdf